Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay ở Việt Nam và tác động của nó đến thế hệ trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.24 KB, 29 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Giao lưu văn hoá là phương thức tồn tại của mọi nền văn hoá; là quy luật tồn tại
và phát triển của mọi nền văn hoá từ trước đến nay.
Ngày nay trong thời đại toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các cộng đồng người
trên thế giới ngày một gia tăng trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Trong
đó sự hiện diện của xu hướng toàn cầu hoá văn hoá là một tất yếu, có những tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của cộng đồng người trên thế giới. Cùng với những thay
đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động
qua lại giữa các nền văn hoá đã thay đổi về chất.
Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu dẫn tới các chuẩn mực
đạo đức, luân lý, thẩm mỹ, quan niệm về phẩm hạnh v.v.. của dân tộc đang thay đổi
trước những đòi hỏi của toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trước những cơ
hội và thách thức. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn
cầu hóa có những bước phát triển đột biến như thế nào? Việt Nam làm gì để tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, và làm giàu bản sắc dân tộc” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn
đúng đắn về toàn cầu hoá văn hoá, từ đó, chủ động giao lưu và hội nhập quốc tế trên
lĩnh vực văn hoá; giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị của phương Tây cũng như các
nền văn hoá khác để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc; đồng thời bảo vệ và phát huy
được truyền thống, lối sống Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Văn hóa
Văn hóa là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người
ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát
triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là
bản sắc, hay còn gọi là văn hóa.


Khái niệm văn hoá như Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor "Văn
hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của
mình".


2

Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của
đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những
dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ
thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, không có sự giống nhau tuyệt đối
Có nhiều cách hiểu khái niệm “văn hoá” với nội dung khác nhau, song quan
trọng hơn cả là những điểm sau: văn hoá phải là các giá trị; những giá trị đó phải do
con người sáng tạo (phân biệt với cái tự nhiên); sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch
sử liên tục; và những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ.
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
và những tín ngưỡng. Trần Quốc Vượng (1997) trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” viết:
“Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho
con người trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện mình, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy, văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở con người xã

hội, mà không phải ở cá thể người tự nhiên – homosapiens. Chính sự hợp quần thành
xã hội của các cá thể người – mới là nền tảng đích thực của văn hoá. Bản chất của con
người có quan hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với giao lưu.
1.2. Giao lưu văn hóa
Khái niệm giao lưu văn hoá là để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát
triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng
đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về
văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và
tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với
yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể.
Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố
"nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp
biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử
dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...Trước xu thế toàn cầu
hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
và yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con
người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn
hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính
văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân".


3

1.3. Bản chất giao lưu văn hoá
- Bản chất con người có quan hệ mật thiết với hoạt động và quan hệ chặt chẽ với
giao lưu. Không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã hội
của con người.
- Sự phát triển của mỗi dân tộc và các thành viên của nó phụ thuộc không chỉ ở

sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn ở sự phân công lao động và giao lưu diễn
ra bên trong và bên ngoài nó.
- Mức độ và phạm vi giao lưu của mỗi cộng đồng xã hội có tác động đến sự phát
triển của mỗi bản thân cộng đồng (hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm) cũng như của mỗi
thành viên trong đó.
- Giao lưu không chỉ góp phần quan trọng vào việc hình thành tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, mà cả quan điểm, tư tưởng, đạo đức lối sống. Tầm quan trọng của giao lưu thể
hiện ở chỗ ý thức và ngôn ngữ xuất hiện từ nhu cầu giao lưu và từ đó có thể cho rằng
có giao lưu mới có ngôn ngữ, mới có tri thức, mới có ý thức và tự ý thức.
CHƯƠNG II. GIAO LƯU VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
2.1. Giao lưu văn hoá
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội
loài người. Nhờ giao lưu văn hoá đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội
trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ
cũng nêu cao định đề biện chứng: kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại.
2.1.1. Những nguyên lý và nội dung của giao lưu văn hoá
2.1.1.1. Trong quá trình giao lưu văn hóa với các nước phát triển, chúng ta
đã tiếp thu nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo
Các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài, nhất là các tác phẩm cổ điển là những "sứ
giả" có công nhất trong việc truyền bá văn hóa nước ngoài đến với trong nước. Chúng
mang những giá trị nhân văn cao đẹp, mẫu mực về ngôn ngữ, cách tân về thi pháp
miêu tả. Trong quá trình tiếp thu cái bên ngoài cần đề phòng tâm lý sính ngoại, phục
ngoại vô cớ; mặt khác, cũng tránh tâm lý khép kín, coi thường những giá trị các dân
tộc. Thái độ đúng đắn nhất để ứng xử mối quan hệ giữa cái bên ngoài và cái bên trong
là: Càng đi sâu vào dân tộc sâu sắc bao nhiêu, thì càng nhanh chóng hiểu biết, dễ tiếp
nhận cái hay, cái đẹp của thế giới bấy nhiêu. Thật đúng chỗ khi dẫn ra đây những kiến
giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu
toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa
của chính mình". "Mỗi một dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc trong nghệ

thuật". "Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, càng phải coi trọng những truyền
thống tốt đẹp của cha ông". Chính Người là hiện thân rực rỡ, biểu tượng mẫu mực của
sự giao lưu văn hoá. Người thông thạo nhiều ngoại ngữ các nước châu Âu, hiểu biết
Bắc sử và chữ Hán, am tường nhiều trào lưu nghệ thuật, tiếp xúc với nhiều bậc thầy
văn hóa thế giới, v.v.


4

2.1.1.2. Giới thiệu lịch sử, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế
giới
Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự cường dân tộc là tài sản vô giá của truyền thống
văn hóa Việt Nam. Yêu nước là giữ nước và giữ dân, coi dân là gốc. Nói dân ta có sức
sống trường tồn, không bị đồng hóa trước âm mưu thôn tính của kẻ thù, đứng lên
chống ngoại xâm là nói sức mạnh của dân, trách nhiệm của dân và lợi ích của dân.
Thời nào cũng vậy, lúc bình cũng như lúc biến các bậc minh quân đều lấy dân làm gốc,
lấy nhân nghĩa làm đức, lấy hòa hiếu để ứng xử bang giao; đối nội thì thuận lòng
người, đối ngoại thì mềm dẻo, linh hoạt. Ðó là sách lược của kẻ thắng. Truyền thống
hòa hiếu là cơ sở cho chính sách ngoại giao đa phương, cơ hội để hội nhập với thế giới
trong thời đại Hồ Chí Minh.
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có một nền văn hóa
rực rỡ, mà đỉnh cao trí tuệ lấp lánh, phải kể đến trước tiên là Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nguyễn
Trãi, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới ghi đậm dấu ấn lịch sử về văn hóa
hòa hiếu, một giá trị nhân văn bền vững. Câu chuyện của vợ chồng nhà học thuật, nhà
báo I-rê-nê Pha-be, người Ðức (đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Ðức) có lần thưa với Bác
Hồ rằng, trong thời đại Nguyễn Trãi sống, sáng tác, hoạt động, ở châu Âu chưa có một
tác giả nào lớn. Nhận định này đòi hỏi sự nghiên cứu so sánh Nguyễn Trãi với các tác
giả thời đại Phục hưng, thế kỷ ánh sáng và các thế kỷ tiếp theo ở châu Âu. Và Quang
Trung Nguyễn Huệ với chính sách mở cửa và cải cách của vị minh quân: tầm nhìn

kinh tế xa rộng phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, mở cửa biên giới với nhà Thanh,
tăng cường quan hệ buôn bán với các thuyền buôn phương Tây, việc sử dụng chữ Nôm
làm quốc ngữ chính thống thay chữ Hán, chính sách chiêu tập hiền nhân có hệ thống,
v.v... làm chúng ta liên tưởng tới một vị vua anh minh nước Nga Pi-e đại đế (1687 1785) với nhiều cải cách táo bạo để nước Nga nhìn sang châu Âu bằng "khung cửa sổ
phía tây".
2.1.1.3. Ngăn ngừa và đấu tranh chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa
độc hại
Sớm nhận thấy nguy cơ của mọi loại văn hóa phản động và suy đồi, ngay từ năm
1951, trong tác phẩm “Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô
dịch của văn hóa đế quốc". Ngày nay mục tiêu chính của chủ nghĩa đế quốc văn hóa là
làm suy yếu tiềm năng và nội lực của văn hóa dân tộc. Những yếu tố độc hại, suy đồi
của văn hóa đế quốc đang như những đợt sóng ngầm va đập âm ỉ vào bến bờ của nhiều
nước đang phát triển. Nó có những đặc điểm sau: Truyền bá phương châm tiêu dùng,
lối sống thực dụng, trước hết là lớp trẻ; dùng các hình thức quảng cáo từ thiện, du lịch,
tôn giáo để đạt mục đích chính trị; tuyên truyền sùng bái văn hóa phương Tây, trước
hết là văn hóa Mỹ, coi đó là mô hình chuẩn; tổ chức và bảo trợ cho một số trí thức, văn
nghệ sĩ nhẹ dạ, cả tin biến họ thành "cái loa" của các thế lực thù địch. Những chiến
dịch ồn ào về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, "chuyển lửa về quê hương" đã được
thay thế bằng bàn tay bọc nhung nắm lấy một số hoạt động từ thiện, du lịch giả hiệu,


5

giương cao những tuyên ngôn, tuyên cáo về nhân quyền, tự do, dân chủ với mục đích
đen tối.
2.1.2. Ðối thoại giữa các nền văn hóa
Giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế có tác động to lớn tới sự nghiệp
Công nghiệp hoá(CNH), Hiện đại hoá (HÐH)
- Nếu CNH là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thì HÐH là chặng

đường xây dựng kiến trúc thượng tầng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống. HÐH trong văn hóa chỉ có thể đi vào đời sống, khi trình độ dân trí được
nâng cao. Nhiều dự báo cho rằng, trong thế kỷ mới, trí thông minh, sức tưởng tượng và
trực giác của con người sẽ tiếp tục quan trọng hơn máy móc.
- HÐH không đồng nhất với phương Tây hóa. Những công nghệ mới, những
dòng thông tin tự do, internet là con dao hai lưỡi. Chúng có thể mang lại cơ hội mới,
nhưng tác hại của chúng cũng không ít và khôn lường. Trước, sau vẫn là sự điều chỉnh
quá trình biện chứng giữa việc giữ gìn văn hóa dân tộc và tiếp nhận tinh hoa văn hóa
nhân loại để làm dày thêm các lớp văn hóa nhân bản, xóa bỏ dần lớp văn hóa phi nhân
tính.
- HÐH trong văn hóa (ngoài những nội dung như đổi mới khoa học công nghệ
trong các lĩnh vực), cần coi trọng hàng đầu những quy luật đặc thù sau: Một là, xây
dựng con người Việt Nam là con người phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất. Con người không phải là phương
tiện của quá trình CNH, HÐH mà là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển.
Hai là, xây dựng môi sinh văn hóa tức là "thiên nhiên thứ hai" do con người xây dựng
trong quá trình CNH, HÐH và đô thị hóa. Ba là, điều kiện văn hóa tức là chính sách,
thể chế, hành lang pháp lý cần và đủ cho hoạt động văn hóa và xã hội hóa văn hóa.
Bốn là, quản lý văn hóa, tức là quản lý tri thức. Trong quản lý xã hội thì quản lý những
cái vô hình (tâm trạng, tâm lý, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng) là khó nhất;
trong quản lý con người thì khó nhất là biết "đo lòng người". Vào thời đại "thế giới
phẳng" người quản lý tài năng không phải là người giỏi nhất mà là người biết thu gom
những tri thức, quy tụ được những người tài. Tất cả những nội dung trên được triển
khai một phần những luận điểm của Ðảng ta về giao lưu văn hoá được ghi trong văn
kiện Ðại hội X (2006).
Giao lưu văn hoá là sự đối thoại giữa các nền văn hóa nhiều khi đóng vai trò
quan trọng, thậm chí quyết định những cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, xung đột
sắc tộc. Quá trình giao lưu văn hoá cần tính đến giá trị chung, giá trị nhân loại, đồng
thời thừa nhận cái khác biệt của người, để các dân tộc khác thừa nhận cái khác biệt của
ta. Vấn đề còn lại là bản sắc, bản lĩnh, đạo lý dân tộc.

2.2. Khái lược tương tác của văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài
Ở nước ngoài, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng văn hóa Việt Nam chẳng khác gì
văn hóa Trung Quốc. Muốn chứng minh sự khác biệt về văn hóa, ít ai có thể đưa ra
được những bằng cớ xác thực. Cũng có người cho rằng văn hóa Việt ảnh hưởng văn
hóa Pháp. Chính điều này dẫn đến không ít những cuộc tranh luận quốc tế rất sôi bỏng
về vấn đề “đâu là văn hóa Việt Nam”.


6

Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là người Việt chúng ta xứng đáng tự hào về
nền văn hóa độc lập của dân tộc. Tính độc lập của văn hóa Việt thể hiện bằng nhiều
góc độ khác nhau. Chẳng hạn, sau hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng đáng tự hào rằng
chúng ta vẫn giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của riêng của dân tộc. Các nước khác chấp
nhận bị lệ thuộc để canh tân đất nước, còn người Việt chấp nhận canh tân chứ không
chịu bị đồng hóa.
Để khẳng định được văn hóa của người Việt đến từ đâu trước hết phải hiểu được
cốt cách và bản chất của con người Việt Nam. Người Việt có tư duy mềm dẻo, linh
hoạt, có tính thích nghi với mọi hoàn cảnh. Người Việt rất thực tiễn, nhanh chóng hội
nhập vào thế giới và chuyển hóa rất linh hoạt. Nhiều tư tưởng tôn giáo du nhập vào
Việt Nam cũng được Việt hóa, những yếu tố trừu tượng khác như triết học đi vào con
người Việt Nam. Đó cũng là nét đặc thù của văn hóa Việt.
Bên cạnh đó về mặt khiếm khuyết, thói hư tật xấu của người Việt nhìn chung
không ít cũng không phải quá nhiều. Trong tính cách, người Việt dễ dãi, xí xóa, xuề
xòa, sợ bị phê bình, sợ nhìn thẳng vào sự thật.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội của người Việt
vẫn là xã hội nông thôn. Thế giới ngày càng thay đổi không ngừng. Chúng ta phải trau
dồi tư duy mới và liên tục bổ túc cái mới. Giữ gìn bản sắc là trau dồi không ngừng để
phát triển chứ không phải cứ đứng một chỗ để bị tụt hậu. Tuy nhiên, nếu chưa hiểu thì
nên học tập, chớ vội vã chê truyền thống của cha ông mình là không hay, thiếu khoa

học, thiếu tinh vi như các nước phương Tây. Thái độ này cần xem lại để tránh sự nhầm
lẫn và tự hủy.
Nhìn chung, trên bước đường phát triển của lịch sử loài người, cơ sở kinh tế là
nhân tố quyết định. Bởi vậy, giao lưu văn hoá được diễn ra trước hết thông qua các
hoạt động trao đổi kinh tế, ban đầu là giữa các tộc người gần gũi nhau về địa lý và
cùng trình độ phát triển; nhưng về sau, là giữa các tộc người hay dân tộc có trình độ
phát triển khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, ngoài hoạt động trao đổi
kinh tế, lịch sử giao lưu văn hoá ở Việt Nam đã chứng kiến nhiều cách thức giao lưu
văn hoá “phi kinh tế” và rất đa dạng giữa các chủ thể văn hoá (ở mọi cấp độ: cá nhân,
tộc người, dân tộc, quốc gia hay khu vực). Có thể liệt kê ra một số hình thức giao lưu
cơ bản trong lịch sử như:
Buôn bán, thương mại;
Các cuộc di cư lớn nhỏ;
Các cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ;
Con đường hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người;
Con đường truyền giáo;
Con đường ngoại giao;
Hoạt động cống nạp của những tộc người, cộng đồng, dân tộc yếu thế trước
những kẻ mạnh;


7

Con đường du học;
Thông qua sự trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo.
Lịch sử giao lưu văn hóa ở Việt Nam cho thấy, có những yếu tố văn hoá ngoại
sinh dễ dàng bắt rễ và tồn tại lâu dài, để rồi dần dần chuyển thành yếu tố nội sinh, hoặc
bị biến đổi một cách căn bản để phù hợp với văn hoá Việt Nam. Nhưng cũng có không
ít trường hợp, những yếu tố ngoại sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị đào thải.
Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá, văn hoá Việt Nam đã hình thành

một cấu trúc gồm một cái lõi bên trong và các lớp phủ ngoài. Cái lõi đó là văn hoá cơ
tầng và các lớp phủ như văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc và văn hoá Phương Tây.
Theo Đào Duy Anh (1938) trong Việt Nam văn hoá sử cương viết: “Văn hoá bản
địa của Việt Nam là văn hoá cơ tầng, tức thứ văn hoá có mặt trên giải đất này từ khi có
con người đến năm 179 tr.CN.”. Giai đoạn văn hoá bản địa tồn tại rất dài trong thời
gian và có tính quyết định đối với sự hình thành và định vị bản sắc văn hoá Việt Nam.
Văn hoá Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trong tân thức người Việt vì bản tính hoà
bình, giá trị nhân bản và cũng vì con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nền
văn hoá này. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên toàn lãnh thổ Việt Nam là không
đồng đều. Từ Đèo Ngang trở ra Bắc phần nhiều chịu ảnh hưởng Phật giáo, còn từ Đèo
Ngang trở vô Nam – chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Người Việt, Bắc hay Nam đều ít
nhiều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, ở Bắc chủ yếu là đại thừa, còn trong Nam chủ
yếu là tiểu thừa.
Văn hoá Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Việt Nam. Khác với văn
hoá Ấn Độ đến Việt Nam với ngọn cờ hoà bình trên tay, văn hoá Trung Hoa đến đất
này theo vó ngựa của những đội quân xâm lược. Bởi vậy, sự tiếp nhận văn hoá Trung
Hoa của người Việt mang tính chất cưỡng bức. Ảnh hưởng lớn nhất của văn hoá Trung
Hoa vào Việt Nam là tam giáo Nho – Phật - Đạo, trong đó ảnh hưởng của Nho giáo là
lớn nhất.
Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ rất sớm, vào khoảng thế
kỷ XVI, khi các giáo sĩ Kitô đi truyền đạo, khi các thuyền buôn phương Tây đi tìm thị
trường. Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giai
đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (1858), được đánh dấu bằng sự xuất hiện
của Kitô giáo và sự ra đời chữ quốc ngữ. Giai đoạn nửa cuối XIX – giữa thế kỷ XX
(1954), là giai đoạn thực dân Pháp thiết lập nền cai trị trực tiếp của nó đối với Việt
Nam và đi kèm theo đó là thứ văn hoá phương Tây mang nặng màu sắc thực dân. Giai
đoạn từ 1954 đến nay, đây là gian đoạn nhân dân Việt Nam đấu tranh thống nhất, xây
dựng và phát triển đất nước. Giai đoạn này được đánh dấu bằng những tiếp xúc văn
hóa quan trọng như: giao lưu với văn hoá Xô Viết (Miền Bắc); giao lưu với văn hoá
Mỹ (Miền Nam); giao lưu văn hoá ở cấp độ khu vực và toàn cầu (hiện nay).

Như vậy, lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với
văn hoá bên ngoài trong quá trình lịch, thông qua đó chúng ta đã tiếp thu những nhân
tố hợp lý nhằm làm phong phú và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá dân tộc trong hơn
hai nghìn năm qua. Giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài không hề xa lạ đối với văn


8

hoá Việt Nam, nhưng trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu văn hoá có gì mới? Có sự
biến đổi về chất không?
CHƯƠNG 3: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐẾN VĂN
HÓA VIỆT NAM
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn
về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực,
theo hướng đi lên của dân tộc.
Nửa thế kỷ trước, khi ở một số đô thị xảy ra hiện tượng giao lưu - tiếp biến với
văn minh phương Tây, người Việt ở nông thôn chủ yếu vẫn nhìn về đô thị như nhìn
một “thế giới khác mình", hiếm hoi mới có người "dám" gia nhập vào thế giới đó. Do
điều kiện kinh tế và do cả sự e ngại, văn minh đô thị rất khó xâm nhập vào "biển làng
xã" mênh mông vốn bảo lưu khá chặt chẽ những tập quán văn hoá cổ truyền. Ngày nay
người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trong "vai trò xã hội". Họ đã mở rộng
tầm nhìn, được đánh thức những khát vọng và tự phát tiếp nhận, chuyển tải những nội
dung văn hoá – văn minh từ đô thị mà họ biết rằng họ hoàn toàn có khả năng gia nhập
và biến chúng thành tài sản của mình. Tuy nhiên. chính sự tự phát ấy lại đưa tới một
tình trạng "hỗn tạp" mới và từ đây gây ra sự trì trệ trong sự phát triển của xã hội nói
chung và sự phát triển của vùng nông thôn nói riêng.
Nhìn từ vài hiện tượng, có thể cảm nhận rằng, cùng với những phát triển và hội
nhập về kinh tế xã hội, văn hóa Việt cũng đang trong quá trình tiếp biến thay đổi mạnh
mẽ. Chỉ gần hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, văn hóa đời sống người Việt Nam đã có sự
đổi thay nhanh đến không ngờ. Trong một chừng mực nào đó, người ta gọi đây là

ngước ngoặt", là sự chuyển đổi hệ thống giá trị văn hóa của một dân tộc trong tính liên
tục của nó.
Toàn cầu hoá đang là một trong số những thuật ngữ được thảo luận nhiều nhất
trong đời sống chính trị của quốc gia cũng như quốc tế. Thời điểm xuất hiện của hiện
tượng này, bản chất và hiệu ứng của nó đối với đời sống nhân loại, quốc gia, dân tộc,
cá nhân v.v…, cho đến nay vẫn là các chủ đề thời sự của nhiều cuộc hội thảo khoa học
trong và ngoài nước. Sở dĩ như vậy là vì, quá trình này đang cuốn vào bản thân nó vận
mệnh – không chỉ của mỗi cá nhân, mà của cả quốc gia, dân tộc, châu lục, cho đến
toàn thể nhân loại.
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa duy nhất về toàn cầu hoá. Về cơ bản và theo
nghĩa thường dùng nhất, “toàn cầu hoá được hiểu như cách thức đạt một cách ngắn
gọn cái quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất, giao tiếp và công nghệ – ra
khắp thế giới. Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hoá đan bện vào
nhau".
Rõ ràng là giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đã phát
triển đến một trình độ mới về chất. Nó chẳng những mở rộng về quy mô (tức là đạt cấp
độ toàn cầu mà không còn là giao lưu giữa các vùng địa lý đơn lẻ như trước kia); mà
quan trọng hơn cả là còn được củng cố và hậu thuẫn bằng những quan hệ tương thuộc


9

lẫn nhau mang tính vật chất, do nền kinh tế toàn cầu cũng như những vấn đề toàn cầu
mang lại.
Như vậy, có thể đề cập đến những cái mới trong hình thức giao lưu toàn cầu hoá
hiện nay trên ba phương diện:
- Sự hợp nhất các yếu tố văn hoá bên ngoài với các yếu tố văn hoá tại nước ta
đang phát triển đã tiếp thêm sức sống mới và sức sáng tạo mới cho các tập quán và
truyền thống.
- Các hình thức giao lưu truyền thống trong lịch sử như: hoạt động trao đổi buôn

bán - thương mại; các cuộc di cư lớn nhỏ; sự hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người;
hoạt động truyền giáo; hoạt động ngoại giao; du học; du lịch... cũng đang bước vào kỷ
nguyên toàn cầu hoá với những sắc thái mới.
- Sự xuất hiện những phương thức giao lưu mà lịch sử trước đó chưa từng biết
đến.
Hiện nay giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá đang hiện
hữu dưới nhiều hình thái khác nhau, chịu ảnh hưởng của từ phân công lao động quốc
tế cho đến thị trường tài chính toàn cầu; nhưng đặc trưng nhất của trong số các hình
thái giao lưu của toàn cầu hoá phải kể đến: Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn
hoá; Internet và các hệ thống truyền thông đa phương tiện; mối quan hệ giữa vấn đề
nhập cư với sự xung đột giá trị trong nội bộ nền văn hoá dân tộc.
+ Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá
+ Giao lưu văn hoá qua Internet
Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những
giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ
quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai.
Nghiên cứu văn hóa, vì thế, cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong
bối cảnh thời bấy giờ.
3.1. Tri thức
3.1.1. Các khái niệm liên quan
Tri thức là bao gồm những dữ kiện, thông tin, mô tả, kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm hoặc giáo dục. Tri thức có thể chia thành 2 loại là tri thức hiện và tri thức ẩn
3.1.2. Các tác động tích cực của việc giao lưu văn hóa đối với tri thức
3.1.2.1. Văn hóa làm làn song du nhập kiến thức trở nên mạnh mẽ hơn
- Chữ quốc ngữ của Việt Nam ngày nay là do các nhà truyền giáo người Tây Ban
Nha du nhập vào thế kỉ 17, đến khi Pháp vào xâm lược thuộc địa thì nó bắt đầu trở nên
sử dụng rộng rãi.
- Lượng ấn phẩm báo chí, phim ảnh nước ngoài làm cho kiến thức của người Việt
Nam về nước ngoài trở nên phổ biến hơn. Nếu ngày xưa trong thời phong kiến, nền



10

văn học bên ngoài Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc thì bây giờ chúng ta tiếp cận với
nền văn học thế giới phong phú hơn rất nhiều.
3.1.2.2. Văn hóa làm thay đổi nền giáo dục
- Trong thời phong kiến, người ta quan niệm rằng học là để làm quan thì bây giờ
học không chỉ để làm quan mà còn có thể làm rất nhiều việc khác
- Một thời nền giáo dục của Việt Nam áp đặt tư duy lên mọi gia đình rằng học là
chỉ để dành lấy con điểm thì giờ mọi người đã suy nghĩ rằng học là để lấy kỹ năng,
kiến thức thực tiễn
- Nếu trong thời phong kiến chỉ có trường làng rải rác không có hệ thống, Văn
miếu Quốc tử giám được xem là đại học đầu tiên của Việt Nam thì bây giờ chúng ta có
một hệ thống giáo dục có hệ thống từ mầm non cho đến đại học
- Không những thế, việc đi du học ra nước ngoài bây giờ đã trở nên phổ biến rất
nhiều do nhu cầu của người học cần tiếp thu những kiến thức mà trong nước chưa
cung cấp được.
3.1.2.3. Văn hóa làm thay đổi một nền tư duy của một dân tộc
- Việt Nam bị nền tư tưởng nho giáo chi phối trong suốt chiều dài với những giáo
lý hà khắc. Đàn ông thì phải: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đàn bà thì phải
“tam tòng tứ đức”. Hay là “trọng nam khinh nữ”; “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những tư duy cũ kĩ lạc hậu ấy suốt hàng thế kỉ, đến khi
du nhập văn hóa phương Tây vào, chúng ta học tập được những tư duy mới mẻ như
công bằng giới tính, đàn ông có thể làm việc của phụ nữ cũng như phụ nữ có thể gánh
vác trọng trách của đàn ông
3.1.2.4. Văn hóa mới làm tăng nhu cầu cũng như thị hiếu của con người ngày
càng cao hơn, từ đó cải thiện nhu cầu kiến thức
- Văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam đầu những năm 2000, trải qua hơn 1
thập kỉ chúng ta đã thấy tầm ảnh hưởng của nó đối với giới trẻ chúng ta như thế nào.
Bây giờ người người nhà nhà ăn mặc phong cách hàn, nghe nhạc hàn … Không những

thế, vì ham muốn của con người là vô hạn, họ càng tìm tòi thêm kiến thức của mình về
đất nước hàn quốc …
3.1.2.5. Văn hóa giúp các nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau dễ dàng
hơn
- Trao đổi giao lưu văn hóa đông tây thông qua các hội nghị, hội thảo, gặp mặt,
xúc tiến thương mại, …
3.1.3. Các tác động tiêu cực của việc giao lưu văn hóa đối với tri thức
3.1.3.1. Chảy máu chất xám
Những người đi du học hoặc có điều kiện được ra nước ngoài sinh sống và học
tập nhận thấy điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn về an sinh xã hội, chất lượng cuộc
sống, ở đấy họ được làm việc đúng tầm chuyên môn và đúng kiến thức xã hội cho nên


11

họ không muốn quay trở về nước sau khi đã đi ra nước ngoài (15/16 quán quân
Olympia ko trở về nước sau khi đã học xong)
3.1.3.2. Mai một các hình thái tri thức ẩn
VD: xã hội càng bước vào du nhập văn hóa các nước khác nhau khiến con người
quên dần đi văn hóa gốc của họ. các loại hình nghệ thuật, các kĩ năng của các làng
nghề truyền thống càng ngày càng một bị lãng quên bởi giới trẻ và phai nhạt dần bởi
các nghệ nhân già càng ngày càng ít đi mà không có ai tiếp thu kiến thức
3.1.3.3. Khủng hoảng niềm tin
Xã hội Việt Nam hiện tại đối mặt với quá nhiều vấn đề khiến con người ta mỗi
sáng thức dậy cảm thấy nhức nhối và luôn luôn bất an về chính tương lai của mình. Có
1 ngày nào mà mỗi sáng bật 1 bản tin thời sự lên mà không có điểm tin tai nạn giao
thông, ô nhiễm thực phẩm, trộm cắp, chém giết… rất nhiều người vì luôn luôn cảm
thấy cuộc sống của họ luôn trong trạng thái bất ổn, họ tìm đến tôn giáo như một thứ
thuốc phiện cho tâm hồn, để cứu rỗi lấy niềm tin của họ khi mà họ đang phải sống
trong một xã hội không biết tin vào cái gì

3.1.3.4. Du nhập các kiến thức sai lệch, không phù hợp van hóa thuần phong mỹ
tục
VD: với sự mở rộng của internet, nguồn thông tin vô cùng dồi dào, chúng ta có
thể tiếp nhập các kiến thức mới nhưng cũng đồng thời đối mặt với những thông tin xấu
sai lệch mà rất khó để kiểm duyệt và quản lí trên internet. Dẫn đến trong tương lai có
thể làm sai lệch tư duy của cả một thế hệ
3.1.3.5. Văn hóa bị hòa tan
VD: giới trẻ khi nhìn thấy một văn hóa mới hot hơn, cuốn hút hơn thì dần dà sẽ
lãng quên đi văn hóa bản sắc gốc của dân tộc mình. Mặc dù vấn đề một nền văn hóa bị
đồng hóa trong thời đại hiện nay về khả năng là rất khó để xảy ra nhưng khong phải là
không thể nếu không có sự nhận thức đúng đắn của giới trẻ
3.2. NGHỆ THUẬT
3.2.1. Các khái niệm liên quan
Nghệ thuật có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
- Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng
những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm
xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại
hình nghệ thuật khác nhau.
- Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó
ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường
phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể
nào đó.
3.2.2. Tác động tích cực của hội nhập văn hóa đến nghệ thuật Việt Nam và
ảnh hưởng của nó đến giới trẻ hiện nay


12

3.2.2.1. Xuất hiện thêm nhiều loại hình nghệ thuật mới
- Nhảy hiện đại, du nhập vào Việt Nam vào những năm 1975, khi mà ca sỹ huyền

thoại Micheal Jackson trở thành một hiện tượng trên khắp thế giới nói chung, và các
bạn trẻ Việt Nam nói riêng về giọng hát, cũng như những bước nhảy điêu luyện hóp
hồn người xem…. Quá trình phát triển các thể loại nhảy hiện đại ở Việt Nam hiện nay
cũng được thay đổi theo sự phát triển của toàn cầu.
- Nghệ thuật đường phố đã du nhập nhiều năm vào Việt Nam, tạo nên nét giao
thoa văn hóa rất đặc sắc của dân tộc Việt với những quốc gia khác trên thế giới.
Điển hình cho nghệ thuật đường phố là: Ảo thuật đường phố, Popping, Beatbox.
Street Art, Nghệ thuật trình diễn ánh sáng,...
3.2.2.2. Nghệ sĩ có cơ hội học tập, sáng tạo và thể hiện bản thân vượt ra khỏi
khuôn khổ văn hóa đất nước, đạt được những thành tựu quốc tế đáng nể
- Mỹ Tâm là nghệ sĩ Việt đầu tiên được trao giải Nghệ sĩ châu Á xuất sắc tại
MAMA - Mnet Asian Music Awards năm 2012. năm 2013, "họa mi tóc nâu" tiếp tục
vượt qua các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á để giành chiến thắng ở hạng
mục Best Southeast Asia Act của giải MTV EMA.
- Nam ca sĩ Sơn Tùng được gọi tên ở hạng mục Nam nghệ sĩ xuất sắc nhất Việt
Nam của BAMA 2016
- St319 là một nhóm nhảy Việt Nam đã được Hello Kpop là một trang tin tức
tổng hợp về Kpop khá nổi tiếng bình chọn là nhóm nhảy K-pop có ảnh hưởng lớn nhất
trên các phương tiện truyền thông xã hội. Họ đã giành được nhiều giải thưởng, trong
đó có những giải thưởng uy tín đến từ ba công ty giải trí hàng đầu ở Hàn Quốc, SM
Entertainment, JYP Entertainment và YG Entertainment.
3.2.2.3. Có cơ hội đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế,
góp phần quảng bá văn hóa đất nước
- Bộ phim “ Bi, đừng sợ” đạt: Giải thưởng Dự án châu Á nổi bật tại LHP Pusan
2007, giải ACID/ CCAS của Hiệp hội các nhà phát hành phim độc lập, SACD cho biên
kịch xuất sắc nhất trong hạng mục Tuần lễ các nhà phê bình của LHP Cannes lần thứ
63, Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Stockholm (Thuỵ Điển), Phim hay nhất dành
cho các đạo diễn có phim đầu tay lại LHP Châu Á 2010.
- Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản
thế giới (trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn

hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp).đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở đền
Phù Đổng và đền Sóc, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử
Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
- Trong hoạt động nghệ thuật do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán
Việt Nam tại Tây Ban Nha tổ chức với sự hỗ trợ của Nhà châu Á (Casa Asia) nhân dịp
kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Tây Ban Nha. Đông đảo


13

khán giả Tây Ban Nha và bạn bè quốc tế đã đến tham dự, đặc biệt là các sinh viên
đang theo học tại Đại học Pompeu Fabra. Nhiều người cho biết, đây là lần đầu tiên họ
được thưởng thức nghệ thuật Việt Nam đặc sắc đến vậy.
3.2.2.4. Thúc đẩy chúng ta phải nâng cao chất lượng và số lượng người tham gia
vào nghệ thuật
- Theo đề án được phê duyệt, đến năm 2025 cả nước tuyển sinh và đào tạo được
khoảng 1.800 sinh viên đại học, trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng 1.500 học sinh
trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo.
Bắt đầu từ năm 2017, tuyển sinh trình độ đại học khoảng 185 chỉ tiêu ở các lĩnh
vực: âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh và ngành sáng tác văn học; trình độ cao
đẳng khoảng 20 chỉ tiêu ở lĩnh vực múa; trình độ trung cấp khoảng 150 chỉ tiêu ở các
lĩnh vực âm nhạc, múa, xiếc.
- Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi
hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Chỉ thị số 65/CTBVHTTDL nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; Phê duyệt đề án tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp đến
năm 2020.
3.2.2.5. Tăng cường sự hợp tác giữa nghệ sĩ Việt Nam và các nghệ sĩ Quốc tế, từ
đó tạo ra các sản phẩm kết tinh văn hóa đa dạng, góp phần định hướng sáng tạo và

phát triển nền nghệ thuật nước nhà.
- 05/2017: Nghệ thuật tuồng được dàn dựng qua bàn tay đạo diễn người
Singapore Chua Soo Pong với vở diễn "Dưới bóng đa huyền thoại" vừa ra mắt của
Nhà hát Tuồng Việt Nam .
- Khoảng 10 năm trở lại đây, Nhà hát Tuổi trẻ đã có rất nhiều cơ hội hợp tác và
giới thiệu các tác phẩm sân khấu mới với các Nhà hát và các trường phái sân khấu lớn
trên thế giới, thông qua các tổ chức văn hóa quốc tế như Hội đồng Anh, Viện Goethe
và ba năm gần đây là Nhật Bản, gần đây nhất là vở rối “Vịt trời trúng độc” của Nhà
hát Tuổi trẻ hợp tác với Nhà hát múa rối Edo – Yukiza (Nhật Bản)
- Khoảng 1 năm trở lại đây, tần xuất những màn hợp tác với đối tác nước ngoài ở
làng nhạc Việt tăng mạnh. Chỉ trong ít tháng đầu năm 2017, đã có 4 ca sĩ Việt xuất
ngoại để gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội hợp tác với đồng nghiệp quốc tế.
Đầu tiên là màn hợp tác được mong chờ giữa Soobin Hoàng Sơn và nhà sản xuất
Hitesh Ceon. Tiếp đó, trong tháng 2, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà bay đến Hollywood để gặp
gỡ và làm việc cùng Fernando Garibay – nhà sản xuất từng hợp tác với Lady Gaga,
Britney Spears, Whitney Houston, Shakira, Enrique Iglesias,…
3.2.2.6. Đóng góp cho nền kinh tế đất nước thông qua hội nhập và phát triển
nghệ thuật
- Thị trường phim Việt Nam liên tục tăng trưởng hàng năm về cả số lượng khán
giả và doanh thu, biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường Điện ảnh phát
triển năng động nhất khu vực. Trong giai đoạn 2008-2011, thị trường đã tăng gần 4 lần


14

về doanh thu, số lượng khán giả đến rạp chiếu phim tại các thành phố lớn trong năm
2011 là hơn 11 triệu lượt. Đến năm 2013, tổng doanh thu thị trường có thể vượt mốc
1,000 tỷ đồng (trung bình một người dân bỏ 12.000 chi tiêu 12 ngàn đồng cho một bộ
phim).
Megastar hiện đang là đơn vị có số lượng rạp chiếu phim đứng thứ I tại Việt Nam

với 10 cụm rạp phân bổ với 5 ở TPHCM, 2 ở Hà Nội và 3 rạp còn lại ở Biên Hòa, Hải
Phòng, Đà Nẵng. Megastar định hướng phát triển các rạp phim của mình ở các trung
tâm mua sắm, thương mại lớn ở Việt Nam và theo lời chủ tịch của Megastar thì thị
trường điện ảnh Việt Nam tăng trưởng từ 2 triệu USD trong năm 2006 tới 25 triệu
USD trong năm 2010. Đến 2013, thị trường đang tăng trưởng khá tốt với tỷ lệ tăng từ
15 đến 20% mỗi năm và để đạt được điều này thì sự đóng góp của Megastar là rất
đáng kể.
3.2.3. Tác động tiêu cực của giao lưu văn hóa đến nghệ thuật Việt Nam và
ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay
3.2.3.1. Sự phát triển của nghệ thuật du nhập làm mai một các giá trị nghệ thuật
truyền thống. Giới trẻ quan tâm và theo đuổi nghệ thuật du nhập nhiều hơn mà bỏ quên
đi nghệ thuật truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh - hội viên Hội Nhà văn TP.HCM đánh giá: “Thực
trạng đáng buồn này có nhiều lý do mà nguyên nhân trước hết lại mang tính xã hội.
Cuộc sống hiện đại trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho quá trình giao
lưu văn hóa thay đổi nhanh và mạnh mẽ hơn”. Những giá trị văn hóa đã từng bước
thay đổi theo nhu cầu thưởng thức của con người để phù hợp với nhịp sống mới. Trong
lúc đó các loại hình nghệ thuật truyền thống tuy là vốn cổ của dân tộc nhưng lại chưa
đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả, nhất là giới trẻ nên chưa có được một
chỗ đứng vững chắc như thời gian trước đây”.
Có thực tế, hiện nay, rất nhiều nghệ sĩ, diễn viên hoạt động trong lĩnh vực nghệ
thuật truyền thống không còn mặn mà với nghề. Vắng khán giả, thiếu đội ngũ đạo
diễn, diễn viên kế cận, sân khấu truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Giới trẻ
phần lớn chỉ đam mê những môn nghệ thuật hiện đại, không mấy quan tâm đến nghệ
thuật truyền thống nữa.
3.2.3.2. Sức ảnh hưởng của nghệ thuật du nhập làm ảnh hưởng đến khả năng
sáng tạo của nghệ sĩ, khiến nghệ thuật theo văn hóa Việt Nam có sự pha trộn, không
còn giữ được tính nguyên bản. Tiêu cực nhất là tình trạng nghi ngờ đạo nhái các sản
phẩm ngoại của Nghệ sĩ Việt tràn lan khắp các mặt báo.
- Mạng Oriental Daily (phiên bản tiếng Hoa) dành sự quan tâm đến ca khúc “Em

của ngày hôm qua” và gọi đây là "thần khúc Việt Nam" với phần giai điệu rất bắt tai
và dễ gây nghiện. Tuy nhiên, truyền thông Đài Loan ban đầu đã nhầm tưởng Sơn Tùng
M-TP là một ngôi sao Kpop khi nhìn qua vẻ ngoài cũng như phong cách biểu diễn.
Khán giả xứ cao ly cũng đưa ra bình luận, nam ca sĩ gốc Thái Bình bị ảnh hưởng nhiều
bởi Kpop và dễ dàng nhận ra anh cố tình bắt chước phong cách của G-Dragon - trưởng
nhóm Big Bang.


15

- Báo chí Hàn đã không ít lần nhắc tới tên một số ca sĩ Việt trong vấn nạn đạo,
nhái. Bảo Thy bị nghi ngờ copy ý tưởng MV “Bubble Pop” của nữ ca sĩ Huyn Ah.
Cao Thái Sơn từng bị chỉ đích danh trong nghi vấn MV “Người ở lại” có nội dung
giống MV “Come back to me- part 2” của nam ca sĩ Se7en.
- Có thể nói đạo kịch bản là chiêu thường thấy nhất trong phim Việt. Xôn xao
nhất có thể kể đến bộ phim “Giao lộ định mệnh” của Victor Vũ với nghi án đạo tới
80% kịch bản phim “Shattered” (đạo diễn Wolfgang Petersen). “Giao lộ định mệnh” ra
mắt năm 2010, trong khi “Shattered” lại được thực hiện từ năm 1991. Sự giống nhau
hoàn toàn về cốt truyện đã khiến “Giao lộ định mệnh “bị loại khỏi Cánh Diều Vàng
2010.
3.2.3.3. Nghệ sĩ và nghệ thuật truyền thống dần bị lãng quên
- Rạp Hồng Hà - thuộc quyền quản lý của Nhà hát Tuồng Việt Nam - Sân khấu
tuồng đìu hiu giữa thủ đô. Mở cửa đón khách vào mỗi tối thứ hai và thứ năm hàng
tuần. Đã có ngày chỉ có n ăm người đến xem một buổi diễn, khách chủ yếu là theo tour
du lịch chứ không mấy ai chủ động mua vé xem tuồng.
Sân khấu chính của rạp với 339 ghế ngồi chỉ được sử dụng khi có chương trình
nghệ thuật lớn. Còn ngày thường, sảnh của rạp hát được chọn làm nơi biểu diễn. Một
nghệ sĩ trong đoàn cho biết họ đã quen với những buổi diễn ít người như vậy. Cũng có
hôm khán giả lên đến 50 người, nhưng đó là khi đón tour du lịch.
3.2.3.4. Ngành giải trí Việt Nam đang trở nên bão hòa khi số lượng ca sĩ, diễn

viên, người mẫu trẻ tăng lên nhanh chóng nhưng lại rất ít gương mặt đủ thực lực hay
có một phong cách ấn tượng để ghi dấu trong lòng người nghe, người xem
- Theo dõi trên bảng xếp hạng ca khúc mới của một số website âm nhạc nổi tiếng
thời gian qua, vị trí “độc tôn” thường thuộc về một số bài hát không mấy xuất sắc, cho
thấy “mảnh đất” này còn quá nghèo nàn và thiếu tính cạnh tranh. Điều đó trái ngược
với các bảng xếp hạng âm nhạc nước ngoài, bởi ở đó sự thay đổi ngôi vị liên tục của
nhiều ca khúc, giọng ca, nhóm nhạc cho thấy một đời sống âm nhạc thật sự sôi động
và phát triển. Sự chiếm lĩnh của bolero cùng các trào lưu K-pop (nhạc pop Hàn Quốc),
C-pop (nhạc pop tiếng Trung) trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay đang đặt ra
câu hỏi về sự yếu kém trong một bộ phận nhạc sĩ, ca sĩ trẻ. Các nhạc sĩ, ca sĩ trẻ chiếm
được sự yêu mến của người hâm mộ bằng những sáng tạo của mình như Lê Cát Trọng
Lý, Tạ Quang Thắng hay Hà Anh Tuấn không nhiều.
3.2.3.5. Thay vì được cung cấp những thông tin và hiểu biết về nghệ thuật chân
chính, những thông tin mà khán giả thấy nhiều trong thời gian qua là những câu
chuyện đời tư của nghệ sĩ
- Hiện nay, những tin tức về đời sống riêng tư của các ca sĩ, diễn viên, người
mẫu… tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta rất dễ thấy những
tin như: “Phan Như Thảo vẫn thấy hạnh phúc dù bị người yêu kiểm soát”, “Đào Vân
Anh và bến đỗ bình yên cùng con trai”, “Lê Khánh từng bị đuổi học vì không có năng
khiếu”, “ca sỹ Việt Hoàn không lo vợ trẻ chồng già”, “Đàm Vĩnh Hưng mang chuyện
tình bí ẩn lên sân khấu”, “Hạ Vy khoe bụng bầu với bikini”, Jennifer Phạm dẫn con trai


16

đi chơi công viên”, "Cường Đô La khoe con khiến Hà Hồ chuốc bực vào thân", “Thủy
Tiên khoe đồng hồ 4 tỷ Công Vinh tặng”… Những tin tức này mang đến thông tin gì
cho người xem, nói lên được điều gì về thực lực và tài năng của người nghệ sĩ, giáo
dục gì cho giới trẻ, ảnh hưởng như thế nào tới nhận thức, văn hóa truyền thống của
người Việt?

3.3. PHÁP LUẬT
3.3.1. Các khái niệm liên quan
Luật pháp: Là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước
đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
3.3.2. Tác động tích cực của giao lưu văn hóa đến pháp luật Việt Nam và ảnh
hưởng đến giới trẻ hiện nay
3.3.2.1. Thực thi pháp luật diễn ra dễ dàng và hiệu quả
Đời sống văn hóa người Việt có đặc trưng cơ bản là tính gắn bó cộng đồng. Điều
này khiến cho người Việt thường có tập quán sinh sống gắn bó với nhau, hiện nay có
rất nhiều người ở các quốc gia khác nhau đến Việt Nam sinh sống và làm việc, họ cũng
tự hình thành một nhóm người ở các khu định cư nhất định ( Các khu Phố Cổ, khu vực
Hồ Tây…).
Lối sống cộng đồng khiến cho hành vi vi phạm pháp luật khi bị pháp luật trừng
phạt không chỉ mang tính răn đe với cá nhân người phạm tội, mà họ còn phải chịu áp
lực từ dư luận xã hội từ gia đình, cộng đồng gắn bó với sự trừng phạt này ở một khía
cạnh nào đó còn đáng sợ hơn cả án tử hình. Đồng thời, việc đấu tranh phòng chống tội
phạm nhờ có cộng đồng cũng trở nên dễ dàng hơn.
3.3.2.2. Giao lưu văn hóa tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh, thâm nhập
thị trường thế giới
Hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành của Việt Nam đã ghi nhận và tạo điều kiện
để triển khai thực hiện trên thực tế những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua
việc xác định ngành nghề nào bị cấm, ngành nghề nào kinh doanh phải có điều kiện,
ngành nghề nào được tự do kinh doanh mà không cần bất kỳ điều kiện gì. Đặc biệt, đã
có nhiều quy định để hạn chế đến mức thấp nhất việc can thiệp của các cơ quan công
quyền vào hoạt động của các doanh nghiệp.
Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện tự do hóa
thương mại hệ thống luật pháp ở nước ta đã được xây dựng tương đối đồng bộ, cơ bản
phù hợp với kinh tế thị trường, đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế và trong

hội nhập.
Hệ thống luật pháp tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho các loại hình doanh
nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng về pháp lý trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ( luật đầu tư 2014, luật
doanh nghiệp 2014).


17

3.3.3. Tác động tiêu cực của giao lưu văn hóa đến pháp luật Việt Nam và ảnh
hưởng đến giới trẻ hiện nay
3.3.3.1. Sự thay đổi, bổ sung các điều luật còn nhiều bất cập
Những người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống và làm việc họ cũng sẽ mang
theo văn hóa ở nước của họ, muốn tạo điều kiện để hòa nhập nhà nước cần phải có
những sửa đổi về luật cho phù hợp, đấy là một phần lý do tại sao hay có sự bổ sung và
thay đổi luật các điều luật nhiều như vậy.
Các thiết chế thực thi pháp luật chậm được xây dựng và hoàn thiện, do đó cũng
có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Chẳng
hạn, Luật phá sản (2014) đã thay thế chế định tổ quản lý và thanh lý tài sản bằng một
chế định mới là quản tài viên. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chưa hình thành đội
ngũ này; họ chưa được đào tạo về mặt nghiệp vụ pháp lý cũng như quản lý tài sản của
doanh nghiệp phá sản. Do đó, chắc chắn việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn
trong quá trình thực thi.
Chi phí thực thi luật còn cao, ví dụ chi phí kinh doanh, tố tụng để bảo đảm quyền
và lợi ích của cônng dân trong tranh chấp kinh tế, các công tác điều hành tổ chức thực
thi pháp luật còn yếu.
3.3.3.2. Quy định chưa phù hợp với thực tế
Với việc người nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh việc khảo sát, đánh giá thực
tiễn về những vấn đề có liên quan rất khó để thực hiện. Ví dụ, vốn pháp định đối với
một ngành nghề nhiều khi được xác định một cách tùy tiện, cao thấp rất khác nhau

nhưng không được lập luận một cách thuyết phục, dẫn đến việc không nhận được sự
đồng tình của các doanh nhân. Các điều kiện kinh doanh khác, nhất là trong các lĩnh
vực kinh doanh chuyên ngành, nhiều khi được xác định một cách tùy tiện và không
được lập luận một cách thuyết phục, và hậu quả là đã cản trở một cách bất hợp lý
quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp.Điều này gây khó khăn rất
lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.4. PHONG TỤC VÀ LỐI SỐNG
3.4.1. Các khái niệm liên quan
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong
quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác: lễ hội, trang phục, ẩm thực..
Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng
không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa
phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc.
Phong tục là cốt rễ của văn hóa.
3.4.2. Điểm tích cực của giao lưu văn hóa tới phong tục Việt Nam nói chung,
giới trẻ nói riêng


18

3.4.2.1. Là yếu tố quan trọng giúp gắn kết Văn hóa Việt Nam với nhân loại; giúp
giới trẻ được tiếp xúc với nền tinh hoa văn hóa thế giới.
Nhiều lễ hội giúp người Việt Nam thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán,
tôn giáo, tín ngưỡng của các nước trên thế giới; đồng thời tạo không khí ấm áp, quen
thuộc, vơi bớt nỗi nhớ quê hương của người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh
sống, du lịch,...
Cụ thể như: ngày lễ Noel - bắt nguồn từ du nhập đạo Thiên chúa Giáo; ngày Tết
Dương - ngày lễ chung mừng năm mới của đại đa số các quốc gia trên thế giới...
Ngày nay, hàng loạt các lễ hội Carnival được tổ chức ở Bà Nà Hill, Hạ Long và

gần đây nhất là 16-17/9 ở Phố đi bộ - Hồ Hoàn Kiếm đã cho người xem được thưởng
thức những màn trình diễn lung linh bởi các bộ trang phục cổ của Châu Âu, phân cảnh
của bộ phim “Ba chàng lính ngự lâm” nổi tiếng, các nghệ thuật văn hóa nổi tiếng ở
Phương Tây,....
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ
hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo
(chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác
(chiếm 0,5%).
3.4.2.2. Làm phong phú, đa dạng hơn các phong tục tập quán của nước nhà
Trên thực tế, không phải đến hiện tại, Việt Nam mới du nhập lễ hội từ nước
ngoài, sự có mặt của những phong tục, ngày lễ được gọi một cách dân dã như "bánh
trôi, bánh chay", "giết sâu bọ",... là sản phẩm thú vị của cha ông chúng ta trong quá
trình tiếp biến một số sản phẩm văn hóa từ nước ngoài một cách uyển chuyển, để từ đó
giúp người Việt Nam thêm quý trọng tình cảm gia đình, tổ tiên, trân trọng và yêu quý
trẻ em,...
3.4.2.3. Tiếp thu tinh hoa văn nước ngoài để quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra
thế giới thông qua các lễ hội có mô hình - phương thức của phương Tây, nổi bật như
Fesival
Nói đến festival là nói một loại hình sự kiện lớn hoặc siêu lớn được hình thành
nhằm phục vụ cho một phân khúc thị trường nào đó, có nguồn gốc từ phương tây, với
công nghệ tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống ở nước ta.
Các festival là cách thức tốt nhất biểu thị bản sắc địa phương, có thể mang lại lợi
nhuận về mặt kinh tế hay hiệu quả về mặt văn hóa xã hội.
Fesival Huế, Fesival Biển Nha Trang, Fesival pháo hoa Đà Nẵng, Fesival Hoa Đà
Lạt.... là các lễ hội Fesival vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam, được bạn bè thế giới biết
đến:
Festival Huế góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế với nhiều chương
trình giàu tính truyền thống như Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và
Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội,
đua trải…



19

Fesival Biển Nha Trang: giới thiệu 100 điểm đến thú vị của Nha Trang và Khánh
Hòa, triển lãm di sản văn hóa biển, các lễ hội yến sào, thủy sản, XQ Nha Trang, Hoa
quả sơn, biểu diễn dù bay quốc tế, hội thi kinh khí cầu châu Á, liên hoan nghệ thuật
điêu khắc cát quốc tế, liên hoan ẩm thực các vùng miền, hội thi bơi thúng – lắc thúng
trên biển…
Festival Hoa Đà Lạt thường được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm tại thành
phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Festival là cơ hội giới thiệu, quảng bá những sản vật địa
phương như nghề trồng rau và hoa danh tiếng cũng như nghề sản xuất rượu vang Đà
Lạt truyền thống.
3.4.2.4. Góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại; loại bỏ những hủ tục
tồn tại lâu đời
Như đã giới thiệu ở phần tri thức, du nhập văn hóa có những mặt tác động tích
cực tới tư duy con người. Có thể thấy, ở tất cả các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu
đều bắt nguồn từ tư duy trói buộc, hạn hẹp. Vì vậy, khi vốn hiểu biết của con người
được nâng cao, tư duy cải tiến thì tình trạng hủ tục cũng được giảm đi rất nhiều.
Ví dụ như: Đền Chín Gian thờ Thẻn Phà (trời) ở xã Châu Kim (huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An) khai hội vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm. Người dân ở đây để
tưởng nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập
mường, đã có tục ưu truyền từ xa xưa, là con trâu tế, sau khi thực hiện nghi lễ tắm
trâu, được chém tại sân lễ hội, sau đó làm thịt, đem tế các vị thần linh. Tuy nhiên, đến
năm 2015, tục này đã không còn tồn tại việc giết trâu nữa.
3.4.2.5. Giao lưu văn hóa là nền tảng của các công trình kiến trúc độc đáo
Mỗi quốc gia đều có những nền văn hóa mang bản sắc dân tộc riêng, được thể
hiện qua nếp sống cùng với môi trường sinh hoạt. Một trong những yếu tố thể hiện rõ
nét đặc điểm của nền văn hóa Dân tộc chính là phong tục ở, mà cụ thể hơn: kiến trúc
nhà ở. Kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ giao lưu, tiếp xúc nền văn hóa khác

lại có những chuyển biến khác nhau.
Chẳng hạn ở thời kỳ Bắc thuộc, ta có thể thấy những nét tương đồng giữa Cổ
cung Bắc Kinh và Tử Cấm Thành - Kinh thành Huế hay sự gống nhau giữa Văn Miếu
Quốc Tử Giám và Miếu Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông.
Trong quá trình xâm lược Việt Nam. thực dân Pháp đã đem nền văn minh của
mình vào nước ta. Xi măng, gạch, ngói từ đó cũng xuất hiện trong hoạt động xây dựng
nhà ở. Cho đến thời điểm hiện nay, dấu ấn của Pháp còn in lại trong rất nhiều công
trình kiến trúc của Việt Nam. Phải kể đến Nhà thờ Lớn Hà Nội - Nguyên thủy, nhà thờ
này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng
Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ
nước Việt Nam và các nước lân cận; Đại học Tồng hợp - Ngôi trường phảng phất dấu
hiệu của sự tìm tòi một hình ảnh kiến trúc phương Đông. Công trình được xây dựng
trong 4 năm (1923 - 1926). do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm
1926; Cầu Long Biên; Bốt Hàng Đậu, Phủ Chủ tịch, Tòa án Nhân dân Tối cao; ...


20

Trong thời kỳ hội nhập, các khu đô thị, khu biệt thự liền kề, các khu chung cư
như: Royal City, Times City, Ecopark, ... là hình mẫu của các công trình kiến trúc ảnh
hưởng bởi du nhập văn hóa nước ngoài.
3.4.3. Điểm tiêu cực của giao lưu văn hóa tới phong tục Việt Nam nói chung,
giới trẻ nói riêng
3.4.3.1. Mai một các phong tục truyền thống, lâu đời
Nhân dân ta từ xưa đến nay có hệ tư tưởng của Nho giáo: nhân - lễ - nghĩa. Lấy
ví dụ cụ thể trong ngày Tết Nguyên Đán, đây là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên
nhau sau những ngày làm việc vất vả. Người con thể hiện tình yêu thương tới bố mẹ
của mình, các phong tục truyền thống bởi thế mà ra đời như: thăm mộ tổ tiên, ông
Công ông Táo, mừng tuổi, xông nhà, hái lộc...Tuy nhiên, lối sống phương Tây hiện
nay ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩa cũng như lối sống của giới trẻ Việt. Một bộ

phận không nhỏ giới trẻ đã không ở nhà đón tết Nguyên Đán cũng gia đình, thay vào
đó là các chuyến du lịch tự thưởng cho một năm vất vả!
Nét đẹp ru con bằng ca dao, dân ca vắng dần.
3.4.3.2. Tác động tiêu cực tới lối sống, hành động của giới trẻ Việt
Trong lối sống của nhiều bạn trẻ ngảy nay thể hiện rất rõ những vấn đề tiêu cực
trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài.
Đối với hôn nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là đề cao trinh tiết của người
phụ nữ, tình đi đôi với nghĩa. Tuy nhiên, giới trẻ đang dội lên trào lưu sống thử, sống
gấp, nếu có về chung sống với nhau nhưng sẵn sàng ly hôn bỏ mặc con cái chỉ vì lý do
không hợp!
Các đại gia đình truyền thống từ nhiều thế hệ nhanh chóng tan rã và số con của
mỗi cặp vợ chồng đang ngày một ít đi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở Việt Nam đã giảm
từ 3% cách đây hai mươi năm xuống còn 1%. Việt Nam liệu có phải đối mặt với tình
trạng dân số già như nhiều quốc gia trên thế giới?
Tiêu chuẩn của người phụ nữa Phương Đông là “công - dung - ngôn - hạnh” cũng
bị biến dạng, mhường chỗ cho sự táo bạo, phô trương thậm chí là thác loạn.
Đây chính là hiện tượng không nhận thức đầy đủ về văn hóa của dân tộc dẫn đến
thị hiếu sai lệch, lệch chuẩn về giá trị đạo đức.
3.4.3.3. Giá trị văn hóa của một số vùng miền cao đang dần biến mất
Nước ta có tới 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng biệt. Thế
nhưng, nét văn hóa ấy đang thay đổi mỗi ngày, từ trang phục, tiếng nói đến những
phong tục truyền thống. Những nét văn hóa đó hoặc bị biến đổi hoặc bị phai nhạt,
thậm chí có nguy cơ biến mất.
Phúc Sen cách thị xã Cao Bằng khoảng 35km đi theo đường số 3. Nhìn bao quát
trong xã có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng với phong cách hiện đại, duy chỉ có bản
Nũng Vài là có nhiều ngôi nhà truyền thống còn được lưu giữ. Đây cũng là một bản có
thể dễ bắt gặp những người mặc trang phục dân tộc nhất ở đất Cao Bằng này. Lý do


21


trang phục truyền thống ở vùng này bị mai một là do du nhập quá nhiều văn hóa khác
vào. Ngoài học theo văn hóa ăn mặc của người kinh vì có tính hiện đại và tiện lợi thì
chuyện ăn mặc còn bị ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Đây là vùng giáp ranh biên
giới với Trung Quốc, thường xuyên diễn ra những hoạt động giao thương với đất nước
này.
Người trong bản đều cho rằng khi mặc những trang phục hiện đại thì việc tiếp
xúc với người Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Cứ như vậy, nhiều năm nay trang
phục truyền thống vải chàm bị mai một đi. Thậm chí, thanh niên trong bản có những
người chưa từng mặc trang phục truyền thống này bao giờ.
3.5. NGÔN NGỮ
3.5.1. Các khái niệm liên quan
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài
người, đảm bảo được mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên trong xã
hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình
thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Vì vậy trong quá trình du
nhập văn hóa. Văn hóa ngôn ngữ Việt Nam đạt được những mặt tích cực và không chỉ
tích cực, ngôn ngữ chúng ta cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Việc du nhập ngôn ngữ
nước ngoài vào trong nước.
3.5.2. Điểm tích cực của giao lưu văn hóa tới ngôn ngữ Việt Nam nói chung,
giới trẻ nói riêng
Trong quá trình giao lưu văn hóa. Ngôn ngữ của chúng ta đã đạt được rất nhiều
những thành tựu và cả những lợi ích của việc biết nhiều, hiểu các ngôn ngữ đã du nhập
vào nước ta. Nó đã đem lại những lợi thế cũng như cơ sở để phát triển đất nước.
3.5.2.1. Nâng cao khả năng sủ dụng ngoại ngữ
Trình độ tiếng Anh của người Việt Nam được nâng cao trong các năm gần đây.
Theo báo cáo EF EPI (Chỉ số thành thạo Anh ngữ), năm 2016, Việt Nam đứng thứ
31/72 trên thế giới (Tăng 8 hạng so với năm 2011) và xếp thứ 7/19 trong khu vực châu
Á.
3.5.2.2. Ngoại ngữ của chúng ta càng phát triển hơn tạo thuận lợi cho kinh tế đất

nước hợp tác với nước ngoài.
Và đối mỗi cá nhân khi chúng ta có khả năng về ngoại ngữ tốt thì công việc của
chúng ta sẽ thuận lợi hơn. Những nghiên cứu mới đây cho thấy nhân viên giỏi tiếng
Anh có thể nhận được mức lương, thưởng cao hơn 25 đến 35% so với những người
biết ít và không biết chút gì về tiếng Anh.
3.5.2.3. Ngôn ngữ kí hiệu được du nhập và sử dụng rộng rãi hơn
Hiện nay ngôn ngữ kí hiệu đang rât được ưa chuộng đối với người khiếm thính.
Nhiều trung tâm đào tạo và giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu được mở ra nhằm giúp người
khiếm thính được giao tiếp, tư duy, học hành và hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
3.5.2.4. Từ mượn từ nước ngoài nhiều khiến cho vốn từ vựng của ta phong phú
hơn


22

Theo thống kê của Viện ngôn ngữ học năm 2002 đã thu thập khoảng 3000 từ mới
các loại trong vòng 15 năm (1985-2000) từ mượn chủ yếu từ tiếng Anh.
Theo Nguyễn Quảng Tuân - Nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, vào năm 1992
cho biết có khoảng hơn 2000 từ gốc Pháp được sử dụng tại Việt Nam.
3.5.3. Điểm tiêu cực của giao lưu văn hóa tới ngôn ngữ Việt Nam nói chung,
giới trẻ nói riêng
Theo dòng cuôn của quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi
hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, xu
hướng hiện đại hóa của phát triển ngôn ngữ đang gây lên lo lắng cho xã hội ở các nước
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Qua những nghiên cứu trong những năm gần đây
cho thấy sự suy giảm, thậm chí làm méo mó chóng mặt về phương diện chuẩn văn hóa
ngôn ngữ mẹ đẻ trong toàn xã hội. Trước hết phải kể đến một số chương trình của các
làng giải trí, truyền hình quốc gia rồi đến các tin nhắn qua điện thoại, Facebook của
giới trẻ.
3.5.3.1. Lạm dụng ngoại ngữ mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

Trên các chương trình TV hiện nay hay trong giao tiếp hang ngày, người Việt hay
them thắt trộn lẫn những từ tiếng Việt với tiếng Anh trong 1 câu khiến cho câu văn bị
lộn xộn hỗn tạp khó hiểu. Họ sủ dụng những từ tiếng Anh thay vì sử dụng tiếng Việt.
3.5.3.2. Lạm dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ chat ở giới trẻ
Theo nghiên cứu cứ 100 bạn học sinh thì có 35 bạn sử dụng ngôn ngữ lóng, ngôn
ngữ chat thường xuyên. Việc sử dụng ngôn ngữ lóng hay ngôn ngữ chat có thể rất thú
vị bởi sự sang tạo và ngắn gọn của nó. Nhưng rất nhiều các bạn trẻ ở Việt Nam lại
đang lạm dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ chat. Ví dụ như “cá sấu, trẻ trâu, quẩy, …”ngôn ngữ lóng; “bit rui- biết rồi, wên- quên, …”- ngôn ngữ chat.
3.5.3.3. Ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày tại Việt Nam thay đổi
So sánh giữa ngày xưa và bây giờ. Cách giao tiếp của giới trẻ đối với người lớn
tuổi không còn lễ phép hay nhã nhặn như xưa. Việc sử dụng những câu nói tục ngày
càng được sử dụng nhiều hơn xưa. Và đối với một số người, những câu nói tục đã trở
thành câu cửa miệng của họ.
3.5.3.4. Mọi người càng ít giao tiếp với nhau ngoài đời hơn
Công nghệ internet ngày càng phát triển khiên mọi người sử dụng internet nhiều
hơn. Theo nghiên cứu của nhóm We Are Social Singapore cho thấy Việt Nam có 48%
người dân sử dụng mạng xã hội. việc họ nói chuyện với nhau thông qua nhắn tin qua
mạng xã hội sẽ tiết kiệm thời gian, không phải hẹn gặp nhau. Vì vậy số người nói
chuyện thông qua nhắn tin trên mạng xã hội sẽ nhiều hơn số người nói chuyện trực
tiếp với nhau. Có những người nói chuyện trên mạng xã hội thì nói rất nhiều, rất năng
nổ nhưng khi gặp nhau mặt đối mặt ngoài đời thì lại rất ít nói, khác hoàn toàn với trên
mạng xã hội.


23

3.6. ẨM THỰC
3.6.1. Các khái niệm liên quan
Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn
chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu

ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn
hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món
ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông
qua thương mại, buôn bán trao đổi . Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn
hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ
nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần".
Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia. Ẩm
thực cũng là một cách để mỗi đất nước quảng bá nền văn hóa của họ. Mỗi nền văn hóa
ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước
đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực
rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế giới
đang phát triển từng ngày. Bên cạnh những món ăn hiện đại là cả một kho tàng phong
phú về những món ăn.
Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá
cho nền ẩm thực của một quốc gia. Yếu tố ngoại lai có thể là do những cuộc chiến
tranh trong lich sử, do sự gần gũi về mặt địa lý cho phép người dân hai nước được
thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu những nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó, do
sự du nhập của những món ăn mới được truyền vào thông qua thế hệ trẻ. Tuy nhiên,
cho dù có du nhập những yếu tố ngoại lai như thế nào đi chăng nữa thì mỗi quốc gia
đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà.
3.6.2. Các tác động tích cực của giao lưu văn hóa ẩm thực đối với người dân
Việt, đặc biệt là giới trẻ
Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: “giao lưu hội nhập đã mang lại vô
số những mặt tích cực trong nền văn hóa nói chung và nền ẩm thực nước ta nói riêng”.
Vậy những mặt tích cực đó là gì?
3.6.2.1. Ẩm thực ngoại nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu ăn uống, khám phá
của giới trẻ Việt
- Ở Hà Nội các phố chè “ngoại” mọc lên nhanh. Mỗi con phố, một phong cách
chè khác nhau. Điểm qua có chè Thái, chè Hong Kong, chè Singapore, chè Malaysia…
Mỗi món có đến cả dãy cửa hàng tại một khu riêng biệt, với giá cả cạnh tranh chỉ từ

10.000 – 15.000 đồng/chén (bát).
- Trong khi đó, ở Sài Gòn, xu hướng giới trẻ đang chuộng các món ăn châu Á.
Món Topokki của Hàn Quốc, gần đây, là từ khóa được nhiều bạn trẻ săn lùng. Ở đường
Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình), giá Topokki chỉ 15.000 đồng/phần. Cục bột tròn dài
truyền thống của món này biến tấu thành nhiều hình dạng, xiên thành que, trông rất bắt
mắt.


24

- Thậm chí, nhiều món ăn Hàn chỉ thấy trong phim như odeng (xiên chả cá),
samgyusal (thịt nướng), gimbap (cơm cuộn) … cũng có ở khu ăn vặt tại quận 7.
- Không chỉ món ăn mà cách ăn cũng bị ảnh hưởng không ít từ ẩm thực nước
ngoài. Chẳng hạn, hiện có nhiều quán bán món hàu kiểu Tây. Đây vốn là món ăn khá
đắt đỏ nhưng nay cũng được tìm đến do hợp khẩu vị và được giới trẻ hiện nay ưa
chuộng.
3.6.2.2. Đồ ăn nhanh (fast food) du nhập vào Việt Nam giúp tiết kiệm thời gian,
chi phí nhưng vẫn mang hương vị hết sức độc đáo
Top 9 nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng Việt Nam: KFC(Mỹ), Lotteria (Hàn
Quốc), Jolibee(Ý), PizaaHut, Pizza Inn, Domino’s pizza, Burger King, Popeye’s,
Mcdonald’s.
3.6.2.3. Qua những lễ hội ẩm thực trên đất Việt, chúng ta có thể quảng bá những
nét đặc sắc trong nền ẩm thực nước nhà đến bạn bè năm châu
Có rất nhiều lễ hội ẩm thực đã và đang diễn ra trên đất Việt gây được đông đảo
sự chú ý của mọi người nhất là giới trẻ như: Food fest 2017 (7,8,9 /4/2017), K food
fair (2016), Việt-Hàn (2016), Five Continents Food Festival World Food (2017) …
3.6.2.4. Có nền ẩm thực được đánh giá là đứng thứ nhì thế giới về độ dinh
dưỡng, rất nhiều nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài được dân bản địa rất tin dùng và ưa
chuộng
5 địa chỉ ẩm thực Việt ở nước ngoài nổi tiếng thế giới

Bonjour Vietnam, Đan Mạch.
Little Vietnam, singapore.
Phở Bình trailer, houston, Mỹ.
Cây tre, London, Anh.
HaNoi&Hanoi, Tokyo, Nhật Bản.
3.6.3. Các tác động tiêu cực của giao lưu văn hóa tới nền ẩm thực Việt Nam
Song song với những điểm tích cực thì việc lạm dụng quá mức vào giao lưu, hội
nhập cũng mang đến một số điểm tiêu cực cho nền ẩm thực Việt.
3.6.3.1. Việc lạm dụng thức ăn nhanh quá nhiều cũng mang đến rất nhiều tác hại,
nhất là đối với giới trẻ
5 tác hại của đồ ăn nhanh:
Gây béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, các bệnh về xương và khớp, các bệnh về
đường tiêu hóa, phá hoại làn da.
3.6.3.2. Ẩm thực ngoại du nhập tràn lan làm mai một dần những hương vị quê
hương đã tồn tại lâu đời


25

Sự sáng tạo và phát triển mạnh mẽ của ẩm thực đã giúp cho rất nhiều món ăn
được du nhập vào nước ta. Luôn có những món mới xuất hiện, lên ngôi và trở thành xu
hướng cho giới trẻ. Nhưng cùng với đó là có những món ăn truyền thống đã dần bị
lãng quên.
Ngành bánh ngày nay đã phát triển tới mức có vô vàn các loại bánh mặn, ngọt
khác nhau. Nguồn gốc xuất xứ cũng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Có những món
bánh Pháp, bánh Nhật, Ý, Đan Mạch, Mỹ… khiến nhiều người mê mẩn. Thế nhưng,
cũng có rất nhiều món bánh cổ truyền ngon của Việt Nam mà giới trẻ thậm chí chưa
từng biết đến và thưởng thức.
Vd: bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cáy Thái Bình, bánh rợm hay bánh gừng
Bình Thuận …

3.6.3.3. Với sự du nhập của văn hóa ẩm thực ngoại làm các món ăn Việt đang
ngày bị biến thể và hỗn độn
Theo TS Nguyễn Nhã, người sang lập Viện Ngiên cứu ẩm thực việt Nam và Dự
án bếp Việt đã tổ chức Bàn tròn ẩm thực Giữ gìn bản sắc và giá trị ẩm thực truyền
thống Việt Nam với sự tham dự của GS Trần Văn Khê cùng nhiều chuyên gia ẩm thực
nổi tiếng.
Theo ông “Ẩm thực Việt Nam hiện nay rất hỗn độn, lai tạp, đang bị lạc hướng vì
sự thiếu ý thức. Sử dụng hóa chất bừa bãi, thức ăn kém vệ sinh, kém tươi sống, nhiều
giá trị, tinh hoa ẩm thực bị biến dạng. Mình là người Việt, ở nước Việt nhưng vào
nhiều nhà hàng lại thấy bày nước tương trên bàn ăn chứ không phải nước mắm. Theo
tôi, nhà hàng Việt là phải có nước mắm, cùng lắm thì bày cả nước mắm lẫn nước
tương chứ không chỉ bày có nước tương…”
Nếu cứ biến thể vô tội vạ như vậy thì chắc chắn thế hệ sau, nhất là giới trẻ sẽ
không bao giờ có thể phân biệt và chế biến những món ăn thuần Việt.
3.6.3.4. Vấn đề nhập khẩu thực phẩm bẩn đang diễn ra hết sức phức tạp mang lại
hậu quả hết sức khôn lường
Nhập khẩu thực phẩm ngoại đã qua sơ chế đang là một xu thế mới tại Việt Nam
với nhiều mặt lợi và hại khác nhau. Việc chưa có các biện pháp quản lý và chế tài xử
phạt nghiêm minh dẫn đến tình trạng nhập lập và hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm còn xảy ra rất phổ biến.
3.7. THỜI TRANG
3.7.1. Các khái niệm liên quan
Thời trang là một thói quen hoặc phong cách phổ biến, đặc biệt về quần áo,
giày dép, phụ kiện thời trang, trang điểm, cơ thể hay nội thất trong nhà. Ngoài ra, thời
trang là một xu hướng đặc biệt và không thay đổi trong phong cách diện đồ của một
người. Đó là những phong cách đang thịnh hình và những sáng tạo mới nhất của các
nhà thiết kế trang phục.



×