Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÀ PHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ QUỐC VƯƠNG

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN CÀ PHÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

LÊ QUỐC VƯƠNG

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN CÀ PHÊ

Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật
Mã số

: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 /2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Lê Quốc Vương sinh ngày 13 tháng 05 năm 1982. Nơi sinh: Ngãi
Giao, Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu. Con ông Lê Văn Huế và bà Đỗ Thị Yến.
Tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
Từ 2007 - 2008 làm việc tại Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Nông
nghiệp Công Nghệ Cao Tp. Hồ Chí Minh.
Từ 2008 đến nay làm việc tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh
Đồng Nai
Tình trạng gia đình: Vợ là Tăng Thị Nhã Trúc.
Địa chỉ liên lạc: 104, Lê Hồng Phong, Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điện thoại: 0987.760.649
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Ký tên


Lê Quốc Vương

iii


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn này, tôi xin được trân trọng ghi ơn và cảm tạ:
Ban Giám Hiệu, Khoa Nông học và Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học.
Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi.
Đặc biệt, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Đình Đôn đã dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Ban giám đốc Sở Khoa Học và Công Nghệ, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ
Sinh học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và làm
luận văn.
Ba mẹ, anh chị, vợ và các anh chị trong lớp Cao học BVTV 2008 đã động
viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Lê Quốc Vương

iv


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cà phê”
được thực hiện tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh và trại thực nghiệm khoa Nông Học. Đây là đề tài nghiên cứu nhằm
xác định những loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên 2 giống cà phê chè
và cà phê vối. Nội dung đề tài bao gồm phân lập, xác định tác nhân gây bệnh thán

thư trên cà phê ở Bình Phước, Đồng Nai, Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt; Khảo sát đặc
tính sinh học của các loài nấm Colletotrichum spp. trên cà phê; Đánh giá phản ứng
của 2 giống cà phê chè và cà phê vối với các loài nấm Colletotrichum spp. đã phân
lập được. Kết quả thu được, Colletotrichum spp. là một trong những nguyên nhân
chính gây ra bệnh thán thư trên cà phê, 15 mẫu nấm phân lập được ở 5 vùng đã định
danh được 3 loài Colletotrichum gây hại trên cà phê Colletotrichum acutatum,
Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum sp..
Loài C. gloeosporioides xuất hiện ở cả 5 điểm lấy mẫu nhưng loài
C. acutatum chỉ xuất hiện trên mẫu trái của cà phê chè ở Đà Lạt và mẫu cành cà phê
vối ở Di Linh.
Triệu chứng bệnh thán thư do loài Colletotrichum định danh được tương đối
giống nhau, vết bệnh là những đốm nhỏ màu nâu, sau 2 ngày nhiễm bệnh, những
đốm bệnh màu nâu xung quanh có quầng sáng, đôi khi mặt lá gồ ghề không phẳng,
sau 1 thời gian đốm bệnh khô và thủng rách. Lá non bị bệnh làm cho diện tích lá
tăng rất chậm, màu lá xanh nhạt đến xanh đậm và trở thành lá trưởng thành.
Các loài Colletotrichum phân lập được có nhiều hình dạng và màu sắc khác
nhau. Loài C. gloeosporioides có bào tử hình trụ, giác bám màu nâu, nhiều hình
dạng, mép biến dạng. Loài Colletotrichum sp. có bào tử thẳng, giác bám màu nâu
nhạt, tròn và nhỏ không đều. Loài C. acutatum có bào tử thẳng và xuất hiện một số
bào tử dạng thắt eo giữa như hạt đậu, giác bám màu nâu tối đến nhợt nhạt dạng
trứng ngược hoặc hình chùy và nhẵn ở cạnh.

v


Kết quả chủng bệnh cho thấy cà phê chè bị nhiễm bệnh thán thư nặng khi
chủng loài C. acutatum và cà phê vối bị nhiễm bệnh từ loài Colletotrichum sp. hơn
C. acutatum và C. gloeosporioides.

vi



ASTRACT
The subject “Study on Colletotrichum spp. causing anthracnose on coffee”
was made at the Plant Protection Department, Nong Lam University Ho Chi Minh
City, and Agronomy Experimental Farm of Agriculture Faculty. The research is to
determine the species of Colletotrichum causing anthrax on two varieties of Arabica
coffee and Robusta coffee. The content of research isolating, identify causing
anthracnose on coffee in Binh Phuoc, Dong Nai, Bao Loc, Di Linh, Da Lat;
Examining the biological property fungus Colletotrichum spp. on coffee; Assessing
the response of two varieties of Arabica and Robusta against the isolated fungus
Colletotrichum spp. The results were as follows, Colletotrichum spp. was one of the
main reasons causing anthrax on coffee. Base on 15 separate funguses in 5 different
areas, the writer identified three species of Colletotrichum causing damage on
coffee:

Colletotrichum

acutatum,

Colletotrichum

gloeosporioides

and

Colletotrichum sp..
C. gloeosporioides appear at all five sampling points but C. acutatum only
appear on the fruit sample of Arabica coffee in Dalat and branch sample of Robusta
coffee in Di Linh.

Symptoms of anthrax caused by three identified species of Colletotrichum
were relatively similar: the lesions are small brown spots, after two days of
infection, the brown spots surrounded by halos, sometimes the leaves surface were
rough, after a period, the spot become dry and be tore off. Because young leaves
were sick, the area of leaf increases slowly, the leaf was originally light green and it
changes to dark green when it grew up.
Colletotrichum species isolated in various shapes and different colors. Spores
of C. gloeosporioides were cylindrical, brown suckers, various shapes, edge
distortion. Spores of Colletotrichum sp. were straight, light brown suckers, small,
round and irregular. Spores of C. acutatum were straight and appeared as a waist

vii


between, suckers were dark brown to pale ovate or the panicles and smooth reverse
side.
The results showed that the anthrax of Arabica coffee were infected very
serious with C. acutatum and Robusta coffee were infected by Colletotrichum sp.
than C. acutatum and C. gloeosporioides.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa .......................................................................................................................
Trang chuẩn y ...............................................................................................................i

Lý lịch cá nhân .......................................................................................................... iii
Lời cam đoan ............................................................................................................ iiii
Lời cảm tạ...................................................................................................................iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Mục lục.......................................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... xiiii
Danh sách các hình.................................................................................................. xiii
Danh sách các bảng ............................................................................................... xiiiv
Danh sách đồ thị ..................................................................................................... xvii
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và mục đích đề tài .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................................ 2
1.2.2 Mục đích ....................................................................................................................... 2

1.3 Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 2
2. TỔNG QUAN ......................................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về nguồn gốc, phân loại thực vật cây cà phê ........................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc cây cà phê ................................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật ......................................................................................................... 3

2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cà phê ........................................................... 4
2.2.1 Đặc điểm sinh học cây cà phê ....................................................................................... 4
2.2.2 Đặc điểm sinh thái cây cà phê ...................................................................................... 5

2.3 Sơ lược tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trong nước và trên thế giới ........... 6
2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới ....................................................... 6

ix



2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam........................................................ 6

2.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê ................................................................ 7
2.5 Giới thiệu bệnh thán thư........................................................................................ 7
2.5.1 Phân bố và thiệt hại ....................................................................................................... 7
2.5.2 Triệu chứng bệnh thán thư ............................................................................................ 8
2.5.3 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp. ......................................................... 8
2.5.4 Tác nhân gây bệnh ........................................................................................................ 9

2.6 Nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm Colletotrichum spp. ...........................11
2.6.1 Nghiên cứu ngoài nước .............................................................................................. 11
2.6.2 Nghiên cứu trong nước .............................................................................................. 15
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 17

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................17
3.1.1 Thời gian nghiên cứu .................................................................................................. 17
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................... 17

3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................17
3.2.1 Phân lập, xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên cà phê ở Bình Phước, Đồng Nai
và Lâm Đồng. ............................................................................................................ 17
3.2.2 Khảo sát đặc tính sinh học của các loài nấm Colletotrichum spp. trên cà phê ........... 17
3.2.3 Đánh giá phản ứng của cà phê chè và cà phê vối với các loài nấm Colletotrichum spp.
đã phân lập được. ...................................................................................................... 18

3.3 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................18
3.3.1 Nguồn mẫu để phân lập và nghiên cứu ....................................................................... 18
3.3.2 Thiết bị thí nghiệm ...................................................................................................... 18
3.3.3 Môi trường nuôi cấy nấm ........................................................................................... 18


3.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.4.1 Phân lập và xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên trên cà phê ............................. 19
3.4.2 Khảo sát sự phát triển của các loài Colletotrichum .................................................... 20
3.4.3 Đánh giá phản ứng của cà phê chè và cà phê vối với các loài nấm Colletotrichum đã
phân lập ..................................................................................................................... 23
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 26

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................27
x


4.1 Phân lập và xác định tác nhân gây bệnh .............................................................27
4.2 Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum spp.
trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau .....................................................28
4.3 Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của nấm
Colletotrichum spp. khi nuôi cấy trên môi trường PGA .................................34
4.4 Sự tác động của thuốc Benomyl đối với các loài nấm Colletotrichum spp. Khi
nuôi cấy trên môi trường PGA ........................................................................39
4.5 Mô tả hình thái bào tử, giác bám và xác định loài Colletotrichum với các mẫu
nấm phân lập được ..........................................................................................42
4.6 Khảo sát sự xâm nhiễm của Colletotrichum trong mô lá cà phê ........................48
4.7 Khảo sát phản ứng của cà phê chè và cà phê vối đối với 3 loài Colletotrichum ở
điều kiện trong phòng ......................................................................................49
4.8 Khảo sát phản ứng của cà phê chè và cà phê vối trong giai đoạn vườn ươm với
các loài nấm Colletotrichum............................................................................51
4.8.1 Trong giai đoạn cây có 2 lá sò .................................................................................... 51
4.8.2 Trong giai đoạn cây có 4 lá thật .................................................................................. 53

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................55

5.1 Kết luận ...............................................................................................................55
5.2 Đề nghị ................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56
PHỤ LỤC ..................................................................................................................60

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBD: Coffee Berry Disease
ctv: Cộng tác viên
CSB: Chỉ số bệnh
GA: Green bean agar (môi trường giá đậu)
nsc: Ngày sau cấy
NSC: Ngày sau chủng
PGA: Potato Glucose Agar (môi trường khoai tây)
TLB: Tỉ lệ bệnh
WA: Water agar (môi trường agar nước)

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh thán thư trên trái và lá .................................................... 8
Hình 2.2 Hình dạng một số đặc điểm của các loài Colletotrichum ..........................10
Hình 3.1 Phương pháp chủng bệnh trên lá ...............................................................23
Hình 3.2 Cây cà phê giai đoạn 2 lá sò ......................................................................24
Hình 4.1 Bào tử, ồng mầm và giác bám Colletotrichum trên môi trường PGA ở
nhiệt độ 270C quan sát ở độ phóng đại 400 lần. a: bào tử nấm; b: ống
mầm và giác bám sau 4 giờ trong giọt nước ............................................27

Hình 4.2 Màu sắc tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường PGA ở nhiệt độ
270C ở 6 ngày sau cấy. .............................................................................28
Hình 4.4 Màu sắc tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường GA ở nhiệt độ 270C
sau 6 ngày cấy. a: Nhóm trắng xám; b: Nhóm trắng hồng; c: Nhóm đen
tuyền; d: Nhóm trắng đục ..........................................................................34
Hình 4.5 Màu sắc tản nấm của Colletotrichum spp. ở 5 mức nhiệt độ nuôi cấy trên
môi trường PGA.........................................................................................39
Hình 4.6 Thí nghiệm thuốc Benomyl ở nồng độ 1000µg/ml với các nhóm
Colletotrichum trên môi trường PGA ........................................................42
Hình 4.7 Hình dạng bào tử, giác bám mẫu nhóm 1 quan sát dưới kính hiển vi ở độ
phóng đại 400 lần. ......................................................................................46
Hình 4.8 Hình dạng bào tử, giác bám mẫu nhóm 2 quan sát dưới kính hiển vi ở độ
phóng đại 400 lần. ......................................................................................46
Hình 4.9 Hình dạng bào tử, giác bám mẫu nhóm 3 quan sát dưới kính hiển vi ở độ
phóng đại 400 lần. ......................................................................................47
Hình 4.10 Giác bám Colletotrichum xâm nhiễm trên bề mặt lá cà phê từ mẫu nấm
CR-DL-C....................................................................................................48
Hình 4.11 Sự xâm nhiễm của C. gloeosporioides, C. acutatum và Colletotrichum
sp. trên lá cà phê chè sau 2 ngày chủng .....................................................49

xiii


Hình 4.12 Sự xâm nhiễm của C. gloeosporioides, C. acutatum và Colletotrichum
sp. trên lá cà phê vối sau 2 ngày chủng .....................................................50
Hình 4.13 Sự hình thành vết bệnh khi chủng các loài Colletotrichum trên cà phê chè ...52
Hình 4.15 Chủng nấm Colletotrichum giai đoạn cây 4 lá thật .................................54

xiv



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các mẫu Colletotrichum spp. đã thu thập được trên cà phê ở Đà Lạt, Di
Linh, Bảo Lộc, Đồng Nai và Bình Phước. ...............................................20
Bảng 4.1 Các nhóm Colletotrichum spp. phân theo màu sắc tản nấm .....................28
Bảng 4.2 Sự phát triển của các loài Colletotrichum spp. phân lập từ cà phê trên các
môi trường dinh dưỡng khác nhau ở nhiệt độ 27oC. ................................30
Bảng 4.3 Tốc độ phát triển giai đoạn 2-4 và 4-6 ngày của 4 nhóm Colletotrichum
spp. trên các môi trường dinh dưỡng........................................................31
Hình 4.3 Màu sắc tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường Co ở nhiệt độ 270C
sau 6 ngày cấy. a: Nhóm trắng xám; b: Nhóm trắng hồng; c: Nhóm đen
tuyền; d: Nhóm trắng đục .........................................................................33
Bảng 4.4 Sự phát triển đường kính tản nấm (mm) của các mẫu Colletotrichum spp.
ở các mức nhiệt độ trên môi trường PGA ................................................36
Bảng 4.5 Tốc độ phát triển 2-4 và 4-6 ngày ở các mức nhiệt độ150C, 200C, 250C, 300C,
350C của các nhóm Colletotrichum trên môi trường PGA. .........................37
Bảng 4.6 Sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. ở các ngày sau cấy trên môi
trường PGA khi có tác động của thuốc Benomyl nồng độ 1000µg/ml ....41
Bảng 4.7 Kích thước và hình dạng bào tử của 3 nhóm Colletotrichum ...................43
Bảng 4.8 Kích thước giác bám 3 nhóm Colletotrichum ..........................................45
Bảng 4.9 Tỉ lệ nảy mầm và hình thành giác bám trong 100 bào tử của 3 loài
Colletotrichum trong giọt nước ở nhiệt độ phòng (270C). .......................48
Bảng 4.10 Sự hình thành vết bệnh của 2 giống cà phê sau 2 ngày chủng ................50
Bảng 4.11 Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của giống cà phê chè, cà phê vối giai đoạn 2 lá
sò khi chủng 3 loài nấm Colletotrichum .................................................52
Bảng 4.12 Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của giống cà phê chè, cà phê vối giai đoạn có 4
lá thật khi chủng 3 loài nấm Colletotrichum ............................................54

xv



DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Đường kính tản nấm trung bình của các nhóm Colletotrichum spp. ở các
mức nhiệt độ 6 ngày sau cấy. ...................................................................35

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, được trồng rộng rãi hơn 50 quốc gia
trên thế giới vì chúng là một thức uống đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản phẩm chính của cà
phê là hạt mang nhiều đặc tính quý, là loại thức uống được nhiều người ưa thích, vì
trong hạt cà phê có chứa từ 0,8 – 3% hoạt chất caffeine, đây là chất có tác dụng
kích thích thần kinh, tăng hoạt động của tế bào não, thúc đẩy hoạt động của hệ tuần
hoàn, ngoài ra cà phê còn là nguồn quan trọng cung cấp các chất chống oxy hóa cơ
thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh (Vinson, 2005).
Hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng, nhu
cầu sử dụng thức uống càng đa dạng trong đó cà phê là loại thức uống chiếm một vị
trí quan trọng đối với người dân trên thế giới và cả Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng
cà phê ngày càng nhiều nên diện tích trồng cà phê tăng nhanh trong thời gian qua.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau
Brazil (Đoàn Triệu Nhạn, 2008) và có diện tích trồng tăng nhanh, tập trung ở những
vùng sản xuất chính như Daklak, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai và
một số tỉnh phía Bắc, đây là vùng sinh thái thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và
phát triển tăng năng suất và chất lượng. Nhưng việc tăng diện tích không tránh khỏi
sự xuất hiện những sâu bệnh hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và
phẩm chất của cà phê. Cục Bảo Vệ Thực Vật cho biết, cho đến tháng 4 năm 2009

tình hình sâu bệnh phổ biến trên cây cà phê ở nước ta chủ yếu là bệnh thán thư,
bệnh rỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, mối hại gốc, tuyến trùng, bệnh vàng
lá, thối gốc rễ, ve sầu hại rễ. Trong đó bệnh thán thư là một trong những bệnh nguy

1


hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cà phê. Nấm bệnh này
có thể xâm nhiễm trên các giống cà phê ở các giai đoạn phát triển của cây từ hoa
đến trái chín và cả trên lá. Nhưng thiệt hại nặng nhất khi nấm xâm nhiễm trên trái
hình thành vết chết hoại lõm màu đen với sự hình thành bào tử dày đặc ở trên.
Trước tình hình đó, việc xác định đúng tên loài nấm gây bệnh ở những vùng
địa lý khác nhau để làm cơ sở cho việc phòng trừ là hết sức cần thiết. Do đó, đề tài:
“Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cà phê” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu và mục đích đề tài
1.2.1 Mục tiêu
- Xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên cà phê.
- Định danh các loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư cà phê ở
Bình Phước, Đồng Nai và Lâm Đồng.
- Xác định khả năng nhiễm bệnh của 2 giống cà phê chè và cà phê vối đối
với các loài Colletotrichum spp. đã phân lập được.
1.2.2 Mục đích
Cung cấp số liệu cơ bản về loài nấm Colletotrichum spp. để từ đó làm cơ sở
cho việc phòng trừ bệnh thán thư.
1.3 Đối tượng khảo sát
Nấm Colletotrichum spp. và 2 giống cà phê Arabica và Robusta

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về nguồn gốc, phân loại thực vật cây cà phê
2.1.1 Nguồn gốc cây cà phê
Loài cà phê hoang dại (Coffea arabica) khởi nguyên từ Ethiopia, được phát
hiện vào năm 850, và được mang trồng ở Ả Rập với hương vị thơm ngon đặc biệt.
Về sau, C. robusta được tìm ra ở Châu Phi. Loài cà phê này sinh trưởng mạnh,
kháng bệnh rỉ sắt, và được trồng nhiều vào đầu những năm 1940. C. robusta có
hàm lượng caffeine trên 2% chất khô, gấp đôi cà phê C. arabica chỉ có 1% (Đoàn
Triệu Nhạn, 2008).
Cây cà phê lần đầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ
năm 1857. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình, đến đầu
thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi,
cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Và đến nay
được trồng ở nhiều nơi của Việt Nam.
2.1.2 Phân loại thực vật
Cây cà phê được Jussie mô tả đầu tiên dưới tên khoa học là Jasminum
arabicanum trong quá trình nghiên cứu cây cà phê ở vườn thực vật Amsterdam.
Đến năm 1737, Linnaeus xếp cà phê vào chi Coffea mà đầu tiên là loài Coffea
arabica.
Nhiều loài cà phê khác được khám phá ở vùng rừng nhiệt đới châu Phi vào
nửa đầu thế kỷ 19. Chevalier (1929), liệt kê vào khoảng 75 loài cà phê có giá trị
kinh tế trên thế giới. Các công trình nghiên cứu gần đây của Leroy (1967, 1980) ở
Madagascar cho thấy có sự quan hệ rất chặt giữa các loài trong chi Coffea L. (genus

3


Coffea) và chi Psilanthus (genus Psilanthus), dựa vào sự phát triển của trục hoa ở

ngọn hay ở nách.
Theo Leroy (1980), họ Rubiaceae gồm nhiều họ phụ, gồm các cây gỗ, cây
bụi, cây nửa bụi và cây thân thảo, có trên 450 chi với 7000 loài, phân bố tập trung ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Họ phụ Cinchonoidea có 2 chi chính là Coffe L. và
Psilanthus. Chi Coffea L. gồm các chi phụ Coffea, Psilanthopis (Chev.) Leroy,
Baracoffea (Leroy) Leroy. Chi Psilanthus gồm các chi phụ Paracoffea (Miquel)
Leroy, Psilanthus.
Theo Chevalier (1947), cà phê được chia làm 4 nhóm Eucoffea K. Schum,
Argocoffea Pierre, Mascarocoffea Chev. và Paracoffea Miq. Ba nhóm đầu có
nguồn gốc ở Châu Phi, nhóm Paracoffea có nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka và
Malaysia (Walyaro, 1983). Trong 4 nhóm, Eucoffea chứa hàm lượng caffeine cao
và có giá trị kinh tế lớn, còn gọi là nhóm Coffea (Lê Quang Hưng, 1999).
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây cà phê
2.2.1 Đặc điểm sinh học cây cà phê
Cà phê là cây thân gỗ, nếu để cây phát triển tự do có thể cao tới hàng chục
mét. Cây có đặc tính sinh trưởng lưỡng tính hình (dimorphism) theo 2 chiều là
chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Những chồi chỉ sinh trưởng theo chiều thẳng
đứng gọi là chồi vượt bao gồm các thân chính và các chồi vượt mọc từ thân chính.
Những chồi chỉ phát triển theo chiều ngang gọi là chồi ngang bao gồm những cành
ngang cơ bản mọc từ thân chính và các cành thứ cấp mọc từ cành ngang cơ bản trên
thân chính.
Cây cà phê có 3 loại rễ là rễ cọc, rễ nhánh và rễ con. Rễ cọc có độ dài từ 0,30,5 m mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính là dùng làm trục giữ thân tránh đổ ngã.
Rễ nhánh là những rễ mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể
ăn sâu xuống đất tới 1,2 - 1,5 m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu
hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh hành hệ thống rễ
con. Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà

4



phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng
đất mặt (từ 0 - 30 cm), nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi cây.
Thân cây cà phê lúc còn nhỏ hình vuông sau chuyển dần sang màu nâu và có
dạng hình trụ tròn. Trên thân được phân chia thành nhiều đốt, tại mỗi mắt của đốt
thân có một cặp lá. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành
mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2).
Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 - 10 tháng. Các tác động về thời tiết
hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn. Cành và lá có
tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê.
Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa
cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4 - 5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ
phấn chéo (giao phấn) là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn
trùng, vì vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ
đậu quả của cà phê. Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá)
đã ra hoa năm trước. Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có
1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng
đối với quả cà phê vối thường từ 9 - 11 tháng tuỳ theo điều kiện chăm sóc (Nguyễn
Đăng Nghĩa và ctv, 1996).
2.2.2 Đặc điểm sinh thái cây cà phê
Nhiệt độ: Cà phê phát triển trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C
đến 320C nhưng phạm vi thích hợp từ 18 - 290C, thích hợp nhất từ 20 - 220C đối với
cà phê chè và 24-290C đối với cà phê vối. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà
phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2500m, sinh trưởng tốt ở
những vùng có độ cao từ 800 m trở lên, không khí hơi lạnh nhưng ngược lại cà phê
vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000m.
Ánh sáng: Cây cà phê ưa ánh sáng trực xạ yếu. Vì vậy cây cà phê cần cây
che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn hợp lý nhất là giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.

5



Ẩm độ: Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng
và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ
cao.
Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê.
Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho
lá bị khô héo (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
2.3 Sơ lược tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trong nước và trên thế giới
2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10
triệu ha, tổng sản lượng năm 1996 đạt 5.244.000 tấn. Trong đó diện tích cà phê chè
đạt 70%, chiếm 75% tổng sản lượng xuất khẩu hằng năm. Brazil và Colombia là hai
nước cung cấp cà phê chè lớn nhất chiếm 40 – 50% nhu cầu cà phê cà phê thế giới.
Việt Nam và Indonesia là 2 nước xuất khẩu cà phê vối lớn ở châu Á. Nhìn chung
năng suất bình quân của cà phê thế giới đạt khoảng 800kg/ha.
Khoảng 95% lượng cà phê sản xuất được xuất khẩu dưới dạng cà phê nhân,
5% là các dạng cà phê đã được chế biến như cà phê hòa tan, cà phê rang, cà phê
lỏng đóng hộp và cà phê đặc.
Sản lượng xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 5,63% làm kim ngạch
tăng từ 5,59 tỷ USD lên 6,88 tỷ USD chủ yếu tăng từ hai nước Brazil và Việt Nam.
Thị phần nhập khẩu năm 2004, Mỹ là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới, kế tiếp là
Đức chiếm 15% thị phần (Hiệp hội cà phê Việt Nam, 2006).
2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam trồng đầu tiên vào năm 1888
ở Hà Nam, Quảng Bình và Kontum. Sau 1945 diện tích cà phê bắt đầu phát triển
mạnh. Diện tích cà phê ở miền Bắc đạt cao nhất vào năm 1964 – 1966 với 13.000
ha. Tuy nhiên, với điều kiện về thời tiết và khí hậu miền Bắc không thích hợp cho
cà phê phát triển tốt nên cà phê vối ở miền Bắc bị thu hẹp lại. Miền Nam diện tích
ngày càng mở rộng và năm 1964 đạt 11.200 ha, tập trung nhiều ở vùng Daklak với

cà phê vối là chủ yếu. Diện tích gieo trồng liên tục tăng cho đến năm 2001 đạt

6


565.300 ha, năng suất trung bình đạt 17,7 tạ/ha và bắt đầu có chiều hướng giảm.
Năm 2006 diện tích gieo trồng chỉ còn 488.700 ha mặc dù năng suất trung bình vẫn
đạt ở mức 17,7 tạ/ha, năm 2008 diện tích cà phê của Việt Nam khoảng 500.000 ha
(Đoàn Triệu Nhạn, 2008).
2.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê
Trên cà phê xuất hiện nhiều bệnh hại như bệnh rỉ sắt do nấm Hemileia
vastatrix, bệnh khô trái khô cành, bệnh đốm mắt nâu do nấm Cercospora, bệnh
màng nhện do nấm Corticium koleroga Cooke, bệnh nấm hồng do nấm Corticium
salmonicolor, bệnh chết rạp do nấm Rhizoctonia solani, bệnh vàng lá do nấm
Fusarium, bệnh thối rễ do nấm Rosellinia spp., bệnh nấm muội đen do nấm
Capnidium sp., bệnh do vi khuẩn Pseudomonas syringae, bệnh tuyến trùng và một
số bệnh sinh lý do thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra cà phê còn bị một số sâu hại như sâu
đục thân, mọt đục cành, mọt đục trái, sâu đỏ đục cành, rệp vảy xanh, rệp sáp (Lê
Quang Hưng, 1999).
2.5 Giới thiệu bệnh thán thư
2.5.1 Phân bố và thiệt hại
Trên thế giới bệnh thán thư phát triển ở nhiều nước trồng cà phê và được cho
là bệnh quan trọng đứng thứ hai sau bệnh rỉ sắt. Bệnh này làm giảm năng suất đáng
kể như ở Kenya vào năm 1960 bệnh này gây dịch và làm giảm 50% năng suất. Trên
thế giới có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của bệnh khô cành, khô quả
trong đó có nguyên nhân do nấm gây bệnh. Bệnh này xuất hiện trong suốt giai đoạn
phát triển của cây cà phê và phổ biến vào mùa mưa vì nấm cần ẩm độ cao để phát
sinh và gây bệnh. Theo nghiên cứu của Muller (1999), bệnh gây hại nặng nhất khi
mùa bệnh trùng với giai đoạn quả non (Trần Kim Loang, 1999).
Điều kiện khí hậu ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và

thể hiện rõ nhất khi quả còn non cho đến 6 - 7 tháng tuổi. Bệnh gây hại lên lá, cành,
trái làm khô cành và khô trái. Hậu quả làm cho cây sinh trưởng kém và năng suất
giảm. Các kết quả điều tra của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện nghiên cứu cà phê
tại Daklak cho thấy tỷ lệ quả bệnh trên cây từ 4,6 - 20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới

7


đất là 6%, không kể tỷ lệ quả rụng do sinh lý là 26%, tỷ lệ cây bệnh nặng là 12%.
Bệnh làm giảm 7% sản lượng quả, 22,8% trọng lượng 100 nhân (Trần Kim Loang,
1999).
2.5.2 Triệu chứng bệnh thán thư
Bệnh khô cành khô quả xuất hiện ở giai đoạn từ khi cây cà phê ra hoa đến
trái chín. Bệnh làm khô đen lá, quả, cành và thậm chí cả thân.
Trên lá: Các vết bệnh có vòng tròn đồng tâm. Đặc biệt nấm bệnh hay xâm
nhập ở đầu lá nên thường thấy lá khô.
Trên cành: Bệnh tấn công lên cành ở các đoạn cành đang hóa gỗ, xâm nhập
vào đầu cành mang quả và qua vết nứt của lá. Trên cành có những vết nâu lõm
xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Trong trường hợp bệnh nặng, nấm xâm
nhập cả cành lớn và lan cả thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen.
Trên trái: Nấm tấn công nặng nhất từ giai đoạn quả non đầu mùa mưa đến 67 tháng tuổi. Bệnh phát triển tạo những đốm nâu lõm vào phần vỏ trái làm trái biến
màu nhạt, khô dần và rụng sớm (Lê Quang Hưng, 1999).

Nguồn: Lê Quốc Vương (2009)
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh thán thư trên trái và lá
2.5.3 Cơ chế xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp.
Bào tử xâm nhập vào lá, cành, trái qua khí khổng, vết nứt và dính vào bề mặt
cây nhờ một lớp keo. Bệnh phát triển mạnh lúc ra hoa kết trái và xâm nhập ở tất cả
các giai đoạn của và cả cây lớn (Lê Quang Hưng, 1999).
Thông thường bào tử Colletotrichum spp. nẩy mầm trong giọt nước sau

bốn giờ và sau đó tiến hành xâm nhiễm (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

8


×