Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án lớp 4 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.51 KB, 22 trang )

TUẦN 18
Ngày dạy: Thứ hai /24/12/2018
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

Toán:
I.MỤC TIÊU:
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 9. Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9
trong một số tình huống đơn giản.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 2
- Giáo dục học sinh thích học toán và yêu thích môn toán.
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tư duy toán học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK, bảng phụ.
-HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
-GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2.Hình thành kiến thức:
HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 9
Việc 1: Em đọc thông tin SGK và tìm ra các số chia hết cho 9 và các số không chia hết
cho 9.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn về các số chia hết cho và các số không chia hết cho 9.
Việc 3: Các nhóm đại diện báo cáo cô giáo. Nghe GV chốt:
- Các số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 9.
- Các số không chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số không chia hết cho 9.
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh nhận biết được các số chí hết cho 9 và các số không chia
hết cho 9
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.


- Kĩ thuật: Viết ngắn, trình bày miệng.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1: SGK (T 97 ): Trong các số sau, số nào chia hết cho 9: 5643, 1999; 108;
29385.
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ .
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớpchia sẻ. Nghe GV chốt:


-Tiêu chí ĐGTX: Học sinh biết tìm ra các số chia hết cho 9.
-Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643;
+Học sinh làm bài nhanh, chính xác tích cực hợp tác với bạn.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài tập 2: SGK (T 97) Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9: 96; 108;
7853; 5554; 1097
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả và cách làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm với cô
giáo. Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh tìm được các số không chia hết cho 9.
Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853, 5554
+ Hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em chọn 5 số tự nhiên bất kì, xét xem các số đó có chia hết cho 9 hay không.
..................................................................

Tập đọc:
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút ) ;
bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc được 3
đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài ; nhận biết được các nhân vật
trong bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.* HS
có năng lực nổi trội đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ
đọc trên 80 tiếng / phút ).
- Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vươn lên .
- Tự quản, tự tin, tự học và hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng ở HKI theo yêu cầu.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Ban VN tổ chức trò chơi
Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài đọc
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


HĐ 1. Kiểm tra tập đọc và HTL
Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :

+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.
+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
HĐ 2: Bài tập: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ
điểm: “ có chí thì nên” và “ Tiéng sáo diều”
Việc 1: NT điều hành các bạn chia sẻ trong nhóm theo từng nội dung
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước
lớp:
Việc 3:, Nghe cô giáo nhận xét, bổ sung nội dung ghi ở từng cột, lời trình bày của HS
có rõ ràng, mạch lạc..
Tiêu chí đánh giá:
+Học sinh lập được bảng tổng kết các bài tập đoc theo hai chủ điểm có chí thì nên và
tiếng sáo diều.
+ Phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại các bài tập đọc cho người thân nghe
..................................................................
Chính tả:
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học ( BT2 ) ; bước đầu biết
dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hơp với các tình huống cho trước
( BT3 ).* HS NK dùng thành ngữ , tục ngữ một cách linh hoạt , sáng tạo
- Giáo dục HS thái độ học tập nghiêm túc.

- Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo yêu cầu.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trò chơi tự đặt 1 câu kể


- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1; KT tập đọc và HTL
- Nêu y/c kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.
+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
2. Bài tập: Chọn các thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên
nhủ bạn
Việc 1: Đọc y/c BT, suy nghĩ và thảo luận cùng bạn

Việc 2: Chia sẻ trong nhóm, thư kí viết vào bảng các câu thành ngữ , tục ngữ .
- Việc 3: Huy động kết quả trên bảng nhóm
- Tiêu chí đánh giá:

+ Học sinh chọn được các thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên
nhủ bạn:
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao: Có chí thì nên, có công mài sắt,có
này nên kim; Người có chí thì nên; Nhà có nền thì vững.
b. Nêu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Lửa thử
vàng, gian nan thử sức; Thất bại là mẹ thành công….
c. Nếu bạn em dễ thay đổi theo người khác: Ai ơi đã quyết thì hành; đã đan thì lận
tròn vành mới thôi; Hãy lo bề chí câu cua; dù ai câu chạch câu rùa
+ Học sinh hoàn thành bài tập nhanh, chính xác.
+Vận dụng vào học tập hằng ngày.
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-Em tìm hiểu thêm một số thành ngữ, tục ngữ và đọc cho người thân nghe
---------------------------------------------------------Kể chuyện:
ÔN TẬP TIẾT 3
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở
bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (
- Giáo dục HS ý thức ham học, chịu khó học tập.


- HS hợp tác nhóm tốt, vận dụng được vào học tập hằng ngày
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL.
- Bảng phụ ghi nội dung về 2 cách mở bài 113 và 2 cách kết bài trang 122, SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

*

Khởi động
Việc 1: Ban VN tổ chức lớp hát.
Việc 2: Nghe cô giáo nêu mục tiêu, nội dung tiết học

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL ( thực hiện như ở tiết 1)
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.
+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
HĐ 2. Viết một mở bài theo kiểu gián tiếp, một kết bài theo kiểu mở rộng cho đề
TLV “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”
Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm truyện Ông trạng thả diều. Đọc lại ghi nhớ cách
mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
- Tự viết vào vở BT theo y/c
Việc 2: HS nối tiếp nhau đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh viết được mở bài theo kiểu gián tiếp và một kết bài theo kiểu mở rộng cho
đề bài tập làm văn.
+ Học sinh rèn tính cẩn thận khi làm bài.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà đọc lại bài của em cho người thân nghe.
---------------------------------------------------Lịch sử:
QUẢNG BÌNH THỜI NGUYÊN THỦY
I,Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được một số di vật, di chỉ khảo cổ chứng tỏ QB là vùng đất hiện diện trong


lịch sử dân tộc VN ngay từ thời tiền sử.
- Biết sơ lược về di chỉ khảo cổ Bàu Tró
2. Kỹ năng:
- Mô tả được đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở QB thời nguyên thủy
3. Thái độ:
- Tự hào về truyền thống và lịch sử lâu đời của quê hương QB , trân trọng, giữ gìn
những di vật , di chỉ khảo cổ.
4.NL : Thu thập thông tin ,giải quyết vấn đề.Hợp tác nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động tiết học.
- Giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1. Tìm hiểu về dấu tích thời nguyên thủy trên đất QB.
Việc 1: HS đọc thông tin SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Những di vật, di chỉ khảo cổ nào chứng tỏ QB là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân
tộc VN ngay từ thời tiền sử?
? GV dưạ vào vốn hiểu biết của các em tìm hiểu về di chỉ khảo cổ Bàu Tró và các di vật
, di chỉ khảo cổ có ở địa phương đang sinh sống?

Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận.
\
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình.
=> GV kết luận : QB là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân tộc VN ngay từ thời
tiền sử. Di chỉ khảo cổ Bàu Tró ở Đồng Hới được lấy tên để đặt tên cho một loại
hình văn hóa, đó là văn hoá Bàu Tró.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết được QB là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân tộc VN ngay từ thời tiền sử.
Di chỉ khảo cổ Bàu Tró ở Đồng Hới được lấy tên để đặt tên cho một loại hình văn hóa,
đó là văn hoá Bàu Tró
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp
- Phương pháp: Vấn đáp.gợi mở
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
HĐ2:Tìm hiểu về đời sống và sinh hoạt của cộng đồng cư dân QB thời nguyên
thủy.
Việc 1: HS đọc thông tin SGK .
? Em hãy mô tả đời sống và sinh hoạt của cộng đồng cư dân QB thời nguyên thủy?
? Vì sao nghề luyện kim và chế tác công cụ bằng kim loại có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng?
? Ở địa phương hiện nay còn lưu giữ những tập tục có tính truyền thống nào của người
tiền sử?
Việc 2: - Làm việc theo cặp trả lời câu hỏi:
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.


=> GV kết luận
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết mô tả đời sống và sinh hoạt của cộng đồng cư dân QB thời nguyên thủy
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp
- Phương pháp: Vấn đáp.gợi mở

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng người thân tự hào về truyền thống và lịch sử lâu đời của quê hương QB , trân
trọng, giữ gìn những di vật , di chỉ khảo cổ.
----------------------------------------------------Ngày dạy: Thứ ba /25/12/2018
Toán:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I.MỤC TIÊU:
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 3. Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong
một số tình huống đơn giản.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 2
- Giáo dục học sinh yêu môn toán
- Phát triển năng lực tự học và hợp tác nhóm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK, bảng phụ.
-HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
-GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2.Hình thành kiến thức:
HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 3
Việc 1: Em đọc thông tin SGK và tìm ra các số chia hết cho 3 và các số không chia hết
cho 3.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn về các số chia hết cho và các số không chia hết cho 3.
Việc 3: Các nhóm đại diện báo cáo cô giáo. Nghe GV chốt:
- Các số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.
- Các số không chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh nhận biết được các số chía hết cho 3 và các số không chia

hết cho 3
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Viết ngắn, trình bày miệng.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài tập1: SGK (T 98 ): Trong các số sau, số nào chia hết cho 3: 231, 109; 1872;
8225; 92313
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ .
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớpchia sẻ. Nghe GV chốt:
-Tiêu chí ĐGTX: Học sinh biết tìm ra các số chia hết cho 3.
-Số chia hết cho 3 là: 231, 1872; 92313
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Phương pháp: Quan quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Viết ngắn, trình bày miệng.
Bài tập 2: SGK (T 98) Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3: 96, 502,
6823; 55553; 641311
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả và cách làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm với cô
giáo. Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh tìm được các số không chia hết cho 3.
Số không chia hết cho là: 502, 6823; 55553; 641311
+ Hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Em chọn 5 số tự nhiên bất kì, xét xem các số đó có chia hết cho 3 hay không.
----------------------------------------------------TLV:
ÔN TẬP TIẾT 4
I . MỤC TIÊU: Giúp HS
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe -viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ / 15 phút ) , không mắc quá 5 lỗi
chính tả ; trình bày đúng bài thơ 4 chữ ( Đôi que đan ).
* HS NK viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 80 chữ/ 15 phút); hiểu nội
dung bài .
- HS có ý thức học tập nghiêm túc, luyện viết chữ đẹp.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
II .CHUẨN BỊ:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


*
1. Khởi động
Việc 1: Trưởng ban VN cho lớp hát 1 bài hát
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Kiểm tra TĐ và HTL
Cách kiểm tra như ở tiết 1.
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.

+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
2. Nghe- viết: Đôi que đan
Việc 1: HS nghe cô giáo đọc và viết bài thơ vào vở
Việc 2: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Việc 3: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai
GV theo dõi, giúp các HS còn chậm.
*Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết từ khó của HS
+ Viết chính xác từ khó có trong bài.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều, trình bày đẹp.
+ Phát triển năng lực tự học.
-Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em chia sẻ với người thân bài thơ và chữ viết của
.................................................................
Ngày dạy: Thứ ba /25/12/2018
LT&C:
ÔN TẬP - TIẾT 5
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Tiếp tục ôn tập các bài tập đọc và HTL- Mức độ như ở tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt CH xác định bộ phận
đã học: Làm gì? Thế nào? Ai?
- HS KG đọc diễn cảm được đoạn văn
- HS hợp tác nhóm tốt, vận dụng được vào học tập hằng ngày.


II. CHUẨN BỊ.

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.
+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn. Đặt câu hỏi cho bộ
phận được in đậm
: Cá nhân làm vào VBT
: Đổi chéo kiểm tra, bổ sung, trao đổi các thông tin với nhau
: Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh tìm được các dạn từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn:
Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí, quần áo, Tu dí,
Phù Lá, H mông
Động từ: dừng lại, chơi đùa
Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
+ Học sinh phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.

+ Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em đọc lại các bài tập đọc cho người thân nghe
---------------------------------------------Ngày dạy: Thứ tư /26/12/2018
Tập đọc:
ÔN TẬP - TIẾT 6
I. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Tiếp tục ôn tập đọc và HTL, mức độ như tiết 1
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài
theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng
- Giáo dục Hs sử dụng từ ngữ trong nói viết một cách trong sáng.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm tốt.
II. CHUẨN BỊ.
VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Việc 1: Cá nhân tự ôn luyện.
Việc 2: Đọc cho nhau nghe. Đánh giá, nhận xét
Việc 3: Đọc bài trước nhóm. Nhận xét.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được các bài đọc đã học.

+ Học thuộc lòng được các bài thơ.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Bài 2: Cho đề TLV sau: “Tả một đồ dùng học tập của em”
a) Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả thành dàn ý
b) Hãy viết:
- Phần mở bài theo kiểu gián tiếp
- Phần kết bài theo kiểu mở rộng
Việc 1: em đọc đề bài
Việc 2: em quan sát và viết dàn ý đồ dùng học tập
Việc 3: Em viết MB theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng
Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh về dàn ý và 2 đoạn văn MB, KB
: Trưởng ban HT cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Học sinh viết được dàn ý cho đề tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập của em.
+ Học sinh nêu lại được cấu tạo của tiếng.
+ Học sinh phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
+ Học sinh tự tin trình bày bài làm trước lớp.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân ôn lại MB gián tiếp và kết bài mở rộng
......................................................................
Toán:
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia
hết cho 2 vừa chia hết cho 5; vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình

huống đơn giản.
- HS làm đúng các bài tập : BT1, BT2, BT3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
- Phát triển tự tin hợp tác nhóm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK, bảng phụ.
-HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
-GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1: SGK (T 98): Trong các số 3451; 4563; 2050; 2229; 3576; 66816:
a) Số nào chia hết cho 3
b) Số nào chia hết cho 9
c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ .
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớpchia sẻ. Nghe GV chốt:
-Tiêu chí ĐGTX: Học sinh tìm được số chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9. số chia
hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
a) Số chia hết cho 3: 4563; 2229; 3576; 66816
b) Số chia hết cho 9: 4563; 66816
a) Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 2229; 3576
+Học sinh làm bài nhanh, chính xác tích cực hợp tác với bạn.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài tập 2: SGK (T98): Tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho

a) 94… chia hết cho 9
b) 2…5 chia hết cho 3
c) 24… chia hết cho 3 và chia hết cho 2
-


Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở ô li.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách làm
- Tiêu chí đánh giá TX: Học sinh tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống
a) 945 chia hết cho 9
b) 225; 255; 285 chia hết cho 3
c) 762; 768 chia hết cho cả 3 và 2
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài tập 3: SGK (T 98) Câu nào đúng, câu nào sai
a) Số 13 465 không chia hết cho 3
b) Số 70009 chia hết cho 9
c) Số 78435 không chia hết cho 9
d) Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 vừa chi hết cho 5
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả và cách làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm với cô
giáo. Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh biết dựa vào dấu hiệu chia hết để điền Câu nào đúng, câu
nào sai
a) Đ b) S c) S d) Đ
+ Hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.

+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em cùng người thân ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
-------------------------------------------------------TLV :
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HK1
(Đề kiểm tra của Nhà trường)
------------------------------------------------------Ngày dạy: Thứ năm /27/12/2018
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Làm đúng BT1, BT2, BT3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.


- Phát triển năng lực tự tin hợp tác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK, bảng phụ.
-HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
-GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1: SGK (T 99): Trong các số 7435; 4568; 66811; 2050; 2229; 35766:
a) Số nào chia hết cho 2
b) Số nào chia hết cho 3

c) Số nào chia hết cho 5
d) Số nào chia hết cho 9
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ .
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớpchia sẻ. Nghe GV chốt:
-Tiêu chí ĐGTX: Học sinh tìm được số chia hết cho 2,3,5,9
a) Số chia hết cho 2: 4568; 2050; 35766
b) Số chia hết cho 3: 2229; 35766
a) Số chia hết cho 5: 7435; 2050
d) Số chia hết cho 9: 35766
+Học sinh làm bài nhanh, chính xác tích cực hợp tác với bạn.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài tập 2: SGK (T99): Trong các số 57234; 64620; 5270; 77285
a) Số nào chia hết cho cả 2 và 5
b) Số nào chia hết cho cả 3 và 2
c) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5, 9

Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở ô li.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách làm
- Tiêu chí đánh giá TX: Học sinh tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống


a) Số chia hết cho 2 và 5: 64620; 5270
b) Số chia hết cho 3 và 2: 57234; 64620
d) Số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9: 64620
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày

- Phương pháp: PP viết, vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài tập 3: SGK (T 99) Tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho
a) 5…8 chia hết cho 3
b) 6…3 chia hết cho 9
c) 24… chia hết cho cả 3 và 5
d) 35… chia hết cho cả 2 và 3
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả và cách làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm với cô
giáo. Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
Chốt: Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
- Tiêu chí ĐGTX: Học sinh biết dựa vào dấu hiệu chia hết để điền Câu nào đúng, câu
nào sai
a) 528 (558; 588) chia hết cho 3
b) 603 (693) chia hết cho 9
c) 240 chia hết cho cả 3 và 5
d) 354 chia hết cho cả 2 và 3
+ Hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: PP viết, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đánh giá bài làm của học sinh
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Em cùng người thân ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
----------------------------------------------------LT&C :
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK1
( Đề kiểm tra của Nhà trường
----------------------------------------------------Địa lý :
Kiểm tra học kì 1
Đề nhà trường.

----------------------------------------------------Khoa học :
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I/ Mục tiêu
Sau bài học, hs biết:
* KT: Làm thí nghịêm chứng minh:
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
- Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : Thổi bếp
lửa cho lửa cháy to hơn , dập tắt lửa khi có hỏa hoạn .


* KN: Vận dụng kiến thức bài học vào trong đời sống.
* NL: Phát triển năng lực tự học,tự giải quyết vấn đề,hợp tác nhóm
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
- CTHĐTQ điều hành lớp khởi động tiết học
.- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô - xi đối với sự cháy
Việc 1: Cá nhân chuẩn bị dụng cụ như hình 1,2 SGK/ 70
- Y/c HS đọc thí nghiệm SGK tr 70
Việc 2: Y/c HS hoạt động nhóm 4,làm thí nghiệm và thảo luận câu hỏi:
-Cây nến trong lọ thủy tinh nào cháy lâu hơn? Tại sao?
Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Càng nhiều không khí thì càng nhiều ô –xi để duy trì sự cháy lâu
hơn.

* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs làm thí nghiệm và biết được cây nến trong lọ thủy tinh cháy lâu hơn vì trong lọ
thủy tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ.Mà trong không khí có chứa
khí ô- xi duy trì sự cháy.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp :Quan sát sản phẩm.Vấn đáp.
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách duy trì sự cháy
Việc 1: Y/c HS đọc to thí nghiệm mục1 ,2 trang 70
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình minh hoạ H 4,5 SGK trang 70,71
Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày
Chốt : Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không
khí cần được lưu thông
* Tiêu chí đánh giá:
+HS biết được để duy trì sự cháy cần phải liên tục cung cấp không khí.Vì không khí
cần được lưu thông thì sự cháy mới được diễn ra liên tục..
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp :Quan sát .Vấn đáp.


* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
.HĐ3: Ứng dụng trong cuộc sống
Việc 1: Cá nhân QS SGK hình 5 SGK/ 71
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
Làm thế nào để ngọn lửa ở trong bếp than và bếp củi không bị tắt ?
Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày
Chốt : Các ý kiến đúng của các nhóm
* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp củi thì ta có thể dùng tro bếp phủ kín ngọn
lửa.Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than ,ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại.

+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp : Vấn đáp
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- HS đọc mục bạn cần biết
-.Về nhà chia sẻ với người thân :Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn , dập tắt lửa khi có
hỏa hoạn .
----------------------------------------------------ÔL- TV:
TUẦN 18.
I MỤC TIÊU
- Đọc và hiểu được câu chuyện Bà tôi. Hiểu được tình cảm yêu thương của bà và cháu.
- Dùng được câu hỏi vào mục đích khác.
- HS yêu thích môn học.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị ĐDDH: Vở Em tự ôn luyện TV4, tập 1.
III. Điều chỉnh hoạt động :
- HS thực hiện từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp.
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS làm được bài chính tả phân biệt
được âm tr/ch.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Biết viết lại tên địa lí chưa được viết hoa trong
đoạn văn.
Bài tập ôn luyện:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh đọc bài : Bà tôi và trả lời được các câu hỏi.
+ Học sinh biết được nội dung của câu chuyện: Hiểu được tình cảm yêu thương yêu
của bà và cháu.
+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực.
+ Phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: vấn đáp

-Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
IV.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện như phần ứng dụng
-----------------------------------------------------


Khoa học :
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, hs biết:
* KT :Nêu được con người , động vật , thực vật phải có không khí để thở thì mới sống
được.
* KN :Xác định vai trò của khí Ô- xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến
thức này trong đời sống.
* TĐ : Giáo dục ý thức say mê học môn.
* NL : Tự học,tự giải quyết vấn đề,hợp tác nhóm
* THGDBVMT : GDHS có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK
- Sưu tầm một số hình ảnh về người bệng được thở bằng ô – xi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*.Khởi động: (5’)
- GV điều hành lớp chơi trò chơi hộp thư di động trả lời câu hỏi:
- Khí ô xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ?
- Khí ni tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ?
* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs nêu được khí ô xi để duy trì sự cháy.Khí ni tơ không duy trì sự cháy nhưng nó
giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.

* Phương pháp : Vấn đáp
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
.- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
- Việc 1: Cá nhân thực hiện theo hướng dẫn ở mục như hình 1,2 SGK/ 72
-Việc 2: Y/c HS hoạt động nhóm 4, thảo luận câu hỏi:
- Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động của con người.
* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs nêu dẫn chứng để chứng minhcon người cần không khí để thở.xác định vai trò
của khí ô xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời
sống.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp : Vấn đáp
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
Hoạt động 2: . Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật


Việc 1: Y/c HS QS hình 3,4 trang 72
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm 4, thống nhất ý kiến
Tại sao sâu bọ và cây trong hình 3b,4b bị chết ?
Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày
Chốt : Giúp HS thấy rõ tác dụng của không khí đối với con người, động vật, thực
vật.
* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs nêu dẫn chứng để chứng động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp : Vấn đáp
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh

HĐ3: Ứng dụng vai trò của ô xi trong cuộc sống
Việc 1: Cá nhân QS SGK hình 5,6 SGK/ 73
Việc 2: - Y/c HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
+ tên dụng cụ của người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước.
+tên dụng cụ giúp cho nước trong bẻ cá có nhiều không khí hoà tan
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
* THGDBVMT : Chúng ta làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ?
Việc 3: Chia sẻ, đại diện một số nhóm lên trình bày
Chốt : Con người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô- xi để thở
* Tiêu chí đánh giá:
+ Hs xác định vai trò của khí ô xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong
đời sống.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
* Phương pháp : Vấn đáp
* Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời/tôn vinh
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- HS đọc mục bạn cần biết
- .Về nhà chia sẻ với người thân cần phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
----------------------------------------------------Ngày dạy: Thứ sáu /28/12/2018
Toán:
KIỂM TRA HỌC KÌ 1: ĐỀ CỦA TRƯƠNGTRƯỜNG
(Đề ra sau đây của giáo viên mang tính chất ôn tập)
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra các kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia số có có hai, ba chữ số đã học, các dâu
hiệu chia hết
- Đổi đơn vị đo, giải toán có lời văn có đến ba bước tính
- KT về nội dung hình học


- Giáo dục tính linh hoạt, khái quát hóa các dạng toán đã học

II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: HS nhận phiếu bài tập từ cô giáo
Việc 2: HS làm bài trong thời gian 30 phút
Việc 3: Nộp bài cho cô giáo
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1. Viết số bé nhất có 6 chữ số .....................
Viết số lớn nhất có 5 chữ số ......................
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
421573 + 347619
618093 - 472638
403 Í 214
15792 : 4
Bài 3. Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống sao cho:
a, 58¨ chia hết cho 2.
b, 34¨ chia hết cho 3 .
c, 640¨chia hết cho 5.
d, 6 ¨2 chia hết cho 3 và 9.
Bài 4. >, <, =
2954 cm2.......29 dm250cm2 40dm2 18 cm2 ......... 40018cm2
6 tấn 512 kg........6512 k
876 kg ............. 8 tạ 6 yến
Bài 5. Tính giá trị biểu thức:

532675 + 4836 : 39
Bài 6. Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi là 462 m. Tính chiều dài, chiều rộng của
vườn hoa đó, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng là 16 m.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: cùng người thân ôn các kiến thức đã học
----------------------------------------------------ÔL-T: TUẦN 18: KHỞI ĐỘNG, ÔN LUYỆN BÀI 7,8 VẬN DỤNG .
I.MỤC TIÊU:
- Tính được giá trị của biểu thức. Giải được dạng toán tính diện tích hình cữ nhật
- Vận dụng làm được các bài tập 7, 8.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Bài 7 (T 95):Tính:
- Tiêu chí đánh giá TX: HS tính được giá trị của biểu thức
+ Rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin trình bày.
- Phương pháp: Quan sá sản phẩmt, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 8 (T95): Giải toán
- Tiêu chí đánh giá TX: HS giải được bài toán tính diện tích hình cữ nhật
+Rèn tính tư duy, hợp tác, tính chính xác và; tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.


- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
III HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà cïng víi người thân hoàn thành phần vận dụng
.................................................................
Sinh hoạt tập thể:
SINH HOẠT ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động của Chi đội tuần 18

- Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 19
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Sinh hoạt văn nghệ:
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Sinh hoạt Đội: Nhận xét hoạt động tuần 18
- Đại diện các phân đội nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- BCH chi đội nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
Đội viên tham gia phát biểu ý kiến.
Việc 1: Nghe ý kiến góp ý của chị phụ trách
+Nhìn chung các Đội viên đã duy trì tốt các nề nếp: Vệ sinh lớp học, không xả rác bừa
bãi.
+Tập họp ra vào lớp khá nhiêm túc. Tự quản đầu buổi tốt.
+ Các phân đội đã làm việc nghiêm túc, đúng trách nhiệm về các đội viên của phân
đội mình
+ Phong trào thi đua học tập khá sôi nổi
+ Đã tham gia tốt hoạt động 22.12 theo kế hoạch: tham gia HKPĐ cấp trường vào
ngày 20.12
+ Tồn tai: Một số đội viên còn quên sách, vở ở nhà, quên đeo khăn quàng đỏ…
* Kế hoạch tuần 19

Chị phụ trách phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới :
+ Tiếp tục ổn định nề nếp, ôn tập để kiểm tra học kì
+ Tham gia tốt CLB Tiếng Anh tăng cường của trường. Đi học đúng lịch của Nhà
trường
+ Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân
+ Trang trí lớp học, bổ sung các bài viết ở góc thân thiện
+ Chăm sóc tốt công trình măng non
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
GVCN nêu gương một số đội viên ngoan, chăm chỉ ý thức tốt để các bạn khác
học tập





×