Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã hải lạng, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 105 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CACBON TRONG
RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN XÃ HẢI LẠNG,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

LÊ KHÁNH LINH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CACBON TRONG
RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN XÃ HẢI LẠNG,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LÊ KHÁNH LINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH


HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Vĩnh

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 04 tháng 10 năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Khánh Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu định lượng

cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã hƣớng dẫn
tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua, truyền đạt cho tôi những kinh
nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đã tạo
điều kiện tốt nhất để tôi có thể đi thực địa và cung cấp cho tôi số liệu, tài liệu liên
quan đến luận văn. Đồng thời, tôi xin cảm ơn ngƣời dân xã Hải Lạng đã hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình thực địa.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại
học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại trƣờng.
Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hƣớng
thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven
biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa, điều tra và
phân tích mẫu.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè những ngƣời bạn đồng hành trong quãng thời gian
học cao học, những ngƣời đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và là nguồn động
lực để tôi vƣơn lên.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô để luận
văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HỌC VIÊN

Lê Khánh Linh

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................x
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................5
1.1. Sự tích lũy cacbon trong rừng ngập mặn .............................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ............................................................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................9
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh ...........................................................................................................................16
1.2.1. Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu ...............................................................16
1.2.2. Đặc điểm khí hậu, thủy, hải văn......................................................................17
1.2.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng ......................................................................................19
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .....20
1.3.1. Đặc điểm kinh tế .............................................................................................20
1.3.2. Đặc điểm xã hội ..............................................................................................24
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................27
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ...................................................27
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, tài liệu ........................................................................28
2.3.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................................28
2.3.3. Phƣơng pháp xác định chiều cao, đƣờng kính thân cây và mật độ rừng ........29

iv


2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu sinh khối .................................................................30
2.3.5. Phƣơng pháp xác định cacbon tích lũy trong sinh khối của cây .....................31
2.3.6. Xác định lƣợng CO2 hấp thụ tạo ra sinh khối của cây ....................................32
2.3.7. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng cacbon trong đất .......................................32
2.3.8. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng cacbon tích lũy của rừng ..........................34
2.3.9. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu ...............................................................35
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................36
3.1. Mật độ, đƣờng kính, chiều cao cây tại khu vực nghiên cứu ..............................36
3.2. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng ngập mặn xã Hải Lạng huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................42
3.2.1. Sinh khối rừng - cơ sở xác định lƣợng cacbon trong sinh khối rừng..............42
3.2.2. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng ngập mặn xã hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................49
3.3. Sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................59
3.3.1. Hàm lƣợng cacbon (% cacbon) trong đất rừng ...............................................60
3.3.2. Lƣợng cacbon (tấn/ha) tích lũy trong đất rừng ...............................................63
3.4. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................66
3.4.1. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối của rừng ngập mặn xã
hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................67
3.4.2. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong đất rừng ...................................73
3.4.3. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ven biển xã Hải
Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. .................................................................76
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ........................................................................................81
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83
PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CIFOR

Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center For
International Forestry Research).

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

REDD

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng tại các nƣớc đang phát triển (Reducing
Emisson from Deforestation and Degradation in developing
countries).

REDD+

Giai đoạn sau của REDD, Giảm phát thải khí nhà kính thông

qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Bảo tồn trữ
lƣợng cacbon rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng và Tăng
cƣờng lƣợng cacbon rừng.

RNM

Rừng ngập mặn

TB

Trung bình

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn .................................................6
Bảng 1.2. Hàm lƣợng cacbon trong đất của một số loại rừng ngặp mặn ở các độ sâu
khác nhau tại miền Nam Thái Lan .......................................................................8
Bảng 1.3. Tích lũy cacbon của rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ ..11
Bảng 1.4. Lƣợng cacbon trong trầm tích rừng ngập mặn ở Cà Mau và Cần Giờ .....12
Bảng 1.5. Hàm lƣợng cacbon ở các độ sâu khác nhau của đất .................................13
Bảng 2.1. Vị trí các ô tiêu chuẩn trong rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên
............................................................................................................................28
Bảng 2.2. Phƣơng trình tính sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất và sinh khối tổng
đối với 2 loài trang (Kandelia abovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) ..30
Bảng 2.3. Phƣơng trình tính sinh khối cây theo Komiyama và cs, 2005 ..................31
Bảng 3.1. Thành phần loài cây ngập mặn tại các tuyến điều tra...............................36
Bảng 3.2. Mật độ cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh ....................................................................................................................38

Bảng 3.3. Chiều cao, đƣờng kính thân cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................38
Bảng 3.4. Sự tăng trƣởng của cây ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................41
Bảng 3.5. Sinh khối trên mặt đất của rừng ngập mặn tự nhiên xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................43
Bảng 3.6. Sự gia tăng sinh khối trên mặt đất giữa 2 lần nghiên cứu ........................46
Bảng 3.7. Sinh khối dƣới mặt đất của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh .........................................................................................................47
Bảng 3.8. Sự gia tăng sinh khối dƣới mặt đất giữa 2 lần nghiên cứu .......................49
Bảng 3.9. Kết quả sinh khối trên mặt đất tổng số của rừng ngập mặn xã hải Lạng,
huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................50
Bảng 3.10. Sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất và sinh khối tổng số của rừng hỗn
giao 2 loài trang và bần chua ..............................................................................52
Bảng 3.11. Sinh khối trên mặt đất và dƣới mặt đất của rừng ngập mặn ven biển xã
Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ....................................................48
vii


Bảng 3.12. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất của rừng ngập mặn
xã Hải Lạng, huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................50
Bảng 3.13. Sự gia tăng hàm lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất của
rừng ngập mặn xã hải Lạng, huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh ........................52
Bảng 3.14. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất của rừng ngập mặn
xã Hải Lạng, huyện tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .................................................53
Bảng 3.15. Sự gia tăng lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối dƣới mặt đất của quần
thể rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh .................55
Bảng 3.16. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng ngập mặn xã Hải Lạng,
huyện Tiên yên, tỉnh quảng Ninh. ......................................................................56
Bảng 3.17. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối của từng quần thể trong rừng

ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh................................57
Bảng 3.18. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất và
trong sinh khối tổng số của rừng hỗn giao 2 loài trang và bần chua ..................58
Bảng 3.19. Lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất và lƣợng cacbon tích
lũy dƣới mặt đất ..................................................................................................59
Bảng 3.20. Hàm lƣợng cacbon trong đất ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện tiên
yên, tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................60
Bảng 3.21. Lƣợng cacbon tích lũy trong đất rừng (tấn/ha) xã Hải Lạng, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh. .......................................................................................63
Bảng 3.22.Tổng lƣợng cacbon trong sinh khối rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................67
Bảng 3.23. Sự thay đổi bể chứa cacbon trong sinh khối trên mặt đất của rừng ngập
mặn xã hải Lạng, huyện Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh .........................................68
Bảng 3.24. Khả năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối dƣới mặt đất của rừng
ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ...............................70
Bảng 3.25. Khả năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối rừng (tấn/ha/năm) ..........72
Bảng 3.26. Khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện
Tiên yên, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................73
Bảng 3.27. Khả năng tạo bể chứa cacbon tích lũy ở các độ sâu khác nhau của đất xã
Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ....................................................74
viii


Bảng 3.28. Tổng lƣợng cacbon tích lũy (tấn/ha) của rừng ngập mặn xã Hải Lạng,
huyện tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................76
Bảng 3.29. Tổng lƣợng cacbon tích lũy trong rừng trồng thuần loài và rừng hỗn giao
vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ (tấn/ha) .........................................................77
Bảng 3.30. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon (tấn/ha/năm) của rừng ngập mặn
xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ...............................................78
Bảng 3.31. Lƣợng cacbon tích lũy hàng năm của rừng rừng trồng thuần loài trang,

thuần loài bần chua và rừng hỗn giao 2 loài ở vùng ven biển Bắc Bộ ...............79

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn ....................................4
Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh. ..............................................................................................................16
Hình 2.1. Rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............27
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................29
Hình 3.1. Sự phát triển của cây ngập mặn tại tuyến 1, xã Hải Lạng.........................40
Hình 3.2. Sự phát triển của cây ngập mặn tại tuyến 2, xã Hải Lạng.........................40
Hình 3.3. Sự phát triển của cây ngập mặn tại tuyến 3, xã Hải Lạng.........................40
Hình 3.4. Biểu đồ sinh khối tổng của quần xã rừng hỗn giao tại các tuyến điều tra xã
Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ...........................................................51
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện lƣợng cacbon trong đất rừng ngập mặn xã Hải Lạng,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................61
Hình 3.6. Biểu đồ về sự gia tăng lƣợng cacbon (%) trong đất rừng ngập mặn, xã Hải
Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................62
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện lƣợng cacbon tích lũy trong đất (tấn/ha) rừng ngập mặn
xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ......................................................64
Hình 3.8. Biều đồ thế hiện sự gia tăng lƣợng cacbon trong đất rừng ngập mặn xã
Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh qua 2 lần nghiên cứu. .......................65
Hình 3.9. Khả năng tạo bể chứa cacbon trong đất rừng (tấn/ha/năm) ......................75
Hình 3.10. Khả năng tạo bể chứa cacbon thông qua ba bể chính của rừng ngập mặn
ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .......................................79

x



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong hơn 100 năm công nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con
ngƣời nhƣ đốt nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên), phá rừng
và thay đổi sử dụng đất nhƣ phát triển đô thị, sản xuất, làm đƣờng… đã thải một
lƣợng lớn khí nhà kính vào trong khí quyển nhƣ: CO2, CH4, CFC, N2O,... Trong đó,
CO2 là khí nhà kính phát thải nhiều nhất và là nguyên nhân đẩy mạnh hiệu ứng nhà
kính làm cho Trái đất nóng hơn - hay còn gọi là ấm lên toàn cầu.
Theo báo cáo hàng năm "The Greenhouse Gas Bulletin" của Tổ chức Khí
tƣợng Thế giới (WMO), cơ quan thời tiết Liên hiệp quốc, nồng độ CO2 trung bình
trên toàn cầu đã tăng đến 403,3 phần triệu (ppm) trong năm 2016, tăng từ 400 ppm
của năm 2015, do sự kết hợp các hoạt động của con ngƣời và hiện tƣợng El Nino
mạnh. Mức tăng CO2 3,3 ppm của năm 2016 cao hơn đáng kể so với mức tăng 2,3
ppm trong năm trƣớc đó và so với mức tăng trung bình hàng năm 2,08 ppm trong
thập niên qua. Mức tăng này cũng cao hơn nhiều so với mức tăng 2,7 ppm trong
năm gần nhất có hiện tƣợng El Nino mạnh trƣớc đó là năm 1998.
Rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng là một bộ phận không thể thay
thế đƣợc của môi trƣờng, giữ vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con
ngƣời. Đặc biệt, rừng ngập mặn còn đƣợc biết đến với tốc độ đồng hòa và tốc độ
lƣu chuyển cacbon cao. Tuy nhiên, trong nửa thế kỉ qua diện tích rừng ngập mặn đã
giảm 30-50% do các hoạt động phát triển vùng duyên hải, mở rộng nuôi trồng thủy
sản và khai thác quá mức. Các nhà khoa học ngày càng lo ngại về khả năng hấp thụ
CO2 trong tự nhiên đang suy yếu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều vùng
rừng bị khai thác và suy thoái nhanh đến mức chúng đang thải ra CO2 nhiều hơn
hấp thụ. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần cắt giảm khí nhà kính nhằm mục tiêu bảo vệ
môi trƣờng Trái đất và con ngƣời.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, trong những năm qua
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm cắt giảm khí nhà kính, một trong
những chính sách này đó chính là Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm


1


2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia
về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lƣợng cacbon
rừng" giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu tổng quát của chƣơng trình là giảm phát thải
khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng
hấp thụ khí nhà kính của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng
sinh học, góp phần thực hiện thành công Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu và
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hƣớng tới phát triển bền vững. Nhƣ vậy,
muốn giảm khí nhà kính thì cần phải tăng các bể hấp thụ cacbon. Rừng chính là một
+

bể dự trữ cacbon tự nhiên khổng lồ. Chƣơng trình REDD và REDD là một trong
những giải pháp quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện đƣợc mục tiêu này.
+

Để tham gia vào chƣơng trình REDD và REDD , Việt Nam cần phải tính
toán đƣợc trữ lƣợng cacbon của rừng hay ƣớc tính đƣợc sinh khối, trữ lƣợng
cacbon rừng lƣu trữ và lƣợng CO 2 hấp thụ hoặc phát thải trong quá trình quản lý
rừng. Vì vậy, công trình nghiên cứu về định lƣợng cacbon tích lũy của rừng theo
hƣớng dẫn của IPCC (2006) đã đƣợc triển khai và thực hiện tại một vài địa
phƣơng, điển hình là nghiên cứu về định lƣợng và giám sát cacbon của rừng để
xác định CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thƣờng xanh vùng Tây Nguyên làm cơ sở
tham gia chƣơng trình giảm thiểu khí nhà kính từ suy thoái và mất rừng ở Việt
Nam [13]. Đối với rừng ngập mặn, nghiên cứu đầy đủ về định lƣợng cacbon tích
lũy của rừng theo phƣơng pháp tiếp cận của IPCC (2006) và CIFOR (2012) tại
vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ gồm Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Ninh

Bình [7].
Đối với tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu về định lƣợng cacbon của rừng còn hạn
chế trong khi rừng ngập mặn vùng cửa sông Tiên Yên đƣợc coi là hệ sinh thái rừng
ngập mặn điển hình của khu vực phía Bắc Việt Nam. Để góp phần đánh giá khả
năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập

2


mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tinh Quảng Ninh”. Kết quả nghiên cứu của đề tài
cung cấp các số liệu khoa học, đánh giá khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập
mặn, cung cấp cơ sở cho việc đàm phán quốc gia trong các chƣơng trình cắt giảm
khí nhà kính, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Định lƣợng đƣợc lƣợng cacbon tích lũy của rừng ngập mặn ven biển xã Hải
Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của rừng: chiều cao, mật độ và đƣờng kính thân cây cơ sở xác định sinh khối cây và sinh khối rừng
- Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất của cây và của rừng - cơ sở
xác định lƣợng cacbon trong sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất của cây và của
rừng.
- Nghiên cứu lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối trên mặt đất, dƣới mặt đất
của cây và của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu lƣợng cacbon tích lũy trong đất tại rừng ngập mặn xã Hải Lạng,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Từ kết quả nghiên cứu trên, đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng
thông qua ba bể chứa: (1) bể chứa cacbon trên mặt đất của cây; (2) bể chứa cacbon

dƣới mặt đất của cây và (3) bể chứa cacbon trong đất rừng ngập mặn xã Hải Lạng,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu đƣợc thể hiện qua hình 1

3


Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon
của rừng ngập mặn xã Hải Lạng, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá khả năng

Đánh giá khả năng
tạo bể chứa cacbon
trong sinh khối trên
mặt đất của cây và

Đánh giá khả năng
tạo bể chứa cacbon
trong sinh khối dƣới
mặt đất của cây và

của rừng

của rừng

Xác định sinh khối

Xác định sinh khối


Xác định trữ lƣợng

trên mặt đất (above
ground biomass AGB) của cây và

dƣới mặt đất (below
ground biomass BGB) của cây và

cacbon trong đất

của rừng

của rừng

Xác định chiều cao, đƣờng kính của
cây, mật độ rừng

tạo bể chứa cacbon
trong đất của rừng

Xác định hàm lƣợng
cacbon hữu cơ (%) trong
đất

Hình 1: Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn

4



CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự tích lũy cacbon trong rừng ngập mặn
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Sự tích lũy trong cây rừng ngập mặn
Lƣợng cacbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn chủ yếu đƣợc tích lũy ở dạng
tăng sinh khối các bộ phận trên mặt đất (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ trên mặt đất), rễ
dƣới mặt đất của cây và quần thể rừng.
Sato và Kanatomi (2000) [47] cho biết, khả năng tích lũy cacbon của rừng
ngập mặn có thể tƣơng đƣơng hoặc lớn hơn các loại rừng nội địa và đóng góp trong
việc chuyển hóa và cân bằng các loại khí nhà kính vùng ven biển. Matsui, 1998 chỉ
ra rằng hệ sinh thái rừng ngập mặn hàng năm tích lũy vào khoảng 3,7 tấn
Cacbon/ha/năm, tƣơng đƣơng với 13,91 tấn CO2/ha/năm [39].
Một số nghiên cứu đã cho thấy, quá trình tích lũy cacbon trong sinh khối
rừng ngập mặn là 97,1 tấn/ha, cao hơn so với tích lũy cacbon trong rừng mƣa nhiệt
đới là 29,5 tấn/ha nhƣng lại thấp hơn so với rừng mƣa ôn đới (129,82 ha) (Nguyễn
Hoàng Trí, 2006) [21].
Đối với rừng trồng, theo nghiên cứu của Hai Ren và cộng sự (2010) [33],
nghiên cứu rừng bần (Sonnerratia apetala) trồng tại Trung Quốc ở giai đoạn 4, 5, 8
và 10 tuổi có sinh khối là 47,9 tấn/ha; 71,7 tấn/ha; 95,9 tấn/ha và 108,1 tấn/ha. Tác
giả cũng chỉ ra rằng sinh khối trên mặt đất và sinh khối dƣới mặt đất của rừng tăng
dần theo tuổi rừng. Sinh khối của loài bần (Sonnerratia apetala) tăng trƣởng nhanh
ở giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi, sau giai đoạn 5 tuổi thì tích lũy sinh khối chậm. Sinh
khối thân và rễ chiếm tỉ lệ lớn nhất là 60% so với tổng sinh khối. Tỷ lệ BGB/AGB ở
thân và rễ ở rừng trồng 4, 5, 8, 10 tuổi là 0,2; 0,2; 0,3 và 0,3.
Với rừng ngập mặn tự nhiên, công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá sinh
khối và tăng trƣởng của rừng có tính chất hệ thống và tƣơng đối hoàn chỉnh là của
Golley F.B., Odum và Wilson (1958 - 1962) trên đối tƣợng rừng đâng đỏ
(Rhizophora mangle) ở Puerto. Năm 1975, ông cùng với cộng sự tiếp tục nghiên

5



cứu sinh khối của rừng đâng đỏ (R. mangle) và 278,9 tấn/ha của rừng đâng (R.
brevistyla) (Vũ Đoàn Thái, 2003) [17].
Okimoto Y. và cộng sự, (2007) [42] đã nghiên cứu trên đối tƣợng là rừng
trang (Kandelia obovata) 5 tuổi, 10 tuổi và 15 tuổi trồng tại cửa sông Lèn, Thanh
Hóa. Kết quả nghiên cứu đã ƣớc tính đƣợc khả năng cố định CO2 trong sinh khối
trên mặt đất của các tuổi rừng lần lƣợt là 28,5; 13,7; 1,45 tấn/ha/năm.
Nguyễn Thanh Hà và các cộng sự, (2002) [31] nghiên cứu tại một số rừng
ngập mặn ở miền Nam Thái Lan và Indonesia, kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra
rằng sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn tùy thuộc vào loại rừng, đặc điểm
về cấu trúc, tuổi cây. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở dƣới bảng 1.1
Bảng 1.1. Tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn
Địa điểm
nghiên cứu

Loài cây chính
Bần chua
(Sonneratia caseolaris (L.) Engler)

Sosobok,

Đƣớc đôi

Indonesia

(Rhizophoza apiculata Blume)
Vẹt dù
(Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny)


Ranong,
Thái Lan
(Rừng tự
nhiên)
Nakorn, Sri
Thmarat

Mật độ
(Cây/ha)

Tổng cacbon
trong rừng
(tấn/ha)

478

117,4

761

354,3

400

313,5

-

280,0


1489

531,7

6900

51,4

2300

163,6

Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) Cui biển (Heritira littoralis Aiton ex
Dryander/Dry.)
Đƣớc đôi
(Rhizophoza apiculata Blume)
Đƣớc đôi
(Rhizophoza apiculata Blume)

(Rừng

Đƣớc đôi

trồng)

(Rhizophoza apiculata Blume)

Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2002) [31]

6



Mật độ cây và loài cây là các yếu tố chi phối đến khả năng tích lũy cacbon
trong rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu của Sathirathai S. (2003) [46] về khả
năng tích lũy cacbon hàng năm của rừng ngập mặn Tha Po, Thái Lan ở các loại
đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Mật độ cây: Mật độ rừng cao nhất là loài mắm biển (Avicennia marina
(Forsk) Vierh) với số lƣợng là 2337,5 cây/ha, thứ hai là loại giá (Excoecaria
agallocha L.) với 1262,5 cây/ha, thứ ba là tra lâm vồ (Thespesia populnea) có
406,25 cây/ha, thấp nhất là cây đƣớc đôi (Rhizophoza apiculata) 306,25 cây/ha.
- Sinh khối: Từ kết quả nghiên cứu về mật độ cây rừng tác giả tính đƣợc
lƣợng sinh khối tổng số của rừng. Theo đó, sinh khối của rừng cũng nhƣ tổng lƣợng
cacbon tích lũy sau một năm của rừng ngập mặn tại làng Tha Po, Thái Lan giảm
dần theo thứ tự nhƣ sau: Cao nhất là loài mắm biển (Avicennia marina (Forsk)
Vierh) có sinh khối 29,06 tấn/ha - tƣơng ứng với tổng lƣợng cacbon tích lũy trong
năm là 8,19 tấn/ha/năm. Thứ hai là loài giá (Excoecaria agallocha L.) với giá trị
sinh khối thu đƣợc là 7,69 tấn/ha - tƣơng ứng tổng lƣợng cacbon tích lũy hàng năm
là 4,94 tấn/ha/năm. Đứng thứ ba là loại đƣớc đôi (Rhizophoza apiculata Blume) với
kết quả sinh khối là 4,31 tấn/ha - tƣơng đƣơng tổng cacbon tích lũy là 1,19
tấn/ha/năm. Thấp nhất là tra lâm vồ (Thespesia populnea) có giá trị sinh khối rừng
là 4,13 tấn/ha - tƣơng ứng tổng cacbon tích lũy là 0,81 tấn/ha/năm.
Có thể thấy rằng tuy mật độ cây tra lâm vồ (Thespesia populnea) trong rừng
cao hơn đƣớc đôi (Rhizophoza apiculata Blume) nhƣng sinh khối và tổng lƣợng
cacbon tích lũy hàng năm của loài đƣớc đôi lại cao hơn.
1.1.1.2. Sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về hàm lƣợng cacbon hữu cơ tích luỹ
trong đất rừng ngặp mặn. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc một số nhà khoa học bắt
đầu quan tâm đến vai trò của rừng ngặp mặn trong việc tích luỹ cacbon trong đất.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sâu
hơn đến chu trình cacbon trong các hệ sinh thái ven biển nhiệt đới, vai trò của rừng

ngặp mặn trong việc tích luỹ cacbon trong đất và trong cây làm giảm khí CO2 - một

7


trong những loại khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Các công trình nghiên cứu của
Batjes N. H. (2001) [27], nghiên cứu hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong đất rừng
ngặp mặn ở đầm lầy Senegal và cho kết quả về hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong đất
rừng ngặp mặn là 90 - 257 tấn/ha. Năm 2003, Bouillon S. và cộng sự [29] nghiên
cứu hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong trầm tích rừng ngặp mặn ở châu thổ sông
Godovari, Ấn Độ và phía Tây Nam Srilanka đã cho biết, hàm lƣợng cacbon tích luỹ
trong trầm tích rừng ngặp mặn trung bình là 0,6 - 31 % trọng lƣợng khô, có khi lên
tới 75 %.
Năm 2000, Fujimoto K. và cộng sự [45] đã nghiên cứu một số loại rừng ngặp
mặn ở Thái Lan và đó tính hàm lƣợng cacbon trong đất ở các độ sâu khác nhau
(bảng 1.2)
Bảng 1.2. Hàm lƣợng cacbon trong đất của một số loại rừng ngặp mặn ở các độ
sâu khác nhau tại miền Nam Thái Lan
Địa điểm
nghiên cứu

Khlong
Thom

Độ sâu

Tổng số

của đất


cacbon

(cm)

(tấn/ha)

Đƣớc đôi(Rhizophora apiculata Blume)

0 - 155

773,1

Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata)

0 - 175

852,0

- Su (Xylocarpus sp.)

0 - 230

1093,5

Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata)

0 - 90

627,0


- Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (jack) Voigt.)

0 - 230

1126,1

0 - 140

496,6

0 - 150

460,1

0 - 210

633,9

0 - 120

484,8

Loại rừng

Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata)
Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny)
Satun

Dà vôi (Ceriops tagal (Perrottet) Robinson)
Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata) - Su sung

(Xylocarpus moluccensis (Lam) Roem)

Fujimoto và cs, 2000 [45]

8


Kết quả bảng 1.2 cho thấy, hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong đất [45] giảm dần
theo độ sâu của đất, nguyên nhân là do quá trình sunfat hóa các chất hữu cơ và hô
hấp kỵ khí của đất. Hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong đất rừng ngập mặn Khlong
Thom ở độ sâu (0 cm - 90 cm) dao động trong khoảng 464,7 - 627,0 tấn/ha, ở độ
sâu (0 cm - 230 cm) dao động trong khoảng 1093,5 - 1126,1 tấn/ha, còn trong đất
rừng ngập mặn Satun ở độ sâu (0 cm - 150 cm) hàm lƣợng cacbon tích luỹ dao động
trong khoảng 218,4 - 460,1 tấn/ha, ở độ sâu (0 cm - 210 cm) dao động trong khoảng
460,1 - 633,9 tấn/ha. Đồng thời kết quả nghiên cứu của Fujimoto cũng chỉ ra rằng,
hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong đất rừng ngập mặn phụ thuộc vào loại rừng. Rừng
đƣớc đôi (Rhizophora apiculata) thuần loại có khả năng tích luỹ cacbon cao hơn
các loại rừng khác. Kết quả nghiên cứu của Fujimoto phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2002) [31], hàm lƣợng cacbon tích luỹ trong
đất ở một số rừng ngập mặn ở miền Nam Thái Lan là 19,5 - 1158,1 tấn/ha với giá trị
cao nhất tìm thấy trên rừng đƣớc (R. apiculata) già. Năng suất cao của rừng ngập
mặn già chỉ ra tầm quan trọng của rừng trƣởng thành đối với việc tích luỹ và dự trữ
cacbon trong thời gian dài. Cùng nghiên cứu ở rừng ngập mặn nhiệt đới miền Nam
Thái Lan, Alongi D. M. và cộng sự (2000) [25] đã cho thấy xấp xỉ 60% tổng trọng
lƣợng cacbon hữu cơ đi vào trầm tích của rừng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn
Các công trình nghiên cứu về sinh khối rừng ngập mặn của Viên Ngọc Nam
(2003) [16], Nguyễn Hoàng Trí (1986) [20], … Chủ yếu đánh giá về năng suất sinh
học của rừng.

Năm 1972, Phạm Hồng Chƣơng đã nghiên cứu sinh khối của một số loài cây
trong 1 ô tiêu chuẩn 100m2 trong rừng Sát Chí Linh ở Vũng Tàu với tổng sinh khối
là 46,93 tấn/ha trong đó đâng đôi (Rhizophoza apiculata Blume) là 18,73 tấn/ha và
mắm (Avicenia officinalis) là 37,66 tấn/ha (Viên Ngọc Nam (1998) [15].
Đặc biệt, đóng góp lớn nhất cho các công trình nghiên cứu khoa học về hệ
sinh thái rừng ngập mặn, đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ các

9


vùng ven biển là của Phan Nguyên Hồng. Tác giả đã có nhiều nghiên cứu về rừng
ngập mặn nhƣ: sinh thái rừng ngập mặn, diễn thế và quan hệ giữa rừng ngập mặn và
thủy sản, sinh thái rừng ngập mặn [10].
Mỵ Thị Hồng (2006) [12] đã nghiên cứu đối tƣợng bần chua (Sonneratia
caseolaris) trồng tại xã Nam Hƣng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho thấy kết
quả nhƣ sau: Cacbon tích lũy trong sinh khối rừng 3 tuổi là cao nhất với 7,877
tấn/ha; tiếp đến là rừng 4 tuổi 3,212 tấn/ha và thấp nhất là rừng 2 tuổi với 2,717
tấn/ha. Hàm lƣợng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng bần chua 4 tuổi thấp hơn so
với rừng 3 tuổi đƣợc giải thích là do quần thể bần chua 4 tuổi thấp hơn so với rừng
3 tuổi đƣợc giải thích là do quần thể bần chua 4 tuổi đƣợc trồng xen kẽ với cây
trang nên mật độ bần chua 4 tuổi thấp hơn nhiều so với bần chua 3 tuổi đƣợc trồng
thuần loài. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) [4] đã nghiên cứu định lƣợng cacbon
trong sinh khối cây bần chua (Sonneratia caseolaris) trồng tại xã Nam Hƣng, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy trữ lƣợng cacbon tích lũy trong sinh
khối trên mặt đất (AGB) và sinh khối dƣới mặt đất (BGB) đạt giá trị cao nhất là
rừng 4 tuổi (9,776 tấn/ha và 4,042 tấn/ha), tiếp theo là rừng 3 tuổi (5,829 tấn/ha và
2,654 tấn/ha), thấp nhất là rừng 2 tuổi (2,005 tấn/ha và 0,0867 tấn/ha).
Trong thời gian gần đây, đã có một số nghiên cứu về sinh khối cây rừng ngập
mặn nhƣ Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni (2015) [14] đã khảo sát sinh khối và tích lũy
cacbon trên mặt đất của rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tác giả lựa chọn nghiên cứu trên 3 đối tƣợng là vẹt tách (Bruguiera parviflora),
đƣớc đôi (Rhizophoza apiculata), mắm trắng (Avicennia alba). Kết quả nghiên cứu
cho thấy tổng sinh khối cao nhất của rừng đƣớc đôi là 233,56 tấn/ha tƣơng ứng
cacbon tích lũy trên mặt đất là 109,77 tấn/ha. Thứ hai là vẹt tách với giá trị sinh
khối và cacbon tích lũy lần lƣợt là: 107,23 tấn/ha và 80,01 tấn/ha. Thấp nhất mắm
trắng với giá trị là 120,83 tấn/ha và 56,79 tấn/ha.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016), "Nghiên cứu định lƣợng cacbon tích lũy để
đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn ở vùng ven biển đồng
bằng Bắc Bộ" [7]. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung vào danh mục tích toán sinh khối

10


và hệ số quy đổi từ sinh khối sang cacbon tích lũy đối với loài trang (Kandelia
obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris). Xây dựng đƣợc phƣơng trình tính
toán sinh khối cây rừng dựa trên đƣờng kính thân cây. Cụ thể nhƣ sau:
- Đối với loài trang: B = 0,10316D1,85845.
- Đối với loài bần chua: B = 0,000596D4,04876.
Hệ số quy đổi từ sinh khối sang hàm lƣợng cacbon tích lũy đối với loài trang
(Kandelia obovata) là 0,4955 và bần chua (Sonneratia caseolaris) là 0,4953.
Bảng 1.3. Tích lũy cacbon của rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ

Địa điểm

Lƣợng cacbon

Lƣợng cacbon

Đối tƣợng nghiên


Tuổi

tích lũy trong

tích lũy trong

cứu

rừng

sinh khối trên

sinh khối dƣới

mặt đất (tấn/ha) mặt đất (tấn/ha)

Ninh Bình

Rừng trang
(Kandelia obovata)
Bần chua
(Sonneratia
caseolaris)

Hải
Phòng

Nam Định

Rừng trang

(Kandelia obovata)

Trang
Thái Bình

Rừng
hỗn giao
Bần

5T

60,63 ± 2,92

16,29 ± 1,10

4T
3T

50,79 ± 2,8
45,13 ± 2,85

15,28 ± 0,68
12,99 ± 1,10

10T

26,99 ± 1,03

5,70 ± 0,31


11T
28,96 ± 1,19
5,81 ± 0,27
13T
73,99 ± 2,92
6,57 ± 0,27
10T
67,79 ± 2,96
13,61 ± 0,29
11T
84,00 ± 2,88
14,64 ± 0,39
13T
125,90 ± 2,48
16,33 ± 0,44
10T
24,21 ± 1,04
6,30 ± 0,21
11T
23,86 ± 0,81
5,60 ± 0,15
13T
60,06 ± 1,67
12,37 ± 0,36
10T
16,39 ± 0,59
2,82 ± 0,26
11T
6,54 ± 0,40
0,97 ± 0,05

13T
15,59 ± 0,69
2,21 ± 0,11
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [7]

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016) [7] cũng đã xây dựng đƣợc
quy trình hƣớng dẫn định lƣợng cacbon tích lũy của rừng ngập mặn trồng ven biển
đồng bằng Bắc Bộ.

11


1.1.2.2. Sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn nhƣng
các công trình nghiên cứu về định lƣợng hàm lƣợng cacbon trong rừng ngập mặn
đặc biệt là định lƣợng cacbon trong đất còn rất ít.
Năm 2000, Fujimoto K. và cộng sự nghiên cứu sự tích lũy cacbon dƣới mặt
đất của rừng ngập mặn hỗn hợp rừng tự nhiên và rừng trồng ở Cà Mau và Cần Giờ
[45]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng cacbon trong trầm tích rừng ngập
mặn ở Cà Mau cao hơn so với lƣợng cacbon trong trầm tích ở Cần Giờ. Hàm lƣợng
cacbon trong đất ngập mặn ở Cà Mau ở độ sâu 0 cm - 100 cm dao động trong
khoảng 25,85 - 47,92 kg/m2 tƣơng ứng là 258,51 - 479,29 tấn/ha còn trong đất ngập
mặn ở Cần Giờ ở độ sâu 0 cm - 100 cm dao động trong khoảng 24,52 - 30.99 kg/m2
tƣơng ứng là 243,20 - 309,90 tấn/ha [45].
Bảng 1.4. Lƣợng cacbon trong trầm tích rừng ngập mặn ở Cà Mau và Cần Giờ
Địa điểm nghiên cứu

Vị trí nghiên
cứu


2
3
4
5
6
1
RNM ở Cần Giờ

Hàm lƣợng cacbon
trong trầm tích
(tấn/ha)

0 - 100
307,9
0 - 195
410,9
0 - 100
417,5
0 - 157
649,1
0 - 100
258,5
0 - 145
406,0
0 - 100
267,4
0 - 150
326,7
0 - 100
277,7

0 - 100
479,2
0 - 150
664,1
0 - 100
245,2
0 - 150
332,9
0 - 100
242,3
0 - 100
309,9
Fujimoto K. và cs (2000) [45]

1

RNM ở Cà Mau

Độ sâu của
đất
(cm)

2
3

12


Để đánh giá ảnh hƣởng của tuổi cây và sự ngập nƣớc của thủy triều tới nguồn
cacbon trong đất, Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2004) [32] đã nghiên cứu hàm

lƣợng cacbon trong đất của rừng trang (Kandelia obovata) 9, 8, 6, 4, 3 tuổi trồng ở
huyện Giao Thủy, Nam Định. Kết quả cho biết hàm lƣợng cacbon dƣới đất rừng ở
các độ tuổi trên lần lƣợt là 95,8; 75,2; 78,1; 77,4 và 83,6 tấn/ha. Sự ngập nƣớc của
thủy triều ảnh hƣởng mạnh mẽ tới môi trƣờng kỵ khí của trầm tích, điều này tạo
điều kiện cho sự tích lũy cacbon trong đất.
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [3], hàm lƣợng cacbon tích lũy ở các độ
sâu trong đất từ 0 cm - 100 cm là khác nhau. Hàm lƣợng cacbon tích lũy cao nhất ở
tầng đất phía trên từ 0 cm - 20 cm sau đó giảm dần theo độ sâu của đất.
Bảng 1.5. Hàm lƣợng cacbon ở các độ sâu khác nhau của đất
Hàm lƣợng cacbon trong đất (tấn/ha)

Độ sâu của đất
(cm)

R9T

R8T

R6T

R5T

R1T

0

18,68

18,62


15,55

16,49

14,04

20

17,46

17,86

18,48

14,74

13,46

40

16,82

15,52

13,26

13,66

12,76


60

15,33

12,96

10,26

11,00

11,77

80

13,54

11,45

10,65

8,43

9,00

100

10,35

9,73


8,62

7,99

7,35

Tổng

92,18

86,14

76,82

72,31

68,38

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [3]
Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy hàm lƣợng cacbon tích lũy trong đất rừng
chủ yếu ở độ sâu 0 - 40 cm. Càng xuống sâu, hàm lƣợng cacbon tích lũy càng giảm.
Lƣợng cacbon tích lũy trong đất rừng cao nhất ở trên bề mặt đất của đất rừng 9 tuổi
(18,68 tấn/ha) và thấp nhất là ở độ sâu 100 cm của rừng 1 tuổi (7,35 tấn/ha).
Để so sánh sự tích lũy cacbon trong rừng ngập mặn và ảnh hƣởng của các
yếu tố đến sự tích lũy cacbon giữa rừng trồng thuần loài trang và một số rừng hỗn
giao khác, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự [4] đã tiến hành nghiên cứu trên đối
tƣợng bần chua (Sonneratia caseolaris). Các đối tƣợng nghiên cứu tại huyện Tiền

13



×