Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Khái niệm thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 3




Nguyễn Thanh Bình *
iệc nghiên cứu và đa ra khái niệm
khoa học, đúng đắn về thẩm quyền
giải quyết vụ án hành chính của toà án có
vai trò rất quan trọng trong việc xác định
thẩm quyền, quyền hạn cụ thể của toà án
khi thụ lí, xem xét, giải quyết các khiếu
kiện hành chính của công dân, tổ chức
đồng thời là cơ sở để xác định ranh giới
giữa các chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực
hoạt động của quyền t pháp, góp phần làm
rõ nét và cụ thể sự phân công thực thi
quyền lực nhà nớc của các cơ quan trong
bộ máy nhà nớc.
Trớc hết, về mặt thuật ngữ, khi nói đến
thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính tức
là nói đến loại thẩm quyền cụ thể của toà
án. Do vậy, thẩm quyền xét xử hành chính
vừa có những đặc điểm chung về thẩm
quyền của toà án vừa có nét đặc thù riêng.
Trong các sách báo, các công trình khoa
học pháp lí, thuật ngữ thẩm quyền của toà
án, thuật ngữ thẩm quyền xét xử hành chính


của toà án đợc nhắc đến dới những khía
cạnh khác nhau nhng hầu nh cha có
khái niệm toàn diện thật sự sâu sắc, tập
trung. Do vậy, để hiểu đợc thẩm quyền xét
xử hành chính của toà án cần phải có sự
nghiên cứu một cách tổng hợp và logic thì
mới có khái niệm đầy đủ.
Trong tiếng Anh, ngời ta dùng thuật
ngữ Jurisdistion để chỉ thẩm quyền hoặc
phán quyền tức là quyền lắng nghe và phán
quyết vụ kiện hay đa ra án lệnh nào đó
của toà án hoặc vùng lnh thổ mà trong
phạm vi đó thẩm quyền của toà án
(Jurisdistion of Court) đợc thi hành.
Trong tiếng Việt, "thẩm quyền" là thuật
ngữ dùng để chỉ quyền xem xét, kết luận và
định đoạt vấn đề theo pháp luật hoặc chỉ
một t cách về chuyên môn đợc thừa nhận
để có ý kiến có tính chất quyết định về một
vấn đề.
Trong tiếng Pháp, thẩm quyền
"Compétence" đợc hiểu là quyền của cơ
quan nhà nớc, hành chính hay t pháp,
quan chức hành chính hay t pháp đợc
làm một số việc, đợc quyết định và ra một
số văn bản về một số vấn đề trong phạm vi
đợc pháp luật cho phép. Pháp luật phân
biệt thẩm quyền gồm các loại: Thẩm quyền
theo tính chất sự việc (Compétence
dáttribution, Compétence matérielle -

materielle); thẩm quyền theo lnh thổ
(Compétence territoriale); thẩm quyền theo
t cách đơng sự (Compétence terrinalle).
Trong từ điển pháp luật, thuật ngữ thẩm
quyền xét xử đợc hiểu là: "Khả năng của
toà án xem xét một vụ việc trong phạm vi
pháp luật cho phép"
(1)
.
Trong các tài liệu, sách báo pháp lí,
V

* Trờng đào tạo các chức danh t pháp


nghiên cứu - trao đổi
4 - Tạp chí luật học

thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết
các khiếu kiện hành chính của công dân có
nhiều cách gọi khác nhau nh: Thẩm quyền
xét xử hành chính của toà án, thẩm quyền
giải quyết vụ án hành chính của toà án,
thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành
chính của toà án, thẩm quyền của toà án
hành chính, thẩm quyền tài phán hành
chính
Do cách gọi khác nhau nh vậy nên cần
thiết phải tìm hiểu sự thống nhất về tính
chất, nội dung giữa chúng để có cách tiếp

cận và đa ra khái niệm tập trung.
Gustave Peiser - giáo s luật công
trờng đại học các khoa khoa học x hội
Grenoble của Pháp cho rằng: Chỉ có thể
định nghĩa thẩm quyền hành chính bằng
nhiều cách tiếp cận liên quan với nhau
(2)

nh thẩm phán hành chính chỉ có thẩm
quyền khi có hoạt động hành chính; thẩm
quyền hành chính thể hiện bằng cách
nghiên cứu tiêu chuẩn chung cho sự phân
chia thẩm quyền hoặc khi thẩm phán có
thẩm quyền đối với đối tợng chính của vụ
kiện tranh chấp
GS.TS. W.Ruediger Schenke trờng Đại
học Tổng hợp Mannheim - CHLB Đức khi
nghiên cứu thẩm quyền của toà án hành
chính đ đặt vấn đề: "Đối với thẩm quyền
của toà án thì cần phân biệt sự khác nhau
giữa thẩm quyền vụ việc, địa điểm và thẩm
quyền phẩm cấp"
(3)
.
Theo các cách đặt vấn đề trên thì thẩm
quyền của toà án trong việc giải quyết các
khiếu kiện hành chính có mối liên hệ mật
thiết cả bên trong lẫn bên ngoài với nhiều
yếu tố, nội dung quan trọng cần phải đợc
làm rõ và bao gồm những vấn đề sau:

+ Yếu tố tổ chức: Về hình thức, toà án
có thẩm quyền xét xử, giải quyết vụ án
hành chính đợc thiết lập theo quy định của
pháp luật. Chúng có tên gọi có cơ cấu tổ
chức, có vị trí và phạm vi hoạt động tuỳ và
điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Từ đó
mà ngời ta xác định thẩm quyền của
chúng. Do vậy, thẩm quyền ở đây có mối
liên hệ chặt chẽ, mật thiết với yếu tố tổ
chức, đây là mối liên hệ giữa nội dung (tính
chất) của hiện tợng với hình thức tồn tại
của nó;
+ Tính hệ thống của tổ chức: Thứ bậc
đẳng cấp của các bộ phận hợp thành hệ
thống tổ chức cũng có ý nghĩa cực kì quan
trọng liên quan đến sự phân chia thẩm
quyền, đến tính độc lập hay quan hệ phụ
thuộc trên dới của các bộ phận trong hệ
thống toà án ;
+ Giới hạn không gian: Là phạm vi ảnh
hởng, địa bàn hoạt động, nơi thực hiện
thẩm quyền và là giới hạn của thẩm quyền
về địa hạt, vùng lnh thổ;
+ Giới hạn thời gian: Yếu tố này chủ
yếu đợc thừa nhận (ghi nhận) nh là điều
kiện có nghĩa bắt buộc về mặt tố tụng (hình
thức hoạt động) để xác định hiệu lực của
thẩm quyền giải quyết vụ việc trong khoảng
thời gian nhất định nào đó;
+ Đối tợng xét xử, giải quyết: Đây là

yếu tố cơ bản cấu thành thẩm quyền của toà
án. Toà án nhằm vào đối tợng nào để giải
quyết, để xét xử và ra phán quyết. Thông
thờng đối tợng xét xử hành chính của toà
án là các hành vi của chính quyền bị công
dân, tổ chức khởi kiện (quyết định hành
chính, hành vi hành chính);
+ Loại việc xem xét và giải quyết: Toà
án xét xử, giải quyết vụ án hành chính gồm


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 5

các loại việc nào là do pháp luật quy định,
đây cũng là yếu tố cơ bản để xác định thẩm
quyền của toà án;
+ Trình tự, thủ tục tố tụng: Đây là yếu
tố vừa mang tính điều kiện vừa mang biểu
hiện về hình thức pháp lí của thẩm quyền
giải quyết vụ án. Trong nhiều trờng hợp,
nếu không tuân thủ các quy định về trình
tự, thủ tục tố tụng sẽ làm cho thẩm quyền
của toà án mất ý nghĩa, bị vô hiệu;
+ Quyền khởi kiện và ngời tham gia tố
tụng: Là yếu tố vô cùng quan trọng đợc
xem nh là sự kiện pháp lí cơ bản làm nảy
sinh quan hệ tố tụng, nảy sinh việc xác
định thẩm quyền trực tiếp và cụ thể của toà
án;

+ Quyền hạn của toà án - bộ phận hữu
cơ của thẩm quyền: Là hệ quả và cũng là
hậu quả của việc thực hiện thẩm quyền.
Quyền hạn còn đợc xem nh là phơng
thức tồn tại của thẩm quyền.
Những nội dung, yếu tố trên đây có mối
liên hệ mật thiết với nhau, là tập hợp dùng
làm căn cứ để đa ra khái niệm về thẩm
quyền giải quyết vụ án hành chính của toà
án.
Tuy nhiên, khái niệm thẩm quyền xét
xử hành chính xét trong tổng thể quan niệm
chung về thẩm quyền của toà án về quyền
tài phán thì khái niệm này chỉ là một nội
dung, bộ phận cụ thể trong tổng thể quan
niệm chung trên đây.
Vì vậy, sẽ là thiếu sót khi phác thảo
khái niệm thẩm quyền xét xử hành chính
mà lại không nghiên cứu, không đặt nó
trong mối liên hệ với cái chung, với quan
niệm tổng thể nh hệ thống t pháp, thẩm
quyền, quyền hạn của toà án, hoạt động t
pháp Những quan niệm này nhìn dới
những giác độ khác nhau đều liên quan mật
thiết, hữu cơ với quan niệm, khái niệm,
thẩm quyền của toà án về xét xử các khiếu
kiện hành chính.
Theo PGS.TSKH. Đào Trí úc, hệ thống
t pháp là "hệ thống của các khâu khác
nhau nhng hoạt động và tổ chức của các

khâu đó đều đợc quyết định bởi mục đích
của hoạt động t pháp, tức là xét xử để có
phán quyết"
(4)
.
Việc định ra thẩm quyền nói chung và
thẩm quyền xét xử hành chính nói riêng
của toà án cũng chính là một trong các
"khâu" cơ bản của hệ thống t pháp. Chúng
liên quan mật thiết đến "khâu" tổ chức và
quá trình hoạt động. Việc thực hiện thẩm
quyền xét xử nói chung và thẩm quyền giải
quyết các khiếu kiện hành chính nói riêng
phải thông qua các hình thức hoạt động
theo quy định của pháp luật. Hình thức hoạt
động này gọi là hoạt động tố tụng của toà
án và đều nằm chung trong hoạt động của
hệ thống t pháp.
Hoạt động t pháp đợc PGS.TSKH.
Đào Trí úc định nghĩa nh sau: "Hoạt động
tự pháp là hoạt động nhân danh quyền lực
Nhà nớc nhằm xem xét, đánh giá và ra
phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng
đắn của hành vi pháp luật hay quyết định
pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu
thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau
tranh chấp hay mâu thuẫn đó"
(5)
.
Để có hoạt động t pháp phải có thẩm

quyền t pháp. Thẩm quyền t pháp chủ
yếu thuộc hệ thống t pháp, các hình thức
tổ chức t pháp. Thẩm quyền t pháp đợc
biểu hiện thông qua tổ chức và hoạt động t


nghiên cứu - trao đổi
6 - Tạp chí luật học

pháp mà mục đích của nó là xét xử để có
phán quyết.
Theo TS. Đinh Văn Mậu thì "quyền t
pháp là quyền tài phán bằng hoạt động xét
xử theo pháp luật tố tụng của toà án".
(6)

Theo đó toà án phán xét tính hợp pháp của
các quyết định pháp luật, phán quyết (quyết
định tài phán) về hành vi tội phạm, giải
quyết tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động
và về tranh chấp hành chính. TS. Đinh Văn
Mậu còn cho rằng: "Cùng với việc "xử dân"
toà án còn có quyền "xử quan" tức là phán
xét các văn bản vi hiến và các quyết định
hành chính hành vi hành chính trái pháp
luật gây thiệt hại cho dân, bị dân khiếu
kiện ra toà án đòi bồi thờng".
(7)

Nh vậy, quyền t pháp đợc thể hiện

tập trung ở quyền xét xử của toà án. Theo
GS.TS. Hoàng Văn Hảo thì "toà án là cơ
quan xét xử, là chức năng trung tâm của
quyền t pháp".
(8)

Hệ thống t pháp, hoạt động t pháp
bao gồm nhiều khâu, nhiều yếu tố khác
nhau cùng tham gia vào quá trình tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nớc. Song hầu
hết ở các nớc, quyền t pháp, quyền xét
xử thờng tập trung vào hệ thống các toà
án. Tòa án là cơ quan tập trung nhất nếu
không muốn nói là duy nhất có thẩm quyền
xét xử. Do vậy, đời sống x hội càng ngày
càng phát triển, nhu cầu bảo đảm an toàn
và tự do của nhân dân, của x hội ngày
càng cao thì thẩm quyền của toà án ngày
càng rộng, vai trò của t pháp ngày càng
cao, vị trí của nó càng ngày càng đợc củng
cố, tính độc lập đợc tăng cờng. PGS.TS.
Trần Ngọc Đờng đ nhận xét: "Nhận rõ
vai trò của các cơ quan t pháp, Hiến pháp
1992 cũng nh các đạo luật về tổ chức đ
mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án
trong các lĩnh vực kinh tế, hành chính lao
động đồng thời đề cao hơn một bớc
nguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập
chỉ tuân theo pháp luật"
(9)

.
Theo các quan niệm trên thì thẩm quyền
xét xử hành chính là một nội dung, một bộ
phận của quyền t pháp. Xét xử hành
chính, xét xử các quyết định, các hành vi
công quyền bị khởi kiện hành chính là thẩm
quyền của toà án.
ở nớc ta, thẩm quyền xét xử hành
chính, thẩm quyền giải quyết các vụ án
hành chính đợc giao cho toà án nhân dân.
Hiến pháp hiện hành của nớc ta đ xác
định toà án nhân dân bao gồm: "Toà án
nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa
phơng, các toà án quân sự và các toà án
khác do luật định là những cơ quan xét xử
của nớc Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt
Nam"(Điều 127). Chính vì vậy, trong Luật
tổ chức toà án nhân dân (đợc sửa đổi, bổ
sung ngày 28/10/1995) đ thiết lập thêm tổ
chức xét xử hành chính trong toà án nhân
dân, theo đó "trao cho toà án nhân dân
chức năng xét xử những vụ án hành chính
và thiết lập một toà án hành chính trong
Toà án nhân dân tối cao và các toà án
nhân dân cấp tỉnh bên cạnh các toà án
hình sự, dân sự, kinh tế, lao động để thực
hiện chức năng này"
(10)
.
Nhìn chung, thẩm quyền xét xử hành

chính của toà án là giải quyết các tranh
chấp mà trong đó một bên là cơ quan hành
chính nhà nớc và công chức, viên chức có
thẩm quyền trong các cơ quan đó, các tranh
chấp nảy sinh trong các mối quan hệ áp
dụng quy phạm pháp luật hành chính.


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 7

Chính các quan hệ trên đây là cơ sở để
xác định phạm vi thẩm quyền xét xử hành
chính của toà án là bộ phận, nội dung cơ
bản của thẩm quyền xét xử hành chính.
Phạm vi xét xử đợc thực hiện ở các đối
tợng xét xử. Theo quan niệm chung hiện
nay, đối tợng xét xử hành chính của toà án
là các quyết định hành chính và hành vi
hành chính bị khởi kiện.
Ngoài những nội dung trên đây, việc
phân định thẩm quyền xét xử hành chính
cũng là nội dung cơ bản liên quan đến thẩm
quyền xét xử hành chính. Việc phân định
thẩm quyền này phải tuỳ thuộc vào điều
kiện, khả năng của các tổ chức xét xử, tuỳ
thuộc vào các quan điểm chính trị về sự
phân công, phân chia cấp xét xử để thực
hiện thẩm quyền của hệ thống t pháp nói
chung và hệ thống các tổ chức xét xử hành

chính nói riêng.
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, các
công trình khoa học pháp lí về thẩm
quyền của toà án hành chính khi trình bày
thẩm quyền xét xử hành chính đều ghi nhận
sự phân định thẩm quyền nh là bộ phận
chủ yếu. Thẩm quyền đó bao gồm đối
tợng xét xử (phạm vi), phân định thẩm
quyền giữa các toà án, phân định thẩm
quyền giữa toà án với cơ quan hành
chính
(11)
.
Qua trình bày trên đây cho thấy, nội
dung của khái niệm thẩm quyền xét xử
hành chính của toà án nhân dân bao gồm
những vấn đề cần thể hiện, cần khái quát
nh sau:
- Tổ chức, cơ quan xét xử, cơ quan toà
án và các hình thức hoạt động của tổ chức,
cơ quan toà án;
- Phạm vi xét xử hành chính: Đối tợng
xét xử, loại việc xét xử;
- Quan hệ pháp luật cần xem xét: Các chủ
thể tham gia quan hệ tố tụng hành chính;
- Phân định, xác định thẩm quyền trong hệ
thống cơ quan xét xử, hệ thống toà án;
- Phân định, phân biệt thẩm quyền giải
quyết khiếu kiện hành chính giữa t pháp
và hành pháp.

Có thể đa ra định nghĩa cho khái niệm
thẩm quyền xét xử vụ án hành chính nh
sau:
Thẩm quyền xét xử hành chính (giải
quyết vụ án hành chính, giải quyết khiếu
kiện hành chính) là việc toà án (cơ quan t
pháp, cơ quan tài phán) trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nhân
danh quyền lực Nhà nớc xem xét đánh giá
và ra phán quyết về tính hợp pháp, tính
đúng đắn của các quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khởi kiện theo trình
tự, thủ tục (tố tụng) do pháp luật quy định
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức. Việc đa ra định nghĩa
cho khái niệm trên có ý nghĩa vô cùng quan
trọng cả về lí luận cũng nh thực tiễn với
nhận thức về thẩm quyền xét xử vụ án hành
chính của toà án. Một mặt, nó là sự kết
hợp, tổng hợp, kết luận chung về các cách
gọi, cách hiểu liên quan đến thẩm quyền
của toà án trong việc giải quyết vụ án hành
chính. Mặt khác, đó chính là sự khái quát,
mô tả các yếu tố, bộ phận, nội dung cấu
thành nên thẩm quyền xét xử, giải quyết vụ
án hành chính của toà án.
Về cơ sở của thẩm quyền xét xử hành
chính của toà án theo định nghĩa trên bao
gồm các vấn đề nh chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn của toà án. Nếu toà án không có

chức năng xét xử vụ án hành chính thì
nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính
là khó xác định, có chăng sẽ là không có


nghiên cứu - trao đổi
8 - Tạp chí luật học

tính ổn định và không có quyền phán quyết
về tính hợp pháp của các quyết định hành
chính do đó không thể xác định thẩm quyền
xét xử hành chính cho toà án đợc. ở
phơng diện này, thẩm quyền của toà án
phụ thuộc vào chức năng của nó, chức năng
nhiệm vụ quyền hạn là cơ sở của thẩm
quyền. ở Pháp các toà án thờng không có
chức năng xét xử vụ án hành chính, chức
năng này đợc giao cho hệ toà án khác đảm
nhiệm - hệ thống toà án hành chính. Hệ
thống này độc lập với hệ thống toà án
thờng, độc lập với hệ thống hành pháp.
Về nội dung: Thẩm quyền xét xử hành
chính của toà án bao gồm các nội dung nh
đối tợng xét xử, hoạt động xét xử, phán
quyết và sự quy định, điều chỉnh của pháp
luật về đối tợng về hoạt động, về phán
quyết, về phân cấp và phân định thẩm
quyền.
Về tính chất: Tính chất của thẩm quyền
giải quyết vụ án hành chính là xem xét,

phán quyết về tính đúng đắn, tính hợp pháp
trong hoạt động của cơ quan hành pháp và
đội ngũ cán bộ, viên chức có thẩm quyền
hành pháp (quyết định hành chính, hành vi
hành chính )
Về mục đích: Việc xác định thẩm
quyền xét xử hành chính một mặt khẳng
định vai trò kiểm tra của t pháp đối với
hành pháp, mặt khác nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp
phần tăng cờng hiệu lực hoạt động của bộ
máy nhà nớc.
Về sự điều chỉnh của pháp luật: Theo
khái niệm trên, thẩm quyền xét xử hành
chính của toà án đợc quy định bởi pháp
luật nội dung và pháp luật hình thức. Nếu
pháp luật nội dung quy định chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn làm cơ sở để xác định
thẩm quyền thì pháp luật hình thức ghi
nhận phơng thức, tồn tại và biểu hiện của
thẩm quyền. Hoạt động xét xử hành chính
phải tuân theo các quy định của pháp luật
tố tụng chứ không phải là pháp luật thủ tục
hành chính. Trên thế giới, có nớc hoạt
động xét xử hành chính của toà án theo các
quy định của pháp luật tố tụng thờng (tố
tụng dân sự) song phần lớn là theo quy định
của pháp luật tố tụng hành chính./.

(1).Xem: Từ điển pháp luật, Nxb. Từ điển, 1998, tr. 74

(2).Xem: Gustave Peiser - Luật hành chính - Nxb.
Chính trị quốc gia, H.1994, tr. 227.
(3).Xem: Luật tố tụng hành chính của Cộng hoà liên
bang Đức - Nxb. Chính trị quốc gia. H. 2000, tr. 213.
(4), (5).Xem: Đào Trí úc - Đại hội VIII Đảng cộng sản
Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về
nhà nớc và pháp luật, Nxb. Khoa học x hội, H. 1997,
tr. 206, 207.
(6), (7).Xem: Đinh Văn Mậu - Đại hội VIII Đảng cộng
sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học
về nhà nớc và pháp luật, Nxb. Khoa học x hội, H.
1997, tr. 110.
(8).Xem: Hoàng Văn Hảo - Đại hội VIII Đảng cộng
sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học
về nhà nớc và pháp luật, Nxb. Khoa học x hội, H.
1997, tr. 72.
(9).Xem: Trần Ngọc Đờng - Đại hội VIII Đảng cộng
sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học
về nhà nớc và pháp luật, Nxb. Khoa học x hội, H.
1997, tr. 117.
(10).Xem: Nguyễn Cửu Việt - Giáo trình luật hành
chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, H. 2000, tr.
510.
(11).Xem: Nguyễn Thanh Bình, chơng XII - Giáo
trình luật hành chính Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an
nhân dân, H.1998; Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật
hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, H. 2000,
tr. 513, 519, 520; Đề tài khoa học toà án hành chính,
những vấn đề lí luận và thực tiễn m số 95-98-406/DT,
thanh tra Nhà nớc, tr. 9,12,14,15.

×