Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.88 MB, 193 trang )


TRUÔNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN
VÀ BẢO VỆ QUYÈN NHÂN THÂN
THEO PHÁP LUẬT DÂN s ự

Mã số: LH - 07 - 05/ĐHL
Số hợp đồng: 05/HĐ - QLKH - TCKT

IH li \f$ p

1

J,ID

Hà Nội, 2008

I


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI










CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN
VÀ BẢO VỆ QUYÈN NHÂN THÂN
THEO PHÁP LUẬT DÂN s ự

Mã số: LH - 07 - 05/ĐHL
Số hợp đồng: 05/HĐ - QLKH - TCKT
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Đình Nghị
Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Minh Oanh

Hà Nội, 2008


MỤC LỤC
Lòi nói đầu

1. Tính cấp thiết cua việc nghiên cứu đề tài:
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài:
5. Những nội dung chính được nghiên cứu trong

đề tài:
Phần thử nhất
T ỐNG T H U Ậ T K ẾT
Q U Ả N G H IÊ N C Ứ U Đ Ề TÀ I

1. Ọuyền nhân thân - quyền dân sự đặc biệt
2. Quyền nhân thân là một quyền dân sự có quá
trình hình thành và phát triển
3. Nội dung cơ bản của các quyền nhân thân
được qui định trong Bộ luật Dân sự 2005
4. Bảo vệ quyền nhân thân
5. Phương hướng hoàn thiện các qui định của
pháp luật về quyền nhân thân
Phần thử hai

CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN c ứ u
-KH ÁI NIỆM, ĐẶC ĐI ÊM CỦA QUYỀN NIIÂN THÂN DO
LUẬT DÂN S ự ĐIỂU CHỈNH .
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUYỀN
NHÂN THÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUYỀN NHẢN THÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP


LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
CÁC QUYỀN NHÂN THÂN GẨN LI ẺN VỚI CHỦ THẺ

74

TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
QƯYẺN NHÂN THÂN LIÊN QUAN ĐẾN s ự CÁ BIỆT


108

HOÁCÁ NHÂN: QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐÓI VỚI HỌ
TÊN, DÂN TỘC , HÌNH ẢNH
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ DANH Dự, NHÂN PHÁM, UY
TÍN
QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI T ư THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ

118
IỊ2

LUẬT DÂN S ự NĂM 2005
QUYÈN HIẾN XÁC, BỘ PHẬN c ơ THỂ SAU KHI CHÉT

141

QUYỀN HIẾN B ộ PHẬN c ơ THÊ

152

BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA

171

B ộ LUẬT DÂN S ự NĂM 2005





ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

“QUYÊN NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ
QUYỀN NHÂN THÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN s ự ”
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài

: ThS. Lê Đình N ghị
: ThS. Nguyễn Minh Oanh

Danh sách các cộng tác viên tham gia viết đề tài
STT
1
2
3
4

HỌ VÀ TÊN
L ê Đ ình N gh ị

Nguyên Thị Quê Anh
P hùng Trung Tập

Nguyên Văn Luật

5

Nguyễn Công Bình

6


Nguyên
Nguyên
Nguyễn
Nguyên
Nguyên

7
8
9
10

Như Quỳnh
Minh Oanh
Thị Lan
Hông Băc
Bích Thảo

HỌC HAM
HỌC VỊ
Thạc sỹ luật học

Tiến sỹ luật học
Tiên sỹ luật học
Tiên sỹ luật học
Tiên sỹ luật học
Thạc sỹ luật học
Thạc sỹ luật học
Thạc sỹ luật học
Tiên sỹ luật học

Cử nhân luật học

Cơ QUAN CÔNG TÁC
Trường ĐH Luật Hà N ội
Khoa Luật - ĐH Q uốc gia Hà N ội
Truờng ĐH Luật Hà N ội
Toà án nhân dân T ôi cao

Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường Đ H Luật Hà N ội

Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường ĐH Luật Hà N ội
Trường Đ H Luật Hà N ội
Khoa Luật - ĐH Q uôc gia Hà N ội


1

Lòi nói đâu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự có ý
nghĩa vô cùng quan trọng được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới ghi
nhận và bảo vệ. Cùng với các văn bản pháp luật khác, Bộ luật Dân sự
(BLDS) của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận và có những cơ chế để bảo vệ
quyền nhân thân của chủ thể. BLDS 2005 sửa đổi, bổ sung nhiều qui định về
quyền nhân thân - đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ghi nhận và bảo vệ
quyền nhân thân, bởi pháp luật dân sự nói riêng, pháp luật của Nhà nước ta
nói chung luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, tất cả đều hướng tới con
người và vì con người. Sau khi BLDS 1995 được ban hành, đã có một số

công trình nghiên cứu về quyền dân sự, quyền con người nhung nghiên cứu
một cách chi tiết và có hệ thống về quyền nhân thân và phương thức bảo vệ
quyền nhân thân thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ - đặc biệt là sau khi BLDS 2005 có hiệu lực thi hành.
Điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển, các quyền của cá nhân cảng
được coi trọng. Hiểu rõ các qui định của pháp luật dân sự về quyền nhân
thân cũng như cơ chế bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là vấn đề có ý
nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn. Đe tài khoa học “Quyền
nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật Dân sự ” được
nghiên cứu sẽ là đóng góp có giá trị cho khoa học pháp lý nói chung, ngành
luật Dân sự nói riêng cũng như cho thực tiễn áp dụng giải quyết các vấn đề
có liên quan đến quyền nhân thân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


2

Sau khi Bộ luật Dân sự 1995 ra đời, đã có một. số công trình khoa học
nghiên cứu về quyền nhân thân dưới góc độ là một quyền công dân trong
lĩnh vực dân sự nhự:
- Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị - Chủ biên: GS.TS
Hoàng Văn Hảo và TS. Chu Hồng Thanh (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 (Sách chuyên khảo, nội
dung cuốn sách có đề cập nhưng không chi tiết về các quyền nhân thân theo
qui định của Bộ luật Dân sự).
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Toà án nhân dân Tối
cao với đề tài: “Vai trò của Toà án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân
thân của công dân theo qui định của Bộ luật Dân sự” - công trình này cũng
chỉ dùng lại ở việc khẳng định vai trò của Toà án nhân dân trong việc bảo vệ
quyền nhân thân nói chung chứ chưa phân tích các quyền nhân thân theo qui

định của BLDS 1995 và chưa đưa ra được phương hướng giải quyết tranh
chấp, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ở những trường hợp cụ thể - trong
khi đó mỗi quyền nhân thân lại có những đặc thù riêng.
Ngoài ra, không nhiều công trình khoa học cũng được đăng ở một số
báo, tạp chí chuyên ngành nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh đề cập một cách
khái quát nhất về quyền nhân thân hoặc những vụ việc cụ thể mà Toà án giải
quyết liên quan đến việc xâm phạm quyền nhân thân, tuy nhiên số lượng các
công trình này không nhiều.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp


3

luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong
quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học như phương pháp lịch sử, phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng còn sử
dụng phương pháp thực tiễn như điều tra, khảo sát, trực tiếp tham gia vào
hoạt động xét xử các vụ án dân sự liên quan đến quyền nhân thân của cá
nhân.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm phân tích, làm rõ các qui định của
BLDS 2005 về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân. Qua việc tìm
hiểu, phân tích này giúp cho mọi người - đặc biệt là các cán bộ trong ngành
pháp luật - hiểu rõ các qui định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân, từ

đó vận dụng các qui định của pháp luật một cách tốt nhất để bảo vệ quyền
nhân thân của chủ thể. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cửu, đề tài đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn qui định của pháp luật trong việc qui
định và bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể.
v ề phạm vi nghiên cửu đề tài: Việc nghiên cứu đề tài trước hết được
thực hiện dưới góc độ lý luận; ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dưới góc
độ thực tiễn: tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân như bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh,
quyền của cá nhân đối với quyền bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với họ
tên...
5. Những nội dung chính đirợc nghiên cứu trong đề tài:


4

Để thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài
tập trung vào các nội dung sau:
Quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền nhân
thân: Các tác giả tập trung phân tích quá trình phát triển của pháp luật xung
quanh qui định về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân từ năm 1945
trở lại đây;
Phân tích, so sánh với các qui định về quyền nhân thân của một số
nước trên thế giới;
Phân tích một số quyền nhân thân của các chủ thể như: quyền đối với
họ tên, quyền đối với hình ảnh, quyền đối với bí mật đời tư, quyền nhân thân
trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình...
Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân theo qui định của BLDS
như tự bảo vệ, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm...
Thực tiễn bảo vệ quyền nhân thân tại cơ quan Toà án;

Hướng hoàn thiện các qui định của pháp luật dân sự về quyền nhân
thân và bảo vệ quyền nhân thân.
Trên cơ sở nhiệm vụ, nội dung được đặt ra, đề tài bao gồm 12 chuyên
đề chia thành ba nhóm sau:
1. Nhóm chuyên đề chung:
ỉ. 1.Khái niệm, đặc điểm của quyền nhân thân của cả nhản do Luật
Dân sự điều chỉnh.


1.2. Khái quát quá trình phát triên của pháp luật dân sự Việt Nam
trong các qui định về quyền nhân thân.
1.3. Quyền nhân thân theo qui định của một sổ nước trên thế giới;
2. Nhóm chuyên đề cụ thể phân tích các nhóm quyền nhân thân:
2.1. Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn
nhân và gia đình;
2.2. Quyền nhân thăn liên quan đến sự cá biệt hoá cả nhãn: Quyền
của cả nhân đối với họ tên, hình ảnh và dân tộc.
2.3. Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội:
3. Nhóm chuyên đề về bảo vệ quyền nhân thân và giải pháp hoàn
thiện pháp luật về quyền nhân thân./.


Phần thứ nhất

TỔNG THUẬT KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI


7


1. Quyền nhân thân - quyền dân sự đặc biệt
1.1.

Quyên dân sự là một trong những nội dung của quyền công dân.

Nói cách khác, quyền dân sự là quyền công dân trong lĩnh vực dân sự. Cũng
giống như bất cứ quyền nào khác (quyền chính trị, kinh tế, văn hoá...), quyền
dân sự ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Xuất phát từ
lý do này mà quyền dân sự mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quyền dân sự
của chủ thể được hiểu là cách xử sự được phép của chủ thể có quyền năng.
Cách xử sự này do nhà nước qui định hoặc thừa nhận. Tay nhiên, quyền dân
sự có thể được hiểu theo hai phương diện sau đây:
* Theo n g h ĩa rộng: Quyền dân sự được hiểu là quyền của chủ thể
được pháp luật qui định như là một bộ phận của nôị dung năng lực pháp luật
của chủ thể đó (quyền đi đôi với nghĩa vụ). Theo nghĩa này thì các chủ thể
có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.

* Theo nghĩa hẹp: Quyền dân sự được hiểu lả cách xử sự được phép
của chủ thể có quyền trong quan hệ dân sự mà chủ thể đó tham gia. Cách xứ
sự này được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
- Có quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: Chủ sở
hữu tài sản thì có quyền thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu đối với
tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
- Có quyền yêu cầu chủ thể khác phải thực hiện những hành vi nhất
định vì lợi ích của mình hay vì lợi ích của chủ thể khác. Ví dụ: Trong quan
hệ mua bán, người bán có quyền yêu càu người mua trả tiền hoặc người mua
có quyền yêu cầu người bán phải giao tài sản.


-


Quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền lợi ích bị tranh chấp,
bị xâm phạm.
Quyền dân sự là quyền của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự được
Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật về dân sự nói chung, trong
Bộ luật Dân sự nói riêng và nhà nước cũng qui định hệ thống các biện pháp
để đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện.
1.2.

Quyền nhân thân: Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân

sự. Nếu như quyền dân sự thuộc về mọi chủ thể của quan hệ dân sự có tham
gia quan hệ dân sự trong từng lĩnh vực cụ thể thì quyền nhân thân chỉ thuộc
về cá nhân mà thôi - Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được qui
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân...”
Tuy nhiên ở đây cần phân biệt giữa quyền nhân thân và nhân quyền.
Khi chúng ta nói tới “nhân quyền” thì điều đó có nghĩa là quyền này dành
cho tất cà mọi người, không phân bị địa vị giai cấp, phạm vi lãnh thố, nghề
nghiệp, giới tính, tôn giáo...Còn quyền nhân thân là một sự biểu hiện cụ thế
của một khía cạnh của quyền dân sự. Do vậy, về nguyên tắc thì quyền nhân
thân chỉ thuộc về một chủ thể là con người cụ thể được luật pháp (cự thể là
pháp luật dân sự) của một quốc gia nhất định dự liệu. Thông qua việc thụ
hưởng các quyền nhân thân cụ thể do pháp luật qui định thì mỗi cá nhân sẽ
có được những quyền nhân thân riêng biệt. Đây chính là việc cá nhân bàng
hành vi của mình hoặc của người khác theo qui định của pháp luật (Ví dụ:
Cha mẹ đối với con chưa thành niên, nrỊười giám hộ của người chưa thành
niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần...) đă biến những
"quyền nhân thân khách quan" thành "quyền nhân thân chủ quan". Hay nói



9

cách khác, cá nhân đã biến quyền nhân thân do Nhà nước qui định cho mình
thành quyên nhân thân của chính mình. Chăng hạn, người này phân biệt với
người khác bằng giới tính, họ tên...từ họ tên của họ xác định được sự cá biệt
hoá cá nhân của họ và cũng là xác định được các quyền dân sự cho cá nhân

Hiện nay cũng chưa có khái niệm chính thức về "nhân thân". Đây là
từ Hán - Việt và nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này thì chúng ta cũng sẽ
hiểu rõ khái niệm "quyền nhân thân". Tuy nhiên theo qui định của Điều 24 BLDS thì chúng ta có thể hiểu: Nhân thân là những yếu tố gắn liền với mỗi
con người cụ thể, liên quan trực tiếp đến cá nhân đó như hình dáng, khuôn
mặt, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, sự hiểu biết v.v...
Dưới góc độ pháp luật dân sự thì không phải mọi yếu tố có liên quan
đến bản thân mỗi con người đều ảnh hưởng đến việc hưởng quyền nhân thân
của họ. Ví dụ: Bất cứ cá nhân nào cũng đều có quyền đối với quốc tịch. Tuy
nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến nhân thân của mồi con người lại ảnh
hưởng trực tiếp đến việc hưởng quyền dân sự của họ. Chẳng hạn, yếu tố độ
tuổi, họ tên... lại có ảnh hưởng trực tiếp trong việc các cá nhân thực hiện
việc hưởng các quyền dân sự và liên quan đến năng lực hành vi dân sự - điều
mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tư cách chủ thể của cá nhân.
Điều 24 BLDS

đưa ra những qui định chung nhất về quyền nhân

thân, qua qui định tại điều luật này chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân
thân như sau:
-


Theo nghĩa khách quan, Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các

qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung qui định rõ


10

cho các cá nhân có các quyền nhân thân gẳn liền với bản thân mình và đây là
cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình.
- Theo nghĩa chủ quan, Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan
gắn liền với cá nhân do Nhà nước qui định cho mồi cá nhân và cá nhân
không thể chuyển giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật
có qui định khác.
Qua định nghĩa quyền nhân thân có thể rút ra một số đặc điểm của
quyền nhân thân như sau:
- Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
- Quyền nhân thân là một quyền dân sự đặc biệt.
- Mọi cá nhân đề có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
- Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.
- Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao
cho chủ thể khác.

2.

Quyền nhân thân là một quyền dân sự có quá trình

hình thành và phát triển
2.1

Quá trình hình thành và phát triển quyền nhân thân theo pháp


luật quốc tế
Trên thế giới , quyền nhân thân là quyền dân sự có quá trình hình
thành và phát triển tương đổi sớm. Trong quá trình tồn tại của mình, con
ngưòi đã sản sinh ra những giá trị đảm bảo cho sự phát, triển bền vững của
con người. Trong các giá trị ấy nhũng giá trị từ chính con người, gắn liền


11

với con người, liên quan tới con người mà chúng ta thường gọi là giá trị
nhân thân là đòn bấy thúc đây mọi sự tiến bộ. Dưới góc độ lôgic, những giá
trị này thực chất xuất phát từ quyền con người. Dưới góc độ lịch sử, quá
trình hình thành, ghi nhận và đảm bảo các giá trị nói trên có thể chia thành 5
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn sơ khai của quyền nhân thân. Khoảng
giữa thế kỷ IX đến thế kỷ VII (TCN), chế độ công xã thị tộc tan rã, chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế với phương thức sản xuất tiến bộ hơn rất
nhiều. Chính trong không gian lịch sử này, xã hội loài người đã có bước phát
triển rực rỡ những nền văn minh, từ đây với nền văn minh Hy Lạp-La Mã đã
sản sinh ra khái niệm “công dân”, sự dân chủ, quyền nhân thân.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này khá phức tạp. Đây là thời kỳ “đêm trường
trung cổ” Châu Âu, chế độ phong kiến thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ lụi
tàn. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt; kết cấu xã hội, tư tưởng xã hội diễn
biến đa chiều; phương thức sản xuất mới đã biến người nông dân chịu mọi lệ
thuộc vào địa chủ từ tư liệu sản xuất đến ngay cả bản thân con người họ.
Chính xã hội phong kiến và tôn giáo của nó đã chà đạp, kìm hãm con người.
Ở giai đoạn này có một sự khủng hoảng của những giá trị nhân thân xét ở
mặt quan điểm Nhà nước, nhưng cũng chính giai đoạn này, ở mặt nhận thức
xã hội, những tư tưởng sơ khai về quyền con người được phát lộ mặc dù bị

bao phủ bởi bức màn thần bí tôn giáo.
Giai đoạn 3: Đây là thời kỳ “phục hưng” những giá trị nhân thân thời
cổ đại. Phương thức sản xuất TBCN đã tạo nên sự phát triển về tư tưởng văn
hoá tư sản. Nó thực sự là cuộc Cách mạng - phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất cùng khoa học kỹ thuật nở rộ, những giá trị mới tốt đẹp, tiến bộ ra


12

đời và thăng hoa khẳng định giá trị đích thực của con người. Trên cơ sở đó,
con người như “bừng tỉnh”, nhận thức lại chính mình, con người trân trọng
đặt mình vào vị trí trung tâm. Các giá trị nhân văn, nhân đạo thời cổ đại
được phục hung, phát triển. Đặc biệt trong số đó quyền con người nhuốm
tinh thần nhân đạo tư sản. Cuối thế kỷ XVIII, bão táp của Cách mạng tư sản
với sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp, giai cấp tư sản từng bước củng
cố địa vị vững chắc của mình. Ỏ thời kỳ này, con người đã nhận thức được
các quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mình, theo ngọn cờ tự do,
bình đẳng, bác á i.. .con người đã biết hành động quyết liệt, đấu tranh không
khoan nhượng cho “nhân quyền” mà họ theo đuổi. Quyền con người đã
được chính thức xuất hiện trong các văn bản pháp lý quan trọng của các Nhà
nước tư sản như một sự khẳng định và đảm bảo của xã hội nói chung và các
Nhà nước nói riêng về quyền con người. Cũng từ đây, quyền con người
được cụ thể hoá thành quyền công dân trong các Hiến pháp - văn bản pháp
luật có giá trị pháp lý cao nhất của các Nhà nước.
Giai đoạn 4: Đen đầu thế kỷ XIX, CNTB bắt đầu phát triển thành chủ
nghĩa Đế quốc, bộc lộ rõ bản chất phản động cố hữu (áp bức, bóc lột nhân
dân lao động). Lúc này, các lực lượng dân chủ Cách mạng và các lực lượng
tiền thân của giai cấp vô sản bắt đầu bước vào cuộc đấu tranh mới. Sự phản
kháng đầu tiên bắt nguồn từ các nhà tư tưởng. Họ đã đưa ra những luận
thuyết khác nhau nhằm định hướng xã hội. Đáng chú ý nhất là học thuyết

của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về một thế giới vô cùng tốt đẹp.
Khắc phục những nhược điểm này, trên quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, Mac và Enghen đã cho ra đời một chủ nghĩa xã hội khoa học
mà ở đó nhân quyền, tự do, dân chủ được hiện thực hoá đối với mọi tầng lớp
cần iao. Sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên (Liên Xô) là minh chửng


13

cho những quyền con người - quyền công dân - quyền nhân thân được đảm
bảo thực sự.
Giai đoạn 5: Sau chiến tranh thế giới II, các tư tưởng dân chủ và tiến
bộ đã giành được thắng lợi. Hậu quả của chiến tranh đã làm xuất hiện nhu
cầu thành lập một thiết chế bền vững đủ lực giúp loài người ngăn ngừa, cảnh
báo, chống các thảm hoạ và bảo vệ, phát triển quyền con người một cách
hiệu quả nhất và Liên hợp quốc ra đời (24/10/1945) để đáp ứng đòi hỏi
đó.Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc1 được thành lập, vấn đề quyền con
người thật sự trở thành mối quan tâm cộng đồng và có tính quốc tế sâu sắc.
Quyền con người trở thành quy tắc nền tảng của pháp luật quốc tế. Tính phổ
biến của quyền con người được khẳng định. Việc thừa nhận và thực hiện
nhân quyền là mục tiêu chung của nhân loại. Sau sự sụp đổ của hệ thống
XHCN trên thế giới, thế giới phát triển không theo hình thức lưỡng cực mà
đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ. Nhân quyền phát triển mạnh
mẽ và trở thành vấn đề nhạy cảm nhất của thế giới ngày nay. Từ “dân chủ”
được người ta nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Các giá trị nhân thân đạt
được từ nhân quyền ngày càng mở rộng. Pháp luật ghi nhận thành các quyền
nhân thân ngày càng nhiều, tạo điều kiện phát triển toàn diện con người hiện
đại.
2.2


Quá trình hình thành và ph át triển quyền nhân thân theo quy

định của pháp luật Việt Nam
Đối với Việt Nam, quyền nhân thân của cá nhân cũng có những bước
phát triển nhất định. Dưới thời Pháp thuộc, các quyền dân sự nói chung,
quyển nhân thân nói riêng được thực dân Pháp qui định nhằm chủ yếu bảo
vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Người dân lao động hầu như


14

không được biết đến quyền đó. Nấu có biết thì những quyền này đưọc thực
hiện như một sự ghi nhận để nhà nước phong kiến quản lý xã hội một cách
dễ dàng hơn (Ví dụ vấn đề họ tên của cá nhân). Trong một chế độ xã hội,
nếu không có sự tự do về thân thể thì con người không thể có các quyền
khác được. Nói cách khác, sự tự do về thân thể là tiền đề để con người thực
hện các quyền của mình. Sau khi chúng ta lật đổ được ách đô hộ hàng trăm
năm của thực dân Pháp, ách đô hộ hàng ngàn năm của chế độ phong kiến,
quyền con người dần được khẳng định và nhà nước ta qua các thời kỳ khác
nhau có các cơ chế pháp lý để đảm bảo cho con người thực hiện được quyền
đó. Qua mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, pháp luật Việt Nam nói riêng,
pháp luật dân sự nói chung có những bước tiến bộ không ngừng trong việc
qui định và đảm bảo cho cá nhân được hưởng các quyền nhân thân do Nhà
nước qui định.
Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về các quyền nhân thân
thế hiện qua các giai đoạn:
-G iai đoạn 1945 - 1959:
Quyền nhân thân được thể hiện trong Hiến pháp 1946.
Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chế độ xã hội cũ - xã hội mà
mọi người đều có thể chịu sự kiểm soát, bắt bớ tù đày với những lý do

không thể hiểu nổi - thì qui định của Hiến Pháp ỉ 946 về quyền nhân thân đã
đánh giá được

SỊT

tiến bộ của Nhà nước ta lúc bấy giờ. Đây cũng là sự nỗ

lực, cố gắng của nhà nước ta trong việc phấn đấu giành quyền tự do dân chủ
cho con người như: "...Nhà ở và thư tín của công dân Việt nam, không ai
được xâm phạm một cách trái pháp luật" hay các qui định liên quan đến
quyền bầu cử và ứng cử (Điều thứ 18), quyền không bị tra tấn, đánh đập


15

(Điều thứ 68)...Trên cơ sở qui định của Hiến pháp 1946, các văn bản pháp
luật có hiệu lực sau Hiến pháp giai đoạn này cũng đã cụ thể hoá các quyền
nhân thân của công dân, trong đó phải kể đến Luật Báo chí ngày 20/5/1957.
Quyền tự do ngôn luận là một nội dung quan trọng được qui định cụ thể
trong Luật Báo chí năm 1957 hay khi báo chí đăng tin sai sự thật, vu khống
thì phải xin lỗi và tuỳ mức độ, người bị vi phạm có thể yếu cầu Toà án giải
quyết.
-G iai đoạn 1959- 1980:
Ngay trong Lời nói đầu của Hiến pháp 1959 đã ghi nhận: "...Hiến
pháp mới qui định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước,
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của
nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ tỏ
quốc.
Hiến pháp mới là một Hiến pháp thực sự dân chủ. Hiến pháp mới là
sức mạnh động viên nhân dân cả nước ta phấn khởi tiến lên giành những

thắng lợi mới..."
Hiến pháp 1959 đã dành Chương III với tiêu đề "Quyền lợi và nghĩa
vụ cơ bản của công dân" để qui định các quyền và nghĩa vụ cho công dân,
trong đó có các qui định về quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói
riêng; (Từ điều 22 đến điều 42). Trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động
về hoàn cảnh lịch sử thì các qui định về quyền nhân thân của cá nhân được
qui định trong Hiến pháp 1959 có ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu sắc. Các qui
định về quyền nhân thân trong Hiến pháp 1959 một mặt tạo niềm tin cho con
người mới xã hội chủ nghĩa, một mặt động viên, khích lệ tinh thân đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta.


16

- Giai đoạn 1980 - 1992:
Trên cơ sở Hiến pháp 1980, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các
văn bản pháp luật để cụ thể hoá các qui định liên quan đến việc ghi nhận và
thực hiện quyền dân sự của cá nhân, trong đó có các quyền nhân thân.
Bên cạnh các qui định của pháp luật quốc gia liên quan đến quyền
nhân thân của cá nhân, Nhà nước ta đã có những nỗ lực quan trọng trong
việc ký kết cũng như tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền
con người
- Giai đoạn 1992 - nay:
BLDS 1995 ra đời đã đề cập đến các quyền nhân thân một cách đa
dạng, bao gồm các qui định từ Điều 26 đến Điều 47. Có thể nói, lần đầu tiên
một văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực dân sự đã ghi nhận
các quyền nhân thân của chủ thể cũng như các phương thức để bảo vệ quyền
nhân thân. Đây chính là cơ sở pháp lý và là nền tảng để các cá nhân thực
hiện quyền nhân thân của mình.
Qua gần 10 năm áp dụng vào thực tiễn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp cho các chủ thể khi thực hiện quyền của mình nói chung, quyền nhân
thân nói riêng, BLDS 1995 đã bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định cần sửa
đổi bổ sung. BLDS 2005 ra đời đã sửa đổi bổ sung một số qui định của
BLDS 1995, trong đó có các qui định về quyền nhân thân. So với BLDS
1995 khi qui định về quyền nhân thân, BLDS năm 2005 quy định quyền
được khai sinh, quyền được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân. Ngoài
ra, BLDS năm 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan
đến đạo đức sinh học, đó là các quyền: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều


17

33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ
phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36).
Ngoài việc bố sung quy định mới về một số quyền nhân thân, hầu hết
các quyền nhân thân được quy định trong BLDS năm 1995 cũng được sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác
định dân tộc (Điều 28), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền
được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư
(Điều 38)...

3.

Nội dung cơ bản của các quyền nhân thân được qui

đinh trong Bô luât Dân sư 2005


o








BLDS 2005 qui định về quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 51.
Ngoài hai điều luật qui định khái quát về quyền nhân thân (Điều 24) và bảo
vệ quyền nhân thân (Điều 25), các điều luật còn lại qui định về nội dung các
quyền nhân thân cụ thể. Các quyền nhân thân được qui định trong BLDS
2005 có thể được chia thành các nhóm sau đây:
3.1.

Nhóm các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể tronẹ quan hệ

hôn nhân và gia đình:
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, một trong những mối quan hệ
gia rất đặc biệt của đời sống xã hội, các quyền nhân thân của cá nhân luôn
đặt trong mối tương quan giữa những mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân đo
với tư cách là một thành viên trong gia đình với các chủ thê có liên quan
trong mối quan hệ gia đình; giữa các cá nhân đó với tư cách là một thành
viên trong xã hội với các chủ thể khác với mục đích không chi bảo vệ quyền

#


18

nhân thân của cá nhân đó mà còn đảm bảo khi cá nhân đó thực hiện các

quyên nhân thân của mình không ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình và lợi
ích chung của xã hội. Các quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình bao gồm: Quyền kết hôn (Điều 39), Quyền bình đẳng của
vợ chồng (Điều 40), Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên
trong gia đình (Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42), Quyền nhận, không nhận
cha, mẹ, con (Điều 43), Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm
con nuôi (Điều 44).
'Quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ thể
không thể chuyển giao cho người khác. Quyền kết hôn là quyền nhân thân
không gắn với tài sản. Pháp luật đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá
nhân, nhưng cá nhân chỉ có thể thực hiện quyền kết hôn khi đáp ứng được
một sổ điều kiện nhất định. Khi nghiên cứu vấn đề này, có ý kiến cho rằng,
khi đã đảm bảo quyền tự do kết hôn thì không nên đặt ra các điều kiện để cá
nhân chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện đó, vì như vậy, là
hạn chế quyền tự do kết hôn. Nhimg ý kiến này cũng không thể lý giải được
rằng, nếu như không có điều kiện nhất định cho việc thực hiện quyền tự do
kết hôn thì gia đình, xã hội có đảm bảo phát triển theo đúng mục đích của nó
hay không ? Điều đó là hoàn toàn không thể.
Khi thực hiện quyền kết hôn, mỗi cá nhân cần có năng lực chủ thể.
Bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Theo qui định của Luật
HN&GĐ năm 2000 qui định điều kiện về độ tuổi kết hôn chính là xác định
độ tuổi có năng lực hành vi kết hôn. Qui định về sự tự nguyện kết hôn chính
là xác định khả năng nhận thức và tình cảm ý chí của cá nhân khi thực hiện
quyền kết hôn. Luật HN&CiĐ năm 2000 không cấm những người bị nhiễm
vi rút IHV kết hôn, qui định này đảm bảo quyền con người trong xã hội hiện


19

đại. Tuy nhiên, nếu một người bị nhiễm vi rút HIV mà lại lừa dối người khác

để thực hiện quyền kết hôn thì bị coi là trái pháp luật. Ngoài ra Luật
HN&GĐ 2000 còn qui định các trường hợp cấm kết hôn như cấm kết hôn
giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời,
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi và
con nuôi, bố chồng và nàng dâu, mẹ vợ và con rể, mẹ kế với con riêng của
chồng, bố dượng với con riêng của vợ; cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tín h ... Những qui định này là hạn chế năng lực pháp luật kết hôn của cá
nhân. Bởi khi thực hiện quyền kết hôn trong những trường hợp này sẽ ảnh
hưởng đến các chủ thể trong các mối quan hệ khác, cũng như đi ngược với
phong tục, tập quán và đạo đức truyền thống.

v ề quyền bình đẳng giữa vợ và ch ồn g: Điều 40 - BLDS 2005 qui
định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Như vậy, quyền bình đẳng
của vợ chồng là quyền nhân thân gắn liền với vợ chồng mà không thể
chuyển giao cho người khác. Đây là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ
của hai bên vợ, chồng đối với nhau. Quyền được hưởng sự chung thuỷ của
chồng hoặc vợ đối với mình là một loại quyền nhân thân rất trừu tượng. Do
vậy, khi vợ, chồng nghi ngờ chồng hoặc vợ mình có hành vi không chung
thuỷ thường có những hành vi để người đó phải thực hiện nghĩa vụ chung
thuỷ đối với mình. Tuy nhiên, hành vi đó có thể làm ảnh hưởng đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín, của người đó. Mặc dù, Luật HN&GĐ năm 2000 qui định
“Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm uy tín cho nhau, cấm
vợ, chông có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của nhau” (Điều 20). Hoặc khi vợ, chồng rõ ràng vi phạm nghĩa vụ chuns;


×