Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Hoạt động công tác trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện hiệp hoà, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN

NGÔ VĂN TRUNG

• ••

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HÔI

TRONG VIỆC THựC HIỆN CHÍNH SÁCH
• ••

ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP
HOÀ, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN

Hà Nội - 2014


NGÔ VĂN TRUNG
LỜI CAM ĐOAN

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

• ••

TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
• ••



ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Người

hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị

Trà Vinh

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài
liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài khóa luận tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng
và trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam kết này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Học viên thực hiện luận văn

Ngô Văn Trung


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Khoa Xã
hội học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình
dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng như lòng yêu mến, tâm huyết với
nghề nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Trà Vinh người đã hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi
rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của cô, tôi đã có được
nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp CH - CTXH2 - K2012 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. c Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cán
bộ lãnh đạo và người dân huyện Hiệp Hòa, đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ nhân viên Phòng Lao
động - TB&XH huyện Hiệp Hòa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu
tại địa phương.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực
nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để
khóa luận của tôi được hoàn chỉnh và chất lượng hơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Học viên thực hiện luận văn

Ngô Văn Trung
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
BHYT

Bảo hiểm y tế

BLĐTBXH


Bộ Lao động thương binh xã hội

BTXH

Bảo trợ xã hội

CTXH

Công tác xã hội

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

NKT

Người khuyết tật

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TGXH

Trợ giúp xã hội

UBND

ủy ban nhân dân


UNICEF

Qũy nhi đồng liên hợp quốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU


1. Lý do chọn đề tài
Con người khi sinh ra ai cũng mong muốn mình được mạnh khỏe, có được một cuộc sống
MỞ ĐẦU

đầy đủ, sung túc. Nhưng lại có những người chỉ mong mình có được một cơ thể lành lặn, có thể đi
lại, sinh hoạt, học tập, làm việc như bao người bình thường khác. Vậy mà những mong ước đó
với họ lại trở nên khó khăn vô cùng. Đó chính là những người khuyết tật.
Người khuyết tật hiện nay đã không còn trở nên xa lạ khi ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh một
người khuyết tật đang đi trên đường phố với đôi chân không lành lặn hay bị thiếu đi đôi bàn tay
mà lại đang bán những món hàng do họ tự làm. Hoặc ở một nơi nào đó ta từng nhìn thấy một
người mù mà đôi bàn tay lại vô cùng linh hoạt khi làm các sản phẩm thủ công và một người điếc
lại tạo nên những bức tranh thêu rất đẹp... Như tuân theo một quy luật thông thường, mỗi con
người đều phải có việc làm, đều phải lao động để sinh tồn để bù đắp những khiếm khuyết, đều
mong muốn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình. Nhưng với người khuyết tật thì cơ hội
việc làm cũng như các sinh hoạt bình thường hàng ngày, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ lại
không được rộng mở như bdO người bình thường khác. Chính bởi những khiếm khuyết trên cơ thể
mà họ bị hạn chế và khó có cơ hội được tiếp cận và phát triển. Nhu cầu cơ bản của người khuyết
tật càng trở nên cấp bách và cần thiết khi chúng ta ai cũng nhận thấy rằng họ có tiềm năng và có
nghị lực, khát vọng được sống, làm việc, được học tập, được đối xử như người bình thường khác
như bao người.
Hiện nay, hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của người khuyết tật, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật. Trong đó có Luật Người
khuyết tật, Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, điều đó đã khẳng định hơn nữa

việc giải quyết vấn đề chính sách xã hội cho người khuyết tật là vô cùng quan trọng. Bởi đây
cũng là một trong các thành phần của xã hội, đó là nguồn nhân lực dồi dào của đất nước với
những đóng góp và cống hiến không nhỏ cho xã hội. Nhiều mô hình thí điểm đã được Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội triển khai về các chính sách dành cho người khuyết tật như đào tạo
nghề và hỗ trợ về sản xuất cho người khuyết tật... Ở nhiều tỉnh thành và địa phương trong cả nước
đều thành lập Hội Người khuyết tật với mong muốn hỗ trợ cho người khuyết tật giải quyết các
vấn đề khó khăn đang gặp phải và xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti của các hội viên. Bên cạnh đó, các
trung tâm như Trung tâm Sống độc lập tại Hà Nội đã có những hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ
người khuyết tật “sống độc lập” theo đúng nghĩa...
5


Gắn với thực tiễn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện đang có số lượng người khuyết
tật là 3.463 người. Với sự đa dạng về dạng tật như khuyết tật vận động, khiếm thị, khiếm thính.
Trong đó, không phải tất cả người khuyết đều có sự hiểu biết, hay thụ hưởng các chế độ chính
MỞ ĐẦU

sách xã hội của Đảng và nhà nước. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ công chức các cấp, các ngành,
và một bộ phận dân cư còn chưa có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng
như các chế độ chính sách xã hội mà người khuyết tật được thụ hưởng. Từ đó, bản thân tôi nhận
thức được thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách xã hội với nhu cầu được đáp ứng các dịch
vụ, các chính sách xã hội dành riêng cho người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
hiện nay là cần thiết nên tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạt động công tác trong việc thực hiện chính
sách đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang " làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình. Với mong muốn, thông qua đề tài này có thể làm rõ hơn thực trạng người
khuyết tật nói chung và tình hình triển khai thực hiện các cách sách xã hội dành cho người khuyết
tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đánh giá công tác hỗ trợ chính sách xã hội cho người
khuyết tật tại đây và khẳng định vai trò trong việc đề ra các giải pháp phù hợp của Công tác xã
hội với người khuyết
tật. Đặc biệt, mang tớicái nhìn mới về ngườikhuyết

cộng đồng xãhội dần xóa bỏsự kỳ thị và nâng
2

*7

m Ạ_

_______

r

'X

_____/ y___/V_

tật cũng như giúp cho

caosự tự tin của NKT.
1 _ »Ạ r

. Tông quan vân đê nghiên cứu
2.1.

Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều người khuyết tật, với các dạng tật khác nhau, mức độ

khuyết tật khác nhau và các nguyên nhân khác nhau.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về người khuyết tật năm 2002 đã chỉ ra rằng NKT chiếm
trên 10% dân số thế giới, cuộc sống của người khuyết tật đã phần gặp khó khăn về kinh tế và tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Năm 2011, trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) và tổ chức lao động quốc tế ILO
cũng đã chỉ rõ rằng có khoẳng 75% dân số thế giới (chiếm khoảng 5 tỷ người) không được hưởng
các chế độ an sinh xã hội phù hợp. Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đồng thời là tổng giám đốc
cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề về phụ nữ - Bà Michelle Buchelet cho biết: Trong
suốt tập kỷ qua, nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ và tổng sản phẩm quốc nội của thế giới
cũng tăng gấp 10 lần nhưng việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của người dân vẫn còn hạn chế.
6


Bởi vậy bà Michelle Buchelet cho rằng: “Đảm bảo an sinh xă hội là thách thức cho tất cả các
quốc gia. Mỗi quốc gia cần thi hành các chính sách việc làm cho phụ nữ và thanh niên” Báo cáo
của UN và ILO cho thấy, có khoảng 38% dân số thế giới (tương đương khoảng 2,6 tỷ người)
MỞ ĐẦU

không được hưởng các hệ thống chăm sóc sức khỏe thỏa đáng 884 triệu người không được dùng
nước sạch. Thêm vào đó có khoảng 1,4 tỷ người vẫn phải sống ở mức dưới 1,25 USD/ngày. Báo
cáo cũng đề xuất các nguồn trợ cấp xã hội cộng đồng dành cho những gia đình nghèo, trong đó
bao gồm trợ cấp cho những người già cả, người khuyết tật và khoản trợ cấp dành cho trẻ em và
những người thất nghiệp. Bên cạnh đó chăm sóc y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh dịch tế cũng
nên được đảm bảo cho tất cả mọi người.
Trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, trong đó đã
cũng đã nhấn mạnh đến các quyền về chăm sóc sức khỏe... đảm bảo

7


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

thu nhập và an sinh xã hội, đặc biệt Công ước cũng nhấn mạnh nguyên tắc chống phân biệt đối
xử, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Nước Việt Nam cũng đã ký kết tham gi thực hiện công

ước. [6]
Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về người khuyết tật năm 2013 cũng cho rằng người
khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nước Mỹ, bên cạnh những chính sách trợ giúp của nhà
nước cho người khuyết tật về chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp nhiều rào cản tiếp cận
các dịch vụ xã hội như: Vui chơi, giải trí, việc làm, giao thông...
Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chính sách trợ giúp người khuyết
tật, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi con người chúng ta sinh ra còn là trẻ em, đến khi trưởng
thành và trở thành người già, trong quá trình ấy một bộ phận người dân không may mắn rơi vào
tình trạng khuyết tật. Với quan điểm các quốc gia thành viên đã tham gia phê duyệt công ước của
Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật phải có trách nhiệm đảm bảo an sinh xã hội cho
người khuyết tật. Nhờ có hệ thống chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật mà cuộc sống
của đại đa số người khuyết tật được ổn định và người khuyết tật có cơ hội phát triển và hòa nhập
cộng đồng.
Tại bài viết: Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT qua hệ
thống pháp luật - Tổ chức lao động quốc tế ILO - 2006 và trẻ em tàn tật và
quyền của các trẻ em - Vũ Ngọc Bình - NXB Lao động xã hội - 2001 cũng đã
chỉ ra: Trên thế giới hiện nay có hơn 600 triệu người có khiếm khuyết về mặt
thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới các hình thức khác nhau. Con số
này tương đương với khoảng 10% dân số thế giới. Quốc gia nào cũng có
người khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nước phát triển. Hàng
năm sẽ có thêm khoảng 10 triệu người khuyết tật, tính trung bình một ngày
trên thế giới tăng khoảng 25.000 người (2,5 vạn người) khuyết tật, trong đó có
khoảng 2.300 trẻ em. Do dân số thế giới tiếp tục tăng nhanh nên số người tàn
4


tật vừa và nặng trên thế giới dự đoán sẽ lên tới 667 triệu người vào năm 2035 cho dù những
thành tựu phát triển mạnh mẽ về y tế cũng như về kinh tế xã hội, khoa học.
_


__

__

F

Bảng 1. Tỷ lệ NKT vừa và nặng trên thế giới năm 2000 và dự báo năm 2035
Năm
2000
2035
Dân số thế giới

6.091 triệu người

8.669 triệu người

335 triệu người

667 triệu người

101 triệu người

142 triệu người

triển
Số lượng tại các nước phát triển 234 triệu người

525 triệu người

Số lượng NKT vừa và nặng

Số lượng tại các nước đang phát

Với trẻ em khuyết tật thì các tổ chức trước đây thường đưa ra những số liệu thống kê,
ước tính khác nhau với các khái niệm khác nhau về trẻ em (thường quan niệm là dưới 16
tuổi). Theo ước tính của Qũv nhi đồng liên hợp quốc UNICEF trong năm 2000 có từ 120 triệu
đến 150 triệu trẻ em khuyết tật từ 0 - 18 tuổi. Báo cáo của tổng thư ký Liên Hợp Quốc được
tổng hợp từ 131 báo cáo quốc gia và 15 tổ chức cơ quan của Liên Hợp Quốc tại khóa họp đặc
biệt của Liên Hợp Quốc về trẻ em tháng 9/2001 cũng công bố con số từ 120 triệu đến 150
triệu trẻ em khuyết tật trên thế giới, trong đó có 120 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển.
Còn UNDP - Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc ước tính trong năm 2000 có 28 triệu trẻ
em từ 5 đến 14 tuổi khuyết tật vừa và nặng ở các nước đang phát triển và con số này sẽ tăng
lên 32 triệu trẻ em vào năm 2035.
2.2.

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam nhìn chung tình hình về người khuyết tật cũng như trên thế
giới. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều các tác giả, bộ, ngành
nghiên cứu về người khuyết tật. Cụ thể như: Năm 2008, Tổ chức lao động
thế giới - ILO đã có báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho
người khuyết tật

tại Việt Nam [12]. Năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có một báo cáo tổng kết
10 thực hiện pháp lệnh về người khuyết tật [5]. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Toản có đề tài
nghiên cứu về “Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam [22]. Năm 2012,
tác giả Nguyễn Hải Hữu chủ biên cuốn “Giáo trình nhập môn An sinh xã hội” [21], tác giả cũng

9



Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

đã tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 2007 và khuyến nghị tới năm 2015” [20]. Năm 2013, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người
khuyết tật tại Việt Nam đã có báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại Việt
Nam [1]. Năm 2013, Nguyễn Thị Hà biên soạn tập bài giảng “Công tác xã hội với người khuyết
tật” [23]
Những tài liệu nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá trợ giúp người khuyết tật trên các
khía cạnh khác nhau về khía cạnh khoa học, về khía cạnh thực tiễn.
Trong báo cáo về khảo sát nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức
lao động thế giới - ILO [12], đã chỉ rõ Chính phủ Việt Nam chú trọng rất nhiều đến tầm quan
trọng của vấn đề hòa nhập trong đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, các
sáng kiến dành cho phụ nữ bị khuyết tật còn hạn chế mặc dù Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận
thấy những nhu cầu riêng của họ. Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết khung thiên niên kỷ
Biwako của Chương trình thập kỷ thứ hai vì người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
của Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc (ESCAP). Gần đây, Việt Nam đã tham gia ký
nhưng chưa phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật. Trong báo
cáo về khảo sát nghề của người khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức lao động thế giới - ILO đã
cho thấy tại Việt Nam rất ít được đào tạo nghề và hướng dẫ về việc làm cũng như phát triển
doanh nghiệp. Chính phủ cũng như bản thân người khuyết tật nhận thấy cần có chính sách đào tạo
riêng cho người khuyết tật, các dịch vụ bố trí việc làm riêng và các kế hoạch và hoạt động phát
triển doanh nghiệp riêng cho người khuyết tật. Tuy nhiên pháp luật về đào tạo nghề và việc làm
của Việt Nam không nêu rõ ràng các hoạt động chủ đạo và Chính phủ cũng chưa có chính sách
khuyết khích đào tạo nghề hòa nhập riêng cho người khuyết tật ngoài chính sách giáo dục hòa
nhập. Tuy nhiên các trung tâm trước đây đào tạo riêng cho người khuyết tật này đều mở cửa đối
với mọi sinh viên (trên thực tế các trung tâm này vẫn chủ yếu phục vụ người khuyết tật, trẻ em
mồ côi, cựu chiến binh và những người có hoàn cảnh không may mắn khác). Nhờ có một số ưu
tiên riêng, đã có nhiều trường, nhiều trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được
thành lập. Nhưng trên thực tế chỉ phục vụ các khu vực thành thị. Tại các khu vực nông thôn, việc
tiếp cận đào tạo nghề rất bị hạn chế. Các dịch vụ bố trí việc làm thường gắn liền với cơ sở đào tạo
10



nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, kiếm được việc làm sau đào tạo nghề khá thấp và phan lớn những
học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm được việc làm tại các cơ sở dành riêng cho người khuyết tật chứ
không phải tại các doanh nghiệp thông thường.
Tại Việt Nam số các doanh nghiệp dành riêng cho người khuyết tật khá nhiều. Hơn 8000
người khuyết tật làm việc tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên phần lớn là cơ sở rất nhỏ, hoạt
động lợi nhuận thấp như các ngành thủ công, mỹ nghệ, massage, đan lát... Khả năng được đào tạo
một cách phù hợp hoặc tham gia các dịch vụ phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp này là rất
hạn chế.
Năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo tổng kết về 10 năm thực
hiện Pháp lệnh người khuyết tật [5]. Trong báo cáo đã chỉ rõ về thực trạng người khuyết tật. Theo
ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1
triệu người khuyết

11


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

tật nặng, chiếm khoảng 21,5% tổng số người khuyết tật. Tỷ lệ khuyết tật theo giới tính
khác nhau: Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân do hậu quả của chiến
tranh, tai nạn lao động, tai nạn thương tích... Nguyên nhân gây khuyết tật có 36% bẩm sinh, 32%
do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Đời sống vật chất và tinh
thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70%
người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc
diện hộ nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung tại thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những
khó khăn này cản trở ngừi khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc
làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng [5].
Đồng thời báo cáo cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác chăm sóc người khuyết tật trên các

lĩnh vực như trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật, hộ gia đình nuôi dưỡng người khuyết
tật, số người khuyết tật có việc làm, số người khuyết tật được tiếp cận với các công trình giao
thông công cộng. Từ đó đề ra những giải pháp để giúp công tác thực hiện pháp lệnh người khuyết
tật được tốt hơn.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Toản đã có nghiên cứu về đề tài
"Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam". Tác giả
cũng đã có viết một phần về người khuyết tật. Trong đề tài tác giả đã đưa ra
cách hiểu mới về trợ gúp xã hội không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực cho
cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh mà mở rộng thành các
hợp phần chính sách lại bao gồm các chính sách bộ phận đặc biệt như chính
sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận
là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về
việc làm, trợ giúp về học nghề. Đồng thời trong bài viết cũng chỉ ra số lượng
người khuyết tật năm 2008 trên cả nước và phạm vi phân bổ người khuyết tật,
dạng khuyết tật và số lượng người khuyết tật cũng như nhu cầu của người
khuyết tật và việc đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật... Kết quả nghiên cứu
8

phát hiện nhu cầu trợ giúp tương đối đông, tính chung 16,22% dân số cần trợ giúp xã hội. Các
nhu cầu trợ giúp (đời sống, sức khỏe, giáo dục) là khác nhau, tùy thuộc vào các nhóm đối
tượng cụ thể. Các công cụ chính sách được quy định đồng bộ (bao gồm trợ cấp xã hội, trợ giúp


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

về y tế, trợ giúp về giáo dục). Tính hiệu quả của chính sách này ngày càng cao theo thời gian.
Tuy nhiên tính hiệu lực, hiệu quả, tính công bằng và bền vững của chính sách còn chưa đảm
bảo đảm.
_


r

Bảng 2. Nguyên nhân của khuyết tật của Việt Nam năm 2013
Thứ
Nguyên nhân
Tỉ lệ % so với tàn tật
tự

Tỉ lệ %

Nam (%)

Nữ (%)

1

Bâm sinh

34,15

30,45

40,6

2

Bệnh tật

35,75


29,78

46,1

3

Tai nạn lao động

1,97

2,74

1,35

4

Tai nạn giao thông

5,5

6,75

3,38

5

Do chiên tranh

19,1


27,09

5,15

6

Nguyên nhân khác

3,53

3,19

3,42

100

100

100

(Báo cáo của Bộ Laọ động Thương binh và Xã hội Việt Nam năm 2013)
Tất cả những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học
nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập
với cộng đồng, về các dạng tật:
Bảng 3. Các dạng khuyết tật chủ yếu ở Việt Nam
Dạng
Vận
Thị
Thính
r


___

động

Tỉ lệ

29,47

ss
<*
T th

tật

r

16

Ngôn

giác

giác

ngữ

13,84

9,33


7,08

Trí tuệ

Các dạng
tật khác

6,52

17.76

Theo thống kê trên ta thấy trong các dạng khuyết tật thì khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao
nhất 29,47%, sau đó là tâm thần chiếm 16%, thị giác 13,84%. Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật do
bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật 35,75% và do chiến tranh là 19,1%. Riêng nguyên nhân do
chiến tranh tỉ lệ nam tàn tật cao hơn so với tỉ lệ của nữ và ở Việt Nam tỉ lệ đa tật chiếm khá cao
20,2%.


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật
cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ
có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,1% số người không biết. Trong số
biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc,
hỗ trợ người khuyết tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt. NKT thường tự ti trong cuộc sống,
chưa thấy được quyền và trách nhiệm của mình.
Trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, đã có
rất nhiều bài báo cáo, buổi hội thảo và các bài báo liên quan nhằm làm rõ hơn vấn đề này. Mỗi
bài viết đều đưa ra những quan điểm và cách nhìn nhận về các vấn đề khó khăn mà người khuyết

tật đang gặp phải và tính cấp thiết của việc thực hiện chính sách xã hội cho người khuyết tật. Đặc
biệt, trong các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, dạy nghề tạo việc làm, hỗ
trợ về pháp lý... Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các báo cáo, bài viết và hội thảo về người khuyết
tật, về các vấn đề liên quan đến chính sách người khuyết tật như: đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mô
hình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại cộng đồng ” do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em
mồ côi Việt Nam thực hiện năm 2012. Đề tài đã đưa ra được mô hình hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật tại cộng đồng có hiệu quả nhất để áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả công tác
hỗ trợ, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho người khuyết tật, thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước.
Hay “Báo cáo chính sách giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật ”
(trong hai năm 2011 và 2012) của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung
ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Báo cáo đã chỉ ra mối quan hệ tương tác
giữa khuyết tật, kỳ thị và nghèo đói. Khẳng định việc xây dựng và thực hiện các chính sách,
chương trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật sẽ hạn
chế được các chi phí liên quan đến khuyết tật, thúc đẩy sự hòa nhập bình đẳng của người khuyết
tật, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khuyết tật và xóa bỏ được tình trạng nghèo đói liên quan
đến khuyết tật.
Hay về vấn đề hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật cũng đã được rất nhiều hội thảo đề cập
tới. Tiêu biểu như: hội thảo “Đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ sinh


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

kế cho người khuyết tật tại cộng đồng ” của Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam.
Hội thảo đã đánh giá hiệu quả của một số mô hình thí điểm hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại
một vài địa phương. Trong đó, đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những mô hình đã
được triển khai và đề ra những giải pháp mới cho việc thực hiện các mô hình tiếp theo. Và ngày
24/6/2013, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp
với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo “Phát triển mô hình dạy nghề gắn với tạo
việc làm cho người khuyết tật”. Tại hội thảo này, các đại biểu đã được chia sẻ một số mô hình dạy

nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật của các tổ chức hội như: Hội chữ Thập đỏ Tây
Ban Nha, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình, Hội Người khuyết tật huyện
Can Lộc (Hà Tĩnh). Đồng thời, thảo luận xung quanh các vấn đề như khả năng áp dụng các mô
hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật ở địa phương, hình thức dạy nghề, những điều
kiện cần thiết để việc học nghề và
tạo việc làm cho người khuyết tật đạt hiệu quả.
11


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Bên cạnh các hội thảo và báo cáo kể trên, có rất nhiều những bài viết trên các trang báo
khác nhau của nhiều tác giả cũng đăng tải những vấn đề khó khăn của người khuyết tật, hay
những gương sáng người khuyết tật vươn lên trong khó khăn và đánh giá về mặt chính sách xã
hội dành cho người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay... Trong số đó có các bài viết về những người
khuyết tật không cam chịu số phận như Nick Vujicic, về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký... Hoặc
những bài viết “Thông tin về người khuyết tật” đăng trên trang chủ của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Tất cả những bài viết, bài báo cáo và nội dung các cuộc hội thảo kể trên đều khẳng định
chắc chắn rằng việc thực hiện chính sách cho người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng là
việc làm hết sức cần thiết. Và hiện nay đã và đang có rất nhiều mô hình được xây dựng để trợ
giúp cho người khuyết tật khắc phục khó khăn và cải thiện cuộc sống. Các bài viết cũng đã giúp
tôi học hỏi được nhiều về việc thực hiện chính sách xã hội cho người khuyết tật, những mô hình
đã được triển khai và đem lại hiệu quả. Cũng như cần nhìn thấy tiềm năng của người khuyết tật
trong việc tiếp cận với các cơ hội của họ. Tuy nhiên, các bài viết trên chưa đề cập đến các giải
pháp cụ thể của Công tác xã hội trong việc trợ giúp, hỗ trợ người khuyết tật giải quyết các vấn đề
khó khăn, đặc biệt là về vấn đề làm sao để người khuyết tật được tiếp cận và thụ hưởng các chính
sách xã hội của họ hiện nay.
Đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách đối
với người khuyết tật tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” sẽ đưa ra một cách

nhìn mới về việc thực hiện chính sách xã hội cho người khuyết tật tại một địa
bàn cụ thể trên thực tế và đề xuất các giải pháp để người khuyết tật được tiếp
cận và thụ hưởng các chế độ chính sách xã hội đối với nhóm người khuyết tật.
Đánh giá đúng về nhu cầu và cơ hội của người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa,
12


tỉnh Bắc Giang. Qua đó, sẽ đưa ra được những khuyến nghị để trợ giúp cho người khuyết tật được
hiệu quả, thiết thực và phù hợp hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở tiếp cận của Công tác xã hội, đề tài nghiên cứu này sẽ vận dụng những nội dung

kiến thức trong hệ thống lý thuyết và khái niệm của CTXH để làm cơ sở mô tả, phân tích và giải
thích cho vấn đề nghiên cứu.
Đề tài này sẽ góp phần làm phong phú hơn các cách tiếp cận và phương pháp làm việc cụ
thể với đối tượng là người khuyết tật. Hơn nữa, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu về hệ thống các
chế độ chính sách dành cho người khuyết tật và làm rõ hơn các giải pháp của Công tác xã hội với
hỗ trợ cho người khuyết tật.
3.2.

Ỷ nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ góo phần làm rõ hơn thực trạng người khuyết tật cũng như thực trạng

việc thực hiện các chế độ chính sách xã hội của địa phương dành cho người khuyết tật tại huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Qua đó mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về người khuyết tật đặc
biệt là ở lĩnh vực giải quyết các chế độ chính sách xã hội. Giúp cộng đồng có những nhìn nhận
đúng đắn về người khuyết tật, cũng như có sự quan tâm nhiều hơn tới những đối tượng yếu thế

nói chung và người khuyết tật nói riêng.
Đặc biệt, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu việc đề ra các giải pháp, tìm kiếm
các dự án hỗ trợ cho người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Thông qua đó, đề tài sẽ giúp mang lại cách nhìn mới về các giải pháp của
Công tác xã hội trong hỗ trợ cho người khuyết tật nhất là về lĩnh vực
thực hiện các chế độ chính sách xã hội. Khẳng định thêm vai trò của công
tác xã hội trong hỗ trợ người khuyết tật tại cộng đồng.

17


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

4. Câu hoi nghiên cu*u
Dôi sông cüa nguôi khuyêt tât và vân dè tiêp cân cac chê dô chinh sach xâ hôi cüa nguôi
khuyêt tât tai huyên Hiêp Hoa, tînh Bâc Giang hiên nay nhu thê nào?
Vai tro cüa nhân viên công tac xâ hôi dâ giup do cho nguôi dân tiêp cân chinh sach xâ hôi
nhu thê nào?
Viêc chî dao thuc hiên cac chê dô chinh sach xâ hôi cho nguôi khuyêt tât tai huyên Hiêp
Hoa, tînh Bâc Giang hiên nay nhu thê nào?
Cac giâi phap nào cüa Công tac xâ hôi dem lai hiêu quâ cao trong viêc thuc hiên cac chê dô
chinh sach xâ hôi cho nguôi khuyêt tât?
5. Muc dich và nhiêm vu nghiên cu*u
5.1.

Muc dich nghiên cüu

Dè tài duoc thuc hiên nhâm tim hiêu và làm ro thuc trang nguôi khuyêt tât và viêc thuc hiên
cac chê dô chinh sach xâ hôi cho nguôi khuyêt tât tai huyên Hiêp Hoa, tînh Bâc Giang.
Tim hiêu vè công tac hô tro cho nguôi khuyêt tât tai huyên Hiêp Hoa, tînh Bâc Giang trong

viêc tiêp cân và thu huong cac chinh sach xâ hôi. Tù do, tac giâ dè ra cac giâi phap cüa Công tac
xâ hôi dê nhâm nâng cao hiêu quâ cüa hoat dông hô tro dành cho nguôi khuyêt tât dê ho co thê
tiêp cân và thu huong cac chê dô chinh sach xâ hôi tai dia phuong.
5.2.

Nhiêm vu nghiên cüu

Tim hiêu thuc trang cüa NKT tai huyên Hiêp Hoa, tînh Bâc Giang. Danh gia duoc mât
duoc, mât chua duoc tù do tim ra nguyên nhân.
Tim hiêu viêc vai tro cüa nhân viên công tac xâ hôi thuc hiên cac chê dô chinh sach xâ hôi
dành cho nguôi khuyêt tât tai huyên Hiêp Hoa, tînh Bâc Giang. Nhu vai tro cüa can bô lao dông
thuong binh xâ hôi, cüa hôi phu nü, cüa doàn thanh niên, cüa hôi cuu chiên binh, cüa hôi nông
dân...
14


Đánh giá được những ảnh hưởng (kể cả tích cực và tiêu cực) của công tác xã hội đối với
người khuyết tật xem việc thực hiện chính sách có công bằng không.
Đề xuất các giải pháp của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chế độ chính
sách xã hội cho người khuyết tật tại địa phương.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã và đang nhận được sự
quan tâm từ phía các cơ quan chính quyền và từ cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, đời sống cũng như
vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của họ, việc tiếp cận và thụ hưởng các chính
sách xã hội dành cho người khuyết tật tại địa phương thì còn nhiều hạn chế.
Vai trò của công tác xã hội với người khuyết tật: chưa có tính chuyên môn nên hiệu quả
chưa cao; Vai trò của các tổ chức (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân...) chủ yếu là bán
chuyên nên hoạt động chưa làm cho người dân hiểu rõ; Ảnh hưởng đến người khuyết tật: Mặc dù
đã được hưởng các chế độ chính sách xã hội như: trợ cấp hàng tháng, y tế, giáo dục .... Nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Đặc biệt, cụ thể về việc thực hiện và giải quyết các chế độ chính sách xã hội dành cho
NKT tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện nay vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ phía
chính quyền và người dân địa phương.
Đề ra được giải pháp để đem lại hiệu quả trong công tác hỗ trợ việc thực hiện và giải quyết
các chế độ chính sách xã hội cho người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
7.1.

Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội dành cho NKT và các giải pháp
của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang).

7.2.

Khách thể nghiên cứu
Người khuyết tật tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chính quyền địa phương của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Người dân tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

19


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể, đề
tài sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin sau:
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong đề tài nghiên cứu đều là các
phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.

8.1.

Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, các văn bản, các báo cáo

tổng kết năm, các tác phẩm (sách, báo, công trình nghiên cứu) liên quan nhằm phục vụ cho công
việc nghiên cứu.
Trước khi tiến hành khảo sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có
sẵn như: Các công trình, đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách báo liên quan, báo cáo của địa phương
về đánh giá việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn.
Tài liệu được tác giả sử dụng để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình là giáo trình các
môn học như giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật, Chính sách xã hội, An sinh xã hội...
Bên cạnh đó, còn có các tài liệu như các trang mạng: Cổng thông tin điện tử chính phủ, trang
thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trang mạng Socialwork.vn, đề tài
nghiên cứu và khóa luận đã được công bố. Qua tìm hiểu và phân tích các tài liệu kể trên sẽ giúp
nghiên cứu thêm khoa học, chính xác hơn. Đặc biệt, là ứng dụng vào quá trình nghiên cứu với
người khuyết tật và các đối tượng có liên quan.
Kết quả của phương pháp này là xác định được tổng quan của vấn đề nghiên cứu và cơ sở
lý luận cũng như các giá trị chuẩn mực trong nghiên cứu chính sách đối với người khuyết tật.
Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn mẫu được chính xác hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp
cho việc tìm hiểu những khía cạnh mà biến phụ thuộc đưa ra và khám phá những khía cạnh
nghiên cứu chưa được đề cấp. Tức là, dựa vào kết quả phân tích tài liệu có sẵn, áp dụng các
phương pháp thu thập, xử lý thông tin thích hợp để phân tích các nội dung cơ bản đã nêu trên.

20


8.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua
các tri giác như: nghe, nhìn, cầm... để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội

dựa trên cơ sở đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu.
Phương pháp quan sát được vận dụng trong quá trình gặp gỡ với người khuyết tật, với các
cán bộ... nhằm xem xét thái độ, cách ứng xử, giao tiếp, hành vi của họ để có những đánh giá đúng
đắn hơn.
8.3. Phương pháp phỏng vẩn sâu
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý - xã
hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người trả lời trên cơ sở đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng trong quá trình gặp gỡ với người khuyết tật
nhằm tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, thái độ, cách nhìn nhận. của họ. Bên cạnh đó,
phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin từ chính quyền địa phương, các cán bộ làm
công tác quản lý hay thực hiện chính sách dành cho người khuyết tật. Hơn nữa, phương pháp này
cũng để tìm hiểu quan điểm, thái độ của cộng đồng về người khuyết tật và các cách thức đã được
sử dụng để trợ giúp người khuyết tật tại cộng đồng, các chế độ chính sách xã hội đành cho người
khuyết tật tại cộng đồng. Quá trình phỏng vấn sâu được tác giả ghi chép lại toàn bộ những ý kiến,
những quan điểm, thái độ của người được phỏng vấn.
Một bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế để thu thập thông tin thực hiện mục đích
đề tài đề ra.
9. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2014.
10.Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng người khuyết tật và các chính sách dành cho người khuyết tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

21


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi


Chương 3: Công tác xã hội trong việc triển khai chính sách dành cho người khuyết tật
tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1.

Khái niệm khuyết tật
Có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau về khuyết tật
Định nghĩa về khuyết tật theo cuốn Từ điển Tiếng Việt: từ “khuyết” có nghĩa là không đầy

đủ, thiếu một bộ phận, một phần. Từ “tật” có nghĩa là có “điều gì đó không được bình thường, ít
nhiều khó chữa ở vật liệu, dụng cụ, máy móc. Còn
ở người là sự bất thường, nói chung không thể chữa được, của một cơ quan ừong cơ thể do bẩm
sinh mà có, hoặc do tai nạn hay bệnh gây ra” [13, ừ 80], Định nghĩa này chỉ ra rằng khuyết tật là
khiếm khuyết thực thể ở mộc bộ phận nào đó hoặc khiếm khuyết về chức năng của một hoặc
nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể và khiếm khuyết đó có thể ảnh hưởng nghiêm ừọng đến cuộc
sống. Hiện nay, ừong các văn bản pháp quy cụm từ “khuyết tật” dần được sử dụng thay cho cụm
từ “tàn tật” bởi sử dụng hai từ “khuyết tật” nghe nhẹ nhàng hơn, mang ý nghĩa nhân văn hơn hai
từ “tàn tật”. Từ “khuyết” mang ý nghĩa chỉ suy giảm một chức năng nào đó, còn các chức năng
khác vẫn hoạt động bình thường.
1.1.2.

Khái niệm về người khuyết tật
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 thì “Người khuyết tật (people

with disabilities) bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần
kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ

và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã
hội”[16, tr 16].
Theo Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật (DPI, 1982) định nghĩa: Người khuyết tật trở
thành tàn tật do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội
và có một cuộc sống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện
19

22


tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong
đó người khuyết tật sống [16, tr 21].
Theo Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua ngày 09/12/1975 thì: “Người tàn tật (handicapped) có nghĩa là bất cứ người nào mà không
có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá
nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong
những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ ”.
Theo Pháp lệnh Người tàn tật của Việt Nam ban hành ngày 01/11/1998 có ghi: “Người tàn
tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động,
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn ”.
Tuy nhiên, hiện nay các văn bản đã sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật” để thay thế cho
thuật ngữ “người tàn tật”.
Cụ thể là trong Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (năm 2006) đã khuyết lâu
dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có
thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như
những người khác trong xã hội”.
Theo Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2011, đã ghi rõ: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ

phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiên cho lao đông , sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn”[11].
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn khái niệm người khuyết tật
theo Luật Người khuyết tật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm cơ sở
trong nghiên cứu đề tài.
Trong giới hạn nghiên cứu khuyết tật ở địa phương, tác giả chủ yếu tập trung vào nhóm
khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần.

23


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

1.1.3. Chính sách xã hội
- Khái niệm chính sách xã hội (Social Policy) là gì? Đây là vấn đề còn đang tranh luận.
“Chính xác như thế nào được coi là một chính sách xã hội còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Thuật ngữ chính sách thường được chỉ một hệ quan điểm ít nhiều ăn khớp với nhau về những gì
cần được thể hiện ừong một phạm vi cụ thể, các quan điểm này thường được ghi lại dưới dạng
văn bản và được các cơ quan ra quyết định hữu quan chính thức thừa nhận” [15, Tr.72]. Để làm rõ
khái niệm này, chúng ta cần phân tích hai khái niệm sau:
Chính sách: Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu trước đây, thì đó là hình thức cua
những mối Bên hệ, tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội gắn liền với các tổ chức, hoạt
động của nhà nước của các đảng phái hay các thiết chế khác của hệ thống chính trị nhằm thực
hiện các lợi ích, mục tiêu, nhiệm vụ của cá nhân và tập đoàn ấy. “Chính sách thường được thể
hiện trong các quyết định, trọng hệ thống pháp luật và các quy chuẩn hành vi khác” [27, Tr.207].
Xã hội: Theo nghĩa rộng “Xã hội” được hiểu như là tất cả những gì gắn bó với xã hội loài
người, nhằm phân biệt với “cái tự nhiên” [27, Tr.207].
Theo nghĩa hẹp “Xã hội” được hiểu mối quan hệ của con người, của cộng đồng thể hiện
trên nhiều mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính tri, văn hoá tư tưởng. Tuy nhiên nó không
phải là yếu tố bao trùm lên những mặt nêu trên mà là yếu tố con người là khía cạnh nhân văn của

tất cả những mối quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và chúng ta chỉ tìm thấy cái “xã
hội” đó thông qua việc phân tích mục đích, động cơ, động lực của mọi hoạt động sống của con
người, của mỗi nhóm và của tập đoàn người trong một xã hội xác định.
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính quyền nhà nước
hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, đến lợi ích
của các nhóm con người, các giai cấp. trong xã hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội
cho phù hợp với mục tiêu của giai cấp, chính đảng cầm quyền.
Trong phạm vi bài này, tác giả tập trung vào các chính sách cơ bản dành cho người khuyết
tật như: chính sách trợ giúp trợ cấp hàng tháng, chính sách y tế, chính sách dạy nghề, việc làm.
1.1.4.

Công tác xã hội với người khuyết tật

24


Công tác xã hội là một ngành khoa học, một hoạt động nghề nghiệp còn tương đối mới mẻ
ở Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Công tác xã hội với người khuyết tật. Bởi lẽ, cộng đồng hiện nay
khi nhắc tới người khuyết tật thì thường nghĩ ngay tới Hội người khuyết tật, chính quyền địa
phương, chính sách của Nhà nước với người khuyết tật, các hoạt động từ thiện dành cho người
khuyết tật. mà ít ai nghĩ tới các hoạt động công tác xã hội với người khuyết tật. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ
người khuyết tật. Do đó, trước hết cần hiểu khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật là gì?
“Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác
xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã
hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia
đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những
rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như
những người khác trong xã hội” [30].
1.1.5.


Khái niệm vai trò

Theo lý thuyết vai trò: Vai trò là bao gồm một chuỗi các luận lệ hoặc các chuẩn mực như là
một bản kế hoạch hoặc đề án để chỉ đạo hành vi. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt
được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết
đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống có sẵn.
1.1.6.

Khái niệm hòa nhập cộng đồng

Khi bàn về khái niệm hòa nhập cộng đồng thì tôi chưa tìm ra được một khái niệm cụ thể và
chung nhất, mà chỉ có thể nêu ra một jể ý kiến, cụ thể:
Hòa nhập xã hội hay liên kết xã hội theo nghĩa chung là nói lên sự kết hợp thích ứng với
nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân
đối. Theo Durkhei, sự hòa nhập hay sự kết hợp một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân
và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo,
nhóm, phái... ) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự hòa nhập xã hội (liên kết xã hội).
Cách hiểu cơ bản về định nghĩa hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật là những kỳ vọng
rằng người khuyết tật có thể có cùng một cơ hội để sống trong cộng đồng như mọi người khác.
25


×