Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh nghệ an một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN CẨM NGA

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN CẨM NGA

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60380101


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Năm

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Cẩm Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO

1
11

DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
1.2 Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nghệ An


11

1.3 Chủ th , nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
1.4 Những yêu cầu đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nghệ An

25

ẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đó
2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
ẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bản tỉnh Nghệ An
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
ẾT LUẬN CHƢƠNG 3
ẾT LUẬN

15


32
34
37
39
39
59
65
67

67
69
79
80


TÀI LIỆU THAM

HẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng

Trang

Bảng 2.1a: Kết quả thực hiện công tác phổ biến giáo dục
bằng hình thức tuyên truyền miệng
Bảng 2.1b: Thời lượng phát sóng chương trình PBGDPL
trên đài truyền thanh xã
Bảng 2.1c : Số tài liệu PBGDPL được phát hành miễn phí
ở các huyện

Bảng 2.1d: Phân loại trình độ chuyên môn của Hòa giải
viên

46
48
50
56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình
thi hành pháp luật và có vai tr hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp
chế xã hội chủ ngh a, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
ngh a của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật là cầu nối đ truyền tải pháp luật vào cuộc sống, hình thành ý
thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức
tôn trọng pháp luật cho mọi người dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của
pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuất phát từ vai tr , ý ngh a đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng
đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong tầng lớp nhân dân
và không ngừng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay
cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chương trình, kế
hoạch cụ th , thiết thực đ tri n khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ và nhân dân. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2012 tạo điều kiện đ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi

phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa
phương.
Thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Bộ, ngành, đoàn th và địa
phương đã chỉ đạo, tổ chức tri n khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
đ trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp
thời đến toàn th cán bộ, công chức và đông đảo nhân dân. Từ đó tạo cơ sở,
điều kiện cho việc nâng cao ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật của
mỗi người dân.


2

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tri n khai thường
xuyên theo chương trình, kế hoạch cụ th , thiết thực; không ngừng đổi mới về
nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng cơ
quan, đơn vị và địa phương, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cấp,
các ngành trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng khắc phục những khó khăn,
thiếu thốn về vật chất, những mặt còn hạn chế, bất cập của pháp luật và
chuyên môn đ hoàn thành tốt hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Hầu
hết các văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều hình thức
phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hi u
pháp luật của cán bộ và nhân dân. Sự hi u biết pháp luật và ý thức chấp hành
pháp luật của các cán bộ và nhân dân ngày càng có những bước nâng cao rõ
rệt. Từ đó, hạn chế các tranh chấp và tệ nạn xã hội; góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn những tồn tại, hoạt

động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến ý thức chấp
hành pháp luật của một số bộ phận người dân vẫn chưa cao. Một số ngành,
địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng
nghiệp vụ và kiến thức pháp luật chưa thực sự kịp thời, thường xuyên; nội
dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa gắn liền với đặc th riêng
của địa phương; trình độ văn hóa một bộ phận người dân vẫn còn thấp, đời
sống còn nhiều khó khăn nên họ ít tìm hi u các tri thức văn hóa, pháp luật.
Với mong muốn tìm hi u và đánh giá thực trạng hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, trên cơ sở
đó tìm ra giải pháp đ nâng cao hiệu quả của hoạt động này, tôi chọn đề tài


3

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học là : “Phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn tỉnh Nghệ An – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” . Tôi hy vọng đề
tài thành công sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật nói chung và ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tình hình mới hiện nay hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
diễn ra rất sôi nổi và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và là đề tài được
nhiều học giả, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học pháp lý. T y
thuộc vào tình hình thực tế ở mỗi tỉnh, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
được tri n khai theo từng giai đoạn, hình thức khác nhau. Nhiều công trình
nghiên cứu về l nh vực này đã được công bố, như:
“Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Nghệ An hiện nay” – Luận văn Thạc s Luật học của Cao Thị Ngọc Yến –
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Trong Luận văn này, tác giả Cao Thị
Ngọc Yến đã tập trung nghiên cứu hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc thi u số tỉnh Nghệ An sinh sống tập trung ở 11 huyện là Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu,
Quỳ Hợp, Ngh a Đàn, Thành Chương và Thị xã Thái Hòa. Tác giả đã phân
tích trên phương diện lý luận về khái niệm, nội dung, hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật nói chung và đồng bào dân tộc thi u số nói riêng, hiệu quả và
những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng
bào dân tộc thi u số. Từ đó nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên
nhân thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ
biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc
thi u số ở Nghệ An. Luận văn đã góp phần làm rõ và sâu sắc hơn các yếu tố
làm ảnh hưởng tới phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số.
Đồng thời đề xuất được một số giải pháp chung và giải pháp cụ th phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, trình độ nhận thức nhằm


4

nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số
ở tỉnh Nghệ An, cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan trực tiếp thực
hiện chức năng phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương có th nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình.
Tham khảo, nghiên cứu Luận văn của tác giả Cao Thị Ngọc Yến giúp
tôi có nhìn nhận rộng hơn về phạm vi nghiên cứu hoạt động giáo dục pháp
luật ở tỉnh Nghệ An – địa phương mà tôi nghiên cứu xây dựng bản Luận văn
tốt nghiệp này. Tuy nhiên, Luận văn trên chỉ đề cập đến hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật cho một nhóm đối tượng cụ th là đồng bào dân tộc thi u
số tỉnh Nghệ An, mà chưa nghiên cứu về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật khái quát trên địa bàn tỉnh.
“Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” – Luận văn Thạc s Luật học của Vũ Bích Ngọc –

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011. Luận văn xác định việc giáo
dục pháp luật trong quần chúng nhân dân nói chung và trong cán bộ, chiến sỹ
Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, giáo dục pháp luật là một nội dung
quan trọng của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng trong quân đội, giúp cho
việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp lý, phong cách sống
và làm việc theo pháp luật của quân nhân, đảm bảo thực hiện tốt phương
châm quản lý đơn vị theo điều lệnh quân đội và pháp luật của nhà nước. Luận
văn cũng đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giáo dục pháp
luật nói chung và giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam. Từ
kết quả phân tích đó, tác giả đã đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật trong
quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011, đồng thời đưa ra đề
xuất và luận chứng những giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất
lượng hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt
Nam. Tuy nhiên, đối tượng của Luận văn chỉ đề cập đến cán bộ, chiến s trong
quân đội nhân dân do đó không khái quát hết được các đặc đi m về đối tượng,


5

nội dung, hình thức, biện pháp của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối
với các đối tượng khác và toàn th nhân dân.
“Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với sinh viên trong các
trường Đại học không chuyên Luật ở Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ Luật
học của Nguyễn Thu Thủy – Đại học Luật Hà Nội, 2006. Luận văn của tác giả
Nguyễn Thu Thủy đã nêu lên sự cần thiết của việc giáo dục pháp luật trong
các trường đại học không chuyên luật, coi đây là hoạt động mang lại hiệu quả
góp phần hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ sinh
viên, giúp cung cấp lượng kiến thức cơ bản và cần thiết cho sinh viên làm
hành trang trong cuộc sống và công tác sau này. Luận văn cũng đã làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục pháp luật trong

các trường đại học không chuyên luật, trên cơ sở đó rút ra những tiêu chí cơ
bản đ đánh giá, đề xuất những giải pháp cụ th góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trường đại học không
chuyên luật ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu Luận văn của tác giả Nguyễn Thu
Thủy giúp tôi xác định rõ hơn về sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật
đối với sinh viên các trường không chuyên luật. Tuy nhiên, Luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Nguyễn Thu Thủy cũng chỉ đề cập đến phạm vi của hoạt
động giáo dục pháp luật và đối với một nhóm đối tượng là sinh viên các
trường không chuyên mà chưa đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật đối với các nhóm đối tượng khác nhau.
“Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở
Thành phố Hà Nội hiện nay”- Luận văn Thạc sỹ Luật học của Phạm Kim
Dung – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Luận văn của tác giả
Phạm Kim Dung xác định: “đ quản lý được Nhà nước và xã hội bằng pháp
luật theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, cán bộ, công chức phải được
trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp
thời”. Tác giả cũng đánh giá khái quát về kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng,


6

nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thành phố Hà Nội trong
những năm qua, đồng thời chỉ rõ việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục ý thức
pháp luật đ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội
cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đang c n là vấn đề bức xúc, từ đó tác
giả cho rằng, cần thiết phải làm cho tất cả cán bộ, công chức trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp của thành phố Hà Nội khi tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội phải nắm bắt, am hi u pháp luật một cách chặt chẽ, áp
dụng pháp luật một cách đúng đắn, trước hết là trong l nh vực mà mình quản
lý là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, luận văn trên chỉ nghiên cứu

việc giáo dục pháp luật đối với một nhóm đối tượng là cán bộ, công chức
trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội với đặc trưng là Thủ đô nên có
những đặc đi m riêng so với các tỉnh, thành, địa phương khác.
“Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ Luật
học của Nguyễn Thị Tuyết Mai – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Trong Luận văn này, tác giả cũng đã nêu cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam, đồng thời nêu khái quát đặc đi m của giáo dục pháp luật cho đối tượng
này. Đồng thời luận văn cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã đánh giá thực trạng giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam, những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn, từ đó tác giả đề
ra phương hướng, giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, người viết cũng tham khảo thêm một số công trình nghiên
cứu về l nh vực này như: Luận án Tiến s luật học (1996) của Dương Thanh
Mai về “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”, Học viện


7

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tạp chí pháp luật (2008) của Nguyễn Thị
Hồi về “Ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật”; Tạp chí Luật học (2001) của
Lê Vương Long về “Xây dựng lối sống theo pháp luật và vấn đề giáo dục
pháp luật trong nhà trường”; Tạp chí khoa học pháp lý (2011) của Hoàng Thị
Kim Quế về “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện
nay”; Tạp chí Thanh niên (2006) của Đinh Quang Hà về “Một số phương
hướng cở bản giáo dục pháp luật cho thanh niên”.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả từ trước đến nay
về phổ biến, giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều vấn đề cơ bản cả về lý
luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau về phổ biến, giáo dục pháp
luật; đã có nhiều công trình về phổ biến, giáo dục pháp luật ở những địa
phương khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng lại không
áp dụng được trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, đã có công trình phổ
biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số ở Nghệ An nhưng chỉ
giới hạn đối tượng là đồng bào dân tộc thi u số, c n các đối tượng khác chưa
được đề cập. Vì vậy, có th nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống với các đối tượng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Song các công trình nghiên cứu trên có ý ngh a lý luận và thực tiễn khá phong
phú đ giúp tôi có cơ sở hoàn thiện bản luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những phương diện lý luận chung, các văn bản
quy phạm pháp luật, đề án, tài liệu quy định của nhà nước về hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật; các văn bản, thông tư, nghị định và báo cáo tổng kết
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được lưu tại sở Tư pháp Nghệ An.
Trên cơ sở đó tìm hi u, nghiên cứu thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục


8

pháp luật về chủ th , đối tượng, nội dung, hình thức gắn liền với đặc đi m
riêng của địa phương.
Phạm vi của luận văn tìm hi u, nghiên cứu cụ th về hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An; phân tích các kết quả đạt
được và tồn tại; nguyên nhân chủ quan khách quan từ đó đề xuất một số kiến
nghị, giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp

luật từ đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình
hình mới hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là mong muốn đóng góp một số ý
kiến về việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An; góp phần nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới hiện nay thông qua việc
đề xuất được những giải pháp phát huy những yếu tố tích cực dẫn đến thành
tựu của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
đồng thời khắc phục được những hạn chế còn tồn tại; góp phần hạn chế vi
phạm phát luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Đ đạt được mục đích nói trên, Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ
những vấn đề lý luận về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
tỉnh Nghệ An hiện nay; đánh giá thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật ở tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Luận
văn
Luận văn được nghiên cứu và hình thành trên cơ sở vận dụng các
phương pháp luận chủ ngh a duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học
thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu cụ th như: phân tích, tổng hợp, so sánh giữa lý


9

luận và thực tiễn... dựa trên các số liệu, báo cáo của sở Tư pháp Nghệ An về
phổ biến, giáo dục pháp luật trong các năm từ 2010 đến 2016.
6. Giá trị lý luận và thực tiễn của Luận văn
Về mặt lý luận:

- Đề cập những vấn đề mang tính lý luận chung về ý thức pháp luật và
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, vai trò của hoạt động tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật.
- Nhận định, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật và kết quả đạt được của
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn hiện nay; phân tích các nguyên nhân dẫn đến những kết quả đáng ghi
nhận và những tồn tại, hạn chế. Góp phần làm rõ và sâu sắc hơn các yếu tố
làm ảnh hưởng tới phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn có th làm tài liệu tham khảo trong công tác
giảng dạy của Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Nghệ An; phục vụ việc biên soạn
thành đề cương bài giảng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh Nghệ
An, các cơ sở giáo dục khác và làm liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động của
Hội đồng phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các cấp ở tỉnh
Nghệ An.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
Chương 2: Thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và ý thức pháp
luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay


10

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An



11

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An
So với các địa phương khác, tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực
Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Nghệ An có diện tích tự nhiên
1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% diện
tích cả nước, địa hình phong phú, đa dạng, có bi n, đồng bằng, trung du và
miền núi (chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh). Nghệ An có 1
thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là
trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những yết
hầu quan trọng trong con đường xuyên Việt do phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá
và phía Nam giáp tỉnh Hà T nh; phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên
dài 419 km; phía Đông giáp với bi n Đông với bờ bi n dài 82 km.
Địa hình Nghệ An tương đối đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ
thống đồi núi, sông suối; chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, đồng bằng chỉ
chiếm diện tích nhỏ ven bi n. Đặc đi m địa hình là một trở ngại lớn cho việc
phát tri n mạng lưới giao thông đường bộ, nhất là các tuyến giao thông vùng
trung du và miền núi, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông phổ biến,
giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Bờ bi n Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch, hải phận rộng
4.230 hải lý vuông, thuận lợi cho việc vận tải bi n, phát tri n cảng bi n và
nghề làm muối (1000 ha), tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao,
lợi thế cho việc phát tri n ngành du lịch ở Nghệ An. Hoạt động PBGDPL tập
trung vào đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát tri n kinh tế xã hội trên địa bàn khu vực ven bi n và đảo; tập trung hướng dẫn khu vực



12

đánh bắt cá và cách xử lý các sự cố khi tàu thuyền đánh bắt cá trên bi n trước
âm mưu của các thế lực th địch trên địa bàn vùng ranh giới bi n, đảo.
1.1.2. Đặc điểm và tiềm năng kinh tế của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là cầu nối kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát tri n
kinh tế bi n, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Với vị trí địa lý tự
nhiên đặc biệt, Nghệ An đóng vai tr quan trọng trong giao lưu kinh tế,
thương mại, du lịch, vận chuy n hàng hóa với cả nước và các nước khác
trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện
thuận lợi đ kêu gọi đầu tư phát tri n kinh tế - xã hội.
1.1.3. Điều kiện xã hội của tỉnh Nghệ An
1.1.3.1. Phân bố dân cư
Nghệ An có dân số gần 3,1 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư
trong cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hóa).

TT

Tiêu chí

Số ngƣời

Tỷ lệ %

1

Tổng số dân


3.037.440

100

- Thành thị

458.643

15,10

- Nông thôn

2.578.797

84,90

- Nam

1.508.536

49,66

- Nữ

1.528.904

50,34

Phân bố:
1.1


Cơ cấu giới tính:
1.2
2

Mật độ dân số (người/km2)

3

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%/năm)

4

Tỷ lệ người (15 tuổi trở lên) biết
chữ (%)

184
13,03
95,12


13

Lực lượng lao động
5

1.953.101

100


+ Nam

975.042

49,92

+ Nữ

978.059

51,02

- Tổng số:

Theo số liệu được công bố trên trang Web Cổng thông tin điện tử tỉnh
Nghệ An1, dân số sống ở thành thị 15,1%; dân số nữ 50,34%; Dân số phi
nông nghiệp 31,3%. Mật độ dân số trung bình: 184người/km2 và phân bố
không đều: đồng bằng: 703 người/km2, miền núi: 81 người/km2; Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên 13,03%. Tổng số lực lượng lao động hơn 1,9 triệu người.
Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 44%, lực lượng lao động
được đào tạo nghề chiếm 36%.
Sự phân bố dân cư của các dân tộc thi u số ở miền núi Nghệ An có đặc
đi m nổi bật, vừa mang tính chất thống nhất của các dân tộc ở miền núi phía
Bắc nước ta vừa có tính chất khu vực tương đối dễ nhận. V ng cư trú của các
dân tộc không phân biệt rõ giữa lãnh thổ tộc người và lãnh thổ hành chính. Họ
sống xen kẽ nhau, tuy có một số vùng có tính chất biệt lập nhưng không phổ
biến. Một số v ng tương đối đông của cư dân Thái như ở Quỳ Châu, Quế
Phong, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp; cư dân Hmông, Khơ - mú ở Kỳ
Sơn, cư dân ở đu ở Tương Dương; cư dân Thổ ở Ngh a Đàn, Tân Kỳ, Quỳ
Hợp. Một số nhóm địa phương sống độc lập với khối cộng đồng đông đảo của

họ như nhóm Tày - Poọng thuộc dân tộc Thổ (ở Bản Phồng, xã Tam Thái,
huyện Tương Dương), nhóm Đan Lai - Ly Hà thuộc dân tộc Thổ…2
Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong
phú và làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa của Nghệ An. Tuy nhiên, đối tượng

1

“Diện tích, dân số và mặt độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh”, Cổng Thông
tin điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: nghean.gov.vn ngày truy cập 02/06/2017
2
Nguyễn Đình Lộc (2015), “Các dân tộc thi u số ở Nghệ An”, Báo Văn hóa Nghệ An, tại địa chỉ:
ngày truy cập 01/06/2017


14

liên quan đến sản xuất, tàng trữ, sử dụng ma túy ở dân tộc thi u số rất nhiều.
Do trình độ văn hóa của họ chưa cao, nhiều v ng không biết tiếng kinh, m
chữ nên rất khó tri n khai các hình thức PBGDPL.
1.1.3.2. ăn h

phong tục tập quán

Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả
quá trình dựng nước và giữ nước. Người dân xứ Nghệ tuy nghèo nhưng vẫn
luôn nổi tiếng về tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan, tin tưởng vào
cuộc sống. V ng đất còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào
tạo cho con người những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm và kiên nghị.
Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế,
Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…

Nghệ An - xứ Nghệ cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng
văn học dân gian với các th loại phong phú như ca dao, h , vè, đặc biệt là
các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường nón, phường củi, phường
vải.... Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và
tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Nghệ An.
Nghệ An rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Phong trào Xô Viết - Nghệ T nh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm
của người dân xứ Nghệ c n được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử
cách mạng đã được xếp hạng, những bảo tàng đ giáo dục cho thế hệ hôm nay
và mai sau.
Xứ Nghệ trở thành tâm đi m khảo cứu, vì một thời là vùng biên trấn,
xa cách với trung tâm kinh tế văn hóa lớn, lại ít chịu tác động của đô hội thị
thành nên nhiều yếu tố về bản sắc văn hóa phong tục c n đọng lại. Xứ Nghệ,
tuy là v ng đất trải qua nhiều biến động của binh đao, bão lụt, nhưng
là đất ông đồ nên tư tưởng “giấy rách phải giữ lấy lề” của Nho gia vẫn được


15

mọi người quan tâm, nhiều lề thói sinh hoạt truyền thống vẫn c n lưu giữ
được.
1.1.3.3. Chính trị, an ninh, quốc phòng
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Quốc ph ng, an ninh được tăng cường,
chính trị - xã hội ổn định; công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN, cải cách tư pháp, cải cách hành chính được các cấp ủy, chính
quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện do đó có những bước tiến quan trọng, tạo
hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước được tốt hơn.
Toàn tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đến năm 2008

có 100% tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử; chất lượng hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được nâng lên3.
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành thường
xuyên, kịp thời, có hiệu quả từ cơ sở, góp phần ổn định an ninh trật tự,
hạn chế tối đa các đoàn đông người kéo lên tỉnh và trung ương đ khiếu kiện,
không đ xảy ra “đi m nóng”. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội, nhất là ma túy được tri n khai có hiệu quả.
Hoạt động PBGDPL được tăng cường, tiếp tục phát huy truyền thống
đoàn kết, quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt với các tỉnh Xiêng Khoảng,
Hủa Phăn, Bô-ly-khăm- xay (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) góp
phần bảo vệ an ninh biên giới và phát tri n kinh tế xã hội của tỉnh.
1.2. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3

Mai Hoa (2015), “Kết quả 10 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị”, Cổng Thông tin
điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: nghean.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Chinh-tri-KT-VHXH/Ket-qua-10-nam-thuc-hien-Chien-luoc-cai-cach-tu-phap-cua-Bo-Chinh-tri-1055 ngày truy cập
14/05/2017


16

PBGDPL là một từ ghép giữa “phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp
luật”. Theo từ đi n Tiếng Việt năm 2009 thì "Phổ biến là làm cho đông đảo
mọi người biết về nội dung văn bản pháp luật bằng cách truyền đạt trực tiếp
hay gián tiếp thông qua hình thức nào đó"4. “Giáo dục là hoạt động nhằm tác
động một cách có hệ thống đến sự phát tri n tinh thần, th chất của một đối

tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và
năng lực như yêu cẩu đề ra”5.
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL: “Phổ biến pháp luật theo
ngh a hẹp là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó;
ngh a rộng là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước.”
“Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri
thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám
thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý
thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”.
“Cả cụm từ PBGDPL có ngh a là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng
nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng
cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối
tượng”.6
PBGDPL hi u theo ngh a rộng là là công tác, l nh vực hoạt động, bao
gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL (xây dựng,
tri n khai chương trình, kế hoạch PBGDPL thông qua việc áp dụng các hình
thức, biện pháp PBGDPL; hướng dẫn, ki m tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc
thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL). Hi u theo ngh a hẹp là: truyền
đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hi u và hình

4

Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 1010
Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ đi n Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 510
6
Bộ Tư pháp – Chương trình phát tri n Liên hợp quốc (2002), Sổ t y hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo
dục pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội; tr. 2
5



17

thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đ i hỏi của
các quy định pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở quan niệm về PBGDPL đã nêu, có th hi u: PBGDPL là
hoạt động truyền bá tri thức pháp luật của chủ thể lên đối tượng PBGDPL
một cách c định hướng, có mục đích c hệ thống và thường xuyên nhằm
hình thành ở họ nhận thức đúng đắn về pháp luật thái độ chấp hành pháp
luật, thói quen xử sự theo pháp luật.
Nói đến PBGDPL là nói đến việc truyền đạt rộng rãi nhưng mang tính
chủ động, tính tổ chức chặt chẽ, có chương trình cụ th , tính được ki m soát
của hoạt động đưa pháp luật đến với người dân cũng như việc bồi dưỡng ý
thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân. Cách tiếp cận này là phù hợp với bản
chất của pháp luật và trình độ dân trí nước ta nói chung và địa bàn tỉnh Nghệ
An nói riêng.
Hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tương tự như các
địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, do có đặc th riêng về địa lý, kinh tế, văn
hóa – xã hội nên có nhiều đi m riêng, khác biệt so với các tỉnh khác trên cả
nước.
Một là, từ chỉ thị, đề án chung của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh
Nghệ An, với mỗi v ng miền cụ th lại nghiên cứu, sử dụng hình thức và lựa
chọn nội dung PBGDPL ph hợp với người dân nông thôn và đồng bào dân
tộc. Từ đặc đi m phân bố dân cư cho thấy tỷ lệ dân cư nông thôn gấp hơn 5.6
lần thành thị (dân số thành thị là 458.643 người; dân số nông thôn là
2.578.797)7. Nông dân và đồng bào dân tộc thi u số đa phần có trình độ dân
trí thấp, lại ít được tiếp xúc với thông tin, pháp luật nên hi u biết về pháp luật
còn hạn chế. Đồng bào dân tộc thi u số sống trên địa bàn c n có tập quán du
canh du cư nên mật độ dân cư không đều, gây khó khăn cho việc vận động,

7


“Diện tích, dân số và mặt độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh”, Cổng Thông
tin điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: ngày truy cập 02/06/2017


18

thu hút đồng bào tham gia tập trung vào các chương trình PBGDPL. Tâm lý
của người dân nông thôn và dân tộc ít người thường hay tự ti, bảo thủ, bao
gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địa phương chủ ngh a, các cộng đồng,
các cụm dân cư, d ng họ có phong tục tập quán riêng biệt. Trình độ văn hóa
và hi u biết pháp luật còn thấp, chưa có ý thức tự giác trong việc tìm hi u và
nghiên cứu pháp luật. Việc nghiên cứu tình hình đặc đi m cụ th về địa lý,
môi trường sinh thái, cư dân, lịch sử, bản sắc của một vùng lãnh thổ nhất định
sẽ là cơ sở đ cán bộ PBGDPL tỉnh Nghệ An đạt được mục đích hướng dẫn
nhân dân thực hiện đúng tập quán tốt đẹp, các luật tục còn phù hợp với pháp
luật, hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra cho nhân dân
thấy được những hủ tục lạc hậu, những luật tục trái với lợi ích của cộng đồng
và pháp luật của nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay.
Hai là, Nghệ An có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quá đa dạng, phức tạp.
Hoạt động PBGDPL ở những v ng địa hình phức tạp gặp rất nhiều khó khăn
phải đối mặt, trong đó một khó khăn cần nói đến là các thành viên Hội đồng
và báo cáo viên đa số là kiêm nhiệm, địa bàn rộng giao thông đi lại khó khăn,
ít dành thời gian đi cơ sở phối hợp với ban phổ biến pháp luật cơ sở, tri n
khai phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Mật độ dân cư thưa, hệ thống
giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào m a mưa lũ, trình độ đội ngũ cán bộ
cơ sở còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, tình trạng di cư
trái phép vẫn còn. Một số người cao tuổi và phụ nữ vùng sâu, vùng xa không
biết tiếng phổ thông, nhận thức về pháp luật của nhân dân và một số cán bộ

cơ sở còn nhiều hạn chế, các vụ việc xẩy ra tranh chấp chủ yếu giải quyết theo
phong tục, tập quán của từng dân tộc.
Ba là, do phía Tây Nghệ An giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419
km nên hoạt động PBGDPL có sự tham gia của nhiều tổ chức và lực lượng bộ
đội biên ph ng.

đây luôn xảy ra tình trạng buôn bán ma túy, vượt biên trái


19

phép, bà con sống dọc biên giới 2 nước “tự do” qua lại mà không hi u gì về
Luật Biên giới. Nhiều tổ chức hội, đoàn th đã có các hình thức tuyên truyền
phù hợp với từng đối tượng hội viên của mình thông qua các mô hình câu lạc
bộ, đội, nhóm, đi n hình như câu lạc bộ Thanh niên xung kích - giữ yên biên
giới ở Na Loi - Kỳ Sơn, nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật biên giới cho
bà con 2 nước. Bộ đội biên ph ng vận động quần chúng giúp đỡ chính quyền
trong việc thông báo về thông tin; hỗ trợ thực hiện việc tuyên truyền, tuần tra
nhằm giảm thi u tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn”.
Bốn là, hoạt động PBGDPL đối với người dân thành phố Vinh và nhiều
v ng thị trấn, thị xã của tỉnh Nghệ An, trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp
hoá hướng đến việc đẩy l i tệ nạn xã hội, hạn chế khiếu nại, tố cáo tràn lan,
vượt cấp. Do đặc đi m địa lý và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên lực lượng
người dân Nghệ An làm ăn, buôn bán tại Lào và Trung Quốc rất đông; nhiều
gia đình chỉ có người già và thanh thiếu niên ở nhà. Tồn tại một bộ phận
người lao động xa này thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị,
có tư tưởng sống thực dụng, thiếu nghiêm túc trong thực hiện ngh a vụ người
dân. Khi kinh tế được cải thiện do nguồn thu từ nước ngoài về thì tình trạng vi
phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, trốn thuế, ma túy, cờ
bạc, vi phạm giao thông...trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng đã phần

nào làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị, ổn định xã hội tư tưởng. Bên cạnh
đó, c n thường xuyên xẩy ra tranh chấp kiện tụng về đất đai, nhà cửa, thừa kế
tài sản, đóng góp cổ phần làm ăn kinh doanh, ô nhiễm môi trường,… Ngày 27
tháng 3 năm 2014, UBND Nghệ An đã ban hành quyết định số 1140/QĐUBND về Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường hoạt động PBGDPL
về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn
tỉnh Nghệ An. Thông qua hoạt động PBGDPL giúp cho người dân hi u và
thực hiện đúng quyền, ngh a vụ của người dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố
cáo và trách nhiệm khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử


20

lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm,
năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
trong việc tiếp người dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối
hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn th trong
Năm là, việc lồng ghép PBGDPL với việc xây dựng, thực hiện hương
ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và đã
có những nét mới. Các bộ, ngành, địa phương tri n khai hoạt động PBGDPL
gắn với các phong trào ở từng địa bàn cụ th như phong trào "bốn không":
Thôn, làng không có người vi phạm pháp luật; không có khiếu kiện trái pháp
luật, đông người, kéo dài; không có người vượt biên trái phép; không có
người tham gia tổ chức phản động. Nghệ An đã tri n khai thành công mô hình
" đi m sáng vùng cao".
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
Trước hết, cần phải kh ng định, pháp luật giữ một vị thế vô cùng quan
trọng trong việc duy trì trật tự kỷ cương và thúc đẩy nhà nước phát tri n lớn
mạnh theo định hướng xã hội chủ ngh a: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh. Vì vậy, đồng thời với quá trình xây dựng, hoàn

thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực phổ biến giáo dục
pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
Ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ là tiền đề quan
trọng cho sự phát tri n của đất nước: từ đó đ hình thành lối sống tôn trọng
pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Ngoài nhận định trên, đối với tỉnh Nghệ An c n một số yếu tố đặc
trưng khác cho thấy sự cần thiết của hoạt động PBGDPL. Cụ th như sau:
hứ nhất, do bản chất lạc hậu, bảo thủ cố hữu của ý thức pháp luật
trong một số giai đoạn lịch sử nhất định thì sự thay đổi đ thích ứng với tồn
tại xã hội mới của ý thức pháp luật rất là chậm chạp, đôi khi là rào cản của sự


×