Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những điểm mới về bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào theo hiến pháp lào năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VILAYVIENG THOUMMA

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ BỘ MÁY NHÀ NƢỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
THEO HIẾN PHÁP LÀO NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VILAYVIENG THOUMMA

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ BỘ MÁY NHÀ NƢỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
THEO HIẾN PHÁP LÀO NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính


Mã số: 60380102

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA KHOA HỌC: PGS.TS. TÔ VĂN HÒA

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, các thầy cô giáo đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến
thức và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ việc nghiên cứu
chƣơng trình Thạc sĩ tại Việt Nam.
Để thực hiện tốt luận văn này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến PGS.TS. Tô Văn Hòa ngƣời thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiệt
tình, hƣớng dẫn và chỉ đạo tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thƣ viện Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội đã tạo điền kiện trong việc tìm tài liệu và giải quyết những vấn đề khó
khăn về ngôn ngữ cho tôi. Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn
bè những ngƣời đã luôn luôn động viên tinh thần, quan tâm và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập ở Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .......tháng.......năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VILAYVIENG THOUMMA


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Những tài liệu tham khảo trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

và chính xác. Luận văn này là văn bản đầu tiên chƣa có bất kỳ một công trình
khoa học pháp lý nào nghiên cứu về vấn đề này.
Hà Nội, ngày .......tháng.......năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VILAYVIENG THOUMMA


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................
MỤC LỤC ...............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................................. 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn ............................................................... 5
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn.......................................................................... 6
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................................ 6
7. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................... 6
8. Bố cục của luận văn .................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI HIẾN PHÁP NƢỚC CHDCND LÀO NĂM 2015 ...... 8
1.1.Bối cảnh lịch sử ........................................................................................................... 8
1.2. Bối cảnh chính trị...................................................................................................... 12
1.3.Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................................................................................ 16
1.4.Bối cảnh quốc tế ........................................................................................................ 19
1.5.Tình hình thực hiện Hiến pháp trƣớc......................................................................... 21
1.6. Các quan điểm định hƣớng xây dựng hiến pháp 2015 ............................................. 25
1.7. Quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2015 ................................................................. 27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƢỚC LÀO THEO
HIẾN PHÁP LÀO…………………………………………………………………………32
2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân ........................................ 32
2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc ................................. 35
2.3. Nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ
quan nhà nƣớc trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp ................... 39
2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ ................................................................................... 41
2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ..................................................................... 44
2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật ........................................ 46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THEO HIẾN PHÁP
NĂM 2015 ........................................................................................................................... 49
3.1. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo Hiến pháp năm 201549
3.1.1. Những điểm mới về vị trí, chức năng ................................................................. 49
3.1.2. Những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn .......................................................... 55
3.1.3. Những điểm mới về cơ cấu, tổ chức ................................................................... 59
3.2. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nƣớc.................................. 64
3.2.1. Những điểm mới về vị trí, chức năng ................................................................ 64
3.2.2. Những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn .......................................................... 65
3.3. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ ....................................... 68
3.3.1. Những điểm mới về vị trí, chức năng ................................................................. 68


3.3.2. Những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn .......................................................... 70
3.3.3. Những điểm mới về cơ cấu, tổ chức................................................................... 72
3.4. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân. .......................................................................................................................... 75
3.4.1. Tòa án nhân dân ................................................................................................ 75

3.4.2. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ..... 77
3.5. Điểm mới về tổ chức chính quyền địa phƣơng ......................................................... 78
3.5.1. Hội đồng nhân dân địa phương ......................................................................... 78
3.5.2. Cơ quan cai trị địa phương................................................................................ 82
3.6. Điểm mới về các cơ quan Hiến định độc lập ............................................................ 86
3.6.1. Tổ chức Thanh tra chính phủ ............................................................................. 87
3.6.2. Ủy ban bầu cử quốc gia ..................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

BMNN

: Bộ máy nhà nƣớc

NN

: Nhà nƣớc


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

NDCM

: Nhân dân cách mạng

QH

: Quốc hội


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền nhà nƣớc có ý nghĩa rất quan trọng,
nó thể hiện sức mạnh của Nhà nƣớc, của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
cho mỗi quốc gia thực hiện đƣợc chức năng và nhiệm vụ của mình một cách
hiệu quả nhất. Tƣơng tự nhƣ bộ máy nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam, Bộ máy
nhà nƣớc CHDCND Lào đƣợc hợp thành bởi nhiều cơ quan nhà nƣớc khác
nhau về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức
nhƣng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành thể thống nhất và đƣợc quy
định bởi Hiến pháp. Sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nƣớc
CHDCND Lào đƣợc thể hiện ở sự thay đổi qua các bản Hiến pháp.
Có thể nói sự ra đời của Hiến pháp năm 2003 đã đánh dấu mốc quan
trọng một bƣớc phát triển mới trong công cuộc xây dựng nƣớc Lào độc lập,
thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Hiến pháp năm 2003 cũng thể hiện sự đổi
mới hệ thống chính trị, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt

động của bộ máy nhà nƣớc. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2003, Quốc hội Lào
cũng đã ban hành hàng loạt các đạo luật quan trọng khác, tạo cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nƣớc Lào. Tuy nhiên
cho đến nay, trải qua 12 năm thi hành, Hiến pháp năm 2003 đã bộc lộ những
điểm còn tồn tại, bất cập, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại mới. Cụ thể
là sự thể chế hóa của các chủ trƣơng của Đảng cải cách bộ máy Nhà nƣớc còn
chậm, chƣa triệt để. Các văn bản pháp luật còn chồng chéo, thiếu tính cụ thể,
minh bạch rõ ràng. Bộ máy nhà nƣớc còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nƣớc. Yêu cầu đặt ra là phải đổi
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc để khắc phục những vấn đề
khó khăn, bất cập, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà
nƣớc. Đó chính là lý do dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp năm 2015 bản Hiến
pháp của thời đại mới cho nhân dân các dân tộc Lào.


2

Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2015 là kết quả chung
của trí tuệ và sự đóng góp ý kiến của nhân dân cả nƣớc, phản ánh ý chí lâu dài
và sự quyết tâm mạnh mẽ của toàn thể dân tộc qua quá trình đấu tranh với bao
khó khăn, gian khổ để đạt đƣợc mục tiêu phát triển nhà nƣớc pháp luật. Tiến
tới xây dựng đất nƣớc Lào thành đất nƣớc Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống
nhất và Thịnh vƣợng. Đặc biệt là mục tiêu tiến tới năm 2020 đƣa đất nƣớc
thoát khỏi tình trạng nƣớc kém phát triển. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ
tiếp tục đổi mới đất nƣớc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế.
Hiến pháp năm 2015 đƣợc xem xét công nhận trong Hội nghị thƣờng kỳ
lần thứ 10 của Quốc hội lần thứ VII vào ngày 08 tháng 12 năm 2015, đƣợc
công bố chính thức vào ngày 15tháng 12 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ
ngày mùng 04 tháng 02 năm 2016.

Nội dung của Hiến pháp năm 2015 có 14 chƣơng và 119 điều, so với
Hiến pháp năm 2003 có bổ sung thêm 03 chƣơng và 21 điều.
Sự sửa đổi, bổ sung mới của Hiến pháp năm 2015 là nhằm quy định kỹ
thêm về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời quản lý cơ quan Nhà
nƣớc cấp cao và các cơ quan chính quyền Nhà nƣớc một các rõ ràng, chính
xác hơn, bố trí, sắp xếp một cách thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo.
Việc nghiên cứu sự phát triển của bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào qua
Hiến pháp năm 2015 trên cơ sở so sánh với bộ máy nhà nƣớc Lào theo Hiến
pháp năm 2003 sẽ cho ta thấy đƣợc sự hình thành và phát triển của việc xây
dựng mô hình tổ chức Nhà Nƣớc Lào. Đồng thời cũng chỉ ra những ƣu điểm,
sự sáng tạo và cả những nhƣợc điểm trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc Lào năm
2015 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nƣớc Lào, từ đó có thể khắc phục những hạn chế, phát huy những
điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nƣớc Lào, đáp ứng đòi hỏi
của công cuộc đổi mới của đất nƣớc ở Lào hiện nay.


3

Không khó để nhận ra rằng, quá trình xây dựng và sửa đổi Hiến pháp
Lào cũng nhƣ đổi mới hệ thống bộ máy Nhà nƣớc ở CHDCND Lào qua các
thời kỳ đều có sự học hỏi, đúc kết kinh nghiệm lập hiến từ Việt Nam. Sau khi
đƣợc học tập, nghiên cứu về Hiến pháp ở Việt Nam, bản thân tôi đã tích lũy
đƣợc những tri thức luật học về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc
CHXHCN Việt Nam. Việc tìm hiểu bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào đồng
thời nhận định về những điểm tƣơng đồng và khác biệt với bộ máy nhà nƣớc
CHXHCN Việt Nam là việc làm không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ tính cấp thiết nhƣ trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về Hiến
pháp Lào năm 2015 dƣới góc độ : “Những điểm mới về bộ máy nhà nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp Lào năm 2015” để làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở CHDCND Lào chƣa có bất kỳ một công trình khoa học pháp
lý nào nghiên cứu về vấn đề những điểm mới của bộ máy nhà nƣớc của
CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015.
Nhƣng trong Hiến Pháp năm 2003 vấn đề tổ chức BMNN đã các nhà
khoa học pháp lý Lào nghiên cứu và có một số công trình, bài viết liên quan
đến việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện BMNN, quyền lực NN Lào đó là:
-Các sự kiện lịch sử NN CHDCND Lào, của Khăm cải viêng xa văn năm
1995, nhà xuất bản Quốc gia;
-Sự phát triển của NN CHDCND Lào, của Phông xa vặt búp ha năm
1996, nhà xuất bản Quốc gia;
-20 năm xây dựng và trƣởng thành của NN CHDCND Lào, của Trần cao
thành năm 1995, nhà xuất bản Quốc gia;


4

-Sự vững mạnh của quyền lực Nhà nƣớc là yếu tố đảm bảo cho nền độc
lập, chủ quyền quốc gia, tác giả Chả lơn dê pao hơ, năm 1995, nhà xuất bản
Quốc gia;
- Dân chủ hóa với quá trình xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào
hiện nay, luận án PTS triết học, tác gia Đảo hƣơng sin ta mạc, năm 1993;
- BMNN CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 1991 luận văn thạc sĩ luật
học của Nalăn thămmạthêva, năm 2003;
- BMNN CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2003 luận văn thạc sĩ luật học .
- Bộ máy nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1975 đến
năm 2014, Luận văn thạc sĩ, Đoàn Việt Hải.
Kế thừa và pháp triển kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây, đề

tài “Những điểm mới về bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
theo Hiến pháp Lào năm 2015” là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách sâu sắc,
toàn diện và có hệ thống nhất về sự phát triển của BMNN CHDCND Lào theo
Hiến pháp Lào sửa đổi năm 2015.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Đối tƣợng nghiên cứu luận văn:
Luận văn có đối tƣợng nghiên cứu chính là những vấn đề thực tiễn và lý
luận về những điểm mới cụ thể đối với từng chế định về bộ máy nhà nƣớc
CHDCND Lào, lý do của sự thay đổi, tính phù hợp của những điểm mới theo
Hiến pháp năm 2015 so với Hiến pháp năm 2003.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn này có phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung chính là các quy
định cuả Hiến pháp Lào, pháp luật hiện hành về các nguyên tắc, tổ chức và
hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015
của nƣớc CHDCND Lào. Luận văn có phạm vi nghiên cứu về việc so sánh
lồng ghép về sự tƣơng đồng, khác biệt với bộ máy nhà nƣớc CHXHCN Việt
Nam theo Hiến pháp và pháp luật của nƣớc CHXHCN Việt Nam.


5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Mục đích của luận văn là trình bày và phân tích một cách có hệ thống
những điểm mới cơ bản về nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015. Trên cơ sở đó nhận định,
đánh giá sự phát triển về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc
CHDCND Lào và so sánh với những điểm tƣơng đồng và khác biệt với bộ
máy nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 của nƣớc
CHXHCN Việt Nam.
Thực hiện mục đích đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau đây:
Một là, luận văn phải phân tích và làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa sự ra
đời của Hiến pháp CHNCND Lào năm 2015.
Hai là, luận văn phải phân tích, đánh giá đúng những điểm mới về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc CHDCND, lý giải
đƣợc lý do của sự thay đổi những nguyên tắc này theo Hiến pháp năm 2015
so với Hiến pháp năm 2003.
Ba là, luận văn phải phân tích và làm rõ đƣợc những điểm mới cụ thể đối
với từng chế định về bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào, lý do của sự thay đổi,
tính phù hợp của những điểm mới theo Hiến pháp năm 2015 so với Hiến pháp
năm 2003. Đồng thời so sánh lồng ghép về sự tƣơng đồng, khác biệt với bộ
máy nhà nƣớc CHXHCN năm 2013 của Việt Nam.


6

5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Theo mục đích nghiên cứu của luận văn, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc
xác định nhƣ sau:
1. Bối cảnh ra đời Hiến pháp nƣớc CHDCND Lào năm 2015 ?
2. Tình hình thực hiện Hiến pháp CHDCND Lào trƣớc đây ?
3. Các quan điểm định hƣớng xây dung Hiến pháp năm 2015 của nƣớc
CHDCND Lào ?
4. Quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2015 của nƣớc CHDCND Lào ?
5. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào theo Hiến
pháp năm 2015 ?
6. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc
CHDCND Lào theo Hiến pháp năm 2015 ?
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
-Cơ sở lý luận: Những Tƣ tƣởng về Nhà nƣớc và quyền lực Nhà nƣớc

trong lịch sử chính trị, tƣ tƣởng của nhân loại; lý luận cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng
nhân dân cách mạng Lào; kề thừa tƣ tƣởng lập pháp của Việt Nam.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu khác để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, song các phƣơng pháp nghiên cứu
chủ yếu là: Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, các phƣơng pháp tƣ duy lô gic, phƣơng pháp
lịch sử, thống kê và hệ thống hóa .
7. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tƣơng đối hoàn
thiện và có hệ thống về những điểm mới về bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào
theo Hiến pháp Lào năm 2015;


7

- Đóng góp cơ sở lý luận về sự phát triển, đổi mới của bộ máy nhà nƣớc
CHDCND Lào, đƣa ra những đánh giá và nhận định phù hợp để Hiến pháp đi
vào cuộc sống, tiến tới xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Lào.
8. Bố cục của luận văn
Bài luật văn này bao gồm ba chƣơng nhƣ:
Chƣơng 1: Bối cảnh ra đời Hiến pháp nƣớc CHDCND Lào năm 2015
Chƣơng 2: Các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào
theo Hiến pháp Lào năm 2015
Chƣơng 3: Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc CHDCND Lào theo Hiến pháp Lào năm 2015.


8


CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH RA ĐỜI HIẾN PHÁP NƢỚC CHDCND LÀO NĂM 2015

1.1.Bối cảnh lịch sử
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) là đất nƣớc có lịch sử
vẻ vang trên con đƣờng đấu tranh chống ngoại xâm, nhiều thế hệ sinh sống có
lòng yêu nƣớc, hy sinh dũng cảm để giành độc lập tự do cho dân tộc. Dƣới sự
lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào phong trào cách mạng từng bƣớc
lớn mạnh, trải qua nhiều năm đấu tranh ác liệt và gian khổ nhân dân các bộ
tộc Lào đã đƣợc làm chủ đất nƣớc, lật đổ chế độ chính quyền cũ và giành
đƣợc chính quyền về tay mình. Tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần
thứ nhất, nhân dân Lào đã tuyên bố với thế giới sự ra đời của nƣớc CHDCND
Lào và khẳng định ý chí và nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào là chấm
dứt chế độ cũ. Đại hội đã chấp nhận đơn xin thoái vị của Vua, đơn xin giải thể
của Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp và Chính phủ liên hiệp lâm thời.
Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991, tình hình đất nƣớc chƣa ổn
định do hậu quả của chiến tranh, tình trạng nghèo đói diễn ra triền miên và
vẫn còn tàn quân của chế độ cũ hoạt động chống phá chế độ mới. Nhiều nơi
vẫn còn tình trạng nhân dân không hiểu biết chủ trƣơng, đƣờng lối của chế độ
mới. Nhà nƣớc cũng chƣa kịp thời hạn hành các đạo luật mà mới chỉ tạm thời
quản lý kinh tế -xã hội bằng các chỉ thị, thông tƣ và sắc lệnh, đƣờng lối của
Đảng. Nhiệm vụ của Đảng và Chính quyền non trẻ ở các cấp chủ yếu chú
trọng công tác tổ chức và động viên rộng rãi, phát huy dân chủ nâng cao trình
độ nhận thức của ngƣời dân về chính trị, tinh thần yêu nƣớc, yêu giai cấp, dân
tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ chế độ CHDCND non trẻ mới đƣợc thành
lập. Đồng thời một nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nữa đó là đấu tranh chống và
trấn áp những kẻ có âm mƣu phản cách mạng, những ngƣời có tội ác to lớn


9


đối với nhân dân, xóa bỏ những tàn dƣ của chế độ phong kiến. Trƣớc tình
hình đó, các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc CHDCND Lào đã tập trung vào
việc khôi phục đất nƣớc sau chiến tranh. Đến năm 1986, khi giải quyết đƣợc
việc khôi phục hậu quả chiến tranh, Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng
nhân dân cách mạng Lào đã ban hành chính sách đổi mới đất nƣớc toàn diện,
phát triển nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc quản lý nhà
nƣớc bằng pháp luật đã đƣợc đề cao. Sự phát triển của xã hội đặt ra đòi hỏi
Nhà nƣớc Lào phải xây dựng và không ngừng cải cách tổ chức bộ máy nhà
nƣớc đủ khả năng đáp ứng việc xây dựng và thi hành hệ thống pháp luật cũng
nhƣ công việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và tạo
điều kiện cho mọi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đi theo chu trƣơng, đƣờng
lối của Đảng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Nhà nƣớc Lào là phải nghiên
cứu xây dựng Hiến pháp để tạo nền tảng pháp lý chính trị cho toàn bộ hệ
thống bộ máy nhà nƣớc đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong giai
đoạn mới1.
Ngày 14 tháng 8 năm 1991 bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc CHDCND
Lào đã đƣợc công bố và chính thức ban hành vào ngày 15 tháng 8 năm 1991.
Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống cơ
quan trong bộ máy nhà nƣớc từ đó đảm bảo cho sự ổn định, phát triển chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh của đất nƣớc.Tuy nhiên sự gíụp đỡ của
Liên Xô và các nƣớc XHCN ở Đông Âu cũng vói những vấn đề nảy sinh
trong tình hình mớ đã đƣa ra đến nhiều khó khăn, thử thách lớn lao cho nhân
dân các bộ tộc Lào. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn
này, Đảng và Nhà nƣớc cùng với nhân dân các bộ tộc Lào vẫn kiên trì mục
tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền đất nƣớc, xác định phát triển kinh tế -xã hội là
1

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Lào (2016), Hiến pháp CHDCND Lào (bản sửa đổi) năm 2015 số 63/QH,
ngày 8 tháng 12 năm 2015, Viêng Chăn.



10

trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, cải cách và hoàn thiện bộ
máy nhà nƣớc, phát huy dân chủ, giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công
nhân, từng bƣớc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân dân tộc Lào, dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng
nhân dân cách mạng Lào2.
Tuy nhiên cùng với những thành quả to lớn của công cuộc đổi mới toàn
diện thì sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội sau hơn mƣời năm thực
thì Hiến pháp năm 1991 đã đặt ra những yêu cầu bức xúc trƣớc những tác
động to lớn của tình hình quốc tế và khu vực. Điều này đòi hỏi cần phải đổi
mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nƣớc, cải cách
hành chính, cải cách tƣ pháp ngang tầm với đòi hỏi và yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng trong giai đoạn mới. Đó chính là lý do dẫn đến sự nghiên cứu, sửa đổi
và ban hành Hiến pháp năm 2003. Đây là thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc trƣớc xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
cầu Trong một thời gian dài, tình hình địa chính trị khu vực đã là rào cản
chính cho sự phát triển của Lào. Kiên định trên con đƣờng CNXH đã chọn
lựa, CHDCND Lào hƣớng đất nƣớc tới tầm khu vực với một niềm tin mạnh
mẽ. Chế độ Nhà nƣớc và sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã đảm bảo cho
sự ổn định với việc thích ứng những mục tiêu và chuyển đổi các cơ cấu kinh
tế nhằm tạo sự gắn kết giữa những mục tiêu khu vực của Lào và những
phƣơng tiện mà họ có. Tuy nhiên, sự hội nhập khu vực của Lào vẫn còn bấp
bênh do quá trình chuyển đổi nhanh chóng và quy mô của nền kinh tế còn
khiêm tốn, năng lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc đã bộ lộ nhiều
yếu kém cần phải đổi mới và kiện toàn.

2


Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội Lào (2015), Đề nghị về sự sửa đổi Hiến pháp Lào năm 2003, NXB. Chính trị
quốc gia Lào.


11

Trƣớc những khó khăn, thách thức của tình hình mới, Đại hội lần thứ IX
của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã xác định nhiệm vụ Chiến lƣợc mà nhà
nƣớc Lào phải thực hiện đó là: Lào kiên quyết và nhất quán thực hiện chính sách
kinh tế nhiều thành phần, coi mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trƣớc pháp
luật; Tiếp tục thực hiện đƣờng lối chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng
hoá và xây dựng kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, phối hợp hài hoà
giữa kế hoạch và thị trƣờng; Tiếp tục tập trung cơ bản giải quyết đói nghèo cho
nhân dân bằng giải pháp khuyến khích sản xuất hàng hoá và phát triển nông
thôn; Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hỗn hợp, đảm bảo an ninh
lƣơng thực, bảo vệ và khôi phục rừng nhằm tăng cao độ che phủ rừng; Thực hiện
chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy hoạch và sử dụng tài nguyên một
cách có hiệu quả; Tăng cƣờng năng lực và hiệu quả trong quản lý Nhà nƣớc đối
với kinh tế, nắm vững thời cơ để phát triển. Để đáp ứng nhu cầu của việc thực
hiện chính sách đổi mới sâu sắc hơn, việc sửa đổi Hiến pháp nhằm hƣớng tới sửa
đổi hệ thống quyền lực nhà nƣớc có hiệu lực cao, tạo bƣớc ngoặt cho việc xây
dựng và bảo vệ đất nƣớc, gắn liền phát triển kinh tế khu vực và quốc tế là hoàn
toàn phù hợp với quy luật và xu thế trong cơ chế quản lý nhà nƣớc bằng pháp
luật của bất cứ nhà nƣớc dân chủ nào.
Nhƣ vậy, từ khi giành chính quyền (ngày 02 tháng 12 năm 1975) cho đến
năm 2015, sau 40 năm giành độc lập dân tộc, cùng nhau đoàn kết xây dựng và
bảo vệ nƣớc CHDCND Lào, Nhà nƣớc có ba bản Hiến pháp là HIến pháp
năm 1991, Hiến pháp năm 2003 và Hiến pháp năm 2015. Điều kiện đấu tranh
cách mạng trong từng thời kỳ khác nhau, mỗi bản Hiến pháp đều có giá trị

pháp lý phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc trong từng giai đoạn, luôn luôn giữ
đúng vị thế là đạo luật gốc. Trong điều kiện mới, việc sửa đổi và ban hành
Hiến pháp mới phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa ở nƣớc
CHDCND Lào là vô cùng cần thiết để Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân các bộ


12

tộc Lào đoàn kết cùng xây dựng đất nƣớc phù hợp vơi yêu cầu phát triển và
xu thế của thời đại3.
1.2. Bối cảnh chính trị
Thành tựu quan trọng nhất của nƣớc CHDCND Lào trong thời kỳ đổi
mới chính là chúng ta có thể bảo vệ sự độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của đất nƣớc một cách chắn chắn. Hệ thống chính trị của nƣớc CHDCND
Lào đã có sự ổn định vững vàng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở đổi
mới hệ thống chính trị đi đối với kiện toàn các cơ quan quyền lức nhà nƣớc
cấp trung ƣơng theo hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị ở Lào gồm có: Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nhà nƣớc
dân chủ nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể quần chúng nhân
dân nhƣ: Mặt trận Lào xây dựng tổ quốc, Liên hiệp phụ nữ Lào...đây là những
tổ chức mang tính chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào
dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Hệ thống chính trị của
nƣớc CHDCND Lào là hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, đƣợc tổ chức xây
dựng trên cơ sở phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng
bộ phận, quy định rõ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội.
Hệ thống chính trị này hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản
lý và nhân dân làm chủ. Đó là cơ chế không có sự xâm lấn nhƣng đồng thời
cũng không thể tách rời nhau trong mục tiêu chung nhằm đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ
thực sự của nhân dân các bộ tộc Lào.

Ở nƣớc CHDCND Lào từ khi thành lập đến nay chỉ có một đảng lãnh
đạo duy nhất là Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào đƣợc thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1955, tiền thân là Đảng Cộng sản

3

Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội Lào (2015), Đề nghị về sự sửa đổi Hiến pháp Lào năm 2003, NXB. Chính trị
quốc gia Lào.


13

Đông Dƣơng. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là chính đảng duy nhất lãnh
đạo toàn diện đất nƣớc Lào. Cho đến nay Đảng NDCM Lào đã tổ chức 9 kỳ
Đại hội. Tổ chức của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào gồm Đại hội đại biểu
Đảng toàn quốc, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng. Đồng chí
Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Tổng Bí thƣ và Chủ tịch Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng từ khoá I-V; đồng chí Khăm-tày Xỉ-phăn-đon làm Chủ tịch Đảng
từ khoá VI-VII; đồng chí Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn làm Tổng Bí thƣ từ khoá
VIII-IX. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng NDCM Lào lần thứ IX đƣợc tổ
chức vào tháng 3 năm 2011 và đã bầu Ban Chấp hành TW khoá IX gồm 61
đồng chí, 11 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị; Ban Bí thƣ Trung ƣơng có 5 đ/c.
Tổ chức của Đảng có 4 cấp: trung ƣơng, tỉnh, huyện và cơ sở. Trải qua hơn
nửa thế kỷ, kể từ ngày ra đời (ngày 22 tháng 3 năm 1955) Đảng Nhân dân
Lào nay là Đảng NDCM Lào đã khắc vào lịch sử oai hùng của đất nƣớc và
dân tộc Lào những mốc son chói lọi. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Lào giành
thắng lợi vang dội ngày mùng 2 tháng 12 năm 1975, giải phóng hoàn toàn đất
nƣớc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới,
lập nền nƣớc CHDCND Lào, đƣa dân tộc bƣớc vào kỷ nguyên mới. Trong ba
thập kỷ qua, Đảng lãnh đạo nhân dân đẩy lùi mọi khó khăn thử thách, đƣa sự

nghiệp đổi mới tiến lên vững chắc, kinh tế tăng trƣởng liên tục, tình hình
chính trị ổn định, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; quan hệ quốc
tế ngày càng đƣợc mở rộng, là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp
phần nâng cao uy tín và địa vị của CHDCND Lào trên trƣờng quốc tế4.
Đối với hệ thống bộ máy nhà nƣớc, trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp,
bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc đổi mới và kiện toàn phù hợp với từng giai đoạn
4

Theo cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa chỉ: ngày truy cập 24 tháng 11 năm 2017.


14

phát triển. Kể từ khi Hiến pháp năm 2003 đƣợc ban hành và thực thi, hệ thống
bộ máy nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã đƣợc thành lập và sửa
đổi theo hƣớng gọn gàng có hiệu lực, từng bƣớc phù hợp hơn. Cụ thể5:
Thứ nhất, Quốc hội đã thực hiện tốt chức năng lập pháp và chức năng đại
diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân các bộ tộc Lào trên cơ sở
cải thiện phƣơng thức hoạt động một cách phù hợp, làm cho Quốc hội ngày
càng đƣợc nhân dân tin tƣởng, tín nhiệm.
Thứ hai, Chính phủ và cơ quan cai trị địa phƣơng đã tiến hành quản lý
nhà nƣớc, quản lý xã hội theo pháp luật ngày càng có hiệu lực, từng bƣớc cải
thiện công tác quản lý hành chính. Đồng thời CHDCND Lào cũng đã thực
hiện cơ chế phân cấp quản lý theo hƣớng cấp trung ƣơng thực hiện nhiệm vụ
hành chính vĩ mô, cấp địa phƣơng thực hiện nhiệm vụ hành chính bộ phần
nhỏ và thực hành theo kỷ luật pháp lý riêng. Việc phân cấp quản lý hành
chính đƣợc thực hiện một cách hài hòa, phù hợp đã góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao hiệu lực quản lý hành chính. Cơ quan cai trị địa phƣơng cùng
với cấp bản ở nhiều nơi đã đƣợc cải thiện một cách vững chắc bằng các biện

pháp xây dựng nền tảng chính trị gắn bó với sự xây dựng bản và nhóm bản
phát triển.
Thứ ba, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cũng đã có những
thay đổi căn bản về tổ chức và hoạt động, công tác xem xét, giải quyết các
loại án đã đƣợc thực hiện nhanh chóng, khách quan, đúng đắn, đảm bảo tính
công bằng.
Tại Nghị quyết đại hội lần thứ IX, Đảng đã nhận định: “Đảng ta hãnh
diện về các cơ quan trong hệ thống chính trị dân chủ nhân dân đã không
ngừng tin tƣởng và trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần quan
5

Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội Lào (2015), Đề nghị về sự sửa đổi Hiến pháp Lào năm 2003, NXB. Chính trị
quốc gia Lào.


15

trọng vào việc tổ chức thực thiện nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và đổi mới
đất nƣớc”6.
Trong hệ thống chính trị của CHDCND Lào còn có Mặt trận Lào xây
dựng đất nƣớc, hội liên hiệp chiến sĩ cũ, hội liên hiệp công đoàn lào, hội liên
hiệp phụ nữ Lào, đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào và các cơ quan tổ
chức xã hội là nơi giáo dục, tập hợp đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân
dân các bộ tộc tham gia sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nƣớc, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các
thành viên trong tổ chức mình, có quyền hạn và nhiệm vụ theo dõi giám sát
hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phƣơng và đại biều quốc hội
đó. Trong hoạt động của mình các tổ chức chính trị - xã hội này đã đảm thực
hiện đúng nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ổn định,
vững vàng cho đất nƣớc.

Mặc dù tình hình chính trị đã đƣợc giữ vững và ổn định, đã có những kết
quả đáng ghi nhận nhƣng trong bối cảnh hiện nay để đáp ứng với những
nhiệm vụ chiến lƣợc của công cuộc đổi mới, phù hợp với xu thế quốc tế và
trên cơ sở tăng cƣờng sự ổn định về chính trị thì yêu cầu đặt ra là cần phải
hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng tinh gọn hơn nữa, quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc: phân định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, phân cấp quản lý hành chính
nhà nƣớc trên cơ sở quy định về cơ quan cai trị địa phƣơng, làm rõ chức năng
tƣ pháp của các cơ quan Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân; đồng
thời quy định thêm thiết chế hiến định độc lập để phù hợp với nhu cầu quản lý
xã hội bằng pháp luật. Vì vậy cần thiết phải sửa đổi và ban hành Hiến pháp
mới để đổi mới về hệ thống chín trị của nƣớc CHDCND Lào cho phù hợp với
yêu cầu, điều kiện của thời kỳ mới.

6

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Lào (2011), Văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng nước CHDCND
Lào, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX năm 2011, Viêng Chăn.


16

1.3.Bối cảnh kinh tế - xã hội
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nƣớc, một trong những nhiệm vụ cốt
yếu hàng đầu của Nhà nƣớc Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh,
phát triển kinh tế - xã hội, đƣa đất nƣớc sớm thoát khỏi tình trạng kém phát
triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với
sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ
trƣơng, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội.
Với chủ trƣơng, khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy

mạnh sản xuất lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; đồng thời tranh thủ
viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nƣớc và của
nhân dân của Đảng NDCM Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy
hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có
vào phát triển sản xuất, từng bƣớc đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng khó
khăn sau chiến tranh và làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân
dân ổn định.
Để đƣa đất nƣớc phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của
khu vực và thế giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp
thời đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nƣớc. Dƣới
ánh sáng của đƣờng lối đổi mới, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Có thể nhận
thấy rằng, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế năm 1986 đến nay, Lào từ
một trong những nƣớc chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất,
để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh7.
Trong năm tài khóa 2011-2012, Lào đã khắc phục những khó khăn nhƣ
lũ lụt, lạm phát trong nƣớc cũng nhƣ những ảnh hƣởng bất lợi của cuộc khủng
hoảng tài chính quốc tế… để thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành mọi chỉ
7

Theo cổng thông tin điện tử Lyluanchinhtri - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “Một số thành tựu
trên lĩnh vực kinh tế của Lào giai đoạn từ năm 1991 – 2011”, tại địa chỉ: http ://lyluanchinhtri.vn/home/i
ndex.php/quoc-te/item/1528-mot-so-thanh-tuu-tren-linh-vuc-kinh-te-cua-lao-g iai-doan-1991-2011.html, ngày
truy cập 24 tháng 11 năm 2017.


17

tiêu kinh tế. Trong năm tài khóa này, GDP của Lào tăng 8,3% so với cùng kỳ,
đạt 620.000 tỷ kíp (khoảng 7,74 tỷ USD) và GDP bình quân đầu ngƣời vào
khoảng 9,64 triệu kíp (1.203 USD).

So với các nƣớc thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh
tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là 6 triệu ngƣời dân Lào qua phấn đấu gian khổ,
đã giành đƣợc sự tiến bộ vƣợt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân.
Lào đã thực thi nhiều sách lƣợc phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lƣợc
thƣơng mại lớn gồm: ngoại thƣơng, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất-nhập
khẩu, dịch vụ thƣơng mại quá cảnh, phát triển thị trƣờng và quản lý hàng hóa,
phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính; tăng cƣờng hợp tác kinh tế
khu vực; và tích cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng.
Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng việc hợp
tác giao lƣu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nƣớc, đặc biệt là với Việt
Nam. Thƣơng mại hai chiều giữa hai nƣớc Việt Nam - Lào cũng không ngừng
tăng cao với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 734 triệu USD trong năm 2011,
tăng 50% so với năm 2010. Tính đến nay, Việt Nam là nƣớc đầu tƣ lớn thứ 2
tại Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tƣ vào Lào hơn 400 dự án quan
trọng với tổng vốn đầu tƣ khoảng 3,6 tỷ USD. Dự báo, đầu tƣ của doanh
nghiệp Việt Nam sẽ tăng 7 tỷ USD vào năm 2015, kim ngạch hai chiều đạt 23 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 20208.
Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động
xã hội, tạo ra sự hài hòa trong phát triển. Với chủ trƣơng coi giáo dục là điểm
mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục
8

Thanh Thuý (2015), “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: 40 năm xây dựng và phát triển”, tại địa chỉ:
ngày truy cập 24 tháng 11 năm 2017.


18

Lào đã có bƣớc tiến dài. Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số

lƣợng lớn cán bộ có chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nƣớc. Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo đƣợc, hằng năm
Lào còn gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nƣớc ngoài học tập. Riêng với
Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực đƣợc ƣu tiên
và mở rộng với nhiều hình thức, đƣợc thực hiện từ trung ƣơng tới các bộ,
ngành, địa phƣơng, tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận
khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 du học sinh Lào đang học
tập tại Việt Nam. Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào không ngừng tăng lên. Nếu
năm 1995, số cán bộ có trình độ trên đại học của Lào chỉ có 0,45%, cao cấp
và đại học là 15,16%, không có tiến sĩ và phó tiến sĩ, thì chỉ trong vòng 11
năm (1995 - 2006), Lào đã có 275 tiến sĩ, 2.017 phó tiến sĩ; 13.833 thạc sĩ, đại
học; 14.905 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp9.
Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trƣờng, không gian văn hóa mang
đậm tính dân tộc luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc Lào chú trọng. Hàng năm, Lào
tập trung xây dựng, nâng cấp các bệnh viện từ trung ƣơng đến địa phƣơng,
tiến hành cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dƣới... Bên
cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao cũng đƣợc đẩy
mạnh. Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, việc
xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ đƣợc các hủ tục lạc hậu, mê tín
dị đoan... trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tƣởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng một nƣớc Lào phồn vinh, giàu mạnh. Kinh tế phát
9

Theo Trang điện tử Nghiên cứu Biển Đông (2015), “Tình hình địa chính trị Lào: Những nguồn tài nguyên
phục vụ hội nhập khu vực”, tại địa chỉ: ngày truy cập 24 tháng 11 năm 2017.



×