Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN NỀN ĐẤT LÚA VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 108 trang )

`BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN NỀN
ĐẤT LÚA VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN NỀN
ĐẤT LÚA VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC
TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số
: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn Khoa học:
PGS.TS. PHẠM VĂN HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011


XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH LUÂN CANH CÂY MÀU TRÊN NỀN ĐẤT LÚA
VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TRỊNH XUÂN VŨ
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

3. Phản biện 1:

PGS.TS. MAI THÀNH PHỤNG
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

4. Phản biện 2:


TS. VÕ THÁI DÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS. TS. PHẠM VĂN HIỀN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Phương Nhung sinh ngày 06 tháng 5 năm 1980, tại huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Phương Thảo và bà Ngô Thị Minh Mẫn.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang,
Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy tại Trường Đại học
Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.
Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang.
Tháng 09 năm 2007, theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông
Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: đã kết hôn năm 2007 và có một con, sinh năm 2010.
Địa chỉ liên lạc: Nhà số 200/2 Nguyễn Thị Thập, Khu phố 5, Phường 10,
Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 0989.210.739
Email


:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Phương Nhung

.

iii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, quí Thầy Cô phòng Sau đại học, giảng viên Khoa Nông
học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học ở Trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Văn Hiền,
Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn tất luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các chú xã Phú Mỹ, xã Tân Hòa Thành
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tiền Giang và tập thể cán bộ công chức Sở đã hỗ trợ tận tình về kinh nghiệm

lẫn kinh phí nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn các anh, chị trong và ngoài lớp cao học khóa 2007 đã giúp đỡ và
động viên tôi trong thời gian làm đề tài.
Lòng biết ơn của con kính gửi đến Ba Mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động
viên con trong suốt thời gian học tập.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Phương Nhung

iv

năm 2011


TÓM TẮT
Đề tài “Xác định mô hình luân canh cây màu trên nền đất lúa vụ Hè Thu tại
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang” đã được tiến hành từ tháng 10 năm 2010 đến
tháng 7 năm 2011. Đề tài nghiên cứu hai nội dung: (1) Đánh giá hệ thống cây trồng
trên nền đất lúa huyện Tân Phước; (2) So sánh 4 giống bắp, 4 giống dưa hấu có triển
vọng và chọn ra 1 giống thử nghiệm luân canh trên nền ruộng vụ Hè Thu của nông
dân đề đánh giá hiệu quả kinh tế so với độc canh cây lúa. Số liệu được xử lý bằng
Excel và phần mềm SAS 9.1.
Đề tài nghiên cứu đạt được kết quả như sau:
- Hiện trạng cơ cấu cây trồng huyện Tân Phước chủ yếu là sản xuất lúa 3
vụ (Lúa ĐX – Lúa HT – Lúa TĐ), vụ Hè Thu hàng năm thường gặp nhiều bất lợi do
hạn, mặn, sâu bệnh hại ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa.
Cây dưa hấu, cây bắp được xác định là cây trồng phù hợp luân canh trên

nền đất lúa vụ Hè Thu và mang lại lợi nhuận cho nông dân huyện Tân Phước.
- Hai giống bắp chọn đưa vào vụ Hè Thu luân canh trên nền lúa là: Giống
Sugar 75 (năng suất 9,98 tấn/ha), giống Wax 44 (năng suất 8,53 tấn/ha).
- Giống dưa hấu An Tiêm 95 có năng suất thực thu cao nhất (24,3 tấn/ha)
và giống Phù Đổng (23,2 tấn/ha) được chọn đưa vào luân canh trong vụ Hè Thu.
- Hiệu quả mô hình Lúa ĐX – Dưa hấu HT – Lúa TĐ đạt lợi nhuận cao
nhất (42,3 triệu đ/ha/năm), cao gấp 3 lần so với mô hình trồng lúa 3 vụ Lúa ĐX –
Lúa HT – Lúa TĐ (13,2 triệu đ/ha/năm).
- Hiệu quả mô hình Lúa ĐX – Bắp HT – Lúa TĐ (19,1 triệu đ/ha/năm) đạt
lợi nhuận cao gấp 1,5 lần so với mô hình trồng 3 vụ lúa.

v


ABSTRACT
The thesis “Identification of rotation partern of upland crops on rice yield in
summer season at Tan Phuoc district, Tien Giang province” was implemented from
October 2010 to July 2011. To Aim of the study including:
(1) Evaluation the cropping systerm on rice land of Tan Phuoc district;
(2) Comparison of promising upland crops four maize varieties, four water
melon varieties. Its aims were to select the best one maize variety and one best
watermelon for yield trial and economical efficiency in rotation with Summer rice
of farmer fields.
Data were analysed by Excel and SAS 9.1 Soflware. The research achieved the
following results:
- Tan Phuoc district present status of cropping systerm were recerded as:
majority was 3 rice crops (Spring rice - Summer rice – Autumn and Winter rice) of
which Summer rice used to face drought, salty and pests affectting very much on
rice yield
Water melon and maize were identified the most proper crops for rotating

with Summer rice and gave more net-return for farmer in Tan Phuoc dictrict;
- Two best maize varieties selected for this Summer rice rotating were: Sugar
75 (yield: 9.98 ton/ha) and Wax 44 (yield: 8.53 ton/ha);
- An Tiem 95 watermelon variety gave hightest yield (24.71 ton/ha) and Phu
Dong (yeild: 23.37 ton/ha) variety was selected for rotating partern after Summer rice.
- Economic value of the crops Spring rice - Summer watermelon – Autumn
and Winter rice showed the best profits (42.3 milion VND/ha/year), 3 times higher
than that of the partern of 3 rice growing cropping Spring rice - Summer rice Autumn and Winter rice only got (13.2 milion VND/ha/year).
- The rotating pattern of Spring rice - Summer maize - Autumn and Winter rice gave
1,5 times higher of profits (19.1 milion VND/ha/year) as compared to 3 rice cropping.

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Chuẩn y của Hội đồng chấm Luận văn

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii


Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Abstract

vi

Mục lục

vii

Chữ viết tắt

xi

Danh sách bảng

xii

Danh sách hình

xiv

1. GIỚI THIỆU


1

1.1. Đặt vấn đề

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1. Khái niệm hệ thống canh tác và luân canh cây trồng

3

2.1.1 Hệ thống canh tác

3

2.1.2 Luân canh cây trồng

3


2.2 Những nghiên cứu liên quan hệ thống luân canh cây
trồng

4

2.2.1 Trên thế giới

4

2.2.2 Tại Việt Nam

5

2.3 Tình hình sản xuất bắp, dưa hấu trên Thế giới và tại Việt
Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên Thế giới và tại Việt Nam

vii

8
8


2.3.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và tại Việt Nam

9

2.4 Điều kiện tự nhiên huyện Tân Phước, tỉnh TG


12

2.4.1 Vị trí địa lý

12

2.4.2 Khí hậu

14

2.4.3 Thủy văn

14

2.4.4 Đất đai

14

2.5 Đặc điểm các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp huyện Tân Phước

15

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Các bước nghiên cứu

17


3.2 Nội dung nghiên cứu

18

3.2.1 Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên huyện Tân Phước

18

3.2.2 Đánh giá hiện trạng điều kiện kinh tế xã hội huyện Tân
Phước
3.2.3 Đánh giá hiện trạng cây trồng trên nền đất lúa vụ Hè Thu

18
18

tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
3.2.4 Thí nghiệm so sánh một số giống cây màu có triển vọng

18

trên nền đất lúa
3.2.5 Thử nghiệm cây dưa hấu, cây bắp luân canh trên ruộng

19

vụ Hè Thu của nông dân
3.3 Phương pháp nghiên cứu

19


3.3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

19

3.3.2 Phương pháp điều tra

19

3.3.2.1 Cách tiếp cận

19

3.3.2.2 Phương pháp điều tra nông hộ

20

3.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm và thử nghiệm

20

3.3.3.1 Bố trí thí nghiệm giống bắp

20

3.3.3.2 Bố trí thí nghiệm giống dưa hấu

21

3.3.3.3 Thử nghiệm mô hình luân canh


22

3.3.4 Quy trình kỹ thuật

23

viii


3.3.4.2 Kỹ thuật trồng bắp

23

3.3.4.2 Kỹ thuật trồng dưa hấu

25

3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi

28

3.3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi cây bắp

28

3.3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi cây dưa hấu

30

3.3.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi hiệu quả kinh tế các mô hình dưa


31

hấu, bắp luân canh lúa so với lúa 3 vụ
3.3.6 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

31

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1 Một số yếu tố chi phối cây trồng vụ Hè Thu huyện Tân
Phước

32

4.1.1 Khí hậu

32

4.1.2 Thủy văn

33

4.1.3 Đất đai

34

4.1.4 Giao thông


34

4.1.5 Đặc điểm của nông hộ ở vùng nghiên cứu

34

4.2 Hiện trạng một số cây trồng chính vụ Hè Thu ở vùng
nghiên cứu

36

4.2.1 Cơ cấu mùa vụ vùng nghiên cứu

36

4.2.2 Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính vụ Hè Thu

38

4.2.3 Phân tích SWOT canh tác cây trồng chính trên nền đất

39

lúa vụ Hè Thu tại huyện Tân Phước
4.3 Kết quả so sánh các giống dưa hấu và giống bắp trên nền
đất lúa

41


4.3.1 Kết quả so sánh các giống bắp

41

4.3.1.1 Thời gian sinh trưởng các giống bắp

41

4.3.1.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây các

43

giống bắp

ix


4.3.1.3 Khả năng chống đổ ngã các giống bắp

44

4.3.1.4 Tình hình sâu bệnh

45

4.3.1.5 Đặc điểm hình thái trái

47

4.3.1.6 Năng suất các giống bắp


49

4.3.2 Kết quả so sánh các giống dưa hấu

49

4.3.2.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục các giống dưa

49

4.3.2.2 Khả năng ra nhánh của các giống dưa thí nghiệm

50

4.3.2.3 Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa thí nghiệm

51

4.3.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống
dưa
4.4 Kết quả thử nghiệm mô hình dưa hấu và bắp luân canh trên nền
lúa vụ Hè Thu
4.4.1 Năng suất của cây dưa hấu, cây bắp, lúa vụ Hè Thu
4.4.2 Hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh trên nền đất lúa
vụ HT

52

55

55
55

4.4.3 Phân tích SWOT các mô hình thử nghiệm

56

4.4.3.1 Phân tích SWOT mô hình lúa ĐX – lúa HT – lúa TĐ

57

4.4.3.2 Phân tích SWOT mô hình lúa ĐX – bắp HT – lúa TĐ

59

4.4.3.3 Phân tích SWOT mô hình lúa ĐX – dưa hấu HT – lúa


61

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Đề nghị


64

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

7. PHỤ LỤC

68

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

CCC

Chiều cao cây

CCĐ

Chiều cao đóng trái

CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên )


DH

Dưa hấu

DTĐNN

Diện tích đất nông nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐX

Đông Xuân

HH

Hữu hiệu

HT

Hè Thu

MBCR

Marginal benefit cost ratio (Tỷ suất lợi nhuận biên)

NS


Năng suất

NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NT

Nghiệm thức

PRA

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn)

SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats (Điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức)

TB

Trung bình




Thu Đông

TĐTTCC

Tốc độ tăng trưởng chiều cao

TLB

Tỷ lệ bệnh

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1

TRANG
Diện tích, năng suất và sản lượng bắp trên thế giới năm 2005 –
2009

8

Bảng 2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của một số nước trên thế giới


8

Bảng 2.3

Diện tích, năng suất và sản lượng bắp ở Việt Nam năm 1990 –

9

2009
Bảng 2.4

Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu trên thế giới năm 2005 –

10

2009
Bảng 2.5

Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu ở Việt Nam năm 2005 –

11

2009
Bảng 4.1

Lượng mưa và ẩm độ trung bình các tháng trong năm 2010 huyện Tân
Phước

32


Bảng 4.2

Lượng mưa các tháng trong năm 2006 – 2010 huyện Tân Phước

33

Bảng 4.3

Những khó khăn của nông hộ có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp tại vùng nghiên cứu

35

Bảng 4.4

Diện tích một số cây trồng chính huyện Tân Phước

Bảng 4.5

Hiệu quả kinh tế của các cơ cấu cây trồng huyện Tân Phước năm
2010

Bảng 4.6

36
39

Thời gian sinh trưởng của các giống bắp thí nghiệm qua các giai
đoạn


42

Bảng 4.7

Tăng trưởng chiều cao các giống bắp thí nghiệm (cm/cây)

43

Bảng 4.8

Tốc độ tăng trưởng chiều cao các giống bắp thí nghiệm
(cm/cây/ngày)

44

Bảng 4.9

Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã các giống bắp

45

Bảng 4.10

Một số sâu bệnh hại chính gây hại bắp trong thời gian thí nghiệm

46

Bảng 4.11

Đặc điểm trái của các giống bắp thí nghiệm


47

Bảng 4.12

Năng suất của các giống bắp thí nghiệm

49

xii


Bảng 4.13

Thời gian sinh trưởng và phát dục của 6 giống dưa hấu thí nghiệm

Bảng 4.14

Số nhánh cấp 1 của các giống dưa hấu trước khi tỉa nhánh (15

50

NSG)

51

Bảng 4.15

Một số sâu bệnh hại chính trên các giống dưa hấu thí nghiệm


51

Bảng 4.16

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa
hấu

53

Bảng 4.17

Năng suất của các cây trồng vụ Hè Thu năm 2011

55

Bảng 4.18

Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng

56

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

4.1


Lịch cây trồng theo mùa vụ trên nền đất lúa huyện Tân Phước

38

4.2

Trái các giống bắp thí nghiệm

48

4.3

Trái các giống dưa hấu thí nghiệm

54

4.4

Mô hình sản xuất lúa

58

4.5

Mô hình bắp luân canh trên nền đất lúa huyện Tân Phước

60

4.6


Mô hình dưa hấu luân canh trên nền đất lúa huyện Tân Phước

62

P1

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bắp TN

73

P2

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống dưa TN

73

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay tình trạng độc canh, thâm canh cây lúa liên tục trong nhiều năm còn
tương đối phổ biến ở vùng Đồng Tháp Mười và đã bộc lộ nhiều hạn chế như đất đai
ngày càng suy kiệt, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh
hướng giảm, chi phí sản xuất ngày càng tăng, ảnh hưởng đến thu nhập của người
dân. Trong khi đó, hệ thống luân canh cây trồng đã và đang trở thành xu hướng phát
triển bền vững ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là nước vùng nhiệt đới (Bernt
and Steiner, 1995; Collins and Qualset, 1998). Lợi ích của luân canh là duy trì độ

màu mỡ, cải tạo lý hóa của đất, tạo ra đa dạng hóa cây trồng trên đồng ruộng, giảm
sâu bệnh do cắt nguồn thức ăn của chúng, tăng giá trị thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng luân canh cây màu trên ruộng lúa là sự lựa chọn nhiều
tiềm năng nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đất so với độc canh cây lúa.
Tân Phước là huyện mới của tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng Đồng Tháp Mười,
phần lớn đất bị nhiễm phèn. Huyện có diện tích tự nhiên là 3.321,74 ha (chiếm
13,41% tổng diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất trồng lúa 6.488,84 ha, chiếm
diện tích 33,31% đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 88,11% đất trồng cây hàng năm
(Niên giám thống kê huyện Tân Phước, 2008). Riêng vụ lúa Hè Thu thường gặp rất
nhiều điều kiện bất lợi (do hạn, mặn, phèn, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá)
dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế thấp và mức độ rủi ro cao. Nông dân huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều cố gắng đưa một số cây màu vào luân canh tăng
vụ trên đất lúa vụ Hè Thu để đa dạng hoá cây trồng, giảm bớt sự rủi ro trong sản xuất,
tăng thu nhập. Tuy nhiên các mô hình luân canh ở đây còn mang tính tự phát, diện
tích nhỏ lẻ, chưa được nghiên cứu. Do vậy, tiến hành thực hiện đề tài “Xác định mô

1


hình luân canh cây màu trên nền đất lúa vụ Hè Thu tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng các hệ thống canh tác trên nền đất lúa tại huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Xác định mô hình và giống bắp, dưa hấu thích hợp luân canh trên nền đất lúa
vụ Hè Thu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hệ thống cây trồng trên nền đất lúa, cây lúa và cây màu trên đất lúa vụ Hè
Thu tại hai xã Phú Mỹ và Tân Hòa Thành huyện Tân Phước Tiền Giang.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các loại cây lúa, bắp và dưa hấu
- Thí nghiệm bắp, dưa hấu luân canh trên nền đất lúa vụ Hè Thu
- Thực hiện trong phạm vi xã Phú Mỹ, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước,
tỉnh Tiền Giang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm hệ thống canh tác và luân canh cây trồng
2.1.1 Hệ thống canh tác
Thuật ngữ tiếng Anh “Farming systems” ngày nay được dùng phổ biến trong
nghiên cứu và phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống
canh tác là hệ phụ của hệ thống nông nghiệp. Nói đến hệ thống canh tác là nói đến
sản xuất nông nghiệp trong phạm vi vùng sản xuất nhỏ hẹp, trong đó nông hộ được
coi là tế bào trung tâm và thường được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu, phát
triển hệ thống canh tác. Theo Zandstra và ctv (1981), hầu hết các nông hộ nhỏ của
các nước đang phát triển vùng nhiệt đới là sự kết hợp các hoạt động sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm ở mức nông hộ.
Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (nông dân) sử dụng tài
nguyên (tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, con người và xã hội) trong một phạm vi nhất
định để tạo ra sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản
thân, gia đình, cộng đồng và xã hội) (Trần Thanh Bé, 2006)
Nghiên cứu hệ thống canh tác là tìm hiểu và từ đó cải tiến hệ thống sản xuất
nông nghiệp nhằm: bố trí canh tác hợp lý để sử dụng tối ưu hóa sử dụng tài nguyên
từng vùng sinh thái và của nông hộ; tác động những giải pháp kỹ thuật thích hợp
với điều kiện sản xuất của địa phương; nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính
bền vững.

2.1.2 Luân canh cây trồng
Luân canh cây trồng là sự luân chuyển các loài cây trồng khác nhau theo
không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phú
và đa dạng loài trên đồng ruộng. Luân canh bao gồm:

3


- Luân canh theo không gian: là sự thay đổi cây trồng theo phạm vi không gian
gieo trồng qua các năm;
- Luân canh theo thời gian: là gieo trồng liên tiếp các loài cây trồng khác nhau
theo thời gian trong năm trên cùng một không gian.
Trong thực tế, luân canh cây trồng theo không gian và thời gian thường lồng
vào nhau (Trần Danh Thìn và Nguyễn Huy Trí, 2006).
Luân canh làm cho môi trường thay đổi liên tục, mang lại lợi ích kinh tế và
sinh thái rõ rệt. Luân canh có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng vì nó ảnh
hưởng tốt đến độ phì, đặc tính vật lý của đất, hạn chế xói mòn, nâng cao hoạt động
của vi sinh vật cũng như các sinh vật sống trong đất, hạn chế khả năng sống sót, lây
lan nguồn bệnh từ vụ này sang vụ khác. Luân canh được coi là biện pháp cơ bản để
duy trì độ phì đất, kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại trong phát triển nông nghiệp
(Edwards và các cộng sự, 1990).
Để luân canh tốt, sự chọn lựa loài cây trồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nguyên tắc chung là phải chọn lựa những loài cây có những nhu cầu sinh thái khác
nhau. Mollion, Mia Slay (1994) đã đưa nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo duy trì cân đối các chất dinh dưỡng trong đất. Nên luân canh
các loài cây hỗ trợ cho nhau về dinh dưỡng khoáng.
- Phải coi trọng đặc biệt vai trò của cây họ đậu, bởi vì nó là loài cây không
những giảm được lượng phân N khoáng cần bón trên đồng ruộng, mà còn có tác
dụng duy trì cải tạo đất do để lại cho đất một lượng hữu cơ giàu N đáng kể.
- Phải luân canh các loài cây có hệ thống rễ khác nhau. Điều này cũng liên

quan đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng và nước trong đất của rễ cây.
- Phải tách những loài cây trồng có những loài sâu bệnh tương tự nhau trong
luân canh, vì nếu trồng liên tiếp với nhau sẽ làm cho bệnh phát triển trầm trọng hơn.
2.2 Một số nghiên cứu liên quan hệ thống luân canh cây trồng
2.2.1 Trên thế giới
Các nước Tây Âu đã thực hiện cuộc cách mạng là thay chế độ độc canh bằng
luân canh: cỏ 3 lá, lúa mì, củ cải thức ăn gia súc và yến mạch. Nhờ cỏ 3 lá và cây bộ

4


đậu có tác dụng cải tạo đất và bón thêm phân chuồng, năng suất lúa mì tăng lên 14 18 tạ/ha (Đào Thế Tuấn, 1980).
Trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc đã tập trung chỉ đạo đa
dạng hóa cây trồng, trên các vùng đất lúa 2 vụ của vùng cao, hệ thống cây trồng phổ
biến là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa mì (hoặc đậu Hà lan, cải, khoai lang). Trên các vùng đất
lúa 1 vụ, hệ thống cây trồng thường là 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn (Phạm Quan
Diệu, 2001).
Đối với Philippine, ngô, thuốc lá, các cây họ đậu là những cây trồng chính
luân canh với cây lúa và đã giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất
lao động, thu nhập các nông hộ. Theo điều tra của Viện nghiên cứu lúa gạo
Philippine, trong 2 năm gần đây có 6 hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là
lúa – lúa, lúa – rau, lúa – cá, lúa – ngô, lúa – cây họ đậu và loại cây khác (Phạm
Quan Diệu, 2001).
Theo Chiu và ctv (2000), tại Indonesia các hệ thống canh tác như bắp – màu
(bắp – đậu nành, bắp – đậu phộng, đậu xanh) được áp dụng nhiều để chống xói mòn
đất, tăng năng suất cây trồng, bảo đảm an ninh lương thực.
2.2.2 Tại Việt Nam
Các nghiên cứu của Trần Xuân Lạc (1990) cho thấy độc canh cây lúa liên tục
làm tăng khả năng chai đất và độ xốp thấp. Tuy nhiên áp dụng các mô hình luân
canh cây màu sẽ làm tăng độ phì cho đất, tính chất vật lý có xu hướng được cải

thiện, tăng độ tơi xốp.
Nguyễn Duy Cần (1996) đã nghiên cứu hệ thống canh tác luân canh cây trồng
đem lại hiệu quả cao, tăng năng suất cây trồng, tạo sản phẩm đa dạng hơn so với
độc canh. Luân canh tăng vụ sẽ tăng tổng sản lượng cao, điều hòa nhân lực, do đó
đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Một kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL – Đại học
Cần Thơ cho thấy quy mô ruộng đất bình quân 1 ha/hộ có 4 – 5 khẩu, nếu chỉ độc
canh 3 vụ lúa mỗi năm thì thu nhập sẽ không đủ trang trải cho chi tiêu gia đình.
Theo Võ Tòng Xuân (2005), không nên làm 3 vụ lúa đại trà ở ĐBSCL như sau:

5


Quan điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững là không nên phát triển đại trà lúa
3 vụ ở ĐBSCL. Để cho đất nghỉ, đưa lũ vào để lấy phù sa, diệt trừ sâu bệnh, nông
dân còn có nguồn lợi tự nhiên để khai thác, đa dạng loại hình kinh tế, tăng thu nhập.
Nếu canh tác vụ ba trong đê bao thì nên hướng đến canh tác lúa giống, cây màu
nhưng đặc biệt cũng cần xen lẫn những vụ nghỉ để lũ vào đồng.
Võ Thị Thu Sương (2006) cho rằng thu nhập của bà con nông dân trồng lúa
chỉ đạt 10-15 triệu đồng/ha và nguy cơ mầm bệnh lưu truyền từ vụ này sang vụ khác
đã xảy ra mà bằng chứng là dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đã bộc phát trên diện
rộng. Hơn nữa làm đất canh tác bạc màu, cằn cỗi, sâu bệnh phát sinh nhiều, một
lượng dinh dưỡng bị mất đi do đó cần phải bổ sung lại cho đất, kéo theo chi phí sản
xuất cũng tăng lên. Để đảm bảo an ninh lương thực do dân số ngày càng tăng nhanh
và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cần chuyển dần diện tích trồng lúa vụ ba sang
canh tác các mô hình mới đó là luân canh.
Đặng Kim Sơn (1992) khi nghiên cứu hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông
Cửu Long đã xác định được 9 hệ thống cây trồng trên nền lúa nổi vùng Châu Phú,
An Giang. Tác giả cũng chỉ ra rằng, trong công thức 2 vụ, hệ thống lúa nổi - bí đỏ
và lúa nổi - dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là lúa nổi - đậu xanh và

lúa nổi - đậu trắng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luật (2000) ở Đồng bằng sông Cửu Long
mô hình lúa - màu cho hiệu quả tăng gấp 4 lần so với độc canh 2 vụ lúa.
Theo Nguyễn Văn Thạc (2003), vùng Đồng Tháp Mười gồm các hệ thống
canh tác chủ yếu sau:
- Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu (chiếm 68,30% số hộ điều tra)
- Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông (5,80%)
- Lúa Đông Xuân - Màu Hè Thu (12,50%)
- Lúa Đông Xuân - lúa hè Thu + VAC (3,40%)
- Rừng tràm (10,0%)
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng Tháp Mười,
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1999) đã đề xuất 3 phương án sử

6


dụng đất của vùng là: phương án tối ưu về sử dụng đất và nước; phương án tối đa về
sản xuất lúa và phương án đa dạng hóa cây trồng trên cơ sở điều kiện sinh thái và
đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó phương án đa dạng hóa cây trồng trên cơ sở
điều kiện sinh thái và đáp ứng nhu cầu thị trường được đánh giá là khả thi nhất.
Theo Dương Ngọc Thành (2004), ở tỉnh Đồng Tháp, cơ cấu cây trồng lúa dưa hấu - lúa; khoai lang - lúa; bắp lai - rau muống lấy hạt có hiệu quả kinh tế cao
hơn nhiều so với cơ cấu cây trồng lúa - lúa - lúa hoặc lúa - lúa.
Đặng Thị Kim Phượng (2007) phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp
huyện Cai Lậy, Tiền Giang giữa mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại
hiệu quả đồng vốn (2,96) cao hơn mô hình lúa 3 vụ (2,42). Ngoài ra, mô hình
luân canh lúa - màu nhu cầu lao động 304 ngày cao hơn công lao động của 3 vụ
lúa (183 ngày), đã tạo công ăn việc làm cho những thành viên trong gia đình và
người dân trong vùng.
Nguyễn Văn Quang và Lê Thanh Phong (2007) nghiên cứu cho thấy thực
hiện mô hình 2 lúa và 1 đậu nành có chi phí đầu tư (11 triệuđồng/ha/năm) thấp hơn

nhiều so với 3 vụ lúa (29,5 triệu đồng/ha/năm) và điều này đã làm tăng lợi nhuận cả
năm của mô hình 2 lúa và 1 đậu nành (28,9 triệu đồng/ha/năm) cao hơn so với lúa 3
vụ (15,86 triệu đồng/ha/năm). Việc rút ngắn mùa vụ trong năm bằng 1 vụ đậu nành
luân canh tạo điều kiện xuống lúa sớm hơn, tranh thủ được thời điểm giá lúa cao do
thu hoạch sớm hơn, cắt đứt được nguồn cung cấp thức ăn cho một số dịch hại quan
trọng trên lúa, dẫn đến chi phí giảm do phòng trừ sâu bệnh, tăng lợi nhuận.
Phạm Văn Hiền và Vũ Văn Thu (2008) ghi nhận: Luân canh lúa Đông Xuân
- đậu nành Xuân Hè – lúa Hè Thu tại Ô Môn, Cần Thơ trên ruộng trồng lúa 3 vụ
trước đây đã đem lại lợi nhuận 28,24 triệu đ/ha; nông dân chấp nhận mức độ cao
(96,6%); và mô hình luận canh đã từng bước góp phần cải thiện môi trường đất, làm
thay đổi pH, EC, % C và dinh dưỡng hữu dụng N-P-K theo chiều hướng có lợi so
với trước khi thực hiện mô hình.

7


2.3 Tình hình sản xuất bắp, dưa hấu trên Thế giới và tại Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp trên Thế giới và tại Việt Nam
Bắp là cây lương thực và thức ăn gia súc quan trọng của nhiều nước trên thế
giới. Bắp hiện đứng hàng thứ 3 sau lúa mì và lúa gạo, về diện tích bắp chiếm ¼ tổng
sản lượng ngũ cốc của thế giới. Nhờ việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, kết hợp
với các giống cải thiện cho năng suất cao, kháng được một số sâu bệnh hại nên sản
lượng bắp trên thế giới tăng nhanh.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp trên thế giới năm 2005 – 2009
Năm
2005

Diện tích
(triệu ha)
145,6


Năng suất
(tấn/ha)
4,8

Sản lượng
(triệu tấn)
696,3

2006

148,6

4,7

704,2

2007

158,3

4,9

789,6

2008

160,8

5,1


836,7

2009

158,6

5,2

818,8

Nguồn: FAOSTAT, 2009
Theo thống kê của FAOSTAT (2009), Hoa kỳ là nước đứng đầu về diện tích cũng
như năng suất và sản lượng bắp trên thế giới, kế đến là Trung Quốc, Brazil. Riêng
khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có diện tích và sản lượng cao nhất.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của một số nước trên thế giới năm 2009
Quốc gia
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(1.000 ha)
(tấn/ha)
(1.000 tấn)
Mỹ

32.209,3

10,34

333.011


Trung Quốc

31.203,7

5,25

164.076

Brazil

13.791,2

3,71

51.232

Ấn Độ

8.330,0

2,02

16.680

Mexico

6.223,0

3,24


20.143

Indonesia

4.160,6

4,24

17.630

Việt Nam

1.086,8

4,03

4.382

Nguồn: FAOSTAT, 2009

8


Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa nước và được xác
định là một trong những cây màu chủ lực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, được nông dân trồng luân canh trên ruộng lúa theo mô hình 1 lúa – 2 màu
hoặc 2 lúa – 1 màu. Do cây bắp không kén mùa vụ, thích nghi trên nhiều loại đất và
hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với lúa. Bắt đầu từ đầu những năm 1995 tới
nay, diện tích gieo trồng bắp tăng lên đáng kể, không ngừng mở rộng giống bắp ra

sản xuất và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo yêu cầu của giống mới.
Do vậy, năng suất bắp ở Việt Nam tăng nhanh liên tục trong suốt 15 năm qua.
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp ở Việt Nam năm 1990 – 2009
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tấn/ha)

(1.000 tấn)

1995

534,6

2,14

1.143,9

2000

730,2

2,51


2.005,9

2005

1.052,6

3,60

3.787,1

2009

1.086,8

4,03

4.382,0

Nguồn: FAOSTAT, 2009
Một số giống bắp đang được trồng phổ biến:
- Hiện nay, tập đoàn giống bắp Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng
loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng và đáp ứng mọi nhu cầu về giống
bắp cho nông dân trong cả nước.
- Các giống bắp lai: V98-1, V98-2, VN112, LS-5, LVN-10, LVN-25, LVN-4,
LVN-17, CP-999, DK888, DK99, G49, C919, Sugar 75.
- Các giống bắp nếp: MX10, Nù N-1, WAX44, Bạch ngọc, King 80.
2.3.2 Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và tại Việt Nam
Cây dưa hấu (Citrullus lanatus) là loại thân thảo, thuộc họ bầu bí
Cucurbitaceae, có nguồn gốc ở Châu Phi. Dưa hấu được người Châu Âu trồng phổ

biến từ thế kỷ VI và cũng từ đây cây dưa hấu được đưa tới nước ta trong sự giao lưu
văn hoá hoặc hàng hoá.

9


×