Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án lớp 4 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.92 KB, 26 trang )

TUẦN 19
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019
Toán:
KI - LÔ- MÉT VUÔNG
(Điều chỉnh: Cập nhật thông tin diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2017) trên mạng:
3358 ki lô mét vuông.)
I. Mục tiêu:
*KT: - Biết ki-lô mét vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc, viết đúng các số đo diện tích
theo đơn vị đo ki -lô-mét vuông.Biết 1km2 =1 000 000 m2 và ngược lại .
Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2. và ngược lại.
*KN: Vận dụng tốt kiến thức vào làm bài tập. BTCL: bài 1,bài 2, bài 4b.
*TĐ: Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán.
*NL: Tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp hợp tác.
II.Chuẩn bị:
- Có thể sử dụng tranh cánh đồng, khu rừng.
III. Hoạt động dạy-học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động.
- Nghe GV nhận xét bài HK I
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Giới thiệu ki-lô-mét vuông
Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, rừng cây, một khu vườn…người ta thường
dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông
- Giới thiệu tranh, ảnh mnh họa.
- Ki- lô-mét vuông là đơn vị do diện tích có cạnh dài 1 ki-lô-mét.
- Ki- lô-mét vuông viết tắt là km2 1 km2 = 1000 000 m2
Đánh giá:
-TCĐG: + Biết km2 là đơn vị đo diện tích lớn nhất.
+ Đọc, viết đúng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
+ Nắm mối quan hệ giữa đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông và mét vuông.
+ Giáo dục HS biết tự giác.


+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài 1; bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Em tự đọc kĩ nội dung bài tập 1 và 2. Rồi tự làm vào vở BT.
- Em chia sẻ kết quả với bạn
- Trình bày trước lớp. Chốt kết quả đúng.
Kết quả: 1 km2 = 1000000 m2
1000000 m2 = 1 km2
1 m2 = 100 dm2
5 km2 = 5000000 m2
32m2 49 dm2 = 3249 m2
2000000 m2 = 2 km2
Đánh giá:
-TCĐG: + Đọc, viết đúng đơn vị đo diện tích ki-lô –mét vuông.


+ Nắm mối quan hệ giữa đơn vị đo diện tích đã học.
+ Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích đã học.
+ Giáo dục HS biết tự giác.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 4b: Chọn ra số thích hợp
- Việc 1: Cá nhân tự làm vào vở
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả bài làm
- Trình bày trước lớp : Diện tích nước Việt Nam là: 330 991km2
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được độ lớn của đơn vị đo diện tích ki-lô –mét vuông.

+ Ước lượng được diện tích nước Việt Nam là 330 991km2
+ Giáo dục HS biết tự giác.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hỏi người thân về diện tích của huyện, tỉnh mình đang sinh sống.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được diện tích của huyện, tỉnh mình đang sinh sống.
------------------------------------------Tập đọc:
BỐN ANH TÀI
I. Mục tiêu:
*KT: Biết đọc với giọng kể chuyện bước đầu biết biết nhấn giọng với những từ ngữ thể
hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
*KN: Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của
bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
*NL: Tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp hợp tác.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy-học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Nghe GV nhận xét kết quả HKI
Việc 2 : Nghe giới thiệu bài và mục tiêu bài đọc
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc.
1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi
Việc 1: Luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm (5 đoạn), nhóm trưởng theo dõi,
chữa chỗ đọc sai cho bạn.



Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các nhóm đọc trước lớp.
Việc 3: Luyện đọc các câu dài trên bảng phụ
- Đọc, hiểu các từ được chú giải.
Đánh giá:
- TCĐG: + Đọc to, rõ ràng, đọc đúng từ ngữ: Cẩu Khây, sốt sắng, …
+ Đọc diễn cảm toàn bài, đọc với giọng kể hơi nhanh, căng thẳng thể hiện sự căm giận
yêu tinh, ý chí trừ ác của Cẩu Khây. Nhấn giọng ở các từ ngữ: chín chõ xôi, lên mười,
mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ, ….
+ Phát hiện được lỗi sai và sữa sai cho nhau.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi

- Chia sẻ kết quả với bạn tong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp
* Truyện ca ngợi điều gì ? Hs thảo luận nêu nội dung bài.
Nội dung: Truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành
của bốn anh em Cẩu Khây.
Đáp án:
Câu 1: ….nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15
tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Câu 2: Quê hương Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và súc vật làm
cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
Câu 3: Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước,
Móng Tay Đục Máng.
Câu 4: Nắm Tay Đóng Cọc: dùng tay làm vỗ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc
tre thụt sâu hàng gang tay. Lấy Tai Tát Nước: lấy vành tai tát nước lê thửa ruộng cao

bằng mái nhà. Móng Tay Đục Máng: lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước
vào ruộng.
Đánh giá:
- TCĐG: +Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh lạc.
+ Hiểu các từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, …
+ Trả lời đúng nội dung các câu hỏi, nội dung bài đọc.
+ Giáo dục HS cần có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa.
+ NL: Tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp hợp tác.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Nghe cô giáo đọc diễn cảm câu chuyện.

- Luyện đọc đoạn 1và 2 trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
Đánh giá:


- TCĐG: + Nhấn giọng ở các từ ngữ: nhỏ người, chín chõ xôi, lên mười,trai mười tám,
mười lăm tuổi đã tính thông võ nghệ, ....
+ Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm.
+ Năng lực tự học, giao tiếp.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Đánh giá:
- TCĐG: + Kể lại được câu chuyện Bốn anh tài cho người thân nghe.

------------------------------------------BUỔI CHIỀU

Chính tả:
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu:
*KT: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “Kim tự tháp Ai Cập”
- Tích hợp GDBVMT: GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý
thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
*KN: Làm đúng các bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn lộn: s/x , iêc/ iêt
*TĐ: GD HS viết đúng, trình bày sạch đẹp.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị:
- Vở chính tả; Bảng phụ viết bài tập
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Hướng dẫn viết chính tả
1 HS đọc đoạn văn, lớp theo dõi
Quan sát tranh về vẻ đẹp của Kim Tự tháp Ai Cập. Trao đổi với bạn về nội dung
bài văn .
- Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
Việc 1: Nêu một số danh lam thắng cảnh ở nước ta mà em biết.
- Mỗi người cần làm gì để bảo vệ các danh lam thắng cảnh đó?
Việc 2: Luyện viết từ khó: HS chọn các từ khó, dễ lẫn luyện viết ở vở nháp.
Nắm cách trình bày bài.
Việc 3: Nghe cô giáo đọc, viết vào vở.
Đánh giá:

- TCĐG: + Nắm nội dung bài chính tả: Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc
vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
+ Ngồi đúng tư thế viết, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài chính tả.
+ Viết đúng các từ : nhằng nhịt, kim tự tháp,...
+ Viết đúng tốc độ, chữ đều trình bày đẹp.
+ GDHS: Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
+ Tự học.


- PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
2. Làm BT chính tả:
Bài 2: s/x
- Tự làm bài vào vở: Tìm tiếng có âm dầu s/x và tiếng có vần iêt/ iêc
- Trình bày trước lớp, chốt lại các tiếng, từ đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em về nhà viết lại đoạn văn cho người thân xem, và tìm hiểu thêm những danh
lam thắng cảnh trên đất nước ta.
Đánh giá:
- TCĐG: + Luyện viết lại bài chính tả đẹp hơn.
+ Tìm được các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta.
------------------------------------------Kể chuyện:
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu:
*KT: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nói được lời thuyết minh cho từng
tranh minh họa (BT 1)
*KN: Kể lại được từng đoạn câu câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý
(BT2 ).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn tính sáng tạo khi kể chuyện.

*TĐ: Giáo dục yêu thích môn học.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát 1 bài hát.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Hướng dẫn kể chuyện
Việc 1: Quan sát các bức tranh trong SGk, nghe cô giáo kể.
Việc 2: Em thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh sau đây bằng 1 hoặc 2 câu
Việc 1: Em dựa vào các tranh để kể lại câu chuyện
Việc 2: Tổng hợp và thống nhất lời kể cho 5 bức tranh.
Việc 3: HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Đánh giá:
- TCĐG: + Dựa vào lời kể của GV, tranh minh họa, thuyết minh được nội dung
cho mỗi tranh bằng 1-2 câu.
+ Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi.
*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện


Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm, mỗi bạn kể
một bức tranh
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện đề cao trí thông
minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được

nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.
Đánh giá:
- TCĐG: + Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+ Thể hiện được lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết thay
đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
+ Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
+ Hiểu được ý nghĩa,nội dung câu chuyện.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã học và chia sẻ với người thân con
người cần phải thông minh mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề.
Đánh giá:
- TCĐG: + Kể lại được toàn bộ câu chuyện. Và chia sẻ với người thân ý nghĩa câu
chuyện.
------------------------------------------Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
(Điều chỉnh: Cập nhật thông tin diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2017) trên mạng:
3358 ki lô mét vuông.)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
*KT: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
*KN: Vận dụng kiến thức hoàn thành tốt các bài tập: bài 1,bài 3b, bài 5.
*TĐ: Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi BT5
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động.

- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Nhóm trưởng tổ chức các bạn làm ở bảng nhóm
Huy động kết quả, đại diện nhóm nêu cách làm
530dm =53000cm2;
13dm229cm2 = 1329cm2 ;
84600cm2 = 864dm2
300dm2 = 3m2 ;
10km2 = 10 000 000m2
9 000 000m2 = 9km2
Đánh giá:
-TCĐG:+ Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
2


+ Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích đã học.
+ Giáo dục HS tính chính xác trong toán học.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 3b. Cho biết diện tích 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
Thành phố nào có diện tích lớn nhất, TP nào có diện tích bé nhất
Diện tích Thủ Đô Hà Nội (năm 2017) trên mạng:3358 ki lô mét vuông.
- Dọc số liệu và tự làm vào vở BT.
- Huy động kết quả, chốt kết quả đúng: TP Hà Nội có DT lớn nhất.
Đánh giá:
-TCĐG:+ Đọc được diện tích 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
+ Biết thành phố nào có diện tích lớn nhất, TP nào có diện tích bé nhất

+ Giáo dục HS tính chính xác trong toán học.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 5: Quan sát biểu đồ,
- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình
sống trên diện tích 1 km2
- Thảo luận nhóm, dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày trước lớp: Chốt kết quả đúng
Đánh giá:
-TCĐG:+ Hiểu nghĩa cụm từ: mật độ dân số.
+ Nêu được mật độ dân số của từng thành phố.
+ So sánh được mật độ dân số ở các thành phố.
+ Giáo dục HS tính chính xác trong toán học.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em cùng người thân thực hành đo diện tích nền nhà, sân sau đó cùng người thân
chuyển đổi về đơn vị đo là dm2.
Đánh giá:
-TCĐG:+ Đo được diện tích nền nhà.
+ Nắm kiến thức bài học để chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
------------------------------------------Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
*KT: Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếpvà gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật (BT1).
*KN: Viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).
*TĐ: GD học sinh nghiêm túc tự giác học bài, làm bài.

*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.


II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Các đoạn ấy
có gì giống nhau và có gì khác nhau?
Việc 1: Em đọc lại các đoạn văn trong SGK
Việc 2: Cho biết các đoạn văn có gì giống và khác nhau
Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp, thống nhất.
- Giống nhau: đều là các đoạn văn mở bài giới thiệu cái cặp sách
- Khác nhau: đoạn a, b: MB trực tiếp, đoạn c: MB gián tiếp.
Đánh giá:
-TCĐG: + Củng cố về 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
+ Phân biệt được 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp)
+Giáo dục HS biết chia sẻ để cùng nhau giải quyết công việc.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Quan sát,vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
2. Hãy viết một đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em:
- Theo cách mở bài trực tiếp
- Theo cách mở bài gián tiếp
Việc 1: Em đọc đề bài.

Việc 2: Viết đoạn 2 văn.
Việc 3: Em cùng bạn bên cạnh đọc cho nhau nghe về bài viết của mình.
Chú ý sửa câu, từ cho bạn
Việc 4: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một
số HS giới thiệu, các bạn khác nhận xét bổ sung câu từ, diễn đạt.
Việc 5: Một số HS có năng lực nổi trội đọc bài của mình cho các bạn tham
khảo.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
+ Viết được đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
+Giáo dục HS sử dụng từ ngữ trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Quan sát,vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em viết mở bài trong bài văn tả đồ dùng học tập và chia sẻ với người thân cách
viết mở bài gián tiếp để cho bài văn văn hay hơn sinh động hơn.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
+ Viết được đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả đồ vật.


------------------------------------------CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

Luyện từ và câu:
I. Mục tiêu:
*KT: - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn.
*KN: Vận dụng tốt kiến thức vào làm bài tập.
*TĐ: Giáo dục H biết sử dụng câu đúng ngữ cảnh.

*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập ở phần nhận xét
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- Ban văn nghệ cho HS hát 1 bài hát khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1: Nhận xét:
- Đọc nội dung bài tập 1ở bảng phụ,
Thảo luận nhóm.
- Huy động kết quả trên bảng nhóm
- Y/c Hs thảo luận nêu ghi nhớ: Chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất trong câu, thường
trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì?
Đánh giá:
-TCĐG: + Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
+ Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
+Giáo dục HS biết cộng tác lẫn nhau.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Vấn đáp, quan sát.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn.
HĐ 2: Luyện tập
Bài 1: Xác định bộ phận chủ ngữ trong các câu sau:
- Em đọc kĩ đoạn văn, tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì? Trong mỗi
câu văn.
- Em chia sẻ với bạn
- Huy động kết quả.
Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Các cụ già chụm đầu bên những.
Đánh giá:
-TCĐG: + Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
+ Vận dụng kiến thức làm tốt bài tập.


+Giáo dục HS biết cộng tác lẫn nhau.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
Bài 2:
HS tự làm vào vở BT sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
Huy động kết quả trước lớp
.
- Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu.
- Mẹ em tối nào cũng dạy em học bài.
- Chim sơn ca hót rất hay.
Đánh giá:
-TCĐG: + Đặt được câu có chủ ngữ cho sẵn.
+ Đặt được câu hay, đúng ngữ pháp.
+Giáo dục HS ý thức sử dụng TV trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
Bài tập 3: Quan sát tranh và nói hoạt động của người và vật được miêu tả trong tranh.
Nhóm trưởng tổ chức các bạn quan sát tranh và trình bày hoạt động của người
và vật được miêu tả trong tranh.
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

Đánh giá:
-TCĐG: + Đặt được câu nói về hoạt động của từng nhóm hoặc người được miêu tả
trong bức tranh.
+ Đặt được câu hay, đúng ngữ pháp.
+Giáo dục HS ý thức sử dụng TV trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em kể những công việc đã làm của mình để giúp đỡ bố mẹ. Sau đó cùng người
thân xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trên.
Đánh giá:
-TCĐG: + Đặt được câu nói về những việc làm của mình đã giúp đỡ bố mẹ. Xác định
được chủ ngữ, vị ngữ trong câu mình đặt.
------------------------------------------Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019
Toán:
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
*KT: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
*KN: Nắm một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành
với một số hình đã học.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2.
*TĐ: Giáo dục hs yêu môn toán và thích học toán.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.


II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ vẽ một số hình: H/vuông, h/ chữ nhật. H/bình hành, h/ tứ giác
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Khởi động.
- Trưởng ban VN tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức:
1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành
- HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ
đó hình thành biểu tượng về hình bình hành
- Giới thiệu tên gọi hình bình hành
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành
- GV gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình bình hành (thông qua việc đo độ
dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hbh có 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau).
HS phát biểu thành lời: “HBH có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau”
- HS tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và
nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
Đánh giá:
-TCĐG:+ Hình thành được biểu tượng về hình bình hành.
+ Nắm được một số đặc điểm về hình bình hành.
+ Phân biệt được hình bình hành với các hình đã học.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
Các hình bình hành là: Hình 1, hình 2, hình .
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được một số đặc điểm về hình bình hành.
+ Phân biệt được hình bình hành với các hình đã học.
+ Tìm đúng hình bình hành trong các hình đã cho.

- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 2: Cho biết trong hình tứ giác ABCD:
AB và DC là hai cạnh đối diện
AD và BC là hai cạnh đối diện.
Hình tứ giác ABCD và hbh MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối
diện song song và bằng nhau.
- Em tự trả lời
- Em trao đổi với bạn về kết quả của mình


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất: Hình bình hành MNPQ
có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được đặc điểm của hình bình hành và hình chữ nhật.
+ Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa hình bình hành và hình chữ nhật.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Quan sát và nhận dạng hình bình hành trong thực tế xung quanh các em.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được đặc điểm của hình bình hành. Tìm được hình bình hành trong
thực tế.
------------------------------------------Tập đọc:
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
*KT: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ.
*KN: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì
trẻ em do vậy hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
- Học thuộc lòng ít nhất 3 khổ thơ.

*TĐ: Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
Việc 1: Ban HT tổ chức lớp chơi trò chơi khởi động
Việc 2: Nghe cô giáo nêu mục tiêu, nội dung tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Luyện đọc:
1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi
Luyện đọc nối tiếp theo nhóm, nhóm trưởng giúp các bạn đọc đúng các nhịp
thơ, từng khổ thơ.
HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Đọc hiểu các từ được chú giải.
Đánh giá:
- TCĐG: + Đọc to, rõ ràng, đọc đúng từ ngữ: bế bồng, biết nghĩ, …
+ Toàn bài đọc với giọng kể chậm, dàn trải, diu dàng; chậm hơn ở câu thơ kết. Nhấn
giọng ở các từ ngữ: trước nhất, toàn là, sáng lắm, tình yêu, ….
+ Phát hiện được lỗi sai và sữa sai cho nhau.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
2. Tìm hiểu bài:
Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc thầm từng khổ thơ, trả lời các câu hỏi
về nội dung bài


Huy động kết quả trước lớp. Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- Nêu được nội dung bài thơ

Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em
mọi điều tốt đẹp nhất
Đánh giá:
- TCĐG: + Trả lời to rõ ràng, đúng yêu cầu câu hỏi, trôi chảy lưu loát.
+ Hiểu nghĩa các từ: mê tín, ngay dưới mũi, …
+ Nêu được nội dung bài học.
+ Giáo dục HS biết ứng xử thông minh, nhanh nhẹn.
+ NL Tự học và giải quyết vấn đề. Giao tiếp hợp tác
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
3. Luyện đọc diễn cảm và HTL:
- Nghe cô giáo đọc bài thơ, nắm được nhịp thơ, ngắt nhịp, nhấn giọng.
- Luyện đọc trong nhóm. ( 2-3 khổ thơ)
- Tổ chức thi đọc: HS thi đọc thuộc lòng, thi đọc diễn cảm bài thơ.
Đánh giá:
- TCĐG:+ Đọc, trôi chảy lưu loát, diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp
với từng đoạn.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: mười đồng tiền vàng, nộp ngay, đếm đi đếm lại, thở dài,
ngay dưới mũi, vơ, nép bốp, lổm ngổm, lao.
+ Phát hiện được lỗi sai và sữa lổi cho nhau
+ NL Đọc diễn cảm bài văn
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Về nhà đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
------------------------------------------Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
*KT: Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật ở
(BT1 ).

*KN: Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
*TĐ: Biết yêu quý giữ gìn đồ dùng học tập của mình.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Xác định đoạn kết bài
b) Theo em đó là kết bài theo cách nào?
Việc 1: Em đọc đề bài và đọc đoạn văn
Việc 2: Em trả lời các câu hỏi
Việc 3: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một HS đọc
bài làm của mình; các bạn khác góp ý, nhận xét
a) Đoạn kết bài: “Má bảo … méo vành”
b) Đó là kết bài mở rộng.
Đánh giá:
-TCĐG: + Củng cố về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ
vật.
+ Phân biệt được 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
+Giáo dục HS biết chia sẻ để cùng nhau giải quyết công việc.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Quan sát,vấn đáp.

- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
2. Cho các đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
c) Tả cái trống trường em
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên
Việc 1: Em đọc đề bài
Việc 2: Chọn một trong các đề và viết kết bài mở rộng
Việc 3: Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một số HS
đọc bài làm của mình; các bạn khác góp ý, nhận xét.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ
vật.
+ Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.
+Giáo dục HS sử dụng TV trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Quan sát,vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng người thân viết đoạn kết bài để tả đồ dùng trong nhà và chia sẻ với người
thân cách viết kết bài mở rộng để cho bài văn văn hay hơn sinh động hơn.
Đánh giá:
-TCĐG: + Nắm được 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ
vật.
+ Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.
+ Chia sẻ phần kết bài với người thân.
------------------------------------------Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019
Toán:
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

I. Mục tiêu:
*KT:Biết cách tính hình bình hành và một số đặc điểm của nó.


*KN: HS biết vận dụng công thức tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập.
Bài tập cần làm: bài 1,bài 3a.
*TĐ: GDHS tính cẩn thận, chính xác.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
GV vẽ trên bảnh hbh ABCD, vẽ AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là
đáy của hbh, độ dài AH là chiều cao của hbh.
- GV đặt vấn đề: Tính diện tích hbh ABCD đã cho
- GV gợi ý để HS có thể kẻ được đường cao AH của hbh, sau đó cắt phần tam
giác ADH và ghép lại (hình SGK) để được hcn ABIH
- GV yêu cầu HS nhận xét về diện tích hbh và hcn vừa tạo thành
- Từ đó GV yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút
ra công thức tính diện tích hbh. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hbh lên
bảng:
S=axh
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hbh)
Đánh giá:
-TCĐG:+ Hình thành được công thức tính diện tích hình bình hành.
+ Nắm công thức tính diện tích HBH.

+ Giáo dục HS biết tự giác.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
- Diện tích hình bình hành là: 9 x 5 = 45 cm2
- Diện tích hình bình hành là: 13 x 4 = 52 cm2
- Diện tích hình bình hành là: 7 x 9 = 63 cm2
Bài 3: Tính diện tích hình bình hành biết:
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
Bài giải
Đổi: 4dm = 40cm
Diện tích hình bình hành là: 40 x 34 = 1360 (cm2)
Đáp số: 1360 cm2
Đánh giá:
-TCĐG : + Nắm công thức tính diện tích HBH.
+ Vận dụng được công thức tính diện tích HBH vào làm bài tập.
+ Giáo dục HS biết tự giác.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân về cách tính diện tích hình bình hành và vận dụng để
tính diện tích những luống rau, thửa ruộng có dạng hình bình hành.
Đánh giá:
-TCĐG : + Nắm công thức tính diện tích HBH và chia sẻ với người thân.
------------------------------------------Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. Mục tiêu:
*KT: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người
*KN: - Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu vói từ đã
xếp (BT1, BT2 ); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
- HS biết sử dụng vốn từ đã học vào nói và viết.
*TĐ: - Giáo dục HS yêu thích môn học.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
Việc 1: Trưởng ban VN tổ chức trò chơi
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Bài tập 1: Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ
Hs đọc nội dung BT, nghe Gv hướng dẫn
- Làm việc theo nhóm, thảo luận, xép các từ có tiếng Tài vào 2 nhóm
- Huy động kết quả:
a)Tài có nghĩa có khả năng hơn người bình thường: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba,
tài đức, tài năng.
b)Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Đánh giá:



-TCĐG:+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm trí tuệ, tài năng.
+ Xếp đúng tiếng tài vào hai nhóm: Tài có nghĩa có khả năng hơn người bình thường;
Tài có nghĩa là tiền của.
+ Hiểu nghĩa các từ ở hai nhóm.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG: Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
2. Bài tập 2: Đặt câu với từ ở BT 1
- HS nối tiếp nhau đặt câu
Đánh giá:
-TCĐG:+ Đặt được câu vơi từ ở bài tập 1 đúng ngữ pháp.
+ GDHS ý thức sử dụng TV trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG: Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
3. BT 3,4: Hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ.
- HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ theo nhóm
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu b : Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Nghe cô giáo giải thích nghĩa các thành ngữ trên
Câu a: Người ta là hoa đất : Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái
đất.
Câu b: Chuông có đánh mới kêu/ Đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động, làm việc
mới bộc lộ được khả năng của mình.
Câu c: Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: ca ngợi những người
từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
Đánh giá:
-TCĐG:+ Hiểu nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ gắn vơi chủ điểm.

+ Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ đã học.
+ GDHS ý thức sử dụng TV trong sáng.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Vấn đáp, quan sát, viết.
- KTĐG: Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em kể cho người thân nghe những thành ngữ nói về tài năng và chia sẻ với
người thân những tác dụng của các câu thành ngữ đó.
Đánh giá:
-TCĐG:+ Tìm được những câu thành ngữ, tục ngữ đúng chủ điểm.
+ Hiểu nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ gắn với chủ điểm.
------------------------------------------Khoa học
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I. Mục tiêu:
*KT: - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Tích hợp TNMTBĐ: Liên hệ với cảnh quan vùng biển.


*KN: - Giải thích tại sao có gió.
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra
biển.
*TĐ: Giáo dục Hs cách giữ ấm khi có gió mùa đông bắc.
*NL: Giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 74,75 sgk, chong chóng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước.
- Nhận xét tuyên dương.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Chơi chong chóng: Các nhóm ra sân chơi, vào lớp chia sẻ.(10’)
* Việc 1: Các nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm chơi có tổ chức,
thảo luận, trả lời câu hỏi
? Khi nào chong chóng không quay quay?
? Khi nào chong chóng quay?
? Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
* Việc 2: Các nhóm chia sẻ
Kết luận: Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thỏi làm
chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm
chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
Đánh giá:
- TCĐG: + Làm được thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió: (20’)
* Việc 1: Y/C các nhóm làm thí nghiệm, quan sát thảo luận các câu hỏi:
? Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
? Phần nào của hộp có không khí lạnh?
? Khói bay qua ống nào?
? Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?
? Vì sao có sự chuyển động của không khí?
? Không khí chuyển động theo chiều ntn?
? Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
* Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Nhận xét, kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch
nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không
khí chuyển động tạo thành gió.
Đánh giá:
- TCĐG: + Biết vì sao có gió.

+ Giải thích được tại sao có gió.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
Hoạt động 3. Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: (7’)
* Việc 1: Hoạt động cá nhân: Y/ c HS quan sát hình 6, 7 SGK, trả lời câu
hỏi:


? Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
* Việc 2: Y/c HS thảo luận nhóm 2
? Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền còn ban đêm gió thổi từ đất
liền ra biển?
* Việc 3: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
Nhận xét, kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, giữa biển và
đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
THMTBĐ: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất
không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi
nhanh hơn phần nước.
- Nhiệt độ của biển ban ngày rất nóng muốn tắm biển cần đi buổi chiều tối hoặc sáng
sớm.
- Biển về chiều rất đẹp nên các em cần bảo vệ môi trường ở biển, không vứt rác bữa bãi
trên bãi biển, cần bỏ rác đúng nơi quy định.
Đánh giá:
- TCĐG: + Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió
từ đất liền thổi ra biển.
+ Nắm được nội dung tích hợp MTBĐ.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em cùng người thân chơi chong chóng và chia sẻ với mọi người vì sao có

gió, cần làm gì để tạo ra gió.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm được nội dung bài học và chia sẻ với người thân.
*****aaaaaaa*****
ÔL-TV:
TUẦN 19
I. Mục tiêu:
*KT: - Đọc và hiểu bài Thanh âm của núi; biết trao đổi ý kiến và những điều con người
đã làm đẹp cho cuộc sống.
- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x(hoặc tiếng có vần iêt/iêc)
- Xác định được câu kể Ai làm gì?
*KN: Vận dụng kiến thức bài học để làm tốt các bài tập. BTCL: bài 2, bài 3, bài 4, bài
5.
*TĐ: Giáo dục HS hiểu được ý nghĩa của hoa anh đào.
*NL:Tự học và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- HS: Vở em tự ôn luyện TV.
III. Hoạt động dạy – học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 2: Đọc và trả lời câu hỏi câu chuyện “Thanh âm của núi”
Việc 1: Lần lượt đọc câu chuyện và trả lời các câu a,b,c,d.


Việc 2: Thảo luận trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Đáp án:

a) Tác giả đã quan sát tiếng Khèn của người Mông bằng nhiều giác quan khác nhau.
Tác giả rất yêu Tây Bắc.
b)Tiếng Khèn là sợi dây tâm linh nối người sống và người chết, là ”cây cầu”bắc lời tỏ
tình đôi lứa, là những câu chuyện cổ được kể bằng âm thanh.
c)...chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn....
Đánh giá:
- TCĐG: + Đọc, hiểu nội dung câu chuyện “Thanh âm của núi”
+ Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
+ Giáo dục HS yêu, thích các loài hoa.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG:Vấn đáp,viết .
- KTĐG:Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
Bài 3: a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng s/x:
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: Cá nhân tự làm bài.
Việc 3: Chia sẻ bài làm, nhận xét.
Đáp án : xinh-sống-xảy-sợ.
b) Đánh dấu x vào ô trống trước câu viết đúng tiếng có iêt/iêc.
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: Cá nhân tự làm bài.
Việc 3: Chia sẻ bài làm, nhận xét.
Đáp án : Thức khuya mới biết đêm dài.
Được con diếc, tiếc con rô.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Đánh giá:
- TCĐG:+ Tìm đúng các tiếng có bắt đầu bằng âm s/x.
+ Chon được câu viết đúng chính tả có chứa vần iêc/iêt.
+Giáo dục HS viết đúng chính tả.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
+PPĐG:Vấn đáp,Viết .

+KTĐG:Đặt câu hỏi,Ghi chép ngắn
Bài 4: Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai làm gì?
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: Cá nhân tự làm bài.
Việc 3: Chia sẻ bài làm, nhận xét.
Đáp án: Vào đêm trăng sáng, hổ lửng thửng ra bờ sông ngắm trăng.
Chiều chiều, bầy vượn đua nhau hú vang dội cả rừng núi.
Đánh giá:
- TCĐG: + Xác định được câu kể theo mẫu Ai làm gì?
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
Bài 5: Tìm rồi viết vào chỗ trống bộ phận chủ ngữ để hoàn thành các câu dưới
đây:
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: Cá nhân tự làm bài.
Việc 3: Chia sẻ bài làm, nhận xét.


Đáp án: a) Đàn cá bơi lội dưới làn nước trong mát.
b) Các bạn lớp tôi ca hát rộn ràng trong đêm hội diễn.
c) Ông tôi kể chuyện thời trẻ của mình cho tôi nghe.
d) Đàn chim sẻ nhặt thóc trên thửa ruộng mới gặt.
Đánh giá:
- TCĐG: + Điền đúng chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết.
- KTĐG:Đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại cho người thân nghe bài: Thanh âm của núi.
Đánh giá:
- TCĐG: + Đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc.

+ Chia sẻ được với người thân nội dung bài đọc.
---------------------------------------Khoa học:
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu:
*KT : - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống bão:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện, tàu thuyền không ra khơi.
+ Đi đến nơi trú ẩn an toàn.
- Tích hợp TNMTBĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng
chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
- Tích hợp GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến
không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
*KN: Vận dụng được kiến thức bài học vào cuộc sống.
*TĐ : Giáo dục học sinh có kiến thức để cùng gia đình phòng tránh hạn chế những tổn
thất, thiệt hại của bão gây ra.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, tranh minh hoạ SGK, phiếu học tập.
- HS: VBT, SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động:
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước.
? Mô tả thí nghiệm giải thích tại sao lại có gió?
? Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió: (10’)

* Việc 1: Gọi 1 HS đọc mục Bạn cần biết tr/76
? Em thường nghe nói đến các cấp độ của gió khi nào?
* Việc 2: Thảo luận nhóm 2:
- Quan sát hình minh hoạ nêu lên các tác động của cấp gió.
- Nhận xét, kết luận: Gió có khi thổi mạnh có khi thổi yếu. Gió càng lớn
càng gây thiệt hại cho con người.
Đánh giá:


- TCĐG: + Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió giữ.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Thiệt hại và cách phòng chống bão: (15’)
* Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi:
? Nêu những dấu hiệu khi trời có giông?
? Những dấu hiệu của bão?
* Việc 2: Thảo luận nhóm 2:
? Tác hại do bão gây ra?
? Cách phòng chống bão?
* Việc 3:Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận: Các hiện tượng giông bão gây thiệt hại rất nhiều về
nhà cửa, con người. Bão càng lớn thiệt hại càng nhiều.
- Bão là một hiện tượng của tự nhiên và xảy ra hằng năm.
* Tích hợp TNMTBĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng
chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
* Tích hợp GDBVMT: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi
trường.
Các em cần có ý thức luôn vệ sinh môi trường sạch sẽ, giữ cho không khí trong lành.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nêu được những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.

- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
Hoạt động 3: Ghép chữ vào hình và thuyết minh: (10’)
- Treo 4 tranh minh hoạ như tr76 SGK, y/c HS lên ghi chú
? Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây thiệt hại về người và của?
- Nhận xét, chốt.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm kiến thức bài học.
+ Củng cố được kiến thức qua trò chơi.
+ Tham gia trò chơi tích cực, chủ động.
- PPĐG: Quan sát, vấn đáp.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với mọi người về các cấp gió và tác hại của bão, cách phòng
chống bão.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm được các cấp gió.
+ Nêu được tác hại của bão và cách phòng chống bão.
------------------------------------------Thứ sáu ngày 11 tháng 1năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
*KT: - HS nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích và chu vi của hình bình hành.
*KN: Vận dụng kến thức hoàn thành các bài tập: bài 1, 2 và bài 3a.
*TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
*NL: Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.


II. Chuẩn bị:

- Vẽ sẵn bảng thống kê của bài tập 2 lên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: Hình chữ nhật ABCD, hình bình
hành EGHK, hình tứ giác MNPQ
- Em tự làm bài cá nhân
- Em trao đổi với bạn về kết quả của mình
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả
Các cặp cạnh đối diện trong hcn ABCD là: AB và CD; AC và BD
Các cặp cạnh đối diện trong hbh EGHK là: EG và KH; EK và GH
Các cặp cạnh đối diện trong htg MNPQ là: MN và PQ; MQ và NP.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm được đặc điểm hình bình hành, hình chữ nhật, hình tứ giác.
+ Kể được các cặp cạnh đối diện trong các hình.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 2: Viết bào ô trống (theo mẫu):
- Em thực hiện vào SGK
- Em trao đổi với bạn về kết quả của mình và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả bằng trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
Cột 2: 14 x 13 = 182 dm2 ; Cột 3: 23 x 16 = 368 m2
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm công thức tính diện tích hình bình hành.
+ Tính được diện tích hình bình hành theo các số đo đã cho trước.
+NL tự học và giải quyết vấn đề.

- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài AB là a, BC là b. Công thức tính chu vi của
hình bình hành là: P = (a + b) x 2 (a, b cùng một đơn vị đo).
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hbh biết:
a) a = 8cm, b = 3cm
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả


Chu vi hình bình hành ABCD là: (8 + 3) x 2=22 cm2
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm công thức tính chu vi hình bình hành.
+ Tính được chu vi hình bình hành.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Chia sẻ với người thân về cách tính chu vi, diện tích hình bình hành và vận dụng
để tính diện tích, chu vi những luống rau, thữa ruộng có dạng hình bình hành
Em cùng người thân ôn lại công thức tính diện tích HBH.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành.
+ Tính được chu vi, diện tích hình bình hành.
+ Chia sẻ nội dung bài học với người thân.
------------------------------------------ÔL Toán:
TUẦN 19
I.Mục tiêu:
*KT: - Đọc, viết, chuyển đổi đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông;

chuyển đổi từ ki-lô-mét vuông sang mét vuông.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Nhận biết được đặc điểm, tính được diện tích hình bình hành và vận dụng giải toán có
nội dung thực tế.
*KN : Vận dụng kiến thức hoàn thành các bài tập: bài 2; bài 5; bài 8.
*TĐ: Giáo dục tính chính xác trong học toán.
*NL: Tự học và giải quyết vấn đề.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- Em dùng bút tự làm vào vở ôn luyện
- Em trao đổi so sánh kết quả với bạn
Dự kiến KQ:
4km2 = 4000000m2
3 000 000m2 = 6km2
6km2 = 6000000m2
5 000 000m2 = 5km2
280dm2 = 28000cm2
410 500dm2 = 4105m2
15m2 25 dm2= 1525dm2
35dm2 8cm2= 3508cm2
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
+ Chuyển đổi đúng các đơn vị đo diện tích đã học.
+ Giáo dục HS tính chính các trong học toán.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,Vấn đáp,viết .
- KTĐG:Đặt câu hỏi,HS viết,GV ghi nhận xét
Bài 5: Xem biểu đồ và trả lời câu hỏi:
- Việc 1: Cá nhân tự làm vào vở ôn luyện.
- Việc 2: Em cùng bạn tính rồi viết kết quả vào ô trống.

- Việc 3: Em cùng bạn đổi bài cho nhau để kiểm tra kết quả bài làm của mình.


Dự kiến kết quả:
- Biểu đồ cho biết diện tích của các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí
Minh.
- Thành phố có diện tích lớn nhất là: Hà Nội.
Đánh giá:
- TCĐG: + Đọc được các thông tin trên biểu đồ hình cột.
+ Xử lí được các thông tin trên biểu đồ.
+ Giáo dục HS tính chính các trong học toán.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,Vấn đáp,viết .
- KTĐG:Đặt câu hỏi, HS viết,GV ghi nhận xét
Bài 8: Bài giải
- Em dùng bút tự làm vào vở ôn luyện
- Em trao đổi bài làm với bạn
Đáp án:
Bài giải
a. Diện tích hình bình hành là: 6x8= 48(cm2)
b. Diện tích hình bình hành là: 6x10= 60(cm2)
Đáp số: a. 48cm2; 60cm2
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm công thức tính diện tích hình bình hành.
+ Vận dụng được công thức vào giải bài toán có lời văn.
+ Giáo dục HS tính chính các trong học toán.
+ NL tự học và giải quyết vấn đề.
- PPĐG: Quan sát,vấn đáp,viết .
- KTĐG:Đặt câu hỏi, HS viết,GV ghi nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Chia sẻ với người thân nội dung bài học hôm nay.
Đánh giá:
- TCĐG: + Nắm kiến thức bài học; chia sẻ với người thân nội dung bài học.
------------------------------------------HĐTT:
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần 19
- Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 20
II. Hoạt động cơ bản:
* Sinh hoạt văn nghệ:
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Sinh hoạt lớp: Nhận xét hoạt động tuần 19
- Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
HS tham gia phát biểu ý kiến.
GVCN bổ sung góp ý thêm
+ Nhìn chung các em đã duy trì tốt các nề nếp: Vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi.


×