Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho Mobifone (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------

HOÀNG MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG CHO MOBIFONE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI-2018


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------

HOÀNG MINH ĐỨC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG CHO MOBIFONE
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 8.48.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

HÀ NỘI-2018



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG MINH ĐỨC


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
rất nhiều những sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với
những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè. Tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duy Phương đã tận tình
hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thầy cho tôi
những lời khuyên, chỉ dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm về
việc thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Quốc tế và đào tạo sau đại học, học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tận tình dạy dỗ và cho tôi những kiến
thức bổ ích trong suốt quá trình hai năm học tập, giúp tôi nâng cao được chuyên
môn, làm nền tảng để tôi có thể hoàn thành khóa luận, cũng như tự tin phát triển
công việc sau này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người

thân đã luôn ở bên, cảm thông, hỗ trợ, giúp đỡ tôi những khó khăn trong công
việc, cuộc sống cũng như trong quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Hoàng Minh Đức


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ............................................................. vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG TẠI
MOBIFONE ................................................................................................................4
1. 1. Công tác đối soát tại Mobifone ....................................................................4
1.1.1. Các loại dịch vụ đang được cung cấp ......................................................4
1.1.2. Công tác đối soát ......................................................................................6
1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ đối soát .................................................................7
1.1.4. Quy trình đối soát hiện đang áp dụng tại Mobifone ................................9
1. 2. Hiện trạng công tác đối soát cước tại Mobifone ........................................20
1.2.1. Quá trình đối soát ...................................................................................20
1.2.2. Quá trình theo dõi tiến độ.......................................................................21
1. 3. Một số tồn tại trong khâu đối soát số liệu dịch vụ .....................................21
1.3.1. Tính thiếu tự động trong thực hiện đối soát số liệu dịch vụ:..................22
1.3.2. Tính không nhất quán trong kiểm soát số liệu dịch vụ: .........................22
1.3.3. Tính không an toàn trong kiểm soát số liệu: ..........................................22
1.3.4. Thiếu tính cạnh tranh .............................................................................23

1. 4. Mục tiêu của báo cáo ..................................................................................23
1. 5. Kết chương ................................................................................................24
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỤNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG ............................................................................................................26
2.1. Công nghệ chữ ký số và áp dụng chữ ký số tại Việt Nam .........................26
2.1.1. Định nghĩa chữ ký số ..............................................................................26
2.1.2. Lợi ích của chữ ký số ..............................................................................27
2.1.3. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................27
2.1.4. Vị trí, vai trò của chữ ký số điện tử ........................................................28
2.1.5. Ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam và trên thế giới .................................29
2.2. Kiến trúc của hệ thống................................................................................29


iv

2.2.1. Xác định mô hình tổng quan triển khai cho MobiFone. .........................29
2.2.2. Mô hình giao tiếp giữa webportal với core ký số. ..................................35
2.2.3. Đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống.......................................................37
2.3. Lựa chọn giải pháp công nghệ ...................................................................37
2.3.1. Ngôn ngữ lập trình..................................................................................37
2.3.2. Công nghệ phát triển WEB .....................................................................40
2.3.3. Cơ sở dữ liệu: .........................................................................................43
2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu.................................................................................47
2.5. Xác thực thông tin đối soát dịch vụ............................................................49
2.6. Kết chương .................................................................................................49
CHƯƠNG 3: XÂY DỤNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG ...................50
3.1. Phân hệ quản trị người dùng. .....................................................................50
3.1.1. Giao tiếp giữa server với USB Tokend ...................................................50
3.1.2. Đăng nhập sử dùng mã PIN USB Token ................................................52
3.1.3. Phân quyền người sử dụng .....................................................................54

3.2. Phân hệ cập nhật số liệu đầu vào................................................................55
3.3. Phân hệ xác thực dịch vụ ............................................................................57
3.3.1. Ký biên bản đối soát ...............................................................................57
3.3.2. Chức năng tự động chuyển người ký ......................................................60
3.3.3. Chức năng hủy ký biên bản ....................................................................61
3.4. Phân hệ theo dõi tiến độ đối soát số liệu ....................................................62
3.5. Quản lý thanh toán dịch vụ tập trung .........................................................63
3.6. Kết quả triển khai thử nghiệm. ...................................................................64
3.7. Kết chương .................................................................................................66
KẾT LUẬN ...............................................................................................................67
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

4th Generation

Công nghệ di động thế hệ thứ 4

Automatic Call Distribution
Application Program Interface
Call Detail Record


Phân phối cuộc gọi tự động
Giao diện mở ứng dụng
Bản ghi chi tiết cước

CA

Certification Authority

Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số

CP

Content Provider

Nhà cung cấp nội dung

Customer relationship
management

Quản lý mối quan hệ với khác hàng
Giao thức truyền file

GPRS
GTGT

File Transfer Protocol
Global System For Mobile
Communication
Gateway Mobile services

Switching Centers
General Packet Radio Service
Value Added

HSM

Hardware Security Module

HTTP

Hypertext Transfer Protocol

HTTPS

Hypertext Transfer Protocol
Secure

4G
ACD
API
CDR

CRM
FTP
GSM
GMSC

IC
IPCC
IN/ICC


Incoming Call
Internet Protocol Contact
Center
Intelligent Network/ Instant
Convergent Charging

INGW

Intelligent Network Gateway

IVR/ACD

Interactive Voice Response/
Automatic Call Distribution

JVM

Java Virtual Machine

Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động
giao tiếp với tổng đài
Dịch vụ dữ liệu di động dạng gói
Giá trị gia tăng
Là thiết bị phần cứng có thể sinh cặp khóa
(khóa bí mật và khóa công khai) và bảo vệ
khóa bí mật đó
Giao thức truyền siêu văn bản
Giao thức kết hợp giữa giao thức HTTP và

giao thức bảo mật SSL cho phép trao đổi
thông tin một cách bảo mật trên Interne
Cuộc gọi đến
Hệ thống hỗ trợ khách hàng dựa trên giao
thức Internet
Hệ thống quản lý tính cước online
Cổng kết cuối với hệ thống quản lý tính cước
thuê bao trả trước online
Là một hệ thống tương tác tự động, cho phép
người sử dụng đầu có thể tương tác với hệ
thống thông qua sử dụng giọng nói và bàn
phím điện thoại hoặc điều khiển từ xa
Máy chủ ảo Java


vi

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

PKI

Public Key Infastructure

Hạ tầng khóa công khai

MSC


Mobile Switching Centre

Trung tâm chuyển mạch di động

RPC

Remote procedure call

Cho phép gọi hàm hoặc thủ tục qua mạng

OG

Outgoing Call

Cuộc gọi đi

OTT

Over-the-top

Ứng dụng OTT cung cấp trên nền tảng
Internet

Short Messaging Service
Centre

Trung tâm dịch vụ nhắn tin ngắn

SMSC

SMPP
SMO
SMT
SMS
SOAP
SP
SSL
TMĐT
TOLL
TANDEM
TGLL

Short Message Peer-to-Peer
protocol
Short Message Outgoing

Giao thức đồng mức bản tin ngắn

Short Message Terminated
Short Message Service
Simple Object Access
Protocol

Bản tin nhận
Dịch vụ tin nhắn ngắn

Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ
Là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền

thông mã hoá giữa máy chủ Web server và
trình duyệt (browser)

Secure Sockets Layer
E-commerce
Toll Exchange
Tandem Exchange
Duration

USB
Token

Universal Serial Bus Token

USSD

Unstructured Supplementary
Service Data

WAP
XML

Wireless Application
Protocol
eXtensible Markup Language

Bản tin nhắn đi

Giao thức truy nhập đơn giản


Thương mại điện tử
Tổng đài chuyển tiếp được dài
Tổng đài chuyển tiếp khu vực
Thời gian liên lạc
Là một thiết bị phần cứng được dùng để tạo
ra cặp khóa công khai và khóa bí mật cũng
như lưu trữ thông tin của khách hàng
Giao thức tương tác tốc độ cao giữa người
dùng (thuê bao di động) và các ứng dụng
thông qua mạng di động GSM
Giao thức ứng dụng không dây
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sơ đồ các đối tác đối soát của MobiFone .............................................................. 6
Hình 1.2. Sơ đồ luồng số liệu thoại đi/đến ............................................................................ 7
Hình 1.3. Sơ đồ luồng số liệu SMS đi/đến ............................................................................ 8
Hình 1.4. Sơ đồ mô tả quy trình đối soát với các đối tác trong nước .................................. 10
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 1 ....................................... 13
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 2 ....................................... 15
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình đối soát số liệu trả lời khách hàng.............................................. 18
Hình 2.1. Các thành phần của một chữ ký số ...................................................................... 26
Hình 2.2. Mô hình ký số sử dụng HSM ............................................................................... 31
Hình 2.3. Mô hình ký số sử dụng USB Tokend .................................................................. 33
Hình 2.4. Mô hình cổng đối soát tập trung MobiFone ........................................................ 35
Hình 2.5. Kết nối SOAP giữa Portal với Core ký ................................................................ 36
Hình 2.6. Vị trí của JSP trong một ứng dụng web ............................................................... 40

Hình 2.7. Kiến trúc JSF ....................................................................................................... 42
Hình 2.8. Các thành phần chính SQL Server ....................................................................... 44
Hình 2.9. Quan hệ dữ liệu giữa các bảng ............................................................................. 47
Hình 3.1. Mô hình giao tiếp giữa server với USB Tokend .................................................. 51
Hình 3.2. Luồng xử lý dữ liệu giữa server và usb tokend.................................................... 52
Hình 3.3. Mô hình đăng nhập 02 lớp ................................................................................... 54
Hình 3.4. Phân quyền chức năng cho user ........................................................................... 55
Hình 3.5. Sơ đồ xử lý dữ liệu đầu vào ................................................................................. 56
Hình 3.6. Quy trình Ký biên bản ......................................................................................... 59
Hình 3.7. Tự động chuyển ký cho user ................................................................................ 60
Hình 3.8. Hủy ký biên bản ................................................................................................... 62
Hình 3.9. Theo dõi tiến độ đối soát...................................................................................... 63
Hình 3.10. Quản lý quá trình thanh toán.............................................................................. 64
Hình 3.11. Giao diện đăng nhập 2 lớp ................................................................................. 64
Hình 3.12. Giao diện biên bản chờ ký ................................................................................. 65
Hình 3.13. Giao diện ký báo cáo ......................................................................................... 65
Hình 3.14. Giao diện báo cáo đã ký ..................................................................................... 66
Hình 3.15. Giao diện hủy ký biên bản ................................................................................. 66


1

MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp viễn thông là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều
quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển. Ở Việt Nam trong những năm
qua ngành công nghiệp viễn thông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và cho
đến nay. Viễn thông Việt Nam đã có thể “sánh vai” với các nước phát triển trên thế
giới cả về công nghệ, tốc độ phát triển, mật độ điện thoại, giá cước, dịch vụ, … và
đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đem lại lợi nhuận lớn
nhất, góp phần gia tăng đáng kể cho ngân sách nước nhà. Một trong những nguồn

doanh thu và lợi nhuận lớn và không ngừng phát triển theo xu thế thời đại đó là kinh
doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông di động, đặc biệt là phát triển dịch
vụ nhờ công nghệ mạng di động 4G - một công nghệ tiên tiến hiện nay với tốc độ
truyền thông tin cao.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, để giữ vững vị thế của mình, các nhà mạng không ngừng đầu tư, nhằm
nâng cao chất lượng mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng và đưa vào khai thác rất
nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới trên nền công nghệ. Từ đó doanh thu từ các dịch
vụ viễn thông truyền thống (thoại, SMS) đang dần chuyển dịch và có xu hướng
giảm bởi các ứng dụng OTT, các dịch vụ giá trị gia tăng và cước data, nhằm đảm
bảo các mục tiêu kinh doanh cũng như duy trì vị thế của mình, xu hướng chung của
các nhà mạng di động là chuyển mình từ nhà mạng viễn thông thuần túy thành các
nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng viễn thông.
Để bắt kịp xu hướng này, ngoài việc tiếp tục phải duy trì và phát triển các
dịch vụ viễn thông cơ bản bằng cách mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng
dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng, có các chính sách cước linh hoạt, các nhà
mạng phải mang đến nhiều hơn nữa những trải nghiệm, những tiện ích cho khách
hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ GTGT trên nền tảng di động của mình. Từ đó,
ngoài những dịch vụ tự triển khai và cung cấp đến khách hàng, các nhà mạng còn
ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với hàng trăm đối tác cung cấp dịch vụ trong và
ngoài nước nhằm mang đến cho khách hàng của của mình nhiều dịch vụ GTGT,


2

tiện ích để đáp ứng cho các nhu cầu trong cuộc sống. Việc này cũng đồng nghĩa với
việc tăng khối lượng công việc đối soát số liệu tại các đơn vị viễn thông. Trong bối
cảnh đó thì việc nâng cao tính chính xác của số liệu, giảm thời gian đối soát và
thanh toán với các đối tác là vấn đề hết sức quan trọng, tuy nhiên khi đang gặp phải
những thách thức sau:

-

Việc đưa vào khai thác hàng loạt dich vụ đã làm tăng mạnh khối lượng công
việc đối soát cước, từ việc chỉ đối soát với vài chục dịch vụ với các doanh
nghiệp viễn thông và các đối tác (tần suất 01 lần/tháng), giờ đây thực hiện
đối soát với gần 600 nhà mạng và đối tác cung cấp dịch vụ nội dung cùng với
các chính sách phân chia doanh thu ngày càng phức tạp và tần suất đối soát
cũng thay đổi (một số dịch vụ từ 02÷03 lần/tháng).

-

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho nghiệp vụ đối soát còn nhiều hạn chế
(như: kết xuất số liệu tổng hợp từ hệ thống ra file Excel biên bản đối soát,
kiểm tra chênh lệch bằng mắt, nếu chênh lệch trong phạm vụ cho phép thì
gửi mail file biên bản cho đối tác in ra ký trước, sau đó đối tác gửi lại cho
doanh nghiệp viễn thông qua được bưu điện).

-

Bên cạnh đó, việc đối soát số liệu hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế như: khó
quản lý tiến độ đối soát, việc luân chuyển biên bản đối soát qua bưu điện làm
phát sinh thêm chi phí, kéo dài thời gian đối soát (thường từ 25 đến 45 ngày
cho một kỳ đối soát) và tốn nguồn lực cho việc lưu trữ và bảo quản biên bản.
Nhằm tiếp cận với các yêu cầu đối soát các dịch vụ và giải quyết những vấn

đề trên, giải pháp đặt ra là cần phải xây dựng một cổng đối soát cước tập trung.
Việc xây dựng được một cổng đối soát cước tập trung đang trở thành một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng và cấp bách đối với Tổng công ty Viễn thống Mobifone hiện
nay, nó giúp quản lý tốt công tác đối soát, rút ngắn thời gian đối soát, quản lý được
tiến độ đối soát và nhanh chóng có được các biên bản đối soát, từ đó xác định được

doanh thu, cước phải thu, phải trả cho các đối tác, giảm chi phí việc vận chuyển và
chi phí kho lưu trữ hồ sơ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều nhà cung
cấp dịch vụ nội dung ở nhiều nơi trên cả nước, nhiều người ký,...


3

Khi đó Cổng đối soát cước tập trung sẽ là một phần của chìa khoá giúp cho
Mobifone đạt được mục tiêu của mình: Rút ngắn thời gian đối soát và thanh toán
cước dịch vụ, giúp các đối tác yên tâm trong việc cùng đầu tư hợp tác để đưa ra
nhiều dịch vụ mới.
Chính vì các lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp, xây
dựng Cổng đối soát cước tập trung cho MobiFone” để thực hiện trong khuôn khổ
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành khoa học máy tính.
Nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công tác đối soát cước tại của MobiFone
Trong chương này giới thiệu về nghiệp vụ công tác đối soát cước đồng thời
chỉ ra một số tốn tại trong khâu đối soát số liệu dịch vụ hiện nay, từ đó đề ra giải
pháp để khắc phục được những bất cập của mô hình đối soát hiện tại.
Chương 2: Giải pháp công nghệ xây dựng cổng đối soát cước tập trung
Chương này nghiên cứu về công nghệ chữ ký số sáp dụng tại Việt Nam, nêu
ra phân tích về công nghệ hiện nay và nghiên cứu về công nghệ Kiến trúc lựa chọn,
từ đó áp dụng vào việc xây dựng Cổng đối soát cước tập trung phục vụ công tác đối
soát cước trong mạng viễn thông.
Chương 3: Xây dựng Cổng đối soát cước tập trung cho MobiFone
Chương này nêu ra các yêu cầu phải đạt được đối với Cổng đối soát tập
trung, các kiến trúc tổng thể, chi tiết, mô hình chức năng, mô hình kết nối, luồng dữ
liệu, tính năng của hệ thống, thử nghiệm demo chương trình với một số đối tác cung
cấp dịch vụ khi áp dụng tại mạng di động MobiFone.
Kết luận và hướng phát triển

Trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được và chưa đạt được. Từ đó đề
xuất mục tiêu cũng như hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo.


4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG TẠI MOBIFONE
1. 1. Công tác đối soát tại Mobifone
1.1.1. Các loại dịch vụ đang được cung cấp
Bên cạnh các dịch vụ viễn thông cơ bản (thoại và tin nhắn), nhà mạng
MobiFone đang cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT)
trong nhiều lĩnh vực như: thanh toán, y tế, giáo dục, giải trí, ẩm thực, thời trang và
các lĩnh vực ưu tiên như nông ngiệp, du lịch,…. Cụ thể:
❖ Các dịch vụ cơ bản
-

Dịch vụ thoại.

-

Dịch vụ tin nhắn text (SMS), Voice SMS, nhắn tin đa phương tiện MMS.

-

Dịch vụ chuyển vùng trong nước và quốc tế (IR)...

❖ Các dịch vụ gia tăng:
Hiện tại ở Mobifone để thuận tiện cho việc triển khai và đối soát số liệu thì
các dịch vụ giá trị gia tăng được chia làm 2 loại chính (2 form), cụ thể như sau:

✓ CP Form 1: Là các dịch vụ GTGT cung cấp thông qua các đầu số viễn thông
ngắn 6xxx, 7xxx, 8xxx và 9xx. Đặc điểm của các dịch vụ này là mỗi đầu số
ngắn chỉ được cấp cho duy nhất 01 đối tác.
✓ CP Form 2: Là các dịch vụ GTGT còn lại. Đặc điểm của các dịch vụ này là
trên 01 đầu số có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, và có nhiều đối tác
cùng triển khai các dịch vụ GTGT trên đầu số đó. Các dịch vụ GTGT form 2
này có mức giá vô cùng linh hoạt. Các dịch vụ GTGT CP Form 2 cung cấp
trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như:
-

Dịch vụ thanh toán: Cổng thanh toán bằng thẻ cào, Google play, …

-

Các dịch vụ về âm nhạc như:
+ Funring sáng tạo

+ Thế giới nhạc

+ Nhạc Của Tui

+ mMusic

+ Imkara

+ Zing, …


5


-

-

-

-

Các dịch vụ Media (Clip, phim, ảnh, …):
+ Văn hóa Phương Đông + YourTV

+ TVPlay

+ An ninh xã hội

+ SCTV Thể thao

+ mFilm

+ Clipgiaitri

+ VTVShowbiz

+ mHDViet, …

Các dịch vụ GTGT về các lĩnh vực ưu tiên phát triển như:
+ Nhà nông xanh

+ 2Learn


+ mFunkid

+ mCare

+ mBook

+ mLearning

+ Bác sỹ của bạn

+ mEnglish

+ …

Các chương trình khuyến mại trúng thưởng:
+ Nhà nông xanh

+ mCare

+ mFunkid

+ mDeal

+ mBook

+ mLearning

+ Bác sỹ của bạn

+ mEnglish


+ mSkill, …

Dịch vụ giải pháp viễn thông
+ EoneSMS

+ eStatus

+ eSchool

+ OneContact

+ Tổng đài di động trả trước

+ …

-

Dịch vụ quảng cáo, Platform M2M: MobileAds, TioKids, MobiTrack, …

-

Và rất nhiều dịch vụ GTGT tiện ích phục vụ cho nhu cầu và trải nghiệm của
khách hàng như:
+ Giảm giá 247

+ Ẩm thực Việt

+ mLaw


+ Xổ số điện toán

+ Bí mật Eva

+ An toàn giao thông

+ Lịch vạn sự

+ Mlady

+ Đấu trường tri thức

+ mSport

+ mWorks

+ mContest, …

❖ Thuê dịch vụ trả lời khách hàng trọn gói
Để chiếm lĩnh thị trường, ngoài việc mang đến cho khác hàng những trải
nghiệm, những lựa chọn phong phú bởi những sản phẩm của mình thì một yếu tố
cũng vô cùng quan trọng đó là công tác chăm sóc khách hàng (CSKH). MobiFone
đã trang bị những hệ thống kỹ thuật tiên tiến để hỗ trợ cho mảng dịch vụ này như hệ
thống hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa trên IP (IPCC), hệ thống quản trị quan hệ
khách hàng CRM (Customer Relationship Management). Cùng với việc đó thì
MobiFone còn thuê những đơn vị cung cấp dịch vụ CSKH chuyên nghiệp như Minh


6


Phúc, Trường Minh, MobiFone Service để thực hiện nghiệp vụ CSKH của
MobiFone. Với việc thuê những đơn vị ngoài thực hiện nghiệp vụ chăm sóc khách
hàng dẫn đến việc hàng tháng MobiFone phải đối soát để xác định số cuộc gọi mà
nhân viên CSKH đã thực hiện để làm căn cứ tính ra số tiền MobiFone phải chi trả
chi trả cho các đối tác này.
1.1.2. Công tác đối soát
Đối soát là nghiệp vụ trong đó nhà mạng sử dụng dữ liệu do các hệ thống của
mình ghi nhận được so sánh với dữ liệu do đối tác ghi nhận được để đảm bảo sự
chênh lệch ghi nhận số liệu dịch vụ, kết nối giữa hai bên nằm trong giới hạn cho
phép. Sau đó căn cứ vào tỷ lệ phân chia doanh thu, đơn giá kết nối để tính ra số tiền
MobiFone phải chi trả cho đối tác, số tiền MobiFone được nhận.
Các nghiệp vụ đối soát của MobiFone được thực hiện trên hệ thống Đối soát
cước. Hệ thống này có chức năng thu thập toàn bộ số liệu để phục vụ cho việc đối
soát giữa MobiFone và các đối tác. Từ dữ liệu mà hệ thống thu thập và tổng hợp
được, căn cứ vào tỷ lệ phân chia, đơn giá cước kết nối, hệ thống sẽ đưa ra số liệu để
chuyên viên đối soát sử dụng làm cơ sở trong việc đối soát với các đối tác của
MobiFone. Các đối tác của Mobifone có thể là các nhà mạng (di động, cố định,
quốc tế), có thể là các đối tác cung cấp các dịch vụ nội dung, các đối tác cung cấp
dịch vụ trả lời khách hàng.

Hình 1.1. Sơ đồ các đối tác đối soát của MobiFone


7

-

Với nhóm đối tác trả lời khách hàng: Hàng tháng MobiFone phải thực hiện
đối soát (03 đối tác-6 công ty kinh doanh khu vực ứng với 18 biên bản đối
soát) để tính chi phí phải chi trả khai đối tác thực hiện công tác trả lời khách

hàng cho MobiFone.

-

Với nhóm đối tác là các doanh nghiệp viễn thông: Hàng tháng MobiFone
phải thực hiện đối soát (18 đối tác với 23 biên bản đối soát) để tính số tiền
MobiFone phải chi trả hoặc số tiền MobiFone được nhận về khi có kết nối
dịch vụ với nhau.

-

Với nhóm đối tác là các nhà cung cấp dịch vụ nội dung: Hàng tháng
MobiFone phải thực hiện đối soát (hơn 180 dịch vụ của 370 đối tác với gần
700 biên bản đối soát) để tính số tiền MobiFone phải chi trả đối tác khi hợp
tác cung cấp các dịch vụ GTGT trên mạng thông tin di động MobiFone.

1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ đối soát


Thoại: Thoại thường, thoại roaming, trả lời khách hàng.



Tin nhắn (SMS): SMS thường, SMS giá trị gia tăng.

a. Nguồn số liệu thoại
-

Sơ đồ mô tả luồng số liệu
Sơ đồ thoại đi:

Kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao

A

MSCA

INA

OG_CALL
OG_CALL_145

ICC_OG_CALL
ICC_OG_CALL_ZERO
ICC_OG_BGM_CALL

GMSCA

GMSCB /Toll

MSCB

..... B

OG_TRANSIT_CALL
UNKNOWN_TRANSIT_CA
LL
UNRATE_TRANSIT_CALL

Sơ đồ thoại đến:


A

MSCA

IC_CALL

GMSCA

GMSCB /Toll

IC_TRANSIT_CALL
CT_VAS_MEG_TRANSIT_CALL
UNKNOWN_TRANSIT_CALL
UNRATE_TRANSIT_CALL

Hình 1.2. Sơ đồ luồng số liệu thoại đi/đến

-

Mô tả:

MSCB

..... B


8




Hướng cuộc gọi đi: Thuê bao A gọi Thuê bao mạng ngoài B:
o

Thuê bao A (Mobifone) gọi ra mạng ngoài đi tới MSCA (gần nhất)

o

Tại MSCA thuộc tính trả trước hay trả sau của thuê bao được kiểm tra.
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là trả sau: MSCA GMSCA GMSCB

GMSCB/TOLLB.
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là trả trước, số thuê bao được gửi tới IN để kiểm

tra tài khoản hợp, nếu tài khoản hợp lệ, cuộc gọi được được thực hiện:
MSCAGMSCA GMSCB  MSCB (tại IN và MSC sinh CDR).
 Hướng cuộc gọi đến: MSCB  GMSCB  GMSCA  MSCA.
 Nguồn số liệu phát sinh (MobiFone ghi được và dùng đối soát với đối tác):
o Cuộc gọi hướng outgoing (OG): Số liệu lấy trên IN/ICC để đối soát.
Cuộc gọi hướng incoming (IC): Số liệu lấy trên nguồn MSC.

o

b. Nguồn số liệu SMS

- Sơ đồ mô tả luồng số liệu
Sơ đồ SMS đi:
Kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao

ICC_OG_SMS_CALL


A

INA

MSCA

SMSCA

OG_SMS_MSC_CALL

OG_SMSC_CALL

..... B

MSCB

Sơ đồ SMS đến:

A

MSCA

SMSCB

MSCB

..... B

IC_SMS_CALL
SMSC_DATA


Hình 1.3. Sơ đồ luồng số liệu SMS đi/đến

-

Mô tả:

 Hướng tin nhắn đi: Thuê bao A gửi tin nhắn cho thuê bao mạng ngoài B:
o Thuê bao A (Mobifone) gửi tin nhắn, được đẩy tới MSCA (gần nhất)
o Tin nhắn sẽ được định tuyến tới SMSCA


9

o Tại SMSCA thuộc tính trả trước hay trả sau của thuê bao được kiểm tra.
✓ Nếu thuê bao chủ gửi tin nhắn là thuê bao trả sau, tin nhắn sẽ được

định tuyến tới MSCB và gửi tới thuê bao B.
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là thuê bao trả trước, số thuê bao được gửi tới

IN để kiểm tra nếu tài khoản hợp lệ, tin nhắn được định tuyến tới
MSCB và gửi tới thuê bao B.
 Hướng tin nhắn đến: B  MSCB  SMSCB  MSCA  A
 Nguồn số liệu phục vụ cho đối soát (sử dụng để đối soát với đối tác).
o SMS hướng: Lấy từ nguồn SMSC trên hệ thống CDR file tập trung.
o SMS hướng đến: Lấy trên MSC thông qua hệ thống CDR file tập trung.
1.1.4. Quy trình đối soát hiện đang áp dụng tại Mobifone
A. Quy trình đối soát cước kết nối
a. Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đối soát cước kết nối
- Tổng lưu lượng xuất phát: Là tổng thời gian của các cuộc gọi kết nối thành

công/ tổng số bản tin thành công được ghi tại hệ thống của bên xuất phát.
- Tổng lưu lượng kết cuối: Là tổng thời gian của các cuộc gọi kết nối thành
công/ tổng số bản tin thành công được ghi tại hệ thống của bên kết cuối.
- Công thức tính tỷ lệ chênh lệch đối soát:
(Tổng lưu lượng xuất phát - Tổng lưu lượng kết cuối)
Tỷ lệ chênh
=
x 100%
lệch đối soát
Tổng lưu lượng xuất phát
- Cuộc gọi kết nối thành công: Là cuộc gọi đã được kết nối thành công giữa

các tổng đài kết nối GMSC của MOBIFONE và tổng đài kết nối của đối tác.
- Bản tin SMS liên mạng thành công: Là bản tin đã đến được thuê bao mạng

đích với số liệu gốc làm căn cứ đối soát là CDR bản tin chiều đi (MO) lấy trên
SMSC, CDR bản tin chiều về (MT) lấy tại MSC.
b. Quy trình đối soát
❖ Đối soát với các đối tác trong nước


10

Hình 1.4. Sơ đồ mô tả quy trình đối soát với các đối tác trong nước
-

Bước 1: Số liệu tổng hợp
Hai Bên thực hiện trao đổi số liệu tổng hợp của tháng trước liền kề
(tháng n-1). qua email trước ngày 05 hàng tháng tiếp theo (tháng n).


-

Bước 2: Hai bên kiểm tra tỉ lệ lệch số liệu theo công thức:
o Tỷ lệ chênh lệch đối soát: được tính toán theo công thức sau:

Tỷ lệ chênh (Tổng lưu lượng xuất phát - Tổng lưu lượng kết cuối)
=
x 100%
lệch đối soát
Tổng lưu lượng xuất phát
o Khi Tỷ lệ chênh lệch ≤ Tỷ lệ chênh lệch cho phép, tiến hành bước 7.
o Khi Tỷ lệ chênh lệch > Tỷ lệ chênh lệch cho phép, tiến hành bước 3.


11

-

Bước 3: Đối soát chi tiết, tiến hành tìm nguyên nhân.
o Nếu biết nguyên nhân chênh lệch tiến hành bước 5
o Nếu nguyên nhân chưa được xác định đến thời hạn cho phép (thường là
ngày 25 hàng tháng) tiến hành bước 4.

-

Bước 4: Hai bên kí biên bản tạm tính, và tiếp tục tiến hành tìm nguyên nhân
trong giới hạn thời gian cho phép (60 ngày,…). Nếu nguyên nhân được tìm
ra, tiến hành tính lại phần thanh toán bù trừ và thực hiện bước 6

-


Bước 5: Báo cáo các cấp có thẩm quyền.

-

Bước 6: Thống nhất biện pháp giải quyết.

-

Bước 7: Hai bên kí biên bản (chính thức).
o Tỷ lệ chênh lệch đối soát ≤ Tỷ lệ chênh lệch cho phép và không có biến
đột bất thường về sản lượng phát sinh.
o Hoặc:
▪ Trường hợp đã thanh toán cước dịch vụ theo số liệu tạm thời, hai
bên có trách nhiệm hoàn thành đối soát (trong vòng 40 ngày).
▪ Quá thời hạn nêu trên nếu hai bên không ký được biên bản xác
nhận số liệu, thì hai bên sẽ báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để
quyết định số chính thức.

-

Bước 8: Kết thúc.

B. Quy trình đối soát các dịch vụ GTGT
Hiện nay, việc đối soát các dịch vụ GTGT tại Trung tâm TC&TK
Mobifone gồm 2 mô hình sau:
-

Mô hình 1: Các dịch vụ đối tác công nhận số liệu của Mobifone.


-

Mô hình 2: Các dịch vụ cả Mobifone và đối tác cùng ghi nhận được số liệu.

a. Các khái niệm và thuật ngữ dùng trong đối soát các dịch vụ GTGT
-

Bản tin MO: Là bản tin do thuê bao mạng MobiFone gửi đến đầu số dịch vụ
hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ của Đối tác.


12

-

Bản tin MT: Là bản tin phản hồi do Đối tác gửi cho thuê bao MobiFone theo
yêu cầu của thuê bao.

-

Bản ghi CDR: Là dữ liệu cước chi tiết của bản tin dịch vụ nội dung mà Đối
tác đã phục vụ khách hàng là thuê bao mạng MobiFone

-

Doanh thu thực hiện phân chia: là doanh thu cước khách hàng sau khi trừ
doanh thu không thu được cước, doanh thu phát sinh do lỗi,....

-


Số liệu đối soát: Là số liệu phát sinh trên hệ thống của MOBIFONE gồm:
 Kỳ đối soát;
 Sản lượng bản tin MO, MT, CDR của dịch vụ GTGT cần đối soát theo
từng phương thức cung cấp dịch vụ và mức cước phân chia doanh thu;
 Doanh thu thực hiện phân chia; Doanh thu phân chia MOBIFONE/CP
được hưởng;
 Tỷ lệ khuyến khích, cộng thêm, giảm trừ, điều chỉnh (nếu có)

-

Số liệu phát sinh: Là sản lượng dịch vụ phát sinh được ghi tại hệ thống
SMSC/INGW/SMPP/Charging Proxy v.v. của MOBIFONE.

-

Số liệu đối chiếu: Là sản lượng dịch vụ ghi tại hệ thống dịch vụ của Đối tác.

-

Đối soát chi tiết: Là đối soát theo từng bản ghi chi tiết bản tin dịch vụ của số
liệu đối soát với số liệu đối chiếu.

-

Số liệu đối soát chi tiết: Là số liệu được lấy từ file số liệu gốc của
MOBIFONE và của Đối tác, bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu được hai
Bên thống nhất, ví dụ như:
 Số liệu tổng hợp theo ngày, theo từng phương thức truy nhập dịch vụ;
 Số liệu chi tiết từng giao dịch trong tháng.


-

Tỷ lệ chênh lệch số liệu: X |

(X  Y)
* 100 % |
X

X : Tỷ lệ chênh lệch số liệu; X: Số liệu phát sinh, Y:
-

Số liệu đối chiếu

Tỷ lệ chênh lệch số liệu cho phép: ≤ 1% hoặc cụ thể tại mỗi hợp đồng.


13

-

Kỳ phát sinh cước: là tháng dương lịch mà bản tin/cuộc gọi phát sinh.

-

Kỳ đối soát cước: là tháng dương lịch tiếp theo kỳ phát sinh cước.

b. Đối soát Mô hình 1

Hình 1.5. Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 1


-

Bước 1: Trước ngày 12 của kỳ đối soát cước, sau khi khóa sổ số liệu xong,
Phòng ĐSTK thực hiện kiểm tra số liệu có đột biến bất thường tại ngày nào
trong tháng không ?


14

-

Bước 2: Trước ngày 16 của kỳ đối soát cước, P.ĐSTK thực hiện lấy số liệu
trên hệ thống báo cáo đối soát, tiến hành lập BBĐS và gửi email cho đối tác.

-

Bước 3: Đối tác kiểm tra số liệu trên BBĐS do Phòng ĐSTK gửi, nếu chấp
nhận số liệu thì chuyển qua bước 4, nếu không chấp nhận số liệu gửi phản
hồi lại cho Phòng ĐSTK (quay lại bước 1).

-

Bước 4: Trước ngày 21 của kỳ đối soát cước, Đối tác in, ký, đóng dấu
BBĐS, sau đó gửi BBĐS cho P.ĐSTK.

-

Bước 5: Chuyên viên đối soát kiểm tra và trình ký LĐP ĐSTK, LĐTT.

-


Bước 6: Sau khi LĐTT ký xong, Văn thư Trung tâm (P.TCHC) sẽ thực hiện
đóng dấu vào BBĐS và chuyển lại cho Phòng ĐSTK.

-

Bước 7: Phòng ĐSTK nhận lại BBĐS, lập biên bản bàn giao để chuyển cho
Trung tâm MVAS.

c. Đối soát Mô hình 2


15

Hình 1.6. Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 2


16

-

Bước 1: Trước ngày 8 của kỳ đối soát, Đối tác gửi email số liệu tổng hợp.

-

Bước 2: Trước ngày 12 của kỳ đối soát cước, sau khi Phòng ĐSTK khóa sổ
số liệu xong, thực hiện kiểm tra số liệu tổng hợp đủ so với tháng?, có đột
biến bất thường tại ngày nào trong tháng không?

-


Bước 3: Trước ngày 16 của kỳ đối soát cước, chuyên viên P.ĐSTK thực hiện
lập BBĐS bao gồm cả số liệu của Mobifone và số liệu của đối tác, tính toán
tỷ lệ chênh lệch số liệu giữa 2 bên và gửi BBĐS cho đối tác qua email.

-

Bước 4: Đối tác và chuyên viên P.ĐSTK kiểm tra tỷ lệ chênh lệch thực tế so
với tỷ lệ chênh lệch cho phép theo quy định. Nếu tỷ lệ chênh lệch thực tế
nằm trong phạm vi cho phép chuyển qua bước 7, nếu tỷ lệ chênh lệch quá
phạm vi cho phép hoặc có bất thường thì thực hiện chuyển qua bước 5.

-

Bước 5: Hai bên tiến hành kiểm tra số liệu theo nguyên tắc:
o

Bên có số liệu nhỏ hơn: Kiểm tra và xử lý số liệu để loại bỏ các nguyên
nhân tổng hợp thiếu, …

o

Bên có số liệu lớn hơn: Kiểm tra và xử lý số liệu để loại bỏ các nguyên
nhân ghi trùng/chờm, hoặc chưa loại bỏ hết những trường hợp không
được đưa vào tính sản lượng theo quy định

o Sau khi loại bỏ các nguyên nhân trên, nếu tỷ lệ chênh lệch > tỷ lệ chênh
lệch cho phép thì hai bên tiến hành đối soát chi tiết: Đối soát số liệu
tổng hợp theo ngày, dối soát chi tiết ngày có chênh lệch lớn nhất.
o


Sau khi đối soát chi tiết, nếu xác định được nguyên nhân thì chuyển qua
bước 6, nếu quá thời gian quy định thì sẽ tiến hành đàm phán để thống
nhất phương án xử lý, sau khi thống nhất sẽ chuyển đến bước 6.

-

Bước 6: Bên có số liệu sai sẽ tiến hành cập nhật số liệu mới, chuyên viên đối
soát (P.ĐSTK) sẽ tiến hành lập lại BBĐS và gửi cho đối tác qua email.

-

Bước 7: Trước ngày 21 của kỳ đối soát cước hoặc sau ngày 2 bên tiến hành
cập nhật số liệu mới sau khi đối soát chi tiết, Đối tác in, ký, đóng dấu BBĐS,
sau đó gửi BBĐS cho chuyên viên phụ trách đối soát của tổ Đối soát.

-

Bước 8: Chuyên viên đối soát kiểm tra và trình ký LĐP ĐSTK, LĐTT.


×