Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CON EM NÔNG HỘ TẠI CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HỮU NGHĨA

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ
HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI
VỚI CON EM NÔNG HỘ TẠI CẦN GIỜ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
(NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HỮU NGHĨA

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ
HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CON EM
NÔNG HỘ TẠI CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Mã số


: 60-31-10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
(NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP)

Hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN NGỌC THÙY

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2011


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ HỌC
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CON EM NÔNG HỘ
TẠI CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU NGHĨA

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên

: NGUYỄN HỮU NGHĨA

Nam, nữ

: Nam

Ngày sinh

: 15 tháng 5 năm 1967

Nơi sinh

: Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên quán: xã Đức Tân – Tân Trụ – Long An
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Tân Trụ, huyện
TânTrụ, tỉnh Long An.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Kinh Tế Nông Lâm năm 1991 tại trường đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004. .Tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế
nông Lâm năm 2004 tại trường đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh hệ chuyên tu. Tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh ngành sư phạm tại trường Đại
học Mở Bán Công thành phố Hồ Chí Minh hệ chính quy năm 2007 (Văn bằng 2)
Cơ quan công tác:Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Cần Giờ Tp HCM
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại trường đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điạ chỉ liên lạc:Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Cần Giờ Tp HCM
Điện thoại: 0962997628
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Người cam đoan

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin ghi nhớ công ơn biển trời của ba mẹ đã sinh ra con và
nuôi dưỡng con thành người như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban
Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học, quý thầy cô, đặc biệt là tiến sĩ
NGUYỄN NGỌC THÙY đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng Thống kê, phòng Kinh tế Tài chính huyện Cần Giờ, đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu để tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và các anh chị
trong lớp Cao học Kinh tế 2008 đã tận tình giúp đỡ trong thời gian tôi làm luận văn.
Tp.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2011

iv


TÓM TẮT

Đề tài này mô tả các yếu tố kinh tế xã hội tác động lên quyết định nghỉ học
của các em học sinh THPT là con của các nông hộ tại Cần Giờ, Tp HCM. Ðề tài
dựa trên dữ liệu điều tra từ 117 em học sinh sống trên địa bàn này có độ tuổi từ 1620.
Mô hình logit được sử dụng để xác định các nhân tố chính tác động lên xác
suất của việc đi học. Quyết định đi học của học sinh được xác định bởi các yếu tố
bao gồm đặc điểm của học sinh như kiến thức của các em, các em có đi làm. Đặc
điểm về ngoại cảnh của các em như trình độ học vấn của cha mẹ, số người trong gia
đình, thu nhập bình quân của gia đình, khoảng cách đến trường.
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như trình độ văn hoá của phụ huynh,
học lực đầu cấp, thu nhập bình quân đều tương quan thuận với quyết định đi học.
Còn các biến như khoảng cách đến trường, số người trong gia đình, chi phí cho giáo
dục thì nghịch biến đến xác suất quyết định đi học của các em. Mặc dầu khó đo
lường về thái độ của cha mẹ đối với việc cho con đi học, nhưng đề tài đã lấy trình
độ học vấn của cha mẹ để thay thế với hy vọng rằng trình độ học vấn của cha mẹ
càng cao thì càng thấy được ý thức cho con đi học.

v


ABSTRACT
This thesis describes the socioeconomic determinants of school dropout for
Vietnamese rural children aged 16 – 20 living in Can Gio, HCM city. It is based the
117 pupils survey data from 7 sections in Can Gio, HCM city.
A logit model is used to ascertain the major determinants affecting the
probability to drop out of school. The decision to drop out of school is affected by
key factors including the child’s demographic characteristics (such as child labor,
knowledge of pupils) and the child’s household’s situation (such as income per
capita, cost of schooling, distance to school, household size, and parental
education).
Interaction analysis shows that cost of schooling, distance to school and household

size have significantly positive effects on the dropout probability. Contradictionly,
knowledge of pupils, income per capital, parental education have significantly
positive effects on the learning probability. Since it is difficult to measure parental
attitude to schooling, the research uses parents’ education level instead, assuming
that parents who have more education will appreciate education more.

vi


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH CÁ NHÂN

ii

LỜI CẢM ƠN

iv

TÓM TẮT

v

ABSTRACT

vi

MỤC LỤC

vii


DANH SÁCH HÌNH

ix

DANH SÁCH BẢNG

xi

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu của nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

Chương 1 TỔNG QUAN

4

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4

1.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện cần giờ
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10
20

2.1. Cơ sở lý luận

20

2.2. Phương pháp nghiên cứu

26

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

3.1. Tình hình giáo dục của huyện

33

3.2. Tình hình thu chi của nhà trường

42

3.3. Nghiên cứu thống kê mô tả một số chỉ tiêu


46

3.6. Một số giải pháp góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học

60

vii


Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

4.1 Kết luận

62

4.2 Kiến nghị:

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

viii


DANH SÁCH HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Mô hình tiếp nhận thông tin của người học (Robert E Slavin, 2000)

26 

Hình 3.1. Tình hình học sinh đi học ở các cấp

34 

Hình 3.2. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp

35 

Hình 3.3. Số lượng học sinh THPT của từng khối qua các năm

36 

Hình 3.4. Số lượng học sinh THPT hao hụt (bỏ học, lưu ban)

37 

Hình 3.5. Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THPT

39 

Hình 3.6. Trình độ học vấn của cha mẹ học sinh


48 

 

ix


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Quy mô dân số

14

Bảng 1.2 Tổng hợp các nguồn học bổng của các đoàn thể

17

Bảng 2.1. Tỷ trọng chi tiêu trong tổng chi tiêu của Giáo dục Việt Nam (%)

24

Bảng 2.2 Các biến trong mô hình

32

Bảng 3.1. Số lượng học sinh đi học


33

Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp

34

Bảng 3.3. Biến động số lượng học sinh THPT của từng khối qua các năm

36

Bảng 3.4. Tỉ lệ học sinh hao hụt của 3 khối qua các năm

38

Bảng 3.5. Số lượng học sinh bỏ học qua các năm

38

Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh cấp THPT bỏ học

39

Bảng 3.7.Số học sinh lưu ban cấp THPT

40

Bảng 3.8. Tỷ lệ học sinh lưu ban

40


Bảng 3.9. Thời khoá biểu của lớp 11 năm học 2010-2011

40

Bảng 3.10. Các khoản tiền nhà trường thu học sinh trong năm

43

Bảng 3.11. Dự định tương lai về việc học hành của con cái

48

Bảng 3.12. Nhóm nghề nghiệp cha me học sinh

49

Bảng 3.13. Tình hình chi tiêu trong gia đình các PHHS

49

Bảng 3.14. Các thông số thống kê của các biến

50

Bảng 3.15. Mô hình hồi qui 1

51

Bảng 3.16. Kết quả kiểm định mô hình thông qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất


53

Bảng 3.17. Kết quả kiểm định mô hình thông qua trị thống kê H-L và Andrews

53

Bảng 3.18. Mô hình hồi qui 2

54

Bảng 3.19. Xác suất ước lượng học sinh đến trường

59

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Ban tổ chức

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HĐH

Hiện đại hóa


CNH

Công nghiệp hóa

UNESCO

Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HS

Học sinh

THPT

Trung Học Phổ Thông

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tiểu học

ĐVT


Đơn vị tính

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

CBVC

Cán bộ viên chức

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm tai nạn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CSVC

Cơ sở vật chất


KPCĐ

Kinh phí công đoàn

CB,CNV

Cán bộ,công nhân viên

HDND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

TDTT

Thể dục thể thao

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

PHHS

Phụ huynh HS

xi



MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong lịch sử nhân loại đã chứng minh từ khi giáo dục ra đời đã có những tác
động thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống, đưa con người lên thời đại mới trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội, giáo dục đã trở thành quyền lợi cơ
bản của con người và là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển
về nhân cách của con người (World Bank, 2007). Đối với các quốc gia đang phát
triển thì giáo dục và đào tạo là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người như là yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Ở Việt Nam, quan niệm về giáo dục và vai trò của nó gắn liền với truyền
thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, “muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Đi học đã
trở thành mơ ước của bao người dân, họ muốn con em họ có được vài ba chữ làm
người. Cho con đi học còn là phương tiện tích trữ tài sản, làm của để dành cho con,
“vàng chất thành non, chẳng bằng cho con đi học”, “cho con đi học để chúng có cần
câu cơm”. Các trí thức dân tộc đề cao việc học. Học tập tạo nên hiểu biết và năng
lực làm việc của cá nhân: “Nhân bất học, bất tri lý; ấu bất học, lão hà vi” (người
không có học, không có sự hiểu biết; trẻ mà không học, lớn không làm được việc
gì).
Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư chiều sâu, đầu tư cho sự phát triển bền vững của cá nhân và đất nước”.
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” lời dạy của Bác mãi mãi là ngọn đuốc soi
đường, là hồi trống thúc giục cả dân tộc Việt Nam nói chung và ngành Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT) nói riêng, phải nhanh chóng thực hiện được mục tiêu: nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tiến tới CNH - HĐH đất nước: làm

1



cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn thực hiện
được các mục tiêu đó, đòi hỏi ngành GD & ĐT phải cung cấp cho xã hội nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, một thực trạng rất đáng lo ngại là việc bỏ học đối học sinh trong
những năm gần đây khá phổ biến. Theo tin từ UNESCO (2008) công bố: số học
sinh nghỉ học trên cả nước trong vòng 6 năm (2002 - 2008) ở Việt Nam là một triệu
em, cao nhất Đông Nam Á. Còn theo Trương Công Thanh (2009). TT Nghiên cứu
GD Phổ thông - Viện Nghiên cứu giáo dục cho biết tỷ lệ học sinh bỏ học đầu năm
học 2008 - 2009 ở cấp THPT tại TP HCM là 0.94%, tỷ lệ này ở Tp Cần Thơ là
2.4%. Theo ông Thái Văn Long(2010) cho rằng tỷ lệ HS cấp THPT bỏ học trong
năm học 2009-2010 vẫn còn cao và có xu hướng tăng so với năm trước cụ thể như
sau: Sóc Trăng từ 6,98% lên 7,44%, Vĩnh Long tăng từ 5,63% lên 6,28%; Đồng
Tháp từ 4,50% lên 6%. Hiện tượng này không chỉ là mối lo ngại của lãnh đạo ngành
giáo dục và các trường học ở địa phương, mà còn là nỗi băn khoăn thường trực của
các nhà hoạch định chính sách, đồng thời thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vấn
đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản
thân học sinh bỏ học, gia đình của các em và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM),
nhưng có nền kinh tế kém phát triển với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao,
song song đó giáo dục cũng có sự ảnh hưởng rõ rệt, đặc biệt là học sinh bỏ học
tương đối lớn. Chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp như miễn giảm
học phí, giảm tiền tàu xe, xây nhà trọ cho học sinh, vận động phụ huynh học
sinh,...nhưng cũng không có tác dụng. Ngược lại tỷ lệ học sinh bỏ học lại có xu
hướng gia tăng theo thời gian. Cụ thể tỷ lệ học sinh cấp THPT bỏ học từ 3,07% năm
học 2006-2007 lên 7,78% vào năm 2009-2010 (Tính toán từ báo cáo của phòng
GD-ĐT huyện Cần Giờ)
Có thể thấy rằng, việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh hiện nay là
vấn đề hết sức bức thiết của xã hội đặc biệt là ở Cần Giờ, điều này đòi hỏi sự quan
tâm của nhiều thành phần. Trước tình hình trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề


2


tài: "Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ học cấp Trung Hoc Phổ
Thông là con em của các nông hộ tại Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh", nhằm
góp phần tìm hiểu thực trạng và nêu lên những suy nghĩ về biện pháp khắc phục vấn
đề này.
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định bỏ học cấp Trung
Học Phổ Thông (THPT) là con em của các nông hộ tại Cần Giờ thành phố Hồ Chí
Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như đã nêu ở trên, chúng tôi đã đặt ra các mục
tiêu cụ thể bao gồm:
 Mô tả thực trạng dạy và học tại huyện Cần Giờ, Tp HCM
 Phân tích tình trạng bỏ học của các em
 Xác định những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học
 Đưa ra những giải pháp có thể ngăn ngừa, khắc phục tình trạng này
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu là địa bàn huyện Cần Giờ,Tp HCM
 Về thời gian: Luận văn thực hiện từ 1/2011 đến tháng 9/2011

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1. Tình hình học sinh bỏ học ở Việt Nam và ở Tp HCM trong những năm
gần đây:
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, để hội nhập vào nền
kinh tế chung của thế giới thì vấn đề “đào tạo con người” là một trong những yếu tố
then chốt, luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành quả đạt được của ngành giáo dục thì vẫn còn đó không ít vấn đề nan
giải đang tìm hướng giải quyết. Một trong số đó là vấn đề bỏ học của học sinh hiện
nay.
Theo số liệu thống kê đến hết học kỳ I năm học 2007 – 2008, cả nước có
114.000 học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông
(THPT). Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng,
Nhà nước và các cấp ban ngành, tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm về tỷ lệ nhưng về số
lượng thì vẫn tăng và thật sự đáng “báo động”. Tính đến tháng 12 năm 2007, số
lượng học sinh THCS bỏ học là 63.729 học sinh (chiếm tỷ lệ 1,1% so với số lượng
học sinh cùng cấp ) và ở học sinh THPT là 50.309 học sinh (chiếm 1,66 %). Các
tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nhiều là: An Giang với 17.000 học sinh, Trà Vinh
gần 7000 học sinh; trong đó số học sinh bỏ học ở cấp THCS là 8800 em ở An
Giang, 5500 em ở Trà Vinh và tại Kiên Giang là 5000 em.
Tập trung giải quyết các “điểm nóng” tại buổi họp báo định kỳ tháng 3 năm
2008 của Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội ngày 12/3/2008, do Phó thủ tướng -Bộ
trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD-ĐT đã dành phần lớn thời
gian để nói về vấn đề bỏ học và giải pháp để khắc phục.

4


Ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bộ GD-ĐT có công văn số 2092/BGD&ĐT-VP
gửi đến lãnh đạo các Tỉnh, Thành phố trên cả nước giải trình về tình trạng học sinh
bỏ học trong học kỳ I năm học 2007-2008.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trần Xuân Nhĩ và một số cá nhân

quan tâm cũng đã có những ý kiến đóng góp trong việc chỉ ra nguyên nhân và kiến
nghị một số biện pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh
trung học.
Tình trạng bỏ học của học sinh đã đến mức báo động, nó không chỉ tồn tại ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà còn diễn ra ở các tỉnh thành
có nền kinh tế phát triển. Từ những năm học trước, ngành giáo dục và đào tạo đã có
nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh nói chung và học sinh
THCS nói riêng nhưng hiệu quả chưa cao.
Ngày 13 tháng 3 năm 2008, “tâm điểm” cuộc giao ban tháng 3 của Bộ giáo
dục và Đào tạo, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào
tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ra: “tâm điểm của giáo dục và đào tạo hiện nay
không phải là tuyển sinh, thi tốt nghiệp hay học phí… mà là tình trạng bỏ học của
học sinh từ cấp tiểu học lên cấp trung học phổ thông trên toàn quốc”.
Số liệu công bố tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2010 – 2011 các sở
GD-ĐT thuộc ĐBSCL, ngày 11-12-2010, cho biết năm học 2010 – 2011, tỉ lệ học
sinh (HS) bỏ học ở các tỉnh ĐBSCL là 0,34% ở bậc tiểu học; 2,28% ở bậc THCS;
3,53% ở bậc THPT. Năm tỉnh có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất là Long An, An Giang,
Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Chỉ trong vòng mấy tháng của năm học 2010 – 2011 (từ tháng 9 đến tháng
11), tỉ lệ HS bỏ học đã cao như vậy thì con số này chắc chắn sẽ còn cao hơn vào dịp
sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão.
Theo thống kê hằng năm, tỉ lệ học sinh bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học
kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số học sinh
bỏ học của cả năm.(Nguồn:
3/1/2011)

5

15:30'



Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Để đáp ứng
nhu cầu phát triển toàn diện của Thành phố, Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề và
trình độ kĩ thuật cao. Trọng trách đó không đơn thuần chỉ từ phía giáo dục Đại học
– Cao đẳng, mà nó là của cả ngành Giáo dục, trong đó không kém phần quan trọng
là Giáo dục Trung học cơ sở.
Hiện nay, toàn Thành phố có 234 trường THCS và 124 trường THPT được rải
đều khắp 24 quận huyện, với 327.652 học sinh THCS và 176.662 học sinh THPT.
Mặc dù Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển, trình độ phổ cập luôn
đạt ở mức cao nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng học sinh yếu kém và học sinh bỏ
học. Chất lượng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh những năm gần
đây cho thấy: số lượng học sinh khá giỏi hàng năm ổn định từ 46 – 47%, yếu từ 9,4
– 10,3% và kém 0,25 – 0,75%. Số học sinh lưu ban và bỏ học hàng năm khoảng 1,5
– 2,0%. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém, hạn chế số học sinh bỏ học từ lâu đã là một
chỉ tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ năm học, nhất là khi hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học năm 2002 và tiến hành phổ cập bậc trung học theo Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
Qua số liệu niên giám thống kê năm 2007 – 2008, số học sinh bỏ học của
Thành phố như sau: Học sinh THCS là 694 em trên tổng số 327.652 học sinh đầu
năm học( chiếm 0.21%), học sinh THPT là 1.451 trên tổng số 176.662 học sinh
THPT đầu năm học (chiếm 0.82%). Nhìn chung, học sinh bỏ học do nhiều nguyên
nhân khác nhau như học sinh bị kỷ luật buộc thôi học, do hoàn cảnh kinh tế gia đình
gặp khó khăn, do học lực quá yếu….
Học sinh bỏ học tập trung ở các quận huyện ngoại thành có kinh tế phát triển
chậm, đặc biệt là các nơi có tỉ lệ nhập cư cao. Địa phương có biến động dân cư càng
lớn thì tỉ lệ học sinh bỏ học càng cao, các địa phương chưa hoàn thành phổ cập giáo
dục bậc trung học có tỉ lệ học sinh bỏ học cao hơn các địa phương đã hoàn thành
phổ cập. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình học sinh bỏ học được xem là
một trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục bậc


6


THCS đúng độ tuổi và ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoàn thành tiến độ phổ cập giáo
dục bậc trung học theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ
VIII. Chính vì thế Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã tập trung công tác chỉ đạo
phổ cập giáo dục bậc trung học, tổ chức các cuộc vận động nhằm hạn chế tình trạng
bỏ học với các chỉ tiêu toàn diện, cụ thể như sau: củng cố, duy trì, phát huy kết quả
phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, tăng tỉ lệ huy
động và hiệu quả đào tạo, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học ở cấp THCS và THPT. Huy
động ít nhất 70% số học sinh bỏ học năm học trước ở THCS cũng như THPT tái
nhập học.
1.1.2. Hậu quả của tình trạng bỏ học
Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp
phần hình thành và ổn định nhân cách cho các em học sinh. Đối với các em, nhà
trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học
nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện cả
về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu không được đến trường hay nói đúng hơn là
bỏ học, thì liệu sẽ đưa đến những hậu quả gì cho bản thân các em, gia đình và xã
hội.
Dù nguyên nhân bỏ học của các em là gì đi chăng nữa thì hậu quả mà nó gây
ra là rất lớn. Trước tiên bản thân các em sẽ phải gánh chịu, ngay thời điểm hiện tại
các em sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát triển của
các em, từ sự mặc cảm, tự ty thua kém bạn bè, không có môi trường để rèn luyện
đạo đức… dễ dàng đưa các em đến với những thói hư xấu, những hành vi lệch
chuẩn. Hoặc trong một tương lai không xa khi các em trưởng thành, xã hội sẽ đón
nhận các em như thế nào khi nền kinh tế đang trong xu thế quốc tế hoá, làm sao các
em có thể xin được việc làm khi chưa tốt nghiệp THPT, lúc đó các em sẽ thật sự trở
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đối với những em có hoàn cảnh kinh tế khá

giả, bố mẹ có thể bao bọc hoặc lo cho một công việc nào đó nhưng còn những em
có hoàn cảnh khó khăn thì sao? Khi không có công ăn việc làm, khó khăn sẽ chồng

7


chất khó khăn và nếu không có bản lĩnh các em sẽ trở thành “tay sai” của tệ nạn xã
hội như trộm cướp, bài bạc, mại dâm…
Có thể nói, hậu quả từ việc bỏ học là rất tệ hại mà chúng ta không thể lường
hết được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước nói
chung và của địa phương có học sinh bỏ học nói riêng. Thậm chí ở những địa
phương có tỷ lệ bỏ học đông sẽ xảy ra tình trạng “khủng hoảng cộng đồng”. Vì một
số thanh niên ở địa phương không có trí thức kéo theo không có nghề nghiệp, không
có thu nhập, cuộc sống nghèo khó. Không có trí thức rất dễ sinh nhiều con, ảnh
hưởng của sự gia tăng dân số, còn sự nghèo khó nó sẽ dẫn đến con đường tội phạm,
làm ăn phi pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vậy
các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước khi không có trình độ thì
đất nước đó sẽ phát triển như thế nào? Hiện trạng bỏ học của học sinh nói chung và
học sinh THPT nói riêng không còn là một hiện tượng bình thường để xã hội biết
rồi để đó mà phải biến những lời nói thành hành động cụ thể. Cần thiết phải có sự
kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân các em, tìm ra những
biện pháp tốt nhất, triệt để nhất nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bỏ học, tạo
điều kiện cho các em đến trường và học tập với kết quả cao.
1.1.3. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu có tính qui mô toàn quốc của Lê Thị Nhất Phương (2006) mục tiêu
của đề tài nhằm xác định nguyên nhân của việc bỏ học của học sinh trung học cơ sở:
Tác giả đã sử dụng mô hình probit từ dữ liệu về mức sống của người Việt Nam của
năm 2004 và 2006. Kết quả cho thấy các yếu tố như thu nhập bình quân, chi phí cho
học tập, số nhân khẩu và trình độ học vấn của cha mẹ đều có ảnh hưởng đến việc

nghỉ học của các em
Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ học cấp tiểu học và trung
học cơ sở đối với con em những người di cư đến Bình Dương của Lê Thị Mỹ Hạnh
(2009) đã xác định chính áp lực về kinh tế gia đình sẽ quyết định đến việc bỏ học
của con em họ. Từ kết quả đạt được, tác giả kiến nghị một số biện pháp ngăn chặn

8


bỏ học bao gồm: phân luồng học sinh, giảng dạy theo phương pháp mới, tổ chức
phong trào thi đua hạn chế học sinh bỏ học, lập quỹ khuyến học, vận động phụ
huynh học sinh, đặc biệt miễn giảm học phí cho các đối tượng nhập cư.
1.1.4. Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề học sinh bỏ học không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà nó còn là một thách
thức lớn cho các nước trên thế giới.
Với mô hình Probit và dữ liệu từ cuộc khảo sát của ngân hàng thế giới tại
Brazil năm 2003, Ana Rute Cardoso và Dorte Verner (2006) đã nghiên cứu về các
yếu tố dẫn tới bỏ học ở Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bỏ học là do các
em này lập gia đình sớm (early parenthood), lao động sớm và sự nghèo khổ là
những nhân tố chính dẫn đến các em bỏ học .
Qua điều tra 130.000 thanh thiếu niên ở độ tuổi đến lớp phổ thông (dưới 18)
tại 322 quận trong 30 nước đang phát triển Janine Huisman và Jeroen Smits (2009)
đã cho thấy việc bỏ học được xác định là ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học
vấn của cha mẹ và điều kiện tài chính của gia đình. Ngoài ra còn các yếu tố khác
như số nhân khẩu, điều kiện giáo dục của nhà trường
Ibrahim Okumu Mike và ctv (2008) đã dùng mẫu Probit với dữ liệu thu thập
từ 4533 hộ gia đình trong 13 quận của Uganda để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc nghỉ học của các em học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các
yếu tố như trình độ học vấn của cha mẹ, số nhân khẩu và điều kiện tài chính của gia
đình là những biến ảnh hưởng mạnh còn những biến như khoảng cách đến trường,

giới tính của học sinh, giới tính của chủ hộ thì không có ý nghĩa.
Farah Farahati (2001) sử dụng dữ liệu của một cuộc khảo sát tiến hành năm
1992 cho những người công dân tại nước Mỹ có độ tuổi từ 19 đến 54. Kết quả
nghiên cứu cho thấy con cái của người bị rối loạn tâm thần thì sác xuất nghỉ học của
con họ rất cao. Tác giả cũng đề nghị nên có chính sách hỗ trợ về tài chính cho con
em của họ.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nghỉ học của các em học sinh
các tác giả trong và ngoài nước đã có những kết luận giống nhau nhưng cũng có

9


những kết luận mâu thuẫn nhau. Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể là do
những điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội ....khác nhau.Vì vậy chúng ta không
thể lấy những kết luận từ những nghiên cứu này mà vận dụng cho Cần Giờ. Đây
là lý do mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện cần giờ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Cần Giờ là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh,
nằm hướng đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim
bay. Cần Giờ có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng tây nam – đông bắc, có
các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, cái Mép, Gò Gia, Thị Vãi, Soài Rạp,
Đồng Tranh.
Hình 1.1. Bản đồ các trường THPT tại Cần Giờ

10


Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng
Nai), huyện Châu Thành, thị xã bà Rịa, thành phố Vũng Tàu ( tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu) về phía đông và đông bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh
Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía tây. Giáp với huyện Nhà
Bè (TP Hồ Chí Minh) về phía tây bắc. Giáp biển Đông về phía nam.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ
đông và từ độ 22’14” đến 10 độ 40’00” Vĩ độ Bắc.
Về đất đai: Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm 1/3 diện tích
toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45 % diện tích toàn
huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32 % diện tích toàn huyện. Ngoài ra còn có
trên 5.000 ha đất trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về
thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7 % diện
tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là
cây đước, cây bần, cây mắm...
Về khí hậu: Ở huyện Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn
định, trung bình khoản từ 25 độ C đến 29 độ C, cao tuyệt đối là 38,2 độ C, thấp
tuyệt đối là 4 độ C. Độ ẩm trung bình từ 73 % đến 85 %, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6
mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 1.000 – 1.400 mm, trong mùa mưa, lượng mưa thấp nhất khoản 100
mm, tháng nhiều nhất 240 mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây-Tây Nam, mùa
khô hướng gió là Bắc-Đông Bắc.
Sau 34 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã
được phục hồi và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn
phá.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính

11


năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ

được tổ chức UNESCO công nhận là “ khu dự trữ sinh quyển “.
Ngoài rừng phòng hộ, ở Cần Giờ còn có biển. Biển là nguồn lợi to lớn của
Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng,
ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong
những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội
chung của thành phố, cơ cấu kinh tế của Cần Giờ ngày càng chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, với trọng tâm hướng vào phát triển du lịch
sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu
kinh tế ngư – nông – lâm - dịch vụ.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là quỹ đất
còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là
một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh - một trong những trung tâm
kinh tế và khoa học kỹ thuật của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng
kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dân số Cần Giờ tính đến năm 2008 có 69.560 người, mật độ 99 người/km2
(thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố). Đa phần người Cần Giờ là
người kinh, chiếm 99,3 %, còn lại là các dân tộc Hoa, Khơ me, Chăm, Mường,...Số
người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 57,2 %, trong đó tỉ lệ thất nghiệp
khoảng 5 %, nhưng trên 90% lao động chưa qua đào tạo, không bằng cấp chuyên
môn nên thu nhập thấp, bấp bênh.
Về hành chính, Cần Giờ có 6 xã và 1 thị trấn : Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh
An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ
đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Đầu tư phát triển: toàn địa bàn Huyện trong 5 năm 2004-2008 thực hiện
4.665,77 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 21,17%; trong đó vốn đầu tư ngân sách
trung ương và Thành phố chiếm 32,21%, vốn viện trợ và ngành dọc 29,42% và vốn
vay và huy động trong dân chiếm 38,37%. Trong tổng vốn đã đầu tư thì đầu tư cho

12



×