Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.72 KB, 16 trang )

Nhóm 14_ Đề tài 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA NGÂN HÀNG
MÔN NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
ooOoo
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM HỎA HOẠN
NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
SVTH: NH 11_K33
Nguyễn Thị Thu Nhi
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Phạm Thị Thanh Vương
Lê Thị Tài
Phạm Thị Xuân
TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

1
Nhóm 14_ Đề tài 11
TLỜI MỞ ĐẦU
hị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng
công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng
thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân
sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của
các khách hàng.
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân là một lĩnh vực đáng được quan tâm khi mà
hàng năm ở Việt Nam xảy ra hàng trăm vụ cháy, làm thiệt hại người và của hàng trăm tỷ
đồng. Để khắc phục những hậu quả nặng nề do những vụ hoả hoạn gây ra, từ lâu, người ta
đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế. Trong đó, có thể khẳng định rằng cho


đến nay, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm.
Ngày nay, bảo hiểm càng chiếm được sự tin tưởng của người dân khi hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại xảy ra do hỏa hoạn . Vì vậy, các công ty bảo hiểm không ngừng
đổi mới, phát triển đưa ra nhiều gói sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng.
Tuy nhiên, thực trạng bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam vẫn còn nhiều
điều hạn chế cần khắc phục. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong
muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về hoạt động này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề
tài " Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở
Việt Nam" để tìm hiểu. Từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo
hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 phần:
• Phần I:Những vấn đề chung về bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt
Nam.
• Phần II: Thực trạng BHHH nhà ở tư nhân ở Việt Nam.
• Phần III: Giải pháp phát triển BHHH nhà ở tư nhân ở Việt Nam.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

2
Nhóm 14_ Đề tài 11
















MỤC LỤC
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

3
Nhóm 14_ Đề tài 11

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN (BHHH) NHÀ Ở TƯ
NHÂN Ở VIỆT NAM 5
1. Định nghĩa BHHH nhà ở tư nhân ở Việt Nam 5
2. Tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân 5
3. Một số quy định về BHHH 5
3.1 Đối tượng áp dụng 5
3.2 Phạm vi bảo hiểm 5
3.3 Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu 7
3.4 Phí bảo hiểm cháy, nổ 7
3.5 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm 8
3.6 Giám định tổn thất 8
3.7 Phương thức bồi thường 9
II. THỰC TRẠNG BHHH NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 9
1. Nguy cơ hỏa hoạn có ở khắp nơi 9
2. Tình hình hỏa hoạn nhà ở trong những năm qua 10
3. Nguyên nhân của việc không mua bảo hiểm hỏa hoạn 11
4. Khó khăn trong việc phát triển bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt nam hiện nay 12
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHHH NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 13
1. Đối với nhà nước 13

2. Đối với công ty bảo hiểm 14
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

4
Nhóm 14_ Đề tài 11
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN (BHHH) NHÀ Ở TƯ
NHÂN Ở VIỆT NAM:
1. Định nghĩa BHHH nhà ở tư nhân ở Việt Nam:
 Bảo hiểm cho những tổn thất về tài sản bị rủi ro hỏa hoạn bất ngờ và không lường
trước được tại ngôi nhà có tham gia bảo hiểm
 Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm
ghi trong giấy chứng nhận BH (hoặc danh mục kèm theo) nếu người được BH đã
nộp phí BH và những thiệt hại đó xảy ra trước 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời
hạn BH ghi trong giấy CNBH.
2. Tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân:
Hiện nay bảo hiểm hỏa hoạn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế:
 Giúp đảm bảo an toàn nguồn tài sản cho hộ gia đình hạn chế tối đa mức ảnh hưởng
của các rủi ro đến tay trắng ,hỗ trợ các chi phí phục hồi nhà sau khi xảy ra rủi ro
hoả hoạn.
 Khi tham gia BHHH, các hộ gia đình còn được các công ty bảo hiểm tư vấn về các
biện pháp phòng tránh tổn thất và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm
bảo an toàn cao nhất.
 Giúp các hộ gia đình an tâm để sinh sống. Mặt khác bằng nguồn phí bảo hiểm nhàn
rỗi thu được được các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tái đầu tư vào nền kinh
tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước để chính phủ sử dụng các mục đích xã hội
3. Một số quy định về BHHH:
3.1 Đối tượng áp dụng:
 Nhà ở tư nhân và mọi tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng, trông coi, kiểm soát
của Người được Bảo hiểm.

 Nhà ở tập thể, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 mét khối
trở lên
3.2 Phạm vi bảo hiểm:
 Các rủi ro được bảo hiểm:
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

5
Nhóm 14_ Đề tài 11
 Cháy:(do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác ) loại trừ động đất hoặc lửa
ngầm dưới đất,và bản thân tài sản bị phá hủy hoặc hư hỏng do sự lên men
hoặc quá trình xử lý bằng nhiệt
 Sét: thiệt hại trực tiếp do sét gây ra
 Nổ thiệt hại nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt, hơi đốt phục vụ sinh hoạt thắp
sáng hoặc sưởi ấm trong nhà loại trừ do động đất, núi lửa phun trào hoặc
các biến động khác của thiên nhiên.
 Các rủi ro loại trừ bảo hiểm:
Các doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong
những nguyên nhân sau đây gây ra:
 Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
 Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
 Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
 Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
 Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
 Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị
điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện
hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.Thiệt hại do hành
động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
 Những thiệt hại do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy
để xảy ra cháy, nổ.

 Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác
nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo
hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.
 Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ
sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng,
khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác
nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
 Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận
bảo hiểm.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

6
Nhóm 14_ Đề tài 11
 Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn
bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm
hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo
hiểm hàng hải.
 Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.
 Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
 Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã
hội gây ra.
 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của
pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.
 Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên, nếu bên
mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận
bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho
những sự kiện đó.
3.3 Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu:
 Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị
trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia

bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận
3.4 Phí bảo hiểm cháy, nổ:
 Được tính trên cơ sở 1 năm. Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo
hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm. Đối với số tiền bảo
hiểm được xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở
giá trị trung bình đó.
 Đối với số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được
tính toán cụ thể như sau:
 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị
tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
được thu trước 75% số phí bảo hiểm tính trên cơ sở giá trị tối đa
 Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ các giá trị tối đa được thông báo theo quy
định tại điểm b) Khoản 2 Điều 4 Quy tắc này, doanh nghiệp bảo hiểm tính
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

7
Nhóm 14_ Đề tài 11
giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo
hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm được tính lại
nhiều hơn phí bảo hiểm đã nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho
doanh nghiệp bảo hiểm số phí bảo hiểm còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm
được tính lại này thấp hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải hoàn trả số chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí
bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã
nộp.
 Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được doanh nghiệp bảo hiểm
bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính đến
thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền đã bồi thường được coi là số tiền bảo
hiểm và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm này.

3.5 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:
Trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá:
 Số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản và tổng cộng lại, không vượt
quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra
sự kiện bảo hiểm
 Số tiền bảo hiểm còn lại sau khi bồi thường bất kỳ tài sản nào bị mất mát, hủy hoại
hay hư hại xảy ra trong thời hạn bảo hiểm trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm
3.6 Giám định tổn thất:
 Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh
nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên
nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm
chịu.
 Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất
về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong
trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập
thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua
bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc
lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

8
Nhóm 14_ Đề tài 11
3.7 Phương thức bồi thường:
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền lựa chọn một trong những phương thức bồi thường
dưới đây:
 Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
 Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
 Trả tiền bồi thường
II. THỰC TRẠNG BHHH NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM:

Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi có
Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc
về bảo hiểm hỏa hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của bảo hiểm hỏa hoạn, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, trong số hơn 30.000 cơ sở thuộc diện quy định,
chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc. Nếu tính cả những trường hợp mua bảo
hiểm tự nguyện, tỉ lệ này cũng chỉ vào khoảng 42%.
1. Nguy cơ hỏa hoạn có ở khắp nơi:
 Tại các khu dân cư, nhiều gia đình sống trong diện tích nhỏ, nơi đun nấu chật chội,
xung quanh chất đầy đồ dùng sinh hoạt và các vật liệu dễ cháy như sách báo, giấy
vụn… Nhiều gia đình sử dụng bếp gas không đúng quy cách khi đun nấu, không
kiểm tra van tắt mở, đường ống ga; thói quen không dập than sau khi sử dụng bếp
than tổ ong đều có thể gây cháy bất cứ lúc nào
 Trong các khu phố cổ và đặc biệt các khu tập thể cũ, hệ thống đường điện sinh
hoạt được người dân câu mắc tạm bợ, nhằng nhịt, nhiều điểm đấu nối không đảm
bảo an toàn khiến nguy cơ xảy ra cháy do chập điện cũng rất cao. Trong khi đó,
thống kê từ những vụ cháy nổ gần đây xảy ra trên địa bàn TP.Hà Nội cho thấy,
nguyên nhân sự cố do điện chiếm tới phân nửa số vụ.
 Tại các khu tập thể cũ, nguy cơ xảy ra cháy ở khu vực cầu thang là đặc biệt nguy
hiểm, vì theo thiết kế từ những năm 80-90, những khu tập thể này thường chỉ có 1
cầu thang chính lên xuống, không có cầu thang thoát hiểm kiểu chung cư hiện đại.
 Còn tại các khu chợ lại có đặc thù là lượng ki-ốt kinh doanh quá dày, mật độ hàng
hoá cao, trong đó có nhiều mặt hàng dễ cháy: vải vóc, quần áo, tạp hoá… Điều
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

9
Nhóm 14_ Đề tài 11
đáng quan ngại nhất ở đây là tình trạng thắp hương, đốt vàng mã ngay tại quầy, sạp
của đa số bà con tiểu thương. Không chỉ ngày rằm, mùng 1 mà ngày thường bà con
vẫn thắp để cầu buôn bán hanh thông

2. Tình hình hỏa hoạn nhà ở trong những năm qua:
 Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu
hộ (thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an), trong năm 2009, cả nước đã xảy ra
1.948 vụ cháy thì có đến 1.677 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân gây thiệt hại rất lớn
về người và tài sản .
 Bên cạnh đó, cũng xảy ra 18 vụ nổ, làm chết 16 người, bị thương 42 người, thiệt
hại về tài sản ước tính 1,3 tỉ đồng. So với năm 2008, số vụ cháy nổ trong năm 2009
tuy giảm về lượng nhưng lại tăng mức thiệt hại về người. Điển hình là số người bị
chết vì cháy tăng 19% và chết trong các vụ nổ tăng 52%. Nguyên nhân gây cháy
phần lớn là do thiếu ý thức, sơ suất trong sinh hoạt sử dụng thiết bị điện và vi
phạm quy định về PCCC. Đặc biệt, từ đầu năm 2010 đến nay, số vụ cháy xảy ra
liên tiếp trên địa bàn cả nước:
 Tiêu biểu là vụ cháy căn biệt thự sang trọng vào sáng ngày 11/3/2010 sau một
tiếng nổ lớn, ngọn lửa bùng phát tại ngôi biệt thự số 03/D5 trong khu dân cư Thuận
Giao (Thuận An, Bình Dương) khiến 7 người trong căn nhà đều thiệt mạng. Xưởng
may thuộc doanh nghiệp tư nhân Siêu Vĩnh Lợi (ở sau biệt thự) cũng nhanh chóng
bao trùm trong lửa. Lực lượng chữa cháy được huy động đến hiện trường nhưng do
trong nhà chứa nhiều vải vóc nên lửa bùng phát dữ dội. Sau một giờ, đám cháy
mới được dập tắt nhưng toàn bộ khu vực bị sập đổ hoàn toàn.Hỏa hoạn đã thiêu rụi
căn biệt thự, nhà xưởng bao gồm nhiều máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu may
mặc. Ngoài ra còn có 3 xe máy, một ôtô tải 1,5 tấn và xe du lịch 7 chỗ hiệu Toyota
Innova cũng bị trụi.
 Bên cạnh những căn nhà riêng thì số vụ hỏa hoạn ở các khu chung cư cũng thường
xuyên xảy ra. Điển hình là vụ cháy chung cư JSC 34 (Lê Văn Lương, Hà Nội)
khiến 2 mẹ con tử vong và 4 người khác bị thương nặng. Sau vụ cháy chung cư
này thì nhiều người mới “giật mình” khi biết hầu hết các chung cư hiện nay không
mua bảo hiểm cháy nổ cho dù đây là quy định bắt buộc.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

10

Nhóm 14_ Đề tài 11
Khói nghi ngút ở các tầng trên chung cư SJC 34.
 Còn rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra trong thời gian qua. Và có một đặc điểm chung là
hầu như tất cả đều chưa hoặc cố tình không mua bảo hiểm hỏa hoạn theo luật quy
định. Điều đó đã dẫn đến một thực trạng đáng tiếc là thiệt hại khi cháy xảy ra đã
không được bồi thường khắc phục hậu quả. Gần đây, khi nhiều vụ cháy lớn xảy ra
liên tiếp, người ta mới phát hiện ra rằng việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
còn rất hạn chế, chỉ khoảng 20% trên tổng số phải mua theo quy định.
3. Nguyên nhân của việc không mua bảo hiểm hỏa hoạn:
 Thật ra loại hình bảo hiểm nhà tư nhân đã có từ khoảng 8 năm trước đây nhưng chỉ
được quan tâm mua nhiều trong khoảng thời gian 2 năm nay. Nguyên nhân là do
trước đây người dân chưa có nhiều của để dành, nhu cầu bảo vệ tài sản chưa phát
sinh và quan niệm “trời kêu ai nấy dạ”…
 Ở các khu chung cư chủ đầu tư trốn mua BHCN bắt buộc là do các DN phải trả phí
cao hơn so với bảo hiểm tự nguyện, nên nhiều chủ đầu tư xây chung cư đã đẩy
trách nhiệm đó cho các chủ hộ. Kết quả là số người dân sống ở chung cư, một số
chủ đầu tư thực hiện việc mua BHHH bắt buộc rất ít. Cụ thể: trong lĩnh vực kinh
doanh BH cháy nổ của Tổng Công ty Bảo Việt, nhóm khách hàng chung cư, nhà
cao tầng chỉ chiếm chưa đầy 5%.
 Có một điểm khó khiến các cơ sở chưa nhiệt tình là theo quy định, muốn tham gia
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, đơn vị đó phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

11
Nhóm 14_ Đề tài 11
phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về phòng cháy
chữa cháy. Trong khi đó, thủ tục và tiến trình cấp giấy còn chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế, nên nhiều trường hợp chưa quan tâm đến loại bảo hiểm này.
 Những bất cập trên thị trường bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam
hiện nay đang khiến cho việc triển khai loại hình bảo hiểm này gặp nhiều khó

khăn.
4. Khó khăn trong việc phát triển bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt nam hiện nay:
 Những bất cập trên thị trường bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam
hiện nay đang khiến cho việc triển khai loại hình bảo hiểm này gặp rất nhiều khó
khăn.
 Các quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được đề ra từ năm 2000 và được đưa
vào triển khai diện rộng từ năm 2007. Tuy nhiên tính tới tháng 7/2009, trong số
hơn 30.000 cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc.
 Có 3 nguyên nhân được các doanh nghiệp bảo hiểm rút ra được:
 Thứ nhất, là phí bảo hiểm chung cư khá cao. Theo khảo sát, hiện phí cho
loại hình bảo hiểm này là 0,1- 0,2% tổng giá trị xây dựng ngôi nhà. Trong
khi đó, với mức phí dịch vụ vận hành nhà chung cư thì không thể tham gia
gói bảo hiểm này. Còn việc các cư dân chung cư thống nhất đóng góp tiền
để mua bảo hiểm gần như là không thể.
 Thứ hai, hiện tại chế tài bắt buộc phải mua bảo hiểm cho chung cư còn khá
lỏng lẻo. Theo quy định, nếu không mua bảo hiểm thì mỗi chung cư chỉ bị
phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Rõ ràng với số tiền phạt cỏn con này so với giá
trị chung cư hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, thì chả bõ bèn gì khiến chủ đầu
tư, DN vận hành chẳng phải nhọc công vận động mua bảo hiểm làm gì.
 Thứ ba, người dân, DN vẫn có tâm lý e ngại rằng, dù có mua bảo hiểm,
nhưng khi xảy ra sự cố, thì việc đòi được bồi thường cũng còn là cả một
câu chuyện dài khác.
 Nhiều khách hàng đã viện đủ lý do để trốn tránh việc mua bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc. Họ nói rằng họ không thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc theo nghị định của chính phủ.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

12
Nhóm 14_ Đề tài 11

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHHH NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM:
1. Đối với nhà nước :
 Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn việc mua bảo hiểm
hỏa hoạn nhà ở tư nhân một cách đồng bộ, xác định rõ đối tượng nào thuộc diện
mua bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện.
 Theo quy định cũ, các chung cư phải có giấy chứng nhận an toàn PCCC rồi
mới được mua bảo hiểm, nhưng trong thực tế hầu hết các căn hộ chung cư
đều mới chỉ có các phương tiện chữa cháy, còn nếu chiếu theo các tiêu chí
để cấp chứng nhận an toàn PCCC thì ít có nơi nào đạt được, do đó các quy
định này cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.
 Cần sửa đổi quy định về tỷ lệ 5% kinh phí phòng cháy chữa cháy phải nộp
và tỷ lệ giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính phần phí tái bảo
hiểm) phù hợp hơn với thực tế
 Thành lập các tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc mua bảo hiểm hỏa hoạn
(BHHH) của nhà ở tư nhân theo quy định của Chính phủ. Tăng cường rà soát tất cả
các khu chung cư, nhà ở tư nhân thuộc diện mua BHHH bắt buộc trên điạ bàn của
mỗi tỉnh, TP để khắc phục tình trạng trốn tránh mua BHHH.
 Trong thực tế các quy định đã ban hành nhưng người dân vẫn không hề biết. Vì
vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
để người dân biết rõ hơn về các quy định này đồng thời thấy được sự cần thiết của
bảo mua bảo hiểm để bảo vệ lợi ích cho mình và xã hội.
 Nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt đang ngày một gia tăng theo đà tăng
trưởng của đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nhà ở, khu chung cư
tại Việt Nam, bên cạnh đó rủi ro từ thiên tai: giông tố, bão, lũ lụt cũng xảy ra
ngày càng nhiều và mức độ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, tạo ra tiềm năng
cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn ở nước ta thì tình trạng kinh doanh
không có lãi của các doanh nghiệp bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt cũng đáng
phải xem xét.VD:
 Năm 2008 có 16 doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm hỏa
hoạn thì có tới 5 doanh nghiệp lỗ là: AAA, Bảo Tín, Groupama, Liberty và

ACE.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

13
Nhóm 14_ Đề tài 11
 Năm 2009, mặc dù nhiều doanh nghiệp tăng đầu tư vốn chủ sở hữu và dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm song vẫn còn 4/16 doanh nghiệp bị lỗ là:
Liberty, Groupama, Fubon và MSIG.
=> Cần có kế hoạch sửa đổi chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm hỏa hoạn
và rủi ro đặc biệt, cùng với đó là tăng cường giám sát kiểm tra, xây dựng cơ chế thông tin
giữa doanh nghiệp bảo hiểm để khai thác tiềm năng trong lĩnh vực này một cách hiệu quả
mang lại lợi ích cho người dân cũng như doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho tăng trưởng của
đất nước.
2. Đối với công ty bảo hiểm:
 Cần khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm, do
cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho
các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm chất lượng các sản phẩm bảo hiểm.
 Các doanh nghiệp bảo hiểm cần sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách hàng một
cách hiệu quả để khuyến khích khách hàng mua BHHH nhiều hơn.
 Phác thảo rõ ràng, minh bạch các quy định và điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm
về phương thức bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân, mức phí cũng như cách đánh giá
rủi ro phù hợp với thực tế, Nâng cao công tác giám định và giải quyết bồi thường
để đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại => tạo niềm tin cho
người mua bảo hiểm và thúc đẩy cho sự phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm
hỏa hoạn nhà ở tư nhân, khai thác tốt nhất tiềm năng của thị trường này.
 Để tiếp cận một cách hiệu quả khúc thị trường về nhà ở tư nhân của người nước
ngoài tại Việt Nam các công ty bảo hiểm nên đầu tư vào việc dịch các quy định về
BHHH của Việt Nam sang nhiều ngôn ngữ khác.
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng


14
Nhóm 14_ Đề tài 11
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt
Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở
thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất
với khách hàng. Sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu
tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một
khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả.
Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở là để mua lấy sự yên tâm
trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro cháy, nổ có thể xảy ra trong
cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu
nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….
Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh
không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy
nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở
cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ phải
có những bước cải tiến mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

15
Nhóm 14_ Đề tài 11
1. Nguyên lý và thực hành bảo hiểm_Nhà xuất bản Tài Chính
2.
3.
4.

thiet-mang.htm
5.
6.
rticleContent/ArticleId/2158/Default.aspx
GV: TS. Nguyễn Tấn Hoàng

16

×