Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giáo án lớp 2 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 13 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.17 KB, 28 trang )

TUẦN 13
Ngày dạy: 17/11/2018
Tập đọc :
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu
chuyện.( trả lời được các câu hỏi SGK)
- Giáo dục lòng thương yêu sâu nặng của con đối với cha, mẹ.
-NL : Đọc đúng , đọc to rõ ràng, trả lời lưu loát. Mạnh dạn trong giao tiếp.
- TH GDMT: .( Khai thác trực tiếp nội dung bài) Giáo dục tình cảm yêu thương của
những người thân trong nhà
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Nhóm trưởng điều hành ôn bài:
Việc 1: KT đọc bài: Mẹ và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - Tr 102.
Việc 2: Nhận xét
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
* GV nhận xét chung
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài - ghi đề bài – HS nhắc lại đề bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: GV (HS khá giỏi) đọc toàn bài - Lớp đọc thầm
Việc 2: Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc
chưa đúng.


+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai: “lộng lẫy, bệnh viện, nhân hậu.” lên bảng và HD
cho HS cách đọc
Việc 3: Đọc vòng 2: Chia đoạn - đọc nối tiếp đoạn. Luyện ngắt nghỉ đúng câu
dài kết hợp giải nghĩa từ.
- Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn, phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho GV
những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà HS phát hiện.
- GV đưa ra câu dài đọc mẫu: - Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm vui/ để bố
dịu cơn đau.//
- Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//


-- Em háy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!.........hiếu thảo//
- HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ.
- HS luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- HD giải nghĩa từ.
Việc 4: Đọc vòng 3: Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm trước lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (mỗi nhóm một em thi đọc)
- H đọc toàn bài.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: - Đọc trôi chảy lưu loát.. Ngắt, nghỉ sau cụm từ dài . (- Em muốn
đem tặng bố/ một bông hoa Niềm vui/ để bố dịu cơn đau.//
- Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!.........hiếu thảo//
+ PP: QS., vấn đáp. LT
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
TIẾT 2
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành: HS đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi trong
SGKTr 105.
Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả.

Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp
- Rút ra nội dung bài: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong
câu chuyện.
* Đánh giá:
Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
Câu 1: Chi vào vườn hoa tìm bông hoa Niềm Vui đem vào bệnh viện cho bố để bố dịu
cơn đau.
Câu 2: Chi không dám hái bông hoa Niềm Vui vì theo nội quy của trường thì không ai
được hái hoa trong vườn.
Câu 3:Cô giáo nói với Chi háy hái thêm hai bông nữa. Một bông cho em vì trái tim
nhân hậu của em . một bông cho mẹ vì đã dạy dỗ em thành cô bé hiếu thảo.
Câu 4: Chi là một người biết thương bố,tôn trọng nội quy. thật thà.
- Nội dung chính của bài: Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn Chi .
- TH GDMT: Liên hệ bản thân . . Làm gì để góp phần bảo vệ môi trường...
Giáo dục tình cảm yêu thương của những người thân trong nhà
- Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
+ Hoạt động 3: Luyện đọc hay


* Giúp HS đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện được giọng của nhân vật
- GV giới thiệu đoạn cần luyện; GV đọc mẫu. HS nghe và nêu giọng đọc của đoạn.
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài theo vai – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc trước lớp. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà luyện đọc cùng ông bà, cha mẹ.

- Thực hiện làm những công việc nhỏ vừa sức để thể hiện sự thương yêu quan tâm đến
người thân trong nhà.
————š{š————
TOÁN:

14 TRỪ ĐI MỘT SỐ ; 14 -8

I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Biết thực hiện phép trừ dạng 14 trừ 8 , lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8
-Bài 1( cột 1,2) bài 2 (3 phép tính đầu)Bài,3 a,b, bài 4
- Giáo dục học sinh tính chính xác khi tính toán.
- NL: Biết hợp tác chia sẻ với các bạn trong nhóm. Tự học và tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : : Bảng phụ. 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời
SGV,SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp :
- Ôn lại bài 1 tr 60
2. Hình thành kiến thức
HĐ1: HD HS thực hiện phép trừ dạng 13- 5 và lập bảng 13 trừ đi một số
- Nêu mục tiêu của tiết học
GV HD HS lấy 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
GV nêu vấn đề: Có 14 que tính( viết 14lên bảng), lấy đi 8 que tính( viết8 bên phải số 14)
? làm thế nào để lấy 8 que tính.
- HD HS cách làm thông thường
? Vậy 14 qt lấy đi 8 qt còn lại mấy .
- HD đặt tính theo cột dọc. 14

8


- Y/C HS lập các công thức còn lại
- Gọi HS đọc, gv ghi bảng
* Tổ chức thi đọc thuộc bảng trừ
- Nhận xét và bình chọn.
-GV chốt cách trừ như SGK
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính ,cách tính.
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết lập được bảng 14 trừ đi một số thao tác chính xác. Học thuộc bảng 14
trừ đi một số
+ PP: Quan sát.
+ KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1cột 1,2, : SGK tr61; Tính nhẩm :
Việc 1: cá nhân đọc yêu cầu bài , suy ngẫm
Việc 2: Thảo luận cùng bạn .Chia sẻ kết quả với bạn trong nhóm
Việc 3: Chia sẻ kết quả BT trước lớp.
* Chốt: Tính như các phép tính khác nhưng chú ý đây ta vận dụng bảng cộng để
nhẩm, vận dụng bảng 14 trừ đi một số, 6,8,9 cộng với một số để tính nhẩm ,
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết vận dụng bảng 14 trừ đi một số và 6,7,8, 9 cộng với một số để tính nhẫm
nhanh đúng, chính xác.
+ PP: Quan sát.
+ KT: Ghi chép ngắn
Bài 2: Tính(3 phép tính đầu)- sgk tr61;
Việc 1: Làm việc CN, đọc thầm yêu cầu bài , làm vào vở.
Việc 2 :Chia sẻ trước lớp. Đổi chéo kiểm tra bài của nhau. Báo cáo kết quả với
cô giáo

Chốt : Vận dụng bảng 14 trừ đi một số để tính. Lưu ý cách đặt tính ,cách tính.
+ TCĐG: Biết thực hiện phép trừ có nhớ.
+ PP: PP viết, vấn đáp
+ Kĩ thuật: Viết nhận xét, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học
Bài 3: ( a, b) sgk tr61: Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là
a, 14 và 5
b, 14 và 7
Việc 1: đọc yêu cầu bài – làm vào vở ,
Việc 2: báo cáo, chia sẻ kết quả BT trước lớp
Chốt cách tìm hiệu
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết đặt tính và tính đúng kết quả.
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+ Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 4: sgk 61 Giải toán- -


Việc 1: đọc bài toán , thảo luận cùng bạn
Việc 2: Thống nhất với bạn trong nhóm cách làm . 1Nhóm Làm vào BP
Việc 3: Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT trước lớp.
Chốt – Bài toán dạng 14 trừ 8 ( lưu ý từ ngữ: Đã bán –ta thực hiện phép trừ)
* Đánh giá:
+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải bài toán.
Giải
Cửa hàng còn lại số cái quạt là
14 – 6 = 8 ( cái quạt)
Đáp số: 8 cái quạt
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Mạnh dạn tự tin khi trình bày

+ Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Chia sẻ cùng người thân các dạng toán vừa học
————š{š————
TẬP VIẾT:
CHỮ HOA L
I. MỤC TIÊU:
- Biết viết đúng 2 chữ hoa L ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ).
- Biết viết đúng chữ và câu ứng dụng: Lá (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. Lá lành đùm
lá rách( 3 lần)
- Giáo dục HS viết cẩn thận, trình bài đẹp. .
-- NL :. Tự giác hoàn thành bài của mình. Chữ viết đúng qui trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Chữ mẫu L, Từ ứng dụng viết trên dòng kẻ li.
H: Bảng con, vở
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
CTHĐTQ cho lớp tập bài TD chống mệt mỏi.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn viết chữ hoa - HĐ cá nhân, N2, N6
Việc 1: HS luyện viết vào bảng con: chữ hoa; từ ứng dụng; câu ứng dụng.
- L, L á.
Việc 2: Giới thiệu từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.


* GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho những HS viết còn sai quy trình: Chú ý độ cao của các
con chữ .

- Giải thích câu ứng dụng: “Lá lành đùm lá rách”.
luyện viết những tiếng có chữ hoa: “Lá” vào bảng con
Việc 3: Cùng nhau chia sẻ trong nhóm.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ về độ cao, rộng của chữ I/ Ích/,
+ PP: quan sát, vấn đáp ,viết
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét , tôn vinh học tập.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: HS đọc tư thế ngồi viết.
Việc 2: HS quan sát mẫu chữ trong vở tập viết.
Việc 3: HS luyện viết vào vở. Chú ý khoảng cách giữa các chữ. bình bầu bạn viết
đẹp...
- GV thu vở nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ về độ cao, rộng của chữ( Lá )
biết nối nét viết đúng chữ và cụm từ (Lá lành đùm lá rách.)Trình bày bài rõ ràng
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết nhận xét , tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
-

Luyện viết chữ hoa L cùng người thân
————š{š————
ÔN LUYỆN TV:
EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13
I. MỤC TIÊU:
- Đọc và hiểu bài Đừng buồn, mẹ nhé ! Biết thể hiện sự quan tâm, chia sẽ với những
buồn, vui của cha mẹ.
* HS làm bài 1, 2 Tr74: Bài 3 Tr 75.
- Gi¸o dôc HS tự giác học bài vài làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Sách ôn luyện
H: sách ôn luyện
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Tiến trình dạy như sách Em tự ôn luyện Tiếng viêt.
Bài 1: Cùng quan sát tranh và nói nội dung trong tranh
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS quan sát tranh nói được nội dung từng bức tranh : Bố hướng
dẫn chị và em cùng trồng cây , tưới cây với bố/ Bố tập cho con đạp xe.
+ PP:Quan sát, Vấn đáp.


+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
. Bài 2: Nói những việc bố mẹ đã hướng dẫn em làm.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS nói được các việc bố mẹ hướng dẫn em làm: quét nhà, cho gà
ăn, chăm sóc bà ốm,
Trình bày rõ ràng, tự tin.
+ PP:Quan sát, Vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 3: Đọc câu chuyện (Đừng buồn, mẹ nhé )và trả lời được các câu hỏi:
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh.Tham gia
tích cực làm bài để tìm ra các câu trả lời:
a. Bạn nhỏ đoán mẹ mình buồn vì không nhận được thư của bố.
b. Thấy mẹ buồn bạn nhỏ đã thay bố viết thư cho mẹ .
c. Qua câu chuyện em thấy bạn nhỏ biết quan tâm chia sẻ với mẹ những chyện nhỏ ,
d. Nếu em là banjnhor thì em sẽ nói với mẹ : Mẹ ơi ,mẹ đừng buồn nữa , chắc là thư
của bố về chậm ấy mà./
những niềm vui, nối buồn.

+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Thực hiện làm hằng ngày những việc giúp đỡ ông bà để ông bà vui lòng
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Việc 1: Nhận xét tiết học.
Việc 2: Về nhà cùng làm việc nhỏ trong nhà để bố mẹ vui lòng
————š{š————
Ngày dạy: 19/11/2018

TOÁN:

34 - 8

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34- 8
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng , tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn. Bài 1 cột 1,2,3 bài 3, Bài 4a
Đ/C : Không làm câu b bài tập 4
-Giáo dục học sinh biết vận dụng tính toán trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ. 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
.1.Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp :
-Việc 1 Ôn lại bài 1 tr 61
-Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp


2. Hình thành kiến thức

HĐ1: HD HS thực hiện phép trừ dạng 34- 8 và lập các phép tính dạng 34-8
GV HD HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
GV nêu vấn đề: Có 34 que tính( viết 34 lên bảng), lấy đi 8que tính( viết 8 bên phải số
34)
? làm thế nào để lấy8 que tính.
- HD HS cách làm thông thường
? Vậy 34 qt lấy đi 8 qt còn lại mấy .
- HD đặt tính theo cột dọc.
34
8
26
- Y/C HS nêu các phép tính dạng 34-8
- Gọi HS đọc, gv ghi bảng( VD; 34-5, 34-6, 34-9; ....
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết thực hiện các phép tính 34-8, dạng 14 trừ đi một số , thao tác chính
xác. Học thuộc bảng 14 trừ đi một số
+ PP: Quan sát.
+ KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm.
Bài 1 cột 1,2,3 sgk tr 62: Tính
Việc 1: cá nhân đọc bài, nhẩm bài
Việc 2: cùng với bạn trong nhóm thảo luận . tính kết quả, ghi vào vở
Việc 3: Nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Chốt : Vận dụng bảng 14 trừ đi một số và phép tính dạng 34 -8 để làm
- Lưu ý : Đây là phép trừ có nhớ ở hàng chục , chốt lại cách đặt tính , cách tính
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biêt thực hiện phép tính các số có nhớ ở hàng chục..
Tính nhanh đúng, chính xác.

+ PP: PP viết, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết đánh giá bài làm của học sinh
Bài 3: –giải toán tr62Việc 1: Đọc yêu cầu bài toán
Việc 2: Thảo luận , làm vào vở . Chia sẻ kết quả với nhóm
Việc 3:Cùng nhau chia sẻ kết quả trước lớp -Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt : bài toán thuộc dạng “ Bài toán về ít hơn” vận dụng phép trừ 34 -8 để làm
* Đánh giá:
+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải được bài toán về ít hơn.
Giải
Nhà bạn Ly nuôi số con gà là


34 – 9 = 25 ( con gà)
Đáp số: 25 con gà
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Mạnh dạn tự tin khi trình bày
+ Phương pháp: Quan sát. Vấn đáp
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 4 a - Tìm x- tr62
X+7 = 34
Việc 1: cá nhân đọc bài, nhẩm bài
Việc 3: Báo cáo kết quả trước lớp.- Cùng chia sẻ bài làm
Chốt : Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
* Đánh giá:
+ TCĐG: Nắm được cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
- Rèn tính tư duy, hợp tác, tính chính xác và tự tin khi trình bày.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cùng người thân chia sẻ các dạng toán đã học.

————š{š————

TẬP ĐỌC:
I. MỤC TIÊU:

QUÀ CỦA BỐ

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành
cho con.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục cho HS tình cảm yêu thương, hiếu thảo với bố mẹ.
- NL : Đọc đúng , đọc to rõ ràng, trả lời lưu loát. Mạnh dạn trong giao tiếp.
-THGDMT :GDHS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: CTHĐTQ điều hành trong nhóm đọc bài “ Bông hoa niềm vui” và trả lời câu hỏi 1, 2
SGK Tr 105.

Việc 2: Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
2. Hình thành kiến thức:

- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:



a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 6. Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc chưa
đúng.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc: Xập xành, muỗm.
- HD đọc câu : + Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống,/ niềng
niễng đực,/ niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo.... phải biết
Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa các từ ở SGK - Tr 107.
Việc 3: Đọc lần 3: HS đọc toàn bài. ( Cá nhân)
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: Đọc trôi chảy lưu loát.. Ngắt, nghỉ sau cụm từ dài . Nhấn giọng
đúng các từ ngữ gợi cảm 9(Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống,/
niềng niễng đực,/ niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo .. phải biết)
+ PP: Quan sát., vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
b. Hoạt động 2: . Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi trong SGK – Tr 107.
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính:
-TH GDMT: Liên hệ bản thân . Thiên nhiên dành cho ta rất nhiều thứ (cảnh đẹp ,con
vật cây cối, của cải ..) Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên?
Nêu những việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên ?
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
Câu 1: Quà của bố đi câu về có : cà cuống , niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cá

sộp ,cá chuối.( Những con vật ,cây cối có ở dưới nước . )
Câu 2: Quà của bố đi cắt tóc về có: con xập xành,muồm muỗm, dế đục cánh xoăn..
Câu 3: Những chi tiết cho thấy các con rất thích quà của bố: ( Hấp dẫn nhất là.......
Quà của bố làm anh em tôi giàu quá.
- Nội dung chính của bài:. Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn
sơ dành cho con.
- Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: HĐ cá nhân, N6 - Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
*GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS.
- Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
luyện đọc bài cho người thân mình nghe.
- Hằng ngày thực hiện làm những việc nhỏ góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên,
————š{š———
KỂ CHUYỆN:
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. MỤC TIÊU:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: theo trình tự và thay đổi trình tự câu
chuyện.
- Dựa theo tranh, kể lại được nội dung đoạn 2, 3( BT2); kể lại được đoạn cuối của câu
chuyện.( BT3)
- Giáo dục lòng thương yêu sâu nặng của con đối với cha, mẹ
- NL: Rèn luyện ngôn ngữ diễn đạt , lời kể tự nhiên , mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp

-THGDMT: Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- Trưởng ban học tập điều hành.
Việc 1: 2 học sinh kể lại câu chuyện “ Sự tích cây vú sữa."
Việc 2: HS Nhận xét.
Việc 3: GV nhận xét chung.
* Đánh giá:
+ TC ĐG: Kể đúng nội dun g của chuyện, lời kể tự nhiên.
+ PP: Quan sát,
+ KT: ghi chép ngắn
2. Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Kể lại đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn 1) bằng hai cách.
Việc 1: 1 HS giỏi kể theo trình tự..
Việc 2: Dựa theo gợi ý kể lại đoạn 1câu chuyện theo nhóm đôi.


Việc 3: Đại diện các nhóm kể lại đoạn 1của câu chuyện, cả lớp theo dõi, nhận xét
lời kể của từng học sinh.
* Đánh giá:
+ TC ĐG: Kể đúng từng đoạn của chuyện,lời kể tự nhiên
+ PP: QS, Gợi mở
+ KT: NX bằng lời
Hoạt động 2: Kể lại nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2,3) bằng lời của em.
Việc 1: Dựa vào tranh kể lại đoạn chính của câu chuyện.
Việc 2: Thi kể đoạn 2, 3 câu chuyện: Đại diện nhóm kể, cả lớp nhận xét, bình
chọn nhóm kể hay nhất, lời thoại hay nhất.

* Đánh giá:
+ TC ĐG: Kể đúng từng đoạn của chuyện,lời kể tự nhiên
+ PP: QS, Gợi mở
+ KT: NX bằng lời
Hoạt động 3: Thi kể câu chuyện. Kể lại đoạn cuối của câu chuyện (đoạn 4) trong đó có
lời cảm ơn của bố Chi ( do em tưởng tượng ra).
Việc 1: Kể lại đoạn 4 của câu chuyện.
Việc 2: Thi kể đoạn 4 câu chuyện: Đại diện nhóm kể, cả lớp nhận xét, bình chọn
nhóm kể hay nhất, lời thoại hay nhất.
-THGDMT: (Khai thác trực tiếp nội dung bài) Giáo dục tình cảm yêu thương những
người thân trong gia đình.
* Liên hệ : Em đã làm được những việc gì khi bố mẹ bị ốm . ...
* Đánh giá:
+ TC ĐG: Kể đúng nội dung của chuyện,lời kể tự nhên ,biết kể theo vai nhân vật.
+ PP: QS ,Gợi mở
+ KT: NX bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe :
————š{š————
Ngày dạy: 21/11/2018
CHÍNH TẢ: ( tập chép)
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. MỤC TIÊU :
- Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được bài tập 2, bài 3a.
- GDHS tính cẩn thận viết đúng ,trình bày sạch sẽ.
- NL: Tự giác hoàn thành bài của mình, Chữ viết đều và đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bảng con. Vở



III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: TB học tập cho lớp viết bảng con : giấc tròn, ngọn gió.
Việc 2: Nhận xét cách viết của các bạn.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: 1H đọc bài . H đọc thầm theo.
Việc 2: H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK Tr106.
Việc 3: HD viết từ khó vào bảng con : nhân hậu, dạy dỗ. Chi , Niềm Vui
* Đánh giá:
+ TCĐG: Nắm đươc nội dung bài viết, viết đúng các từ khó và chữ viết hoa : nhân hậu,
dạy dỗ. Chi , Niềm Vui
+ PP: QS , Viết
+ KT: Ghi chép ngắn, viết nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
- Nêu cách viết bài, trình bày đoạn viết.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Viết chính tả
Việc 1: Cho học sinh nhìn viết bài.
Việc 2: Dò bài - H đổi vở theo dõi
Việc 3: GV chấm nhận xét một số bài .
* Đánh giá:
+ TCĐG: Ngồi đúng tư thế viết, chú ý nhìn chép đúng đoạn văn.Viết chính xác từ khó:
và chữ viết hoa : nhân hậu, dạy dỗ. Chi , Niềm Vui.
- Viết đúng tốc độ, đủ chữ, chữ đều trình bày đẹp.
+ PP: QS, Viết
+KT: viết nhận xét, ghi chép ngắn

Hoạt động 4: Luyện tập.
Bµi 2: SGK Tr 106: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê.
Việc 1: Làm vào vở BT. 1 H làm bảng phụ
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng
* Chốt: a) Trái nghĩa với khỏe: yếu.
b) Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ: kiến.
c) Cùng nghĩa với bảo ban: khuyên.
* Đánh giá:
* Đánh giá:


+ Tiêu chí: Tìm được từ trái nghĩa .VIết đúng: Yếu/ kiến/ khuyên.
+ PP: QS, gợi mở
+ KT : Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bµi 3a: SGK Tr 106: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp.
Việc 1: Thảo luận nhóm.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp – Thống nhất kết quả đúng:
* Lưu ý đặt câu để phân biệt rối - dối; rạ - dạ.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Đặt được câu với cặp từ .Phân biệt được r/d/gi và ghi nhớ quy tắc viết
chính tả r/d/gi.
*VD: Cuộn chỉ bị rối ./ Bố rất ghét nói dối./ Em ra sân rút rạ. Em dạ một tiếng rõ to./...
+ PP: Quan sát, gợi mở
+ KT : Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà luyện viết cùng ông bà, cha mẹ.
————š{š————
TOÁN:
54 - 18
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm đơn vị đo dm.
- Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh. Bài 1a, bài 2a,b. bài 3,4
- Giáo dục học sinh tính chính xác khi vẽ hình.
- NL: Tự học , tính toán và tự giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành lớp : Ôn bài 1-tr58
- Giới thiệu bài – Ghi đề
2. Hình thành kiến thức
HĐ1: HD HS thực hiện phép trừ dạng 54 - 18
- GVnêu phép trừ và viết bảng: 54 - 18.
- Gọi HS nêu lại phép trừ và cách thực hiện phép trừ.
*Đặt tính: Viết 54 , viết 18 sao cho 8 thẳng cột với 4, 1 thảng cột với 5, viết dấu trừ,
viết dấu gạch ngang thay cho dấu bằng
*Tính : 54
Tính từ phải sang trái
* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6 ,nhớ 1
18
*1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
36


- Gọi HS nêu lại 2 bước như trên , GV ghi bảng như SGK
Chốt cách tính từ phải sang trái.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS.
Bài 1a: Tính tr 63 ;

Việc 1:
Việc 2:

Đọc yêu cầu bài tập. Làm vào vở
Chia sẻ kết quả với nhóm

Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt: Củng cố phép trừ có dạng 54 – 18 vận dụng cách trừ dạng 54-18 để làm.
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biêt thực hiện phép tính các số có nhớ ở hàng chục.
- Tính nhanh đúng, chính xác.
+ PP: PP viết, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết đánh giá bài làm của học sinh
Bài 2 a ,b : sgk tr 63 - đặt tính rối tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là
a. 74 và 47
b. 64 và 28
Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét
Chốt kết quả đúng. Nhắc lại cách đặt tính và tính dạng 54 – 18, chốt cách đặt tính ,
cách tính trừ có nhớ
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết đặt tính và tính hiệu đúng kết quả.
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 3 : giải toán tr63Việc 1: Đọc yêu cầu bài toán
-. Việc 2: Thảo luận , làm vào vở . Chia sẻ kết quả với nhóm
Việc 3:Cùng nhau chia sẻ kết quả trước lớp -Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt : bài toán có từ ngữ( ngắn hơn – được hiểu như là ít hơn )ta thực hiện phép trừ,
vận dụng phép trừ 54 - 18 để làm.

* Đánh giá:
+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải bài toán.
Giải
Mảnh vải màu tím dài là
34 -15 = 19( dm)
Đáp số: 19 dm
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Mạnh dạn tự tin khi trình bày
+ Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu:


Việc 1: cá nhân đọc bài vẽ vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn trong nhóm
Việc 3: Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT trước lớp
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết quan sát hình vẽ và vẽ theo mẫu đúng.
+ PP: Quan sát, thực hành.
+ KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng người thân chia sẻ các dạng toán đã học.
————š{š————
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH – KIỂU CÂU AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIEU:
- Biết nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình.( BT1)
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai? Làm gì? ( BT2); Biết chọn các
từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì?(BT3)
- Giáo dục HS biết làm những công việc trong gia đình..
- NL: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG: Sách GK, Bảng phụ chuẩn bị bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động: TB học tập điều hành.
Việc 1: Kể các từ ngữ về tình cảm..
Việc 2: HS Nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí ĐG: Tìm được các từ ngữ về tình cảm(yêu quý, yêu thương, quý mến, kính
yêu, thương yêu,
+ PP: vấn đáp
+ KT :NX bằng lời
2.Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc lại đề bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: (Tr 108 SGK ): Hãy kể tên các việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
Việc 2: Thảo luận nhóm đôi
Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - Nhận xét.
* Chốt: Chốt các từ ngữ chỉ công việc gia đình.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí ĐG :- Kể được những việc đã làm ở nhà giúp bố mẹ ( quét nhà, rửa bát, cho
gà ăn, lau bàn ghế, tưới cây, rửa cốc li....)
+ PP: quan sát, vấn đáp,


+ KT : Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài tập 2: (Tr 108 SGK): Tìm các bộ phận câu trả lời cho những câu hỏi
Ai ? Làm gì ?
Việc 1: H đọc bài và làm bài cá nhân vào VBT
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm.
Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - Nhận xét.

-Chốt : Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai; thường là những từ ngữ chỉ sự vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?( Là những từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật đó )
+ Tiêu chí đánh giá:HS biết tìm đúng bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi .
Mạnh dạn khi trao đổi.

Ai

làm gì ?
Chi
đến tìm bông cúc màu xanh
Cây
xòa ành ôm cậu bé
Em
học thuộc đoạn thơ.
Em
làm ba bài tập toán
+ PP: Vấn đáp, tích hợp,viết
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân tích, trình bày
miệng
Bài tập 3: (Tr108 SGK): Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu.
nhóm1
nhóm 2
nhóm 3
em,
quét dọn
nhà cửa
chị em,
,giặt ,xếp,
,
sách vở,

Linh, cậu bé
rửa
bát đũa,quần áo
Việc 1: H đọc bài và làm bài cá nhân vào VBT, 1 H làm bảng phụ.
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm.
Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - Nhận xét.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:HS biết tìm , ghép đúng thành câu, Cuối câu phải điền dấu chấm. Có thể
ghép thành nhiều câu khác nhau.

Ai

làm gì ?
Em
quét dọn nhà cửa.
Chị em
giặt quần áo.
Linh
rửa bát đũa.
Cậu bé
xếp sách vở………..
+ PP: Vấn đáp, tích hợp,viết
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân tích, trình bày
miệng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:


Về nhà làm cùng người thân các công việc gia đình,
————š{š————
EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13 ( Tiết 1)


ÔL TOÁN:
I. MỤC TIÊU:
- KT: Biết thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, 33 – 8 dạng 53 – 15.
- KN: Vận dụng tìm x ở các bài tập dạng x – a = b, x + c = d ( a,b,c,d là các số có không
quá hai chữ số.
- TĐ: Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
- NL: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Bài 1 (T 61): Em và bạn viết số thích hợp vào ô trống:
* Đánh giá:
* Đánh giá:
+ TC: Biết tìm số bị trừ và hiệu chưa biết điền vào ô trống
- Rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin trình bày.
+ Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2 (T61): Tìm x:
* Đánh giá:
+ TC: Nắm được cách tìm số bị trừ chưa biết .
- Rèn tính tư duy, hợp tác, tính chính xác và tự tin khi trình bày.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 3 (T61): Em đọc phép tính, bạn viết kết quả:
* Đánh giá:
+ TC: Biêt thực hiện phép trừ dạng 13 trừ đi một số
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn năng lực hợp tác, tích cực, sôi nổi
+ Phương pháp: Quan sát, viết.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; viết nhận xét
Bài 4 (T61): Em và bạn đặt tính rồi tính hiệu:

* Đánh giá:
+ TCĐG: Biêt đặt tính rồi tính hiệu các số có nhớ ở hang chục.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn năng lực hợp tác, tích cực, sôi nổi
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
III HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà cïng víi người thân hoàn bài tập.
————š{š————
Ngày dạy: 22/11/2018


TOÁN:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng 14 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 54-18;
Tìm số bị trừ hoặc tìm số hạng chưa biết.
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 - 18. Bài 1,2 cột 1,3 bài 3a bài 4
- GDHS tính chính xác khi làm bài.
- NL: Biết chia sẻ hợp tác với các bạn trong nhóm. Mạnh dạn trong giao tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : : Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp : - Ôn lại bài 1 tr 63
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính nhẩm -SGK tr464;

Việc 1: cá nhân đọc bài, tính nhẩm và ghi vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn trong nhóm
Việc 3: Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT trước lớp.
-Chốt KQ: Củng cố phép trừ có dạng 14 trừ đi một số.\
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết vận dụng bảng 14 trừ đi một số để tính nhẫm.
- Nhẫm nhanh, đúng kết quả.
+ PP: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mỡ.
+ KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 2 cột 1,3: đặt tính rối tính - tr64 :
- Y/ C HS làm vào vở, 1 HS làm bảng.
Việc 1: HS đọc bài, nhắc lại cách tìm hiệu, làm vào vở
Việc 2: Cùng chia sẻ trong nhóm
Việc 3: Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT trước lớp.
-Chốt KQ: : HS nêu lại cách đặt tính, cách tính , (phép trừ có nhớ dạng 54-18 . phép
trừ dạng 33-5)
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biêt đặt tính rồi tính các số có nhớ ở hàng chục. Biết làm tính cẩn thận, chính
xác.l Tích cực hợp tác,
+ Phương pháp: Quan sát, viết.
+ Kĩ thuật: viết nhận xét , ghi chép ngắn
Bài 3a: Tìm x: sgk tr64 a/ x - 24 = 34
Việc 1: Đọc yêu cầu – Làm vào vở


Cùng nhau chia sẻ kết quả trước lớp -Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt lại cách tìm số bị trừ ( Lấy hiệu cộng với số trừ
* Đánh giá:
+ TCĐG: Nắm được cách tìm số bị trừ trong một hiệu.
- Rèn tính tư duy, hợp tác, tính chính xác và tự tin khi trình bày.

+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn
Bài 4: –giải toán tr64Việc 1: Đọc yêu cầu bài toán
-. Việc 2: Thảo luận , làm vào vở . Chia sẻ kết quả với nhóm
Việc 3:Cùng nhau chia sẻ kết quả trước lớp -Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt : bài toán có từ ngữ( trong đó )ta thực hiện phép trừ, vận dụng phép trừ 54-18 để
làm.
* Đánh giá:
+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải bài toán. Biết làm tính đúng
Giải
Cửa hàng đó có số xe mấy là
84 – 45 = 39 ( máy bay)
Đáp số: 39 máy bay
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày
+ Phương pháp: Quan sát ,Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân, bạn bè về cách giải toán có lời văn

————š{š————
MẸ

CHÍNH TẢ:(NV)
I. MỤC TIÊU:
- Chép chính xác bài chính tả . Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2, Bài tập 3 b.
- GD HS có ý thức trong việc rèn chữ viết, giữ vở sạch.
- NL : Viết, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, cẩn thận , đúng tốc độ
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, VBTTV, vở ô ly.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- TB học tập cho toàn lớp khởi động chống mệt mỏi.
2. Hình thành kiến thức:


- Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nhắc đề bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: 1H đọc bài. H đọc thầm theo
Việc 2: H thảo luận hệ thống câu hỏi SGK Tr 102
.
Việc 3: HD viết từ khó vào bảng con: giấc tròn, ngọn gió
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Viết chính t ả.
Việc 1: Cho học sinh nhìn viết bài
Việc 2: Dò bài.- H đổi vở theo dõi
Việc 3: GV chấm một số bài nhận xét
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó viết(: quạt , giấc tròn, ngọn gió , )trả lời
được câu hỏi liên quan nội dung. “ Dòng thứ nhất, dòng ba, dòng 5 có 6 chữ. Các dòng
còn lại có 8 chữ. Các chữ đầu dòng viết hoa. Trình bày cẩn thận, chăm chú viết
+ PP: viết,vấn đáp.
+ Kĩ thuật:, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết nhận xét.
Hoạt động 3: Làm bài tập
Bài 2: (Tr 102 SGK): Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya ?
Việc 1: H đọc bài và làm bài cá nhân vào VBT
.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp- GV cùng H nhận xét, chốt ý đúng.
Chốt đáp án đúng:
* Đánh giá:

+ Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng iê/ yê/ ya;.(Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã
lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẵng
ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.)
+ PP:viết, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
.Bài 3b: ( Tr 102 SGK): Tìm trong bài thơ Mẹ những tiếng có thân hỏi, thanh ngã:
Việc 1: H làm bài cá nhân vào VBT
Việc 2: Thảo luận nhóm đôi
Việc 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- GV cùng H nhận xét, chốt ý đúng: cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẻo, võng, những,
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng những chữ có dấu hỏi/ ngã vào chữ ( cả, chẳng, ngủ,
của, cũng, vẫn, kẻo, võng, những )
+ PP:viết, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng luyện viết với người thân .
————š{š————
EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13 (T2)

ÔN LUYỆN TV:
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được từ ngữ về công việc trong gia đình .Sử dụng được câu theo mẫu –Ai là gì?
- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc tiếng có thanh hỏi/thanh ngã); Phân
biệt được iê/ yê.
* HS làm bài 4,5,6,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Sách ôn luyện

H: sách ôn luyện
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Tiến trình dạy như sách Em tự ôn luyện Tiếng viêt.
Bài 4: Viết tên các việc mà bạn nhỏ trong tranh đã làm giúp cha mẹ
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS quan sát tranh viết tên đúng các việc làm ở từng bức tranh .
( bồng em , tưới cây, đun củi,)
+ PP:Quan sát, Vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
. Bài 5: Đặt câu theo mấu Ai làm gì? Đểnói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS đặt được câu nói về các việc làm: bồng em . tưới . đun củi
( a, Chị đang bồng em.
b, Bạn trai đang tưới cây.
c, Em đang đun củi.
Trình bày rõ ràng, tự tin.
+ PP:Quan sát, Vấn đáp.viết
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, tôn vinh học tập
Bài 6: Chọn từ ngữ có tiếngchứa vần iên/uyên điền vào chỗ trống
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS Chọn từ ngữ có tiếngchứa vần iên/uyên điền
a/Trước khi đi ngủ ,bà. kể chuyện cho tôi nghe.
b/ Sóng biển tung bọt trắng xóa.
c/ Trên sân tập, các cầu thủ chuyền bóng rất đẹp mắt.
Tham gia tích cực làm bài để tìm ra các câu trả lời:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 7: điền vào chỗ trống r/d/gi
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: HS Chọn ,điền đúng

a/ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.


b/ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học .
c/ Mèo khen mèo dài đuôi.
Tham gia tích cực làm bài để tìm ra các câu trả lời:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Việc 1: Nhận xét tiết học.
Việc 2: Về nhà chia sẻ cùng ông bà, cha mẹ
————š{š————
ÔN LUYỆN TOÁN:
EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13 ( Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- KT: Biết tìm số bị trừ trong một hiệu và số hạng của một tổng.
Biết vẽ hình theo mẫu.
- KN: Vận dụng giải bài toán bằng một phép trừ dạng 54 – 18.
- TĐ: Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
- NL: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Bài 5 (T66): Tìm x:
* Đánh giá:
+ TCĐG: Nắm được cách tìm số hạng trong một tổng, số bị trừ trong một hiệu.
- Rèn tính tư duy, hợp tác, tính chính xác và tự tin khi trình bày.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 6 ( 67): Giải toán
* Đánh giá:
+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải bài toán.

Giải
Trong rổ có số quả cam là
54 – 25 = 29 ( quả cam)
Đáp số: 29 quả cam
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Mạnh dạn tự tin khi trình bày
+ Phương pháp: Quan sát .Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 7 ( 67): Vẽ hình theo mẫu:
* Đánh giá:
+ TCĐG: Biết dựa vào hình mẫu và vẽ hình theo mẫu.
- Rèn tính tư duy, hợp tác, vẽ hình đúng theo mẫu.
+ Phương pháp: Quan sát, viết.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 8 ( 68): Giải toán
* Đánh giá:


+ TCĐG: HS nhận dạng bài toán và giải bài toán.
Giải
Có số kg gạo nếp là
54 – 18 = 36 ( kg gạo nếp)
Đáp số: 36 kg gạo nếp
- Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Mạnh dạn tự tin khi trình bày
+ Phương pháp: Quan sát ,Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
III HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà cïng víi người thân hoàn thành phần ứng dụng.
Ngày dạy: 23/11/2018


TOÁN

15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Bài 1
-Giáo dục học sinh tính chăm học và chính xác khi làm bài.
- NL: Biết phối hợp với các bạn trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : : Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp :
- Ôn lại bài 1 tr 64
2/Hình thành kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn HS lập các bảng trừ(
-Hướng dẫn HS lập bảng trừ 15 trừ đi một số,
HĐ2 : HS tự lập các bảng trừ còn lại( 16,17,18, trừ đi một số )
-HS tự lập bảng trừ
- Gọi HS nêu các công thức trừ, GV ghi bảng.
*HĐ3 : Tổ chức đọc thuộc các bảng trừ:
- Thi đọc thuộc bảng trừ đã lập
* Đánh giá:
+ TCĐG : lập và học thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số để tính.
+ Phương pháp: Quan sát ,Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính
a. 45


Việc 1: HS đọc yêu cầu.
Việc 2:GV ghi lần lượt các phép tính lên bảng.
75
95
65
15


-

-

-

-

-

9

6

7

8

9

b. 66

7

96

36

56

48

c. 87
9

-

-

-

-

9

8

9

7

77


48

58

35

-

8

9

9

7

Việc 3: HS Làm vào vở
Việc 4: Chia sẻ trước lớp- Chốt kết quả đúng
* Đánh giá:
+ TCĐG : Biết dựa vào bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số để tính.
- Tính nhanh đúng, chính xác.
+ Phương pháp: Quan sát. Vấn đáp gợi mở
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân, bạn bè về bảng trừ vừa học
————š{š————
KỂ VỀ GIA ĐÌNH

TẬP LÀM VĂN:

I. MỤC TIÊU:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước.
- Viết được một đoạn văn ngắn( từ 3- 5 câu ) theo nôị dung BT1
- GDHS biết yêu quý gia đình mình.
-Phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề; Giao tiếp, hợp tác
II. ĐỒ DÙNG: HS: Mỗi bạn có một tấm ảnh về gia đình mình..
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
Việc 1: TB học tập cho các nhóm kể cho nhau nghe về người thân của mình.
Việc 2: 2 HS đại diện kể trước lớp.
Việc 3: TB học tập nhận xét.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Kể về gia đình mình.
Gợi ý:
+ Gia đình em gồm có mấy người ? Đó là những ai?
+ Hãy nói về từng người trong gia đình em?
+ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Việc 1: Làm việc theo nhóm


×