Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ SO SÁNH 10 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU VÀ THU ĐÔNG NĂM 2010 TRÊN VÙNG ĐẤT PHÙ SA CỦA HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************************

NGUYỄN HỒ PHONG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ SO SÁNH
10 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU
VÀ THU ĐÔNG NĂM 2010 TRÊN VÙNG
ĐẤT PHÙ SA CỦA HUYỆN LẤP VÒ,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************************

NGUYỄN HỒ PHONG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ SO SÁNH
10 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU
VÀ THU ĐÔNG NĂM 2010 TRÊN VÙNG
ĐẤT PHÙ SA CỦA HUYỆN LẤP VÒ,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số


: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ MINH TRIẾT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ SO SÁNH
10 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU
VÀ THU ĐÔNG NĂM 2010 TRÊN VÙNG
ĐẤT PHÙ SA CỦA HUYỆN LẤP VÒ,
TỈNH ĐỒNG THÁP
NGUYỄN HỒ PHONG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch: PGS.TS PHẠM VĂN HIỀN
Đại học Nông Lâm TP.HCM
2. Thư ký: TS. NGUYỄN HỮU HỔ
Viện sinh học nhiệt đới
3. Phản biện 1: PGS.TS PHAN THANH KIẾM
Đại học Nông Lâm TP.HCM
4. Phản biện 2:TS. BÙI MINH TRÍ
Đại học Nông Lâm TP.HCM
5. Ủy viên: TS VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Hồ Phong, sinh năm 1981 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Tốt nghiệp PTTH tại trường Lấp Vò 2, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm
1999.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại trường Đại học dân lập Cửu
Long tỉnh Vĩnh Long.
Làm việc tại trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, trực thuộc Trung tâm Khuyến
nông Khuyến ngư Đồng Tháp từ năm 2004 đến nay, chức vụ: cán bộ kỹ thuật.
Tháng 9 năm 2009 theo học lớp cao học ngành Khoa học trồng trọt tại trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: 0673.670526
Nhà riêng: Số 85, ấp Hưng Hòa xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp.
Điện thoại: 0906.793187.
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Phong

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Lê Minh Triết đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
Đồng Tháp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò cùng với
các anh em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cha mẹ và các anh, em tôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tác giả

iv


TÓM TẮT
Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá tình hình sản xuất lúa, so sánh và chọn lọc một
số giống lúa ngắn ngày phù hợp với vùng đất phù sa của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp. Đề tài đã điều tra tình hình sản xuất lúa của vụ Đông Xuân 2009-2010, Hè thu và
Thu đông 2010 (từ tháng 4 đến tháng 11/2010) tại 96 hộ nông dân sản xuất lúa 3 vụ
của Huyện và thực hiện thí nghiệm so sánh 10 giống lúa ở xã Định An. Thí nghiệm so

sánh giống lúa được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete
Block Design, RCBD) với 3 lần lập lại.
Kết quả dựa vào điều tra cho thấy, các nông hộ chủ yếu sử dụng giống IR50404 có
phẩm chất gạo không tốt (50-59,38% tổng số hộ) và sử dụng lượng giống gieo sạ cùng
với lượng phân bón khá cao so với mức khuyến cáo. Năng suất lúa trong vùng điều tra
chỉ đạt trung bình từ 5,30-7,56 tấn/ha và lợi nhuận thu được khoảng 7.768.45015.647.500 đồng/ha. Ngoài ra, thí nghiệm các giống lúa thuộc nhóm ngắn ngày và đã
chọn lọc được 4/10 giống có triển vọng với vùng đất của huyện Lấp Vò là OM6976,
OM5472, OM4900, OM4101. Trong đó giống OM5472 và OM4900 thích hợp vụ Thu
Đông; OM6976 thích hợp cho cả hai vụ.

v


ABSTRACT

This research aimed to survey the situation of rice production, compare and
select some suitable rice varieties for alluvial soil of Lap Vo district, Dong Thap
province. The situation of rice production was observed in Winter Spring, Summer
Autumn and Autumn Winter 2010 at 96 farmer households cultivating the three rice
crops (from February to November 2010) and the experiments of rice varieties were
implemented on the model of Randomized Complete Block Design (RCBD), repeated
three
The results shown that amost of the farmer households growed IR50404(50 to 59.38%
of total households)variety with low rice quality and used high amount of sowed rice
and fertilizer more than the recommended limit. The yields of surveying area got
around 5,30-7,56 ton/ha and the profit was 7.768.450-15.647.500 VND/ha. Moreover,
the majority of varieties had short growth duration and this research selected 4
potential varieties out of 10 varieties for Lap Vo district. included OM6976, OM5472,
OM4900, OM4101. While OM5472 and OM4900 variety suitably grown in Autumn
Winter, OM6976 variely grown well in both crops.


vi


MỤC LỤC
TRANG
i

Chuẩn y
Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Absrract

vi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích đề tài

2

1.3

Yêu cầu đề tài

2

1.4

Giới hạn đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3


2.1

Vai trò của cây lúa

3

2.2

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

4

2.2.1

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

4

2.2.2

Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam

6

2.3

Một số thành tựu nghiên cứu cải tiến, chọn tạo giống lúa

9


2.3.1

Trên thế giới

9

2.3.2

Công tác chọn tạo giống lúa ở Việt Nam

13

2.3.3

Tình hình sử dụng giống lúa ở ĐBSCL

15

2.4

Sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp

19

2.4.1

Tình hình chung

19


2.4.2

Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Lấp Vò

19

vii


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

NỘI DUNG I: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở
HUYỆN LẤP VÒ

21

3.1

Thời gian và địa điểm

21

3.2

Phương pháp điều tra

21


3.2.1

Thu thập thông tin

21

3.2.2

Điều tra nông hộ

21

3.3

Nội dung của mẫu điều tra

21

NỘI DUNG II: THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 10 GIỐNG LÚA

22

3.4

Thí nghiệm so sánh giống

22

3.4.1


Thời gian thí nghiệm

22

3.4.2

Địa điểm thí nghiệm

22

3.5

Điều kiện và phương tiện thí nghiệm

22

3.5.1

Đặc điểm lý hóa tính của đất thí nghiệm

22

3.5.2

Điều kiện khí tượng, thủy văn

23

3.5.3


Vật liệu thí nghiệm

24

3.6

Phương pháp thí nghiệm

25

3.6.1

Kiểu bố trí thí nghiệm

25

3.6.2

Quản lý và chăm sóc

26

3.6.3

Các đặc tính nông học

29

3.6.4


Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

31

3.6.5

Xác định phẩm chất gạo

31

3.7

Phương pháp xử lý số liệu

32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

33

NỘI DUNG 1: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN
LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP

33

4.1.1

33


Sơ lược điều kiện khí tượng, thủy văn

viii


4.1.2

Tình hình chung các hộ được điều tra

33

4.1.3

Kỹ thuật làm đất

34

4.1.4

Thời vụ gieo trồng lúa

35

4.1.5

Hiện trạng sử dụng giống

36

4.1.6


Thời gian sử dụng giống

38

4.1.7

Lượng lúa giống lúa gieo sạ

39

4.1.8

Bón phân

40

4.1.9

Tình hình sâu bệnh hại chính

43

4.1.10 Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM

44

4.1.11 Thu hoạch, phơi, sấy

44


4.1.12 Phương pháp để giống cho vụ sau

45

4.1.13 Lý do thay đổi giống

45

4.1.14 Thông tin về giống mới

46

4.1.15 Quan tâm đến giống trong sản xuất

47

4.1.16 Khó khăn trong sản xuất lúa

47

4.1.17 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong vùng điều tra

48

NỘI DUNG 2: THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

50

4.2


Đặc điểm lý hóa đất khu thí nghiệm

50

4.3

Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm

51

4.4

Các đặc tính nông học

53

4.4.1

Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục

53

4.4.2

Động thái tăng trưởng chiều cao cây

55

4.4.3


Động thái đẻ nhánh của các giống lúa

59

4.4.4

Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí
nghiệm

64

4.4.5

Chỉ số thu hoạch

66

4.4.6

Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm

67

ix


4.5

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất


68

4.5.1

Các yếu tố cấu thành năng suất

69

4.5.2

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

72

4.6

Phẩm chất gạo của các giống lúa thí nghiệm

73

4.7

Các giống lúa có triển vọng

76

4.8

Hoạch toán kinh tế sản xuất lúa thí nghiệm vụ Hè Thu và Thu

Đông 2010

76

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

79

5.1

Kết luận

79

5.2

Đề nghị

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC 1:Phiếu điều tra kỹ thuật sản xuất lúa

88

PHỤ LỤC 2: Danh sách điều tra nông dân sản xuất lúa trong vùng điều tra
huyện Lấp Vò


97

PHỤ LỤC 3: Số liệu, đồ thị, hình ảnh

101

PHỤ LỤC 4: Xử lý thống kê

112

x


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

Cv

: Confficient of variation – hệ số biến động

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

Đ/C

: Đối chứng


ĐX

: Đông xuân

FAO

: Food and agriculture Organization – Tổ chức Nông nghiệp và lương
Thực

HI

: Harvest index – chỉ số thu hoạch

HK

: Hơi kháng

HN

: Hơi nhiễm

HT

: Hè thu

IPM

: Integrated Pest Management – quản lý dịch hại tổng hợp


IRRI

: International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa quốc tế

N

: Nhiễm

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSS

: Ngày sau sạ

NSTT

: Năng suất thực thu

PTNT

: Phát triển nông thôn



: Thu đông

TGST


: Thời gian sinh trưởng

TL

: Trọng lượng

VNĐ

: Đồng Việt Nam

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1

Diện tích, năng suất và sản lượng ở các vùng trên thế giới
6

năm 2008
Bảng 2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo ở Việt Nam từ năm
8

2001-2008
Bảng 2.3

Các kiểu hình cây lúa tương lai (IRRI, 1992)


Bảng 2.4

Danh sách 20 giống lúa gieo trồng chủ lực phía nam Năm
17

2005
Bảng 2.5

Danh sách 15 giống lúa triển vọng được xác định qua 2 năm
18

khảo nghiệm 2007-2008
Bảng 2.6

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Đồng Tháp từ
19

năm 2004-2008
Bảng 2.7

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2006-2010
20

của huyện Lấp Vò
Bảng 3.1

12

Điều kiện khí hậu thời tiết từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010

tại tỉnh Đồng Tháp

23

Bảng 3.2

Đánh giá mức góc thân

28

Bảng 3.3

Đánh giá mức đỗ ngã

28

Bảng 3.4

Đánh giá góc độ lá đòng

28

Bảng 3.5

Đánh giá độ thoát cổ bông

30

Bảng 3.6


Đánh giá mức độ nhiễm đạo ôn (Pyricularia oryzae)

30

Bảng 3.7

Đánh giá mức độ nhiễm rầy nâu (Nilaparvata lugens)

34

Bảng 4.1

Bình quân độ tuổi, thời gian làm ruộng trong vùng điều tra

xii


34

năm 2010
Bảng 4.2

Tình hình sử dụng giống lúa trong vụ Đông xuân 2009-2010,
Hè thu và Thu đông 2010 trong vùng điều tra của huyện Lấp


37

Bảng 4.3


Số vụ giống được sử dụng

39

Bảng 4.4

Lượng lúa giống gieo sạ trong vùng điều tra của năm 2010

40

Bảng 4.5

Loại phân, lượng phân (kg/ha) và thời gian bón cho vụ Hè
Thu và Thu Đông của nông dân trong vùng điều tra

Bảng 4.6

Loại phân, lượng phân (kg/ha) và thời gian bón cho vụ Đông
Xuân 2009-2010 của nông dân trong vùng điều tra

Bảng 4.7

41
42

Thành phần và mức độ sâu bệnh, giai đoạn gây hại trên cây
lúa

43


Bảng 4.8

Tỉ lệ (%) có hoặc không áp dụng IPM

44

Bảng 4.9

Phương pháp để giống sản xuất cho vụ sau trong vùng điều
tra

45

Bảng 4.10

Lý do thay đổi giống trong vùng điều tra

46

Bảng 4.11

Các thông tin về giống mới trong vùng điều tra

46

Bảng 4.12

Quan tâm của nông dân đến nguồn giống trong vùng điều tra

47


Bảng 4.13

Những khó khăn thường gặp trong sản xuất lúa của nông dân

48

Bảng 4.14

Chi phí canh tác lúa (đồng/ha)

49

Bảng 4.15

Đặc tính, lý hóa của khu đất thí nghiệm

50

Bảng 4.16

Đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu
và Thu Đông 2010 huyện Lấp Vò

Bảng 4.17

52

Các thời kỳ sinh trưởng, phát dục trung bình của các giống
lúa thí nghiệm trong vụ Hè thu và Thu Đông 2010 huyện

54

Lấp Vò (ngày sau sạ)
Bảng 4.18

Động thái tăng trưởng trung bình chiều cao cây (cm) của các

xiii


giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu 2010 của huyện Lấp Vò
Bảng 4.19

Động thái tăng trưởng trung bình chiều cao cây (cm) của các
giống lúa thí nghiệm vụ Thu Đông 2010 của huyện Lấp Vò

Bảng 4.20

62

Số nhánhh hữu hiệu/bụi của các giống lúa thí nghiệm tại thời
63

điểm 70 ngày sau sạ
Bảng 4.24

61

Động thái đẻ nhánh trung bình các giống lúa thí nghiệm vụ
Thu Đông 2010 ở huyện Lấp Vò


Bảng 4.23

58

Động thái đẻ nhánh trung bình các giống lúa thí nghiệm vụ
Hè Thu 2010 ở huyện Lấp Vò

Bảng 4.22

57

Chiều cao cây cuối cùng (cm) của các giống lúa thí nghiệm ở
thời điểm 77NSS trong vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2010

Bảng 4.21

56

Khả năng đẻ nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu trung bình của các
giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2010 ở
65

huyện Lấp Vò
Bảng 4.25

Hệ số kinh tế trung bình của các giống lúa vụ Hè Thu và Thu
Đông năm 2010 ở huyện Lấp Vò

66


Bảng 4.26

Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm

68

Bảng 4.27

Các yếu tố cấu thành năng suất lúa thí nghiệm vụ Hè Thu và
Thu Đông năm 2010 huyện Lấp Vò

Bảng 4.28

71

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu vụ lúa Hè Thu Thu
Đông năm 2010 ở huyện Lấp Vò

73

Bảng 4.29

Phẩm chất hạt gạo các giống lúa thí nghiệm

75

Bảng 4.30

Đặc điểm một số giống lúa có triển vọng


76

Bảng 4.31

Chi phí sản xuất 4 giống lúa triển vọng thí nghiệm ở vụ Hè

77

Thu 2010
Bảng 4.32

Chi phí sản xuất 4 lúa triển vọng thí nghiệm ở vụ Thu Đông
78

2010

xiv


Bảng 1

Một số đặc trưng hình thái các giống lúa thí nghiệm

101

Bảng 2

Phân cấp độ chua đất theo pHH2O


110

Bảng 3

Đánh giá đất theo hàm lượng Đạm tổng số (%)

110

Bảng 4

Đánh giá đất theo hàm lượng Lân tổng số (%P2O5)

110

Bảng 5

Đánh giá đất theo hàm lượng Lân dễ tiêu (%P2O5)

111

Bảng 6

Đánh giá đất theo trị số CEC (meq/100g đất)

111

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG
Sơ đồ 3.1 Bố trí thí nghiệm lúa vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2010

25

Hình 4.1 Thời vụ gieo trồng lúa trong vùng điều tra ở huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng
Tháp

35

Hình 1 Bảng đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Lấp Vò

102

Hình 2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây trung bình (cm) của các giống lúa
thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2010 huyện Lấp Vò

103

Hình 3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây trung bình (cm) của các giống lúa
thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2010 huyện Lấp Vò

103

Hình 4 Động thái đẻ nhánh trung bình của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu
năm 2010 huyện Lấp Vò

104

Hình 5 Động thái đẻ nhánh trung bình của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu năm

2010 huyện Lấp Vò

104

Hình 6 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè
Thu năm 2010 huyện Lấp Vò

105

Hình 7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Thu
Đông năm 2010 huyện Lấp Vò

105

Hình 8 Ruộng thí nghiệm thời điểm 7 và14 ngày sau sạ

106

Hình 9 Ruộng lúa thời điểm 35 ngày sau sạ

106

Hình 10 Các giống lúa thí nghiệm

107

xvi


Hình 11 Mẫu hạt lúa triển vọng trong khu thí nghiệm


108

Hình 12 Mẫu gạo của các giống lúa triển vọng trong khu thí nghiệm

109

xvii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới, có 122 nước đã và đang sản
xuất lúa với diện tích trên 150 triệu ha. Trên thế giới có khoảng 59% dân số sống
bằng lúa gạo, trong hơn 614 triệu tấn lúa được sản xuất ra thì có đến 90% được sản
xuất và tiêu thụ ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á (FAO, 2006).
Ở Việt Nam, lúa cung cấp lương thực bậc nhất, diện tích lúa chiếm khoảng
70% tổng diện tích cây trồng, nhân dân ta có truyền thống canh tác lúa lâu đời từ
lúc người Việt cổ xưa bắt đầu công việc trồng trọt.
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây
hằng năm thường xuyên bị ngập lũ nên lúa là xem cây chủ lực và đã góp phần
không nhỏ cho việc gia tăng sản lượng lúa gạo quốc gia trong thời gian qua. Do đó,
việc chọn giống lúa thích nghi với điều kiện canh tác trong vùng đạt được năng suất
cao, góp phần ổn định sản lượng lương thực với mức bình quân 2,5 triệu tấn/năm là
mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, Đồng Tháp là tỉnh
nghèo, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu, trong đó huyện Lấp
Vò có điều kiện khí hậu đất đai tiêu biểu cho tỉnh. Những năm gần đây được tỉnh hỗ
trợ đầu tư khâu thủy lợi tương đối hoàn chỉnh nên một số xã trong huyện đã sản
xuất lúa tăng lên 2-3 vụ trong năm. Hiện nay trong sản xuất lúa phần lớn nông dân

thích chạy theo giống lúa mới mà ít quan tâm đến tính thích nghi của giống, một số
nông dân vùng xa vùng sâu không có điều kiện tiếp xúc với thông tin tiến bộ kỹ
thuật mới thường sử dụng một giống lúa qua nhiều năm hoặc tự trao đổi giống với
nhau (chủ yếu là giống IR 50404 chiến 75,6% diện tích) nên giống bị thoái hóa
(phẩm chất kém, không đồng đều về chiều cao cây, màu sắc hạt…), do đó phần lớn
ảnh hưởng năng suất lúa. Vì vậy để giúp nông dân thay đổi giống IR50404 bằng

1


giống lúa ngắn ngày có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt góp phần nâng cao diện
tích lúa có chất lượng tốt của tỉnh, chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra tình hình sản
xuất lúa và so sánh một số giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu và Thu Đông 2010 trên
vùng đất phù sa của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở địa phương nhằm đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật canh tác lúa thích hợp cho huyện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất lúa cho nông hộ.
Xác định một số giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất tốt thích
hợp với điều kiện canh tác lúa vụ Hè Thu và Thu Đông ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp.
1.3 Yêu cầu đề tài
Nắm được điều kiện tự nhiên, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa, năng
suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Theo dõi các đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, tính
chống chịu sâu bệnh và sự thích nghi của một số giống lúa thí nghiệm ở 2 vụ Hè
Thu và Thu Đông năm 2010 của huyện.
Chọn được giống lúa thích hợp trong vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2010 để
khuyến cáo sử dụng giống lúa mới cho nông dân của địa phương.
1.4 Giới hạn đề tài

Phần điều tra được khảo sát trong 3 vụ lúa: Đông Xuân 2009-2010, Hè Thu
và Thu Đông năm 2010 tại 3 xã Định An, Vĩnh Thạnh và Tân Mỹ của huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp, còn đề tài so sánh 10 giống lúa được thực hiện tại xã Định An,
vụ Hè Thu và Thu Đông 2010
Do hạn chế về điều kiệu kiện trang thiết bị và kinh phí nên đề tài chưa đi sâu
vào nghiên cứu dinh dưỡng cho lúa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vai trò của cây lúa
Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới, diện tích gieo trồng đứng
hàng thứ 2 sau lúa mì, về năng suất thì cao hơn lúa mì, đặc biệt là các nước Châu Á,
lúa đứng vị trí hàng đầu vì nó có giá trị dinh dưỡng và nhiều công dụng quan trọng
như cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người. Mặt hàng gạo được tiêu dùng và
xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Cây lúa xuất hiện lâu đời trong nhiều xã hội nên
có nhiều nền văn hoá bắt nguồn từ cây lúa nước và có ảnh hưởng lớn đến đời sống
và văn hoá nhiều dân tộc.
Thành phần dinh dưỡng của gạo gồm có:
+ Tinh bột: nhiều nhất chiếm từ 80-90%
+ Hàm lượng amylose trung bình từ 26-28%
+ Dầu rất ít chỉ có 0,5% bị mất trong quá trình chế biến xay xát thành cám
( trong cám có đến 14% dầu, 10-13% Protein).
Cây lúa có lịch sử tiến hoá lâu dài, đã được thuần hoá và canh tác trên thế
giới cách nay hàng ngàn năm, cho nên cây lúa đã đáp ứng nhu cầu khác nhau của
con người trong nhiều nước và phục vụ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Nhiều
nước thiết lập chương trình sản xuất các loại lúa gạo khác nhau để thoả mãn các nhu
cầu tiêu dùng khác biệt trong nước và xuất khẩu.

Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất
hiện ở các nước Đông Nam Á như ở Trung Quốc, từ năm 1742 đã có nói rằng trồng
lúa có ở Trung Quốc từ 2800 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ

3


1000 năm trước công nguyên và sau đó lan sang các nước Ai Cập, Châu Âu, Châu
Phi, Châu Mỹ…(trích dẫn bởi Lê Minh Triết, 2006).
Từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định nguồn gốc cây lúa hiện nay là Đông
Nam Á. Cây lúa được thuần hoá từ những loài hoang dại, bán hoang dại. Từ những
vùng khởi nguyên đầu tiên, lúa dược lan truyền khắp nơi trên thế giới và ngày nay
lúa phân bổ rộng rãi khắp từ 300 vĩ Nam đến 520 vĩ Bắc, lúa được gieo trồng từ độ
cao xắp xỉ mặt nước biển đến khoảng 2000m (Trương Đích, 2000). Theo Makey E
cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ được khai quật ở
vùng Penjab Ấn Độ có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng 2000
năm. Theo Sampath và Kao cho rằng sự hiện diện của nhiều loài lúa hoang ở Ấn Độ
và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ và Miến Điện hay Ấn Độ Dương là nơi xuất
xứ của lúa trồng (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Như vậy, lúa là cây lương thực cho năng suất cao, dễ trồng và quan trọng
trong đời sống người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Những loài lúa trồng hiện nay của thế giới là do sự tiến hóa lâu đời hàng triệu
năm của những loài lúa nguyên thủy cùng thủy tổ từ lúc quả địa cầu Gondwanaland
còn nguyên vẹn. Sau khi địa cầu tách rời nhau, cây lúa nguyện thủy được phân phối
khắp thế giới; đặc biệt Châu Á, Tây Phi, Châu Úc, Nam Mỹ và Tân Guinea (Chang,
1976). Tuy nhiên, cây lúa này chỉ tiếp tục phát triển, tiến hóa do con người chăm
sóc, thuần dưỡng để trở nên lúa trồng ở Châu Á. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng
nguồn gốc của cây lúa trồng có thể xuất phát từ nhiều vùng khác nhau và cùng một

lúc cách nay độ 8.000 năm, hoặc sớm hơn trong nền văn hóa Hòa Bình. Các vùng
đó có thể là: vùng đông bắc Ấn Độ dưới chân dãy núi Hy mã lạp Sơn, vùng biên
giới Miến Điện và Thái Lan, Lào và vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Hiện nay lúa được trồng trên 22,7% diện tích canh tác của 122 quốc gia,
trong đó châu Á chiếm gần 90% diện tích gieo trồng, 95 % sản lượng lúa gạo sản
xuất ra là từ châu Á. Cây lúa được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam và Nam

4


châu Á trải dài từ Pakistan đến Nhật Bản. Theo Jay Maclean (1985) trong số 25
quốc gia sản xuất lúa chính của thế giới có 17 nước nằm trong khu vực này và 8
nước nằm ngoài khu vực (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Lúa gạo là thực phẩm quan trọng cho hơn phân nửa nhân loại trên quả địa
cầu có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và chính trị của nhiều quốc
gia, chủ yếu châu Á và một số nước thuộc châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Vào năm
2004, thế giới có 112 nước trồng lúa trên 151 triệu hecta với năng suất bình quân
gần 4 tấn/ha. Trong những năm gần đây sản xuất lúa đã giao động mạnh vì tình
trạng khí hậu bất thường ở châu Á và giá lúa gạo tiếp tục sụt giảm từ 296 đô la
trong 1996 xuống 195 đô la 2003 và lên trở lại 238 đô la/ tấn trong 2004.
(FAOSTAT, 2005) (trích dẫn Trần Văn Đạt, 2005).
Năm 2008, (xem số liệu bảng 2.1) tổng diện tích lúa gieo trồng trên thế giới
là khoảng 158.955.388 ha năng suất trung bình 4,30 tấn/ha với sản lượng gần
685.013.374 tấn. Châu Á chiếm khoảng 141.959.891 ha năng suất đạt 4,39 tấn/ha và
sản lượng đạt 622.684.340 tấn. Châu Phi chiếm 9.526.582 ha năng suất đạt 2,43
tấn/ha và sản lượng đạt 23.175.091 tấn. Châu Âu chiếm 596.531 ha năng suất đạt
5,82 tấn/ha và sản lượng đạt 3.473.002 tấn. Các nước có diện tích gieo trồng lúa lớn
trên thế giới là: Ấn Độ 44.000.000 ha, năng suất đạt 3,37 tấn/ha, sản lượng
148,260.000 tấn; Trung Quốc 29.493.292 ha, năng suất đạt 6,56 tấn/ha, sản lượng
193.354.175 tấn; Indonesia 12.309.155 ha, năng suất đạt 4,89 tấn/ha, sản lượng

60.251.072 tấn; Thái Lan 10.247.997 ha, năng suất đạt 2,97 tấn/ha, sản lượng
30.466.918 tấn; Myanmar 8.200.000 ha, năng suất đạt 3,72 tấn/ha, sản lượng
30.500.000 tấn; Việt Nam 7.414.300 ha, năng suất đạt 5,22 tấn/ha, sản lượng
38.725.100 tấn. (Nguồn FAO, 2009. Aricultural and food trade.)
Dự đoán trong tương lai sản lượng lúa của thế giới phải tăng 1,7%/năm thì
mới đáp ứng được yêu cầu lương thực của dân số ngày càng tăng của thế giới trong
giai đoạn 1990 – 2025. Với những nước sản xuất lúa hàng đầu như ở Châu Á thì tỷ
lệ này phải là 2,1%/năm.
Tăng năng suất lúa phải phụ thuộc nhiều nguyên nhân: hệ thống tưới tiêu ngày

5


càng hoàn chỉnh, đầu tư nhiều phân bón, sử dụng ưu thế lai F1 (Trung Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, Việt Nam) nhưng sự gia tăng về năng suất chủ yếu là do cuộc cách mạng
về giống như sử dụng giống thấp cây, chống đổ ngã, đẻ nhánh nhiều, chống chịu
với môi trường khắc nghiệt ( mặn, úng, rét, hạn…), chống chịu với sâu hại (rầy nâu,
đạo ôn) (Nguyễn Thị Lang, 2010).
Châu Á là nơi xuất hiện của tổ tiên loài lúa trồng hiện nay trên thế giới, nơi
đây chiếm 56% dân số thế giới, hơn 3 tỷ người châu Á sống nhờ vào lúa gạo. Hơn
nữa, ngành sản xuất lúa gạo còn cung cấp công hoạt động ngoài đồng, trong gia
đình, bảo quản, chế biến, vận chuyển lúa gạo và các dịch vụ liên quan đến trồng lúa
và nông nghiệp.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở các vùng và thế giới năm 2008
Vùng trồng lúa

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

141.959.891

4,39

622.684.340

Châu Phi

9.526582

2,43

23.175.091

Châu Âu

596.531

5,82

3.473.002


Ấn Độ

44.000.000

3,37

148.260.000

Trung Quốc

29.493.292

6,56

193.354.175

Mỹ

6.862.944

5,19

35.643.746

Indonesia

12.309.155

4,89


60.251.072

Myanmar

8.200.000

3,72

30.500.000

Thái Lan

10.247.997

2,97

30.466.918

Việt Nam

7.414.300

5,22

38.725.100

Philippin

4.459.980


3,77

16.815.500

Cambodia

2.613.363

2,75

7.175.473

158.955.388

4,30

685.013.374

Châu Á

Thế giới
(Nguồn: FAO, 2009)

2.2.2 Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
Trong thời gian chiến tranh, diện tích lúa cả nước biến động trong khoảng từ

6



×