Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

câu hỏi dễ nhầm lẫn (phần tiến hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 4 trang )

MOON.VN
HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH MÌNH

TS. PHAN KHẮC NGHỆ
LIVE SỐ 16:
CÂU HỎI LÍ THUYẾT DỄ NHẦM LẦN
(PHẦN 1: CÂU HỎI TIẾN HÓA)

Câu 1: Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa?
I. Có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Có thể chỉ làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có
thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 3: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau đây có thể làm cho một alen lặn bị loại bỏ ra khỏi quần thể?
I. Di – nhập gen.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Đột biến.
A. 2.
B. 1.


C. 3.
D. 4.
Câu 4: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu
gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng và kiểu gen aa quy định hoa trắng. Giả sử một quần
thể có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của
quần thể trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Các cơ thể hoa đỏ có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
II. Các cơ thể hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
III. Các cá thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
IV. Các cơ thể hoa đỏ và các cơ thể hoa trắng đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cơ thê
hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 5: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy, A quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Giả sử một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,01AA +
0,18Aa + 0,81aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng làm
tăng tần số alen A và giảm tần số alen a trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Các cơ thể hoa đỏ có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
II. Các cơ thể hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống
và khả năng sinh sản bình thường.
III. Các cá thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
IV. Các cơ thể có kiểu gen đồng hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cơ thể có kiểu gen dị
hợp có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 6. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo quan
niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của hóa chất 5BU thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.


II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen trội.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A của quần thể.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 7. Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh
sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA :
0,48Aa : 0,16aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn
toàn cây aa ở giai đoạn bắt đầu ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.
II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ 4/49.
III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F4, alen a có tần số 2/13.
IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 7/11.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Có bao nhiêu trường hợp sau đây

không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen theoo xu hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp?
I. Sự giao phối không ngẫu nhiên.
II. Đột biến làm cho A thành a.
III. CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
IV. CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
V. Di - nhập gen.
VI. CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 9. Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
II. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần
thể theo hướng xác định.
III. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
V. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
VI. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn dần dần sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 10. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.

III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 11. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lí chỉ xảy ra đối với các loài phát tán mạnh, do đó chủ yếu xảy ra ở động
vật mà ít gặp ở các loài thực vật.
II. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài nhanh chóng nhất.
III. Trong cùng một khu vực địa lí, vẫn có thể hình thành loài bằng con đường địa lí.
IV. Tất cả các loài sinh vật đều có thể được hình thành bằng con đường tập tính hoặc con đường sinh thái.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.


Câu 12. Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích
nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích
nghi.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 13. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và
tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm
kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen
của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể
và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới
loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
V. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng
di truyền và luôn dẫn tới làm suy thoái quần thể.
A. 3
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 14. Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử
dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ
Cấu trúc di truyền
P
0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.
F1
0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.
F2
0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F3
0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.
F4
0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 15. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác
động trực tiếp lên kiểu hình.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên
và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khổi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.


Câu 17. Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa trắng
sẽ tăng dần và tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa đỏ không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ
giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,64AA : 0,36Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 18. Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ
và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ
giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,65AA : 0,35Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 19. Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu trường
hợp sau đây sẽ dẫn tới làm tăng tần số alen a của quần thể?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh.
III. Có 100 cá thể từ quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa di cư đến quần thể này.
IV. Xảy ra chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng.

A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 20. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa :
0,36aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ nơi khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sẽ cấu
trúc là 1/9AA : 4/9Aa : 4/9aa.
II. Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa thì rất có thể quần thể đã chịu
tác động của nhân tố ngẫu nhiên.
III. Nếu cấu trúc di truyền của của F1: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa; F2: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa; của F3: 0,5AA : 0,4Aa :
0,1aa thì chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội.
IV. Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì tần số alen ở các thế hệ tiếp theo sẽ bị thay đổi.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.



×