Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HUỲNH THANH TÚ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN
VEN BIỂN TỈNH BẠC LIÊU

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VẶN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học: TS. Viên Ngọc Nam

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2011


NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN
TỈNH BẠC LIÊU

HUỲNH THANH TÚ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp TP.HCM


2. Thư ký:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện Điều tra quy hoạch rừng

4. Phản biện 2:

TS. VŨ THỊ NGA
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

TS. VIÊN NGỌC NAM
Đại học Nông Lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Huỳnh Thanh Tú, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1983, tại phường
17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Là con Ông Huỳnh Văn Bình và Bà
Lê Thị Loan.

Tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Gò Vấp,
Tp. Hồ Chí Minh năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm, hệ chính quy, chuyên ngành Lâm sinh tại
Trường Đại học Nông Lâm, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh năm 2005.
Theo học Cao học, ngành Lâm học, tại trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2008.
Từ năm 2005 đến tháng 4 năm 2008 là nhân viên Trung tâm Nghiên cứu
rừng ngập mặn Cần Giờ.
Từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 10 năm 2010 là Phó Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ.
Từ tháng 10 năm 2010 đến nay là Phó trưởng phòng Kỹ thuật tổng hợp,
Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ tên Vũ Thái Lương, sinh năm 1985, nhân viên
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 42, đường 27, phường 6, quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh
Điện

thoại:

Nhà

riêng:

08.39842825,

email:

iii


di

động:

0908166604,


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Ký tên

Huỳnh Thanh Tú

iv


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của Bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Viên Ngọc Nam, người đã tận tình
hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý dự án Quản lý bền vững hệ sinh thái
rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ (gọi tắt là
Dự án GTZ), đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng
xin chân thành cám ơn các cán bộ và nhân viên Chi cục Kiểm Lâm Bạc Liêu đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong công tác thu thập số liệu ngoài

thực địa.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan Chi cục Lâm nghiệp Tp. Hồ
Chí Minh và bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi trong qua trình học tập và
thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011

Huỳnh Thanh Tú

v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu”
được thực hiện từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dải rừng ngập mặn ven biển Đông tỉnh
Bạc Liêu có tổng diện tích là 4.401,6 ha. Số liệu nghiên cứu được thu thập trên 38 ô
tiêu chuẩn có kích thước 100 m2 được bố trí điển hình trên toàn diện tích rừng.
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá đa dạng thực vật rừng
ngập mặn ven biển Bạc Liêu thông qua các chỉ số, sơ đồ và biểu đồ như: Chỉ số
Shannon-Wiener (H’), chỉ số phong phú Margalef (d), chỉ số đồng đều Pielou
(J’), chỉ số Simpson (D), chỉ số Caswell V(.N.D), chỉ số hiếm (IR), chỉ số IV, cây
phân nhóm loài (Cluster), MDS, sơ đồ hai chiều 2D PCA.
Các kết quả nghiên cứu đạt được:
- Rừng ngập mặn Bạc Liêu có 37 loài thuộc 23 họ thực vật, trong đó có 1
loài thuộc họ cau dừa, 5 loài cây bụi, 17 loài cây gỗ, 3 loài cỏ, 1 loài dương xỉ và
4 loài thân thảo. Trong đó Mấm biển (Avicnenia marina) là loài có chỉ số IV cao
nhất (13,39%) và cũng là loài chiếm ưu thế ở ngoài thực địa với số cá thể lớn và
phân bố rộng khắp toàn bộ diện tích rừng. Ngoài Mấm biển, các loài cây thân gỗ
khác như Đước đôi (Rhizophora apiculata), Dà quánh (Ceriops zippeliana), Dà
vôi (Ceriops tagal), Tra lâm vồ (Thespesia populnea) cũng là những loài ưu thế

tại các quần xã thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu. Có 11 loài thực vật
cực hiếm với chỉ số IR trên 97,3. Trong số 11 loài cực hiếm có 3 loài là các loài
thực sự rừng ngập mặn: Bần ổi (Sonneratia ovata), Bần chua (Sonneratia
caseolaris) và Đưng (Rhizophora mucronata) cần được bảo tồn.
- Chỉ số đa dạng Shannon (H’) trung bình là 1,6 ± 0,21, nhỏ nhất là 0,56.
Khu vực rừng ngập mặn không bị bao vuông nuôi thủy sản có chỉ số Shannon –
Wiener (H’) là 1,94 ± 0.2 lớn hơn so với khu vực bị bao vuông nuôi thủy sản là
1,02 ± 0.26 do đó có đa dạng thực vật cao hơn.

vi


- Khu vực rừng ngập mặn tại thị xã Bạc Liêu có chỉ số đa dạng Bêta nhỏ
nhất (Hβ= 2,82) vì vậy ở vùng này có tính đa dạng thấp nhất, tiếp đến là huyện
Đông Hải (Hβ= 3,63), cuối cùng là huyện Hòa Bình (Hβ= 5,16) là khu vực có tính
đa dạng cao nhất.
- Sơ đồ hai chiều 2D PCA đã chỉ ra được 4 nhóm thực vật thân gỗ có quan
hệ tương hỗ với nhau cũng như mối quan hệ giữa các loài và nhóm loài với chế
độ thủy triều là cơ sở khoa học cho công tác trồng rừng hỗn loài tại rừng ngập
mặn ven biển Bạc Liêu.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật rừng ngập mặn Bạc Liêu
được xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn ven biển Bạc Liêu cũng như phục vụ cho nhu cầu tham quan học tập
và tìm hiểu về rừng ngập mặn của tất cả mọi người có quan tâm đến đa dạng thực
vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu.

vii


ABSTRACT

The thesis "Study of mangrove plant diversity in coastal region of Bac
Lieu province" was carried out from January 2011 to September 2011.
The research area is coastal mangrove forests of Bac Lieu province, which
has a total area of 4,401.6 ha. Data collected on 38 plots with the size of 100 m2
(10 x 10m) are located throughout the forest.
The thesis used the quantitative method to assess the mangrove plant
diversity of Bac Lieu coastal with indicators and diagrams such as ShannonWiener index (H'), Margalef index (d) , Pielou (J'), Simpson (D), Caswell index
V(.N.D), Rare index (IR), IV index, Cluster diagram, MDS analysis and PCA
analysis.
The results are as following:
- Bac Lieu coastal mangroves has 37 species in 23 families, including 1
species of palm, 5 species of shrubs, 17 species of wood, 3 species of grass, 1
species of fern and 4 species of herbaceous. Avicnenia marina is the only species
of the highest IV index (13.39%) and also being dominant species on the field
with a large number of individual and widely distributed throughout the coastal
forest. In addition, Rhizophora apiculata, Ceriops zippeliana, Ceriops tagal,
Thespesia populnea are the dominant species in plant communities of Bac Lieu
coastal mangrove. There are 11 plant species are extremely rare with the IR on
97.3. Of the 11 species, three species of extremely rare true mangrove species
(Sonneratia ovata, Sonneratia caseolaris and Rhizophora mucronata).
- Shannon diversity index (H') is average of 1.6 ± 0.21, as lowest as 0.56
in plot 15 and the highest is 2.53 in plot 25.
- Mangrove area in Bac Lieu town has the lowest diversity Beta index
(Hβ = 2.82) so in this region has the lowest diversity, followed by Dong Hai
district (Hβ = 3.63), finally the Hoa Binh district (Hβ = 5.16) is an area of highest

viii


diversity.

- The area of mangrove outside the shrimp ponds has the average index of
Shannon - Wiener (H') to 1.94 ± 0.2 larger than the area other side 1.02 ± 0.26
therefore has higher plant diversity .
- PCA analysis showed the four groups of vegetation, which has the
relationships between species and the relationships between species groups and
tidal regime, that is the scientific basis for the planting of mixed species in Bac
Lieu coastal mangrove forest.
- The Database system on mangrove plant diversity is a tool for the
management of conservation and development of coastal mangrove forests, as
well as for ecotourism and study about the Bac Lieu mangrove forest.

ix


MỤC LỤC
Tựa ……………………………………………………………………… trang
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................... v
ABSTRACT ................................................................................................. vii
MỤC LỤC ...................................................................................................... ix
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH ......................................................... xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................2
1.3 Giới hạn của đề tài nghiên cứu ............................................................. 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 2
1.5 Khu vực nghiên cứu ............................................................................... 3

1.5.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 3
1.5.2 Địa hình địa thế .................................................................................... 4
1.5.3 Khí hậu ................................................................................................. 4
1.5.4 Thủy văn ............................................................................................... 5
1.5.5 Đất đai .................................................................................................. 5
1.5.6 Hiện trạng tài nguyên rừng .................................................................. 7
Chương 2: TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................11
2.1 Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam .............................................11
2.2 Rừng ngập mặn Việt Nam .................................................................... 12
2.3 Phương pháp định lượng trong nghiên cứu đa dạng sinh học ............ 14
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 16
2.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam .................................................... 18

x


Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................23
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23
3.2.1 Chuẩn bị ........................................................................................ 23
3.2.2 Ngoại nghiệp ...................................................................................... 24
3.2.3 Nội nghiệp ..................................................................................26
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................28
4.1 Đa dạng loài, quần xã, đa dạng họ thực vật và dạng sống
rừng ngập mặn veb biển Bạc Liêu ...................................................... 33
4.1.1 Đa dạng loài .................................................................................. 33
4.1.1.1 Các loài thực vật ưu thế của rừng ngập mặn ven
biển Bạc Liêu ................................................................................... 33
4.1.1.2 Loài hiếm ............................................................................. 38
4.1.1.3 Đánh giá đa dạng thực vật bằng các chỉ số đa dạng

sinh học ............................................................................................ 40
4.1.1.4 Mối quan hệ giữa các loài thực vật rừng ngập mặn
Bạc Liêu. .......................................................................................... 42
4.1.2 Đa dạng về quần xã ........................................................................ 44
4.1.3 Đa dạng họ thực vật và dạng sống ................................................. 46
4.1.4 Chỉ số Caswell và ảnh hưởng của môi trường đến đa dạng thực vật
rừng ngập mặn.................................................................................. 50
4.2 Đa dạng thực vật rừng ngập mặn tại khu vực rừng thuộc các
huyện và thị xã Bạc Liêu .................................................................... 53
4.2.1 So sánh bằng chỉ số Shannon – Wiener ......................................... 53
4.2.2 So sánh bằng chỉ số đa dạng Bêta .................................................. 554
4.3 Ảnh hưởng của chế độ thủy triều đến đa dạng thực vật rừng
ngập mặn ven biển Bạc Liêu. ...........................................................56
4.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật rừng ngập mặn
ven biển Bạc Liêu ............................................................................... 61

xi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 66
5.1 Kết luận ............................................................................................... 66
5.2 Kiến nghị ............................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................69
Tiếng Việt .............................................................................................69
Tiếng nước ngoài ..................................................................................70
Tài liệu Internet......................................................................................72

xii



BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2D

Phân tích hai chiều

A%

Độ phong phú tương đối

ctv

Cộng tác viên

cm

Centimét

d

Chỉ số phong phú loài của Margalef

D

Chỉ số ưu thế Simpson

FAO

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp thế giới

H’


Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Weiner

IV

Chỉ số giá trị quan trọng (Important Value Index)

J’

Chỉ số tương đồng Pielou

Km

Kilomet

m

Mét

mm

Mi li mét

N

Số lượng cá thể

NMDS

Non Metric multi – Dimensional Scaling (Không xác định

kích thước)

PCA

Principal Component Analysis (Phân tích hợp phần quan trọng)

Plot

Ô đo đếm

RD %

Relative Density (Mật độ tương đối)

RF %

Relative Frequency (Tần số tương đối)

RBA%

Relative Basal Area (Tổng tiết diện ngang tương đối)

RNM

Rừng ngập mặn

SD

Độ lệch chuẩn


SIMPER

Phần trăm tương đồng

Similariy

Tương đồng

xiii


UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Oganization (Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên
Hiệp Quốc)

V(.N.D)

Chỉ số Caswell

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng ....................................................................................................... Trang
Bảng 1.1: Hiện trạng rừng ngập mặn Bạc Liêu theo huyện và cấp phòng hộ . 10
Bảng 2.1: Diện tích rừng ngập mặn Việt Nam qua các thời kỳ....................... 13
Bảng 3.1: Bảng phân chia cấp lập địa rừng Đ ước .......................................... 30
Bảng 3.2: Hướng dẫn phân loại đơn giản các loại đất rừng ngập mặn............ 30

Bảng 4.1: Chỉ số IV của các loài thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc
Liêu ................................................................................................. 33
Bảng 4.2: Các loài thực vật cực hiếm tại rừng ngập mặn ven biển Bạc
Liêu ................................................................................................. 38
Bảng 4.3: Giá trị tính toán các chỉ số J’, D, H’ của khu vực nghiên cứu ........ 41
Bảng 4.4: Phân nhóm thực vật theo sơ đồ hai chiều 2D PCA ......................... 44
Bảng 4.5: Họ thực vật rừng ngập mặn Bạc Liêu ............................................ 47
Bảng 4.6: Chỉ số Shannon (H’) tích cho họ thực vật ....................................... 49
Bảng 4.7: Chỉ số Shannon (H’) tích cho dạng sống thực vật rừng ngập
mặn.................................................................................................. 50
Bảng 4.8: Chỉ số đa dạng beta (Hβ) của 3 vùng nghiên cứu ............................ 55
Bảng 4.9: Các chế độ thủy triều tại rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu .......... 56
Bảng 4.10: Kết quả nhóm thực vật theo chế độ thủy triều tương ứng với
các góc phần tư trong sơ đồ hai chiều 2D PCA .............................. 60

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình ...................................................................................................... Trang
Hình 1.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bạc Liêu .............................................................. 3
Hình 1.2: Cơ cấu diện tích rừng phòng hộ ven biển Bac Liêu ........................ 10
Hình 3.1: Đường cong tích lũy loài theo số ô tiêu chuẩn ................................ 24
Hình 3.2: Bản đồ vị trí ô đo đếm ..................................................................... 25
Hình 4.1: Phân bố của các loài thân gỗ có chỉ số IV cao ................................ 34
Hình 4.2: Một số loài thuộc nhóm ưu thế tại rừng ngập mặn ven biển
Bạc Liêu .......................................................................................... 36
Hình 4.3: Cây phân nhóm loài (Cluster) với các mức tương đồng khác
nhau................................................................................................. 37
Hình 4.4: Các loài cực hiếm tại Bạc Liêu ........................................................ 40

Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn giá trị của các chỉ số đa dạng trong khu vực
nghiên cứu....................................................................................... 42
Hình 4.6: Cây phân nhóm loài giữa các quần xã ở các mức tương đồng
khác nhau ........................................................................................ 43
Hình 4.7: Sơ đồ phân bố các quần xã theo không gian (MDS) ....................... 45
Hình 4.8: Phần trăm tích lũy Họ thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc
Liêu ................................................................................................. 45
Hình 4.9: Tỷ lệ phần trăm số cá thể thực vật rừng ngập mặn Bạc Liêu
phân theo dạng sống ....................................................................... 48
Hình 4.10: Đồ thị ưu thế của loài thực vật phân theo khu vực rừng bên
trong (T_Dam) và bên ngoài vuông bao thủy sản (N_Dam) .......... 49
Hình 4.11: Đồ thị ưu thế của loài thực vật phân theo huyện và thị xã ............ 52
Hình 4.12: Bản đồ phân vùng rừng ngập mặn Bạc Liêu theo chế độ
thủy triều ......................................................................................... 55
Hình 4.13: Đồ thị ưu thế loài thực vật phân theo chế độ ngập triều ................ 57
Hình 4.14: Đồ thị ưu thế loài thực vật phân theo chế độ ngập triều ................ 57

xvi


Hình 4.15: Cây phân nhóm loài tương đồng giữa các quần xã theo chế
độ thủy triều tại rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu ....................... 58
Hình 4.16: Sơ đồ hai chiều 2D PCA mối quan hệ giữa chế độ thủy triều
và phân bố loài ................................................................................ 59
Hình 4.17: Bản đồ phân vùng đa dạng thực vật rừng ngập mặn ven biển
Bạc Liêu .......................................................................................... 62
Hình 4.18: Cở sở dữ liệu được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo ............... 64
Hình 4.19: Cở sở dữ liệu được xây dựng bằng phần mềm Google Earth........ 65

xvii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Với diện tích tự nhiên là 39.734 km2, từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long
đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái
rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
biển. Trong đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.v.v… có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát
triển kinh tế-xã hội, cân bằng môi trường sinh thái cho toàn khu vực.
Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh
mẽ do nhiều nguyên nhân như: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy củi, gỗ...
nhưng trong đó việc phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản vẫn là hiện tượng phổ
biến nhất. Trong vòng 42 năm từ năm 1953 đến năm 1995 diện tích rừng ngập
mặn khu vực ven biển miền Tây Đồng bằng sông Cửu Long đã bị phá để chuyển
sang nuôi trồng thủy sản từ 190.812 ha rừng xuống còn 29.530 ha rừng. Trong đó
khu vực bán đảo Duyên Hải (gồm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), là vùng có diện
tích rừng ngập mặn lớn nhất trước đây chính là vùng bị phá để nuôi thủy sản nhiều
nhất. Từ năm 1983 đến năm 1995 diện tích rừng ở Minh Hải mất 66.253 ha
(Truong Hoang Minh và ctv, 1996).
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bạc Liêu, dãi rừng phòng hộ ven
biển tỉnh Bạc Liêu trong vòng 10 năm từ năm 1998 đến năm 2009 đã giảm
2.114,96 ha (từ 6.515,56 ha xuống còn 4.401,6 ha) chiếm 32,5% diện tích rừng
phòng hộ xung yếu ven biển. Nguyên nhân chính của việc suy giảm diện tích rừng
tại Bạc Liêu là chuyển đổi diện tích rừng sang nuôi trồng thủy sản (Chi cục Kiểm
lâm Bạc Liêu, 2010). Theo Dayton và Primack (1999), khi môi trường bị thay đổi

1



do các hoạt động của con người, quần thể của các loài giảm về số lượng thì một số
loài bị tuyệt chủng. Các loài thực vật bị tuyệt chủng sẽ làm mất đi những nguồn
gen thực vật quý giá, làm suy giảm đa dạng sinh học cũng như làm mất đi sự cân
bằng sinh thái vốn có của tự nhiên. Bên cạnh đó, vùng rừng tại Bạc Liêu chủ yếu
là rừng non có kích thước nhỏ, rừng được trồng thuần loại đã làm giảm tính đa
dạng và khả năng phòng hộ đối với những tác động bất lợi của thời tiết như gió,
bão, sóng, sạt lỡ. Chính vì vậy mà việc tiếp tục phát triển rừng ngập mặn tại Bạc
Liêu theo hướng tăng diện tích rừng và đa dạng về loài cây đã và đang là một vấn
đề hết sức cần thiết. Từ lý do đó việc đánh giá thực trạng đa dạng sinh học tại
Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu phải là một trong những công tác ưu tiên,
là tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn loài quý hiếm, cũng như tìm được
loài cây và nơi trồng rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Từ những cấp thiết trên, trong khuôn khổ cho phép của một luận văn tốt
nghiệp cao học, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật rừng
ngập mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu”. Kết quả của đề tài sẽ đóng góp tư liệu khoa
học về sự đa dạng và đặc điểm phân bố thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc
Liêu, về mặt thực tiễn kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin để góp phần bảo tồn
và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu theo hướng nâng cao
đa dạng thực vật.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Đánh giá đa dạng thực vật tại rừng ngập mặn ven biển của tỉnh Bạc Liêu.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật rừng ngập măn ven biển phục
vụ cho công tác quản lý bảo tồn và tham quan học tập.
1.3 Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Với dung lượng và thời gian có hạn của một đề tài nghiên cứu cao học, đề
tài chỉ đi sâu nghiên cứu hai tính chất là đa dạng loài và đa dạng quần xã mà
không nghiên cứu đa dạng về gen.
Khu vực nghiên cứu nằm gọn trong 2 huyện có rừng ngập mặn ven biển là
Hòa Bình, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, những khu vực rừng ngập mặn khác như

Sân chim Bạc Liêu và rừng ngập mặn nằm rải rác dọc theo hệ thống sông không

2


nằm trong khu vực mà đề tài nghiên cứu.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu
1.5 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.5.1 Vị trí địa lý
Bạc Liêu nằm ở vị trí Từ 9000’ đến 9038’09” vĩ độ Bắc và từ 105014’15” 1050 51’54” kinh độ Đông
Bạc Liêu là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía Đông
Bắc của bán đảo Cà Mau, cách thành phố Hồ Chí Minh là 280 km, thành phố Cần
Thơ là 110 km (phía Bắc) và cách thị xã Cà Mau là 67 km (phía Nam)
- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.
- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
- Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.542 km2, các đơn vị hành chính bao
gồm 7 huyện, thị: Thị xã Bạc Liêu, các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân,

3


Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, với tổng cộng 61 xã, phường và thị trấn. Thị xã
Bạc Liêu là đô thị loại III và cũng là trung tâm hành chính của tỉnh.
1.5.2 Địa hình địa thế
- Nhìn chung, Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, hướng thấp

dần từ Đông sang Tây và từ phía biển vào trong nội địa, có thể phân chia làm hai khu
vực khá rõ nét:
+ Khu vực phía Nam Quốc lộ IA (từ Quốc lộ IA trở ra biển Đông) cao độ
từ 0,4 – 1,8 m, trong đó khu vực ven biển và khu giồng nhãn có địa hình khá cao
trên 0,7 m, khu vực xã Định Thành, huyện Đông Hải có địa hình thấp trũng (0,1 –
0,4 m), phần diện tích còn lại cao độ từ 0,2 – 0,6 m.
+ Khu vực phía Bắc Quốc lộ IA có địa hình thấp hơn, cao độ từ 0,2 – 0,6
m; những khu vực có địa hình thấp trũng dưới 0,2m tập trung nhiều ở 02 huyện
Phước Long (bao gồm xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú
Tây,...), huyện Hồng Dân (bao gồm xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, xã
Vĩnh Lộc,...).
- Dạng địa hình như trên đã tạo thành các vùng thấp trũng, tập trung chủ
yếu khu vực hai bên kinh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp và khu vực phía Tây Bắc
của tỉnh. Ước tính diện tích theo các cấp cao độ địa hình: Địa hình dưới 0,4m có
diện tích 94.155 ha (chiếm tỷ lệ 37,64% quỹ đất tự nhiên); địa hình từ 0,4m đến
dưới 0,8m có diện tích 121.000 ha (chiếm tỷ lệ 48,37% quỹ đất tự nhiên); địa hình
từ 0,8m đến dưới 1,3m có diện tích 30.000 ha (chiếm tỷ lệ 11,99% quỹ đất tự
nhiên); địa hình từ 1,3 m đến 2,0 m có diện tích 5.000 ha (chiếm tỷ lệ 2% quỹ đất
tự nhiên). (Đại học Cần Thơ, 2010)
1.5.3 Khí hậu
Khí hậu Bạc Liêu mang những đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, cận xích đạo, đồng thời chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển, một năm phân 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
dương lịch năm sau, lượng mưa giai đoạn 1980 - 2009 (trung bình hàng năm là
1.940 mm, cao nhất là 2.877 mm và thấp nhất là 1.391 mm); mùa mưa chiếm trên
90 % lượng mưa cả năm, mùa khô thời tiết hầu như không mưa (chiếm chưa tới 10

4



% lượng mưa cả năm). Các yếu tố khí tượng khác (bình quân năm giai đoạn 19802009): Ẩm độ không khí (trung bình mùa khô là 80%, mùa mưa là 85%; cao nhất
là 87% và thấp nhất là 32%); nhiệt độ không khí (trung bình là 26,750C, cao nhất
là 36,70C, thấp nhất là 16,40C, tổng lượng nhiệt cả năm trên là 9.5000C); nhiệt độ
mặt đất (trung bình là 29,80C, cao nhất là 67,50C, thấp nhất là 15,10C); lượng nước
bốc hơi (trung bình là 1.191 mm, cao nhất là 1.334mm và thấp nhất là 858 mm),
số giờ nắng (bình quân là 2.486 giờ, cao nhất là 2.624 giờ và thấp nhất là 2.112
giờ) và chế độ gió không có biến động lớn trong chu kỳ 1 năm. Do nằm ở vĩ độ
thấp, nên tỉnh Bạc Liêu hầu như ít bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Tuy
nhiên, vào năm 1997 bão số 05 đổ bộ vào địa bàn tỉnh đã gây thiệt lớn về người và
tài sản của nhân dân (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu, 2010)
1.5.4 Thủy văn
Do vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực Bán đảo Cà Mau thuộc
vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có hệ thống kênh rạch tương đối dày đặc, có
nhiều cửa sông, kênh rạch lớn ăn thông ra biển như: Kênh 30/4, Chùa Phật, Cái
Cùng, Huyện Kệ và sông Gành Hào. Mực nước trong các kênh rạch chịu ảnh
hưởng chủ yếu của chế độ bán nhật triều biển Đông với lưu tốc dòng chảy mạnh,
biên độ triều khá lớn (bình quân 2,85 m), tạo thuận lợi cho việc tiêu nước tự chảy
và rửa mặn, phèn; lấy nước mặn từ biển vào đồng ruộng để nuôi trồng thủy sản
(NTTS), làm muối, phát triển rừng ngập mặn; một phần diện tích còn lại (khu vực
xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A và một phần xã Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi,... huyện
Hồng Dân) chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái
Lớn, tỉnh Kiên Giang.
Do ở cách xa sông Hậu nên ít chịu ảnh hưởng của lũ sông Mê kông, nhưng
nguồn nước ngọt về tỉnh bị hạn chế và thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều
cường từ biển dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô. (Chi cục Kiểm Lâm
Bạc Liêu, 2010)
1.5.5 Đất đai
Theo kết quả điều tra thống kê đất đai năm 2005, tỉnh Bạc Liêu có diện tích
đất tự nhiên là 250.155 ha và diện tích ngập nước ven biển (bãi bồi ven biển) là
9.255 ha.


5


Dựa trên kết quả điều tra đất và đánh giá khả năng thích nghi đất đai tỉnh Bạc
Liêu của Trường Đại học Cần Thơ (2010) được khảo sát và mô tả trên bản đồ đất tỷ
lệ 1/50.000, thì tỉnh Bạc Liêu bao gồm 31 đơn vị đất, thuộc 5 nhóm đất chính cụ thể
như sau:
- Đất cát, cồn cát và đất cát biển (bao gồm 01 loại đất): Quy mô diện tích
452 ha (chiếm tỷ lệ 0,18% quỹ đất tự nhiên), phân bố dọc theo bờ biển thị xã Bạc
Liêu và một phần xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, hướng sử dụng thích hợp cho
việc sản xuất cây trồng cạn, rau màu và cây ăn trái.
- Đất mặn (bao gồm 04 loại đất): Quy mô diện tích là 94.031 ha (chiếm tỷ
lệ 37,59 % quỹ đất tự nhiên), trong đó: Đất mặn sú vẹt, đước (Mm) diện tích là
4.461 ha (chiếm 1,78 % quỹ đất tự nhiên) và đất mặn nhiều (Mn) diện tích 8.877 ha
(chiếm 3,55 % quỹ đất tự nhiên), phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển các huyện Hòa
Bình, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu; hướng sử dụng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản,
làm muối, phát triển rừng ngập mặn; đất mặn trung bình (M) diện tích 35.013 ha
(chiếm 14,00 % quỹ đất tự nhiên), phân bố chủ yếu ở khu vực chuyển đổi sản xuất
phía Bắc Quốc lộ IA của tỉnh; hướng sử dụng thích hợp cho sản xuất theo mô hình
tôm – lúa, chuyên nuôi trồng thủy sản và đất mặn ít (Mi) diện tích 45.680 ha
(chiếm tỷ lệ 18,26 % quỹ đất tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã thuộc
vùng giữ ngọt ổn định của tỉnh; hướng sử dụng thích hợp trồng lúa 2-3 vụ/năm,
phát triển rau màu và cây ăn trái.
- Đất phèn (bao gồm 23 loại đất): Quy mô diện tích là 118.771 ha (chiếm
47,48 % quỹ đất tự nhiên), trong đó: Đất phèn tiềm tàng (bao gồm 08 loại đất) diện
tích 25.189 ha (chiếm 10,07 % quỹ đất tự nhiên); đất phèn hoạt động (bao gồm 07
loại đất) diện tích 52.920 ha (chiếm 21,16 % quỹ đất tự nhiên) ) và đất phèn hoạt
động bị thủy phân (bao gồm 08 loại đất) diện tích là 40.662 ha (chiếm tỷ lệ 16,25 %
quỹ đất tự nhiên). Trong nhóm đất này các loại đất phèn hoạt động chiếm gần 2/3

diện tích nhóm đất phèn trên địa bàn tỉnh; phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc
Quốc lộ IA thuộc vùng trũng của tỉnh cũng như của khu vực Bán đảo Cà Mau (tập
trung chủ yếu ở huyện Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân); hầu hết các loại đất
phèn mặn có tầng sinh phèn và tầng phèn sâu hơn 50 cm (chiếm 64% tổng diện tích

6


đất phèn); hướng sử dụng chủ yếu trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và sản xuất theo
mô hình tôm - lúa.
- Đất phù sa: (bao gồm 02 loại đất) quy mô diện tích 7.560 ha (chiếm tỷ lệ
3,02 % quỹ đất), phân bố chủ yếu ở xã Ninh Qưới, phía Đông Bắc huyện Hồng
Dân, đất được hình thành từ các trầm tích trẻ Aluvi, có nguồn gốc sông – đầm lầy,
không chứa vật liệu sinh phèn (không bị nhiễm phèn mặn trong vòng 125 cm),
thích hợp cho trồng lúa 2 – 3 vụ/năm, các loại hoa màu và cây ăn trái.
- Đất lập liếp: Quy mô diện tích 22.883 ha (chiếm tỷ lệ 9,15 % quỹ đất tự
nhiên), phân bố dọc theo các kênh rạch, trục lộ giao thông và các khu dân cư tập
trung, gồm các loại đất thổ cư, đất lập líp làm vườn, đất xây dựng cơ bản
(XDCB),...
- Sông, kinh, rạch: Quy mô diện tích 6.458 ha (chiếm tỷ lệ 2,58 % quỹ đất tự
nhiên).
* Đất ngập nước ven biển (bãi bồi ven biển): Quy mô diện tích 9.255 ha
(không tính vào diện tích tự nhiên theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường).
Nhìn chung các yếu tố khí tượng, thủy văn, đất đai, nguồn nước trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu tương đối thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông, lâm, ngư và diêm
nghiệp, nhất là quần thể rừng ngập mặn ven biển Đông. Bên cạnh những mặt thuận
lợi, những yếu tố tự nhiên của tỉnh cũng đã bộc lộ những hạn chế, thách thức cho
phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và đời sống dân sinh như: nắng,
nóng, khô hạn, xâm nhập mặn, ngập úng, bão và áp thấp nhiệt đới, dông, sét, sạt lở

đất, nước biển dâng cao.v.v...
1.5.6 Hiện trạng tài nguyên rừng
Theo số liệu từ Chi cục kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu, tổng diện tích đất lâm
nghiệp tại Bạc Liêu năm 2009 là 5.840,4ha trong đó rừng đặc dụng là 754,7 ha,
rừng phòng hộ là 4.401,6 ha và rừng sản xuất là 684,1 ha.
1.5.6.1. Rừng đặc dụng (bao gồm các vườn chim do Nhà nước quản lý):
Áp dụng bản quy định các tiêu chí hệ thống rừng đặc dụng theo Quyết định
số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì rừng đặc
dụng Bạc Liêu thuộc loại khu bảo tồn thiên nhiên (khu bảo tồn loài hoặc sinh

7


cảnh) có 254,7 ha vùng lõi (trong đó diện tích có rừng 201,2 ha, đất nuôi trồng
thủy sản, đất chuyên dùng 53,5 ha) và 500 ha vùng đệm hiện đang nuôi trồng thủy
sản, trong đó:
- Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa bàn phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu, được chia thành 02 khu chức năng:
+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): Diện tích 126,7 ha, trong đó diện tích
có rừng là 103,8 ha (rừng tự nhiên là 40,3 ha và rừng trồng là 63,5 ha) và đất
chuyên dùng là 22,9 ha, độ che phủ rừng đạt là 81,92 % diện tích vùng lõi; rừng
ngập mặn cây gỗ nhỏ và cây bụi, trữ lượng rừng bình quân 30 m3/ha có rừng, tổng
trữ lượng rừng là 3.114 m3. Hệ thực vật rừng gồm 181 loài thực vật bậc cao thuộc
145 chi của 60 họ. Hệ động vật gồm 78 loài chim, khoảng 40.000 con; 09 loài thú,
17 loài bò sát, 22 loài bướm. Đặc biệt Vườn chim Bạc Liêu có 09 loài quý hiếm,
bao gồm 04 loài chim (Cò Lạo Ấn Độ (Giang Sen), Bồ Nông chân xám (Chàng
Bè), Đuôi Cụt bụng đỏ và Sả hung); 03 loài thú (Cầy Hương, Rái Cá và Mèo
Rừng); 02 loài cá (Cá Măng và Cá Chét).
+ Vùng đệm: Quy mô là 258 ha, hiện nông dân đang sản xuất nuôi trồng thủy
sản.

- Khu rừng đặc dụng ấp Canh Điền thuộc địa bàn ấp Canh Điền, xã Long
Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, được chia thành 02 khu chức năng:
+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): Diện tích 128 ha, trong đó diện tích
có rừng 97,4 ha (rừng tự nhiên 27,4 ha và rừng trồng 70,0 ha), độ che phủ rừng đạt
76,09% diện tích vùng lõi; trữ lượng rừng bình quân 50,0 m3/ha có rừng, tổng trữ
lượng rừng 4.870 m3. Trạng thái rừng trồng thuần loài đước (loài cây đặc trưng
của rừng ngập mặn). Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài ráng, choại, rau mui,
sam biển,… hiện đang trong quá trình tỉa thưa và làm giàu rừng, phát triển thành
khu bảo tồn thiên nhiên; hệ động vật rừng gồm cò, vạc, cồng cộc, chồn, rái cá, rắn,
trăn, cá, tôm, cua,..
+ Vùng đệm: Qui mô là 242 ha, hiện nông dân đang sản xuất nuôi trồng
thủy sản.
1.5.6.2. Rừng sản xuất Tổng diện tích rừng và đất rừng là 684,1 ha; trong đó diện
tích có rừng là 662,2 ha, đất NTTS và chuyên dùng là 21,9 ha, trong đó:

8


×