Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giáo án lớp 4 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 13 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.35 KB, 34 trang )

TUẦN 13
Thứ hai, 19/11/2018
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Tập đọc:
I.MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung: Câu chuyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công
nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên
các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời
dẫn câu chuyện.
- Qua câu chuyện, động viên các em cố gắng vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao
trong học tập. Giáo dục các em tính kiên trì ý chí vươn lên sẽ thành công.
- Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng ghi nội dung luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi “ Hộp thư di động”
Việc 2 : Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi để giới thiệu bài: Bức
tranh vẽ gì?
- Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)
Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác biệt thì đề
nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến.
Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Nghe cô giáo giới thiệu bài.
HĐ 1: Luyện đọc:
Nghe 1 bạn đọc toàn bài cả lớp theo dõi đọc thầm.


Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn;
đọc từ khó: nếu có…( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài) Đọc từ chú
giải
Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn
nhóm đọc tốt.
Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:


+ Giải nghĩa được các từ: Khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó : Xi-ôn-cốp-xki, hì hục, suông, sa hoàng, thăng thiên.
+Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
đọc phân biệt lời của các nhân vật và người dẫn truyện.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn
có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. Em và bạn đổi vai hỏi và
trả lời
Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá
và bổ sung cho mình.
Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh

+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
- Câu 1: Mơ ước được bay lên bầu trời.
- Câu 2: hì hục làm thí nghiệm...
- Câu 3: Có lòng kiên trì và quyết tâm thực hiện ước mơ.
+ Nội dung chính của bài: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ
công nghiên cứu kiên trì suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
+ Học tập đức tính của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Biết hợp tác và chia sẻ trong nhóm.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ3 Luyện đọc diễn cảm:
Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như
thế nào?
Nghe GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2. Nghe G đọc mẫu, một số H đọc.
Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc.


- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm (Đại diện một số nhóm
đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- 1 H đọc cả bài.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, thể hiện đúng giọng
của người kể chuyện và nhân vật
- PP: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý
nghĩa của bài học.
*****************************************

Toán:
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Rèn kĩ năng thực hiện nhân nhẩm với 11.
- Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán.
HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 3.
- Giúp HS phát triển NL tính toán, NL tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ” để khởi
động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới:
1.Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- GV viết lên bảng phép nhân 27 x 11, Y/c HS thực hiện tính.
- Thảo luận và nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 và rút ra kết luận
Để có 297 ta viết số 9 ( là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27
Nêu cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
-KL: Tính tổng hai chữ số rồi ghi kết quả tìm được vào giữa hai chữ số đó.
2.Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- GV viết lên bảng phép nhân 48 x 11. Y/c HS đặt tính và tính
- Thảo luận, tìm ra cách tính khác
- Rút ra cách nhân nhẩm đúng: 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48,
được 428; thêm 1 vào 4 của 428 được 528


Lưu ý: Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 cũng làm như trên.

*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:+ Thông qua 2 ví dụ HS rút ra được cách nhân nhẩm với 11
của phép tính không nhớ và phép tính có nhớ.
+ Chia sẻ với bạn được những điều mình biết.
+ Lấy được ví dụ và thực hiện đúng phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính nhẩm
- Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
34 x 11 = 374
11 x 95 = 1045
82 x 11 = 902
- Nghe GV nhận xét, chốt cách thực hiện nhân nhẩm với 11
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nhắc lại được cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
+ Nhân nhẩm đúng các phép tính.
+ Khả năng trao đổi trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài 3 Bài toán:
- Cá nhân tự đọc bài toán, tóm tắt và tìm cách giải.
Em cùng bạn chia sẻ cách giải bài toán.
- Bước 1: Tìm số HS khối lớp Bốn
- Bước 2: Tìm số HS khối lớp Năm
- Bước 3: Tìm số HS cả hai khối.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Thống nhất bài giải

đúng.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Phân tích được bài toán, tìm được hướng giải.
+ Thực hiện giải bài toán theo từng bước.
+ Biết cách trình bày bài toán.
+ Khả năng chia sẻ trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp, viết


- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết nhận xét.
Học sinh hoàn thành xuất sắc làm thêm bài tập 2,4.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao đổi với người thân cách nhân một số với 11.
*****************************************
KHOA HỌC 4:
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU
Nêu đặc điểm chính của nước sạch & nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật
hoặc các chất hoà tan có hại cho con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có mùi hôi, có chất bẩn, có chứa các vi sinh vật nhiều quá
mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- GDHS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề xung quanh
* Tích hợp GDBVMT: Ô nhiễm nguồn nước( Bộ phận)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh SGK,
HS:- 1 Nhóm: 1 chai nước sông hồ, 1 chai nước giếng, 2 vỏ chai, 2 phễu lọc nước, 2
miếng bông, tiêu chuẩn đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động:

Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
? Nếu con người, thực vật, động vật không có nước thì sẽ thế nào?
? Nêu 1 số VD về vai trò của nước trong sinh hoạt, SX nông nghiệp, SX CN của con
người?
Việc 2: Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- Nêu mục tiêu bài học: HS nhắc đề bài
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Làm thí nghiệm: Nước sạch & nước bị ô nhiễm
Việc 1 : HS làm thí nghiệm
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
* KL: Nước ao, hồ, sông thường có lẫn tạp chất. Nước giếng hay nước máy không bị
lẫn nhiều cát, bụi…
* Tích hợp: Vậy để giảm thiểu sự ô nhiễm nước sông, ao, hồ chúng ta cần làm gì?
( Không vứt rác, xả nước thải nhà máy không qua xử lí, thuốc sâu, vứt xác động vật
chết...Vận động mọi người cùng thực hiện.)
* Đánh giá:


- Tiêu chí: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch
Mạnh dạn tự tin trình bày
Thao tác thí nghiệm nhanh
- Phương pháp: quan sát vấn đáp, PP khác
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, thí nghiệm
HĐ2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm
Việc 1 : Y/c HS thảo luận N6

- HS thảo luận & đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra.
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả
Thực hành: Chúng ta cần có thói quen sử dụng nước sạch và vận động mọi người
cùng thực hiện
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm
Mạnh dạn tự tin trình bày
- Phương pháp: vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
HĐ3: Trò chơi sắm vai
Việc 1 : Tình huống: Một lần Minh cùng mẹ qua nhà Nam chơi, mẹ bảo Nam gọt hoa
quả mời khách.Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ vừa rửa rau. Nếu là
Minh em sẽ nói gì với Nam.
Việc 2 : Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày xử lí tình huống.
Chốt : Cách xử lí tình huống đúng nhất .
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Xử lí được tình huống và đưa ra được lí do
Mạnh dạn tự tin trình bày
- Phương pháp: vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Y/c HS đọc mục bạn cần biết.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm.
************************************************
KĨ THUẬT :
THÊU MÓC XÍCH (T1)
I.Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết cách thêu móc xích .
- Kỹ năng: Thêu được các mũi thêu móc xích. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích.
Đường thêu có thể bị dúm.

- Thái độ: HS hứng thú học thêu .
- Năng lực: Giúp HS phát triển NL thẩm mỹ, NL tự học.


II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len
HS : - Vải, len chỉ thêu các màu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch ,thước, kéo
- Dụng cụ và vật liệu cần thiết
III. Hoạt động dạy học:
* Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Mẹ đi chợ”
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hướng dẫn quan sát nhận xét
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên giới thiệu mẫu hướng dẫn học sinh quan sát
- Học sinh nêu và tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích
- Mặt phải?
- Mặt trái?
- Thêu móc xích là gì?
- Em kết hợp đọc sách và quan sát mẫu GV đưa .
- Em trao đổi với bạn bên cạnh để biết được mặt phải và mặt trái mũi thêu
như thế nào? Và thế nào là thêu móc xích?...
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn trao đổi sản phẩm GV đưa ra để biết được
mặt phải và mặt trái mũi thêu như thế nào? Và thế nào là thêu móc xích?...
Việc 2: Nhóm trưởng tổng kết ý kiến trong nhóm, báo cáo kết quả với cô
giáo.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:HS nhận xét được mẫu và nêu được khái niệm:

+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như
chuỗi mắt xích, Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau
gần giống những mũi khâu đột mau.
+ Khái niệm: Thêu móc xích là thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời

Việc 1: CTHĐ điều khiển các nhóm thảo luận và trả lời: * Thêu móc xích là
gì?
Việc 2: Nhóm trưởng cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung ý kiến
( Không lặp lại ý kiến của nhóm trước)
Việc 3: CTHĐ mời giáo viên nhận xét, bổ sung.: Là cách thêu để tạo thàh
những vòng chỉ móc nối tiếp giống nhau như chuổi mắt xích


Việc 4: Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
2. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát hình (SGK)để nêu các bước thêu móc xích.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào quan sát hình 1(SGK) để nêu cách vạch dấu .
Ghi số thứ tự trên đường vạch dấu. Thêu từ phải sang trái
- Em đọc sách và quan sát hình SGK để tiến hành vạch dấu,
- Thảo luận với bạn bên cạnh cách tiến hành vạch dấu
Việc 1: Nhóm trưởng thảo luận với các bạn trong nhóm cách tiến hành vạch
dấu
Việc 2: Nhóm trưởng tổng kết ý kiến. Báo cáo kết quả với cô giáo.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS quan sát tranh quy trình và nêu được các bước thêu móc xích.
+ Quan sát GV và nắm được cách thêu.
- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời

- GV mời đại diện một nhóm trình bày.
- GV nhận xét và HD cách thêu, vừa thêu vừa giải thích. Thêu trái sang phải
Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách lên kim xuống kim đúng vào các điểm, không
rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng. Kết thúc giống đường khâu đột, có thể dùng khung thêu
để thêu cho phẳng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HS tiến hành thêu móc xích trên khung vải.
GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho
những HS còn lúng túng.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS thêu được trên vải.
+ Đường thêu đảm bảo đúng, đẹp.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để học bài : Thêu móc xích (T2)
************************************************
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC


I.MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị, lực của con người, bước đầu biết tìm từ
(BT1), đặt câu với ( BT2) , viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào
chủ điểm có chí thì nên.
- Rèn kĩ năng khi nói viết phải dùng từ đúng chủ điểm.
- Giáo dục HS có ý thức học, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Giúp HS phát triển NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “ Đi tìm thầy thuốc”
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Tìm các từ:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người
b. Nêu lên những thử thách đối với ý chí , nghị lực của con người
- Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào vở BT
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm .
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, thống nhất chọn các từ xếp
vào 2 nhóm:
a. Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền bỉ, kiên trì, kiên nghị….
b. Khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian truân, thử thách,,….
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:+ HS tìm đúng các từ theo nhóm:
a. Nói lên ý chỉ, nghị lực của con người: Quyết tâm, quyết chí, bền gan, bền chí, bền
lòng, kiên trì, kiên nhẫn, vững tâm, vững chí, vững lòng, vững dạ...
+b.Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: Khó khăn, gian
khó, gian nan, gian truân, chông gai, gian lao, thử thách, thách thức...
+ Biết đặt được nghĩa của các từ tìm được.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài tập 2:
Em đọc đoạn y/c BT, tự đặt câu với một từ em vừa tìm được
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh kết quả của mình
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả .



*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS đặt được một câu ở nhóm a và một câu ở nhóm b.
+ Sử dụng đúng từ ngữ và đúng cấu tạo câu.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài tập 3. Viết đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí nghị lực nên đã vượt qua
nhiều thử thách, đạt được thành công.
- Nghe cô giáo hướng dẫn:
+ Viết đúng đoạn văn theo đúng y/ đề bài. Có thể kể về một người em đọc trên báo,
sách…hoặc người thân trong gia đình em, người hàng xóm nhà em.
+ Có thể dùng những từ em đã dùng ở BT1.
+ Cá nhân tự làm vào vở BT
- Chia sẻ trước lớp, một số em đọc lại doạn văn đã hoàn chỉnh.
- Lớp bình chọn bạn viết đoạn văn hay.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đoạn văn đúng chủ đề hay không?
+ Đánh giá về diễn đạt, dùng từ, viết chính tả.
+ Đoạn văn đã bộc lộ được thái độ của người viết chưa?
+ Ý thức tự học và giải quyết vấn đề.
+ Mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp hay không?
+ Khả năng nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em trao dổi với người thân về nghĩa và cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ nói về
ý chí nghị lực vào cuộc sống.

*****************************************
Đạo đức :
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao
ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà,
cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày trong gia đình.
- Giáo dục các em kính yêu ông bà, cha mẹ.
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ: Phiếu, thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


* Khởi động:
-Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát 1 bài, chơi trò chơi “ Hộp thư di
động”.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1. Đóng vai (BT 3 – SGK)
- Nghe cô giáo phân tiểu phẩm cho các nhóm
Việc 1: Em trao đổi với bạn về cách xử lí tình huống
Việc 2: Tiến hành phân vai cho các bạn
Ban học tập cho các nhóm tiến hành đóng vai trước lớp
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS đóng được vai, biết cách xử lí tình huống, giải thích được
vì sao chọn cách ứng xử đó. Biết được con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm,
chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
HĐ2. Thảo luận theo nhóm đôi (BT4 , sgk)
Việc 1: HS đọc yêu cầu của bài tập
Việc 2: Trao đổi với bạn về các việc làm như gợi ý trong SGK
Việc 3:Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS kể được những việc làm hiếu thảo với ông bà cha mẹ và
học tập các bạn khác
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
HĐ3. Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được
Việc1:Em giới thiệu cho các bạn trong nhóm về các sáng tác mà em sưu tầm
được
Việc 2: Chia sẻ trước lớp.
Việc 3: Nghe GV nhận xét
*Đánh giá:


- Tiêu chí đánh giá: HS kể được những việc làm hiếu thảo với ông bà cha mẹ và
học tập các bạn khác
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em làm một số việc ở nhà để thể hiện lòng kính yêu
ông bà, cha mẹ.
*************************************
Kể chuyện:
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU :

- Dựa vào nội dung SGK chọn được câu chuyện(mẩu chuyện ,đoạn truyện) đã nghe, đã
đọc nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
- Giáo dục HS cần có sự nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
*Điều chỉnh:Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia không dạy thay bằng luyện
tập kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Việc 1: Nhóm trưởng cho HS kể chuyện theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Bình chọn các bạn kể tốt
Việc 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS chọn đúng câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí
vươn lên trong cuộc sống.
+ Kể lại được câu chuyện đã chọn, theo đúng trình tự: giới thiệu câu chuyên, diễn
biến, kêt thúc
+ Lời kể (rõ ràng, dễ hiểu, có truyền cảm không?)
+Khả năng kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt vời lời kể.

+ Phong thái kể(tự tin)
+ Nêu được cảm nhận của bản thân về chuyện


- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời- trình bày miệng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể .
*****************************************
Thø ba, 20/11/2018
Toán:
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách nhân với số có ba chữ số.Tính được giá trị của biểu thức.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 3
- Giáo dục HS yêu môn toán và ham thích học toán..
- Giúp HS phát triển NL tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi “ ai nhanh hơn”.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: 1. Tìm cách tính : 164 x 123
- Hướng dẫn HS thực hiện:
164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3)
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
= 16400 + 3280 + 492
=20172
* Giới thiệu cách đặt tính và tính

Việc 1: Thảo luận, biết: Để thực hiện phép nhân trên, cần thực hiện ba phép
nhân và phép cộng ba số
Việc 2: Thảo luận cách đặt tính và thực hiện tính ở bảng nhóm.
Việc 3: Chia sẻ cách nhân trước lớp
Lưu ý: Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ
nhất. Phải viết tích riêng thứ ba lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm lại được cách thực hiện nhân một số với một tổng.Thực hiện đúng
phép tính.
+ HS nắm được thứ tự thực hiện và các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số
thông qua ví dụ.
+ Nhận xét được cách viết tích riêng thứ hai và tích riêng thứ ba và giải thích
được vì sao lại viết như vậy.




×