Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ và thực tiễn thi hành tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------o0o----------

NGUYỄN HỒNG THOAN

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------o0o----------

NGUYỄN HỒNG THOAN

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, đƣợc trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính
chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Thoan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVR

Bảo vệ rừng

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CBVC


Cán bộ viên chức

DVMTR

Dịch vụ môi trƣờng rừng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCCR

Phòng cháy, chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng ................ 45
Hình 2.1: Diện tích rừng phòng hộ huyện Văn Chấn ..................................... 27
Hình 2.2: Biểu đồ hiện trạng chủ quản lý đất lâm nghiệp huyện Văn Chấn .. 38


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG PHÒNG
HỘ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ ..........8
1.1. Rừng phòng hộ và kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.................................8
1.1.1. Rừng phòng hộ .................................................................................... 8
1.1.2. Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ .................................................. 11
1.2. Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ..............................................13
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.................. 13
1.2.2. Các nguyên tắc của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ....... 15
1.2.3. Nội dung quy định pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ........ 16
1.2.4. Vai trò của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ................. 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................23
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG
PHÒNG HỘ QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI...................................................................................................24
2.1. Đặc điểm và thực trạng rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn ....................... 24
2.1.2. Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ............... 27
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy
thoái rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ....................................29
2.2.1. Các quy định pháp luật về thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng phòng hộ ................................................................................. 29

2.2.2. Các quy định pháp luật về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ ..................................................................................... 33
2.2.3. Các quy định pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng
phòng hộ ...................................................................................................... 36
2.2.4. Các quy định pháp luật về khai thác rừng phòng hộ ......................... 42
2.2.5. Các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ .............................................................................................. 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................54
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ .....................................................................56
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ .......56


3.1.1. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ phải phù
hợp với chủ trƣơng, chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên
rừng phòng hộ .............................................................................................. 56
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ phải đảm
bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật ................................... 58
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ phải đáp
ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ............................. 59
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ....60
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thống kê, kiểm kê, theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng phòng hộ ............................................................ 60
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ......................................................................... 61
3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng và thu
hồi rừng phòng hộ ....................................................................................... 64
3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về khai thác rừng phòng hộ ....... 68
3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ .............................................................................. 70

3.3. Các giải pháp khác........................................................................................72
3.3.1. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động các Chủ rừng ..................... 72
3.3.2. Nâng cao chất lƣợng lực lƣợng bảo vệ rừng đủ mạnh để thực thi hiệu
quả công tác kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ........................................ 72
3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh
về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tổ chức, hộ gia
đình và ngƣời dân đối với công tác kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ .... 74
3.3.4. Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính
quyền và ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phƣơng đối với công tác
kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ ............................................................. 76
3.3.5. Đẩy mạnh kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ gắn với hỗ trợ phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống,
việc làm, an sinh xã hội cho ngƣời dân địa phƣơng, nhất là cho ngƣời dân
làm nghề rừng .............................................................................................. 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................78
KẾT LUẬN..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, là một trong 16 quốc
gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới; với trên 12,3 triệu ha rừng,
trong đó hơn một nửa là các loại rừng dễ cháy. Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nƣớc, có khả năng tái
tạo, là bộ phận quan trọng của môi trƣờng sinh thái, có giá trị to lớn đối với
nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân, với sự sống của dân
tộc". Do đó, rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, có vị trí quan trọng đối với

đời sống kinh tế - xã hội của nƣớc ta nói riêng và của toàn cầu nói chung.
Rừng góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó
tích cực với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng
một nền kinh tế xanh, hƣớng tới phát triển bền vững. Rừng là vàng nếu có
những giải pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả. Chính vì vậy, công tác
bảo vệ phát triển rừng và kiểm soát suy thoái rừng nói chung và rừng phòng
hộ nói riêng luôn đƣợc đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách của các cấp, các ngành và toàn bộ xã hội. Việc phổ biến những kiến thức
liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng, trong đó có rừng phòng hộ là
một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai thực
hiện công tác kiểm soát suy thoái rừng trên toàn quốc nói chung và tỉnh Yên
Bái nói riêng.
Văn Chấn là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái
gồm có 31 đơn vị hành chính (03 thị trấn và 28 xã, trong đó có 14 xã đặc biệt
khó khăn). Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 76.032 ha, trong đó rừng
phòng hộ có diện tích là 14.853 ha. Do địa hình chủ yếu là đồi núi cao, rừng
phòng hộ của Văn Chấn giữ vào trò rất quan trọng trong điều hòa hòa nguồn
nƣớc, chống sạt lở đất vào mùa mƣa lũ và các chức năng bảo vệ môi trƣờng


2

khác. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ vẫn còn có một
số tồn tại nhƣ: việc quản lý khai thác tài nguyên rừng vẫn còn lỏng lẻo, chƣa
theo quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, gây hậu quả xấu
cho môi trƣờng. Việc thực hiện pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân đôi
khi còn thiếu nghiêm túc. Chính sách khuyến khích đầu tƣ khai thác, bảo vệ
phát triển rừng phòng hộ còn nhiều hạn chế, bất cập ... Những tồn tại, hạn chế
đó đƣợc đánh giá do công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, kiểm

soát suy thoái rừng phòng hộ có liên quan đến nhiều mặt trong đời sống chính
trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn mà sự phối hợp giữa các
ngành, các cấp trên địa bàn đôi khi chƣa đồng bộ và hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp hoàn thiện pháp luật
kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
phát triển rừng là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết.Vì vậy, tôi chọn đề
tài “Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ và thực tiễn thi hành tại
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề quản
lý, phƣơng thức canh tác trên đất dốc nhằm kiểm soát suy thoái đất nói chung
cũng nhƣ đất rừng phòng hộ nói riêng, cụ thể
- Trần An Phong (2015), Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo
quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Hà Nội. Đề tài đã nêu ra một số
nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nông lâm nghiệp giữa
các hệ sinh thái, trên đất dốc.
- Jean-Christophe Castella, Đặng Đình Quang (2013), Đ i m i
miền n i chu ển đ i sử dụng đất và chi n l

v ng

c s n uất c a n ng dân t nh

c ạn Việt Nam, Hà Nội. Các nghiên cứu đƣợc phân tích kỹ từng nhân tố
thay đổi đã đƣợc đề cập trong nội dung của cuốn sách, đã phân tích những


3

thay đổi về mặt sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội ở các cấp độ khác

nhau: nông hộ, thôn bảo, xã, huyện và tỉnh.
- Tổng cục Quản lý đất đai (2015), Dự án Đánh giá tiềm năng đất đai
theo h

ng sử dụng bền vững t nh Yên Bái. Thuộc dự án thử nghiệm đánh giá

tiềm năng đất đai theo hƣớng sử dụng bền vững. Dự án đã tổng hợp đƣợc tiềm
năng đất đai của toàn tỉnh Yên Bái, đồng thời cũng đề xuất những giải pháp
để tỉnh Yên Bái khai thác, sử dụng đất đai theo hƣớng bền vững.
- Đỗ Đình Sâm (2013), áo cáo khoa học Điều tra nghiên cứu ki n
thức b n địa về qu n lý phát triển tài ngu ên rừng c a một số c ng đồng
th n b n miền n i phía b c Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Tiến (2015) với đề tài:
"Hoàn thiện cơ ch pháp lý về ử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực b o vệ
và phát triển rừng

n

c ta hiện na ", bảo vệ năm 2015; luận án tiến sĩ

ngành Luật Kinh tế với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về qu n lý và b o vệ tài
ngu ên rừng

Việt Nam hiện na ” của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh

Huyền, bảo vệ năm 2016. Các đề tài này nghiên cứu pháp luật về bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở đánh giá
pháp luật hiện hành đồng thời đƣa ra các định hƣớng, đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi
pháp luật.

Để nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi hành tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
nhằm phát hiện những thiếu sót, vƣớng mắc, bất cập trong các quy định pháp
luật, từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện thì vẫn chƣa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả tiếp tục kế thừa có
chọn lọc những nghiên cứu trƣớc đó và tập trung vào vấn đề cơ bản về các
quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.


4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tổng thể các vấn đề lý luận và các quy định hiện
hành của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi
hành tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm hoàn thiện luật pháp và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ tại tỉnh
Yên Bái.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quan điểm về kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ bằng pháp luật; các nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ.
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi hành tại địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái. Từ đó phát hiện những vƣớng mắc, khó khăn và bất cập trong việc
áp dụng các quy định của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ để đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật
trong lĩnh vực này.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại tỉnh Yên

Bái, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận về rừng phòng hộ, kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ; pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
- Tình hình thi hành thực hiện pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng
hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


5

- Về không gian: đánh giá thực trạng thi hành pháp luật kiểm soát suy
thoái rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy
thoái rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các vấn đề đƣợc xem xét, giải quyết
trên cơ sở quan điểm, lập trƣờng của Chủ nghĩa Mác Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp đƣợc sử dụng ở
cả ba chƣơng để giải quyết các vấn đề đƣợc nêu ra trong nhiệm vụ của đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số
liệu... ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2 phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phƣơng pháp chứng minh đƣợc sử dụng để chứng minh: các luận
điểm đƣợc nêu ra ở Chƣơng 1; các tồn tại, vƣớng mắc về thực trạng pháp luật
và thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ tại Chƣơng 2 của

luận văn.
Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đảm bảo tính khách
quan, phản ánh đúng thực tiễn đồng thời minh họa cho các vấn đề nêu ra cần
đƣợc giải quyết, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Thống kê, tổng
hợp số liệu từ Chi cục lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan trực tiếp
thi hành nhiệm vụ bảo vệ rừng.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật kiểm soát su thoái rừng phòng hộ
và thực tiễn thi hành tại hu ện Văn Chấn t nh Yên Bái” đóng góp những nội
dung mới, cụ thể sau:


6

- Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận khoa học về pháp
luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ tại tỉnh Yên Bái.
- Thông qua nghiên cứu việc áp dụng pháp luật tại huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái phát hiện những mâu thuẫn, bất cập, vƣớng mắc trong các quy
định pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ; đƣa ra các phân tích, đánh
giá về sự không phù hợp giữa quy định pháp luật hiện hành với thực tế áp
dụng.
- Đề xuất các giải pháp về hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ tại tỉnh Yên Bái.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị sử dụng để tham khảo tình
hình thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ trong thực tế cuộc
sống, với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng đồng.
- Là cơ sở để đề xuất xây dựng chính sách, xây dựng và hoàn thiện

pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ phát triển bền
vững rừng nói chung.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn giúp cho công tác thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ trong thực tiễn đồng thời phục vụ cho công tác tuyên truyền,
phổ biến và giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của
các chủ thể tham gia vào hoạt động kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
- Đóng góp các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác
của hệ thống các cơ quan kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, từ đó thực hiện
tốt nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về
kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
8. Kết cấu của luận văn


7

Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng
- Chƣơng 1: Tổng quan về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ và pháp
luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
- Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
qua thực tiễn thi hành tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ.


8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ VÀ

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ
1.1. Rừng phòng hộ và kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
1.1.1. Rừng phòng hộ
1.1.1.1. hái niệm và vai trò c a rừng phòng hộ
Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một
phần là tài nguyên nhân tạo) là đối tƣợng tác động để tạo ra lợi ích vật chất
trực tiếp nhƣ lâm sản, lợi ích môi trƣờng dịch vụ phục vụ con ngƣời. Rừng lại
là môi trƣờng mà con ngƣời và nhiều sinh vật khác phát sinh, phát triển, song
môi trƣờng rừng còn có khả năng tƣơng tác và cải thiện các dạng môi trƣờng
khác trong cùng không gian tồn tại nhƣ không khí, đất, nƣớc. Ngày nay, rừng
đang đóng vai trò quan trọng trong môi trƣờng sống, môi trƣờng phát triển và
có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lƣu trữ CO2 hạn chế quá trình thay đổi khí
hậu trên trái đất. Do đứng từ nhiều góc độ nhìn nhận và sử dụng rừng, nhiều
giai đoạn lịch sử phát triển nên đã có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng.
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Rừng là một
hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng”.
Theo đó, pháp luật Việt Nam phân loại rừng dựa vào mục đích sử dụng
chủ yếu của rừng, vào vai trò của rừng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng, nên, rừng phòng hộ là loại rừng đ

c sử dụng ch

u để b o vệ


9


nguồn n

c b o vệ đất chống ói mòn chống sa mạc hoá hạn ch thiên tai

điều hoà khí hậu góp phần b o vệ m i tr ờng sinh thái1.
* Vai trò của rừng phòng hộ
Nhƣ trên đã nêu, rừng phòng hộ là rừng đƣợc xây dựng và phát triển
cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn đất,
hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi
trƣờng. Nên, tùy theo đặc điểm sinh thái và mục đích sử dụng, rừng phòng hộ
đƣợc Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) phân thành các loại sau: Rừng
phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ
chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Theo đó, mỗi
loại rừng phòng hộ có vai trò khác nhau trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong
phát triển kinh tế nhƣ:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc nuôi
dƣỡng và điều tiết nguồn nƣớc; bảo vệ đất và phòng chống xói mòn; điều tiết
nguồn nƣớc cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn,
ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc
cao, rừng phòng hộ đầu nguồn tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài,
nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên. Ở Việt Nam hệ thống
rừng phòng hộ đầu nguồn đã đƣợc quy hoạch với diện tích 5,28 triệu ha,
chiếm 32,51% diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, điều đó cho
thấy rừng phòng hộ đầu nguồn có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc phát triển
kinh tế xã hội nói chung và phát triển tài nguyên rừng bền vững nói riêng. Đó
không chỉ là nhân tố duy trì, nuôi dƣỡng nguồn nƣớc, mà còn có vai trò hạn
hạn chế lũ lụt, hạn hán, giảm thiểu bồi lấp lòng hồ, tăng tuổi thọ các công
trình hồ thủy lợi, thủy điện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.


1

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004


10

- Rừng phòng hộ ven biển: Nhằm chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn
chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công
trình ven biển: Rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay có tác dụng phòng
hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cƣ, các khu đô thị, các vùng sản xuất, các
công trình khác. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có tác dụng ngăn cản
sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, tăng độ bồi tụ phù sa, mở
rộng diện tích bãi bồi ra biển, hạn chế xâm nhập mặn vào nội đồng, bảo vệ và
phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Nhằm điều hòa khí hậu,
hạn chế ô nhiễm không khí ở khu đông dân cƣ, các đô thị và các khu công
nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi. Đối với rừng phòng hộ bảo vệ môi
trƣờng phải tạo thành các đai rừng, dải rừng, khu rừng và hệ thống cây xanh
xen k trong các khu dân cƣ, khu công nghiệp, khu du lịch để chống ô nhiễm
không khí, tạo môi trƣờng trong sạch, kết hợp với vui chơi, giải trí, tham quan
du lịch; cây rừng là cây thƣờng xanh, có tán lá rộng, nhiều hoa, hình thái đ p2.
1.1.1.2. hái niệm su thoái rừng phòng hộ
Suy thoái rừng nói chung hay suy thoái rừng phòng hộ nói riêng là một
trong những tình trạng cụ thể của suy thoái môi trƣờng. Vì vậy, để hiểu khái
niệm suy thoái rừng phòng hộ, trƣớc tiên cần hiểu khái niệm suy thoái môi
trƣờng. Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, suy thoái môi
tr ờng là sự suy giảm về chất lƣợng và số lƣợng của thành phần môi trƣờng,
gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật. Trong đó, thành phần môi
trƣờng đƣợc hiểu là các yếu tố tạo thành môi trƣờng: không khí, nƣớc, đất,

âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh
thái, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

2

Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997), t qu b c đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn n
một số th m thực vật chính và các ngu ên t c â dựng rừng phòng hộ nguồn n c tr13-15.

cc a


11

Qua nhận thức chung về suy thoái môi trƣờng, ta có thể hiểu suy thoái
rừng phòng hộ là sự suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng rừng phòng hộ dẫn
đến suy giảm chức năng của rừng phòng hộ, gây ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng sống của con ngƣời và các loài sinh vật. Suy thoái rừng phòng hộ là
Suy giảm về số lƣợng chính là diện tích rừng bị thu h p, giảm độ che phủ của
rừng do các hoạt động khai thác hoặc các tác động xấu của con ngƣời và tự
nhiên. Suy giảm về chất lƣợng thể hiện suy giảm các thành phần quan trọng
của rừng phòng hộ, hỗn loài bị giảm sút; suy giảm về đa dạng sinh học bao
gồm suy giảm về chất lƣợng, chủng loại các loại sinh vật và các nguồn gen
quý; suy giảm về độ che phủ rừng dẫn đến các thành phần môi trƣờng trong
rừng phòng hộ nhƣ nƣớc, độ ẩm, chất dinh dƣỡng... bị thay đổi. Và sự suy
giảm về số lƣợng và chất lƣợng đó phải gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và
sinh vật, chẳng hạn: các hiện tƣợng bão, lũ lụt hạn hán xảy ra nhiều hơn do
chức năng trong việc nuôi dƣỡng và điều tiết nguồn nƣớc; bảo vệ đất và
phòng chống xói mòn của rừng phòng hộ bị suy giảm, ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến cuộc sống của con ngƣời và ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của

các loại động, thực vật rừng.
1.1.2. Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
1.1.2.1. hái niệm kiểm soát su thoái rừng phòng hộ
Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ có thể đƣợc hiểu là toàn bộ hoạt
động của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ của các tổ chức, cá nhân trong quản
lý, khai thác, sử dụng rừng phòng hộ, nhằm kiểm soát và cải thiện tình trạng
suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng rừng phòng hộ trên phạm vi cả nƣớc.
Những hoạt động này khá phong phú và đa dạng. Song có thể kể đến một số
hoạt động kiểm soát cơ bản sau:
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua hoạt động lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Thực hiện hoạt động
này, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng phòng hộ có thể xác định


12

một cách chính xác diện tích rừng phòng hộ hiện có trên phạm vi toàn quốc
cũng nhƣ hiện trạng của nó. Đây là cơ sở thực tiễn để kiểm soát tình trạng suy
giảm diện tích rừng phòng hộ và đƣa ra những định hƣớng cho việc phát triển
vốn rừng phòng hộ quốc gia trong tƣơng lai.
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua hoạt động giao, cho
thuê và thu hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua những quy chế pháp lý
về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua hoạt động kiểm soát
suy thoái động, thực vật rừng quý hiếm tại rừng phòng hộ.
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua việc thiết lập hệ thống
cơ quan quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Hiệu
quả của công tác kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, phụ thuộc rất lớn vào
hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan này.

1.1.2.2. Đặc điểm c a kiểm soát su thoái rừng phòng hộ
- Chủ thể kiểm soát: là các cơ quan quản lý nhà nƣớc; các tổ chức, cá
nhân Việt Nam và nƣớc ngoài; các tổ chức đoàn thể quần chúng và cộng đồng
dân cƣ. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chủ thể của hoạt
động kiểm soát rừng phòng hộ gồm: Chủ rừng, là Ban quản lý rừng phòng hộ;
tổ chức kinh tế trong nƣớc; hộ gia đình, cá nhân trong nƣớc; đơn vị vũ trang
nhân dân; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy
nghề về lâm nghiệp; ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt
Nam; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc cho
thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng phòng hộ3. Các cơ quan quản lý
Nhà Nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ gồm Chính Phủ, Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân các
cấp4.
3
4

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Điều 5.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Điều 9.


13

- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn
tài nguyên rừng phòng hộ tránh đƣợc các tác động tiêu cực của con ngƣời.
Các hoạt động kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ đều có chung định hƣớng là
phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động làm suy giảm về số lƣợng và chất
lƣợng của hệ sinh thái rừng phòng hộ.
- Kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ đƣợc thực hiện bằng nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhƣ mệnh lệnh (ban hành pháp luật và các chế tài xử
lý vi phạm); tuyên truyền, giáo dục thuyết phục mọi ngƣời về ý thức trách

nhiệm bảo vệ rừng phòng hộ; biện pháp hành chính (thông qua việc ban hành
các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vi hành chính của các cơ
quan quản lý nhà nƣớc để ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái rừng); bằng
công cụ kinh tế nhƣ các chính sách hƣởng lợi từ việc trồng rừng phòng hộ,
gây nuôi động vật rừng phòng hộ... Thông qua các hoạt động: xác định ranh
giới, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng phòng hộ; lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; giao rừng, cho thuê rừng
và thu hồi rừng phòng hộ; khai thác rừng phòng hộ và thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm trong kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
1.2. Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng nói chung hay pháp luật kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ nói riêng là một bộ phận của hệ thống pháp luật môi
trƣờng. Nó bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động bảo kiểm
soát sự suy giảm về chất lƣợng và số lƣợng rừng phòng hộ: những hoạt động
của cơ quan kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ; ngƣời đại diện cho cơ quan
kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, những chủ thể tham gia vào quan hệ kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Cục Kiểm
lâm, Hạt Kiểm lâm, những ngƣời tham gia kiểm soát suy thoái rừng phòng


14

hộ. Giữa các đối tƣợng này có rất nhiều mối quan hệ, nhƣ quan hệ giữa cơ
quan kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ cấp trên và cấp dƣới, giữa cán bộ
kiểm lâm với ngƣời tham gia kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, giữa ngƣời
đại diện của cơ quan kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ với những ngƣời có
hành vi vi phạm pháp luật.
Do vậy, đòi hỏi pháp luật phải quy định địa vị pháp lý5, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể trong công tác kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ. Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát
suy thoái rừng phòng hộ đòi hỏi nhà nƣớc phải ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật nhằm xác định cụ thể những vấn đề: cơ cấu tổ chức và hoạt
động trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ; công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong kiểm soát suy thoái rừng phòng
hộ... Từ những phân tích trên có thể đi tới khái niệm pháp luật kiểm soát suy
thoái rừng phòng hộ nhƣ sau: Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ là
tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể tham gia
trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng rừng phòng hộ nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn, cải thiện sự suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng rừng phòng hộ,
góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng phòng hộ và bảo
đảm thực hiện bằng cƣỡng chế nhà nƣớc.
Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ hiện nay là một hệ
thống các văn bản pháp luật do nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành, bao gồm tất cả các quy định của pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa và
cải thiện tình trạng suy thoái rừng phòng hộ nhƣ: Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi
trƣờng năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
2004, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và các văn dƣới luật; ngoài ra còn các
điều ƣớc, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia với tƣ cách
5

Trần Văn Thắng, Nguyễn Thuỳ Ngân, Trần Anh Tuấn (2007), Từ điển pháp luật phổ thông, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr10.


15

thành viên. Trong đó Luật Bảo vệ và phát triển rừng giữ vai trò chính, chủ

đạo điều chỉnh hoạt động kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ.
1.2.2. Các nguyên tắc của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
Pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ có bốn nguyên tắc chung
giống pháp luật kiểm soát suy thoái rừng nhƣ
- Đảm bảo sự phát triển bền vững, đây là một trong những nguyên tắc
quan trọng không chỉ trong pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
mà còn thể hiện trong hệ thống pháp luật về môi trƣờng, xuất phát từ xu thế
chung của nhân loại. Xét về bản chất, nguyên tắc này là sự kết hợp giữa phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng. Với tƣ cách là một thành phần quan trọng
của môi trƣờng, rừng phòng hộ giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, vì vậy phát triển bền vững tài nguyên rừng phòng hộ có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội loài ngƣời. Phát triển bền vững
tài nguyên rừng phòng hộ là việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng để phục
vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại phải gắn liền với các các
hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát triển nhằm không làm suy thoái nguồn tài
nguyên này, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của thế hệ sau.
- Nguyên tắc phối hợp, liên kết, nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm
sinh trƣởng của hệ sinh thái rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ có ở khắp mọi
nơi và có thể bị xâm hại bởi bất kỳ đối tƣợng nào mà bản thân các cơ quản lý
không thể kiểm soát, ngăn chặn đƣợc tất cả các hành vi làm suy thoái rừng
phòng hộ. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan nhà
nƣớc, các cá nhân, tổ chức trong nƣớc; giữa các quốc gia với nhau để kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ. Nguyên tắc phối hợp, liên kết phải đƣợc thực
hiện trên cơ sở các bên đều có lợi; vừa bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền
vững, vừa khai thác đƣợc các giá trị, lợi ích từ rừng mang lại.
- Nguyên tắc khai thác đƣợc các giá trị, lợi ích nhằm bảo đảm hài hoà
lợi ích giữa Nhà nƣớc với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi


16


ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích
trƣớc mắt với lợi ích lâu dài; có chính sách khuyến khích các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm cho ngƣời làm
nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của chủ rừng khác.
- Nguyên tắc coi trọng công tác phòng ngừa là trong hoạt động kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ, nhất là rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng.
Nguyên tắc này đảm bảo công tác bảo vệ rừng, kiểm soát suy thoái rừng
phòng hộ là trách nhiệm của toàn dân. Các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát
triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp
chặt ch giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng
với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngƣ
nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến
lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. Để thực hiện nguyên tắc này,
cơ quan ban hành pháp luật phải đƣa ra các quy định mang tính chất đón đầu,
ngăn chặn hành vi của chủ thể có khả năng gây suy thoái rừng phòng hộ.
1.2.3. Nội dung quy định pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ có nội dung chủ yếu
nằm trong các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhằm kiểm soát
nguy cơ làm suy giảm số lƣợng và chất lƣợng của tài nguyên rừng phòng hộ,
pháp luật kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ gồm các nội dung cơ bản6 sau:
* Các quy định về thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng phòng hộ trong phạm vi của địa phƣơng

6


Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Điều 7


17

Trong các nội dung mà pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ
điều chỉnh thì xác định ranh giới, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng phòng hộ đƣợc xác định cơ sở để thực hiện các biện pháp kiểm
soát suy thoái rừng phòng hộ. Việc quy định nội dung này s giúp cho các cơ
quan nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình thực tế rừng phòng hộ; sự biến động về
rừng phòng hộ qua so sánh, đối chiếu giữa hai lần thống kê. Chỉ khi kết quả
thống kê, kiểm kê rừng phòng hộ thể hiện khách quan hiện trạng rừng phòng
hộ tại thời điểm tiến hành thì cơ quan nhà nƣớc mới có kế hoạch, phƣơng án
kiểm soát tình trạng suy thoái rừng phòng hộ chặt ch , chính xác.

Để

thực hiện có hiệu quả nội dung về thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng phòng hộ, pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng phòng
hộ thƣờng quy định các vấn đề sau: mục đích, yêu cầu, đối tƣợng thực hiện;
nội dung, trình tự và phƣơng pháp tiến hành; các chỉ tiêu cụ thể trong thống
kê, kiểm kê rừng phòng hộ; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nƣớc trong chỉ đạo, hƣớng dẫn kỹ thuật, triển khai thực
hiện, công bố kết quả và kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các chủ rừng
phòng hộ.
* Các quy định pháp luật về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ
Lập quy hoạch, kế hoạch là hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan nhà
nƣớc trong tổ chức quản lý - xã hội nói chung và kiểm soát suy thoái rừng
phòng hộ nói riêng. Việc quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng phù hợp với yêu
cầu thực tiễn s giúp cho các cơ quan quản lý có đƣợc chiến lƣợc kiểm soát
tốt tình trạng suy thoái rừng phòng hộ trong ngắn hạn và lâu dài.
Với mục đích định hƣớng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên rừng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái,
bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng phòng hộ và phục vụ cho các mục tiêu


18

phát triển kinh tế xã hội, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ là một hoạt động quan trọng của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong
kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, đƣợc tiến hành trong phạm vi cả nƣớc và
ở từng địa phƣơng. Quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng phải đáp ứng đƣợc yêu
cầu dự báo nhu cầu về sử dụng rừng phòng hộ trong tƣơng lai, quyết định
đƣợc mục đích sử dụng rừng phòng hộ từ đó có các biện pháp quản lý, bảo vệ,
sử dụng và phát triển rừng phòng hộ phù hợp, đảm bảo sử dụng có hiệu quả
và bền vững nguồn tài nguyên rừng phòng hộ.
* Các quy định pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng
phòng hộ
Rừng phòng hộ đƣợc phân bố rộng khắp trên mọi vùng, miền của lãnh
thổ của quốc gia, chứa đựng nhiều hệ sinh thái đa dạng với hệ động thực vật
phong phú cho nên bản thân các cơ quan nhà nƣớc không thể độc lập kiểm
soát hết toàn bộ. Chính vì vậy, bằng pháp luật, Nhà nƣớc huy động sức mạnh
tổng hợp của cả cộng đồng dân cƣ, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt
động kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ thông qua việc giao rừng, cho thuê
rừng phòng hộ theo phƣơng án giao và cho thuê rừng phòng hộ phù hợp với
trình tự pháp lý chặt ch . Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân đƣợc giao hoặc nhận thuê rừng phòng hộ, Nhà nƣớc còn quy định các

chính sách hƣởng lợi từ việc nhận rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng nhằm
khuyến khích, động viên mọi ngƣời dân tham gia.
Để kiểm soát chặt ch suy thoái rừng phòng hộ, ngoài các trƣờng hợp
thu hồi rừng phòng hộ để phục vụ các lợi ích chung của xã hội, vì mục đích
an ninh, quốc phòng... thì pháp luật còn quy định các trƣờng hợp thu hồi rừng
do đối tƣợng đƣợc giao rừng, nhận thuê rừng phòng hộ vi phạm các chính
sách về giao rừng, cho thuê rừng phòng hộ gây ra thiệt hại. Bằng việc quy
định nội dung giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng phòng hộ đã thể hiện


×