Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực trạng và giải pháp tăng cường tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bàn xã quy mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.06 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU MINH KIỀM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÁC KHOẢN
VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUY MÔNG,
HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: Kinh Tế & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU MINH KIỀM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÁC KHOẢN
VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUY MÔNG,
HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: K46 - PTNT - N01

Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Kinh Tế & PTNT
: 2014 - 2018
: ThS. Nguyễn Thị Giang
: Hoàng Tuyết Nhung

Thái Nguyên - năm 2018


i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp tăng
cường tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bàn xã
Quy Mông” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện
dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị
Giang.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực,
các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện
có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Sinh viên

Chu Minh Kiềm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường,
toàn thể các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt
cho em những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Giang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em
hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Quy

Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em trong thời gian thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn
xã trong thời gian em về thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận
và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ em về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
không nhiều vì vậy khoá luận của em không thể tránh khỏi những sai sót,
thiếu sót vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng
góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Chu Minh Kiềm


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vii
DANH LỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT...............................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học .............................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................4
2.1.1. Tổng quan về vốn .................................................................................4
2.1.1.2. Các nguồn vốn trong phát triển nông nghiệp ....................................5
2.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của thị trường tín dụng nông thôn .............9
2.1.2. Cơ sở khoa học về cây Quế..................................................................10
2.1.3. Các loại giống quế ở nước ta................................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................12
2.2.1. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của nông dân nước ta.......12
2.2.2. Thực trạng đầu tư nông nghiệp nông thôn ...........................................14
2.2.3. Thực trạng về hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn hiện nay ..17


4

2.2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................17
2.2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng nông thôn hiện nay..........23
2.2.4. Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái ...............................26
2.3. Các chính sách về vốn.............................................................................28
2.3.1. Chính sách vốn vay trong nước ...........................................................28
2.3.2. Chính sách tín dụng các nước ..............................................................28
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................30

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................30
3.2. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................30
3.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................31
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................31
3.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................31
3.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp ..................................................................31
3.3.2. Phương pháp phân tích.........................................................................32
3.3.3. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu ................................................32
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................36
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương...............................36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................36
4.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................36
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn ..............................................................36
4.1.1.3. Địa hình ............................................................................................37
4.1.1.4. Tài nguyên đất của xã .......................................................................37
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................38


5

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ...............................................................................38
4.1.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................41
4.1.3. Thuận lợi và khó khăn chung của xã ...................................................42
4.1.3.1. Thuận lợi ...........................................................................................42
4.1.3.2. Khó khăn ...........................................................................................43
4.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay của các hộ trồng quế
trên địa bàn xã ................................................................................................43
4.2.1. Tình hình chung của hộ điều tra...........................................................43
4.2.2. Tình hình tiếp cận nguồn vốn của các hộ trồng quế ............................44

4.2.3. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra ..........................................46
4.2.4. Nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất quế ...........................................49
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của
các hộ trồng quế .............................................................................................50
4.3.1. Những thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ............................50
4.3.2. Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn .............................................50
4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường các khoản vốn vay và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn .......................................................................................................53
4.4.1. Đề xuất giải pháp tăng cường vốn vay.................................................53
4.4.1.1. Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay ..53
4.4.1.2. Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể ................................................53
4.4.1.3. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các
tổ chức xã hội .................................................................................................53
4.4.1.4. Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay ................................................54
4.4.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn vay ....................................................54
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................56
5.1. Kết luận ...................................................................................................56
5.2. Đề xuất kiến nghị ....................................................................................57


6

5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................57
5.1.2. Đối với ngân hàng ................................................................................58
5.1.3. Đối với hộ nông dân .............................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................59
I. Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................59
II. Tài liệu từ Internet .....................................................................................59
PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã Quy Mông năm 2016 ........................ 38
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành (%) .................. 38
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong
năm 2015 và năm 2016.................................................................... 39
Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2015 - 2016............... 40
Bảng 4.5: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2014 - 2016) ......................... 41
Bảng 4.6: Thông tin chung của các hộ điều tra............................................... 43
Bảng 4.7: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra............................................ 44
Bảng 4.8: Thực trạng vốn vay ngân hàng của các hộ điều tra năm 2017 ....... 45
Bảng 4.9. Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra .................. 46
Bảng 4.10: Chi phí trồng quế bình quân trên 1 ha .......................................... 47
Bảng 4.11: Doanh thu từ quế của hộ điều tra tính trên 1 ha ........................... 48
Bảng 4.12: Hiệu quả tài chính trên 1ha của hộ trồng quế ............................... 48
Bảng 4.13: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra ............................................ 49
Bảng 4.14: Đánh giá của hộ về nguồn vốn cho vay để trồng quế trên địa bàn
xã năm 2017..................................................................................... 52


viii

DANH LỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nghĩa


1

ADB

Ngân hàng phát triển châu á

2

BQ

Bình quân

3

CTXH

Công tác xã hội

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

FAO

Tổ chức liên hiệp quốc về lương thực


6

GO

Giá trị sản xuất

7

GTSX

Giá trị sản xuất

8

HQ

Hiệu quả

9

HQKT

Hiệu qủa kinh tế

10

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


11

IC

Chi phí trung gian

12

MI

Thu nhập hỗn hợp

13

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

14

NHCSXH

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

15

NHTM

Ngân Hàng thương mại


16

NS

Năng suất

17

ODA

Vốn đầu tư nước ngoài

18

Pr

Lợi nhuận

19

STT

Số thứ tự

20

TC

Tổng chi phí


21

TCTD

Tổ chức tín dụng

22

UBND

Ủy ban nhân dân
Tổ chức liên hiệp quốc về giáo dục, khoa
học và văn hóa

23
24

UNICEF
VA

25

VND

Việt Nam đồng

26

WB


Ngân hàng thế giới

27

WHO

Tổ chức thương mại thế giới

Giá trị gia tăng


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển
kinh tế nông thôn. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn đầu tiên cần
phải có vốn. Vốn trong phát triển nông thôn là tiền đầu tư hoặc cho thuê các
yếu tố nguồn lực trong phát triển nông thôn. Cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho vay
trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa hoàn thiện; quy mô nguồn vốn
cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn thấp so với nhu cầu thực tế.
Khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn gặp khó khăn trong tiếp
cận vốn vay ngân hàng bởi một số quy định của cơ chế tín dụng.
Trong Nghị định 41/NĐ-CP, sau này là Nghị định 55/NĐ-CP của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
quy định các khách hàng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có thể được vay vốn
tại các TCTD không cần tài sản đảm bảo, nhưng lại quy định thêm các đối
tượng này cần phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi làm thủ tục

vay vốn, nghĩa là đối tượng khách hàng muốn được vay vốn vẫn phải có tài
sản đảm bảo. Rủi ro trong quá trình cấp tín dụng còn cao, một số TCTD còn
quan ngại cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đây là khu vực có khả
năng sinh lời thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro trong kinh doanh, các phương án sản
xuất kinh doanh chưa hiệu quả nên các TCTD gặp nhiều khó khăn khi xét
duyệt cho vay. Hơn nữa, các tài sản đảm bảo khoản vay là các tài sản ruộng
đất, các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản
khi nợ xấu phát sinh cũng khiến các ngân hàng gặp nhiều rắc rối.
Các món vay cho lĩnh vực này thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín
dụng của TCTD sẽ cao. Do đó, các TCTD thường không “mặn mà” cấp tín


2

dụng trong nông nghiệp nông thôn, mà chủ yếu chỉ tập trung cho vay vào giai
đoạn giữa và cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh (khâu thu mua, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm). Nhà nước chưa hình thành hệ thống tín dụng quy mô nhỏ
chuyên nghiệp cung ứng cho nông nghiệp nông thôn. Các sản phẩm tín dụng
cung ứng của các TCTD còn đơn điệu, chủ yếu cho vay theo nhóm, cho vay
hạn mức.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng
cường tiếp cận các khoản vốn vay của các hộ trồng quế trên địa bà xã Quy
Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn vay của các hộ gia đình trồng quế
trên địa bàn xã. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường tiếp cận các khoản vốn
vay của hộ gia đình để phát triển sản xuất Quế trên địa bàn xã Quy Mông,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn tín
dụng của các hộ trồng Quế trên địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng Quế trong
việc tiếp cận các khoản vốn vay trên địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên,
Tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu
quả vốn tín dụng góp phần phát triển cây Quế nói riêng và phát triển kinh tế
nông hộ nói chung tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài được thực hiện là cơ sở giúp sinh viên củng cố kiến thức đã
học, rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến
thức lý thuyết áp dụng vào thực tế. Đây là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận
với thực tế sản xuất và giúp tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau
này.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tầm quan trọng của vốn vay trong việc phát triển cây Quế,
phát triển kinh tế nông hộ và phát triển nông thôn. Đồng thời cũng giúp nắm
bắt được những tồn tại, khó khăn, trở ngại trong việc đưa vốn vay đến tay
người nông dân, sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó có những biện pháp điều
chỉnh trong khâu huy động vốn, tích lũy, cho vay và sử dụng có hiệu quả. Khi
đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ Ngân hàng
Chính sách xã hội, các hộ và các cơ quan, tổ chức địa phương. Đây là tài liệu

quan trọng trong phát triển tín dụng nông thôn.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Thấy được hiệu quả vốn vay của ngân hàng trong phát triển sản xuất
quế.
- Đánh giá được thuận lợi khó khăn của việc vay vốn và sử dụng vốn
vay của các hộ trồng quế từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả.
- Xác định vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng vốn vay của các hộ
trồng quế tại địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về vốn
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển
kinh tế nông thôn. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn đầu tiên cần
phải có vốn. Vốn trong phát triển nông thôn là tiền đầu tư hoặc cho thuê các
yếu tố nguồn lực trong phát triển nông thôn.
Vốn trong phát triển nông thôn có những đặc điểm sau đây:
- Trong sự cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có
nguồn gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học
như cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản.
- Sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh
không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi.
- Vì nông thôn thường gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu
về vốn trong phát triển nông thôn thường có tính thời điểm.
- Đầu tư vốn trong phát triển nông thôn thường gặp nhiều rủi ro vì sản

xuất nông nghiệp ở nông thôn thường phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sâu
bệnh và những yếu tố mà con người rất khó kiểm soát.
- Trong phát triển nông thôn, tốc độ thu hồi vốn chậm hơn bởi chu kì
kinh doanh kéo dài, lợi nhuận thấp tính rủi ro cao.
- Đầu tư vốn trong phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển có
lãi xuất thấp hơn các ngành kinh tế khác. Luận điểm này được hiểu là, ngay
cả khi không phải chịu ảnh hưởng của thiên tai thì tỉ xuất lợi nhuận bình quân


5

trong phát triển nông thôn cũng thường thấp hơn các lĩnh vực khác. Những
nguyên nhân của tình trạng này là:
+ Phát triển nông thôn thường gắn với nông dân (tầng lớp có tính bảo
thủ cao). Phần đông số nông dân có xu hướng tiếp tục duy trì sản xuất, bất kể
tình trạng không thu được lợi nhuận thậm chí bị thua lỗ.
+ Do trình độ lao động ở nông thôn và tiềm lực vốn thua kém, chu kỳ
kinh doanh dài, nên nông dân rất khó khăn trong việc chuyển sang lĩnh vực
sản xuất khác.
- Vốn tích lũy của khu vực nông thôn rất thấp, điều này ảnh hưởng rất
lớn tới khả năng chủ động nguồn vốn đầu tư cũng như khả năng quay vòng
sản xuất.
- Việc phân bổ trong phát triển nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất
cập. Cụ thể: Vốn Nhà Nước chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các trương
trình, dự án dài hạn. Trong khi đó việc phân bổ vốn còn mất cân đối và chưa
hợp lý; thiếu trọng tâm, trọng điểm vốn biểu hiện tình trạng ban phát, nguồn
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn có nhiều kênh đáp ứng cho
nhiều đối tượng nhưng chưa được phối hợp đồng bộ để đầu tư, sử dụng có
hiệu quả mà còn tình trạng dàn trải, trồng chéo. Đây là một trong những lý do
tại sao khu vực nông thôn rất nhiều tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư của

nước ngoài cũng như các tổ chức doanh nghiệp. Chính vì thế, khu vực nông
thôn nước ta vẫn chưa có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về mức sống
và trình độ kinh tế [1].
2.1.1.2. Các nguồn vốn trong phát triển nông nghiệp
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông
nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất
sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng
thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho


6

nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v. Như vậy
vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và
đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Vốn đầu tư từ ngân hàng nhà nước: Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp và
nông thôn luôn được Nhà nước quan tâm. Trước hết cần khẳng định rằng vốn
đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Vốn Nhà nước đầu tư
cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp. Mặt khác, do đặc điểm của đầu tư trong nông
nghiệp là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi
ro cao nên không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Vốn ngân
sách đóng vai trò đi tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác
thông qua các hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư
vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước.
Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi, chuyển dịch cơ
cấu sản xuất, đầu tư vào các công trình trồng rừng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân.

Vốn đầu tư của các hộ nông dân: Cùng với vốn đầu tư của ngân sách
nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển
sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân
bón, giống mới... Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung
vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu
tư tương đối lớn.
Tiềm năng của nguồn vốn này là rất to lớn bởi vì nó phụ thuộc lớn vào
thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng suất lao động


7

tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Thu nhập của các hộ nông dân
một phần phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, một phần tích luỹ. Mặt khác,
đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi
năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của hộ nông dân cũng tăng lên.
Vốn đầu tư cho nông nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng: Ngoài vốn
ngân sách, Nhà nước còn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn qua hệ thống
ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng vì
người nghèo, ngân hàng thương mại... theo phương thức cho vay không lãi
hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hoá
cho nông dân. Các ngân hàng trên cho các hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi
để phát triển sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, mua giống, mua máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các ngân
hàng này còn cho các doanh nghiệp vay để mua nông sản của các hộ nông dân
với giá trần hợp lý, bù đắp một phần thua thiệt của họ khi giá nông sản trên
thị trường xuống quá thấp.
Các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh
vực trọng điểm hoặc các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích. Chênh lệch

giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thông thường của ngân hàng thương mại được
ngân sách Nhà nước cấp bù đó là vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Hình thức
này được áp dụng đối với các chương trình chung sống với lũ, chương trình
xoá đói giảm nghèo. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong việc phục vụ
nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nguồn vốn nước ngoài: Đối với các nước đang phát triển, để phát triển
kinh tế, thoát khỏi cảnh nghèo thì vấn đề nan giải ngay từ đầu là thiếu vốn gay
gắt, từ đó sẽ dẫn đến thiếu nhiều thứ khác như công nghệ, cơ sở hạ tầng...
Nông nghiệp cũng là ngành nằm trong xu thế đó. Để phát triển một nền
nông nghiệp bền vững thì tất yếu phải đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên,


8

Việt Nam là một nước nghèo, nên vốn đầu tư từ trong nước còn rất hạn chế,
không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển đất nước. Vì vậy, trên con đường
phát triển không thể không huy động nguồn vốn nước ngoài, tranh thủ nguồn
vốn này nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở.
Nguồn FDI chủ yếu tập trung vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chè,
mía đường, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp với
mục đích nâng cao năng lực sản xuất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Nguồn
này có ý nghĩa quan trọng, nhờ công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài nguồn FDI còn có các nguồn vốn vay, viện trợ, hợp tác khoa học
kỹ thuật của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế như UNDP, PAM,
FAO, ADB, WB, IMF, UNICEF, OECF... đầu tư vào nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Nguồn này chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng
nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là sức
khoẻ phụ nữ và trẻ em. Lợi thế của nguồn vốn này là cho vay với lãi suất thấp

(0- 2%), thời gian trả nợ dài (từ 30- 40 năm).
Đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã đóng góp
tốc độ và quy mô đầu tư cho nông nghiệp và cho nền kinh tế. Phương thức
đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp là hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng vật
nuôi, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho các hộ
nông dân, nhất là những sản phẩm nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến.
Nguồn vốn này đã góp phần hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
giải quyết phần nào nhu cầu về vốn cho quá trình phát triển kinh tế của đất
nước [11].


9

2.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của thị trường tín dụng nông thôn
Ta có thể thấy thị trường tín dụng nông thôn là một bộ phận của thị
trường tín dụng thông thường. Vì thế ngoài những đặc điểm cơ bản như thị
trường tín dụng thông thường ra, nó còn có những đặc điểm khác biệt riêng.
Những đặc điểm đó là:
- Thị trường tín dụng nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng
khách hàng đông đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động vốn, cho vay vốn vừa
cản trở quá trình này.
Đây là khu vực kinh tế rộng lớn, nhiều tiềm năng, lượng khách hàng
cung - cầu vốn tín dụng đông đảo và chuyên về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp khác. Phát triển sẽ thúc đẩy quá
trình tiết kiệm và đầu tư. Nhưng chính địa bàn hoạt động của thị trường tín
dụng nông thôn rộng lớn cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn vốn
do những món vay nhỏ, lẻ và chi phí giao dịch tăng thêm, làm cho lợi nhuận
kinh doanh trên thị trường tín dụng nông thôn thấp hơn so với các khu vực

kinh tế khác.
- Chủ thể tham gia hoạt động cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng
nông thôn có sự khác biệt so với chủ thể cung - cầu ở các thị trường tài chính
khác.
Chủ thể cung vốn tín dụng là trung gian tài chính, bao gồm phần lớn
các tổ chức tín dụng có mặt hầu hết khu vực nông thôn, song chủ lực cung
vốn tín dụng ở địa bàn nông thôn vẫn là ngân hàng NN và PTNT, ngân hàng
CSXH, quỹ tín dụng nông dân. Đó chính là những chủ thể gắn bó chặt chẽ với
nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và
cho vay tín dụng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Chủ thể cầu vốn tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các nhà sản
xuất, kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp. Chủ thể cầu vốn tín dụng ở
nông thôn đa số là những người nghèo, không có tài sản thế chấp để vay vốn


10

tín dụng. Trình độ lập dự án kinh doanh cũng như hoạch toán kinh doanh còn
hạn chế, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động
của tổ chức tín dụng, tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản xuất nhỏ... Đã ảnh
hưởng không nhỏ tới việc sử dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ thể cầu
vốn.
- Lãi suất trên thị trường tín dụng nông thôn thường đa dạng, phong
phú; vừa tuân thủ lãi suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi dẫn tới cơ
chế điều hành lãi suất tín dụng trên thị trường nông thôn không đồng nhất.
- Đối tượng vay vốn trên thị trường tín dụng nông thôn đa số là hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp, được phân công theo nhiều vùng miền khác
nhau... Dẫn đến số vốn cho vay không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, khoản
vốn cho vay phức tạp, rườm rà và nhiều tầng lớn trung gian, lãi xuất áp dụng
cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớn... Tạo nên sự trì trệ trong toàn hệ

thống thị trường tín dụng nông thôn.
- Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn không tách rời hoạt động
của thị trường tài chính, chịu sự chi phối không chỉ của chính sách tài chính tiền tệ mà còn bị chi phối của hàng loạt chính sách (chính sách phát triển nông
thôn, chính sách đầu tư, chính sách đất đai... ). Thị trường tín dụng nông thôn
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước [12].
2.1.2. Cơ sở khoa học về cây Quế
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees (Cây Quế) Ngành Ngọc
Lan (Magnoliophita).
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae) Bộ
Long Não (Laurales).
Họ Long Não (Lauraceae) Chi Cinnamomum.
Tên Việt Nam: cây Quế.
Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế
Bì, Mạy Quế.


11

Tên tiếng Anh: Cinnamo.
Cây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều,
nắng nhiều, vì vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên nhiều ở nước ta là vùng có
lượng mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hang năm từ
210C-230C, ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có
độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH
khoảng 5 - 6, đất phát triển trên các loại đa m ẹ phiến thạch, sa thạch, granit,
riolit. Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hóa, tầng đất mỏng, khô.
Độ cao thích hợp thường thấy từ 300 - 700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các
vùng có Quế cho biết lên cao hơn cây Quế có xu hướng thấp, lùn, chậm lớn
nhưng vỏ dày và nhiều dầu, xuống thấp hơn cây Quế thường dễ bị sâu, vỏ
mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống của cây cũng ngắn hơn.

2.1.3. Các loại giống quế ở nước ta
Theo các kết quả điều tra cho thấy hầu hết các giống Quế đang được
trồng ở nước ta đều có thân thẳng, tán lá dày, hình trứng. Về hình dạng thân,
tán và lá quế ở các vùng Yên bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An về cơ
bản giống nhau. Riêng quế ở vùng Trà My, Quảng Nam lá có màu xanh thẫm,
cây không cao vỏ thường xù xì và có nhiều tua mực ở cành và thân, tỷ lệ tua
mực cao khi quế được trồng ở các lập địa thấp, ẩm ướt. Quế Thanh Hóa. Đặc
điểm hình thái Cây gỗ thường xanh, cao 10-20m, vỏ thân màu nâu xám hay
nâu sẫm, rất thơm. Cành non có dạng 4 cạnh theo lát cắt ngang, nhẵn. Lá mọc
gần như đối hoặc mọc cách; phiến hình bầu dục thuôn đến hình mác thuôn,
đầu có mũi nhọn, mềm, gốc hình nêm; thường dài 12-15cm, rộng 5 cm màu
xanh đậm; mặt dưới có phủ vẩy nhỏ, gân chính 3; cuống lá có rãnh, dài 1,21,5cm. Cụm hoa dạng chuỳ mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ, lưỡng tính,
màu trắng hay trắng vàng nhạt. Quả hình trứng, dài khoảng 1cm, khi chín có
màu đen hay tím, nhẵn, đài tồn tại. Mỗi quả 1 hạt. Đặc điểm sinh học: Cây


12

mọc trong rừng nhiệt đới lá rộng, ẩm trên dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa
đế Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng nam, Quảng Ngãi ở độ cao trung bình, đôi khi
có thể lên tới độ cao 2.000m. Cây ưa điều kiện nóng, ẩm; thường mọc ở các
khu vực có tổng lượng mưa hàng năm cao (2.500-3.000mm), trên các loại đất
feralit đỏ, vàng; đặc biệt là trên đất phong hoá từ nham thạch núi lửa. Hệ rễ
của cây phát triển nhanh, rễ trụ ăn sâu vào đất. Cây tái sinh chồi khỏe. Khi
còn non chịu bóng, nhưng cây trưởng thành lại ưa sáng. Mùa hoa quả tháng 4
đến tháng 8. Quế Yên Bái hay còn gọi là quế đơn, quế rành, quế Trung Quốc,
quế bì, nhục quế... Loài này phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và một số vùng của
Việt Nam [8].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực tiễn việc tiếp cận các khoản vốn vay của nông dân nước ta

Nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực được chính phủ
xác định ưu tiên đầu tư vốn và đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây
bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn ngân
hàng hiện nay của nhiều nông dân vẫn còn gặp vướng mắc. Làm thế nào để
nông dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn, tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng
với nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là vấn đề
quan trọng đặt ra.
Tín dụng ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thúc
đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều nông
dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn này khiến việc đầu tư cho nông nghiệp bị đình
trệ.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn toàn quốc (chưa bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng
Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), tính đến hết tháng
9/2016 vừa qua đạt trên 925.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và


13

tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay
nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xuất hiện nhiều vướng mắc trong
tiếp cận vốn vay cho nông nghiệp, như thủ tục cho vay còn rườm rà; chứng
minh tài sản đảm bảo lớn, vay được 100 đồng vốn lưu động thì cần chứng
minh tới 500 đồng vốn tài sản khác để thế chấp; thời gian cho vay ngắn khiến
việc trả nợ gấp rút, chưa kịp thu lãi đã phải tính tới phương án trả nợ.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, trong 5 năm vừa qua vốn tín
dụng ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng bình quân là 17,4%,
cao hơn so với mức bình quân tăng trưởng tín dụng toàn bộ hệ thống là 13,4%.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, đó là chính sách

quy hoạch nông nghiệp còn bất cập chưa theo kịp nhu cầu phát triển hiện nay,
nên nhiều người nông dân lúng túng không biết trồng cây gì, nuôi con gì? Thủ
tục hành chính vẫn còn phức tạp. “Câu chuyện tài sản tín chấp cần phải tính
toán từ nhiều phía, nếu thông tin minh bạch, chính xác đáng tin cậy thì các
ngân hàng cho vay tín chấp. Nhưng thông tin thiếu tin cậy không chính xác
thì cho vay tín chấp cực kỳ rủi ro. Do vậy, cần hỗ trợ cho người dân hiểu biết
hơn về kỹ năng tay nghề, kiến thức liên quan tài chính ngân hàng để sử dụng
đồng vốn hiệu quả hơn”, ông Lực đề xuất.
Nhằm tháo nút thắt về nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất tái
cơ cấu ngành nông nghiệp, tới đây Ngân hàng Nhà nước định hướng sẽ tập
trung vốn tín dụng với cơ chế chính sách có ưu đãi một cách phù hợp.
Theo đó, xác định trọng tâm, ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh
vực xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm; các dự án, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào
chuỗi liên kết giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Tiếp


14

tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp
nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ về tăng cường nguồn vốn tín
dụng, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong thời gian tới [9].
2.2.2. Thực trạng đầu tư nông nghiệp nông thôn
Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị
quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản như: Nghị định
41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp,
nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông nghiệp), Quyết

định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề cho lao động nông thôn).
Trước khi có Nghị quyết 26, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp,
nông thôn bình quân trong 3 năm 2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng (bình quân
mỗi năm là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn
vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Sau khi Nghị quyết 26 ra
đời, mức đầu tư cho lĩnh vực này tăng lên rõ rệt: Năm 2009, tổng vốn đầu tư
cho khu vực này là 90.006 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008; Năm 2010 là
94.754 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2009; Năm 2011 là 100.615 tỷ đồng,
tăng 6,7% so với năm 2010. Tính chung trong 3 năm (2009 - 2011), tổng vốn
đầu tư công bố trí cho khu vực này là 285.465 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn
đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ gấp
1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết 26.
Như vậy, cả giai đoạn (2006 - 2011), nguồn vốn đầu tư công cho nông
nghiệp, nông thôn là hơn 432.000 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát
triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Trong đó, đầu tư
cho phát triển sản xuất nông nghiệp là 153.548 tỷ đồng, bằng 35,48% tổng


15

vốn đầu tư; đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói,
giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng, bằng 64,52% tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, hằng năm Nhà nước đều bố trí nguồn vốn dự phòng ngân
sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương và nông dân, mỗi năm từ 7.000 8.000 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, lụt
bão, dịch bệnh... Ngoài ra, nguồn thu từ xổ số kiến thiết cũng được đầu tư cho
lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn mỗi năm khoảng 8.000 tỷ đồng từ. Nhà nước còn hỗ trợ nông dân thông
qua chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp khoảng 2.000 tỷ
đồng, miễn thu thủy lợi phí khoảng 4.000 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực

này cũng ngày càng được mở rộng và tăng cường. Trong giai đoạn 2006 2011, tổng giá trị vốn ODA đã được ký kết lên đến trên 26,897 tỷ USD, với
hơn 94% là nguồn vốn vay ưu đãi, trong đó vốn đầu tư dành cho nông nghiệp,
thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn,
xóa đói, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD. Dư nợ cho vay theo cơ chế thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ
bình quân gần 24%/năm).
Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông
thôn, nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 55% - 60% yêu cầu, vì vậy
chưa phát huy hết tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, tình
trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, một số nơi vẫn xảy ra
sai phạm trong quản lý đầu tư khiến vốn đầu tư đã ít lại bị lãng phí.
Nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, việc
huy động nguồn lực đầu tư của toàn xã hội còn hạn chế. Cụ thể, đầu tư của tư
nhân trong nước vào nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn vốn của
hộ gia đình. Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2011,
bình quân


×