Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc tày tại xã hà lang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.08 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

BÙI THỊ NGÂN

TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG SỬ DỤNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY TẠI
XÃ HÀ LANG, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

BÙI THỊ NGÂN

TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG SỬ DỤNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY TẠI
XÃ HÀ LANG, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K46 LN
: Lâm nghiệp
: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2018


3


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp "Tri thức bản địa trong sử
dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc
Tày tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” là công trình
nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Hồ Ngọc Sơn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã
được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có
sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật
của khoa
và nhà trường đề ra.
Thái Nguyên, ngày..…tháng…..năm 2018
Xác nhận GV hướng dẫn

TS. HỒ NGỌC SƠN

Người viết cam đoan

BÙI THỊ NGÂN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN
BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
của
Hội đồng chấm khóa luận tốt
nghiệp!



4

i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất
trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Tri thức bản địa trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây
thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và
hướng dẫn chúng em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc
Sơn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo UBND xã Hà Lang, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cùng người dân trong xã Hà Lang, huyện
Chiêm Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập để hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Ngân



3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng điều tra ........................................... 22
Bảng 4.1: Các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Tày khai thác sử dụng
làm thuốc......................................................................................... 23
Bảng 4.2: Cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất............ 36
Bảng 4.3: Các bài thuốc của cộng đồng Dân tộc Tày tại xã Hà Lang ............ 39
Bảng 4.4: Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hà Lang ...
47
Bảng 4.5: So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà
Lang...48
Bảng 4.6: So sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà
Lang....49


4

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bộ phận thu hái các loài cây thuốc ................................................. 37
Hình 4.2. Kinh nghiệm sử dụng các loại thuốc............................................... 38
Hình 4.3. Phương pháp khai thác các loài cây thuốc ...................................... 39


vi
5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
T


CR
Tr
ED
u
En
gC

K
h
N
g
S
ác
Tr
ư
T
ài

y
T

Q
u


vi
6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................
iii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................
iv

DANH

MỤC

CÁC

TẮT.................................................

TỪ,
v

CỤM

TỪ

MỤC

VIẾT
LỤC

........................................................................................................ vi Phần 1.
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và mục tiêu ................................................................................. 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nuớc ........................................ 5
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................ 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 14
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 14
2.3.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 14
2.3.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 14
2.3.4. Địa chất , thổ nhưỡng ............................................................................ 15
2.3.5. Tài nguyên rừng .................................................................................... 15
2.3.6. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội .................................................... 15


viii
vii

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 18
3.4.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 18

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 18
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 20
3.4.5. So sánh sự khác biệt giữa 2 dân tộc Dao và Tày .................................. 20
3.4.6. Phương pháp nghiên cứu thực vật học.................................................. 21
3.4.7. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Các loài cây được dân tộc Tày khai thác sử dụng và phát triển để làm
thuốc tại xã Hà Lang ....................................................................................... 23
4.1.1. Danh mục các loài thực vật được người dân khai thác và sử dụng ...... 23
4.1.2. Một số loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ở cộng
đồng Dân tộc Tày ............................................................................................ 36
4.2. Tri thức bản địa trong khai thác sử dụng các loài cây thuốc ................... 37
4.2.1. Tri thức bản địa trong việc thu hái các loài cây thuốc .......................... 37
4.2.2. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài cây thuốc ....................... 37
4.2.3. Phương pháp khai thác các loài cây thuốc ............................................ 38
4.2.4. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian ................. 39
4.3. Các loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn ........................................... 47
4.4. So sánh cây thuốc và bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà
Lang................................................................................................................. 48
4.4.1. So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang 48


viii
vii

4.4.2. So sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang48
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, bài
thuốc của cộng đồng dân tộc Tày.................................................................... 49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51

5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 52
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC


12


22

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á nóng và ẩm, Việt
Nam có nền khí hậu đa dạng, thay đổi từ điều kiện nhiệt đới khó điển hình ở
những vùng thấp phía nam đến khí hậu mang tính chất á nhiệt đới núi cao ở
các tỉnh phía Bắc và các vùng núi cao trên 1000m. Những đặc điểm của điều
kiện tự nhiên ấy đã tạo nên ở Việt Nam tính đa dạng sinh học rất cao với
nguồn tài nguyên động, thực vật vô cùng phong phú.
Riêng về hệ thực vật, theo ước tính của nhà khoa học trong nước Việt
Nam có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao có mạch, 600 loài nấm, 800 loài
rêu và hàng trăm loài tảo lớn. Trong số này, mới có 10.500 loài được mô tả
(1996) riêng nhóm thực vật bậc cao có mạch đã có tới 10.073 loài thuộc 2.835
chi, 385 họ. Thống kê về các nhóm cây cho biết có 749 loài cho gỗ và củi, 40
loài tre nứa, 40 loài song mây, 600 loài có tannin, 260 loài cho dầu béo, 160
loài cho tinh dầu, 70 loài cho nhựa thơm và vài trăm loài khác là nhóm cây
lương thực, thực phẩm. Riêng cây thuốc, theo kết quả 20 năm điều tra của
viện Dược liệu công bố năm 1985, ở Việt Nam có 1.863 loài phân bố trong
1.033 chi, 236 họ của 11 ngành thực vật. Con số này đến nay đã được Viện

Dược liệu bổ sung lên hơn 2.000 loài. Võ Văn Chi (1997) đã tập hợp trong bộ
từ điển cây thuốc của mình tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được
dùng làm thuốc ở Việt Nam.
Như vậy, mặc dù thống kê chưa đầy đủ, song cũng có cơ sở để khẳng
đình rằng cây làm thuốc chiếm tỉ lệ rất cao so với các nhóm cây có ích khác
trong nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam. Tính phong phú này còn thể
hiện rõ nét ở sự phân bố rộng rãi của cây thuốc. Cây làm thuốc chính là những
loài cây cỏ thường thấy trong vườn nhà, quanh nơi ở cũng nhưng trên các


quần thể thực vật hoang dã ở đồi núi, đồng cỏ và đặc biệt trong các quần thể
rừng từ ngàn xưa, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết sử dụng nguồn cây
cỏ có sẵn để làm thuốc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sực khỏe. Trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nền y học dân tộc đã hình thành và
phát triển thành một nên y học thành văn với kinh nghiệm dùng cây thuốc
trong nhân dân ngày càng phong phú.
Ngày nay, trên thế giới đang có xu thế quan tâm trở lại với việc dùng các
thuốc từ thảo mộc và hợp chất thiên nhiên để phòng chữa bệnh. Ở Việt Nam,
những năm gần đây, nhu cầu dùng thuốc cổ truyền, thuốc từ thảo mộc cũng
ngày càng tăng. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác và phát triển nguồn
dược liệu trong nước là việc làm cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã
Hà Lang - huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang, trong đó có dân tộc Tày họ
có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong
việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến
thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc
Tày. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên nghiên cứu "Tri thức bản địa
trong sử dụng, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng
dân tộc Tày tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang" là rất
cần thiết.
1.2. Mục đích và mục tiêu

1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu, đánh giá, hệ thống lại kiến thức bản địa trong khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hà Lang, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang liên quan đến việc nghiên cứu và bảo tồn tài
nguyên Lâm sản ngoài gỗ. Từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy hệ thống kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng cây thuốc
của cộng đồng dân tộc Tày một cách bền vững và hiệu quả.


1.2.2. Mục tiêu
- Xác định danh mục các loài cây thuốc cộng đồng khai thác và sử dụng.
- Xác định được phương thức khai thác, bộ phận sử dụng để làm thuốc
của các loài cây tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định được các loài cây thuốc tiêu biểu được người dân sử dụng và
đặc điểm của chúng.
- Xác định được các bài thuốc được dân tộc Tày sử dụng tại xã Hà Lang,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- So sánh sự khác biệt về tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc, bài
thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
- Đề xuất được một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những hệ thống
kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng
dân tộc Tày ở xã Hà Lang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần vào việc quản lí tài nguyên rừng bền vững.
- Phát hiện, bảo tồn và phát triển tiềm năng của thực vật rừng được cộng
đồng dân tộc Tày khai thác và sử dụng làm thuốc.
- Duy trì và phát huy hệ thống kiến thức bản địa về cây thuốc của cộng
đồng dân tộc Tày.


4

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự
nhiên xung quanh con người. Tri thức được tích lũy từ những kinh nghiệm
của quá trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của con
người, trải qua thời gian dài lịch sử, tri thức được tồn tại và phát triển qua sự
trải nghiệm của nhân dân lao động. Vậy tri thức bản địa là gì? Tri thức bản
địa là những nhận thức, hiểu biết về môi trường sinh sống được hình thành từ
cộng đồng dân cư ở một nơi cứ trú nhất định, trong lịch sử tồn tại và phát
triển của cộng đồng (Nguyễn Thanh Thự , Hồ Đắc Thái Hoàng, 2000). Trước
đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần
khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án
lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản
khác ngoài gỗ và có khái niệm cơ bản về lâm sản ngoài gỗ Theo Trần Ngọc
Hải (2000): “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ
được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng tự nhiên và rừng
trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật
dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa mủ,
cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi…” Các

loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của
tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong
một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất
chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng
trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với
cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời


5

gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu
cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những
chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004,
Luật đất đai 2015, Luật đa dạng sinh học 2008, Nghị định 99 của Chính phủ
2010…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng
để thực hiện thành công đề tài: "Tri thức bản địa trong khai thác, sử dụng,
bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng Dân tộc Tày tại
xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang".
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nuớc
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về cây thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn
năm. Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Ấn Độ...) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh,
đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông.
Năm 1968 một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung
Quốc đã xuất bản cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc".
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và
có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cây Thảo quả ( Phan Văn
Thắng, 2002) [18].

Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trần đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó
năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến
cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những
năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các
nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G.
Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây
thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con
người. Qua


6

cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc
tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn
(Trần Thị Lan, 2005) [13].
Năm 384 – 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu trữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN)
Theophraste với tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây
cỏ và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức
mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về
lĩnh vực này (Vũ Văn Chuyên, 1976) [7]. Thầy thuốc người Hy Lạp
Dioscorides năm 60 – 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa
bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền mống cho nền y dược học (Vũ
Văn Chuyên, 1976) [7]. Năm 79 – 24 (TCN) nhà tự nhiên học người La Mã
Plinus soạn thảo sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có
ích (Vũ Văn Chuyên, 1976) [7]. Năm 1952, tác giả người Pháp A. Pétélot có
công trình “Les phantes de médicinales du Cambodye, du Lao et du Việt
Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật
ở Đông Dương. Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ
lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại.

Harsha và cs. (2002) nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc tại huyện
Uttara Kannada, bang Karnataka Ấn Độ [24]. Kết quả cho thấy có 45 loài cây
thuộc 26 họ được cộng đồng người Kunabis sử dụng làm thuốc. Các loài
được sử dụng để chữa trị một số bệnh như sốt, ho, bệnh ngoài da, thấp khớp,
rắn cắn, bệnh vàng da, kiết lỵ,…
Parinitha và cs. (2005) nghiên cứu kiến thức sử dụng các loài cây thuốc
của các cộng đồng tại huyện Shimoga, bang Karnataka, Ấn độ [28]. Kết quả
cho thấy có 47 loài thực vật thuộc 46 chi trong 28 họ được sử dụng để điều trị
9 bệnh nhiễm trùng và 16 bệnh không truyền nhiễm. Mười hai tuyên bố mới


7

về kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có công thức mà là tương tự
như mô tả đã có trong văn học.
Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy
lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ [27]. Kết quả cho thấy, những thầy
lang sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác
nhau. Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các
bệnh về da, độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh.
Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ
lạc ở khu vực phía Tây dãy Himalaya [35]. Kết quả cho thấy, có 35 loài thực
vật thường được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh
khác nhau. Có đến 45% loài cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm
thuốc.
Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc
của tộc người Jaintia ở Ấn độ [34]. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39
loài thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận
của cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới
mặt đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài),

tiếp theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được
chữa khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc.
Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng
cây thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ [25]. Kết quả ghi nhận có 86 loài
thực vật thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác
nhau. Các loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu
thuộc về các họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae.
Hầu hết các loại thuốc được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái
cây và dịch triết. Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử
dụng phổ biến, tiếp theo là hoa.


8

Rey G. Tantiado (2012) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc bản địa tại
Iloilo, Philippines [32]. Kết quả thống kê cho thấy có 101 loài cây thuộc 92
chi và 44 họ. Bộ phận sử dụng, có 59% số loài dùng lá, 13% số loài dùng quả,
10% số loài dùng thân, 7% số loài dùng rễ, 5% số loài dùng hoa, 4% số loài
dùng cả cây và 2% số loài dùng hạt.
Gidey Yirga (2010) điều tra tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại phía
Bắc Ethiopia [23]. Kết quả thống kê có 16 loài cây được sử dụng để trị các
bệnh cho người. Phần lớn các loài cây (68,75 %) cây hoang dại và gây trồng
được sử dụng lá.
Mahwasane và cs. (2013) điều tra thi thức bản địa sử dụng cây thuốc
của các thầy lang tại khu vực Lwamondo, tỉnh Limpopo, Nam Phi [26]. Kết
quả điều tra cho thấy có 16 loài cây thuốc, thuộc 7 họ và 14 chi. Họ Đậu
(Fabaceae) có số lượng loài nhiều nhất (43,8%), tiếp theo là họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) với 18.8%. Rễ được sử dụng nhiều nhất (44,5%), tiếp theo là
lá (25,9%), vỏ (14,8%), cả cây (11%), và hoa (3,7%).
Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng

35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích
chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô
cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức
khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước
đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn
dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006)
[16]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp
cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây
thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các
loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [13].


9

2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó
xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra
công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên
chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất
của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chũa bệnh. Từ những buổi đầu dựng
nước, dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết cử dụng hành, tỏi, gừng,
riềng...làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày. Thế kỷ XI (TCN), nhân dân
ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ
vối cho dễ tiêu...Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng
thuốc của dân tộc. Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát
hiện như: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt...và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị
thuốc của ta đã được xuất sang Trung Quốc (Vũ Văn Chuyên, 1976) [7].
Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong

đó có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thủy đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông
(Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc (Vũ Văn Chuyên, 1976) [7].
Dưới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng
chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (Hải
Dương) để cung cấp cho quân y (Lê Trần Đức, 1970) [8]. Thế kỷ XVIII, Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ
Tĩnh chép vào tâp “Lĩnh Nam bản thảo”, nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của
“Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị thuốc nữa. Tư liệu vĩ đại
nhất của ông là bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển viết về lý
luận cơ bản, phương pháp chuẩn đoán, trị bệnh (Lê Trần Đức, 1970) [8].
Ngoài bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của Nguyễn
Nho và Ngô Văn Tình gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập “Nam bang thảo


10

mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm
1858 [1]. Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam
dược” với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [6].
Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển “Nam dược tập nghiệm quốc âm” của
Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [6]. Sau cách mạng tháng 8
– 1945, y dược học cổ truyền đạt được những thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh
đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe của người dân được quan tâm
và chăm lo chu đáo hơn [6]. Sau khi nước nhà thống nhất (năm 1975), việc
nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều. Có nhiều tác giả đi sâu
vào nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới [6]. Trần
Đình Lý (1995) đã xuất bản “1900 loài cây có ích” cho biết trong số các loài
thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160
loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ

có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây[6]. Lương y lão thành, thầy thuốc
ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm “Cây thuốc Việt Nam, (1995)” đã mô tả hơn
830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu (Lê
Trần Đức, 1995) [9]. Võ Văn Chi (1996) với bộ sách “Từ điển cây thuốc Việt
Nam” đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã
mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công
dụng của chúng. Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây
nên thuận lợi cho việc tra cứu [6].
Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài
cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê
được 152 loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác
nhau. Các tác giả chưa mô tả được đặc điểm hình thái từng loài cũng như nơi
sống của chúng [2]. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007),
nghiên cứu sự đa dạng các loài cây có ích ở Phú Lương (Yên Bái), trong đó
nhóm cây làm thuốc có 269 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có
mạch [3].


11

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình đầu
tiên của Võ Thị Thường (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn được của đồng
bào Mường. Trong đó tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng thời đưa
ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc của đồng bào
Mường với điều kiện sống và nơi ở của họ. Công trình nghiên cứu của
Nguyễn Nghĩa Thìn và cs. (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc
của đồng bào Thái ở Con Cuông – Nghệ An. Trong đó các tác giả đã đánh giá
tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc
biệt là đánh giá tính hiệu quả của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử

dụng [17]. Năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ dược học “Góp
phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì”, ông đã điều tra
được 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5
ngành thực vật [14].
Theo nguồn thông tin “Viện Dược liệu (2004)” [22] thì Việt Nam có
đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và
nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc
mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến
thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên
cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Tày ở
xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Những năm qua, chỉ riêng
ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá
lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ
truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng
200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô
(Viện Dược Liệu, 2002) [20].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả, huyên
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây


12

thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây
thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật
rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu
hái chúng (Phạm Thanh Huyền, 2000) [12].
Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây
không ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu
và tài nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [21].
- Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài.

- Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
- Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
- Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài
Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang
có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: Diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng
rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả.
Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các
hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền
với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử
dụng bền vững và phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [1].
Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền
(CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền
thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các
bệnh thường gặp hàng ngày. Trong 2 năm gần đây, Ngô Qúy Công đã tiến
hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn
quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây
thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại.
Họ chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng
cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy
giảm nhanh


13

chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt
chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ
trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các
vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng
tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý để

bảo tồn và phát triển (Ngô Quý Công, 2005) [4].
Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử
dụng về tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng
đệm. Qua điều tra họ thống kê được tại đây có 459 loài cây thuốc thuộc 346
chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ
yếu là cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh
khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng trong rừng tự nhiên.
Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam Đảo được
thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm
khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã
đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và bảo tồn (Đỗ Hoàng Sơn, 2008)
[15].
Theo Nguyễn Văn Tập trong nguồn Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây
thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử
dụng và kinh tế. Theo điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm
2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực
vật (kể cả Rêu và Nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó trên 90% tổng số
loài là cây thuốc mọc tự nhiên chủ yếu trong các quần thể rừng (Nguyễn Văn
Tập, 2006) [16].

Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú
nhưng vì ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều
thành phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến
thức bản địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú,
mỗi dân tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng
khác nhau. Nên hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm
sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị suy giảm trong đó có


14


cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần,
vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn sử dụng tài nguyên cây thuốc bản
địa là một việc rất cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, họ có
những bài thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng chữa bệnh lại hiệu quả
rất cao. Tuyên Quang cũng là một tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống đặc biệt là huyện Chiêm Hóa nơi có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu
số sinh sống trong rừng và gần rừng, trong đó có dân tộc Tày. Chính vì vậy,
đây là một nơi lý tưởng cho nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử
dụng tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên cuả cộng
đồng dân tộc địa phương nơi đây.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Theo UBND xã Hà Lang (2017), xã Hà Lang cách trung tâm huyện lỵ
Chiêm Hóa 25km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.750,96 ha, có vị trí tiếp
giáp với các đơn vị sau:
- Phía Tây Bắc và phía Bắc giáp với xã Trung Hà
- Phía Nam giáp với xã Tân An
- Phía Đông bắc giáp xã Tân Mỹ
- Phía Tây nam giáp với xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên)
2.3.2. Địa hình địa thế
Địa hình xã Hạ Lang phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và
sông suối, đặc biệt ở khu vực phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần,
ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông
(UBND xã Hà Lang, 2017) [19].
2.3.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu của Hà Lang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt:
Mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình
năm toàn tỉnh từ 220-240C, cao nhất trung bình từ 330-350 C, thấp nhất

trung bình từ 12-130C.


×