Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án lớp 4 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 14 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.44 KB, 36 trang )

TUẦN 14
Thứ hai, 26/11/2018
Tập đọc:
CHÚ ĐẤT NUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ
gợi tả gợi cảm và phân biệt với lời người kể và lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm,
chú bé Đất)
- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được
nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong sgk )
* Giúp HS có năng lực còn hạn chế đọc đúng nắm các CH; HS có năng lực đọc phân
biệt được lời của nhân vật…
- GD HS tinh thần dũng cảm
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, tự nhận thức về bản thân
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, màn hình tivi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức trò chơi “Đi tìm thầy thuốc”
Việc 2 : Nghe GV giới thiệu Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh mnh họa chủ đề và trao đổi nội dung tranh
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Nghe GV giới thiệu bài Chú Đất Nung và mục tiêu bài học
HĐ 1. Luyện đọc
Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài

Việc 1:Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc nối tiếp 3 đoạn ( giúp đỡ các bạn
đọc sai, sót tiếng )
- Luyện đọc ngắt nghỉ đúng ở những câu dài trên bảng phụ
Việc 2: Đọc và hiểu nghĩa các từ chú giải. Quan sát tranh minh họa, nhận biết


các đồ chơi của cu Chắt
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
Việc 4: Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải nghĩa được các từ: kị sĩ( lính cưỡi ngựa), tía( tím đỏ như màu mận chín...)


+ Đọc đúng các tiếng, từ khó :chàng kị sĩ, cưỡi ngựa tía, tráp nắp hỏng,đống rấm,
khoan khoái…
+ Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ
gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm,
chú bé Đất)..
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

HĐ 2. Tìm hiểu bài
Em tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các chia sẻ trong nhóm theo từng câu hỏi.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước
lớp
Việc 3: Thảo luận, nêu nội dung bài
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nghe nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
Câu 1: Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa
ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn

đất có hình người.)
Câu 2:Chú tìm đường ra cánh đồng… Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của
hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng hai
người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
Câu 3: Chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
Câu 4:Sự can đảm, dũng cảm...
+ Nội dung chính của bài: Ca ngợi chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe
mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp nghe và tìm đúng giọng đọc phù hợp.
Việc 2: Nghe Gv hướng dẫn đọc đoạn cần luyện
Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 1-2 đoạn trong bài


Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn
nhóm đọc hay.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, thể hiện đúng giọng
của người kể chuyện và nhân vật chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm và chú bé Đất
- PP: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
*****************************************
Toán:
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
HS cả lớp hoàn thành bài 1, bài 2(Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất
này).
- Giáo dục học sinh thích học toán và yêu thích môn toán
- NL tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ” để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Nhận biết một tổng chia cho một số
- Quan sát GV viết biểu thức trên bảng:
( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
Em cùng bạn tính rồi so sánh giá trị của 2 biểu thức
( 35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
Vậy: ( 35 + 21 ) :7 = 35 : 7 + 21 : 7
Việc 1: Nghe GV hỏi và trả lời: Khi chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
Việc 2: Em cùng bạn thảo luận và nêu cách thực hiện
Việc 3: Nghe GVchốt kiến thức: như sgk
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm lại được cách thực hiện chia một tổng cho một số
+ Thực hiện đúng phép tính.
+ Khả năng trao đổi với bạn bên cạnh.
- Phương pháp: vấn đáp



- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính bằng hai cách
- Việc 1: Cá nhân tự tính vào vở nháp
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả tính
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 =10
15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
- Nghe GV nhận xét, kết luận, củng cố cách chia một tổng cho một số
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
+ HS thực hiện được bằng hai cách
+ Tính nhanh, chính xác
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài 2:Tính bằng hai cách theo mẫu
- Cá nhân tự đọc mẫu, đọc nội dung bài tập.
( 27- 18 ) : 3 và ( 64 – 32) : 8
Em cùng bạn chia sẻ cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ cách làm đúng
- Nghe GV nhận xét, kết luận, củng cố cách chia một hiệu cho một số
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng tính chất chia một hiệu cho một số trong thực hành tính.
+ HS thực hiện được bằng hai cách, tính nhanh chính xác
+ Khả năng chia sẻ với bạn
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Học sinh hoàn thành xuất sắc làm thêm bài tập 3.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em trao đổi với người thân cách chia một tổng cho
một số, thảo luận cách làm bài toán 3
*****************************************
KHOA HỌC 4:
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số cách làm nước sạch: lọc, khử trùng, đun sôi…


- Biết đun sôi nước trước khi uống.Biết phải diệt hết vi khuẩn & loại bỏ các chất độc
hại .
* Tích hợp GDBVMT: Cách thức làm nước sạch( Bộ phận toàn bài)
- Có ý thức giữ sạch nguồn nước.
-Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự lực, tìm hiểu TN -XH
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:- Hình minh hoạ SGK, màn hình tv
HS: - 2 chai nhựa trong, nước đục, cát, than..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động:
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
? Nước bị ô nhiễm có tác hại gì đến sức khoẻ?
- CTHĐTQ điều hành chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Các cách làm sạch nước thông thường
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Gia đình hoặc địa phương em đã SD những cách nào để lọc nước?

? Hiệu quả của các cách làm đó?
Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh
- Chai sẻ trước lớp
- KL: Có rất nhiều cách lọc nước, mỗi cách lọc có những tác dụng riêng nhưng
kết quả đem lại là làm cho nước sạch hơn.
*Tích hợp GDMT: Chúng ta cần phát huy các cách lọc nước đó và vận động
mọi người cùng thực hiện.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Kể được một số cách làm sạch nước: lọc nước, khử trùng nước, đun sôi và tác
dụng của từng cách
+ Biết trao đổi chia sẻ trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
HĐ2: Tác dụng của lọc nước
Việc 1 : Cho HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK
? Em có nhận xét gì về nước trước khi lọc & sau khi lọc?
? Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Tại sao?


? Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì?
? Cát, sỏi có tác dụng gì?
Việc 2 : Y/c HS quan sát H2 SGK, GV trình bày về quy trình SX nước sạch.
+ Nước được lấy từ nguồn nước sông, hồ, ao….đưa vào trạm bơm đợt 1, sau đó chuyển
qua dàn khử sắt, bể lắng để loại sắt & chất không hoà tan. Tiếp tục qua bể lọc, rồi qua
bể khử trùng & được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt 2 để chảy
về nơi cung cấp nước cần xuất & sinh hoạt.
Việc 3 : Y/c 2 HS lên bảng trình bày lại dây chuyền sản xuất nước.
* KL: Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại
bỏ các chất không tan trong nước & khử trùng.

*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản
+ Biết cách làm thí nghiệm
+ Biết trao đổi chia sẻ trong nhóm.
+ Có ý thức giữ sạch nguồn nước
- Phương pháp: vấn đáp, PP khác
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, thí nghiệm
HĐ3: Sự cần thiết phải đun sôi nước khi uống
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy SX đã uống ngay
được chưa? Vì sao cần đun sôi nước trước khi uống?
? Để thực hiện VS khi dùng nước em cần phải làm gì?
-Chia sẻ trong nhóm
-BHT điều hành chiasẻ trước lớp
- KL : + Nước đã làm sạch hay do nhà máy SX đều không uống được ngay.
Chúng ta cần đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn nhỏ còn sống trong nước & loại bỏ các chất
độc còn tồn tại trong nước.
+ Giữ VS nguồn nước chung & nguồn nước tại gia đình. Không để
nước bẩn hoà lẫn với nước sạch.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
+ Có ý thức bảo vệ nguồn nước
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời,
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
**********************************************************************


Kĩ thuật:
I.Mục tiêu:

THÊU MÓC XÍCH (T2)


- HS biết cách thêu móc xích .
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu
có thể bị dúm.
- HS hứng thú học thêu .
- Giúp HS phát triển NL thẩm mỹ, NL tự học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len
- Dụng cụ và vật liệu cần thiết
HS : - Vải, len chỉ thêu các màu ,kim khâu len và kim thêu, phấn vạch ,thước kéo
III. Hoạt động dạy học:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1- Hướng dẫn cũng cố lại cách thêu móc xích
GV yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác thêu móc xích ?
- Thêu móc xích là gì?
Em kết hợp đọc sách.
Em trao đổi theo nhóm đôi để nhớ lại các bước thực hiện thêu móc xích? Và thế
nào là thêu móc xích?...
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn nêu các bước thực hiên thêu móc xich ? Và
thế nào là thêu móc xích?...
Việc 2: Nhóm trưởng tổng kết ý kiến trong nhóm

Việc 3: NT báo cáo kết quả với cô giáo.
Việc 1: CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ ý kiến
Việc 2: Nhóm trưởng cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung ý kiến
( Không lặp lại ý kiến của nhóm trước)
Việc 3: CTHĐ mời giáo viên nhận xét
GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật thêu móc xích theo hại bước sau
Bước 1: Vạch dấu đường khâu
Bước 2: Thêu theo đường vạch dấu
Thêu trái sang phải. Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách lên kim xuống kim đúng vào
các điểm, không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng
-Kết thúc giống đường khâu đột ,có thể dùng khung thêu để thêu cho phẳng
-Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:HS nắm lại cách thêu móc xích: Thêu móc xích là thêu tạo
thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau


- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.HS tiến hành thêu móc xích trên khung vải
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân .
- GV Quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho
những HS còn lúng túng .
2- Đánh giá kết quả của học sinh
Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm đã hoàn thành
- Các nhóm tiến hành tự bình chọn sản phẩm đẹp để lên trưng bày theo vị trí phân công.
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
+ Đường vạch dấu thẳng cách đều cạnh dài của mãnh vãi

+ Thêu được các múi thêu đường vạch dấu
+ Đường thêu tưong đối thẳng không bị dúm
+ Các mũi thêu tương đối bằng nhau và khít nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
HS các nhóm tiến hành nhận xét đánh giá sản phẩm các bạn
Giáo viên chấm - nhận xét cho học sinh xem những bài làm đẹp
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS thêu được trên vải, biết trưng bày sản phẩm
+ HS đánh giá được sản phẩm của bạn.
+ Đường thêu đảm bảo đúng, đẹp.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.

Cùng với sự giúp đỡ của người thân em hãy thêu móc xích các sản phẩm đơn giản
*****************************************
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I.MỤC TIÊU
-Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu ( BT1 ), nhận biết được một số từ
nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy ( BT3, BT4), bước đầu nhận biết một
dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi ( BT5).
-Rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn.
- Giáo dục HS yêu thích học, sử dụng từ ngữ thích hợp trong khi đặt câu.
.* Điều chỉnh: Không làm bài tập 2.


- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phạn câu được in đậm
- Đọc y/c BT, suy nghĩ và tự làm vào phiếu
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách đặt các câu hỏi của mình.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nghe Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + HS đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm
a.Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?.
b.Trước giờ học, chúng em thường làm gì?
c.Bến cảng như thế nào?
d.Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3: Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi
- Em trao đổi với bạn để tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
a. Có phải chú bé đất trở thành chú Đất Nung không ?
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không ?....
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS hiểu thế nào là từ nghi vấn và tìm được từ nghi vấn
a. Có phải …. không?
b. phải không?
c. à?

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
.Bài tập 4: Với mỗi cặp từ hoặc từ nghi ván vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
Việc 1: Cá nhân tự làm vào vở BT
Việc 2: Chia sẻ trước lớp, HS nối tiếp đặt câu hỏi.


Việc 3: Lớp bình chọn bạn đặt câu hỏi hay nhất.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS đặt được câu với mỗi từ nghi vấn
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 5: Câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi
Đọc các câu ở BT 5, thảo luận, nêu đúng các câu hỏi, các câu không phải là câu
hỏi.
Chia sẻ trước lớp:
Câu a, d là câu hỏi . ( hỏi bạn điều chưa biết)
Câu b, c, e không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. ( nêu ý
kiến, nêu đề nghị của người nói. )
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS biết được câu không phải câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:
b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
d.Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
g.Thử xem ai khéo tay hơn nào?
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em cùng người thân trao đổi về những điều cần hỏi và cần trả lời.
*****************************************
Đạo đức :

BIẾT ƠN CÁC THẦY GIÁO CÔ GIÁO(T1)
I MỤC TIÊU: - Biết được công lao của thầy cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo,cô giáo.
- Lễ phép ,vâng lời thầy giáo ,cô giáo. Rèn kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy
cô.Thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô giáo
( Đối với HSHTT: Nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy, các
cô giáo đã và đang dạy mình ).
- Giáo dục HS có ý thức biết ơn thầy cô giáo
- Phát triên năng lực ngôn ngữ, tự học, tự giải quyết vấn đề
II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
* GV : SGK, Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3
* HS : SGK, Thẻ mặt cười , mặt mếu
III TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
-Trưởng ban VN tổ chức cho lớp hát 1 bài, chơi trò chơi “Hộp thư di động”


- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
A.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Xử lý tình huống ( Tr 20, 21 SGK )
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
1. Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân
nói?
2. Nếu em là HS cùng lớp đó , em sẽ làm gì? Vì sao?
-Chia sẻ trong nhóm
-BHT điều hành chiasẻ trước lớp. Các nhóm lần lượt trình bày KQ thảo luận.
Nhóm khác lắng nghe- chia sẻ. Thống nhất ý kiến
-> Kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt .
Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

*Đánh giá:
- Tiêu chí: +Nắm được nội dung của truyện .
+ Đoán được các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì và giải thích được vì
sao các bạn làm như vậy
+ Cần phải kính trọng biết ơn các thầy cô giáo.
- PP: vấn đá, xử lí tình huống
- KT: nhận xét bằng lời
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 1- SGK )
Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Việc 1: HS thảo luận nhóm 2
- Việc 2: Đại diện nhóm lên trình bày
-Việc 3: Các nhóm khác cùng chia sẻ và thống nhất ý kiến
- GV nhận xét: Tranh 1, 2, 4 thể hiện thái độ kính trọng biết ơn; Tranh 3 là biểu hiện
sự không tôn trọng
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Chỉ ra được việc làm nào thể hiện lòngkính trọng biết ơn các thầy
cô giáo và giải thích được vì sao nên làm như vậy
+ Có ý thức kính trọng biết ơn các thầy cô giáo.
- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2,SGK)
Việc 1: Từng nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy
Việc 2:Yêu cầu các nhóm lên dán băng giấy theo cột “Biết ơn hay không biết
ơn ”
- Việc 3: Các nhóm khác cùng chia sẻ và thống nhất ý kiến


- GV KL: Các việc làm a,b,d, đ,e,g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn
thầy cô giáo

*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Chỉ ra được việc làm nào thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo và
giải thích được vì sao nên làm như vậy(a,b,d, đ,e,g )
+ Có ý thức biết ơn các thầy cô giáo.
- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Hoạt động 4 : - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chuẩn bị tiểu phẩm cho bài tập 4
- Sưu tầm các bài hát, thơ, ca dao....ca ngợi công lao thầy cô giáo
*****************************************
Kể chuyện:
BÚP BÊ CỦA AI ?
I.MỤC TIÊU :
- Dựa vào lời kể của giáo viên nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa cho
(BT1)
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết giữ gìn yêu quý đồ chơi.
- Các em có ý thức giữ gìn đồ chơi, đồ dùng học tập để chơi, để dùng được lâu dài.
*Điều chỉnh: không hỏi câu hỏi 3.
-Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, tự nhận thức về bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ SGK.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Đi chợ”
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
Hướng dẫn kể chuyện
Việc 1: Quan sát các bức tranh trong SGk
Việc 2: Nghe cô giáo kể lại câu chuyện

Việc 1: Em tìm lời thuyết minh cho từng bức tranh
Việc 2: Tổng hợp và thống nhất lời thuyết minh cho 6 bức tranh
Việc 3: HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời kể của búp bê
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS lắng nghe lời cô kể
+ HS tìm được lời thuyết minh phù hợp với mỗi bức tranh:


Tranh 1( Mùa đông, búp bê không có váy áo nên tủi thân).
Tranh 2( Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác).
Tranh 3( Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố).
Tranh 4( Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê trong đống lá khô).
Tranh 5(Cô bé may váy mới cho búp bê).
Tranh 6( Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới).
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm, mỗi bạn kể
một bức tranh
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Phải biết yêu quý và gìn giữ đồ
chơi
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS kể lại được câu chuyện
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào? (kể nhập vai mình là búp bê để kể lại
chuyện, ý nghĩ và việc làm, cảm xúc của nhân vật búp bê.)
+ Khi kể phải xưng hô thế nào? (Khi kể phải xưng tôi, tớ, mình hoặc em.)
+ Lời kể tự nhiện, có cảm xúc.
- PP: vấn đáp

- KT: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã học
*****************************************
Thứ ba, 27/11/2018
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU :
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có 1chữ số (chia hết, chia có
dư)
HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng 1,2).Bài 2. HS có năng lực làm thêm BT3( nếu
còn thời gian)
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có 1chữ số (chia hết,
chia có dư).
- Giáo dục học sinh thích học toán và yêu thích môn toán
- NL tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi “Hộp thư di động”
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: 1. Tìm cách tính : 128472 : 6 = ?
- Hướng dẫn HS thực hiện: Đặt tính và tính;
Chia theo thứ tự từ trái sang phải
Việc 1: Thảo luận, thực hiện phép chia trong nhóm, nêu cách chia trước lớp.
và nêu : Đây là phép chia hết.
Việc 2: GV Ghi bảng phép chia : 230859 : 5 = ?

Chia theo thứ tự từ trái sang phải
Em cùng bạn thực hiện phép chia. Trình bày cách chia trước lớp và nêu. Đây
là phép chia có dư
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết cách đặt tính và thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có
một chữ số (chia hết chia có dư).
+ HS nắm lại được cách thực hiện chia cho số có một chữ số
+ HS tính cẩn thận.
+ Trình bày được với bạn những điều mình biết.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: ( dòng 1.2) Đặt tính rồi tính
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nghe Gv nhận xét, kết luận, củng cố lại cách chia cho số có một chữ số
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm lại được cách thực hiện chia cho số có một chữ số
+ HS thực hiện tính nhanh, chính xác, bài rõ ràng sạch sẽ
+ Khả năng trao đổi với bạn bên cạnh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời


Bài 2 : Bài toán
- Cá nhân tự đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự giải vào vở BT.
- Em cùng bạn chia sẻ cho nhau cách giải bài toán

- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung. Chốt bài giải đúng.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết ) để
giải toán
+ HS tính cẩn thận, trình bày bài giải đẹp
Bài giải
Số lít xăng có trong mỗi bể là
128610 : 6 = 21435 ( lít )
Đáp số : 21435 lít xăng
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Học sinh hoàn thành xuất sắc làm thêm bài tập 3.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em chia sẻ với người thân về cách chia cho số có một chữ số
*****************************************
Tập làm văn:
THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được thế nào là văn miêu tả (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong bài chú Đất Nung (BT1 mục III) bước đầu viết
được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ “Mưa” (BT2).
- Giúp H có hứng thú khi học tập làm văn
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Việc 1: Cá nhân đọc đoạn văn


- Việc 2: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
Việc 1: Thống nhất câu trả lời trong nhóm
Việc 2: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận thế nào là miêu tả
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS hiểu thế nào là miêu tả qua việc tìm được sự vật được miêu tả
trong đoạn(cây sòi, lá sòi, cây cơm nguội, gió, chiếc lá, lạch nước…)
+ HS viết được điều mình hình dung được về các sự vật theo lời miêu tả:
TT
Tên sự vật Hình
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
dáng
1.
Cây sòi
Cao lớn
2.
Lá sòi
Đỏ chói lọi Rập rình lay động
như đốm lửa
3.

Cây cơm
Vàng rực
nguội
rỡ
4.
Nước
Chảy, lúc trườn lên,
Róc rách
lúc luồn xuống
+ HS biết tác giả quan sát bằng các giác quan:mắt, tai
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Tìm những câu văn miêu tả trong truyện “ Chú đất nung”
Việc 1: Em đọc lại bài Chú đất nung
Việc 2: Em tìm câu văn miêu tả
Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời
Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp và thống nhất:
Các câu văn miêu tả là: Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh cưỡi ngựa tía, dây cương vàng
và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS viết lại câu văn miêu tả trong cả phần 1 bài “Chú Đất Nung”: Đó
là một chàng kị sĩ rất bảnh….một nàng công chúa màu trắng, ngồi trong mái lầu
son
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.


2. Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây? Hãy viết 1,2 câu miêu
tả một trong những hình ảnh đó

Việc 1: Em đọc đoạn trích Mưa
Việc 2: Em viết 1,2 câu miêu tả hình ảnh em thích
Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời
Việc 1: Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS viết câu miêu tả cho bài Mưa
+ HS biết nhận ra cái hay của câu các bạn viết
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân các câu văn miêu tả hình ảnh em thích trong bài thơ
Mưa
*****************************************
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG (TIẾP)
I.MỤC TIÊU :
- Biết đọc bài văn v giọng kĩ chậm rải, phân biết lời người kể và lời nhân vật ( chàng kị
sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu
ích, cứu sống được người khác( trả lời được câu hỏi 1,2,4.
* HS có năng lực : trả lời được CH3 (SGK).Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nhân
vật.
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện trong thử thách, mới trở thành cứng rắn hữu ích.
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, tự nhận thức về bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa nội dung bài, màn hình tivi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Chú Đất Nung (phần 1)

Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
Quan sát tranh minh họa
HĐ 1. Luyện đọc


Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp 4
đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó và đọc đúng các câu hỏi,
câu cảm)
Việc 2: Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải nghĩa được các từ: buồn tênh( buồn vì cảm giác thiếu vắng cái gì đó),
hoảng hốt( đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ), nhũn( quá mềm, gần như
nhão ra), se( không thấm nhiều nước, khô đi), cộc tuếch(ngắn gọn, không đưa
đẩy, màu mè)
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó : buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, se, cộc tuếch…
+ Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật
(chàng kị sĩ , nàng công chúa, chú Đất Nung ).
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Mỗi bạn tự đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong
SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn trình bày câu trả lời trong nhóm.
Việc 2: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 3:Thảo luận nêu nội dung bài học. Nghe GV nhận xét, bổ sung thêm.
Nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích,

cứu sống được người khác.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
Câu 1: Hai người bột sống trong lọ thủy tinh. Chuột cạp nắp lọ tha nàng công chúa vào
cống. Chàng kị sĩ tìm nàng công chúa và bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn,
thuyền lật, cả hai người ngấm nước, nhũn cả chân tay.
Câu 2:Đất Nung nhảy xuống nước nước, vớt họ lên bờ để se bột lại.
Câu 3: Câu nói ngắn gọn, thẳng thắn tỏ ý thông cảm với hai người bột chỉ quen sống
trong lọ thủy tinh, không chịu đựng được thử thách. Câu nói đó có ý xem thường
những người chỉ sống trong sung sướng ,không chịu đựng nỗi khó khăn.
Câu 4:Tự đặt tên truyện khác theo suy nghĩ của cá nhân
+ Nội dung chính của bài: Ca ngợi chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe
mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát... mạnh dạn


- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: Nghe HD luyện đọc
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng.
Giải thích vì sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc cá nhân, theo nhóm.
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn
nhóm đọc hay.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, thể hiện đúng giọng

của người kể chuyện và nhân vật chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm và chú bé Đất
- PP: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà chia sẻ với người thân câu chuyện về sự rèn luyện, chịu đựng thử thách
để trở thành người có ích của chú Đất Nung
*****************************************
Thứ tư, ngày 28/11/2018
Toán:
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số
HS cả lớp hoàn thành bài1,bài 2a, bài 4a. HS có năng lực: Làm các bài còn
lại( Nếu còn TG)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán.
- NL tự học và giải quyết vấn đề.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi “Hộp thư di động”
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cá nhân tự làm vào vở bt.


- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- Nghe GV nhận xét, củng cố cách đặt tính và thực hiện tính
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm lại được cách thực hiện chia cho số có một chữ số
+ HS thực hiện tính nhanh, chính xác, bài rõ ràng sạch sẽ
+ Khả năng trao đổi với bạn bên cạnh.
a) 67 494 : 7 = 9 642;
b) 359 361 : 9 = 39 929
42 789 : 5 = 8 557 (dư 4)
238 057 : 8 = 29 757 (dư 1)
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài 2a : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a) 42 506 và 18 472
- Cá nhân tự đọc bài toán và làm bài vào vở
- Em cùng bạn chia sẻ cho nhau kết quả
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài giải trước lớp. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung thống nhất
- Nghe GV nhận xét, củng cố tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết ) để
giải bài toán tổng hiệu
+ HS tính cẩn thận.
a) Số bé là : (42 506 - 18 472) : 2 = 12 017
Số lớn là: 42 506 – 12 017 = 30 489
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài 4a: Tính bằng hai cách
a) (33 164 + 28 528) : 4

- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- Nghe GV nhận xét, củng cố tính chất chia một tổng cho một số
*Đánh giá:


- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết ) và
vận dụng tính chất chia một tổng cho một số để tính bằng hai cách
+ HS tính cẩn thận.
(33 164 + 28 528) : 4
C1: (33 164 + 28 528) : 4 = 61 692 : 4 = 15 423
C2: (33 164 + 28 528) : 4 = 33 164 : 4 + 28 528 : 4 = 8 291 + 7 132 = 15 423
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Học sinh hoàn thành xuất sắc làm thêm bài tập 2b, 3, 4b.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân một số BT vừa học trên.
*****************************************
Chính tả (Nghe viết)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU
- HS nghe đúng - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn
- Làm đúng các bài tập 2a
*Giúp HS có năng lực còn hạn chế viết đúng, rõ ràng; HS có năng lực viết và trình bày
đẹp.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và thích rèn chữ viết.
- Tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC.

- Phiếu
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Hướng dẫn HS nghe- viết
Việc 1: Nghe GV đọc đoạn chính tả
Việc 2: Cá nhân tự đọc thầm bài
Trao đổi với bạn về các chữ khó viết
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ khó, từ dễ lẫn khi viết
Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).


Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả những từ dễ viết sai:
3. Viết chính tả
Nghe cô giáo đọc, HS tự viết vào vở. ( chú ý viết đúng, trình bày đẹp)
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Ví dụ: tấc xa tanh, phong phanh, khuy,…
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: sa tanh
+ Viết hoa chữ cái đầu câu
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp
- PP: quan sát, vấn đáp –
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2a: Điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng s hay x?

Việc 1: Em tự đọc đoạn văn
Việc 2: Em điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng s hay x cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
,
- Việc 2: Cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi điền chính xác
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Điền đúng các tiếng bắt đầu bằng s/x :1. xinh, 2. xóm, 3. xít,
4. xanh, 5. sao, 6. súng, 7. sờ, 8. Xinh, 9. sợ
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em về nhà cùng người thân tìm thêm những tiếng có
âm đầu s hay x
*****************************************
Thứ năm, 29/11/2018
Toán:
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được chia một số cho một tích.
- Biết vận dụng kiến thức để hoàn thành bài 1,2.
* HS có năng lực làm thêm BT3( nếu còn Tgian)
- Giáo dục học sinh yêu môn toán và thích học toán.


- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”

- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Tính và so sánh giá trị của các biểu thức:
Việc 1: Quan sát GV viết các biểu thức lên bảng
24 : (3 x 2)
24 : 3 : 2
24 : 2 : 3
- Việc 2: HS tính và so sánh các biểu thức cá nhân
- Việc 3: Thống nhất kết quả trong nhóm
- Việc 4: Chia sẻ kết quả trước lớp
Ta có: 24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
Vậy : 24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
Việc 5: Nghe GV khái quát: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số
đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:+ HS biết khi chia một số cho một tích , ta có thể chia số đó
cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
+ HS vận dụng để tính
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
- Em thực hiện vào vở
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp và thống nhất kết quả
- Nghe GV nhận xét, củng cố tính chất chia một số cho một tích
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS vận dụng chia một số cho một tích để tính

+ HS tính cẩn thận.
a) 50 : (2 x 5) = 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8) = 72 : 9 : 8 = 8 : 8 = 1(HS có thể làm chia thừa số thứ 2 trước)
c) 28 : (7 x 2) = 28 : 7 : 2 = 4 : 2 = 2(HS có thể làm chia thừa số thứ 2 trước)


- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Bài 2: Chuyển mỗi phép chia sau đây thành phép chia một số số cho một tích rồi tính
(theo mẫu)
HS cùng cô giáo phân tích mẫu
Mẫu:
60 : 15 = 60 : (3 x 5)
= 60 : 3 : 5
= 20 : 5 = 4
- Em tự làm bài
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích cách làm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, củng cố tính chất chia một số cho một tích
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS chuyển được phép chia một số cho một tích và tính
+ HS tính cẩn thận.
a) 80 : 40 = 80 : (10 x 4) = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2
b) 150 : 50 = 150 : (10 x 5) = 150 : 10 : 5 = 15 : 5 = 3
a) 80 : 16 = 80 : (8 x 2) = 80 : 8 : 2 = 10 : 2 = 5
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
Học sinh hoàn thành xuất sắc làm thêm bài tập 3.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Em chia sẻ với người thân về cách chia một tổng cho một số.
*****************************************
Luyện từ và câu:

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi ( ND ghi nhớ )
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1) bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện
thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình
huống cụ thể (BT2, mục III ).
*HS có năng lực nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích
khác(BT3, mục III).
- Giáo dục HS đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
-Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ.


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
Việc 1: Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước.
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
Bài 1:Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất
Nung
Việc 1:Em tự đọc bài và ghi lại các câu hỏi trong bài.
+ Sao chú mày nhát thế ?
+ Nung ấy ạ ?

+ Chứ sao ?
Việc 2: Trao đổi với bạn về ý kiến của mình.
-Việc 3: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả
Bài 2. Theo em các câu hỏi của ông Hòn Rám có dùng để hỏi về điều chưa biết
không ? Nếu không chúng được dùng làm gì?
Các nhóm thảo luận, phân tích từng câu hỏi.
GV gợi ý để HS hiểu câu hỏi của ông Hòn Rấm.
Câu Sao chú mày nhát thế ? Có dùng để hỏi về điều chưa biết không?
Câu Chứ sao ? của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không?.
Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ?
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Bài 3: Nghe bạn đọc BT 3
HS đọc thầm BT, suy nghĩ và trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Câu “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”. Câu hỏi không dùng đẻ hỏi mà
Để yêu cầu: “ Các cháu hãy nói nhỏ hơn”
2. Ghi nhớ: Em đọc ghi nhớ ở sgk
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Tìm những câu hỏi trong đoạn văn: đoạn đối thoại giữa ông Rấm với chú bé Đất
trong truyện Chú Đất Nung (phần1)? “Sao chú mày nhát thế ? và
Chứ sao?
- Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế ? “ ông Hòn Rấm hỏi với ý chê
chú bé Đất nhát.
- Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng
là câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa.


×