Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghiên cứu thực trạng cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.68 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ THANH NHANH
MSHV: M4517017

NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI SONH
PHƯƠNG VIỆT NAM TRUNG QUỐC

BÀI THU HOẠCH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ NGÀNH: 60340410

CẦN THƠ, 07/2018

1


2


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH SÁCH BIỂU BẢNG...........................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................v
Chương 1GIỚI THIỆU.....................................................................................6
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....7
2.1 phương pháp luận........................................................................................7
2.1.1 Hội nhập kinh tế.......................................................................................7


2.1.2 Mô hình lực hấp dẫn................................................................................7
2.1.3 Khoảng cách văn hóa...............................................................................8
2.2 Mô hình nghiên cứu..................................................................................10
2.3 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................10
2.3.1 Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................10
2.3.2 Phương pháp phân tích...........................................................................10
Chương 3 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG......................12
3.1 Kim ngạch thương mại việt nam – trung quốc..........................................12
3.2 Tình trạng nhập siêu kéo dài.....................................................................14
3.3 vị thế việt nam trong quan hệ thương mại song phương với trung quốc...16
3.4 Thương mại biên giới việt – trung.............................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH................................................................20
Chương 5 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ..........................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23
PHỤ LỤC.......................................................................................................24

1


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mô tả mô hình nghiên cứu..............................................................11
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn
2000 – 2016....................................................................................................12
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy..............................................................................20
Bảng 4.2: Hệ số tương quan............................................................................20
Bảng 4.3: Giải thích mô hình..........................................................................21

2



DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2000 – 2016.............14
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung
Quốc 2000 – 2016...........................................................................................15

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
CCTM
XK
NK
XNK

Cán cân thương mại
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu

4


Chương 1:
GIỚI THIỆU
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời, truyền
thống. Sau khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở lại bình thường thì hoạt
động thương mại giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Quan hệ Việt Trung ngày càng được củng cố, phát triển và mang lại lợi ích xã hội kinh tế
cho cả hai bên. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, sau khi hai nước nối lại việc

thông thương đường sắt, đường biển, đường hàng không, buôn bán chính
ngạch giữa hai nước ngày càng phát triển, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với
sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp
tác thương mại - kinh tế đến nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của
Việt Nam với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Với Việt Nam, Trung Quốc
đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ ba
trong số những hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản).
Trong năm 2000 Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (CCTM) với
Trung Quốc là 111 triệu USD, tuy nhiên khuynh hướng này đã thay đổi từ năm
2001 khi CCTM luôn bị thâm hụt từ 211 triệu USD năm 2001 lên 663 triệu
năm 2002, hơn 9 tỷ USD năm 2007 và khoảng 32,5 tỷ USD năm 2015. Điều
này dẫn tới nhiều đánh giá rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của tác
động trao đổi thương mại Việt - Trung đến đời sống kinh tế- xã hội của Việt
Nam.
Mặc dù không thể phủ nhận được những thành tựu đạt được, nhưng về
cơ bản, còn nhiều kho khắn và thách thức đang đặt ra trước quan hệ thương
mại của hai nước. Bài viết này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng cán
cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc, trên cơ sở đó phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thương mại hai nước để từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất
giải pháp cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Hội nhập kinh tế
Theo cách hiểu phổ biến, hội nhập kinh tế là quá trình giảm dần các
chính sách phân biệt đối xử và loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với sự di

chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia.
Hội nhập kinh tế khu vực là hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong một
khu vực địa lý nhằm giảm dần và cuối cùng loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế
quan và phi thuế quan đối với sự di chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ và các
yếu tố sản xuất giữa các quốc gia thành viên .
Hội nhập kinh tế được thực hiện thông qua ba mức độ. Ở mức độ thứ
nhất, các quốc gia chủ yếu dành cho nhau các ưu đãi liên quan đến nhập khẩu
từ nước đối tác. Với mức độ thứ hai, sự hội nhập bao hàm hài hoá các công cụ
và chính sách cản trở sự hình thành của thị trường tự do. Hội nhập ở mức độ
cao nhất đòi hỏi các thành viên phối hợp các chính sách quốc gia và hình
thành các tổ chức siêu quốc gia điều phối không chỉ hội nhập kinh tế mà còn
cả hội nhập về chính trị.
Dựa trên ba mức độ trên, các quốc gia có thể hội nhập vào nền kinh tế
khu vực theo các hình thức khác nhau. Mức độ hội nhập thấp nhất bao gồm 03
hình thức là Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi, Khu vực thương mại tự do và Liên
minh thuế quan. Thị trường chung là hình thức hội nhập ở mức độ thứ hai.
Mức độ hội nhập cao nhất gồm Liên minh kinh tế và Liên minh Chính trị.
Ngoài các hình thức hội nhập cơ bản trên, trong thực tế có thể tồn tại các hình
thức hội nhập khác nằm ở trung gian của các hình thức trên, hoặc kết hợp một
vài yếu tố của hình thức này với một vài yếu tố của hình thức khác.
Để thiết lập các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế, thông thường các
quốc gia sẽ phải ký kết với nhau các Hiệp định để ràng buộc nghĩa vụ của các
nước thành viên; trong đó, FTA được coi là phổ biến nhất đến thời điểm hiện
nay.
2.1.2 Mô hình lực hấp dẫn
Nhà kinh tế học Tinbergen năm 1962 đã đưa mô hình lực hấp dẫn để
nghiên cứu dòng chảy thương mại song phương trong kinh tế quốc tế. Mô hình
này giải thích kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa các quốc gia
tùy thuộc vào GDP, khoảng cách địa lý. Tinbergen cho rằng, xuất khẩu tỷ lệ


6


thuận với quy mô kinh tế các nước xuất khẩu và nhập khẩu; tỷ lệ nghịch với
khoảng cách địa lý giữa hai nước. Sau hơn 40 năm ra đời, mô hình hấp dẫn
trong thương mại quốc tế đã được ứng dụng phổ biến, để phân tích xu hướng
và yếu tố tác động thương mại quốc tế.
Từ nghiên cứu cơ bản của Tinbergen năm 1962, các học giả sau này đã
thêm vào mô hình các nhân tố khác ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu như:
dân số, GDP bình quân đầu người, ngôn ngữ chung, biên giới chung, các hiệp
định thương mại khu vực, thuế quan, và các chính sách phi thuế quan,... Joel
Hinaunye Eita (2008) trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
của Namibia: Tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn” đã chứng minh, kim ngạch
xuất khẩu của Namibia và nước nhập khẩu, biến giả là thành viên của EU,
Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), có chung biên giới với Namibia, ảnh
hưởng tiêu cực từ GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu và khoảng cách
địa lý giữa hai nước. GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu và tỷ giá hối
đoái không có ý nghĩa trong mô hình. Hatab, Romstad và Huo (2010) trong
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập: Tiếp
cận theo mô hình thực hấp dẫn” đã áp dụng mô hình hấp dẫn và cho rằng GDP
Ai Cập, GDP nước nhập khẩu, biến chung biên giới và ngôn ngữ tác động
cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Ai Cập, GDP bình quân đầu
người Ai Cập, khoảng cách địa lý 2 nước tác động ngược chiều.
Trong lĩnh vực thủy sản, có nhiều nghiên cứu của tác giả trong và ngoài
nước đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn là công cụ phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu ngành. Ganesh Kumar (2011) đã sử dụng mô
hình hấp dẫn trong thương mại cho nghiên cứu của mình “Lượng hóa tiềm
năng xuất khẩu cá và sản phẩm từ cá của Ấn Độ”, kết luận rằng, kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ chịu ảnh hưởng đồng biến từ GDP Ấn Độ và
nước nhập khẩu, dân số nước nhập, sản lượng, thủy sản hàng năm của Ấn Độ

và biến chung biên giới, chịu ảnh hưởng nghịch biến từ tỷ giá hối đoái, khoảng
cách địa lý. Biến giả Hiệp định thương mại Tự do – FTA không có ý nghĩa giải
thích.
2.1.3 Khoảng cách văn hóa
Khoảng cách văn hóa là khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước
nhập khẩu. Văn hóa được định nghĩa là “một chương trình điều khiển hoạt
động nhận thức và lý giải của con người, đươc hình thành từ cộng đồng, giúp
cho chúng ta có thể phân biệt được thành viên của một nhóm này với nhóm
khác” (Hofstede, 1980). Biến này được đo lường bởi sự khác biệt về văn hóa

7


giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, sự khác biệt này được xác định dựa trên 6
khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980), đó là:
- Quyền lực (Power): thể hiện mức độ các thành viên của tổ chức ít
quyền lực hơn, cũng thể hiện sự phân phối quyền lực không công bằng trong
một xã hội.
- Chủ nghĩa cá nhân (Individualism): mô tả mối quan hệ giữa cá nhân và
tập thể phổ biến trong một quốc gia, thể hiện mức độ cá nhân trong xã hội chú
trọng vào họ hơn các thành viên khác trong xã hội đó (thường là gia đình).
- Nam quyền (Masculinity): cho biết mức độ xã hội chấp nhận hay không
chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội đó.
- Tính ngại rủi ro (Uncertainty avoidance): cho biết mức độ sẵn sàng
chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng.
- Định hướng dài hạn (Pragmatism Longterm): mô tả mức độ một khu
vực văn hoá chú trọng tới những kết quả ngắn hạn trước mắt hay tập trung về
tương lai dài hạn.
- Sự thoải mái hay gò bó (Indulgence): cho biết mức độ các thành viên
trong xã hội cố gắng kiểm soát những mong muốn và sự bốc đồng của họ.

Sáu khía cạnh trên được Hofstede xác định điểm văn hóa mang giá trị từ
0 đến 100. Sáu khía cạnh của một quốc gia có giá trị càng lớn nghĩa là quốc
gia đó thể hiện mức độ về quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, nam quyền, tính ngại
rủi ro, định hướng lâu dài, sự thoải mái hay gò bó sẽ càng cao. Dựa vào
phương pháp của Kogut và Singh (1988) để tính chỉ số khoảng cách văn hóa
giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu. Chỉ số khoảng cách văn hóa quốc gia
được xác định dựa vào công thức:

Trong đó:
CDj: là khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và đối tác
Iij: chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của nước đối tác j
Iiv: chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam
Vi: phương sai chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i
Dựa vào công thức trên và dữ liệu thứ cấp về văn hóa quốc gia từ
website của Hofstede (1980). Giá trị của chỉ số này thay đổi từ 0,102 đến
3,152. Chỉ số này càng lớn thể hiện khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và
các nước nhập khẩu càng lớn.

8


2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa vào cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu đã được các nhà kinh tế
học thực hiện trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình trọng lực hấp dẫn cho
thương mại song phương giữa Việt Nam và trung Quốc:
lnEI = β0 + β1lnGDP + β2lnPOP + β3lnEDIST + β4lnCDIST
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
EI là kim ngạch xuất nhập từ Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn
1990 – 2016, đơn vị tính là triệu USD.

Biến độc lập:
GDP là tích GDP của Việt Nam và Trung Quốc
POP là tích dân số giữa Việt Nam và Trung Quốc
EDIST là khoảng cách kinh tế, được tính là giá trị chênh lệch của tổng
thu nhập bình quân trên đầu người của Trung Quốc so với Việt Nam.
CDIST là khoảng cách văn hóa được tính theo 6 khía cạnh văn của
Hofstede và công thức tính của Kogut.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng
Cục Thống Kê và Tổng Cục Hải Quan để sử dụng để phân tích và đánh giá.
Cụ thể nguồn dữ liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung
Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra tác giả còn
thu thập các dữ liệu về tổng thu nhập từ World Bank và một số nguồn cung
cấp khác.
2.3.2 Phương pháp phân tích
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp kết hợp với bảng biểu đồ thị.
Với phương pháp đo lường của biến phụ thuộc ở trên, nghiên cứu này sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Đặc điểm các biến trong mô hình được tổng hợp chi tiết sau:
Bảng 2.1: Mô tả mô hình nghiên cứu
Tên biến

Mô tả

Đo lường

9


Kỳ vọng


Xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và
EI
Trung Quốc trong
Phan Anh Tú
giai đoạn 1990 –
(2017)
2016. Đơn vị tính
triệu USD
Là biến quy mô
thị trường. Là tích
GDP
GDP của Việt
Nguyễn Văn Tuấn
Nam và Trung
(2017)
Quốc. Đơn vị tính
triệu USD
Là biến quy mô
dân số. Là tích
POP
dân số giữa Việt
Nguyễn Văn Tuấn Nam và Trung
(2017)
Quốc từ 1990 –
2016. Đơn vị tính
người

Khoảng cách kinh
tế được tính bằng
hiệu của thu nhập
bình quân đầu
EDIST
người Trung Quốc
so với Việt Nam
từ 1990 – 2016.
Đơn vị tính USD
CDIST

Đo lường bởi giá
trị Logarit tự
nhiên.

Đo lường bởi giá
trị Logarit tự
nhiên.

Tích cực

Đo lường bởi giá
trị Logarit tự
nhiên.

Tích cực

Đo lường bởi giá
trị Logarit tự
nhiên.


Tiêu cực

Sử dụng 6 khía
Khoảng cách văn cạnh của Hofstede
hóa giữa Việt Nam và phương pháp
Tiêu cực
và Trung Quốc
cả Kogut đê tính
khoảng cách
Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

10


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG
3.1 KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Trong 25 năm qua, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại
giao, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp
hơn 2.220 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 71,9 tỷ USD năm
2016. Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2001 đến nay, quan hệ thương mại Việt
- Trung có bước phát triển mạnh mẽ và liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất nhập
khẩu bình quân đạt 27,4%/năm, trong đó, nhập khẩu tăng trung bình
32,10%/năm và xuất khẩu tăng 21,20%/năm. Trong những năm gần đây, bất
chấp nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt vô vàn khó khăn và đà tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc đang chậm dần, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam
- Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2014, kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 58,64 tỷ USD, tăng 16,9 %
so với năm 2013; trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 43,71 tỷ USD, tăng

18,3% và kim ngạch xuất khẩu đạt 14,93 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm
2013. Năm 2016, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch
thương mại Việt – Trung đạt 71,9 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015. Trong
đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 22 tỷ USD, tăng 28,7%; nhập khẩu đạt 49,9 tỷ
USD, tăng 13,3%.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2016, Việt Nam đã vươn
lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Trung Quốc trong khối
ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.
Nói về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhiều người hay đề
cập tới vấn đề nhập siêu, nhưng các chuyên gia nhìn nhận những năm gần đây
tỉ trọng nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc đã giảm rất mạnh, cụ thể nhập
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, giảm 16,1%, từ mức kỷ lục 32,42 tỷ USD
còn 17,9 tỷ USD. Điều này có được là do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày cành nhanh chóng và mạnh mẽ.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
giai đoạn 2000 – 2016

Năm
2000

Tỷ trọng
KN XNK Việt – Trung KN XNK so
Tổng KN XNK (tỷ USD)
(tỷ USD)
với tổng KN
XNK (%)
XK
NK
CCTM
XN

NK CCTM
XK
NK
14,3
15,2
-0,9
1,5
1,4
0,1 10,7
9,2

11


2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016


15,0
16,7
20,2
26,5
32,4
39,8
48,6
62,7
57,1
72,2
96,9
114,5
132,2
150,0
162,1
175,9

16,1
19,7
25,2
32,0
37,0
44,9
62,7
80,7
70,0
84,8
106,8
113,8

131,3
148,0
165,7
173,3

-1,1
-3,0
-5,0
-5,5
-4,6
-5,1
-14,1
-18,0
-12,9
-12,6
-9,9
0,7
0,9
2,0
-3,5
2,6

1,4
1,5
1,9
2,9
3,2
3,2
3,6
4,9

5,4
7,3
11,1
12,4
13,1
14,8
17,1
22,0

1,6
2,2
3,1
4,6
5,9
7,4
12,7
16,0
16,4
20,0
24,6
28,8
36,8
43,7
49,5
49,9

-0,2
-0,6
-1,3
-1,7

-2,7
-4,1
-9,1
-11,1
-11,0
-12,7
-13,5
-16,4
-23,7
-28,9
-32,4
-27,9

9,4
9,1
9,3
10,9
10,0
8,1
7,5
7,7
9,5
10,1
11,5
10,8
9,9
9,9
10,5
12,5


10,0
11,0
12,5
14,4
15,9
16,5
20,3
19,8
23,5
23,6
23,0
25,3
28,0
29,5
29,9
28,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan Việt Nam

Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu
tính cả các con số phi chính thức, như buôn lậu,... hoặc nếu theo các thống kê
của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn
cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói,
một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá xuất
nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là chừng 1/3
GDP, theo thống kê của Việt Nam) hoặc xấp xỉ 100 tỷ USD (tức chừng gần ½
GDP, theo thống kê của Trung Quốc), xem ra Việt Nam đã trở thành “một bộ
phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trên thực tế
đang trở thành “sân nhà” cho các sản phẩm “Made in China”. Có thể nói, cùng
với thời gian, đây đang trở thành một mối lo thực sự khi mức độ phụ thuộc của

thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.
Thực vây, có thể thấy hàng hóa của Trung Quốc đang thâm nhập và phân
hóa mạnh mẽ nguồn hàng được sản xuất trong nước, khiến thâm hụt thương
mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng lớn. Bộ Công thương cũng nhận
định, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng mạnh qua
từng năm với ưu thế nghiêng về hàng hóa Trung Quốc và khoảng cách nhập
siêu của Việt Nam cũng liên tục nới rộng.
Hiện tại sản phẩm Việt Nam xuất sang Trung Quốc thường dưới dạng
thô, nguyên liệu và nhập về sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ, Việt Nam đang xuất
khẩu mủ cao su để nhập về vỏ ruột xe của Trung Quốc; xuất than, khoáng sản
và nhập về sắt thép; xuất gỗ dăm, gỗ nguyên liệu để nhập về sản phẩm gỗ ép,
giấy làm từ nguyên liệu gỗ,... Điều đáng nói hiện có rất nhiều mặt hàng Việt

12


Nam có thế mạnh, như nông sản, thủy sản vẫn được nhập ồ ạt từ Trung Quốc
về Việt Nam. Số liệu từ các cơ quan xuất nhập khẩu cho thấy, gần một nữa rau
quả nhập từ nước ngoài vào Việt Nam là từ Trung Quốc. Không chỉ nhập khẩu
các loại trái cây, rau củ mà cả nguyên vật liệu, tư liệu đầu vào như máy gặt,
lúa giống,... cũng lệ thuộc vào Trung Quốc.
3.2 TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU KÉO DÀI
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch buôn bán hai chiều,
cũng như chênh lệch tốc độ tăng giữa xuất và nhập khẩu Việt Nam - Trung
Quốc theo hướng bất lợi cho Việt Nam, CCTM ngày càng nghiêng về hướng
có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam.
5
0
-5


2000 2001 2002 2003 20042005 20062007 2008 20092010 2011 2012 2013 20142015 2016

-10
-15
-20
-25
-30
Tổng

-35
Triệu USD

Việt-Trung

Hình 3.1: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2000 – 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan Việt Nam

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001), Việt Nam liên tục
nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, nhập siêu của
Việt Nam từ Trung Quốc năm 2002 là 0,64 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với
khoảng 0,19 tỷ USD của năm 2001), năm 2005 lên gần 2,7 tỷ USD (gấp 14
lần), năm 2010 lên 12,7 tỷ USD (gấp hơn 66 lần), năm 2014 lên 28,9 tỷ USD
(gấp hơn 152 lần) và năm 2015 đạt tới mức kỷ lục 32,4 tỷ USD, tăng hơn
12,1% so với năm 2014, và gấp hơn 170 lần năm 2001. Điều đáng lo là, nhập
siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam
đối với toàn thế giới. Xem xét tương quan giữa CCTM Việt - Trung với
CCTM chung của Việt Nam với toàn thế giới, có thể thấy, trong giai đoạn
nghiên cứu, tỉ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng nhập

13



siêu chung của Việt Nam đã tăng đột biến từ 18% năm 2001 (0,19 tỷ USD so
với 1,1 tỷ USD), lên 64% năm 2007 (9,06 tỷ USD so với 14,1 tỷ USD), 86%
năm 2009 (11,04 tỷ USD so với 12,9 tỷ USD), hơn 100% năm 2010 (12,71 tỷ
USD so với 12,6 tỷ USD) và 136% năm 2011 (13,47 tỷ USD so với 9,9 tỷ
USD). Thậm chí, vào các năm 2012, 2013 và 2014, CCTM chung của Việt
Nam đã thặng dư (dù ở mức thấp), thì CCTM riêng với Trung Quốc vẫn thâm
hụt nặng nề, tương ứng là 16,4 tỷ USD, 23,70 tỷ USD và 28,9 tỷ USD. Đặc
biệt, năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc gấp khoảng 9,6 lần so với mức nhập
siêu chung.
Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng dư
của Việt Nam với phần còn lại của thế giới như trên cho thấy, Việt Nam đang
phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho thiếu hụt
thương mại nặng nề với Trung Quốc, hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất
khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng
đang có chiều hướng giảm dần, do nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh
trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác bị thu hẹp vì nhiều lý do.
100

KN
XNK
XK
NK

80
60
40
20
0


2000 2001 2002 2003 20042005 20062007 2008 20092010 2011 2012 2013 20142015 2016

-20
%

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam –
Trung Quốc 2000 – 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan Việt Nam

Từ hình 3.2, xem xét cụ thể hơn ta thấy, trong giai đoạn 2001-2015, tốc
độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc
đạt khoảng 32,10%, gấp 1,5 lần tốc độ tăng của xuất khẩu Việt Nam sang
Trung Quốc (tăng khoảng 21,20%), và cao hơn hẳn tốc độ tăng nhập khẩu nói
chung của cả nước trong cùng giai đoạn. Về giá trị, nhập khẩu của Việt Nam
14


từ Trung Quốc tăng khoảng 30,25 lần sau 15 năm, từ 1,61 tỷ USD năm 2001
lên 49,52 tỷ USD năm 2015, trong khi đó, giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam Trung Quốc chỉ tăng khoảng 12,21 lần, từ mức 1,42 tỷ USD năm 2001 lên
17,1 tỷ USD năm 2015.
Sự chênh lệch lớn và kéo dài về tốc độ giữa xuất khẩu và nhập khẩu như
vậy đã khiến cho thâm hụt thương mại của Trung Quốc và Việt Nam ngày
càng lớn và kéo dài. Nếu năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm chưa đến
10,0% tổng nhập khẩu của Việt Nam, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23,0%
(gấp 2,3 lần) và năm 2015 là 29,9%, gấp 3 lần. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt
Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc liên
tục lớn hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu sang thị trường này và giá trị nhập khẩu
Việt Nam – Trung Quốc gấp khoảng 2- 3 lần giá trị xuất khẩu và chưa thấy

dấu hiệu thu hẹp đã và đang khiến tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng. Chẳng hạn, tốc độ tăng
nhập khẩu cao gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng xuất khẩu (giai đoạn 2001-2015)
đã lý giải cho tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng lớn của Việt Nam với
Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những số liệu chính thức mà cơ quan chức
năng thống kê được, chứ chưa tính đến giá trị hàng hoá nhập lậu từ Trung
Quốc, vốn tràn lan trên thị trường Việt Nam. Phải chăng đó là một trong
những lý do chính khiến số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc về giá trị
Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam và cơ quan thống kê Việt Nam về giá trị
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vênh nhau tới gần 20 tỷ USD chỉ riêng
trong năm 2014 và 16,62 tỷ USD năm 2015.
Điều đó chứng tỏ Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề hơn vào nguồn
cung cấp (cả hàng tiêu dùng lẫn sản xuất) từ thị trường Trung Quốc.
3.3 VỊ THẾ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG
PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC
Thực tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc đến nay cho thấy, Việt Nam
ngày càng trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với Trung Quốc.
Trong 69 nước mà Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu, Trung Quốc là
quốc gia có lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam cao nhất, chiếm 29,9% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2015. Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu
với mức cách biệt lớn, vượt xa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... về giá trị
nhập khẩu vào Việt Nam. Đáng chú ý, Trung Quốc tham gia cung cấp sản
phẩm cho tất cả những mặt hàng trong nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất ở Việt

15


Nam, từ máy móc thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử đến điện thoại, vải và
sắt thép các loại, nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày. Ở mặt hàng nào Trung

Quốc cũng là nhà cung cấp nhất nhì cho Việt Nam. Ngay Hàn Quốc có lợi thế
ở Việt Nam trong cung cấp hàng điện tử, điện thoại, máy móc, thiết bị,... cũng
phải nhường sân cho Trung Quốc trong một số lĩnh vực. Cụ thể Trung Quốc đã
vượt qua Hàn Quốc để trở thành nhà cung cấp điện thoại và linh kiện lớn nhất
cho Việt Nam, với tổng giá trị cung cấp là 5,1 tỷ USD.
Đặc biệt, có thể nói, Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc (nếu không
muốn nói là lệ thuộc) đáng kể vào nguồn cung cấp hàng hóa từ Trung Quốc.
Cụ thể, trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc chiếm đến -kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu và tới trên 100% nhập siêu chung của Việt Nam
hàng năm. Hầu như toàn bộ xuất siêu của Việt Nam với các nước khác chỉ đủ
để bù đắp cho thiếu hụt trong buôn bán với Trung Quốc. Hơn thế nữa, nhiều
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu như chỉ dựa vào thị trường tiêu thụ của
Trung Quốc để tồn tại và hầu hết các ngành đều phải dựa vào nhập khẩu
nguyên liệu và thiết bị (lạc hậu) của Trung Quốc để sản xuất và nhiều mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam (như dệt may, giày dép,...) phải dựa vào các vật
tư, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu. Có thể không
ngoa khi nhiều người cho rằng, Việt Nam chẳng khác gì “một cửu vạn làm
thuê cho Trung Quốc” thông qua việc nhập nguyên liệu và thiết bị (lạc hậu) từ
Trung Quốc, rồi gia công và xuất khẩu để ăn chênh lệch (không đáng kể) nhờ
giá nhân công rẻ mạt, hay nhiều ngành kinh tế Việt Nam là “cánh tay nối dài”
của nhiều ngành kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam chỉ là nguồn cung
cấp rẻ mạt, bị động và luôn bị gây khó dễ, các hàng nông sản, khoáng sản và
nguyên liệu thô cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc.
Từ năm 2004, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam và hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của
Trung Quốc trong ASEAN sau Malaysia, trong khi Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ,
EU và ASEAN).
Về xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu đơn lẻ
lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2015, Trung Quốc chiếm 10,5% tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng từ mức 9,9% của năm 2014, nhưng
Việt Nam chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của Trung Quốc, chưa đầy 0,1%.

16


3.4 THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
Quan hệ thương mại biên giới là một mảng quan trọng trong bức tranh
chung về quan hệ thương mại Việt - Trung; đồng thời, thương mại biên giới
cũng tác động đáng kể đến quan hệ thương mại chung giữa hai quốc gia. Do
hai nước có chung đường biên giới trên bộ dài khoảng hơn 1.280km với 21
cửa khẩu, 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ tiểu ngạch,
56 đường mòn, và 13 chợ biên giới, tạo điều kiện cho sự phát triển, giao lưu
buôn bán giữa hai nước nói chung và thương mại biên giới 2 nước nói riêng.
Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung
Quốc, trong nhiều năm, chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thương
mại hai nước, bình quân khoảng 25 - 26%. Riêng năm 2015, theo số liệu thống
kê của Vụ thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công thương), tổng kim
ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới ước đạt 27,56 tỷ
USD, tăng 27% so với năm 2014, trong đó, tuyến biên giới Việt Nam - Trung
Quốc chiếm khoảng 85%, tức khoảng 2343 tỉ USD10.
Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu phong phú, đa dạng về chủng loại.
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường sắt chủ yếu là
khoáng sản (quặng sắt, tinh quặng sắt, than cám, tinh quặng chì,...), những mặt
hàng xuất khẩu theo biên giới đường bộ chủ yếu là nông sản, cao su, hạt điều,
hoa quả tươi, sắn, các loại thủy hải sản khô và đông lạnh như cá, mực, tôm,
cua,... hàng thủ công mỹ nghệ, các loại gia cầm. Hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam gồm: máy móc phục vụ sản xuất nông
nghiệp như máy móc nông nghiệp loại nhỏ, máy bơm nước, máy móc thiết bị

phục vụ cho một số ngành sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, dụng cụ
y tế, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất thuốc lá, dệt may, các loại hóa
chất phục vụ nhiều ngành sản xuất, hàng tiêu dùng như các công cụ lao động,
hàng điện tử, và các loại thực phẩm rau quả,...
Đặc điểm của thương mại biên giới Việt - Trung có mấy điểm đáng chú ý
sau:
- Tình trạng buôn lậu khá phổ biến và rất khó kiểm soát chính xác việc
buôn bán tiểu ngạch dọc biên giới giữa hai nước nên thống kê giữa hai nước
về loại hình thương mại này không chính xác và thường vênh nhau;
- Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam, thường bị động do cơ
chế chính sách giữa hai nước còn nhiều điểm chưa tương đồng, đặc biệt do
phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi cơ chế, chính sách thương mại;

17


- Trong thời gian dài, chính sách biên mậu với Trung Quốc và quản lý
nhà nước Việt Nam còn khá dễ dãi nên đã tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng
đối với các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính;
- Nguồn nguyên liệu từ nông sản khi thừa, khi thiếu, không ổn định đã
gây khó khăn cho việc phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản, và trong
thực tế nhiều doanh nghiệp đã phá sản do nguồn nguyên liệu bị thương nhân
Trung Quốc thao túng;
- Sự dễ dãi của thị trường Trung Quốc trong việc nhập khẩu các nông sản
thô đã khiến cho người nông dân Việt lao theo sản xuất các sản phẩm có chất
lượng thấp, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, không an toàn, không nâng cấp
đổi mới sản phẩm, dẫn đến hậu quả là khi doanh nghiệp Trung Quốc không
mua nữa thì các sản phẩm với chất lượng như vậy không thể bán được vào thị
trường Trung Quốc.


18


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Kết quả phân tích được thể hiện:
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy
Dependent Variable: D(LNEI)
Method: Least Squares
Date: 07/04/18 Time: 09:44
Sample (adjusted): 1991 2016
Included observations: 26 after adjustments
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

D(LNGDP)
D(LNPOP)
D(LNEDIST)
LNCDIST

0.224509
33.26315
0.140850

-2.794192

0.406101
8.412733
0.519205
1.293507

0.552841
3.953906
0.271280
-2.160167

0.5859
0.0007
0.7887
0.0419

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat

0.498196
0.429768
0.235059
1.215559
2.925203
1.427828


Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.

0.333282
0.311280
0.082677
0.276230
0.138413

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Ta nhận thấy đây là kiểu dữ liệu chuỗi thời gian nên mô hình giả thiết
ban đầu bị lỗi đa cộng tuyến gần như là hoàn hảo, các biến giải thích gần 99%
biến thiên của biến phụ thuộc. Để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến này, tác
giả đã sử dụng phương pháp sai phân cấp 1.
Kết quả nhận thất đã khắc phục khá tốt hiện tượng đa cộng tuyến khi hệ
số tương quan của các biến độc lập đã nhỏ hơn 0,8.
Bảng 4.2: Hệ số tương quan
D(LNGDP)
D(LNPOP)
D(LNEDIST)
LNCDIST

D(LNGDP)
1.000000
0.219514

0.345712
NA

D(LNPOP)
0.219514
1.000000
-0.349307
NA

D(LNEDIST)
0.345712
-0.349307
1.000000
NA

LNCDIST
NA
NA
NA
NA

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Nhìn vào bảng 4.1, hệ số DW = 1,427, khá gần bằng 2 nên kết luận rằng
mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Khi kiểm định phương sai sai
số thay đổi bằng phương pháp White, tác giả nhận thất rằng mô hình có
phương sai sai số không đổi (Prob=0,1627 > 0,1). Phần dư của mô hình cũng
được phần phối chuẩn khi Jarque-Bera = 0.554184 > 0,1.

19



Từ các kiểm định trên, mô hình đạt được điều kiện B.L.U.E và đủ tiêu
chuẩn ước lượng cho sự biến thiên về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Nhìn vào bảng 4.1, ta nhận thấy, mô hình giải thích được 42,98% sự biến
thiên của kim ngạch xuất nhập khẩu dựa trên các biến đưa vào mô hình là quy
mô thị trường, quy mô dân số, khoảng cách kinh tế và khoảng cách văn hóa.
Bảng 4.3: Giải thích mô hình
Biến
Quy mô thị trường
Quy mô dân số
Khoảng cách kinh tế
Khoảng cách văn
hóa

Tham số
0,22
33,26
0,14
-2,79

Sai số chuẩn
0,41
8,41
0,52
1,29

Kiểm định
0,59

0,00
0,79
0,04

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Từ kết quả của kiểm định t, biến quy mô dân số và khoảng cách văn hóa
có ý nghĩa thống kê lần lược ở mức ý nghĩa 1% và 5%.
Biến quy mô dân số có tham số mang dấu dương, điều đó chứng tỏ khi
quy mô dân số tăng thì kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng. Điều này phù hợp
với các lý thuyết kinh tế trước đây. Vì khi dân số tăng, nguồn lao động trở nên
dồi dào, đẩy mạnh xuất, đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên nên yêu
cầu nhập khẩu cũng tăng theo.
Biến khoảng cách văn hóa có mức ý nghĩa 5% đồng thời tác động tiêu
cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc. Điều này đã
phù hợp với kỳ vọng giả thiết ban đầu. Theo Phan Anh Tú (2017), khoảng
cách văn hóa càng lớn sẽ gây nhiều khó khăn trong việc giao dịch, ký kết
thương mại giữa các bên. Nó làm tăng các khoảng chi phí khiến cho lợi nhuận
giảm đi. Chính vì thế cần phải rút ngắn khoảng cách văn hóa.
Hai biến quy mô thị trường và khoảng kinh tế không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình. Tuy nhiên, trên thực tế cũng cần phải quan tâm đến 2 nhân tố
này đối với các đối tác quốc tế khác. Riêng trường hợp với Trung Quốc, như
đã giải thích ở trên, Trung Quốc là nước láng giềng có mối quan hệ với Việt
Nam từ hàng ngàn năm trước và gần đây nhất, đã đẩy mạnh giao thương kinh
tế kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001). Và giờ đây, Việt Nam và
Trung Quốc đã trở thành những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của
nhau. Chính vì thế khoảng cách kinh tế hay quy mô thị trường không ảnh
hưởng nhiều đến kim ngạch thương mại quốc tế.

20



CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Trung Quốc đang và tiếp tục là đối tác chiến lược thương mại quan trọng
nhất của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán song phương không ngừng tăng qua
các năm, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Qua nghiên cứu thực
trạng quan hệ thương mại hai nước từ năm 2000 đến nay, có thể nhận thấy tình
trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đang diễn ra ở mức báo động và
Việt Nam đang bị phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng vào thị trường Trung
Quốc. Điều đó đã và đang tác động không nhỏ, nhất là ở những khía cạnh tiêu
cực đối với kinh tế Việt Nam.
Muốn giải quyết vấn đề này từ gốc rễ, chỉ có một con đường là điều
chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu (XNK) với Trung Quốc hiện còn rất lỏng
lẻo, thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc, đổi mới cơ
cấu mặt hàng xuất nhập khẩu lạc hậu và bất lợi cho Việt Nam, phát triển các
ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Việc Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu kích
cầu nội địa cũng là một nhân tố mới giúp Việt Nam cải thiện quan hệ thương
mại song phương nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội này để
đẩy mạnh xuất khẩu sang nước bạn các mặt hàng thế mạnh mà Trung Quốc có
nhu cầu lớn.
Để giảm nhập siêu và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam chắc
chắn phải có sự đổi mới toàn diện và căn bản về mặt cơ cấu kinh tế, từ đó
chuyển đổi mô hình sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng
cấp cơ cấu XNK hiện tại. Việt Nam cần từng bước tìm cách để có thể tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu ở phân đoạn cao hơn hiện nay có thể giảm được
nhập siêu với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, từ đó bắt kịp các
nước phát triển khác trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến

dòng chảy thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sử dụng
dử liệu thương mại từ 1990 đến 2016, kết quả tìm thấy muốn tăng trưởng kinh
tế cần phải cải thiện đến khoảng cách văn hóa vì nó là một trong những nhân
tố quan trọng gây cản trở thương mại cũng như phát sinh nhiều chi phí. Dân số
cũng có tác động cùng chiều đến thương mại, tuy nhiên dân số là một yếu tố
khá quan trọng liên quan đến nhiều mặt của kinh tế - xã hội, vì thế nên phải
cân nhắc đến yếu tố này. Quy mô thị trường và khoảng cách kinh tế không có
tác động đến thương mại quốc tế trong trường hợp cụ thể là Việt Nam và
Trung Quốc.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương, 2011. Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa
thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2030.
Cục xúc tiến Thương mại (Viettrade), 2017. Báo cáo xúc tiến xuất
khẩu 2015-2016.
Nguyễn Anh Tuấn & Trần Thị Hương Trà (2017), “Mô hình đánh
giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam”
Phan Anh Tú (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song
phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại”. Tạp chí Kinh tế phát
triển, số 236(II), tháng 02/2017.
Tổng cục Hải quan, 2016. Niên giám Thống kê.

22


PHỤ LỤC
Dependent Variable: LNEI

Method: Least Squares
Date: 07/04/18 Time: 09:52
Sample: 1990 2016
Included observations: 27
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

LNPOP
LNGDP
LNEDIST
LNCDIST

13.45967
1.108990
-1.779047
-3640.109

2.190627
0.335551
0.425590
548.3792

6.144207

3.304983
-4.180189
-6.637941

0.0000
0.0031
0.0004
0.0000

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat

0.989883
0.988563
0.252819
1.470099
0.980508
1.366211

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.

8.201594

2.364037
0.223666
0.415642
0.280751

Dependent Variable: D(LNEI)
Method: Least Squares
Date: 07/04/18 Time: 09:44
Sample (adjusted): 1991 2016
Included observations: 26 after adjustments
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

D(LNGDP)
D(LNPOP)
D(LNEDIST)
LNCDIST

0.224509
33.26315
0.140850
-2.794192


0.406101
8.412733
0.519205
1.293507

0.552841
3.953906
0.271280
-2.160167

0.5859
0.0007
0.7887
0.0419

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat

0.498196
0.429768
0.235059
1.215559
2.925203
1.427828

Mean dependent var

S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
Hannan-Quinn criter.

0.333282
0.311280
0.082677
0.276230
0.138413

Prob. F(9,16)
Prob. Chi-Square(9)
Prob. Chi-Square(9)

0.1627
0.1710
0.1240

Heteroskedasticity Test: White
F-statistic
Obs*R-squared
Scaled explained SS

1.728660
12.81790
13.95379

Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2

Method: Least Squares
Date: 07/04/18 Time: 09:45
Sample: 1991 2016

23


×