Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
----------------------------------

LẠI HUY CƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2019


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
----------------------------------

LẠI HUY CƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH

CHUYÊN NGÀNH :
MÃ SỐ:

QUẢN TRỊ KINH DOANH
8.34.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Theo định hướng ứng dụng)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ĐỨC LAI

HÀ NỘI – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này của tôi là sản phẩm nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi. Mọi chi tiết và số liệu trong nghiên cứu của tôi là tuyệt đối
trung thực và có trích nguồn cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn
mới và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, dưới sự
hướng dẫn của T.S Trần Đức Lai.
Hà Nội, ngày ……tháng…….năm 2019
Tác giả luận văn

Lại Huy Cường


ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Học Viện Công Nghệ Bưu Chính
Viễn Thông đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Trên hết, tôi chân thành cảm
ơn T.S Trần Đức Lai đã dành thời gian hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc và Cán bộ Công nhân
viên thuộc Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh đã góp một phần không nhỏ trong

quá trình tôi thực hiện nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty.
Những chia sẻ và thông tin các đồng nghiệp cung cấp là tài liệu hết sức quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn này.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................8
1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ...................................8
1.1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh ..................................8
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh.................................................................9
1.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh ......................................................10
1.1.4. Vai trò và nội dung của chiến lược kinh doanh .......................................12
1.2. Quản trị chiến lược .........................................................................................13
1.2.1. Khái niệm về quản trị chiến lược.............................................................13
1.2.2. Các giai đoạn của quản trị chiến lược................luật hiện hành
là nhu cầu cấp thiết của công ty. Do đó, trong thời gian tới, Nhựa Bình Minh cần
triển khai nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp Oracle E-Business Suite Release


69


12 và triển khai hệ thống báo cáo thông minh phục vụ lãnh đạo Oracle Business
Intelligence Application (BI).
3.2.6. Giải pháp về kinh tế - tài chính
Quản lý tài chính
Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn vốn và quản lý nguồn
vốn một cách hiệu quả, khoa học, mang lại hiệu quả cao. Kiểm soát các nguồn chi
phí đầu vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận
lợi trong cạnh tranh.
Tuy nhiên, hiện nay, ngành nhựa vẫn gặp nhiều khó khăn như phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chi phí đầu vào liên tục gia tăng, sự cạnh tranh của
các sản phẩm ngoại nhập về mẫu mã, chất lượng dẫn đến nhu cầu về đầu tư, cải tiến
công nghệ, dây chuyền sản xuất… Từ thực tế đó, có thể thấy, nhu cầu về vốn của
các doanh nghiệp là rất lớn.
Quản lý các khoản nợ phải thu: Xây dựng các quy trình thủ tục hồ sơ để hạn chế
những sai sót trong quá trình lập hồ sơ thanh quyết toán công trình. Đào tạo đội ngũ
cán bộ đảm nhận công tác thanh quyết toán có trình độ chuyên môn cao, am hiểu pháp
luật, kỹ năng giao tiếp tốt để đại diện cho công ty làm việc trực tiếp với chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, việc quản lí rủi ro nợ là một vấn đề rất quan trọng. Rủi ro nợ là
một yếu tố phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tài chính của khách hàng nhưng luôn
tiềm ẩn rủi ro lớn cho công ty. Do đó, cần có biện pháp quản trị thật tốt. Chính sách
thế chấp tài sản và xác định hạn mức nợ trên giá trị tài sản thế chấp của khách hàng
là một biện pháp hạn chế rủi ro nợ khá hiệu quả. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh
khốc liệt đòi hỏi sự linh hoạt trong chính sách nợ để bán được hàng hóa và đủ sức
cạnh tranh với các đối thủ thì mối nguy về tình trạng nợ kéo dài và khó thu hồi luôn
là một rủi ro lớn và được xác định phải ưu tiên kiểm soát trong quản trị công ty.
Quản lý hàng tồn kho: Xây dựng hệ thống thu mua và điều phối vật liệu tập trung
để nâng cao khả năng kiểm soát chi phí đầu vào và phân phối hiêụ quả, nâng cao
năng lực đàm phán với nhà cung cấp để đạt được giá mua ưu đãi.
Quản lý các khoản phải trả: Xây dựng mối quan hệ chiến lược với các nhà cung



70

cấp lớn, có năng lực tài chính và giá cả cạnh tranh để hợp tác lâu dài. Xây dựng hệ
thống báo giá cạnh tranh cung ứng vật tư để có giá mua cạnh tranh, giảm chi phí,
tránh được rủi ro về trượt giá và giảm áp lực về vốn thi công.
Quản lý dòng tiền: Kế hoạch vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD và
đầu tư phù hợp với quy mô phát triển của công ty, dựa trên nguyên tắt: cân đối dòng
tiền, ổn định tài chính và tối ưu chi phí sử dụng vốn. Cải thiện công tác quản lý hoạt
động sản xuất, nghiệm thu và thu hồi vốn để đảm bảo dòng tiền xoay vòng nhanh,
không bị ứ đọng, giảm rủi ro hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Huy động tài chính
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại, sẽ
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn. Công ty cần tạo cho
mình có những mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn vốn mạnh để có thể huy
động kịp thời nguồn vốn khi có những đơn hàng lớn hay mở rộng sản xuất.
Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều ngân hàng thấy được nhu cầu của cách doanh nghiệp
ngành nhựa. Họ đưa ra những gói sản phẩm tài chính trọn gói có thể đáp ứng
được nhu cầu vốn lưu động và các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất, thương mại trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và nguyên liệu
nhựa. Đó là những gói dịch vụ tài chính được thiết kế chuyên biệt, tài trợ cho doanh
nghiệp ngành nhựa thực sự cạnh tranh trên thị trường với nhiều đặc thù riêng biệt,
phù hợp và ưu đãi hấp dẫn. Một ví dụ điển hình là gói dịch vụ tài chính từ
Techcombank. Tham gia gói sản phẩm này, doanh nghiệp được thế chấp 100% tài
sản đảm bảo là hạt nhựa; được đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp với giá
trị tài trợ lên đến 100% giá trị định giá bất động sản và đặc biệt là doanh nghiệp
được quyền chủ động lựa chọn lãi suất.
Ngoài ra, Techcombank còn đưa ra nhiều chính sách linh hoạt và ưu đãi hấp dẫn
khác để đảm bảo kịp thời cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp như linh hoạt về

tài sản đảm bảo (bao gồm hạt nhựa, bất động sản, quyền đòi nợ..); tỷ lệ chiết khấu
bộ chứng từ xuất khẩu lên đến 98%; Giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích dòng tiền
với tỷ lệ ký quỹ mở L/C chỉ từ 3%; Ưu đãi hơn với mức giảm phí quản lý tiền tệ lên


71

đến 50%; Giao dịch càng nhiều, ưu đãi dành cho doanh nghiệp càng cao; Hồ sơ
chứng từ giải ngân đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, công ty có thể tiếp tục huy động nguồn vốn để bổ sung cho nguồn tài
sản của công ty từ các công ty lớn và tiếp huy huy động nguồn vốn từ cán bộ công
nhân viên của công ty.

3.2.7. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV
a. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiện đại
DN cần xây dựng giá trị cốt lõi của DN như khát vọng, ý chí, tinh thần, triết
lý kinh doanh, chuẩn mực, đề cao những nét văn hóa tốt đẹp của DN như sự tận tụy,
đoàn kết, tinh thần đồng đội, phát huy được nét văn hóa đặc sắc của một đội ngũ trẻ
trung tinh nhuệ: linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, cải biến những hệ quả của những nét
văn hóa này bằng cách xây dựng và thực hiện các cơ chế để khuyến khích khả năng
suy nghĩ độc lập, sự sáng tạo và vai trò cá nhân.
Từ đó, hoàn thiện nét văn hóa của công ty dựa vào các trụ cột chính là tính
kỷ luật, thái độ ứng xử và cơ chế quản trị. Tích cực truyền đạt, làm cho giá trị đó
thấm nhuần vào công việc hằng ngày của mỗi nhân viên, biến chúng thành thói
quen trong ứng xử hàng ngày.
b. Các đề xuất, kiến nghị
Về phía Nhà nước
Kiến nghị Nhà nước có các biện pháp vĩ mô tránh tăng giá tiền đồng, có cơ
quan cảnh báo để đưa ra những dự báo cho doanh nghiệp trước những biến động
bất lợi từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, kiến nghị các cơ quan quản lý khác như Bộ Công Thương,
Tổng cục Hải quan và Cục quản lý thị trường cần quyết liệt hơn trong việc xử lý,
ngăn chặn và chấm dứt các đơn vị có hành vi chuyển tải bất hợp pháp các sản phẩm
nhựa, đừng vì lợi ích cục bộ mà làm giảm uy tín các công ty nhựa ở Việt Nam.
Hơn nữa, các cơ quan này cũng nên đơn giản hóa các thủ thủ tục hành chính
để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp


72

Cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nhân lực,
xây dựng một đội ngũ quản lý mạnh để quản lý thành công thương hiệu BMP.
Công ty cần đẩy mạnh các công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sang các
thị trường tiềm năng khác để mở rộng thị phần như khối Asean, EU, Mỹ...
Tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng,... ảnh hưởng rất lớn đến việc kết quả thực
hiện CLKD, công ty cần kiểm tra việc dự báo để thực hiện CLKD đạt hiệu quả cao.


73

KẾT LUẬN
Quản trị chiến lược kinh doanh tuy là một đề tài được quan tâm nhiều nhưng
hiện nay có không ít doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc xây dựng
chiến lược kinh doanh do sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn, tinh vi
hơn khi cơ chế thị trường được hoàn thiện. Trong khuôn khổ luận văn với đề tài
“Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa
Bình Minh” tác giả đã bám sát vào mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu để tìm và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho Nhựa Bình
Minh. Chiến lược nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một các

hiệu quả nhất.
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chiến lược
kinh doanh và ứng dụng quản trị chiến lược kinh doanh vào doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã tập trung nghiên cứu môi trường vĩ mô, vi mô,
môi trường nội bộ, môi trường ngành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tất cả các yếu
tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, những ưu nhược điểm, điểm mạnh yếu,
các lợi thế cạnh tranh của công ty, tác giả đã tìm và lựa chọn được chiến lược kinh
doanh phù hợp. Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược kinh
doanh được lựa chọn bằng các giải pháp cụ thể, dễ thực hiện và phù hợp nhất với
năng lực của công ty trong giai đoạn 2017-2025.
Bước vào giai đoạn 2017-2025 với nhiều cơ hội mới, triển vọng mới, Nhựa
Bình Minh tiếp tục đẩy nhanh quá trình đầu tư nhà xưởng, thiết bị, hoàn thiện các
thể chế nội bộ nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả
kinh doanh và tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường. Đồng thời nỗ lực đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, gia tăng niềm tin bền
vững của khách hàng, hướng tới bồi đắp và nâng thương hiệu Nhựa Bình Minh lên
một tầm cao mới, nhằm ghi dấu ấn cho chặng đường 40 năm hình thành và phát
triển của một Thương hiệu Quốc gia.


74

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Alfred D. Chandler và W.Chan Kim, 2008. Chiến luợc kinh doanh hiệu quả,
Hà Nội: NXB Tri Thức.
[2]. C.K.Prahalad. Tương lai của cạnh tranh: Đồng tạo ra giá trị duy nhất với
khách hàng. Dịch từ tiếng Anh, 2015. Hà nội: NXB Khoa Học Xã Hội.
[3]. Đoàn Thanh Lâm, 2012. Xây dựng chiến lược công ty cổ phần Nhựa Đà
Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Đà Nẵng.

[4]. Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược, TP Hồ Chí Minh:
NXB Thống Kê.
[5]. Hoàng Văn Hải (chủ biên), 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
[6]. Hoàng Văn Hải (chủ biên), 2012. Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong
hội nhập. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Maritime Securities, 2016. Báo cáo phân tích: Công ty cổ phần Nhựa Bình
Minh. Hà Nội.
[8]. Michael E. Porter, 2009. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Hà Nội: NXB
Trẻ.
[9]. Michael E. Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Hà Nội: NXB
Trẻ.
[10]. Nhựa Bình Minh, 2015. Báo cáo thường niên năm 2014 Nhựa Bình Minh.
[11]. Nhựa Bình Minh, 2016. Báo cáo thường niên năm 2015 Nhựa Bình Minh.
[12]. Nhựa Bình Minh, 2017. Báo cáo thường niên năm 2016 Nhựa Bình Minh.
[13]. Nguyễn Đức Thành và Phạm Văn Đại, 2016. Báo cáo thường niên kinh tế
Việt Nam 2016: Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng. Hà Nội.
[14]. Nguyễn Hồng Tiến, 2010. Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong giai đoạn 2010 – 2015. Luận văn
thạc sĩ. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.


75

[15]. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
[16]. Vietcombank Securities, 2016. Báo cáo ngành Nhựa Việt Nam. Hà Nội.

Tài liệu Internet
[17]. Ngân hàng nhà nước, 2015. Những kết quả nổi bật về điều hành tỷ giá giai

đoạn2011-2015.
< />?centerWidth=80%25&dDocName=SBVWEBAPP01SBV077719&leftWidth=2
0%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstat
e=ji2t93bjd_9&_afrLoop=1064787665467000#%40%3F_afrLoop%3D1064787
665467000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVWEBAPP0
1SBV077719%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26sho
wFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3D4rdsa0y3c_4>. [Ngày truy cập 6 tháng 8 năm 2017].
[18]. Ngân hàng nhà nước, 2016. Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá.
< />?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SB
VWEBAPP01SBV078596&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrL
oop=1066144496646000#%40%3F_afrLoop%3D1066144496646000%26ce
nterWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVWEBAPP01SBV078596
%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%
3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D4rdsa0y3c_313>.
[Ngày truy cập: 11 tháng 8 năm 2017].
[19]. Hiệp hội nhựa, 2016. Tổng quan ngành nhựa Việt Nam.
< thieu/tong-quan-nganh.html>. [Ngày truy cập: 14
tháng 9 năm 2017].
[20]. Tổng cục thống kê, 2016. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015.


76

< />
[Ngày

truy cập: 9 tháng 9 năm 2017].
[21]. Tổng cục thống kê, 2016. Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2016.
< />ày truy cập: 9 tháng 9 năm 2017].




×