Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở phường hàng trống trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.31 KB, 44 trang )

Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng ở phường Hàng Trống –Hoàn Kiếm- TP. Hà Nội
Mục Lục
MỞ ĐẦU………………………………………………………………
PHẦN 1: VỀ AN SINH XÃ HỘI
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG TẠI PHƯỜNG
HÀNG TRỐNG-HOÀN KIẾM-HÀ NỘI
1. Khái quát đặc điểm tình hình tại phường Hàng Trống, quận Hoàn
Kiếm,TP Hà Nội
1.1 Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của UBND phường Hàng
Trống, quận Hoàn Kiếm,TP Hà Nội.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
UBND phường Trống, quận Hoàn Kiếm,TP Hà Nội.
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán
bộ, nhân viên.
1.5. Các cơ quan đối tác của UBND phường Hàng Trống
2. Thuận lợi và khó khăn của phường Hàng Trống trong việc thực thi nhiệm
vụ, chức năng được giao.
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
II.Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hàng
Trống –Hoàn Kiếm- TP. Hà Nội
1.Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng
2.Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
3.Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước và quy định của địa
phương
1


4.Các chương trình chăm sóc người có công với cách mạng


5.Nguồn lực thực hiện.
6.Đề xuất.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, công tác xã hội đã và đang là một trong những ngành đặc
biệt phát triển, ở các nước có CTXH phát triển thì công tác xã hội là một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống an sinh xã hội. Tại Việt Nam thì Công tác xã
hội là một ngành còn đang phát triển, non trẻ và đang có những bước tiến
đáng kể.
Với mục đích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, củng cố
và bố sung lượng kiến thức còn hạn chế, bản thân em đã quyết định về thực
tập tại phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội để có thể bồi
dưỡng kiến thức, phân tích thực trạng hoạt động công tác xã hội ở tại phường
Hàng Trống quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội . Thông qua quá trình thực
tập, bản thân em được tiếp cận thực tế, rèn luyện kiến thức chuyên môn cũng
như kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở. Là một sinh viên đang thực tập còn nhiều
bỡ ngỡ, vì vậy báo cáo thực tập của em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức
cũng như kinh nghiệm, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong
nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Khoa Công
tác xã hội để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa
Công tác xã hội- trường Đại học Lao động – Xã hội là những người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập; cảm ơn các cán bộ tại phường
Hàng Trống quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em
3



trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn

PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỂ PHÒNG LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH - XÃ HỘI PHƯỜNG HÀNG TRỐNG
1- Đặc điểm tình hình của phường Hàng Trống
1.1Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội
 Vị trí địa lý
Phường Hàng Trống nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội, có
diện tích 0,35km2 ; dân số là 8062 người.
Phía đông giáp Hồ Hoàn Kiếm; phía tay giáp phường Hàng Bông; phía nam
giáp phường Trần Hưng Đạo và phường Tràng Tiền; phia bắc giáp phường
Hàng Gai và phường Hàng Đào.
 Nghề nghiệp
Ngày trước phố Hàng Trống có mấy nghề chính như sau:
Nghề làm trống của những người dân làng Liên Thượng (nay thuộc
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Hưng) tới đây cư trú. Đủ loại trống được sản xuất và
bày bán: trống cái, trống con, trống bản, trống cơm, trống bồng…
Nghề làm lọng của dân Đào Xá (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) di cư lên
đây. Họ làm lọng, làm tàn, làm tán bán cho quan lại và đền chùa đình miếu.
Nghề thứ ba là nghề vẽ tranh, của chính dân làng Tự Tháp. Ở đất Bắc Hà
xưa có hai lò tranh nổi tiếng thì đây là một (còn một của làng Đông Hồ, huyện
Thuận Thành, Bắc Ninh). Tranh Hàng Trống chỉ dùng ván in in những nét vẽ
chính. Còn màu sắc thì tô bằng tay. Do đó tranh Hàng Trống có bảng màu rất
4


phong phú. Đề tài ở đây cũng hợp với nhiều sở thích khác nhau: tranh thờ như
tranh Ngũ Hổ, Bạch Hổ…, tranh tứ bình mail an cúc trúc hay hoa điểu với

những đường nét uyển chuyển mềm mại, màu sắc tươi sáng, kèm theo những
câu thơ gợi cảm, hàm xúc, nét bút bay bướm… lại có cả những tranh lịch sử
trang nghiêm diễn tả các nhân vật anh hùng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo… những bức tranh gà, tranh cá, tranh Tố nữ… vẫn được phổ biến rộng
rãi và bút pháp tranh Hàng Trống hiện nay vẫn được các họa sĩ trân trọng
trong những tranh Tết với đề tài mới.
Các cửa hàng làm trống, làm lọng, in tranh đều ở đoạn đầu và đoạn giữa
phố. Còn đoạn cuối phố là các cửa hiệu thêu của những người quê vùng Quất
Động, Hướng Dương (thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội). Vì vậy đoạn phố
này cho tới đầu thế kỷ XX vẫn còn gọi là phố Hàng Thêu. Ca dao Hà Nội thời
đó còn có câu:
Người đài các, kẻ thanh tao
Qua Hàng Thợ Tiện lại vào Hàng Gai
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài…
Phố Hàng Trống hiện còn hai ngôi đền cũ. Ở giữa phố, số nhà 82, là đền
Đông Hương còn gọi là đền Hàng Trống. Đền thờ một đào nương. Có hai cách
kể về lai lịch người ả đào này. Cách thứ nhất kể rằng đây là một cô gái tài sắc
vẹn toàn, nhất là lại có giọng hát tuyệt diệu. Nhưng chính giọng hát này đã
khiến cô mang họa: quan lại đã bắt cô đem nộp vào phủ chúa Trịnh làm con
hát. Chúa Trịnh say giọng hát của cô. Thế là vương phi nổi cơn ghen, đang
đêm phục rượu cho cô say rồi sai lính đem chôn sống! Bị oan khuất cô “hiển
thánh” bắt mụ vợ chúa Trịnh đó đền tội. Và ngôi đền chật hẹp ở phố Hàng
Trống chính là làm trên nấm mộ người bạc mệnh.
Cách thứ hai kể khác hẳn: đây là một đào nương đã có công dụ một toán
lính xâm lược nhà Minh chui vào bao tải tránh muỗi để rồi ném tất cả xuống
5


sông. Vì vậy vua Lê Thái Tổ đã cho dựng đề thờ để ghi công. Bức hoành phi
treo trên cửa đền với bốn chữ “Khiển Thiên chí muội” có nghĩa là “Ví như em

gái trời”, cũng là có ý ca ngợi người đào nương này.
Còn ở cuối phố, số nhà 75 là đình Nam Hương, thờ thần Bạch Mã và
Linh Lang (xem mục Hàng Buồm và Cầu Giấy).
Ngày đó phố Hàng Trống còn được tính đến tận ngã tư Tràng Thi, so với
ngày nay còn là đoạn cuối phố Lê Thái Tổ nên đồn cảnh sát đóng tại cuối phố
(nay là trụ sở Công an Hoàn Kiếm) vẫn có tên là bốt (Poste) sở cẩm
(commissariat) Hàng Trống… Chỗ nay là trụ sở Công ty Intimex (30-32 Lê
Thái Tổ) thì năm 1889 là khách sạn lớn nhất Hà Nội thời đó có tên là Hotel du
Lac (Khách sạn bên hồ), sau đổi là Grand Hotel (Đại khách sạn). Năm 1901,
khách sạn này giải tán nhường chỗ cho phòng Thương mại – Canh nông và
trường Cao đẳng Thương mại, tồn tại đến tận 1945.
Sát cạnh đền Nam Hương, có một ngôi nhà suốt trong thời gian chống
Mỹ (1955 – 1975 đã được đặt làm Câu lạc bộ Thống nhất, một câu lạc bộ dành
cho cán bộ miền Nam tập kết. Thời Pháp thuộc đó là trụ sở của hội Khai trí
tiến đức, do người Pháp và một số quan lại lập ra vào năm 1919 để tô điểm
cho chế độ thực dân, phong kiến của chúng. Ngay sau khi cách mạng thành
công, nhà này trở thành trụ sở của hội Văn hóa cứu quốc. Tới lúc Quốc hội
khóa I được bầu (6/1/1046) thì ngôi nhà này đó được dùng làm trụ sở của Ban
Thường trực Quốc hội. Nay ngôi nhà này là trụ sở Cục Văn hóa cơ sở thuộc
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Hàng Trống
là nơi diễn ra những trận đánh xuất sắc của quân và dân Hà Nội.
- Khí hậu:
Khí hậu phường Hàng Trống có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
6


ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6 độ, độ ẩm
79% lượng mưa 1.600mm, một năm có 2 mùa rõ rệt

- mùa đông thời tiết lạnh từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông
Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,8 độ vào tháng 1.
- mùa hạ thời tiết nóng từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình khoảng 23,9 độ.
Phường thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh năm tiếp nhận
lượng bức xạ Mặt trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng
mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều.
1.2 Lịch sử hình thành-phát triển của Phường Hàng Trống
Từ ngã tư Hàng Gai – Hàng Bông đến phố Lê Thái Tổ, cạnh phúa tây Hồ
Gươm.
Đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ: đoạn giáp phố Hàng Gai là đất
thôn Cổ Vũ; đoạn giữa là thôn Khánh Thụy Hữu và đoạn cuối là thôn Tự
Tháp. Tất cả các thôn này đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận
Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Thời Lý – Trần thuộc phường Tàng Kiếm.
Khi mới chiếm Hà Nội, Pháp gọi đó là phố Thợ Thêu (rue des
Brodeurs). Phố này là phố được xây dựng lại theo kiểu châu Âu đầu tiên của
Hà Nội thời Pháp thuộc. Cho dù được mở rộng và làm đẹp lên rất nhiều so với
trước nhưng phố Thợ Thêu chỉ gần như sạch sẽ vào năm 1884. Năm 1889, các
nhà tranh cuối cùng của Hà Nội bị dỡ tại phố này và phố Paul Bert (nay là phố
Tràng Tiền). Năm 1890 phố Thợ Thêu được đổi thành phố Guyn-phe-ry (rue
Jules Ferry). Dọc theo phố Guyn-phe-ry có đền Đông Hương; đình Nam
Hương; dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương (Hotel du Secrétaire
général du Gouvernement general de l’Indochine) được xây dựng từ năm
1902, nay được dùng làm Trụ sở của Báo Nhân Dân. Năm 1945 đổi tên thành

7


phố Hàng Trống, các lần đổi tên sau vào các năm 1949 và 1951 vẫn giữ
nguyên tên phố Hàng Trống.

Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam Hoàn Kiếm theo
kiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thoongd bàn cờ được hoạch định
trước.
Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu
Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến
trúc Pháp.
Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của quận
Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, các khu nhà ở tập thể của các cơ quan
được hình thành.
Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn như vậy, quận Hoàn Kiếm
được phân rất rõ ràng với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử:
- Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông,
Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai phường
Lý Thái Tổ và Hàng Bông. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa
hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.
- Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh,
Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều loại công
trình hình thức kiến trúc đẹp: nhà ở biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách
sạn, bảo tàng, thư viện...
- Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, công trình chủ
yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, không có qui
hoạch.

8


Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố cổ là
một đặc thù riêng có của quận Hoàn Kiếm, tạo cho Quận một thế mạnh trong
phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch.

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
UBND phường Hàng TRống- quận Hoàn Kiếm –Hà Nội
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND
UBND phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy
vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên UBND. Mỗi việc được giao cho một cán bộ
phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên của UBND phường chịu
trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công trước Đảng ủy , HĐND
phường.
- UBND phường chấp hành sự chỉ đạo, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự
giám sát của HĐND phường; phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với MTTQ và
các đoàn thể.
- UBND phường giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo
đúng pháp luật, thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm; bảo đảm tính công khai,
minh bạch, kịp thời và hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục, bảo vệ lợi ích của nhân
dân.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND phường
- UBND thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy
định tại Điều 124 Luật tổ chức HĐND, UBND năm 2003 và những vấn đề
quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND phường.
- Cách thức giải quyết công việc của UBND phường:
+ UBND họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề
quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp UBND phường.
9


+ Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp
UBND được, theo quyết định của UBND, Văn phòng UBND sẽ gửi toàn bộ
hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND

phường
- Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều
hành mọi công việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức HĐND-UBND năm
2003; đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của
UBND trước Đảng ủy, HĐND và UBND quận.
- Chủ tịch UBND phường triệu tập, chủ trì các phiên họp và các Hội
nghị khác của UBND, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó chủ tịch chủ trì thay.
- Căn cứ vào văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của
Đảng ủy- HĐND phường và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng
Chương trình công tác năm, quý, tháng của UBND phường.
- Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung
công việc, những vấn đề đột xuất trên địa bàn, những vấn đề còn ý kiến khác
nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó chủ tịch và Uỷ viên UBND phường.
- Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND phường và thẩm
quyền Chủ tịch UBND theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của phường, hoạt động của UBND
với Đảng ủy, HĐND phường và UBND quận huyện.
- Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp phụ trách: Quản lý điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội; Quản lý điều hành ngân sách; Quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư; Nội

10


chính; Tổ chức bộ máy cán bộ, xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng,
kỷ luật.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó chủ tịch UBND
phường

- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân
công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo
lĩnh vực được phân công, Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch
khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, UBND và HĐND phường
về lĩnh vực đươc giao. Đối với các vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì
Phó chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định.
- Kiểm tra đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn thực hiện các củ trương,
chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
- Giúp Chủ tịch UBND phường thực hiện một số nhiệm vụ khác khi
được Chủ tịch phân công, phụ trách khối kinh tế, tài chính-xây dựng, giao
thông, nhà đất và tài nguyên môi trường, phụ trách khối văn hóa – xã hội và
các lĩnh vực xã hội khác.
* Nhiệm vụ của ban thương binh xã hội.
- Thống kê dân số lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa
bàn. Nắm số lượng và tình hình các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi,
chính sách xã hội trình UBND phường giải quyết.
- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả trợ cấp cho những người hưởng chính
sách. Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ đối tượng chính
sách. Quản lý Nhà tưởng niệm; bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối
tượng ở cộng đồng; theo dõi chương trình giảm nghèo; giúp UBND phường
thực hiện công tác sơ tổng kết, báo cáo công tác văn hóa, nghệ thuật, thông tin
tuyên truyền, TDTT, công tác lao động – thương binh xã hội trên địa bàn.
11


- Đồng chí: Đinh Thị Phương Thảo là cán bộ LĐ-TB và XH của
phường thực hiện các nhiệm vụ quản lí công tác vay vốn quỹ quốc gia, quỹ hỗ
trợ người nghèo.
- Thực hiện các công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách

mạng và quản lý các hộ nghèo.
- Tham mưu với UBND phường triển khai kế hoạch hướng dẫn về chế
độ, chính sách được ban hành.
- Tiếp dân, giải quyết công tác LĐ-TB và XH.
Đồng chí: Đoàn Thị Quỳnh là cán bộ LĐ-TB và XH phường thực hiên
các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, quản lí các đối tượng tệ nạn xã hội.
- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo UBND và Ban chính sách xét trợ cấp
khó khăn, giảm nghèo.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản theo nhiệm vụ được phân công.
- Tiếp dân, giải quyết công tác LĐ-TB và XH.
- Thực hiện nhiệm vụ công tác Dân số gia đình và trẻ em của phường.
1.3.2 Hệ thống tổ chức, bộ máy
* Sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính cấp phường

12


Bí thư Đảng Ủy
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
dân xã

Chủ tịch phường

Phó chủ
tịch

Ban
VH&X
H


Công
an

Phó chủ
tịch

Các
đoàn
thể


pháp

Chính
sách
xã hội

Địa
chính

13


Phân tích:
+ Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm
điều hành chung các công việc của UBND và chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể.
+ Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành
mọi công việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình; đồng thời cùng UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của

UBND trước Đảng ủy, HĐND và UBND phường. Chủ tịch UBND triệu tập,
chủ trì các phiên họp và các Hội nghị khác của UBND, khi vắng mặt thì ủy
quyền Phó chủ tịch chủ trì thay, bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn
bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy và HĐND
phường .
+ Phó chủ tịch thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch phường. Phụ
trách các lĩnh vực, phòng ban.
-Phường Hàng Trống hiện có 47 cán bộ, trong đó có 22 cán bộ đã được
biên chế và 25 cán bộ hiện đang làm bán chuyên trách
Danh mục cán bộ - công chức Ủy ban nhân dân phường Hàng
Trống-Hoàn Kiếm-Hà Nội
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên
Đặng Quốc Khánh
Phan Thị Tuyết Lan
Nguyễn Ngọc Lan

Trần Quốc Trung
Nguyễn Tiến Cường
Nguyễn Diễm Quỳnh
Trần Hải Long
Nguyễn Thanh Hương
Phạm Thị Trang
Phan Hữu Điền
Đỗ Thu Hằng
Trần Huy Tiến
Nguyễn Bá Ninh

Chức vụ
Bí thư Đảng ủy
Chủ tịch UBND
Phó chủ tịch HĐND
Phó chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Công chức tư pháp hộ tịch
Công chức địa chính
Công chức tư pháp
Cán bộ văn phòng
Cán bộ văn hóa thông tin
Cán bộ văn hóa thông tin
Cán bộ đô thị
Chỉ huy trưởng QS
14


STT
14

15
16
17
18
19
20

Họ và tên
Dương Thùy Dương
Đào Anh Tuấn
Nguyễn Việt Hùng
Khuất Văn Mậu
Nguyễn Hữu Đoàn
Nguyễn Kim Cương
Lê Hồng Thu

Chức vụ
Bí thư đoàn Thanh niên
Phó chỉ huy trưởng QS
Phó chỉ huy trưởng QS
Chủ tịch hội cựu chiến binh
Công chức kế toán
Công chức kế toán
Cán bộ thương binh xã hội

*Sơ đồ ban thương binh xã hội phường Hàng Trống,Hoàn Kiếm,
Hà Nội
Chủ tịch xã

Phó Chủ tịch xã


Cán bộ chính sách

Phân tích:
Trợ giúp xã hội

Cán bộ chính sách

Ưu đãi xã hội

Tại phường Hàng Trống, ban thương binh xã hội chịu sự quản lý của
Chủ tịch xã, nếu Chủ tịch không có mặt sẽ ủy quyền cho Phó chủ tịch .
Tại phường Hàng Trống hiện nay có 3 cán bộ chính sách:
- Cán bộ chính sách Lê Hồng Thu: Phụ trách và đảm nhiệm các lĩnh vực
về ưu đãi xã hội. Bao gồm thực hiện chi trả, xác nhận, trợ giúp cho các đối
tượng người có công, thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng....
15


-Hai cán bộ chính sách Phan Hữu Điền và Đỗ Thu Hằng , là cán bộ
chuyên trách mảng Trợ giúp xã hội. Bao gồm các hoạt động như: Trợ giúp xã
hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất, trợ giúp với các đối tượng tệ nạn,
thực hiện các chính sách giảm nghèo
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán
bộ, nhân viên.
1.4.1. Các chính sách theo quy định của nhà nước
- Các cán bộ, công nhân viên trong xã được hưởng đầy đủ những chế độ
do Nhà nước quy định dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người
để chi trả lương theo đúng ngạch bậc và cứ 3 năm được tăng lương một lần;

lương, thưởng và các chế độ quan tâm về đời sống vật chất và tinh thần, được
chăm sóc sức khoẻ như: chế độ ốm đau, thai sản, thăm hỏi động viên gia đình
khi có chuyện rủi ro, tổ chức các buổi tham quan du lịch, nghỉ mát…
- Nếu có thành tích đặc biệt thì được nâng lương trước thời hạn. Ngoài
ra với cán bộ làm lãnh đạo còn được hưởng thêm phụ cấp chức vụ theo quy
định:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Mức lương tối thiểu X Hệ số phụ cấp.
- Lương của cán bộ, công nhân viên trong xã được trả hàng tháng và do
Ngân sách nhà nước chi đảm bảo đúng theo quy định nhà nước về mức lương,
thời gian.
1.4.2. Các chính sách của UBND Phường Hàng Trống
- Nếu hoàn thành tốt sẽ được tuyên dương, đề nghị cấp trên khen
thưởng, những người có thành tích trong công tác sẽ được đề bạt, hàng năm xã
đều tổ chức tổng kết khen thưởng các cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt công
việc được giao.
- Ngoài tiền lương cơ bản và phụ cấp, cán bộ nhân viên còn nhận
được từ các khoản thu nhập khác như công tác phí, tiền thưởng nếu hoàn
16


thành tốt nhiệm vụ được giao, tiền làm ngoài giờ để hỗ trợ thêm cho sinh hoạt
của bản thân và nâng cao mức sống đảm bảo đời sống cho cả gia đình.
- Cùng với động lực về vật chất thì tạo động lực bằng tinh thần cũng
là một việc làm quan trọng và rất cần thiết để làm cho hiệu quả công việc đạt
tốt nhất. Chính sách khen thưởng trong lĩnh vực văn nghệ, thể thao, thi đua
cũng góp phần khích lệ cán bộ, nhân viên làm việc, hoàn thành nhiệm vụ.
=> Chính sự quan tâm đó đã tạo động lực cho các cán bộ yên tâm và
thoải mái, hoàn thành công việc được giao.
1.5. Các cơ quan đối tác của UBND phường Hàng Trống.
- Đạt được những kết quả như vậy là từ nguồn quỹ ngân sách nhà nước,

hàng năm Ngân sách trung ương cấp xuống cho các địa phương phục vụ cho
việc chi trả, hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo…Hầu hết kinh phí các hoạt
động, chương trình dành cho các đối tượng người nghèo, các chương trình
thăm khám sức khoẻ, phẫu thuật chỉnh hình cho các đối tượng là trẻ em nhà
nghèo (phẫu thuật hở hàm ếch, phẫu thuật tim bẩm sinh), vốn vay xoá đói
giảm nghèo đều trích từ nguồn ngân sách nhà nước..
- Ngoài nguồn Ngân sách nhà nước giữ vai trò quyết định trong quá
trình chi trả thì một nguồn tài trợ cũng không kém phần quan trọng đó là
nguồn huy động từ từ gia đình, cộng đồng, các đơn vị, tổ chức cơ quan, các
nhà hảo tâm từ thiện, mạnh thường quân như: Công ty TNHH xây dựng dân
dụng Tuấn Hùng, công ty TNHH dịch vụ và đầu tư thương mại Thành Phát,
công ty cổ phần sản xuất và xây dựng thương mại Hưng Thịnh… và nhiều các
cá nhân, đoàn thể khác...đã đóng góp, ủng hộ, giải quyết việc làm cho con em
chính sách, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ Tết, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà
tình nghĩa, sửa chữa cải tạo nhà ở cho các gia đình chính sách......
=> Đây là những nguồn lực không thể thiếu để UBND phường Hàng
Trống mà trực tiếp là Ban Văn hóa -Thương binh và xã hội thực hiện các
17


công tác chi trả các chính sách Ưu đãi đối với các đối tượng của phường và
các hoạt động CTXH trên địa bàn .
2. Thuận lợi và khó khăn của phường Hàng Trống trong việc thực thi
nhiệm vụ, chức năng được giao.
2.1. Thuận lợi
+ Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND quận Hoàn
Kiếm trong các công tác, chương trình hoạt động.
+ UBND phường luôn chú trọng việc xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực
hiện kế hoạch theo tuần, tháng, quý, 06 tháng và cả năm.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong cơ quan, duy

trì và nâng cao chất lượng hội họp, giao ban tuần, tháng, quý, năm, rút kinh
nghiệm, khắc phục kịp thời các vướng mắc trong tuần, tháng, quý để đưa ra
chương trình công tác phù hợp cho cả tập thể cơ quan và cho từng cá nhân phụ
trách từng mảng chuyên môn.
+ Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong cơ quan, có các
chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với mỗi cán bộ, công chức
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị đầy đủ, công việc được
phân định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cùng với
lĩnh vực chuyên môn.
+ Cán bộ công chức luôn đoàn kết, thống nhất ý chí phần lớn có bề dày
kinh nghiệm, bộ phận cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt tình công tác, ham học hỏi,
trau dồi kiến thức phục vụ nhân dân trong phường.
2.2. Khó khăn
+ Diện tích cơ quan và số lượng các phòng làm việc có hạn nên việc
đón tiếp và làm việc với cán bộ cấp trên, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

18


+ Đội ngũ cán bộ không nhiều nhưng khối lượng công việc rất lớn. Đặc
biệt là trên lĩnh vực chính sách xã hội.
+ Ngân sách địa phương còn hạn chế, khó khăn trong thực hiện các hoạt
động tặng quà, trợ cấp cho các đối tượng.
II. Tình hình thực hiện chính sách Ưu đãi người có công với cách
mạng ở phường Hàng Trống- Hoàn Kiếm -Hà Nội
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng người có công với cách
mạng ở phường Hàng Trống- Hoàn Kiếm -Hà Nội
1.1 Quy mô người có công với cách mạng .
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kỳ,

gian khổ, tinh thần yêu nước của nhân dân phường Hàng Trống được
phát huy mạnh mẽ.Trải qua hai cuộc kháng chiến đã có hơn 1000 lượt
người xung phong ra trận bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người tham gia
công tác phục vụ chiến đấu ở các chiến trường trong thời kỳ kháng chiến
cho đến khi cách mạng thành công. Để có những chiến thắng vĩ đại ấy,
hàng trăm chiến sĩ, đồng bào nhân dân phường đã phải anh dũng hi sinh
để lại cha mẹ, vợ con, không ai chăm sóc, hàng trăm người khác bị
thương tật hoặc ảnh hưởng của chất độc chiến tranh mang theo suốt phần
đời còn lại.
Về vấn đề thương binh, liệt sĩ, Đại hội IV của Đảng đã nêu rõ: “Quan
tâm chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những
người có công với cách mạng là trách nhiệm to lớn của Đảng, Nhà nước,
mặt trận và các đoàn thể, các cấp, các ngành và của toàn dân”
Số người có công và thân nhân của họ tính từ năm 2016-2017 ở địa
phương:
ST

Đối tượng

2016

2017
19


T
1

Liệt sỹ


112

111

2

Bà mẹ Việt Nam

9

9

3

Anh Hùng
Thương binh và

45

45

4

bình
Bệnh binh

27

26


5

Người hoạt động

5

5

48

48

7

hóa học
Thân nhân liệt sỹ

24

24

8

Quân nhân tham gia

1

1

người hưởng chính

sách như thương

CM – HDDKC bị
6

địch bắt từ đày
Người hoạt động
kháng chiến và con
đẻ bị nhiễm chất độc

KC có dưới 20 năm
công tác
Trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ thực hiện chính sách xã hội, đặc biệt là
với đối tượng có công với cách mạng là một trách nhiệm, một nghĩa vụ cao cả
mà dân trong xã và cả chính quyền đều quan tâm và đồng lòng chung sức thể
hiện trách nhiệm lớn trong công tác đền ơn đáp nghĩa của phường.
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn có tổng số đối tượng đang thuộc
diện hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội, bao gồm :
20


Liệt sỹ: 111 người
Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng được truy tặng: 09 người
Thương binh và người hưởng chính sách như thương bình: 45 người
Bệnh binh: 26 người
Người hoạt động CM – HDDKC bị địch bắt từ đày : 17 hiện còn sống là 05
người
Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học: 48 người
Thân nhân liệt sỹ :24 người
Tuất thương binh, bệnh binh : 02 người

Thờ cúng liệt sỹ: 82 người
Người phục vụ thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học nặng:
05
Quân nhân tham gia hoạt động kháng chiến có dưới 20 năm công tác: 01
Nhận xét:
Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy số lượng người có công theo
PLƯĐNCC quy định tại địa bàn phường là không nhỏ, trong đó đối
tượng TB, NHCSNTB, BB chiếm phần đông đa số người có công ở xã.
1.2 Cơ cấu người có công có một số đặc điểm như sau:
- Về độ tuổi:
+ Số NCC có độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm: 14%
+ Số NCC có độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm: 31%
+ Số NCC có độ tuổi từ 61-70 tuổi chiếm: 36.6%
+ Số NCC có độ tuổi trên 70 tuổi chiếm: 18.4%
21


=>Như vậy, có thể thấy đa số NCC ở độ tuổi từ 50-70 tuổi không còn
khả năng lao động, lại mang trong mình thương tích và bệnh tật nên cuộc
sống bản thân và gia đình gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, rất cần sự giúp
đỡ về vật chất và tinh thần của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Mặt khác, số lượng NCC ở độ tuổi từ 40-50 chiếm tỷ lệ thấp hơn, đây là
độ tuổi tuy còn trong độ tuổi lao động nhưng hầu hết đều bị mất sức lao
động hoặc suy giảm khả năng lao động nên cũng không còn là lao động
chính trong gia đình, số lượng NCC trên 70 tuổi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể,
họ không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân, không thể góp phần nâng
cao đời sống kinh tế gia đình. Bởi vậy họ rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ về vật
chất và tinh thần của Nhà nước và toàn xã hội để duy trì cuộc sống bản thân
và gia đình.
- Về giới tính:

+ NCC thuộc giới tính nam chiếm tỷ lệ: 68.3 %
+ NCC thuộc giới tính nữ chiếm tỷ lệ: 31.7 %
=> Như vậy đa phần NCC là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn do
đảm đương vai trò hậu phương lớn cho chồng con mình đi đánh giặc, cứu
nước. Khi người đàn ông là lao động chính trong gia đình bị mất hoặc suy
giảm khả năng lao động, không ít gánh nặng đè lên đôi vai người phụ nữ.
Họ rất cần sự giúp đỡ để giảm bớt khó khăn của cuộc sống
Có thể nói, với số lượng NCC rất đông đảo như vậy, không chỉ là sự tự hào
cho chính quyền và nhân dân phường Hàng Trống, mà cùng với đó công tác
chăm sóc đời sống NCC có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần ổn định
đời sống KT-XH ở phường Hàng Trống, đảm bảo công bằng xã hội. Chính
vì lẽ đó, công tác chăm sóc đời sống NCC ngày càng phải được coi trọng.
22


1.3.Nhu cầu người có công với cách mạng
Hiện nay các đối tượng thuộc diện người có công là những người
được
hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công đều đã cao tuổi, hoặc thường
bị tật do chiến tranh để lại, nên hầu hết các đối tượng này có sức khỏe yếu
hơn so với những đối tượng khác trong xã nên họ cần được gia đình, cộng
đồng, nhà nước quan tâm hơn đến nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ về các
dịch vụ y tế.
Cũng như việc hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày để họ được đảm bảo, việc
làm này có ý nghĩa to lớn nó thể hiện lòng biết ơn, thái độ tôn trọng, tôn
vinh đối với những người có công với cách mạng, ngoài ra nó còn là hành
động giáo dục thế hệ trẻ về truyền thông “ uống nước nhớ nguồn”
Nhìn chung hầu hết các đối tượng đều sống với gia đình nên việc chăm
sóc,
nuôi dưỡng tương đối tốt. Nhưng họ không có khả năng lao động nhiều so

với
những người bình thường trong gia đình, một số thương, bệnh binh lại là lao
động chính nhưng nay suy giảm khả năng lao động nên các đối tượng này
không có khả năng tạo ra kinh tế, rất dễ trở thành một trong những khó
khăn, gánh nặng cho các thành viên trong gia đình họ. Do dó nhu cầu về trợ
cấp, phụ cấp của của người có công là rất lớn.
3..

Quy trình xét duyệt tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng người có

công:
Cơ sở pháp lý cho quy trình xét duyệt người kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hóa học:

23


Theo thông tư số Số: 05/2013/TT-BLĐTBXH,ngày 15 tháng 05 năm 2013
của Bộ Lao động – thương binh xã hội quy định quy trình xét duyệt đối tượng
người kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện
theo quy trình như sau:
Bước 1: Người đề nghị giải quyết chế độ do ảnh hưởng chất độc hoá học trực
tiếp và con đẻ của họ lập hồ sơ chuyển đến UBND xã, phường nơi cư trú .
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận
được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh
sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
hoặc con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm
giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể

từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách
người đủ điều kiện kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản
sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng)
nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi
trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo
danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất
độc hóa học.Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo
24


danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
giới thiệu con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
Bước 5: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản
giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển Sở Y tế kèm hồ sơ để cấp giấy
chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng
của chất độc hóa học;
Bước 6: Sở Y tế trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có trách
nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng
nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ;
Bước 7: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định
trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.
Nhận xét: quy trình xét duyệt đối tượng người hoạt động kháng chiên và con
đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được nhà nước quy định rất rõ rang về

thời gian, yêu cầu về hồ sơ thủ tục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện để xét
duyệt đối tượng người kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa
học còn gặp phải nhiều vướng mắc gây khó khăn cho đối tượng được hưởng
và cả cán bộ thực hiện quy trình xét duyệt:
Hiện nay là vẫn còn một bộ phận không nhỏ nạn nhân mang trong mình di
chứng chiến tranh, với những căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh
hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng vẫn chưa được xác nhận và
hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học. Còn những trường hợp không bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học
nhưng do quen biết và biết cơ chế chạy hồ sơ nên vẫn nghiễm nhiên được
hưởng chế độ ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học. Điều này gây ảnh
25


×