Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI GÀ CHUỒNG LẠNH TẠI MỘT SỐ HUYỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN NGỌC LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
NUÔI GÀ CHUỒNG LẠNH TẠI MỘT SỐ HUYỆN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN NGỌC LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
NUÔI GÀ CHUỒNG LẠNH TẠI MỘT SỐ HUYỆN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Kinh Tế nông nghiệp
Mã số: 603110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn Khoa học:
TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2011


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI GÀ
CHUỒNG LẠNH TẠI MỘT SỐ HUYỆN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN NGỌC LINH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

2. Thư ký

: TS. TRẦN ĐẮC DÂN
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1

: TS. LÊ QUANG THÔNG
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2


: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh

5. Ủy viên

: TS. LÊ CAO THANH
Đại học Tài chính Marketing TP.Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

-i-


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Linh, sinh ngày 30 tháng 06 năm 1982, tại tỉnh
Bình Dương. Con Ông Nguyễn Văn Lang và Bà Bùi Thị Thùy Hương. Tốt
nghiệp PTTH tại Trường Phổ thông trung học Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Bình
Dương năm 2000.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông lâm, hệ Chính quy tại Đại học
Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004.
Công tác tại Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương, tỉnh Bình
Dương
Tháng 09 năm 2008, theo học Cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại
Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng: Nguyễn Hải Hiệp – Chuyên viên phòng kế
hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – tỉnh Bình Dương
Con: Nguyễn Hải – Học sinh trường Mầm non
Huỳnh Thị Chấu – Huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương

Địa chỉ liên lạc: khu Mội Nước – phường Định Hòa – thị xã Thủ Dầu
Một – tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.3641098 – 0978.019354
Email:

- ii -


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Linh

- iii -


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy
tại Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy - TS. Thái Anh Hòa đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả
hoàn thành luận văn.
- Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học khoá 2008 – 2011; Khoa kinh tế Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu.
- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp trong lớp Cao học Kinh tế khoá 2008 đã

giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, Chồng và những
người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Học viên: Nguyễn Ngọc Linh

- iv -


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nuôi gà
chuồng lạnh tại một số huyện tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại một số
huyện tỉnh Bình Dương, thời gian khảo sát từ ngày 01/01/2010 đến
31/12/2010. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng, các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà thịt trại lạnh, phân tích các mặt
thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ cho các trại
nuôi gà thịt trại lạnh nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước, hướng đến xuất khẩu ra khu vực và thế giới
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp mô
tả, phương pháp lịch sử, phương pháp tương quan. Số liệu phân tích được thu
thập từ các nguồn thông tin thứ cấp, phỏng vấn các ngành có liên quan, kết
hợp với điều tra thu thập số liệu từ 49 chủ trang trại nuôi gà thịt trại lạnh và
30 trang trại chăn nuôi gà thịt trại hở để so sánh đối chiếu.
Kết quả cho thấy việc phát triển trang trại nuôi gà thịt trại lạnh hiện
nay có nhiều thuận lợi do chủ trương đúng đắn, kịp thời từ phía Chính quyền
và sự đồng tình hưởng ứng của đa số chủ trang trại và người dân sống quanh
các trại do có thể khống chế được nhiệt độ, thời tiết, giảm nguy cơ xảy ra
dịch cúm gia cấm rất phù hợp với xu thế phát triển nông sản hàng hóa. Phân
tích lợi nhuận - chi phí cho thấy trong hai mô hình nuôi gà thịt tại Bình
Dương, mô hình nuôi gà thịt trại lạnh hiện nay đạt hiệu quả cao hơn do mô

hình này kiểm soát được môi trường nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nuôi gà trại lạnh
gồm: tiêu thụ sản phẩm, vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng, lao động, tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Qua phân tích, đề tài đã đưa ra các định hướng chung và giải
pháp cụ thể tập trung phát triển gà thịt trại lạnh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho
chủ trại lạnh nhằm hỗ trợ cho việc phát triển trại lạnh được ổn định và bền
vững.

-v-


SUMMARY
The thesis: “Reality and measures for developing the model of
chicken-raising in cool houses in some districts of Binh Duong province”.
The research –“Reality and measures for the development of chickenraising in cool houses in some districts of Binh Duong province” – was
conducted from January 1st, 2010 to December 31 st, 2010 in some districts of
Binh Duong Province. The research aims at evaluating the reality, the level of
effectiveness and some factors influencing the results of chicken-raising in
cool houses; as well as analyzing the advantages and drawbacks, and
determining developing strategies and specific measures for supporting the
raising of chicken in cool houses in order to create products that not only
meet the domestic market but also have the possibility of competing with the
imported products to export them to the foreign market.
The methods used in this research include descriptive method,
historical method and inferential method. The data was collected from
sources of secondary information, interviewing of relating branches and
organizations together with the accumulation and investigation of information
from 49 farm owners who raise chicken in cool houses and 30 farm owners
whose chicken are raised in usual raising farms.
The results show that the present model of chicken-raising in cool houses are

advantageous thanks to the timely and sound policy from the authority, warm
approval from the farm owners and residents in the neighborhood, and thanks
to the possibility of controlling temperature and weather to prevent the
probability of occurring bird flu – the prevention which is very suitable for
the recent trend of developing farm products. The analysis of the advantages
and expenses of the two models of chicken-raising in Binh Duong illustrates
that the model of chicken-raising in cool houses proves to be more effective

- vi -


thanks to the ability of controlling the raising environment. The results
suggest several important elements affecting the process of raising chicken in
cool houses. These include the product consumption, production capital, farm
infrastructure, labor, and advances in science and technology. Based on the
analysis, the research provides general orientation and specific measures for
the concentration of developing chicken-raising in cool houses and for the
increase in economic efficiency for these farm owners, all of which gives
support for the cool-house chicken-rasing to develop stably and permanently.

- vii -


MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Trang chuẩn y


i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Summary

vii

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt

xii


Danh sách các hình

xiii

Danh sách các bảng

xiv

Mở đầu

01

Chương 1. Tổng quan

04

1.1 Điều kiện tự nhiên

04

1.1.1 Vị trí địa lý

04

1.1.2 Khí hậu

05

1.1.3 Nguồn nước và chế độ thủy văn


06

1.2 Nguồn lực xã hội và thực trạng ngành chăn nuôi có liên quan
1.2.1. Dân số và lao động nông, lâm, ngư nghiệp

06
06

1.2.2 Tình hình và diễn biến sản xuất chăn nuôi gia cầm tỉnh
Bình Dương

08

1.2.2.1 Vị trí - vai trò của chăn nuôi gia cầm trong nông nghiệp

09

1.2.2.2 Tình hình và diễn biến sản xuất chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình
Dương

09

1.3 Nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt trong nước và thế giới

12

1.4 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu trước đây

13


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- viii -

16


2.1 Cơ sở lý thuyết về mô hình chăn nuôi gà trong chuồng lạnh

16

2.1.1 Giới thiệu mô hình

16

2.1.2 Giới thiệu mô hình chuồng lạnh

17

2.1.3 Giới thiệu mô hình chăn nuôi gà chuồng hở

22

2.1.4 Các nhân tố liên quan trong mô hình nuôi gà chuồng lạnh

23

2.1.4.1 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào

23


2.1.4.2 Chi phí sản xuất

24

2.1.5 Tổ chức tiêu thụ gà thịt

25

2.1.5.1 Vai trò tiêu thụ sản phẩm

25

2.1.5.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ gà thịt

25

2.1.5.3 Kênh phân phối gà thịt trong hai mô hình

26

2.1.6 Phân loại mô hình chăn nuôi gà

27

2.1.7 Tác động của mô hình chăn nuôi gà trong chuồng lạnh

29

2.1.8. Lý thuyết sử dụng trong quá trình phân tích đề tài


30

2.2 Phương pháp nghiên cứu

31

2.2.1 Phương pháp mô tả

31

2.2.2 Phương pháp lịch sử

31

2.2.3 Phương pháp tương quan hồi qui

31

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

33

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

34

2.5. Các chỉ tiêu chung trong phân tích

34


2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

34

2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

34

Chương 3. Kết quả nghiên cứu

36

3.1 Đánh giá tình hình phát triển trang trại gà thịt của tỉnh Bình Dương
3.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm qua

36
36

3.1.1.1 Tình hình phát triển mô hình nuôi gà chuồng hở

37

3.1.1.2 Tình hình phát triển mô hình nuôi gà chuồng lạnh

38

3.1.1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi gà thịt trại lạnh qua các năm

39


- ix -


3.1.1.4 Số chủ trang trại nuôi gà chuồng lạnh phân theo qui mô
3.1.2 Đặc điểm mô hình chăn nuôi gà trại lạnh

40
40

3.1.2.1 Đặc điểm của chủ trại lạnh

40

3.1.2.2 Cơ cấu thu nhập chủ trại lạnh

42

3.1.2.3 Những khó khăn của các chủ nuôi gà trại lạnh

42

3.1.2.4 Những nguyện vọng của các chủ nuôi gà trại lạnh

44

3.1.2.5 Lý do gia tăng mô hình chăn nuôi gà thịt trại lạnh

46


3.2 Phân tích kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt của các mô hình

47

3.2.1 Phân tích kết quả của mô hình nuôi gà chuồng lạnh và chuồng hở

47

3.2.1.1 Chi phí đầu tư cho 1 trại nuôi gà lạnh so sánh với trại hở

47

3.2.1.2 Tính khấu hao chuồng trại

51

3.2.1.3 Các chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

51

3.2.1.4 Chi phí sản xuất 1.000 con gà trong 2 mô hình

51

3.2.2 Phân tích hiệu quả sản xuất trên 1.000 con gà thịt trong 2 mô hình

53

3.2.3 Phân tích lợi nhuận 1.000 con gà nuôi chuồng lạnh theo 2 biến giả cả
và năng suất


54

3.2.4 Phân tích tác động của giá bán và giá yếu tố đầu vào đến lợi nhuận

55

3.2.4.1 Phân tích độ nhạy giữa giá cám và giá bán đến lợi nhuận

55

3.2.4.2 Phân tích độ nhạy giữa chi phí lao động và giá bán gà đến lợi
nhuận

56

3.2.4.3 Phân tích các yếu tố đầu vào tác động đến kết quả sản xuất thể hiện
qua mô hình sản xuất.

57

3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ thịt gà

62

3.3.1 Tỷ lệ phân phối gà thịt tại các trại lạnh cho các công ty

62

3.3.2 Phân tích các kênh tiêu thụ cả hai mô hình


63

3.3.2.1 Kênh tiêu thụ cho mô hình chăn nuôi gà thịt trại lạnh

63

3.3.2.2 Kênh tiêu thụ cho mô hình chăn nuôi gà thịt trại hở

63

3.4 Phân tích tình trạng ô nhiễm môi trường tại các trại chăn nuôi gà thịt

64

3.5 Định hướng cho việc phát triển chăn nuôi gà trại lạnh.

66

-x-


3.6 Giải pháp phát triển mô hình nuôi gà chuồng lạnh

67

3.6.1 Giải pháp về nguồn vốn

67


3.6.2 Giải pháp về nguồn nhân lực

69

3.6.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

71

3.6.4 Giải pháp giống, thức ăn, thú y, khuyến nông.

72

3.6.5 Giải pháp phát triển quản lý cơ sở hạ tầng, chính sách cơ chế
quản lý mới thích hợp.

74

Kết luận và kiến nghị

75

Kết luận

75

Kiến nghị

76

Tài liệu tham khảo


77

Phụ lục

80

- xi -


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

SNN & PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐVT

Đơn vị tính

GTSL

Giá trị sản lượng

KHKT


Khoa học kỹ thuật

LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập

CP

Chi Phí

DT

Doanh Thu

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

R2

Hệ số xác định

TCTK

Tổng cục thống kê


Đ

Đồng

NNNT

Nông nghiệp Nông thôn

- xii -


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

4

Hình 2.1. Hình chụp mô hình gà nuôi chuồng lạnh

18

Hình 2.2. Hình chụp mô hình gà nuôi chuồng lạnh

22

Hình 2.3. Các kênh tiêu thụ gà thịt trong mô hình nuôi gà chuồng hở


26

Hình 2.4. Các kênh tiêu thụ gà thịt trong mô hình nuôi gà chuồng lạnh

27

Hình 3.1. Các kênh tiêu thụ gà thịt trong mô hình nuôi gà chuồng lạnh

63

Hình 3.2. Các kênh tiêu thụ gà thịt trong mô hình nuôi gà chuồng hở

64

- xiii -


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu về lao động

7

Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ thịt tại một số nước trên thế giới và Việt Nam

12


Bảng 1.3. Sản lượng thịt gà sản xuất Việt Nam 2006 – 2010

13

Bảng 2.1. Số lượng trang trại điều tra tại các huyện

34

Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Bình Dương

36

Bảng 3.2. Số lượng trại hở và qui mô điều tra theo huyện năm 2010

37

Bảng 3.3. Số lượng trại lạnh và qui mô điều tra theo huyện năm 2010

38

Bảng 3.4. Tình hình gia tăng trang trại chăn nuôi gà thịt trại lạnh

39

Bảng 3.5. Số chủ trang trại nuôi gà chuồng lạnh phân theo qui mô

40

Bảng 3.6. Đặc điểm về kinh tế xã hội của chủ trang trại gà lạnh


41

Bảng 3.7. Cơ cấu thu nhập các trại lạnh

42

Bảng 3.8. Một số khó khăn của trang trại nuôi gà hiện nay

42

Bảng 3.9. Những nguyện vọng của chủ trang trại

45

Bảng 3.10. Lý do gia tăng trại lạnh

46

Bảng 3.11. Mức đầu tư bình quân cho 1 trại nuôi gà thịt qui mô trung bình
15.000 con

47

Bảng 3.12. Bảng tính khấu hao chuồng trại

51

Bảng 3.13. Các chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm

51


Bảng 3.14. Chi phí sản xuất 1.000 con gà của hai mô hình

52

Bảng 3.15. Kết quả hiệu quả 1.000 con gà thịt ở 2 loại hình trang trại

53

Bảng 3.16. Phân tích độ nhạy lợi nhuận 1.000 con gà nuôi trại lạnh theo
năng suất và giá bán.

54

Bảng 3.17. Phân tích độ nhạy giữa giá mua thức ăn và giá bán gà đến lợi
nhuận 1kg gà.

55

Bảng 3.18. Bảng phân tích độ nhạy giữa chi phí lao động và giá bán đến

- xiv -


lợi nhuận 1 kg gà

56

Bảng 3.19. Kết xuất các hệ số ước lượng từ hàm năng suất


57

Bảng 3.20. Tình hình tiêu thụ của các trang trại

62

Bảng 3.21. Tình trạng môi trường tại các trang trại và vùng xung quanh

65

- xv -


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng
thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm,
cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên,
chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng
suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt
xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4kg/người/năm và 35 trứng/người/năm.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2008 tình hình chăn nuôi gia cầm
của cả nước là 241 triệu con, sản lượng thịt 400 ngàn tấn tăng khoảng 7% so với
năm 2007. Nhưng thực tế ước tính sản lượng thịt là khoảng 952 ngàn tấn, tăng
khoảng 11,5% so với năm 2007 và thống kê đến ngày 01/10/2009 tổng đàn gia cầm
là 280 triệu con tăng 12,83% so với năm 2008, tính riêng về gà là 199 triệu con tăng
13,6% so với năm 2008.
Tình hình chăn nuôi nói riêng đối với tỉnh Bình Dương phát triển rất mạnh
tính riêng về gà năm 2008 là 1.796 triệu con và năm 2009 là 2.303 triệu con tăng
28,23% so với năm 2008. Tuy sản xuất tăng nhưng nhu cầu tiêu thụ nội địa của

nước ta rất cao nên sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng
đủ nhu cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về
rất lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh
một phần thị trường Việt Nam, gây nên những tác động bất lợi đến sản xuất trong
nước làm giá gà giống, gà thịt, trứng gà xuống thấp. Như vậy, chăn nuôi gà còn thị
trường lớn ở trong nước trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh.
Trước tình hình trên việc mở rộng sản xuất là điều tiên quyết phải được đặt ra nhằm

1


tăng cường sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường nội
địa và phát triển thị trường xuất khẩu tiềm năng trong tương lai.
Bên cạnh đó Bình Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
được xác định là vùng kinh tế động lực của cả nước, một trong những tỉnh - thành
có sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh… đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp dần, giá thuê nhân công trong nông nghiệp tăng, đồng thời thị trường tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải chất lượng cao, nông sản thực phẩm phải
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giá bán hợp lý. Đặc biệt, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, cạnh tranh thương mại diễn ra quyết liệt hơn, càng
đòi hỏi nông sản hàng hóa phải có sức cạnh tranh cao... Do vậy theo chương trình
hành động số 14 CTr - HĐ/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
Ương 5 (khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông
thôn nên mô hình nuôi gà chuồng lạnh đã được nhiều nông dân ở Bình Dương quan
tâm vì lợi ích mà nó mang lại ngoài hiệu quả kinh tế, nuôi gà lạnh giảm thiểu rất
nhiều nguy cơ dịch bệnh. “Do mô hình khép kín, việc vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn
thức ăn đầu vào đảm bảo... nên rất ít xuất hiện dịch bệnh trên gà” mà còn mang lại
lợi ích môi trường, ở hầu hết các trại gà lạnh đều không có mùi hôi hay những đám
ruồi nhặng bay đầy chuồng như những trại gà hở, do không khí được làm mát trước
khi đưa vào chuồng và luân lưu liên tục nên không còn mùi hôi. Vì những tác động

tích cực về thị trường tiêu thụ, tính khả thi về kinh tế và môi trường của mô hình
nuôi gà chuồng lạnh tôi tiến hành đánh giá. “Thực trạng và giải pháp phát triển
mô hình nuôi gà chuồng lạnh tại một số huyện tỉnh Bình Dương”.
Chăn nuôi gà chuồng lạnh đã được phát triển từ năm 2000 đã thực sự mang
lại hiệu quả rất lớn cho người chăn nuôi và môi trường xung quanh tuy nhiên còn
gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn: Do vốn đầu tư ban đầu khá lớn, người chăn
nuôi còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt sạch tăng, cung sản
phẩm trong nước chưa đáp ứng đủ cầu, giá thành sản xuất chăn nuôi trong nước còn
cao hơn khu vực và thế giới, trên địa bàn vẫn còn tồn tại mô hình gà hở gây ô nhiễm
đến môi trường xung quanh.

2


Vì vậy nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển cho mô hình gà
lạnh là thực sự cần thiết.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tình hình chăn nuôi gà và mô hình nuôi gà chuồng lạnh ở một số
huyện của tỉnh Bình Dương.
Phân tích mặt thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại nuôi gà thịt trại lạnh.
Phân tích và so sánh kết quả, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà chuồng
hở và nuôi gà chuồng lạnh.
Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: đề tài tập trung vào chăn nuôi gà thịt mô hình lạnh
và có chọn một vài mô hình gà hở để đối chiếu so sánh
Phạm vi thời gian: đề tài được khảo sát từ 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010
Giới hạn đề tài: phân tích thực trạng tập trung vào nội dung tình hình phát
triển trang trại nuôi gà chuồng lạnh, đặc trưng, cơ cấu thu nhập, khó khăn, nguyện
vọng của chủ trang trại, phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi, phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến năng suất gà thịt, tình hình tiêu thụ và môi trường quanh trang trại
chăn nuôi gà.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương ở vị trí địa lý khá đặc biệt, thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm
ngay trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Phía Bắc giáp Tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp tỉnh TP. Hồ Chí Minh
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh
Phía Đông Giáp tỉnh Đồng Nai
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

4


Chính vị trí địa lý này đã tạo ra nhiều thuận lợi song cũng có một số khó
khăn ảnh hưởng đến chăn nuôi.
Thuận lợi: sản phẩm chăn nuôi tỏa đi toàn vùng, đặc biệt là TP. Hồ Chí
Minh, nơi có sức tiêu thụ nông sản lớn, nhất là thực phẩm (thịt, trứng…) chất lượng
với giá bán cao, đồng thời sản phẩm chăn nuôi từ người sản xuất đến tay người tiêu
thụ với đoạn đường ngắn, cước phí vận chuyển thấp, lợi thế cạnh tranh cao, giữ

nguyên được chất lượng sản phẩm không tốn chi phí bảo quản. Bình Dương còn
nằm trong vùng có hệ thống giao thông thuận lợi với các tuyến giao thông huyết
mạch quốc lộ 1A, quốc lộ 13, tuyến đường sắt bắc nam, đường xuyên Á... Hệ thống
giao thông giúp sản phẩm chăn nuôi lưu thông tốt nhất đến vùng kinh tế trọng điểm
phía nam và thế giới. Mặt khác còn nằm gần các khu công nghiệp chế biến lớn nhất
cả nước với công nghệ hiện đại, các công ty chăn nuôi, chế biến thực phẩm, thức ăn
chăn nuôi… điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố đầu ra cho sản
xuất chăn nuôi (gắn sản xuất với công nghệ chế biến) mà cũng là thuận lợi lớn để
giảm chi phí “đầu vào” như con giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật, công nghệ,v.v…
Khó khăn: Bình Dương là cửa ngõ quan trọng để vào TP. Hồ Chí Minh nên
sản phẩm chăn nuôi của các tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh
Thuận… đều được vận chuyển đến Bình Dương giết mổ trước khi đưa vào tiêu thụ
ở TP. Hồ Chí Minh, nếu công tác kiểm dịch không chặt chẽ rất dễ phát dịch gia cầm
và khi xảy ra sẽ lây lan mạnh, khó kiểm soát
1.1.2. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Bình Dương mang đặc trưng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với
nền nhiệt cao đều quanh năm (nhiệt độ: 25 0C - 270C), tổng tích ôn lớn (9.468 0C 9.6840C), lượng nhiệt bức xạ cao và ổn định (75 - 80 Kcal/cm/năm), nắng nhiều
(2.401 giờ/năm), trong năm có đến 11 tháng có số giờ nắng ≥ 200 giờ/tháng. Mưa
phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài 158 - 179 ngày với lượng mưa
chiếm trên 84% so với tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài 131 - 150 ngày
song mưa rất ít chỉ chiếm 12 - 15% so với lượng mưa cả năm, so sánh với điều kiện
sinh lý của gà thịt cho thấy thích hợp cho sinh trưởng phát triển.

5


Tuy nhiên, do khí hậu nóng ẩm tạo môi trường để các mầm bệnh phát triển
và lưu trú, khi có điều kiện dễ phát sinh bệnh, nhất là khi thời tiết giao mùa (tháng 3
– tháng 5 và tháng 10 – tháng 12) gia cầm dễ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng
và chăm sóc cẩn thận.

1.1.3. Nguồn nước và chế độ thủy văn
Phạm vi ranh giới tỉnh Bình Dương có liên quan đến nguồn nước mặt của 3
sông lớn ở vùng Đông Nam bộ là: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các
sông suối khác như: sông Thị Tính, suối Giai, suối Giữa, v.v…
1.2. Nguồn lực xã hội và thực trạng ngành chăn nuôi có liên quan
1.2.1. Dân số và lao động nông, lâm, ngư nghiệp
Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng dân số ở mức cao, chủ yếu là tăng cơ học do
dòng dân cư từ các tỉnh trong cả nước đến tìm việc làm tại các khu công nghiệp.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 31/12/2010, toàn tỉnh có 1.552.061 người
dân số trung bình năm 2010 là 1.497.117 , do kinh tế phát triển nhanh, Bình Dương
thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác, trong 14 năm, dân số Bình
Dương đã tăng gấp 2,25 lần, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước
(7,78%/năm). Trong đó, chủ yếu là tăng cơ học (tăng tự nhiên ở mức 1,01%/năm và
có xu thế giảm). Đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại I, dự báo dân
số lên đến 2 triệu người, trong đó dân cư nông thôn chiếm 33 – 35%.
Tuy dân số tăng nhanh nhưng tỷ lệ lao động trong nông, lâm, ngư nhgiệp có
xu hướng giảm được thể hiện dưới bảng 1.1.

6


Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu về lao động

HẠNG MỤC

1. Lao động trong độ tuổi (người)
- Tỷ lệ so với dân số (%)
2. Lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế (người)
- Tỷ lệ so với LĐ trong độ tuổi (%)

3. L.động nông lâm ngư nghiệp (người)
- Tỷ lệ % so với LĐ đang làm việc
cho các ngành kinh tế (người)

Năm
2000

Năm
2005

So sánh
(tăng +, giảm -)
Năm 2010
2005 – 2000

2010 - 2000

422.326

874.593

1.146.444

+452.267

+724.118

56,86

78,84


76,58

+21,98

+19,72

374.940

722.518

958.359

+347.578

+583.599

88,78

82,61

83,60

-6,17

-5,18

167.673

138.521


122.193

-29.152

-45.480

44,72

19,17

12,74

-25,54

-31.97

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương.
Lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh, năm 2005 là 138.521 người
chiếm 19,17%, đến năm 2010 còn 122.193 người chiếm 12,75% so với tổng số lao
động làm việc cho các ngành kinh tế), giảm 16.328 người.
Đặc biệt, lao động ngành chăn nuôi Bình Dương trong quá trình sản xuất đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với khoa học – kỹ thuật, có trình độ
chăn nuôi khá cao. Đồng thời, trong những năm qua hoạt động khuyến nông đã tập
huấn chuyển giao kỹ thuật cho hàng trăm ngàn lao động, đây chính là lý do giải
thích tại sao năng suất chăn nuôi ở Bình Dương đạt khá cao so với các tỉnh khác ở
vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho chăn nuôi ở
tỉnh Bình Dương có 3 hạn chế: (1) số lượng và cơ cấu lao động được đào tạo mất
cân đối, thiếu lao động chất lượng cao, (2) khó thuê nhân công sản xuất nông
nghiệp, (3) giá thuê cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa

chất lượng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

7


1.2.2. Tình hình và diễn biến sản xuất chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Dương
1.2.2.1. Vị trí - vai trò của chăn nuôi gia cầm trong nông nghiệp
Giá trị sản xuất gia cầm (giá hiện hành) năm 2006 đạt 76.507 triệu đồng
chiếm 5,4% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi, năm 2009 đạt 338.581 triệu đồng chiếm
10,98% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi và đến năm 2010 đã tăng lên 387.858 triệu
đồng chiếm 14,7% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi. Điều này cho thấy có sự chuyển
đổi cơ cấu sản xuất chăn nuôi tỉnh Bình Dương, đưa chăn nuôi gà thành ngành sản
xuất quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi gia cầm chuồng lạnh ngày
càng có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng như thu nhập của người dân.
Trong ngành chăn nuôi gia cầm, giá trị sản xuất chăn nuôi gà là chủ yếu,
chiếm trên 95% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm. Song trong năm 2010 gặp
nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng liên tục, làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi
nhuận nên người chăn nuôi thiếu yên tâm, hạn chế đầu tư phát triển.
1.2.2.2. Tình hình và diễn biến sản xuất chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Dương
Các hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi nông hộ và trang trại đã và đang thực sự giữ vai trò quan trọng có
ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của ngành chăn nuôi gia
cầm Bình Dương và hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa chất lượng cao và an toàn
dịch bệnh. Đặc biệt doanh nghiệp chăn nuôi 100% vốn nước ngoài có vai trò đáng
kể trong phát triển chăn nuôi ở Bình Dương.
Chăn nuôi nông hộ đã góp phần đáng kể trong gia tăng sản phẩm gia cầm,
các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng, giống gia cầm siêu thịt, sử
dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi… Tuy nhiên, còn có những hạn chế về vốn,
trình độ kỹ thuật chăn nuôi và nói chung còn ít hiểu biết về thú y và thị trường. Đây

là những trở ngại cho chăn nuôi phát triển.
Các trang trại chăn nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn, đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hóa. Đồng thời chủ trang trại là những người hiểu về
kỹ thuật chăn nuôi, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường và trực tiếp điều

8


×