Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số trong họat động của tòa án nhân dân tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

ĐAO THỊ BÍCH THẢO

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG HỌA ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI -2017
HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

ĐAO THỊ BÍCH THẢO

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG HỌA ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Tô Văn Hòa

HÀ NỘI -2017
HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Đao Thị Bích Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTTS
TAND
TTHS
TTDS
TTHC
HĐXX
TGPL

: Dân tộc thiểu số

: Tòa án nhân dân
: Tố tụng hình sự
: Tố tụng dân sự
: Tố tụng hành chính
: Hội đồng xét xử
: Trợ giúp pháp lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ... 6
1.1. Ngƣời dân tộc thiểu số và quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ........ 6
1.1.1. Khái niệm ngƣời dân tộc thiểu số ................................................. 6
1.1.2. Vấn đề quyền của ngƣời dân tộc thiểu số .................................. 10
1.2. Khái niệm bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt
động của tòa án nhân dân ...................................................................... 13
1.2.1. Định nghĩa bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong
hoạt động của Tòa án nhân dân. ........................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong
hoạt động của Tòa án nhân dân ............................................................ 16
1.3. Nội dung bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt động
của Tòa án nhân dân ..................................................................................... 23
1.3.1. Các quyền đƣợc bảo đảm ............................................................... 23
1.3. 2. Trách nhiệm đảm bảo quyền của ngƣời DTTS từ phía Tòa án..... 30
1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc
thiểu số trong hoạt động của Tòa án nhân dân ......................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 35
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 36

THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
......................................................................................................................... 36
2.1. Khái quát về tình hình ngƣời dân tộc thiểu số ở Điện Biên, các đơn vị
Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên .................................................................. 36
2.1.1. Ngƣời dân tộc thiểu số ở Điện Biên và những vấn đề đặt ra trong
công tác bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Điện Biên ........... 36
2.1.2. Đặc điểm các Tòa án nhân dân ở tỉnh Điện Biên........................... 39
2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số tại Tòa án
nhân dân tỉnh Điện Biên. .............................................................................. 42


2.2.1. Trong công tác xét xử, giải quyết các loại án............................. 42
2.2.2. Trong các công tác khác nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của
Tòa án ....................................................................................................... 50
2.2.3. Trong công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan
đến hoạt động bảo đảm quyền ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt động của
Tòa án: ...................................................................................................... 53
2.3. Đánh giá về công tác bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên........................ 55
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 55
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 58
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................ 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 67
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN .............. 68
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo đảm quyền con ngƣời của
ngƣời dân tộc thiểu số ở Điện Biên .............................................................. 68
3.1.1. Những điều kiện thuận lợi .............................................................. 68

3.1.2. Những thách thức ........................................................................... 73
3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 75
3.2.1. Đối với công tác xét xử, giải quyết các loại án .............................. 75
3.2.2. Đối với các công tác khác nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của
Tòa án ....................................................................................................... 79
3.2.3. Đối với công tác phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc liên quan đến
hoạt động bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số tại Tòa án ................... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................... 86
KẾT LUẬN..............................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong khuôn khổ quyền con ngƣời, quyền của ngƣời dân tộc thiểu
số (DTTS) thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng là một nội dung quan trọng
đƣợc Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Ngƣời
DTTS ở Việt Nam mặc dù chỉ chiếm 14,6 % với gần 13,4 triệu ngƣời nhƣng
lại sinh sống trên địa bàn miền núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nƣớc.
Đó là vùng có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, môi trƣờng, sinh thái của cả nƣớc. Bảo đảm quyền của ngƣời
DTTS không chỉ đơn thuần là bảo đảm sự bình đẳng cho ngƣời DTTS đƣợc
phát triển về mọi mặt mà còn có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của đất nƣớc.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc luôn đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để
ngƣời DTTS phát triển về mọi mặt, từ đó góp phần đảm bảo tốt nhất quyền
của ngƣời DTTS.
Nhằm thể chế hóa mục tiêu của Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp là “xây

dựng nền tƣ pháp trong sạch,vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý”, Hiến pháp 2013 đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 đã ghi nhận nhiều quy định có tính mới,
có tính đột phá thể hiện vai trò nền tảng để hoàn thiện các thiết chế tƣ pháp
nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân. Lần đầu tiên kể từ sau Hiến
pháp năm 1946, Hiến pháp 2013 đã xác định rõ địa vị pháp lý của Tòa án
nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tƣ pháp và là một trong
những cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm to lớn về bảo đảm quyền con ngƣời,
quyền công dân, trong đó bao gồm quyền của ngƣời DTTS. Bởi vậy, bảo đảm
quyền của ngƣời DTTS bằng hoạt động của TAND là vấn đề rất cần đƣợc
quan tâm theo yêu cầu của cải cách tƣ pháp trong giai đoạn hiện nay. Đồng
thời đây cũng là mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân mà chúng ta đang hƣớng đến.
Những năm qua, hệ thống TAND đã có những chuyển biến mạnh mẽ
trong tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời
cũng nhƣ quyền của ngƣời DTTS theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Nhờ đó ngành TAND đã tạo đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời DTTS đối với Nhà


2

nƣớc. Song bên cạnh đó, việc bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt
động của TAND vẫn có những tồn tại, tạo những kẽ hở để các thế lực thù địch
lợi dụng để chống phá, xuyên tạc đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nƣớc gây ra những bất ổn về chính trị, xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu phải
nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm quyền
của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND ở vùng DTTS cụ thể, từ đó nhận
định những vấn đề còn khúc mắc, tìm ra nguyên nhân để xây dựng những
biện pháp pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của ngƣời
DTTS trong xu thế vấn đề nhân quyền ngày càng đƣợc đề cao nhƣ hiện nay.

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, với 21
dân tộc anh em cùng sinh sống. Phần lớn đồng bào ở đây là ngƣời DTTS với
trình độ dân trí còn hạn chế, tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên dễ
bị xúi giục, tham gia buôn bán ma túy, hay gây mất trật tự an toàn xã hội. Mặt
khác, với địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở và có nhiều sông suối chia cắt,
giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu tập trung vào lâm nghiệp và nông
nghiệp nên tỉnh Điện Biên vẫn nằm trong danh sách các tỉnh có nền kinh tế
chậm phát triển. Với vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tƣ pháp,
những năm qua, TAND hai cấp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực, khắc phục
mọi khó khăn, áp dụng nhiều biện pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị đề nâng cao chất lƣợng giải quyết, xét xử các loại án, đẩy mạnh việc tuyên
truyền pháp luật cũng nhƣ phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc khác nhằm bảo
đảm tốt hơn quyền của ngƣời DTTS. Sự nghiên cứu về vấn đề bảo đảm quyền
của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND tỉnh Điện Biên - một địa phƣơng
điển hình với hơn 80% dân số là ngƣời DTTS thể hiện ý nghĩa thực tiễn vô
cùng lớn lao. Đây cũng là cơ sở để nhân rộng việc nghiên cứu trên phạm vi cả
nƣớc về vấn đề quyền của ngƣời DTTS nói riêng, quyền con ngƣời nói chung,
từ đó có những đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
con ngƣời ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Bảo đảm quyền của
người dân tộc thiểu số trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Điện
Biên” làm luận văn thạc sĩ luật học, với hi vọng góp phần nâng cao hơn nữa
hiệu quả bảo đảm quyền của ngƣời DTTS ở địa phƣơng này nói riêng cũng
nhƣ trên phạm vi cả nƣớc nói chung.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về quyền con ngƣời và trách nhiệm của Tòa án trong

việc bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời đã đƣợc nhiều nhà luật học quan tâm
trong các thời kỳ với những góc độ tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên
cứu quan trọng nhƣ: Luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Vai trò của Tòa án
trong việc bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng
Công Cƣờng năm 2013, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Luận án tiến sĩ luật
học “Bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Quang Hiền năm 2015, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam…
Về vấn đề quyền của ngƣời DTTS cũng có nhiều công trình nghiên cứu
nhƣ: Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm
quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nông Thị
Kiều Diễm năm 2014, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ
luật học “Đảm bảo các quyền con ngƣời của ngƣời dân tộc thiểu số trong giải
quyết vụ án hình sự” của tác giả H’Năm BKRông năm 2015, Khoa Luật Đại
học Quốc Gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài "Quyền của ngƣời
dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" của tác giả
Đào Ngọc Vân năm 2016, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội…
Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Tác
giả Phạm Minh Tuyên với bài viết “Bảo vệ quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
và ngƣời tàn tật theo quy định của pháp luật tố tung hình sự, thực tiễn áp dụng
và những vấn đề vƣớng mắc”; Tác giả Nguyễn Xuân Đại với bài viết “Cơ sở
đảm bảo và thực hiện quyền của các dân tộc thiểu số hiện nay”; Tác giả Lừ
Văn Tuyên với bài viết “Quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc
tế và pháp luật Việt Nam”- Bài đăng trên tạp chí Lý Luận chính trị số
10/2015…
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình trên, tác giả
nhận thấy hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu về quyền của ngƣời
DTTS theo hƣớng bảo đảm quyền chung về phát triển đời sống kinh tế - xã
hội, chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về đảm bảo quyền của ngƣời
DTTS theo hƣớng làm rõ trách nhiệm của các nhánh quyền lực nhà nƣớc, đặc
biệt là bảo đảm bằng quyền tƣ pháp trong hoạt động của TAND. Việc nghiên

cứu vấn đề đảm bảo quyền của ngƣời DTTS từ phía trách nhiệm của Nhà


4

nƣớc, cụ thể là TAND với vai trò là cơ quan chủ chốt của giai đoạn cải cách
tƣ pháp thể hiện một góc nhìn mới về quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con
ngƣời, từ đó góp phần nâng cao công tác bảo đảm quyền con ngƣời ở Việt
Nam hiện nay. Ở tỉnh Điện Biên, việc nghiên cứu về bảo đảm quyền của
ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND cũng chƣa từng đƣợc đặt ra, trong
khi mọi hoạt động của các đơn vị TAND tỉnh Điện Biên đều liên quan trực
tiếp đến vấn đề đảm bảo quyền của ngƣời DTTS khi tham gia tố tụng. Đây
cũng chính là lý do tác giả xây dựng và thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền
người dân tộc thiểu số trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên”
làm luận văn thạc sĩ luật học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các đối tƣợng sau:
- Vấn đề quyền ngƣời DTTS và quy định của pháp luật về bảo đảm
quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND;
- Thực tiễn bảo đảm quyền của ngƣời DTTS tại TAND tỉnh Điện Biên.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian hạn hẹp và yêu cầu về
nội dung, dung lƣợng của luận văn thạc sĩ cũng nhƣ đặc thù của việc thi hành
pháp luật phụ thuộc vào tình hình kinh tế- chính trị- xã hội ở mỗi giai đoạn là
khác nhau, trong khi đề tài lại là một vấn đề khá rộng, phức tạp, đòi hỏi phải
có kiến thức tổng hợp và hiểu biết thực tế sâu rộng, nên tác giả chỉ dừng lại ở
việc đề cập đến công tác bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của
TAND tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2016.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra các luận cứ khoa học và
thực tiễn, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo

quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND tỉnh Điện Biên nói riêng
và trên phạm vi cả nƣớc nói chung.
Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ
những vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quyền của ngƣời DTTS, nội dung quyền của
ngƣời DTTS trong phạm vi bảo đảm của TAND;
- Phân tích, đánh giá về công tác bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong
thực tiễn hoạt động của TAND tỉnh ĐIện Biên


5

- Xây dựng những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo
đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND tỉnh Điện Biên.
5. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở các phƣơng pháp nghiên cứu của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp
nghiên cứu trực tiếp là: so sánh, tổng hợp, thống kê tình hình thực tiễn xét xử,
giải quyết các loại án, các hoạt động công tác khác nhằm bảo đảm quyền của
ngƣời DTTS tại TAND tỉnh Điện Biên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Dƣới góc độ khoa học, những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ
làm rõ khái niệm, nội dung, ý nghĩa của vấn đề đảm bảo quyền của ngƣời
DTTS trong hoạt động của TAND; thống kê một cách có hệ thống những
quyền tố tụng cơ bản của ngƣời DTTS khi tham gia tố tụng tại TAND, đƣa ra
những đánh giá về tính hợp lý, mức độ khả thi của việc bảo đảm các quyền
của ngƣời DTTS và nêu kiến nghị về những vấn đề còn tồn tại đối với công
tác bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động tố tụng của TAND.
Dƣới góc độ thực tiễn, luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế trong
công tác xét xử, giải quyết các loại án cũng nhƣ những công tác khác nhằm

tăng cƣờng cho việc bảo đảm quyền của nhƣời DTTS trong hoạt động của
TAND, từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
của ngƣời DTTS ở tỉnh Điện Biên, góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả
bảo đảm quyền con ngƣời của pháp luật Việt Nam, phù hợp với yêu cầu và xu
thế quốc tế về vấn đề nhân quyền.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng I: Những vấn đề chung về bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc
tộc thiểu số trong hoạt động của Tòa án nhân dân.
Chƣơng II: Thực tiễn bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số tại Tòa
án nhân dân tỉnh Điện Biên
Chƣơng III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền
của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Điện
Biên.


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Ngƣời dân tộc thiểu số và quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm ngƣời dân tộc thiểu số
Ngƣời DTTS là một trong những dạng ngƣời thiểu số trong nhóm
ngƣời thiểu số đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo đó, ngƣời thiểu số bao
gồm những nhóm ngƣời ít về số lƣợng, có một đặc thù chung về dân tộc,
chủng tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ. Đã có nhiều tranh cãi về việc đƣa ra một
định nghĩa thống nhất về “ngƣời thiểu số” nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có
một định nghĩa nào đƣợc chính thức ghi nhận và chấp nhận rộng rãi. Việc tìm

hiểu về khái niệm ngƣời thiểu số dựa vào những thuộc tính trên cơ sở các
định nghĩa đã đƣợc Liên hợp quốc và các nhà nghiên cứu đƣa ra. Theo đó, xét
về đặc điểm khách quan: Ngƣời thiểu số là nhóm ngƣời có số lƣợng ít so với
nhóm đa số sinh sống trên cùng lãnh thổ; là nhóm yếu thế trong xã hội (thể
hiện ở tiềm lực, vai trò và ảnh hƣởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống); ngƣời thiểu số có những đặc điểm riêng
về chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán… mà vì thế có thể phân
biệt họ với nhóm đa số; ngƣời thiểu số có thể là công dân hoặc kiều dân của
quốc gia nơi họ sinh sống. Về đặc điểm chủ quan: Nhóm ngƣời thiểu số phải
có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của mình.
Ở Việt Nam thuật ngữ “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ nhóm thiểu số về
dân tộc (tộc ngƣời). Việc xác định dân tộc ở Việt Nam đƣợc dựa trên ba tiêu
chí là: Ngôn ngữ, Văn hóa, và Ý thức tự giác tộc ngƣời. Theo các tiêu chí này,
một dân tộc phải có một tiếng nói riêng, có những đặc trƣng văn hóa riêng và
phải tự nhận mình thuộc về tộc ngƣời đó. Vào năm 1979 các nhà Dân tộc học
Việt Nam đƣa ra một bảng danh mục xác định có 54 tộc ngƣời ở Việt Nam.
Từ đó đến nay, bảng danh mục này đƣợc coi là văn bản pháp lí chính thống về
tên gọi các tộc ngƣời cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam1.
Trong khoa học pháp lý, có rất ít đề tài nghiên cứu xác định rõ định nghĩa
về DTTS mà thƣờng dựa trên tiêu chí số lƣợng trên cơ sở thành phần các dân
1

Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trƣờng, Định kiến tộc ngƣời: Vài nét khái quát và một số đề xuất
cho bƣớc nghiên cứu tiếp theo, Trang 12.


7

tộc của Việt Nam để xác định ngƣời DTTS. Nói một cách khác, chúng ta
không có định nghĩa cụ thể về DTTS mà chỉ xác định dựa vào dấu hiệu về số

lƣợng của các thành phần dân tộc. Cho đến nay Nghị định 05/2011/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2011 là văn bản quy phạm pháp luật
duy nhất đƣa ra định nghĩa về ngƣời DTTS, theo đó tại điều 4 của Nghị định
này đã xác định: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với
dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (khoản 2). Cũng theo Nghị định này thì Dân tộc đa số là dân tộc có số
dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nƣớc, theo điều tra dân số quốc gia
(khoản 3 Điều 4). Theo cách xác định dựa trên tiêu chí về số lƣợng này thì ở
Việt Nam có 54 dân tộc hợp lại, trong đó có 53 DTTS và dân tộc đa số là
ngƣời Kinh (Việt). Tiêu chí xác định dân tộc về số lƣợng này cũng phù hợp
và đồng nhất với việc xác định dân tộc ở Việt Nam đƣợc dựa trên các tiêu chí
về ngôn ngữ, văn hóa, và ý thức tự giác tộc ngƣời mà các nhà dân tộc học đã
đƣa ra.
Nhƣ vậy, từ những phân tích ở trên có thể hiểu: Dân tộc thiểu số ở Việt
Nam chỉ các nhóm người ít về số lượng so với nhóm đa số(người Kinh/Việt),
là một cộng đồng mang tính tộc người liên kết với nhau bằng những đặc điểm
về ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người. Sự nhìn nhận này
hoàn toàn phù hợp với những dấu hiệu khái quát về đặc điểm số lƣợng, vị thế
xã hội, bản sắc, vị thế pháp lý và bao gồm cả đặc điểm về ý thức bảo tồn
truyền thống văn hóa của ngƣời thiểu số trong pháp luật quốc tế.
Nghiên cứu về ngƣời DTTS ở Việt Nam cho thấy đối tƣợng này có
những đặc điểm cơ bản sau:
-Thứ nhất, về dân cư và phân bố dân cư
Các DTTS có quy mô dân số không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục
thống kê về Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu
số năm 2015, có 05 dân tộc có số dân trên 1 triệu ngƣời; 18 dân tộc có số dân
từ trên 10. 000 ngƣời đến dƣới 1 triệu ngƣời; các dân tộc còn lại có số dân
dƣới 10. 000 ngƣời. Điều này dẫn đến nguy cơ vị thế xã hội của mỗi DTTS sẽ
khác nhau, phụ thuộc vào quy mô dân số của mỗi dân tộc đó so với các dân
tộc khác. Nghĩa là vị thế xã hội của ngƣời các DTTS sẽ có chênh lệch về

khoảng cách với nhiều cấp độ giữa các DTTS với nhau, giữa DTTS và dân


8

tộc đa số. Nhƣ vậy, việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời DTTS phải
đƣợc thực hiện ở nhiều cấp độ, tầng mức nhất định mới bảo đảm đạt đến mục
tiêu sự bình đẳng về quyền con ngƣời cơ bản của ngƣời DTTS.
Các DTTS ở Việt Nam cƣ trú vừa phân tán, vừa xen kẽ nhau, không
tách riêng theo vùng lãnh thổ hay cƣ trú duy nhất trên một địa bàn. Theo số
liệu thống kê, tại Việt Nam không có tỉnh, huyện nào thuần nhất có một dân
tộc cƣ trú (ở khu vực miền núi phía Bắc chỉ có 2,8% số xã có một dân tộc sinh
sống). Trong khi đó, các DTTS cƣ trú xen kẽ ở nhiều địa phƣơng khác nhau
nhƣ ngƣời Dao ở 17 tỉnh, ngƣời Mông ở 13 tỉnh, ngƣời Tày ở 11 tỉnh, ngƣời
Thái ở 8 tỉnh…2.
Ngƣời DTTS ở Việt Nam cƣ trú chủ yếu ở miền núi, chiếm ¾ diện tích
tự nhiên của cả nƣớc. Đặc điểm về địa bàn cƣ trú là một trong những nguyên
nhân cản trở sự phát triển kinh tế -xã hội ở vùng DTTS và vì thế càng làm suy
giảm vị thế xã hội của ngƣời DTTS. Bên cạnh đó, các DTTS cƣ trú dọc biên
giới phía Bắc, Tây và Tây Nam có nhiều cửa ngõ thông thƣơng giữa nƣớc ta
với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng
trong bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam. Đồng thời khu vực cƣ trú của ngƣời DTTS cũng là những địa bàn có
tiềm năng to lớn về khoáng sản, lâm sản, xây dựng thủy điện. . . . có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng về môi trƣờng sinh thái và sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc.
Thứ hai, về trình độ triển kinh tế -xã hội
Kinh tế vùng ngƣời DTTS còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du
cƣ, di dân tự do vẫn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đƣờng, trƣờng,
trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn. Tỉ lệ nghèo của ngƣời

DTTS còn quá cao, năm 2015 là 48,7 % và vẫn còn khoản 10% hộ dân tộc
thiểu số đói hàng năm3. Sự yếu kém về kinh tế kéo theo những hạn chế về
nhận thức pháp luật, về trình độ phát triển xã hội và dân trí là một trong
2

Theo http://www. cema. gov. vn/ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kt-xh-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015. htm truy
cập ngày 02/6/2017

Tờ trình số 11/TTr-UBDT ngày 29/7/2015 của Ủy ban dân tộc về việc phê duyệt một số chỉ tiêu
thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với ngƣời dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu
phát triển bền vững năm 2015
3


9

những nguyên nhân làm cho ngƣời DTTS có vị thế yếu trong xã hội. Đây là
một trong những cản trở đối với việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời
DTTS bằng pháp luật.
Chính vì đặc điểm trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều,
điều kiện sống và mức sống còn chênh lệch giữa các dân tộc, Đảng, Nhà nƣớc
Việt Nam luôn quan tâm, thực hiện đƣờng lối phát triển bình đẳng, đoàn kết,
tôn
Thứ ba, yếu tố về ngôn ngữ là một trong những rào cản để ngƣời DTTS
phát triển về mọi mặt
Các dân tộc ở Việt Nam có 3 ngữ hệ với 8 nhóm ngôn ngữ văn hóa khác
nhau, trong đó tiếng Việt đƣợc dùng làm phƣơng tiện giao tiếp chung cho tất
cả các dân tộc và là tiếng nói chính thức của nƣớc ta, là công cụ xây dựng ý
thức dân tộc thống nhất Nhà nƣớc Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện để duy
trì, phát triển ngôn ngữ, chữ viết, bản sắc văn hóa của các dân tộc. Tuy nhiên

do sự khác biệt về ngôn ngữ của các DTTS đã dẫn đến những rào cản trong
việc học tập, giao lƣu văn hóa, tham gia vào đời sống kinh tế xã hội hội. Mặc
dù hiện nay tỉ lệ ngƣời DTTS biết sử dụng tiếng Việt đã đƣợc nâng cao hơn
rất nhiều nhƣng hầu hết ngƣời DTTS vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp, sử
dụng ngôn ngữ là Tiếng Việt. Khi tham gia vào các hoạt động tố tụng tại Tòa
án thì ngƣời DTTS lại càng khó khăn hơn khi phải tiếp cận với các thuật ngữ
pháp lý, đòi hỏi trình độ nhận thức cao.
Thứ tư, Mỗi DTTS đều có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, góp
phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Các DTTS tại Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, góp
phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Tổ chức xã hội truyền thống ở mỗi dân tộc có những sắc thái riêng; mỗi thôn,
bản, buôn, phum, sóc đƣợc các hộ dân cƣ trú quây quần bên nhau theo dòng
họ huyết thống hoặc do hôn nhân hợp thành. Hôn nhân, tang lễ và thờ cúng tổ
tiên ở mỗi dân tộc cũng có sự khác nhau về nghi lễ, tạo thành một tổng thể
văn hóa độc đáo và đa dạng.
Nhƣ vậy, các DTTS tại Việt Nam tuy chỉ chiếm số lƣợng ít nhƣng lại
có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất
nƣớc. Tuy nhiên do sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn,


10

với phong tục tập quán lạc hậu và nhận thức pháp luật của hầu hết các DTTS
còn hạn chế nên việc bảo đảm quyền của ngƣời DTTS hiện nay còn phải đối
mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với
Nhà nƣớc ta hiện nay đối với quyền con ngƣời, quyền công dân là phải đặc
biệt quan tâm tới vấn đề bảo đảm quyền của ngƣời DTTS, để cho ngƣời
DTTS đƣợc tiếp cận và thực hiện một cách đầy đủ, thuận lợi và bình đẳng
những quyền con ngƣời đã đƣợc pháp luật ghi nhận.

1.1.2. Vấn đề quyền của ngƣời dân tộc thiểu số
Về bản chất quyền của ngƣời DTTS không tách biệt với quyền con
ngƣời nói chung. Xuất phát từ sự yếu thế về địa vị xã hội, địa vị pháp lý và
những đặc trƣng riêng về dân tộc nên ngoài các quyền cơ bản của con ngƣời,
ngƣời DTTS còn có thêm quyền đặc thù. Quyền đặc thù ở đây không mang
nghĩa những đặc quyền theo hƣớng đối xử thiên vị hơn với ngƣời DTTS mà là
những quy định để tạo điều kiện cho ngƣời DTTS có thể bảo tồn những bản
sắc, đặc trƣng và truyền thống văn hóa của họ, đảm bảo sự đối xử bình đẳng
giữa nhóm ngƣời thiểu số so với nhóm đa số trong phạm vi lãnh thổ một quốc
gia. Để tạo vị thế ngang bằng cho ngƣời thiểu số với nhóm ngƣời đa số thì
biện pháp cần thiết là phải đảm bảo cho ngƣời DTTS đƣợc sử dụng ngôn ngữ
riêng của họ, đƣợc hƣởng những quyền và lợi ích chính đáng và quan trọng
nhất là đƣợc tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của quốc gia.
Trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời thiểu số, trong đó có
nhóm ngƣời thiểu số về dân tộc, đã có nhiều văn kiện quốc tế ghi nhận quyền
con ngƣời cơ bản và những quyền đặc thù của nhóm ngƣời thiểu số về sắc
tộc, tôn giáo và ngôn ngữ. Các văn kiện đó bao gồm: Công ƣớc về Ngăn ngừa
và trừng trị tội diệt chủng (Điều 2), Công ƣớc về Xóa bỏ tất cả các hình thức
phân biệt chủng tộc (Điều 2, Điều 4), Công ƣớc Quốc tế về các Quyền Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 - ICESCR (Điều13), Công ƣớc quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị - ICCPR (Điều 27), Công ƣớc về quyền trẻ em
(Điều 30), Công ƣớc của UNESCO về Chống phân biệt đối xử trong giáo dục
(Điều 5), Tuyên bố của UNESCO về chủng tộc và thành kiến chủng tộc (Điều
5), Tuyên bố của Liên hợp quốc về dân tộc, chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo
(Điều 5). . .


11

Xét về nội dung cụ thể, quy định về quyền của ngƣời thiểu số đƣợc thể

hiện rõ nhất tại điều 27 ICCPR. Điều luật đã ghi nhận: “Ở những quốc gia có
nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc
các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình,
không bị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực
hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ”. Theo
đó, bản chất các quyền đƣợc bảo đảm theo điều luật này là các quyền cá nhân
và khả năng thực hiện chúng phụ thuộc vào việc các nhóm thiểu số có thể giữ
gìn đƣợc nền văn hóa, ngôn ngữ hay tôn giáo của họ hay không. Để làm đƣợc
điều đó thì nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là xây dựng các biện pháp
tích cực, chủ động để bảo vệ bản sắc của các nhóm thiểu số, và phải bảo đảm
mối quan hệ bình đẳng giữa các nhóm thiểu số với nhau và giữa các nhóm
thiểu số với bộ phân dân cƣ còn lại.
Việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và bảo đảm quyền của ngƣời thiểu số
phải đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng và đối xử công bằng. Các
quốc gia phải cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi ngƣời trong phạm vi
lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền mà ngƣời thiểu số đã
đƣợc công nhận, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc
dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác. Mọi
ngƣời, trong đó bao gồm cả ngƣời DTTS đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp
luật và đƣợc pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Để bảo đảm điều này, pháp
luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và bảo đảm cho mọi ngƣời sự
bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng
tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan
điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc
địa vị khác.
Nằm trong khuôn khổ các nhóm thiểu số nên quyền của ngƣời DTTS
mang những đặc điểm về quyền của nhóm ngƣời thiểu số:
- Quyền của ngƣời DTTS không tách rời quyền con ngƣời mang tính
toàn cầu, nhƣng xét ở phạm vi một quốc gia thì quyền của ngƣời DTTS là

quyền công dân đƣợc thực hiện bởi cá nhân là ngƣời DTTS. Dù thuộc nhóm
thiểu số hay đa số thì ai cũng là con ngƣời, do đó tất cả đều phải đƣợc hƣởng


12

những quyền cơ bản nhƣ nhau. Quyền của ngƣời DTTS thực chất chỉ đƣợc
bảo đảm khi xem xét trên phạm vi một quốc gia nhất định, và vì thế quyền
của ngƣời DTTS là quyền công dân đƣợc thực hiện bởi những cá nhân là
ngƣời DTTS. Việc xem xét quyền của ngƣời DTTS không có ý nghĩa nếu xác
định trên phạm vi một khu vực hoặc toàn cầu, bởi trên thực tế một dân tộc
đƣợc coi là thiểu số ở quốc gia này nhƣng lại là đa số ở quốc gia khác. Ví dụ
ngƣời Hoa đƣợc coi là dân tộc đa số ở Trung Quốc nhƣng lại là ngƣời DTTS
ở Việt Nam. Tƣơng tự, ngƣời Thái là dân tộc đa số ở Thái Lan nhƣng là ngƣời
DTTS ở Việt Nam.
- Quyền của ngƣời DTTS là quyền mang tính chuyên biệt về chủ thể và
địa vị xã hội. Nhóm thiểu số là nhóm có số lƣợng ít nếu so với nhóm đa số
trong một lãnh thổ quốc gia. Họ chịu sự yếu thế trong mối quan hệ tƣơng
quan về vị trí, vai trò trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đối với nhóm
đa số. Việc thực hiện quyền của ngƣời DTTS không thể thuận lợi nhƣ những
ngƣời dân tộc đa số. Để ngƣời DTTS đƣợc bình đẳng về thực hiện quyền
giống nhƣ những ngƣời dân tộc đa số thì pháp luật cần đƣa ra những biện
pháp pháp lý để làm cơ sở, tạo điều kiện cho ngƣời DTTS thực hiện quyền
của họ.
- Quyền của ngƣời DTTS là quyền mang tính chuyên biệt về dân tộc, văn
hóa và ngôn ngữ. . . Đặc điểm của quyền này là mang bản sắc riêng về chủng
tộc, ngôn ngữ, tập quán. Ngƣời DTTS có quyền hƣởng nền văn hóa, đƣợc
thừa nhận và sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng họ, dƣới hình thức riêng rẽ
hoặc trong tập thể, một cách tự do và không bị can thiệp hay bị bất kỳ hình
thức phân biệt đối xử nào. Có rất nhiều nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng đƣợc

pháp luật ghi nhận và bảo vệ về phƣơng diện quyền con ngƣời. Với những
đặc điểm riêng, ngƣời DTTS có những khó khăn, bất lợi trong việc thụ hƣởng
quyền hoàn toàn khác biệt so với những nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng khác.
Nếu nhƣ phụ nữ bị yếu thế do quan niệm bất bình đẳng về giới tính, trẻ em bị
yếu thế do chƣa phát triển nhận thức một cách toàn diện, ngƣời cao tuổi bị
yếu thế do sự suy yếu về sức khỏe, nhận thức do tuổi tác mang lại, ngƣời bị
nhiễm HIV bị yếu thế do sự kỳ thị về bệnh hiểm nghèo thì sự yếu thế của
ngƣời DTTS lại bị chi phối bởi: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố truyền thống văn
hóa, yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, sự lạc hậu về phong tục, tập quán. . .


13

Do vậy, quyền của ngƣời DTTS có sự khác biệt so với quyền của những
nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng khác, đòi hỏi phải có những bảo đảm pháp lý
khác biệt để thực hiện quyền.
Ở Việt Nam quyền của ngƣời DTTS luôn đƣợc quan tâm, chú trọng để
bảo đảm thực hiện. Kể từ khi giành đƣợc độc lập đến nay, Đảng và Nhà nƣớc
luôn thực hiện theo đƣờng lối nhất quán đối với công tác bảo đảm quyền của
ngƣời DTTS đó là bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ nhau
cùng phát triển giữa các dân tộc. Nhìn chung vấn đề quyền của ngƣời DTTS ở
Việt Nam đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thể chế hóa và tuân thủ
đúng nguyên tắc bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời thiểu số đƣợc ghi nhận
trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1.2. Khái niệm bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt
động của tòa án nhân dân
1.2.1. Định nghĩa bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt
động của Tòa án nhân dân.
Bảo đảm quyền con ngƣời là thuật ngữ thƣờng xuyên đƣợc sử dụng
nhƣng trên thực tế rất ít các tài liệu chỉ rõ khái niệm về bảo đảm quyền con

ngƣời, và vì thế khái niệm “Bảo đảm quyền của người DTTS” cũng một vấn
đề chƣa đƣợc chú trọng về nghiên cứu và làm rõ nội hàm. Để tìm hiểu về khái
niệm này trƣớc hết phải làm rõ khái niệm bảo đảm quyền con ngƣời.
Theo quan niệm chung đƣợc thừa nhận hiện nay thì bảo đảm đƣợc hiểu là
“làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì
cần thiết”4. Trong cuốn từ điển Luật học cũng đã diễn giải về bảo đảm pháp
luật là “mọi quyền, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân… đều được
nhà nước bảo hộ bằng những điều luật cụ thể trong các đạo luật cụ thể” 5.Vì
vậy, nhà nƣớc có trách nhiệm bảo đảm các quyền công dân đã đƣợc ghi nhận
trong các đạo luật phải đƣợc thực thi, phải tạo điều kiện tốt nhất để mọi công
dân đƣợc hƣởng các quyền con ngƣời của mình.
Về khái niệm “đảm bảo quyền con người”, cho đến nay còn tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau:

4
5

Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học và xã hội, trang 36.
Từ Điển Luật học, trang 28, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội


14

-Tác giả Hoàng Hùng Hải cho rằng: “bảo đảm là sự tôn trọng, bảo vệ và
thực hiện quyền của các chủ thể”6.Tuy nhiên, theo tác giả quan niệm này là
chƣa đầy đủ vì theo Hiến pháp 2013 đã khẳng định: Nhà nƣớc bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con ngƣời, quyền công dân (Điều 3). Nhƣ vậy bảo đảm là nhiệm
vụ hoàn toàn độc lập với trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ.
-Tác giả Trần Thị Phƣơng Hảo cho rằng: “Những bảo đảm về mặt pháp lý

thực hiện quyền con người được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của công dân gắn với các thiết chế bảo đảm thực hiện nó
trong hệ thống pháp luật và cơ chế bảo đảm cho các quy định và thiết chế đó
được thực hiện trên thực tế”7.Định nghĩa này mới chỉ đƣa ra phƣơng thức bảo
đảm quyền con ngƣời mà chƣa chỉ ra đƣợc chủ thể có trách nhiệm bảo đảm
quyền con ngƣời cũng nhƣ những hậu quả pháp lý các chủ thể khi có những
sai phạm về trách nhiệm làm ảnh hƣởng hoặc xâm phạm đến quyền con ngƣời
của chủ thể khác.
- Xem xét từ góc độ trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với việc bảo đảm
quyền con ngƣời, tác giả Trần Thị Hòe khẳng định: “Bảo đảm quyền con
người là việc các chủ thể (cá nhân, nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội. . .
) có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp, cách thức để hiện thực hóa các nguyên
tắc, tiêu chuẩn về quyền con người nhằm bảo vệ và thực thi hiệu quả các
quyền và tự do cơ bản của con người trong các hoạt động của mình, ngăn
ngừa sự lạm dụng, vi phạm quyền từ các chủ thể khác”8. Khái niệm này đã
chỉ ra chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con ngƣời thuộc về Nhà nƣớc
nhƣng chƣa chú trọng đến yếu tố pháp lý trong bảo đảm quyền con ngƣời.
- Xem xét từ góc độ pháp luật tố tụng hành chính, Theo tác giả Phạm
Hồng Thái và Nguyễn Thị Thu Hƣơng trong bài viết Bảo đảm, bảo vệ quyền
con ngƣời, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam thì: “Bảo
đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều
6

Hoàng Hùng Hải, Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam- Luận án tiến sĩ
luật học, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2012, Tr 34
7
Trần Thị Phƣơng Hảo, Bảo đảm pháp lý về quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015, trang 14
8
Trần Thị Hòe, Nhà nƣớc Việt Nam với việc đảm bảo quyền con ngƣời trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện

nay – Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Năm 2015,Trang 43


15

kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các
tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của
họ đã được pháp luật ghi nhận”9. Đây là cách nhìn nhận rất sát với bản chất
của bảo đảm quyền con ngƣời với phạm vi các quyền thuộc lĩnh vực hành
chính và với trách nhiệm bảo đảm thuộc về cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, từ những phân tích trên đây có thể hiểu bảo đảm quyền con
ngƣời là việc các chủ thể, mà trƣớc hết là Nhà nƣớc, theo các quy định của
pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm để quyền con ngƣời của cá
nhân, công dân đƣợc tổ chức thực hiện, đồng thời các chủ thể này phải tạo
điều kiện cho họ đƣợc sử dụng các quyền đó. Nếu các chủ thể thực hiện hoặc
không thực hiện đúng trách nhiệm mà làm ảnh hƣởng, xâm phạm đến các
quyền con ngƣời của chủ thể khác thì phải có nghĩa vụ bồi thƣờng theo quy
định của pháp luật.
Trong các cơ quan nhà nƣớc thì Tòa án đã đƣợc xác định là một trong
những chủ thể chính có trách nhiệm bảo đảm quyền con ngƣời, trong đó bao
gồm cả quyền của ngƣời DTTS. Hoạt động của Tòa án là hoạt động xét xử,
giải quyết các loại án theo thẩm quyền mà pháp luật quy định. Thông qua hoạt
động của mình, Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án nhân danh nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác
theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài
liệu, chứng cứ đã đƣợc thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc
không áp dụng hình phạt, biện pháp tƣ pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ

về tài sản, quyền nhân thân. Qua đó, Tòa án góp phần giáo dục công dân
trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những
quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi
phạm pháp luật khác.

9

Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thu Hƣơng, Bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trong pháp
luật hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phƣơng pháp luận, định hƣớng nghiên cứu), Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Luật học số 28/2012, Trang 01.


16

Quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của Tòa án thực chất là các
quyền trong tố tụng. Và khi tham gia vào các thủ tục tố tụng đó, quyền của
ngƣời DTTS phải đƣợc Tòa án bảo đảm bằng những biện pháp pháp lý nhất
định. Hay nói cách khác, khi tham gia các hoạt động tố tụng tại Tòa án, ngƣời
DTTS phải đƣợc đảm bảo các điều kiện cần thiết, tốt nhất trong khả năng có
thể để các quyền của họ đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả nhất và
không bị xâm phạm. Việc bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động
của Tòa án là nhằm tạo các điều kiện pháp lý để ngƣời DTTS đƣợc thực hiện
các quyền của mình theo quy định của pháp luật một cách bình đẳng. Và lẽ tất
nhiên khi Tòa án không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, làm xâm phạm
đến quyền của ngƣời DTTS thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng theo quy
định của pháp luật.
Nhƣ vậy,đặt trong bối cảnh về trách nhiệm bảo đảm quyền con ngƣời
của Tòa án có thể xác định: Bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số trong
hoạt động của Tòa án nhân dân được hiểu là việc Tòa án thông qua hoạt
động của mình thực thi các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để

quyền của người thiểu số được thực hiện một cách tốt nhất khi tham gia vào
hoạt động tố tụng tại Tòa án. Tòa án phải chịu trách nhiệm về việc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm về bảo đảm quyền của
ngƣời DTTS làm ảnh hƣởng hoặc, xâm phạm đến quyền của ngƣời DTTS.
1.2.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số trong hoạt
động của Tòa án nhân dân
Trƣớc hết cần phải khẳng định rằng bảo đảm quyền của ngƣời DTTS
khác với bảo vệ quyền của ngƣời DTTS. Bảo vệ quyền con ngƣời, quyền
công dân (trong đó bao gồm quyền của ngƣời DTTS) là việc xác định các
biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con
ngƣời, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ
các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Bảo vệ quyền
của ngƣời DTTS trong hoạt động của Tòa án là việc Tòa án xét xử, thi hành
công lý, đƣa ra những kết luận về việc vi phạm quyền con ngƣời và cuối cùng
là quyết định áp dụng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm đó. Bảo vệ
quyền của ngƣời DTTS là trách nhiệm của Tòa án nhƣng chỉ đƣợc thực hiện
khi có sự vi phạm xảy ra, mục đích của bảo vệ là nhằm khôi phục lại quyền


17

đã bị xâm phạm. Trong khi đó bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt
động của Tòa án là những bảo đảm về pháp lý nhằm tạo điều kiện để quyền
của ngƣời thiểu số đƣợc thực hiện một cách tốt nhất khi tham gia vào hoạt
động tố tụng tại Tòa án để đạt đƣợc vị thế ngang bằng về quyền con ngƣời
nhƣ đối với ngƣời dân tộc đa số. Ở phƣơng diện bảo đảm quyền của ngƣời
DTTS nhấn mạnh đến mục đích nhằm nâng cao nhận thức về các quyền mà
ngƣời DTTS đƣợc hƣởng và việc thực hiện các quyền đó khi tham gia tố tụng
tại tòa án đƣợc tiến hành nhƣ thế nào. Hơn nữa, khác với bảo vệ, bảo đảm
quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND thể hiện sự chủ động hơn,

yêu cầu cao hơn về trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện quyền của
ngƣời DTTS.
Bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của TAND về bản
chất là bảo đảm quyền con ngƣời khi tham gia vào hoạt động tố tụng tại Tòa
án. Do đó hoạt động bảo đảm quyền của ngƣời DTTS cũng mang những đặc
điểm chung của hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động của
TAND, cụ thể:
- Quyền con người, quyền của người DTTS được bảo đảm một cách
toàn diện bằng pháp luật.
Nội dung các quyền tố tụng đều đƣợc ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm
thực hiện bởi Hiến pháp, các văn bản pháp luật về tố tụng. Địa vị pháp lý
cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong hoạt động xét xử,
giải quyết các loại án qua đó bảo đảm quyền con ngƣời cũng đƣợc ghi nhận
trong Hiến pháp, Luật tổ chức TAND và các văn bản pháp luật tố tụng. Nhƣ
vậy, sự bảo đảm của pháp luật mà đặc biệt là Hiến pháp về các quyền tố tụng
cơ bản, về địa vị của Tòa án là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền lực nhà nƣớc
mạnh mẽ và là phƣơng diện thể hiện rõ ràng nhất tính pháp lý của hoạt động
bảo đảm quyền con ngƣời nói chung, quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động
của TAND nói riêng.
Pháp luật tố tụng cũng phân định một cách rõ ràng về thẩm quyền giải
quyết, xét xử các loại án và cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án. Theo đó, Tòa án
thực hiện xét xử, giải quyết các vụ án về hình sự, những tranh chấp về dân sự,
hành chính, lao động, kinh doanh thƣơng mại nếu pháp luật quy định những
vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hoạt động xét xử, giải


18

quyết các loại án cũng thể hiện là hoạt động có tính hình thức pháp lý nghiêm
ngặt. Những quy trình, thủ tục giải quyết và xét xử các loại án đều đƣợc pháp

luật quy định chặt chẽ và yêu cầu thực hiện một các nghiêm minh. Khi thực
hiện chức năng xét xử, Tòa án không đƣợc đƣa ra những phán quyết trái với
quy định của pháp luật.
Rõ ràng, bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động của TAND là loại
hoạt động đƣợc thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự chi
phối toàn diện của pháp luật về mặt nội dung, quy trình và biện pháp bảo
đảm. Chính bởi đặc điểm này mà hoạt động của Tòa án có khả năng tiệm cận
với công bằng và công lý xã hội. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo
cho quyền con ngƣời nói chung, quyền của ngƣời DTTS nói riêng đƣợc thực
hiện một cách đầy đủ, hiệu quả nhất khi tham gia vào các hoạt động tố tụng
tại Tòa án.
- Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể được hưởng quyền được xác định
bởi tư cách tham gia tố tụng:
Công dân khi tham gia vào hoạt động tố tụng đƣợc xác định là ngƣời
tham gia tố tụng. Tùy theo từng lĩnh vực tố tụng, tƣ cách tham gia khác nhau
mà pháp luật quy định cho họ những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Trong tố
tụng hình sự, họ có thể là: Ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời
làm chứng, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời
giám định, ngƣời phiên dịch. . . Trong tố tụng dân sự, họ có thể là đƣơng sự
(nguyên đơn, bị đơn) hoặc ngƣời tham gia tố tụng khác (Ngƣời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời làm chứng). Tƣơng
tự nhƣ vậy, trong tố tụng hành chính họ có thể là đƣơng sự, ngƣời đại diện
của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời
làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch. Theo đó, với mỗi tƣ cách tố
tụng trong từng lĩnh vực tố tụng cụ thể, pháp luật quy định cho họ những
quyền và lợi ích hợp pháp nhất định liên quan đến thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Tuy nhiên xem xét từ góc độ nghiên cứu những quy định của pháp luật
về bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của Tòa án với tƣ cách là
nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng nên trong bài viết, chúng ta chỉ nghiên cứu về

bảo đảm quyền của ngƣời DTTS với tƣ cách là ngƣời tham gia tố tụng có


19

quyền và lợi ích trực tiếp gắn với việc giải quyết các vụ án, vụ việc tại tòa án
nhân dân (Bao gồm: ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ
án hình sự; các đƣơng sự trong các vụ án dân sự và hành chính). Đối với
những ngƣời DTTS là ngƣời làm chứng, ngƣời bào chữa, ngƣời phiên dịch do
địa vị pháp lý của những tƣ cách tố tụng này là nhằm làm rõ sự thật khách
quan của vụ án hoặc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bị cáo, các
đƣơng sự tham gia tố tụng nên không đặt ra vấn đề xem xét sự bảo đảm quyền
đối với những ngƣời này trong bài viết.
- Về thời điểm, thời gian thực hiện quyền:
Quyền tố tụng của mỗi cá nhân trong hoạt động của Tòa án xuất hiện
kể từ khi họ tham gia vào hoạt động tố tụng tại Tòa án với tƣ cách tham gia cụ
thể theo luật định và kết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định về việc xét xử,
giải quyết vụ án, vụ việc mà không có kháng cáo, kháng nghị. Trong trƣờng
hợp có kháng cáo, kháng nghị thì quyền của họ kết thúc khi bản án, quyết
định của Tòa án đƣợc xét xử phúc thẩm và giải quyết thỏa đáng, triệt để
những yêu cầu về đảm bảo quyền và lợi ích của họ trong các vụ án.
- Nội dung các quyền được bảo đảm là các quyền về tố tụng
Bao gồm những quyền, lợi ích hợp pháp của con ngƣời đã đƣợc pháp
luật quốc tế ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Các quyền này đƣợc
pháp luật quy định cụ thể trong mỗi lĩnh vực tố tụng, mỗi giai đoạn tố tụng và
tƣ cách tham gia tố tụng khác nhau. Ví dụ trong tố tụng hình sự, bị cáo có
quyền suy đoán vô tội. Trong tố tụng dân sự, khi xảy ra tranh chấp, các bên
đƣợc quyền yêu cầu Tòa án tranh chấp, nguyên đơn sẽ có quyền đƣợc Tòa án
tiến hành các biện pháp, thủ tục nhằm giải quyết yêu cầu khởi kiện, đồng thời

đối với bị đơn pháp luật cũng bảo đảm quyền đƣợc nhận thông báo, nêu ý
kiến, đƣa tài tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền của mình đối với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn.
Bên cạnh đó, bảo đảm quyền của ngƣời DTTS trong hoạt động của
TAND cũng có những điểm đặc thù vì đối tƣợng đƣợc bảo đảm quyền là
những ngƣời yếu thế thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, bảo đảm quyền của người DTTS trong hoạt động của TAND
nhằm hướng tới mục đích giúp họ nhận thức và thực hiện các quyền của mình


×