Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Ctxh với phụ nữ nkt khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.93 KB, 39 trang )

PHẦN B: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1.

Mô tả ca

Cô Lê Thị T, sinh năm 1968,quê gốc ở Hưng Yên. Hiện tại cô đang sinh
sống một mình tại số nhà 74, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Nghề nghiệp chính của cô Thơm là buôn bán hoa quả tại chợ. Bị liệt chân
trái khi mới 2 tuổi, cô đi giám định sức khỏe tại bệnh viện Bạch Mai và được
xác nhận là người khuyết tật vận động thuộc diện nhẹ.
Cô có duy nhất một một con trai là anh Trần Văn K ( sinh năm 1995).
Không may trong một tai nạn giao thông bất ngờ, chồng cô là Trần Văn Q qua
đời khi con trai cô mới được 5 tuổi.
Từ khi chồng mất, cô T ở vậy nuôi con. Ngày ngày cô vẫn đi bán hàng đều
đặn ở chợ . Đây là công việc tạo ra thu nhập duy nhất cho gia đình cô. Mặc dù
đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng cô T vẫn nuôi dạy con trai ăn học
đến nơi đến chốn. Nhưng bi kịch lại xảy đến với cô, người con trai duy nhất
của cô lại vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng (cướp của giết người) với
thời hạn tù giam là 15 năm và mới lãnh án tù được 5 tháng.
Kể từ khi con trai cô đi tù đến nay, cô sống khép kín hơn, thường cảm thấy
xấu hổ và thường hay đổ lỗi cho bản thân đã nuôi dạy con không tốt để rồi
con mình lại vào ngồi tù bóc lịch gần hai mươi năm. Những người xung
quanh cô thường xa lánh cô, ngại ngần và miễn cưỡng tiếp xúc với cô. Họ sợ
mình mang tiếng quen thân với người có con tù tội nên thường tỏ thái độ kỳ
thị và ít quan tâm đến cô hơn lúc trước.
1.1.
Hoàn cảnh của thân chủ
Thân chủ quê gốc ở Hưng Yên. Hiện tại cô đang sinh sống một mình tại số
nhà 74, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Nghề nghiệp chính của cô Thơm là buôn bán hoa quả tại chợ. Cô có duy
nhất một một con trai là anh Trần Văn K ( sinh năm 1995). Trong một tai nạn



1


giao thông bất ngờ, chồng cô là Trần Văn Q qua đời khi con trai cô mới được
5 tuổi.
Mô tả vấn đề của thân chủ
Thân chủ bị liệt chân trái khi mới 2 tuổi, cô đi giám định sức khỏe tại bệnh
1.2.

viện Bạch Mai và được xác nhận là người khuyết tật vận động thuộc diện nhẹ.
Trong một tai nạn giao thông bất ngờ, chồng cô là Trần Văn Q qua đời khi
con trai cô mới được 5 tuổi. Nhưng bi kịch lại xảy đến với cô, người con trai
duy nhất của cô lại vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng (cướp của giết
người) với thời hạn tù giam là 15 năm và mới lãnh án tù được 5 tháng. Kể từ
khi con trai cô đi tù đến nay, cô sống khép kín hơn, thường cảm thấy xấu hổ
và thường hay đổ lỗi cho bản thân đã nuôi dạy con không tốt để rồi con mình
lại vào ngồi tù bóc lịch gần hai mươi năm. Những người xung quanh cô
thường xa lánh cô, ngại ngần và miễn cưỡng tiếp xúc với cô. Họ sợ mình
mang tiếng quen thân với người có con tù tội nên thường tỏ thái độ kỳ thị và ít
quan tâm đến cô hơn lúc trước.
2.Tiến trình can thiệp, trợ giúp thân chủ
2.1.Tiếp nhận đối tượng.
a, Hoàn cảnh tiếp nhận thân chủ:
Mỗi khóa học ngành Công tác xã hội - trường Đại học Lao động Xã hội
chúng tôi đều có một chuyến đi thực tế nhằm áp dụng những kiến thức đã học
được ở trên lớp vào thực tế công việc và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
Ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tôi cũng đã xác định và chuẩn bị tinh thần
cho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ năng, những
phương pháp của ngành học của mình.

Trong thời gian thực tập,tôi được biết hoàn cảnh của bác qua sự giới thiệu
của chú Khang cán bộ cục bảo trợ xã hội và đã trực tiếp đến gặp gia đình cô

2


T. Qua chia sẻ của của thân chủ, tôi biết được những khó khăn mà cô đang
gặp phải.
Trong thời gian một tháng ngắn ngủi, với hi vọng trợ giúp cô T vượt lên hoàn
cảnh để sống tốt tôi cũng mong muốn bản thân mình sẽ vận dụng được những
kiến thức, kỹ năng học được trên giảng đường áp dụng một cách hiệu quả vào
một ca thực tế sẵn có ở cộng đồng.
Phúc trình 1
Họ và tên thân chủ: Lê Thị T
Tuổi: 50
Giới tính: Nữ
Địa chỉ thân chủ : tại số nhà 74, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội
Địa điểm thực hiện : tại nhà thân chủ.
Thời gian : từ 11h 15’ – 12h00’ ngày 12/1/2018
Phúc trình lần thứ: 1
Mục tiêu buổi làm việc: làm quen, tạo lập mối quan hệ thân thiện với thân
chủ và thu thập thông tin từ thân chủ.
Sinh viên thực hiện:
Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường
( Những giao tiếp với thân chủ, biểu hiện
thái độ, cảm xúc, hành vi của thân chủ)
( Sau khi NVXH gọi cửa, 1 người phụ nữ trung
niên, dáng đi khập khiễng đi ra).
NVXH ( cúi xuống): Dạ ! Con chào cô ạ !!!

TC ( ngạc nhiên) : Cháu là ai đấy?
NVXH ( niềm nở): Có phải cô tên là Thơm
không ạ?
TC ( nhìn chằm chằm vào NVXH): Ừ ... Đúng
rồi !!! Thơm đây.

Tự đánh giá cảm xúc,
kỹ năng của sinh viên
Kỹ năng quan sát
NVXH thể hiện sự tôn
trọng thân chủ
Kỹ năng phỏng đoán
Kỹ năng quan sát

3


NVXH ( lễ phép): Dạ. Thưa cô, con tên là
Hương ạ. Con là sinh viên khoa Công tác xã hội
– Trường ĐH Lao động – Xã hội về đây thực tập
ạ.
TC( nhìn thẳng vào tôi): Thế cháu đến nhà cô
làm gì?
NVXH: Dạ. Hôm trước con nói chuyện với bác
và được biết sơ qua về hoàn cảnh gia đình mình.
Con đến đây là để thăm hỏi gia đình mình thôi cô
ạ. Lúc nãy, con vừa đến nhà cô Loan, cô Ánh,
nhà bác Hùng, bà Tâm đó cô.
( TC thay đổi sắc mặt)
TC: À... Thế à

NVXH ( cười): Dạ... !!!
TC ( hồ hởi hơn): Thôi đi vào nhà đi không
nắng cháu. Thời tiết này dễ bị đau đầu lắm.
( Tiếng chó ngừng sủa, tôi theo cô đi vào nhà).
TC: Ngồi đi cháu. Quạt đó ( chỉ tay vào cái
quạt) bật lên cho mát cháu...
( rồi cô cất nón, đi lấy nước cho tôi)
TC: Uống nước đi cháu.
NVXH: Nắng gắt thế này dù mệt nhưng chỉ
cần uống ngụm nước thấy người mát lạnh hẳn ra
cô ạ !!!
TC: Cô cũng thế đấy, đi chợ về là phải uống
vài ba cốc nước. Nắng gắt như mùa hè thế này
dễ bị mất nước lắm.
NVXH: Cô nói đúng rồi đó cô ạ. Con nhiều
khi cũng lười uống nước lắm cô à. Mẹ con mắng
con suốt.
TC: Ừ...cô lấy chồng về đây sinh sống hơn 20
năm rồi..... Cháu có đói không, cô lấy hoa quả
cùng ăn với cô nhé !!! ( vội vàng xuống nhà
bếp)
TC: Ăn đi cháu, đừng ngại. Cô cũng ăn linh
tinh ở chợ nên giờ cũng không thấy đói ( thể
hiện thái độ nhiệt tình)
NVXH ( cười): Con thích ăn quýt với ổi lắm
cô ơi, nhiều lúc con ăn no mà không thèm ăn
cơm luôn... Mà hôm nay việc buôn bán ở chợ

Tự giới thiệu bản thân
Kỹ năng quan sát

Tạo lập niềm tin từ thân
chủ
Kỹ năng quan sát

Thiết lập mối quan hệ
ban đầu
TC thái độ cởi mở
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng tự bộc lộ bản
thân
TC đã tin tưởng NVXH
và thể hiện sự quan tâm
Kỹ năng tự bộc lộ bản
thân

4


vẫn tốt chứ cô?
TC ( thở dài): Dạo này toàn ế thôi cháu, quán
cô thưa khách lắm.
Kỹ năng chia sẻ bản
NVXH: Bác ruột con cũng chuyên bán hoa quả thân,Liên hệ với gia đình
như cô đó, nhiều lúc cũng bấp bênh, lời lỗ thất
NVXH
thường cô ạ.
TC ( vẻ mặt buồn rầu): Cô lại thích cái hồi còn Kỹ năng quan sát
trẻ như cháu đi làm công nhân may ở Hưng Yên
vui lắm. Giờ già rồi, cuộc sống cũng nhiều thay
đổi ( thở dài)

Kỹ năng lắng nghe,Kỹ
NVXH: Cô vừa bảo với cháu là cô từng làm
năng phản hồi nội dung
công nhân may ở Hưng Yên ạ?
TC: Ừ... Xong rồi cô quen chú đấy. ( thay đổi
sắc mặt) Hồi xưa thề non hẹn biển sống đến già
thế mà...
Kỹ năng khuyến khích
NVXH: Có phải cô đang muốn chia sẻ điều gì thân chủ chia sẻ thông
với cháu ạ?
tin
TC ( buồn bã): ... chú... chú mất khi thằng K
mới 5 tuổi cháu à.
NVXH: Con xin lỗi cô đã gợi lại chuyện buồn
đó ạ. Con cũng cảm thấy buồn nữa, con xin chia Kỹ năng phản hồi
sẻ nỗi buồn này với cô ạ.
TC ( nhìn tôi): Không sao cả đâu.
NVXH ( chỉ vào bức ảnh treo ngay trên đầu):
Đây là cô Thơm nầy! Thế bạn nam này có phải
Kỹ năng quan sát
là con trai cô không ạ?
TC ( nhìn vào bức ảnh) Thằng Kiên đó cháu à.
Nhưng...Nhưng...ưng...g.g.g... nó đi tù u.u.u.u
rồi cháu à.( nghẹn ngào, xúc động)... Không biết
bao giờ nó mới trở về với cô đây !!!
NVXH: Con lại nhắc lại chuyện cũ làm cô
Kỹ năng lắng nghe
khóc rồi...Con hiểu cảm giác lúc này của cô mà. Kỹ năng thấu hiểu
Con đi học xa nhà, ít có cơ hội về nhà nên mẹ
Kỹ năng tự bộc lộ bản

con cũng nhớ con giữ lắm. ( lấy khăn lau nước
thân
mắt cho cô, nắm bàn tay thô ráp xù xì của cô)
NVXH: Cô ơi, có con bên cạnh cô, cô cứ bình Tạo cảm giác an toàn
tĩnh ạ. Rồi mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi cô ạ. Anh cho thân chủ
K ở trong tù giam nếu cải tạo tốt sẽ được hưởng
Tạo niềm tin cho thân
chính sách đặc xá của Nhà nước rồi sẽ sớm trở
chủ
5


về bên cô thôi ạ!
TC (nín khóc): ừ... cô cũng mong là vậy đó...
Nhiều người cũng nói với cô như vậy.
NVXH: Dạ, thế chiều nay mấy giờ cô lại đi ra
chợ thế ạ? Con vào chợ hai lần rồi mà không
nhìn thấy cô đâu cả?
TC: ( nguôi ngoai xúc động): Tầm 3h – 4h
chiều gì đó cô đi. Cô bán chỗ trong cùng đó
cháu, đối diện quán cơm “Chị Béo” đó cháu.
Chắc chưa đi vào sâu tít trong kia của chợ đúng
không?
NVXH ( cười): Dạ...Con hay ăn bánh cuốn chỗ
quán bà Hướng đầu chợ đó cô.
TC ( cười)
NVXH: Cô ơi, hôm nào cô rảnh, con lại đến
thăm cô nữa được không ạ?
TC: Ừ... rảnh cứ ghé qua nhà cô nhé.
NVXH: Dạ ( cười). Thế giờ cứ xưng “Con –

Cô” cho thân mật cô nhỉ?
TC ( gật đầu đồng ý)
NVXH: Dạ. Cũng trưa rồi, con xin phép cô con
về để cô còn nghỉ ngơi giữ sức chiều còn đi làm
ạ!
TC: ừ... đi đứng cẩn thận nhé ... Có gì cứ alo
cho cô nhé !!!
NVXH: Vâng ạ ! Con chào cô!!!

Kỹ năng hỏi

Thăm dò, gợi mở sự hợp
tác từ thân chủ
Kỹ năng tạo lập mối
quan hệ

Đánh giá về buổi phúc trình:
Những điểm đã đạt được: Buổi đầu tiên NVXH gặp gỡ TC, tạo lập mối quan
hệ và đã có những thông tin sơ lược ban đầu về TC. NVXH đã thể hiện những
kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ
năng quan sát và kỹ năng tự bộc lộ bản thân. Một điều thuận lợi cho buổi đầu
tiên nói chuyện TC đã có thái độ cởi mở, hợp tác.
Tuy nhiên, trong buổi hôm nay, NVXH đã vô tình nhắc lại chuyện cũ khiến
TC xúc động và mất nhiều thời gian trong việc kiềm chế cảm xúc từ TC.

6


2.2 Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Nhận diện vấn đề của thân chủ.



Cách thức thu thập thông tin
Phỏng vấn: NVXH đã gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với những người có liên



quan để lấy và thu thập những thông tin về TC
Quan sát: NVXH quan sát thái độ, hành vi, biểu hiện thực tế của những người



có liên quan đến vấn đề của TC để thông tin có sự kiểm chứng, chính xác cao





hơn.
Vãng gia: Được sự đồng ý của TC, NVXH sẽ nói chuyện tại nhà riêng của
TC.
Những thông tin đã thu thập được
TC: Gặp gỡ, tiếp xúc và cùng nói chuyện với TC, NVXH nhận thấy TC là
người hiền lành, sống thiên về tình cảm. Hễ nhắc đến con trai, TC không kìm
nén được xúc động, nước mắt tuôn rơi.Ngoài những thông tin cơ bản về bản
thân, TC còn chia sẻ tới NVXH hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, cuộc đời bất
hạnh của cô. Trong những lần nói chuyện để thu thập thông tin, TC tỏ ra rất
hợp tác. Bản thân TC cũng mong muốn tìm người chia sẻ, hàn huyên tâm sự
để vơi bớt nỗi cô đơn TC cho biết, từ ngày con trai cô đi tù vì tội giết người,
hàng xóm láng giềng, bạn bè khu chợ,... thường tránh mặt cô. Sự thiếu hụt

tình cảm từ gia đình, nay cô lại bị người đời xa lánh nên nhiều lúc cô cảm
thấy tủi thân. TC thường nhấn mạnh “Con trai cô đi tù là do cô nuôi dạy con
không tốt”. Cô tự mặc định lỗi đó là do mình nên cô thường cảm thấy day dứt
và càng thương con nhiều hơn.
Cô cho biết, con trai cô vừa mới tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y , chưa xin
được việc làm. Trong thời gian chờ việc, con trai cô giao lưu với nhóm người
xấu ngoài xã hội, thực hiện hành vi giết người và phải ngồi tù 15 năm tại Trại
tạm giam. Con trai cô là một người nóng tính, ương ngạnh nhưng có sức khỏe
tốt.
7


Ngoài ra qua những lời chia sẻ của cô, NVXH nhận thấy mức độ quan tâm
của chính quyền địa phương đối với những người yếu thế như cô Thơm còn
hạn chế. Là người khuyết tật vận động nhẹ nhưng cô chưa được hưởng bất kỳ


một khoản trợ cấp nào từ chính quyền.
Cô Yến – tổ trưởng tổ phụ nữ . Là người bạn Thân của cô T, cô Yến chia sẻ,
cô T là người sống nội tâm, hay nghĩ và thường mặc cảm về dáng đi, hoàn
cảnh của mình. Đặc biệt là sau khi con trai đi tù, cô Thơm lại càng khép mình



hơn bởi sự xa lánh của cộng đồng.
Hàng xóm xung quanh: Đó là cô Mai, bác Liễu, bác Doanh. Mọi người đều
ngạc nhiên khi biết tin con trai cô T đi tù. Họ cho biết, từ trước đến nay, cô T
luôn chấp hành tốt mọi quy định của khu phố, tổ dân, không gây điều tiếng gì
nhưng vì gia đình có người tù tội nên khu phố cũng bị ảnh hưởng.Họ cũng
chia sẻ là thương cảm cho hoàn cảnh của cô nhưng họ không muốn dính dáng,

giao lưu tới những người làm trái pháp luật. Biết cô khó khăn là thế, nhưng
định kiến xã hội quá nặng nề nên những người xung quanh cô đành biết chấp
nhận và hòa vào số đông cho an toàn. Một số cá nhân chia sẻ thẳng thắn: “Bác
sợ lắm...Cứ nghĩ đến cảnh giết người là bác lại rùng mình... Mà bây giờ toàn



bọn trẻ gây ra... Nói chung là phòng từ xa cháu ạ”.
Bố mẹ chồng: NVXH thông qua hình thưc gián tiếp là gọi điện cho bố mẹ
chồng cô để thu thập thông tin. Tuy nhiên, thông tin thu thập được từ họ
không nhiều do họ lãng tai, nghe không rõ nữa và bị hạn chế bởi nguồn tài
chính từ NVXH. Những thông tin ít ỏi mà NVXH thu được đó là lòng hiếu
thảo đối với bố mẹ chồng mặc dù chồng đã mất gần 20 năm nhưng cô vẫn
phụng dưỡng bố mẹ đầy đủ. Bên cạnh đó, cô T còn gửi tiền phụ cấp đều đặn
hàng tháng cho bố mẹ chồng, vừa hoàn thành trách nhiệm vừa được bố mẹ



thương yêu.
Các cô ở chợ : Thu thập thông tin từ các cô, điểm chung mà NVXH nhận thấy
từ sự chia sẻ của họ đó là: cô T là người hiền lành, chăm chỉ và chịu khó. Có
8


khi cô đi từ lúc 4h sáng và tối muộn mới về. Khi biết tin con trai cô giết
người, họ sợ và không dám gần gũi cô. Nhiều khi các chị em trong chợ nói
chuyện vui vẻ nhưng cô T lại né tránh và ngại giao lưu. Qua sự quan sát,
NVXH nhận thấy họ là những người buôn chuyện, cứ rảnh khách là họ lại bàn
tán chuyện người khác đề giết thời gian.
Từ những chi tiết trên có thể đánh giá sơ qua vấn đề mà thân chủ

đang gặp phải là thiếu sự quan tâm của cộng đồng , xã hội, thường có tâm lý
xấu hổ, đổ lỗi cho bản thân.
Phúc trình 2
Họ và tên thân chủ: Lê Thị T
Tuổi: 50
Giới tính: Nữ
Địa chỉ thân chủ : tại số nhà 74, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội
Địa điểm thực hiện : tại nhà thân chủ.
Thời gian : từ 13h30’ –14h30’ ngày 14/1/2018
Phúc trình lần thứ: 2
Mục tiêu buổi làm việc: Thu thập thông tin từ thân chủ.
Sinh viên thực hiện:
Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường
Tự đánh giá cảm xúc,
( Những giao tiếp với thân chủ, biểu hiện
kỹ năng của sinh viên
thái độ, cảm xúc, hành vi của thân chủ)
NVXH: Con chào cô ạ. Chiều nay 3h cô lại
Kỹ năng đặt câu hỏi
xuống chợ ạ? Sáng nay hàng có bán được
nhiều không cô?
TC ( cười): Tầm giờ đấy con à. Nhưng buổi
chiều vẫn thưa khách hơn buổi sáng.
NVXH: Như con đã nói chuyện với cô qua
qua điện thoại hôm trước, hôm nay con lại đến
thăm cô ạ.
TC ( thể hiện sự vui mừng) : Ừ... cô bảo rảnh
rỗi cứ xuống nhà cô mà... Nhà neo người, có
người

đến cũng ấm áp hằn lên. ( liếc mắt nhìn
NVXH)
Giới thiệu mục đích cuộc
9


NVXH ( cười) : Hôm trước cô cháu mình đã
nói chuyện làm quen với nhau rồi, hôm nay
con đến đây con mong muốn được tìm hiểu
thêm một số thông tin về cô được không ạ ?
TC ( cười) : Con như người trong nhà với cô
vậy mà. Có ai đến nói chuyện với cô là cô vui
rồi, con ạ.
NVXH ( nhẹ nhàng) : Cô ơi, con có thể ghi
chép những thông tin này được không ạ ? Cô
yên tâm, con sẽ luôn là người nghe trung thành
mọi chia sẻ của cô, mọi việc cô nói với con
cũng sẽ được giữ bí mật hoàn toàn - đây là
nguyên tắc cơ bản của ngành con đó cô.
TC ( vừa rót nước vừa nói) : Không sao con
ạ. Cứ tự nhiên nhé. Này, ăn hoa quả đi con.
Sáng ế ấm quá, không biết chiều có khấm khá
hơn không?
NVXH ( động viên): Chiều nay con chúc cô
mua may bán đắt ạ ! Cô cố lên cô nhá.
TC: Cô cũng muốn thế lắm.
NVXH ( hướng TC vào vấn đề): Cô ơi, cô có
thể cho con biết một số thông tin về bản thân
được không ạ?
TC: Cô là Lê Thị T, sinh năm 1968, quê quán

Hưng yên.Cô lấy chồng năm 1995 về đây sinh
sống cũng ngót nghét 20 năm rồi đó. Hiện tại
cô đang bán hàng ở chợ .
NVXH: Dạ. Con thấy cô đi khập khiễng với
lại nhiều người vẫn hay gọi cô là “T
thọt”...Con...
TC ( cười): À... Mọi người gọi vui thế thôi...
Cô bị liệt chân trái từ bé. Cô đi giám định sức
khỏe được xác nhận là người khuyết tật vận
động mức độ nhẹ con ạ.
NVXH: À... Vậy ra cô là người khuyết tật.
Con nhận thấy những người khuyết tật ý chí
vượt lên khó khăn phi thường lắm cô ạ! Cô
Thơm cũng như vậy đó.
TC ( gật đầu) ( bắt đầu chia sẻ nhiều hơn):
Bố nó mất khi nó mới 5 tuổi, nhà ngoại thì ở

nói chuyện
TC tin tưởng NVXH

Xin phép TC trước khi
ghi chép

Kỹ năng quan sát
Khích lệ tinh thần TC
Kỹ năng đặt câu hỏi
TC chia sẻ thông tin cá
nhân

Kỹ năng quan sát, gợi

chuyện

Kỹ năng tạo lập mối quan
hệ
Tạo niềm tin, động lực
cho TC
Kỹ năng lắng nghe tích
cực
10


xa, bên nội cũng khó khăn, ông bà tuổi cao sức
yếu, cô bác bận công việc suốt ngày. Nhiều lúc
khó khăn tưởng không thể vượt qua nhưng
nghĩ đến đứa con trai mình đứt ruột đẻ đau nên
cô phải cố gắng hết mình cháu ạ. Nó là động
lực của cô đó.
( hễ nhắc đến con trai, cô T lại xúc động).
( gương mặt cô tối sầm lại, trách móc bản
thân)
TC: Nuôi con ăn học đến nơi đến chốn nhưng
không dạy dỗ nó nên người nên nó mới sa
chân lỡ bước như vậy. (khóc)( đi vào buông và
cầm theo một tập ảnh)
TC: ( đưa cho NVXH xem từng ảnh một):
Hình thằng Kiên khi nó 4 tuổi này... 10
tuổi...18 tuổi...Đây là bố nó, ảnh cưới ngày xưa
đó con.
NVXH: Con hiểu cảm xúc trong cô lúc này.
Nhìn những tấm ảnh dù phôi phai theo thời

gian nhưng con thấy cô giữ gìn, gói bọc rất cẩn
thận. Thế từ ngày anh Kiên ở tù, cuộc sống của
cô chắc là có nhiều sự xáo trộn, cô nhỉ?
TC ( buồn): Nó đi tù được 3 tháng rồi nhưng
cô chưa được phép thăm con. Ở đây, cô chán
lắm, nhiều lúc tự dưng nước mắt trào ra. Nhiều
lúc cần người nói chuyện lắm mà không ai đến
với cô cả. Mọi người thường hay bàn tán
chuyện gia đình cô, xa lánh cô, khách quen
mua hàng cô cũng quay lưng với cô... ( thở
dài) Con dại cái mang con à.
NVXH: Cô vừa bảo là mọi người ngại tiếp
xúc với cô đúng không ạ? Thế còn chính
quyền địa phương có sự hỗ trợ gì không ạ?
TC ( thất vọng): Cô làm đơn hưởng chế độ
mà không thấy lãnh đạo hồi âm con à. Với lại,
hiện tại gia đình cô đang vướng án hình sự nên
chắc vô vọng thôi.
NVXH: Như cô chia sẻ thì sự quan tâm từ
chính quyền rất thiếu hụt. Vậy cô có tham gia
vào Câu lạc bộ, vào nhóm hội nào trong khu,

Chăm chú lắng nghe TC
chia sẻ.
Kỹ năng quan sát

TC đưa cho NVXH xem
ảnh của gia đình
TC chia sẻ nhiệt tình


TC nói ra những khó
khăn mà mình đang gặp
phải.

Kỹ năng phản hồi

Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng hỏi

11


trong tổ không ạ?
TC ( giọng nhỏ lại): Trước thằng Kiên nó ở
nhà, cô cũng thỉnh thoảng tham gia các hoạt
TC đang cảm thấy tự ti,
động của hội phụ nữ đó. Nhưng từ ngày nó đi mặc cảm
tù, mọi người ngại gần cô, nên cô cũng ít tham
Kỹ năng khuyến khích
gia. Mình thì “thọt”, nhiều lúc lại vướng tay
làm rõ ý
vướng chân người khác, người ta đã không
thích mình sẵn rồi.
NVXH: Sao cô lại nghĩ mọi người không
thích mình ạ? Cô có thể nói rõ hơn được không
ạ?
TC ( buồn): Trước đây đi đâu cô cũng được
Kỹ năng đặt câu hỏi
mọi người quan tâm, hỏi thăm. Giờ thì... ai
cũng lạnh nhạt với cô, họ ngại giao tiếp với cô.

Chắc là sợ mang tiếng vì nói chuyện với gia
đình có kẻ giết người.( giọng nói nhỏ hẳn lại,
buồn, than thở)
NVXH: Thế những lúc khó khăn như vậy, họ
hàng nội ngoại có giúp đỡ cô nhiều không ạ?
TC ( bình tĩnh trả lời): Nhà ngoại thì ở xa,
Khuyến khích, động viên
chỉ thăm hỏi qua điện thoại thôi cháu à còn bên TC
nội cũng khó khăn, bận rộn nhiều công việc
lắm. Thôi thì mình ăn ở không tốt nên giờ phải
chịu nhận hậu quả thôi con à ( buông xuôi, thở
dài)
NVXH: Nghe cô chia sẻ, con đã biết thêm
nhiều thông tin về gia đình cô và những khó
Tạo niềm hi vọng cho TC
khăn mà cô đang gặp phải trong cuộc sống. Cô
cố lên cô nhé, giữ gìn sức khỏe như vậy anh
Kiên mới yên tâmcải tạo tốt rồi mới sớm về
với cô chứ ạ.
TC: Ừm... ( tinh thần có vẻ thoải mái hơn)
Có con làm bạn, cô cảm thấy đỡ buồn chán
hơn con ạ, cảm giác thoải mái hơn nhiều.
NVXH: Dạ... Con sẽ luôn ở bên cạnh cô mà,
con và cô sẽ cùng nhau chia sẻ những nỗi niềm
cô nhé.
TC ( gật đầu, vẻ mặt hài lòng): Tất nhiên rồi
con ạ.
NVXH: Con cảm ơn cô đã mở lòng chia sẻ
12



những thông tin, những suy nghĩ của bản thân.
Con hi vọng khoảng thời gian tới con và cô sẽ
có nhiều cơ hội giãi bày nữa ạ.
Đánh giá về buổi phúc trình:
Lần thứ 2 gặp gỡ NVXH , thân chủ thể hiện thái độ hợp tác. NVXH đã thiết
lập niềm tin từ TC nên thu thập thông tin dễ dàng hơn. TC thẳng thắn chia sẻ
những suy nghĩ, thông tin cá nhân và cho phép NVXH được ghi chép thông
tin với nguyên tắc bảo mật an toàn. NVXH đã thể hiện những ký năng như:
kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe
tích cực và kỹ năng khuyến khích TC làm rõ ý.
Tuy nhiên, NVXH chưa kiểm soát tốt thời gian theo kế hoạch, thường bị chi
phối bởi cảm xúc nên nhiều khi ngã theo tâm trạng của thân chủ. Rút kinh
nghiệm cho bản thân, NVXH cần khóe léo kéo TC vào trọng tâm vấn đề và
đặt các loại câu hỏi linh hoạt hơn.
Phúc trình 3
Họ và tên: Đỗ Thị Yến
Tuổi 50
Giới tính: Nữ
Địa chỉ: : phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Địa điểm thực hiện : tại nhà cô Yến.
Thời gian : từ 10h30’ –11h00’ ngày 15/1/2018
Phúc trình lần thứ: 1
Mục tiêu buổi làm việc: thu thập những thông tin liên quan đến cô Thơm.
Sinh viên thực hiện:
Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện
trường
( Những giao tiếp với thân chủ, biểu hiện

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ

năng của sinh viên

13


thái độ, cảm xúc, hành vi của thân chủ)
(Trong quá trình tiến hành những hoạt động
phát triển cộng đồng, NVXH và cô Yến đã
quen thân với nhau)
NVXH ( nhìn thấy cô Yến): Con chào cô ạ.
Kỹ năng quan sát
Cô đang làm gì vậy cô?
Cô Yến: Ừ.. Hương đến đó à? Vào nhà
Cô Yến là người cởi mở,
đi...Chờ cô tý nhé.
thẳng thắn.
NVXH: Dạ vâng ạ !!!
(2 phút sau)
Cô Yến: Hôm nay đến nhà cô có việc gì à?
NVXH: Cô ơi, lần trước, con nghe cô bảo
NVXH giới thiệu mục đích
cô và cô Thơm là bạn thân nên hôm nay con buổi làm việc.
đến để tìm hiểu thêm một số thông tin về cô
Thơm ạ? Cô có sẵn lòng giúp con không ạ?
Cô Yến ( tán thành): Ừ... chuyện gì chứ cái
này cô sắn sàng mà. Cô cứ tưởng con hỏi về
Thái độ hợp tác
kếhoạch phun thuốc diệt muỗi cho tổ dân chứ
( cười)
NVXH: Cô ơi. Con đã gặp trực tiếp cô

Thơm 2 lần và 1 lần qua điện thoại, con thấy
Vào thẳng vấn đề
cô Thơm hay mủi lòng và có những suy nghĩ
không tốt về bản thân. Không biết con nhận
xét như vậy đúng không cô?
Cô Yến ( nhẹ nhàng, giọng trầm xuống):
Hazz. Con nói đúng đấy, cái Thơm sống khép
kín, nội tâm lắm lại dễ xúc động nữa. Từ
ngày thằng Kiên đi tù, nó cứ lủi thủi trong
nhà, có giao lưu với ai đâu.
NVXH: Cô vừa bảo rằng, cô Thơm ít giao
Kỹ năng phản hồi
lưu với mọi người? Cô có biết lý do là gì
Kỹ năng đặt câu hỏi
không ạ?
Cô Yến ( thẳng thắn). Con nó giết người, đi
Cô Yến chia sẻ cởi mở
tù gần 20 năm. Biết nhà nó có người tù tội,
Kỹ năng lắng nghe tích cực
bạn bán hàng với nó, rồi mấy người xung
quanh xa lánh, bàn tán chuyện của hai mẹ
con nó, có người ác miệng còn nói là “Con
hư tại mẹ” có mỗi một đứa mà không biết
nuôi dạy tử tế. Chắc mấy câu nói này đến tai
cái Thơm, vốn hiền lành nên nó cứ im lặng
14


làm ngơ nhưng hay nghĩ rồi xấu hổ, chạnh
lòng đó mà.

Kỹ năng đặt câu hỏi
NVXH: Dạ. Con cũng thấy hoàn cảnh của
cô Thơm đáng thương quá ạ. Là một người
bạn của cô Thơm, trong những lúc khó khăn
như vậy, cô Yến đã làm như thế nào mà có
thể giúp cô Thơm trụ vững với cú sốc này ạ?
Cô Yến ( cởi mở chia sẻ): Từ bé nó đã
“thọt”, sức khỏe không tốt, chồng lại mất
sớm. Khổ thân nó, cái thằng Kiên ấy thế mà
Kỹ năng lắng nghe
hư, không biết
thương mẹ gì cả. Giờ ngồi tù bóc lịch, cái
Thơm thì buồn bã, bi lụy, tự đổ lỗi cho mình
lại hay than than trách phân. Khổ thế. Là bạn
chơi thân với nó, cứ rảnh rỗi là cô qua nhà nó Cô Yến là nguồn lực hỗ trợ
chơi, động viên, thăm hỏi. Có bát cháo, tô
quan trọng
canh, có cân hoa quả mang sang, cô và T
động viên nhau vượt lên nỗi đau cả về thể
xác lẫn tinh thầnmà tiếp tục sống. Cả tháng
nay, cô bận sửa nhà nên ít có thời gian thăm
Kỹ năng thấu hiểu
nom nó thường xuyên như trước, thi thoảng
gặp nó cũng động viên, an ủi nó dăm ba câu.
NVXH: Dạ. Nghe cô chia sẻ, con cũng hiểu
hơn về cô T, đúng là “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi
Đưa ra giải pháp hỗ trợ cô
nhà mỗi cảnh”. Vậy con và cô sẽ là những
Thơm
người bạn giúp cô Thơm giải tỏa những nỗi

Gợi mở cô Yến
niềm, phiền muộn, để rồi cô hiểu ra và sẽ
thay đổi bản thân. Con và cô sẽ giúp cô
Thơm hòa nhập với mọi người, tham gia
nhiều hoạt đồng cộng dồng hơn nữa để cô tự
tin hơn trong cuộc sống. Được không cô?
Cô Yến ( nhìn tôi): Ừ... Được rồi... để cô
sắp xếp thời gian. Phải sang nhà nó thường
Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ
xuyên mới được, không thì nó tự kỷ, trầm
cảm mất.
NVXH: Cháu có ý kiến như thế này, cô
xem được không ạ! Cô cháu mình sẽ tác
động đến những người xung quanh cô T, để
Cô Yến đồng quan điểm
từ đó, họ không còn xa lánh nữa mà quan
tâm cô T nhiều hơn?
15


Cô Yến ( cười): Ý kiến hay đó. Chẳng qua
họ sợ mang tiếng và định kiến với những
người tù tội thôi. Còn cái T, nó hiền lành chứ
có tội tình gì đâu.
NVXH: Con cũng nghĩ như cô vậy đó. Thế
là cô cháu mình thống nhất sẽ hỗ trợ cô T, cô
nhé!
Cô Yến: (tán thành)

Đánh giá buổi phúc trình:

Qua buổi gặp gỡ với cô Yến – tổ trưởng tổ phụ nữ ,NVXH đã đạt được mục
tiêu đề ra là thu thập thêm thông tin về cô Thơm. Cô Yến sẵn sàng họp tác và
chia sẻ thẳng thắn về tính cách, hoàn cảnh của TC, về thái độ cư xử của mọi
người và sẽ giúp TC hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. NVXH đã thể hiện
được một số kỹ năng như: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng
lắng nghe tích cực, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phản hồi.
2.3.Đánh giá và xác định vấn đề
Sơ đồ phả hệ.
Sơ đồ 2. Biểu đồ thế hệ ( cây phả hệ).
Mẹ chồng

Bố chồng

Bác

Chồng

Mẹ đẻ

Bố đẻ

Cô T





16
K(con trai)



Ký hiệu:
Nam

Nữ

Đã qua đời

Cưới nhau

Quan hệ xa cách
Quan hệ một chiều
Phân tích: Qua sơ đồ thế hệ gia đình, nhân viên xã hội nhận thấy rằng: bố
mẹ đẻ, em gái ruột, con trai TC và anh trai chồng, em gái chồng , dì có mối
quan hệ xa cách với cô. Họ là những thành viên thân thiết, ruột thịt với cô
nhưng vì những lý do bất đắc dĩ mà họ không thể bên cạnh cô khi cô đau đớn
nhất.

17


Đứa con trai duy nhất của TC, là mục tiêu sống, là niềm hi vọng của cô cũng
trong phút bồng bột của tuổi trẻ mà đã đứng trước vòng móng ngựa. Thời hạn
15 năm tù giam làm sao cô đứng vững, làm sao cô vượt lên chờ ngày con trở
về. 5 tháng con đi tù nỗi nhớ về hình bóng con luôn khắc khoải khôn nguôi và
liên tục ùa về trong lòng TC. Ngoài ra,mức độ gắn kết tình cảm giữa cô và bố
mẹ chồng khá khăn khít và thể hiện mối tương tác tích cực nhất trong tất cả
các mối quan hệ gia đình. Ngoài việc luôn thăm hỏi động viên bố mẹ chồng,
cô luôn làm tròn nghĩa vụ của một người con dâu. Tuy nhiên, bố mẹ chồng cô
tuổi cũng đã cao, đi lại khó khăn nên họ cũng đã không giúp được gì nhiều

cho cô mà hầu như đều nhận lại sự chăm sóc, phụng dưỡng từ cô.
Một biến cố lớn xảy ra trong gia đình cô là sự ra đi của người chồng khi con
trai cô mới 5 tuổi. Một vụ tai nạn giao thông bất ngờ đã cướp đi người đàn
ông duy nhất trong cuộc đời cô. Mất đi bờ vai vững chãi, cô vừa làm mẹ vừa
thay bố chăm sóc nuôi nấng con cái và chèo chống con thuyền số phận cuộc
đời mình.
Biểu đồ sinh thái.
* Sơ đồ sinh thái
Hàng xóm
Cô Yến tổ
trưởng tổ phụ
nữ

Chính quyền
địa phương

Gia đình bên ngoại

TC

Ban quản
18 lý
chợ


Gia đình bên nội

Hội phụ nữ

Chú thích;

Quan hệ 2 chiều
Quan hệ 1 chiều
Quan hệ xa cách

Phân tích:
Qua biểu đồ sinh thái Nhân viên xã hội biết được các mối quan hệ gần gũi
hay xa cách giữa TC với những cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong
việc huy động và tìm kiếm nguồn lực.
Hiện tại, nguồn lực hỗ trợ cô Thơm giải quyết vấn đề không nhiều. Cô bị
cô lập và khó khăn trong việc kết nối nguồn lực từ bên ngoài.
Ta dễ dàng nhận thấy cô T có mối quan hệ tương tác với cô Yến – tổ trưởng
tổ phụ nữ . Tuy nhiên mối quan hệ tương tác này chỉ xuất phát từ một phía là
TC. Cô Yến là nguồn lực quan trọng hỗ trợ cô T giải quyết vấn đề.

19


Từ sau khi con trai cô T đi tù, nhu cầu cần người bầu bạn, hàn huyên tâm sự
lại càng gia tăng hơn. Cũng trong thời gian này, cô Yến bận rộn khá nhiều
việc.
Cũng nhìn vào biểu đồ sinh thái,cô T thường có sự tương tác tới phía bố mẹ
chồng. Nhưng có là sự tác động một chiều, do vậy nguồn lực bố mẹ chồng rất
cần thiết trong quá trình hỗ trợ cô giải quyết vấn đề. Bố mẹ chồng cô T tuổi
cao sức yếu lại không có thu nhập để duy trì cuộc sống. Cô T vấn thường
xuyên đến nhà thăm hỏi, chu cấp tiền sinh hoạt phí cho bố mẹ, khi bố mẹ ốm
đau bệnh tật cô luôn ở bên cạnh, luôn hoàn thành tốt bổn phận của một người
con dâu.
Những nguồn lực khác như bố mẹ đẻ, em chồng, anh trai chồng cúng được
huy động để cải thiện tình hình thực tại cho thân chủ. Em chồng và anh trai
chồng đều đã lập gia đình, thường xuyên bận rộn lại chăm sóc con nhỏ nên để

huy động nguồn lực này nhân viên xã hội phải mất khá nhiều thời gian.
Ngoài ra, khoảng cách vị trí địa lý là một yếu tố khiến cho nguồn lực giúp
đỡ từ bố mẹ đẻ và em gái ruột bị hạn chế.
Cũng qua biểu đồ ta thấy rằng, người cô yêu thương nhất là con trai yêu quý
của mình lại không ở bên cạnh. Sự thiếu hụt nguồn lực này một phần gây nên
sự thay đổi trong nếp nghĩ từ cô T. Do vậy, phát huy sự tham gia của nguồn
lực này sẽ nhanh chóng giúp cô giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, từ ngày con
trai cô ngồi tù nay đã 5 tháng, cô chưa được phép của các cán bộ trại giam
cho thăm con mình nên nguồn lực dù quan trọng cũng khó khăn để huy động.
Bên cạnh đó, một số nguồn lực từ cộng đồng như bạn bè, bạn cùng nhau
buôn bán trong khu chợ, hàng xóm láng giềng cũng rất cần thiết. Huy động họ
cùng tham gia giúp thân chủ gỡ rối vấn đề là một trong những giải pháp cải
thiện tâm lý sợ cô đơn của cô T. Tuy nhiên, họ lại ngại ngần khi giao tiếp với

20


cô, miễn cưỡng tiếp xúc với cô vì lo sợ mình mang tiếng có mối quan hệ đặc
biệt với gia đình có người tù tội.
Mặt khác, cần có một số nguồn lực bên ngoài cộng đồng tác động đến như
hội phụ nữ, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là tổ dân phố, các chính
sách hỗ trợ dành cho người khuyết tật vận động ở mức độ nhẹ. Nguồn lực từ
ban quản lý chợ cũng rất quan trong.
Các chính sách dành cho người khuyết tật đối với cô chưa thực hiện kịp thời.
Từ khi cô đi giám định sức khỏe, chứng nhận là người khuyết tật vận động
cho đến nay, cô chưa được hưởng bất kỳ một chính sách trợ giúp nào. Khi cô
gặp những điều khó khăn trong cuộc sống, bệnh tật đau ốm, mức độ quan tâm
của tổ dân phố cũng rất hạn hẹp, bó buộc. Do vậy nếu biết cách huy động
nguồn lực từ sự ủng hộ thực hiện đày đủ chính sách theo quy định cho người
khuyết tật và tăng cường sự sâu sát của chính quyền khu phố đến đời sống của

cô T sẽ là “cú huých” giúp cô T dù sống một mình những vẫn cảm nhận được
tình người ấm áp từ cộng đông.

Bảng phân tích điểm mạnh/điểm yếu của thân chủ.
Cô T

Bố mẹ
chồng

Anh trai chồng
và em gái chồng

Bố
D Con
mẹ đẻ ì
trai

Môi trường
xung quanh

Điểm mạnh
Hiền
lành,
chăm

Ở gần
Thương
con dâu

Thương Thươn

em dâu
g con



Thương Khỏe
chị
mạnh
Đời


Cô Yến
– tổ
trưởng tổ
21


chỉ
Hiếu
thảo
Thươn
g con
hết mực
Điều
kiện
sinh
hoạt đầy
đủ

nghề

nghiệp
ổn định

lương
hưu
Sức
khỏe tốt

sống
khấm
khá

bằng cử phụ nữ là
nhân
bạn thân.
ngành
dược

Điểm yếu
Sức
khỏe yếu
Dể mủi
lòng, xúc
động
Tâm lý
tiêu cực
Ngại
tham gia
các hoạt
động

đoàn thể

Tuổi cao Bận rộn
Ở xa
Ở xa
sức yếu
công việc
Thường Sức
Không
Con nhỏ xảy ra
khỏe
có thu
hay ốm
xung
yếu
nhập,
đau
đột, mâu
sống phụ
thuẫn
thuộc vào
con cháu

Đi tù
15 thời
hạn 15
năm
Bồng
bột,
nóng

tính

Tổ dân
có nhiều
đối
tượng
chính
sách
Bạn
bè, hàng
xóm
láng
giềng
không

chứng
kiến, dễ
thay đổi
tình
cảm

Phân tích: Bảng phân tích điểm mạnh/ điểm yếu của hệ thống thân chủ cho
thấy những điểm mạnh, tiềm năng của đối tượng, những nguồn lực tích cực từ
môi trường như gia đình, bạn bè, cộng đồng đối với đối tượng. Bên cạnh đó
nhân viên xã hội cần xác định những điểm hạn chế để khi lập kế hoạch can
22


thiệp, cả nhân viên xã hội và đối tượng biết tránh và khắc phục những hạn chế
đó như thế nào. Qua đó thân chủ sẽ tận dụng, phát huy những điểm mạnh và

hạn chế những điểm yếu. Việc nhìn nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu sẽ
giúp đối tượng chuẩn bị tâm thế tốt hơn cho việc đối mặt với những khó khăn
và chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới. Qua bảng phân tích trên ta có thể
thấy rõ ràng nguồn hỗ trợ cho cô T trong quá trình giải quyết vấn đề khá
nhiều như cô Yến, bố mẹ chồng,...Nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của
bản thân và những người xung quanh, cô T sẽ nỗ lực hết mình để phát huy
điểm mạnh và loại bỏ dần những điểm yếu, hướng tới giải quyết vấn đề cho
chính mình.
Thân
chủ
2.3.4. Cây
vấn
đề:thiếu sự quan tâm, động viên từ cộng đồng
Sơ đồ 1. Cây vấn đề.

Sống nội tâm, khép kín Mối quan hệ xã hội
Chưa
có sự
tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phư
bị thu
hẹp

thấy xấu hổ vì con
Nghĩtrai
mình
phảikém
đi tù
cỏi,
donuôi
giết

người
con
không
tốtkhi
Mức
độtiếng
quan
tâm
đời
sống
vật
chấtsắp
và xếp
đời hợp
sốnglýtinh
Cộng
đồng
lodạy
sợ bị
mang
tiếpđến
xúc
với
côhẹp
Nguồn
ngân
sách
hạn
Chưa
bố trí,

chỗthần
bán ch
23


Phân tích:
Dựa vào cây vấn đề, nhân viên xã hội nhận thấy rằng: Những nguyên nhân
dẫn đến việc cô T thiếu sự quan tâm, động viên từ cộng đồng, xã hội do ba
nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ bản thân cô. Là người bị liệt 1 chân trái
từ nhỏ, cô đã mang trong mình mặc cảm bởi đôi chân đũa lệch bên cao bên
thấp, khập khiễng bước đi của mình. Lớn lên cô đi làm công nhân may ở
Hưng Yên rồi đem lòng yêu chú. Hai người quyết định tiến tới hôn nhân trong
sự chúc phúc hạnh phúc của mọi người. Thế nhưng niềm vui không kéo dài
được bao lâu thì số phận éo le, nghiệt ngã của cuộc đời ập đến đã cướp đi
người chồng hết mực yêu thương cô, người cha mẫu mực chăm lo cho con. Bi
kịch cuộc sống vẫn chưa dừng lại ở đó, khi cô nhận tin con trai mình giết
người cướp của phải ngồi tù bóc lịch đằng đẵng 17 năm trời. Từ khi biết tin
con trai cô T cướp của giết người bị bắt đi tù, mọi người xung quanh như
quay lưng lại với cô. Cô xấu hổ và tự đổ lỗi về bản thân mình cho rằng mình
đã nuôi dạy con không tốt, là người mẹ kém cỏi nên con mới sa vào con
đường tội lỗi.
Nguyên nhân thứ hai đó là do mối quan hệ xã hội của cô bị thu hẹp. Trước
kia mọi người đều đối xử tốt với hai mẹ con cô, vừa thể hiện tình làng nghĩa
xóm vừa xuất phát từ lòng thương. Nhưng từ khi con trai cô vi phạm pháp
luật hình sự, mọi người xung quanh cô đều ngoảnh mặt làm ngơ. Họ miễn
cưỡng tiếp xúc, ngại gặp gỡ cô chỉ đơn giản họ sợ mang tiếng. Họ xem
thường nhân cách con người cô với những lời nói khó nghe. Những người
hàng xóm từng là bạn tốt của nhau, những người cùng hợp tác buôn bán trong
khu chợ đều thay đổi thái độ khi tiếp xúc với cô.

Nguyên nhân cuối cùng đó là do chưa có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền
địa phương. Cô T đã đi giám định sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai 2012 và
24


được xác nhận là người khuyết tật vận động ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, đến tận
thời điểm hiện tại cô vẫn chưa được thụ hưởng bất kỳ một khoản trợ cấp nào
từ phía chính quyền.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và ban lãnh đạo chợ chưa bố trí, sắp
xếp địa điểm bán hàng phù hợp cho cô T. Cô vẫn phải chạy vạy thuê địa điểm
bán hàng và nộp quỹ chợ hàng tháng.
Là người khuyết tật dù chưa được hưởng những chính sách ưu đãi, trợ giúp
đặc biệt từ Đảng và Nhà nước, nhưng cô vẫn chấp hành tốt mọi chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.3.5. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề
Hiện tại, cô T đang rất cần người để bầu bạn, tâm sự nhằm vơi bớt nỗi cô
đơn, sự tủi thân. Do vậy, vấn đề đầu tiên cần ưu tiên trước là cùng giao lưu,
tương tác và chia sẻ với cô những vui buồn trong cuộc sống. Qua đó, cô sẽ
giải tỏa căng thẳng, không còn cảm giác chạnh lòng và cảm thấy cuộc sống có
ý nghĩa hơn.
Vấn đề thứ hai cần giải quyết là tham vấn đề giúp cô thay đổi suy nghĩ về
bản thân, giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện ở cô từ khi con trai cô
đi tù. Qua đó, cô sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, không còn đổ lỗi cho bản thân
mà hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Vấn đề tiếp theo trong quá trình hỗ trợ thân chủ là tác động đến những người
xung quanh để họ thay đổi thái độ và có cách ứng xử đúng mực. Khi cộng
đồng không còn xa lánh cô, không còn quay lưng lại với cô sẽ tạo điều kiện
để cô hòa nhập cộng đồng và công việc buôn bán sẽ thuận buồm xuôi gió hơn.

25



×