Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM ACID HỮU CƠ, PROBIOTIC, THẢO DƯỢC THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

ĐẶNG MINH PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM
ACID HỮU CƠ, PROBIOTIC, THẢO DƯỢC
THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG
THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐẶNG MINH PHƯỚC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM
ACID HỮU CƠ, PROBIOTIC, THẢO DƯỢC
THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG
THỨC ĂN HEO CON CAI SỮA

Chuyên ngành: Chăn nuôi Động vật Nông Nghiệp
Mã số: 62.62.40.01

Hướng dẫn khoa học


1. PGS. TS. DƯƠNG THANH LIÊM
2. TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án này là công trình
nghiên cứu của bản thân tôi.
Tất cả các số liệu , kết quả hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình hoặc luận văn nào trước đây.
Tác giả luận án

NCS Đặng Minh Phước


ii

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS. TS Dương Thanh Liêm, TS Dương Duy Đồng.
- PGS. TS Trần Thị Dân, PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân.
- PGS.TS Trịnh Công Thành, PGS.TS Lâm Thị Thu Hương.
- PGS. TS Lê Văn Thọ, PGS. TS Lã Văn Kính.
- TS. Nguyễn Văn Khanh, TS. Nguyễn Như Pho, TS. Trần Văn Chính, TS. Võ
Thị Trà An. TS. Nguyễn Quang Thiệu.
- ThS. Nguyễn Thị Thu Năm.

Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình
thực hiện chuyên đề, đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hữu Huy - Giám đốc Công ty Chăn
nuôi Tiền Giang, chị Nguyễn Thị Hiên - Trưởng phòng Kế toán - Nghiệp vụ công ty
đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô thuộc Khoa Chăn nuôi
Thú y và Phòng Đào tạo sau đại học - trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã động viên và khích lệ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc các đơn vị trực thuộc và toàn thể cán
bộ công nhân viên Công ty Chăn nuôi Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và chia sẻ kết quả đạt được với tất cả quý thầy cô ,
người thân và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến , động viên và giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận án này.


iii

MỤC LỤC
Trang
Phụ bìa

Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm tạ.............................................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................................. iii
Danh mục hình, bảng, sơ đồ, biểu đồ và đồ thị ..................................................... ix
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... xi
Tóm tắt .................................................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Những đóng góp về khoa học ........................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1 Những vấn đề xảy ra lúc cai sữa .................................................................. 3
1.1.1 Bỏ ăn tạm thời lúc cai sữa ...................................................................... 4
1.1.2 Những thay đổi về cấu trúc và chức năng ruột non heo con cai sữa ..... 4
1.1.2.1 Sự phát triển về kích thước bộ máy tiêu hoá của heo con .................. 4
1.1.2.2 Chiều cao nhung mao và chiều sâu mào ruột...................................... 5
1.1.2.3 Liên quan giữa chiều cao nhung mao và hoạt tính enzym tiêu hóa .... 7
1.1.2.4 Sự thích nghi cấu trúc và đặc điểm sinh lý của tế bào biểu mô ruột .. 8
1.2 Những giới hạn của việc sử dụng kháng sinh trong TĂCN ......................... 9
1.2.1 Hiện tượng đề kháng kháng sinh............................................................ 9
1.2.2 Tồn dư kháng sinh và ảnh hưởng của tồn dư đến sức khỏe con người.. 10
1.2.2.1 Khái niệm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi ................. 10
1.2.2.2 Tình hình tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi .................. 10
1.3 Những giải pháp thay thế kháng sinh trong TĂCN .................................... 11
1.3.1 Acid hữu cơ ............................................................................................ 11


iv

1.3.1.1 Khả năng trung hòa acid của các loại thực liệu ................................ 11
1.3.1.2 Sự acid hóa đường ruột ...................................................................... 13
1.3.1.3 Hiệu quả sử dụng acid hữu cơ ............................................................ 14
1.3.1.4 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ ................................................ 16
1.3.1.5 Tính kháng khuẩn của acid hữu cơ .................................................... 18
1.3.1.6 Tính kháng khuẩn của acid hữu cơ dạng muối .................................. 19
1.3.2 Probiotic ................................................................................................. 19
1.3.2.1 Khái niệm .......................................................................................... 19
1.3.2.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ........................................................... 19

1.3.2.3 Trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa .................... 20
1.3.2.4 Trạng thái không cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa.......... 21
1.3.2.5 Cơ chế tác động của probiotic ........................................................... 22
1.3.2.6 Những vi khuẩn dùng sản xuất probiotic trong thức ăn chăn nuôi ... 27
1.3.3 Thảo dược............................................................................................... 32
1.3.3.1 Khái niệm .......................................................................................... 32
1.3.3.2 Cơ chế kháng khuẩn của thảo dược, chất trích thực vật ................... 33
1.3.3.3 Ảnh hưởng của chất trích thực vật lên chức năng và hệ vi sinh vật
đường tiêu hoá ....................................................................................................... 38
1.4 Tóm tắt các công trình nghiên cứu .............................................................. 39
1.4.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước .................................................. 39
1.4.1.1 Acid hữu cơ ...................................................................................... 39
1.4.1.2 Probiotic ........................................................................................... 40
1.4.1.3 Thảo dược ....................................................................................... 41
1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 41
1.4.2.1 Acid hữu cơ ..................................................................................... 41
1.4.2.2 Probiotic .......................................................................................... 42
1.4.2.3 Thảo dược ....................................................................................... 43
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 44
2.1 Thời gian và địa điểm................................................................................... 44


v

2.2 Nội dung và điều kiện thí nghiệm ................................................................ 44
2.2.1 Nội dung thí nghiệm................................................................................ 44
2.2.2 Điều kiện và vật liệu thí nghiệm ............................................................. 44
2.2.2.1 Chuồng trại ......................................................................................... 44
2.2.2.2 Đối tượng thí nghiệm ......................................................................... 45
2.2.2.3 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................ 45

2.2.2.4 Các chế phẩm thí nghiệm ................................................................... 46
2.3 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 49
2.3.1 Thí nghiệm 1 ........................................................................................... 49
2.3.1.1 Mục đích thí nghiệm 1 ....................................................................... 50
2.3.1.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.................................................................... 50
2.3.2 Thí nghiệm 2 ........................................................................................... 50
2.3.2.1 Mục đích thí nghiệm 2 ....................................................................... 50
2.3.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.................................................................... 50
2.3.3 Thí nghiệm 3 ........................................................................................... 51
2.3.3.1Mục đích thí nghiệm 3 .......................................................................... 51
2.3.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.................................................................... 51
2.3.4 Thí nghiệm 4 ........................................................................................... 51
2.3.4.1 Mục đích thí nghiệm 4 ....................................................................... 51
2.3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4.................................................................... 52
2.3.5 Thí nghiệm 5 ........................................................................................... 52
2.3.5.1 Mục đích thí nghiệm 5 ....................................................................... 52
2.3.5.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5.................................................................... 52
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 53
2.5 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................... 54
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 56
3.1 Kết quả thí nghiệm 1 .................................................................................... 56
3.1.1 Trọng lượng và tăng trọng thí nghiệm 1 ................................................ 56
3.1.2 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 1 ....................................................... 59


vi

3.1.3 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 1 .................................................. 61
3.1.4 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 1 ............................................................. 62
3.1.5 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 1 .................................................................. 63

3.1.6 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 1 .................................. 64
3.1.7 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 1 ..................................................... 65
3.1.8 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 1 ................................................................. 66
3.1.9 Nhận xét thí nghiệm 1 ............................................................................. 67
3.2 Kết quả thí nghiệm 2 .................................................................................... 68
3.2.1 Trọng lượng và tăng trọng thí nghiệm 2 ................................................ 68
3.2.2 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 2 ....................................................... 71
3.2.3 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 2 .................................................. 73
3.2.4 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 2 ............................................................. 74
3.2.5 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 2 .................................................................. 75
3.2.6 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 2 .................................. 76
3.2.7 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 2 ..................................................... 77
3.2.8 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 2 ................................................................. 78
3.2.9 Nhận xét thí nghiệm 2 ............................................................................. 78
3.3 Kết quả thí nghiệm 3 .................................................................................... 79
3.3.1 Trọng lượng và tăng trọng thí nghiệm 3 ................................................ 79
3.3.2 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 3 ....................................................... 83
3.3.3 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 3 .................................................. 84
3.3.4 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 3 ............................................................. 85
3.3.5 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 3 .................................................................. 87
3.3.6 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 3 .................................. 88
3.3.7 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 3 ..................................................... 89
3.3.8 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 3 ................................................................. 89
3.3.9 Nhận xét thí nghiệm 3 ............................................................................. 90
3.4 Kết quả thí nghiệm 4 .................................................................................... 91
3.4.1 Trọng lượng và tăng trọng thí nghiệm 4 ................................................ 91


vii


3.4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 4 ....................................................... 94
3.4.3 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 4 .................................................. 95
3.4.4 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 4 ............................................................. 96
3.4.5 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 4 .................................................................. 98
3.4.6 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 4 .................................. 99
3.4.7 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 4 ..................................................... 99
3.4.8 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 4 ................................................................. 100
3.4.9 Nhận xét thí nghiệm 4 ............................................................................. 101
3.5 Kết quả thí nghiệm 5 .................................................................................... 102
3.5.1 Trọng lượng và tăng trọng thí nghiệm 5 ................................................ 102
3.5.2 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 5 ....................................................... 105
3.5.3 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 5 .................................................. 107
3.5.4 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 5 ............................................................. 108
3.5.5 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 5 .................................................................. 109
3.5.6 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 5 .................................. 110
3.5.7 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 5 ..................................................... 111
3.5.8 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 5 ................................................................. 112
3.5.9 Nhận xét thí nghiệm 5 ............................................................................. 113
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 114
4.1 Kết luận ........................................................................................................ 114
4.2 Đề nghị ......................................................................................................... 115
4.3 Tồn tại .......................................................................................................... 115
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 117
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 140


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Những tác nhân gây nên stress lúc cai sữa ........................................... 3
Sơ đồ 1.2 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ ................................................... 16
Sơ đồ 1.3 Chuyển hoá tác động tĩnh khuẩn và diệt khuẩn của acid hữu cơ ......... 18
Sơ đồ 1.4 Cơ chế tác động của carvacrol .............................................................. 37
Hình 1.1 Cấu trúc tế bào biểu mô niêm mạc ruột ................................................ 6
Hình 1.2 Cơ chế tác động của probiotic ................................................................ 23
Hình 1.3 Cơ chế tác động của probiotic dưới góc độ tế bào ................................. 24
Hình 1.4 Vi khuẩn lactic dưới kính hiển vi ........................................................... 28
Hình 1.5 Bào tử Bacillus và vi sinh vật sinh dưỡng ............................................. 29
Hình 1.6 Vi khuẩn E. coli gắn chặt lên tế bào nấm men ....................................... 31
Hình 1.7 Cấu trúc hoá học của thymol và carvacrol ............................................. 33
Hình 1.8 Cơ chế tác động của dầu thiết yếu ......................................................... 36
Hình 2.1 Chuồng heo Xí nghiệp Chăn nuôi Thân Cửu Nghĩa .............................. 54
Hình 2.2 Chuồng heo Xí nghiệp Chăn nuôi 30/4 .................................................. 55
Hình 2.3 Chuồng heo Xí nghiệp Chăn nuôi Chợ Gạo .......................................... 55
Bảng 1.1 Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hoá heo con ............................... 5
Bảng 1.2 Sự đề kháng kháng sinh của E. coli trên heo. ........................................ 10
Bảng 1.3 Giá trị B của một số nguyên liệu thức ăn .............................................. 12
Bảng 1.4 Giá trị B khuyến cáo trong thức ăn heo, gà ........................................... 13
Bảng 1.5 Hằng số điện ly pK của acid phosphoric và một số acid hữu cơ ........... 17
Bảng 1.6 Tóm tắt ảnh hưởng của probiotic trên hệ vi sinh vật đường tiêu hoá .... 26
Bảng 1.7 Tóm tắt ảnh hưởng của probiotic trên khả năng tăng trọng của heo ..... 27
Bảng 1.8 Hiệu quả của chất trích thực vật trong chăn nuôi heo ........................... 33
Bảng 1.9 Thành phần hoá học và cơ chế kháng khuẩn của chất trích thực vật .... 34
Bảng 1.10 Thành phần hoạt chất chính trong tinh dầu ......................................... 35


ix

Bảng 2.1 Thành phần các loại thực liệu trong thức ăn thí nghiệm ....................... 45

Bảng 2.2 Thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm ............................... 46
Bảng 2.3 Sơ đồ thí nghiệm 1 ................................................................................. 50
Bảng 2.4 Sơ đồ thí nghiệm 2 ................................................................................. 50
Bảng 2.5 Sơ đồ thí nghiệm 3 ................................................................................. 51
Bảng 2.6 Sơ đồ thí nghiệm 4 ................................................................................. 52
Bảng 2.7 Sơ đồ thí nghiệm 5 ................................................................................. 52
Bảng 3.1 Trọng lượng thí nghiệm 1 ...................................................................... 56
Bảng 3.2 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 1 ................................. 57
Bảng 3.3 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 1 ..................................................... 59
Bảng 3.4 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 1................................................. 61
Bảng 3.5 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 1 ........................................................... 62
Bảng 3.6 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 1 ................................................................. 63
Bảng 3.7 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 1 ................................. 64
Bảng 3.8 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 1 .................................................... 65
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 1 ............................................................... 66
Bảng 3.10 Trọng lượng thí nghiệm 2 .................................................................... 68
Bảng 3.11 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 2 ............................... 69
Bảng 3.12 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 2 ................................................... 71
Bảng 3.13 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 2............................................... 73
Bảng 3.14 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 2 ......................................................... 74
Bảng 3.15 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 2 ............................................................... 75
Bảng 3.16 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 2 ............................... 76
Bảng 3.17 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 2 .................................................. 77
Bảng 3.18 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 2 ............................................................. 78
Bảng 3.19 Trọng lượng thí nghiệm 3 .................................................................... 79
Bảng 3.20 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 3 ............................... 80
Bảng 3.21 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 3 ................................................... 83
Bảng 3.22 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 3............................................... 84



x

Bảng 3.23 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 3 ......................................................... 85
Bảng 3.24 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 3 ............................................................... 87
Bảng 3.25 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 3 ............................... 88
Bảng 3.26 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 3 .................................................. 89
Bảng 3.27 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 3 ............................................................. 90
Bảng 3.28 Trọng lượng thí nghiệm 4 .................................................................... 91
Bảng 3.29 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 4 ............................... 92
Bảng 3.30 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 4 ................................................... 94
Bảng 3.31 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 4............................................... 95
Bảng 3.32 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 4 ......................................................... 96
Bảng 3.33 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 4 ............................................................... 98
Bảng 3.34 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 4 ............................... 99
Bảng 3.35 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 4 .................................................. 99
Bảng 3.36 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 4 ............................................................. 100
Bảng 3.37 Trọng lượng thí nghiệm 5 .................................................................... 102
Bảng 3.38 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 5 ............................... 103
Bảng 3.39 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 5 ................................................... 105
Bảng 3.40 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 5............................................... 107
Bảng 3.41 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 5 ......................................................... 108
Bảng 3.42 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 5 ............................................................... 109
Bảng 3.43 Tỷ lệ nhiễm E. coli dung huyết thí nghiệm 5 ...................................... 110
Bảng 3.44 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 5 .................................................. 111
Bảng 3.45 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 5 ............................................................. 112
Biểu đồ 1.1 Hoạt tính một số enzym tiêu hoá ở heo con .................................... 8
Đồ thị 3.1 Trọng lượng heo thí nghiệm 1 ............................................................. 56
Đồ thị 3.2 Tăng trọng và Tăng trọng bình quân thí nghiệm 1 .............................. 57
Đồ thị 3.3 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 1 .................................................... 60
Đồ thị 3.4 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 1 ............................................... 61

Đồ thị 3.5 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 1 .......................................................... 62


xi

Đồ thị 3.6 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 1 ............................................................... 64
Đồ thị 3.7 Tỷ lệ nhiễm E. coli dung huyết thí nghiệm 1....................................... 65
Đồ thị 3.8 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 1 .................................................. 66
Đồ thị 3.9 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 1 .............................................................. 67
Đồ thị 3.10 Trọng lượng heo thí nghiệm 2 ........................................................... 69
Đồ thị 3.11 Tăng trọng và Tăng trọng bình quân thí nghiệm 2 ............................ 70
Đồ thị 3.12 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 2 .................................................. 72
Đồ thị 3.13 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 2 ............................................. 73
Đồ thị 3.14 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 2 ........................................................ 74
Đồ thị 3.15 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 2 ............................................................. 75
Đồ thị 3.16 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 2 ............................. 76
Đồ thị 3.17 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 2 ................................................ 77
Đồ thị 3.18 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 2 ............................................................ 78
Đồ thị 3.19 Trọng lượng thí nghiệm 3 .................................................................. 80
Đồ thị 3.20 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 3.............................. 81
Đồ thị 3.21 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 3 ................................................. 83
Đồ thị 3.22 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 3 ............................................. 84
Đồ thị 3.23 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 3 ........................................................ 86
Đồ thị 3.24 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 3 ............................................................. 87
Đồ thị 3.25 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 3 ............................. 88
Đồ thị 3.26 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 3 ................................................ 89
Đồ thị 3.27 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 3 ............................................................ 90
Đồ thị 3.28 Trọng lượng thí nghiệm 4 .................................................................. 91
Đồ thị 3.29 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 4.............................. 92
Đồ thị 3.30 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 4 .................................................. 94

Đồ thị 3.31 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 4 ............................................. 95
Đồ thị 3.32 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 4 ........................................................ 97
Đồ thị 3.33 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 4 ............................................................. 98
Đồ thị 3.34 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 4 ............................. 99


xii

Đồ thị 3.35 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 4 ................................................ 100
Đồ thị 3.36 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 4 ............................................................ 101
Đồ thị 3.37 Trọng lượng thí nghiệm 5 .................................................................. 102
Đồ thị 3.38 Tăng trọng và tăng trọng bình quân thí nghiệm 5.............................. 103
Đồ thị 3.39 Lượng thức ăn tiêu thụ thí nghiệm 5 .................................................. 105
Đồ thị 3.40 Hệ số chuyển hoá thức ăn thí nghiệm 5 ............................................. 107
Đồ thị 3.41 Tỷ lệ con tiêu chảy thí nghiệm 5 ........................................................ 108
Đồ thị 3.42 Tỷ lệ nuôi sống thí nghiệm 5 ............................................................. 109
Đồ thị 3.43 Tỷ lệ dương tính E. coli dung huyết thí nghiệm 5 ............................. 110
Đồ thị 3.44 Tỷ lệ nhiễm Salmonella thí nghiệm 5 ................................................ 111
Đồ thị 3.45 Hiệu quả kinh tế thí nghiệm 5 ............................................................ 112


xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

NGUYÊN CHỮ

NGHĨA TIẾNG VIỆT


ADG

Average Daily Gain

Tăng trọng bình quân ngày

ADFI

Average Daily Feed Intake

Thức ăn tiêu thụ bình quân mỗi ngày

AGP

Antibiotic Growth Promoters

Kháng sinh kích thích tăng trưởng

ATP

Adenosine Triphosphate

DC

Dendrite Cell

Tế bào tua

DNA


Deoxyribose Nucleic Acid

Acid nhân

EGF

Epidermal Growth Factor

Yếu tố tăng trưởng biểu mô

EO

Essential Oil

Tinh dầu

ETEC

Enterotoxigenic Escherichia coli

Vi khuẩn E. coli sinh độc tố ruột

FCR

Feed Conversion Ratio

Hệ số chuyển hoá thức ăn

FI


Feed Intake

Thức ăn tiêu thụ

IEL

Intra-epithelia Lymphocyte

Tế bào lympho trong lớp biểu mô

ME

Metabolisable Energy

Năng lượng trao đổi

PE

Plant Extract

Chất trích thực vật

VIẾT TẮT

NGUYÊN CHỮ

D

Duroc


YL

Yorkshire - Landrace


xiv

CK

Cả kỳ

ĐC

Đối chứng



Giai đoạn

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hoá thức ăn

KS

Kháng sinh

LTĂTT

Lượng thức ăn tiêu thụ


TĂCB

Thức ăn cơ bản

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

TN

Thí nghiệm

TT

Tăng trọng

TTBQ

Tăng trọng bình quân

TLCTC

Tỷ lệ con tiêu chảy

TLNCTC

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TL


Trọng lượng

g/ng

gram/ngày


xv

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo
dược thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa” được thực hiện tại 3 xí
nghiệp chăn nuôi trực thuộc Công ty Chăn nuôi Tiền Giang từ năm 2006 đến năm
2009 nhằm thay thế kháng sinh cho mục đích kích thích tăng trưởng và phòng ngừa
tiêu chảy. Kết quả thu thập được của 5 thí nghiệm ghi nhận như sau:
(1) Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả của 3 chế phẩm acid hữu cơ A, B, C với
thành phần và tỷ lệ bổ sung khác nhau trong thức ăn. Tổng số 200 heo cai sữa lai 3
máu (D x YL) có ngày tuổi trung bình 28 ngày được bố trí vào 5 lô: lô đối chứng, lô
kháng sinh (avilamycin) và 3 lô thí nghiệm bổ sung 3 chế phẩm A, B, C. Chế phẩm
A gồm acid lactic, phosphoric, formic; chế phẩm B với thành phần acid formic,
lactic, malic, tartaric, citric, phosphoric và chế phẩm C là muối sodium butyrate.
Kết quả cho thấy, lô bổ sung chế phẩm B với tỷ lệ 0,2% mang lại hiệu quả tốt hơn
do đã cải thiện 5,01% tăng trọng, làm giảm 20,43% tỷ lệ con tiêu chảy và tăng
12,10% hiệu quả kinh tế so với lô kháng sinh.
(2) Thí nghiệm 2: So sánh hiệu quả của 2 chế phẩm probiotic D và E có thành
phần và tỷ lệ bổ sung khác nhau trong thức ăn. Tổng số 160 heo cai sữa lai 3 máu
(D x YL) có ngày tuổi trung bình 28 ngày được bố trí vào 4 lô: lô đối chứng, lô
kháng sinh (avilamycin) và 2 lô thí nghiệm bổ sung 2 chế phẩm D và E. Chế phẩm
D có thành phần gồm Bacillus coagulans 109 CFU/gram và chế phẩm E có thành

phần/gram gồm Bacillus subtilis 1010 CFU, Lactobacillus spp. 1010 CFU,
Saccharomyces cerevisiae 1010 CFU. Lô bổ sung chế phẩm E với tỷ lệ 0,1% mang
lại hiệu quả tốt hơn do đã cải thiện 5,95% tăng trọng, làm giảm 18,57% tỷ lệ con
tiêu chảy và tăng 12,73% hiệu quả kinh tế so với lô kháng sinh.
(3) Thí nghiệm 3: So sánh hiệu quả của 2 chế phẩm thảo dược F và G trên
tổng số 160 heo cai sữa lai 3 máu (D x YL) có ngày tuổi trung bình 28 ngày ở 4 lô:


xvi

lô đối chứng, lô kháng sinh và 2 lô thí nghiệm bổ sung 2 chế phẩm F và G. Chế
phẩm F với thành phần gồm cây hồi, quế, tỏi, gừng, hương thảo, cỏ thi, ớt….. và
chế phẩm G gồm hoàng cầm, đảng sâm, bạch chỉ, kim anh tử, địa du…. Lô bổ sung
chế phẩm F với tỷ lệ 0,05% mang lại hiệu quả tốt hơn do cải thiện 5,79% tăng
trọng, làm giảm 23,88% tỷ lệ con tiêu chảy và tăng 11,23% hiệu quả kinh tế so với
lô kháng sinh.
(4) Thí nghiệm 4: So sánh hiệu quả của 3 loại chế phẩm acid hữu cơ,
probiotic và thảo dược (căn cứ vào kết quả của thí nghiệm 1, 2, 3) trên tổng số 200
heo cai sữa lai 3 máu (D x YL) có ngày tuổi trung bình 28 ngày gồm 5 lô: lô đối
chứng, lô kháng sinh và 3 lô thí nghiệm bổ sung 3 chế phẩm là acid hữu cơ B (acid
lactic, formic, malic, tartaric, citric, phosphoric); probiotic E (Bacillus subtilis,
Lactobacillus spp., Saccharomyces cerevisiae) và thảo dược F (cây hồi, quế, tỏi,
gừng, cỏ thi, húng tây, ớt). Kết quả cho thấy, bổ sung các chế phẩm acid hữu cơ,
probiotic và thảo dược vào thức ăn có hiệu quả cải thiện lần lượt 6,40%, 1,44%;
7,66% tăng trọng; làm giảm 22,51%; 11,36%; 21,68% tỷ lệ con tiêu chảy và mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn 12,39%; 4,32%; 17,01% so với lô kháng sinh.
Các chế phẩm acid hữu cơ, probiotic và thảo dược có khả năng thay thế kháng
sinh trong thức ăn heo con cai sữa theo thứ tự là (i) thảo dược, (ii) acid hữu cơ và
(iii) probiotic.
(5) Thí nghiệm 5: Tìm ra nghiệm thức tối ưu khi kết hợp từng chế phẩm với

nhau trên tổng số 240 heo cai sữa lai 3 máu (D x YL) có ngày tuổi trung bình 28
ngày được bố trí vào 6 lô: lô đối chứng, lô kháng sinh và 4 lô thí nghiệm bổ sung 3
chế phẩm acid hữu cơ B, probiotic E và thảo dược F dưới dạng kết hợp: (acid hữu
cơ + probiotic), (acid hữu cơ + thảo dược), (probiotic + thảo dược), (acid hữu cơ +
probiotic + thảo dược). Kết quả cho thấy, các chế phẩm dưới dạng kết hợp: acid hữu
cơ với probiotic, acid hữu cơ với thảo dược, probiotic với thảo dược, acid hữu cơ
với probiotic và thảo dược đã cải thiện lần lượt 0,50%; 5,11%; 1,01%; 3,19% tăng
trọng; làm giảm 13,19%; 17,40%; 13,38%; 15,20% tỷ lệ con tiêu chảy và mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn 3,19%; 14,28%; 4,06%; 4,46% so với lô kháng sinh.


xvii

Các chế phẩm dưới dạng kết hợp có khả năng thay thế kháng sinh trong thức
ăn heo con cai sữa theo thứ tự (i) acid hữu cơ kết hợp thảo dược, (ii) acid hữu cơ kết
hợp probiotic và thảo dược (iii) probiotic kết hợp với thảo dược, và (iv) acid hữu cơ
kết hợp probiotic.


xviii

SUMMARY
This study aimed to investigate the use of organic acid, herb medicine and
probiotic products supplemented in feed for weaning piglets as alternative to
antibiotics for stimulating growth and preventing diarrhoea in post - weaning
piglets. The experiment were as follow:
1. The efficiency of three types of organic acid products used as alternative to
antibiotic in feed for piglets
The aim of the study was to investigate the efficiency of three types of organic
acid products for promoting growth and preventing diarrhoea in post - weaning

piglet. A total of 200 pigs of crossed breed (Duroc x Landrace x Yorkshire) at 28
day old were randomly divided into 5 treatments: the control (the basal diet without
antibiotic), antibiotic (the basal diet supplementing antibiotic products containing
10% avilamycin at 200 ppm) and other 3 treatments supplementing 3 different types
of organic acid products (coded A, B and C). A is a combination of lactic,
phosphoric and formic acid; B includes acid as formic, lactic, malic, tartaric, citric,
phosphoric and C is a sodium butyrate. Each treatment had 10 piglets (5 male and 5
female) with 4 replicates.
Results showed that product B was the best due to improved 5.01% of weight
gain, 12.10% of economic efficiency and reduced 20.43% of diarrhoea incidence
compared to antibiotic.
2. The efficiency of two types of probiotic products used as alternative to
antibiotic in feed for piglets
The aim of the study was to investigate the efficiency of two types of probiotic
products for promoting growth and preventing diarrhoea in post - weaning piglet. A
total of 160 pigs of crossed breed (Duroc x Landrace x Yorkshire) at 28 day old
were randomly divided into 4 treatments: the control, antibiotic and other 2


xix

treatments supplementating 2 different types of probiotic products (coded D and E).
D includes Bacillus coagulans 109 CFU/gram and E is a combination of Bacillus
subtilis (1010 CFU/gram); Lactobacillus spp. (1010 CFU/gram); Saccharomyces
cerevisiae (1010 CFU/gram). Each treatment had 10 piglets (5 male and 5 female)
with 4 replicates.
Results showed that product E was the best due to improved 5.95% of weight
gain, 12.73% of economic efficiency and reduced 18.57% of diarrhoea incidence
compared to antibiotic.
3. The efficiency of two types of herb medicine products used as alternative to

antibiotic in feed for piglets
The aim of the study was to investigate the efficiency of two types of herb
medicine products for promoting growth and preventing diarrhoea in post - weaning
piglet. A total of 160 pigs of crossed breed (Duroc x Landrace x Yorkshire) at 28
day old were randomly divided into 4 treatments: the control, antibiotic and other 2
treatments supplementing 2 different types of herb medicine products (coded F and
G). F is a combination of aniseed, cassia, garlic, ginger, horseradish, rosemary,
juniper, yarrow herb, thyme, cayenne pepper and G includes Radices scutellariae,
Angelica, Codonopsis pilosula, Fructus rosae laevigatae, Radices sanguisorbae,….
Each treatment had 10 piglets (5 male and 5 female) with 4 replicates.
Results showed that product F was the best due to improved 5.79% of weight
gain, 11.23% of economic efficiency and reduced 23.88% of diarrhoea incidence by
compared to antibiotic.
4. The efficiency of organic acid, probiotic and herb medicine products used as
alternative to antibiotic in feed for piglets
The aim of the study was to investigate the efficiency of organic acid, herb
medicine and probiotic products to replace antibiotics in feed for promoting growth
and preventing diarrhoea in post - weaning piglet. A total of 200 pigs of crossed
breed (Duroc x Landrace x Yorkshire) at 28 day old were randomly divided into 5
treatments: the control, antibiotic and other 3 treatments supplementing organic


xx

acids (acid lactic, formic, malic, tartaric, citric, phosphoric), probiotics (Bacillus
subtilis, Lactobacillus spp., Saccharomyces cerevisiae) and herb medicines
(aniseed, cassia, garlic, ginger, horseradish, rosemary, juniper, yarrow herb, thyme,
cayenne pepper). Each treatment had 10 piglets (5 male and 5 female) with 4
replicates.
Results showed that all of three types products indicated they may be an

alternative to antibiotic in feed for piglets and they were chosen in order of priority:
herb medicine, organic acid, probiotic for promoting growth and preventing
diarrhoea in post - weaning piglets.
5. The efficiency of combination of organic acids, probiotic and herb medicine
product as alternative to antibiotic in feed for piglets
The aim of the study was to investigate the effect of combined products as:
organic acid with probiotic, organic acid with medicinal herbs, probiotic with herb
medicine, organic acid with probiotic and herb medicine for promoting growth and
preventing diarrhoea in post - weaning piglet. A total of 240 pigs of crossed breed
(D x L x Y) at 28 day old were randomly divided into 6 treatments: the control,
antibiotic and other 4 treatments supplementing organic acid plus probiotic, organic
acid plus medicinal herb, probiotic plus medicinal herb, organic acid plus probiotic
and herb medicine product. Each treatment had 10 piglets (5 male and 5 female)
with 4 replicates.
Results showed that all of combinations of products showed they could
replace antibiotic in feed for piglets and were chosen in order of priority: (1)
organic acid plus herb medicine, (2) organic acid plus probiotic and herb medicine,
(3) probiotic plus herb medicine, (4) organic acid plus probiotic for promoting
growth and preventing diarrhoea in post - weaning piglets.


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việc phát minh ra kháng sinh và các đặc tính của kháng sinh đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong y học, giúp con người thoát khỏi nhiều dịch bệnh do vi trùng
gây ra. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được đánh dấu bằng một thí
nghiệm của Stokstad và Juke vào năm 1949 khi cho gia cầm ăn thức ăn có bổ sung
aureomycin với kết quả là tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia

cầm tăng rõ rệt so đối chứng, từ đó rất nhiều công trình nghiên cứu về kháng sinh
như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi được thực hiện. Bắt đầu từ những năm
đầu thập niên 1950 của thế kỷ 20, một kỷ nguyên mới của ngành chăn nuôi đã được
mở ra khi kháng sinh được coi như là một yếu tố không thể thiếu trong dinh dưỡng
vật nuôi, từ đây đã tạo nên một bước đột phá về năng suất và hiệu quả chăn nuôi ở
nhiều nước trên thế giới (Barton, 2000; Cromwell, 2002).
Sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi vừa có tác dụng kích
thích sinh trưởng, vừa có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt, nâng
cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả này của kháng sinh được thể hiện rõ trong các trường
hợp như: điều kiện quản lý chăn nuôi kém vệ sinh, trên thú non và thú đang tăng
trưởng và ngay thời điểm giao mùa….. (Dương Thanh Liêm, 2005). Trên heo con
ngay thời điểm cai sữa, chúng phải luôn đối mặt với nhiều nguyên nhân bất lợi gây
nên stress thì việc sử dụng kháng sinh là vấn đề được người chăn nuôi quan tâm
hàng đầu nhằm khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất và hạn chế những tổn thất
khác có thể xảy ra (Doyle, 2001; Wenk, 2003; Sorensen và ctv, 2009).
Từ hiệu quả nêu trên của kháng sinh đã dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng
sinh, đã gây nên hiện tượng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên người
và động vật, đồng thời còn gây nên tình trạng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm
chăn nuôi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Một trong những nguyên nhân


2

gây ra sự đề kháng kháng sinh ngày càng mạnh của các vi khuẩn gây bệnh trên
người chính là việc sử dụng kháng sinh thiếu khoa học để điều trị bệnh cho người
và phòng, trị bệnh cho vật nuôi (Dibner và Richards, 2005). Do đó, nhiều nước trên
thế giới đã cấm hoặc hạn chế việc sử dụng kháng sinh làm chất kích thích sinh
trưởng trong thức ăn chăn nuôi (Bomba và ctv, 2006; Castillo và ctv, 2008).
Để khắc phục tình trạng giảm năng suất và hiệu quả khi không còn sử dụng
kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, nhiều giải pháp đã được đề nghị như sử dụng

acid hữu cơ, prebiotic, probiotic, enzym, huyết tương sấy khô, kháng thể lòng đỏ
trứng, vi khoáng, các chất trích từ thực vật……(Dương Duy Đồng, 2007). Nhìn
chung, các giải pháp thay thế kháng sinh này đã và đang dần được các nhà sản xuất
thức ăn cũng như các nhà chăn nuôi tin tưởng và áp dụng có hiệu quả; tuy nhiên,
các giải pháp này thường chỉ được khảo sát dưới góc độ riêng rẽ của từng chế phẩm
và hiệu quả mang lại còn chưa tương ứng với tiềm năng mong đợi.
Xuất phát từ thực tế vừa nêu, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược thay thế kháng sinh
trong thức ăn heo con cai sữa“.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu hiệu quả của các loại chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược
dưới dạng đơn lẻ và khả năng phối hợp của chúng để thay thế kháng sinh bổ sung
vào thức ăn cho mục đích kích thích tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy, làm cơ sở
tiến tới hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
3. Những đóng góp về khoa học
Đã xác định hiệu quả về năng suất và lợi ích kinh tế của các loại chế phẩm
acid hữu cơ, probiotic và thảo dược có thành phần khác nhau sử dụng dưới dạng
đơn lẻ và khả năng kết hợp của chúng khi bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Những vấn đề xảy ra lúc cai sữa
Trong điều kiện chăn nuôi thông thường, heo con thường bị stress ngay thời
điểm cai sữa bởi những nguyên nhân khác nhau, từ đó đưa đến hậu quả cuối cùng là
giảm khả năng tăng trọng, giảm sức đề kháng và có nguy cơ xảy ra các trường hợp
bệnh lý. Whitemore và Green (2001) cho rằng, heo con ở giai đoạn 1 - 3 tuần sau
cai sữa có tăng trọng bình quân (ADG) trung bình ở mức 100 - 400 g/con/ngày. Tuy

nhiên, ở giai đoạn này Williams (2003) ghi nhận heo con có ADG ở mức 500 800g/ngày trong điều kiện vẫn còn bú mẹ, như vậy khả năng tăng trọng của heo con
giai đoạn sau cai sữa đạt mức rất thấp nếu so sánh với tiềm năng của chúng.

Sơ đồ 1.1 Những tác nhân gây stress lúc cai sữa (Whitemore và Green, 2001)


×