Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦY CANH CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea aquatica) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HÙNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦY CANH CÂY RAU MUỐNG
(Ipomoea aquatica) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HÙNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦY CANH CÂY RAU MUỐNG
(Ipomoea aquatica) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số
: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:



TS. VÕ THÁI DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦY CANH CÂY RAU MUỐNG
(Ipomoea aquatica) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

NGUYỄN VĂN HÙNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

3. Phản biện 1:

PGS. TRỊNH XUÂN VŨ
Trung tâm công nghệ sinh học TP. HCM

4. Phản biện 2:


PGS. TS. MAI THÀNH PHỤNG
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

5. Ủy viên:

TS. VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tên tôi là Nguyễn Văn Hùng, sinh ngày 22 tháng 06 năm 1974 tại tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, con Ông Nguyễn Văn Mác và Bà Nguyễn Thị Yến.
Năm 1995, tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Phổ thông Trung học
Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Năm 2000, tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
Từ năm 2000 đến nay tôi công tác tại Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến
Ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Năm 2007, theo học lớp cao học ngành Trồng Trọt tại trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM.
Địa chỉ liên lạc: 48/5 ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu.
Điện thoại: 0979.707076 – 0937.131616
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Ký tên

Nguyễn Văn Hùng

iii


CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Võ Thái Dân đã tận tâm hướng dẫn đề tài của tôi, cảm thông với những
khó khăn và đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn hết sức tận tình trong suốt thời
gian tôi thực hiện đề tài và hoàn tất luận văn tốt nghiệp.
- Ban Giám hiệu, quí Thầy Cô Phòng Sau Đại học, giảng viên khoa Nông
học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường.
- Ban giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu, nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành tốt
chương trình cao học của mình.
- Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ và động viên tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2011


Nguyễn Văn Hùng

iv


TÓM TẮT
Đề tài “xây dựng quy trình thủy canh cây rau muống (Ipomoea aquatica)
trong điều kiện nhà lưới” là một giải pháp cho sản xuất rau an toàn trong điều kiện
đất đai ngày càng bị ô nhiễm và không ngừng bị thu hẹp, khan hiếm lao động và
nguồn nước tưới. Đề tài gồm bốn thí nghiệm đã được tiến hành tại tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu từ tháng 02/2011 đến tháng 08/2011 nhằm xây dựng quy trình thủy canh
rau muống an toàn.
Thí nghiệm xác định mật độ và công thức dinh dưỡng thích hợp: Thí nghiệm
2 yếu tố, với yếu tố chính là 4 mật độ (361 cây/m2, 256 cây/m2, 196 cây/m2, 144
cây/m2) và yếu tố phụ là 4 công thức dinh dưỡng (công thức dinh dưỡng của
Hoagland & Arnon, Bradley & Tabares, Morgan và Faulkner), được bố trí theo kiểu
lô phụ (Split Plot Design), 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ (361
cây/m2) và công thức dinh dưỡng của Faulkner cho năng suất thực thu là 2,7 kg/m2
và năng suất thương phẩm đạt 2,6 kg/m2, cao nhất so với các nghiệm thức khác.
Thí nghiệm xác định liều lượng dinh dưỡng cung cấp theo từng giai đoạn
sinh trưởng và phân bón lá: Kế thừa kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng mật độ (361
cây/m2) và công thức dinh dưỡng của Faulkner. Thí nghiệm 2 yếu tố, với yếu tố
chính là phân bón lá (Bimix nitrophos, Food - MX1, Atonik) và yếu tố phụ là liều
lượng dinh dưỡng (100% - 0%), (70% - 30%), (60% - 40%), (50% - 50%), được bố
trí theo kiểu lô phụ (Split Plot Design), 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy
các liều lượng dinh dưỡng và các loại phân bón lá khác biệt không có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Thí nghiệm điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh dưỡng để đạt năng suất
tối ưu: Kế thừa kết quả thí nghiệm 1 mật độ (361 cây/m2) và công thức dinh dưỡng
của Faulkner và thí nghiệm 2 (áp dụng liều lượng dinh dưỡng 100% - 0%). Thí

nghiệm 2 yếu tố, bố trí theo kiểu lô phụ (Split Plot Design), gồm 12 nghiệm thức (3

v


mức PK và 4 mức N khác nhau), 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm
thức tăng 20% lượng đạm và tăng 10% lượng PK trong công thức dinh dưỡng đã
cho năng suất cao nhất so với các nghiệm thức khác. Năng suất thực thu đạt 2,9
kg/m2, năng suất thương phẩm đạt 2,7 kg/m2. Đồng thời, nghiệm thức này cũng cho
hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các nghiệm thức còn lại, lợi nhuận là 27.601
đ/m2 và tỷ suất lợi nhuận đạt 104,6 % (với giá bán 20.000 đ/kg).

QUY TRÌNH THỦY CANH CÂY RAU MUỐNG
Gieo hạt giống rau muống
Trang Nông vào vỉ xốp với
mật độ 361 cây/m2
Giai đoạn 0-6 NSG

Thả nổi các vỉ xốp vào các ô
thủy canh đã có nước

Sau gieo 6 ngày cây con cao
khoảng 5 cm cho dung dịch
dinh dưỡng vào ô thủy canh

Giai đoạn thủy canh
(06-21 NSG)

Dùng công thức của Faulkner
đã được điều chỉnh với lượng

dùng 100% lượng dinh
dưỡng/cây/vụ

Phun phân bón lá Food –
MX1 (6 NSG và 12 NSG)

Luôn đảm bảo
pH = 5,8-6,5 và EC = 1,5
Thu hoạch (21 NSG):
cắt sát gốc, rửa sạch

Thu hoạch các lần tái
sinh: cứ 17 ngày/lần

Áp dụng các điều kiện chăm
sóc như trên

vi

Phòng trừ sâu bệnh:
1. Cây con sạch bệnh
2. Dùng giá thể sạch, nước sạch
3. Theo dõi thường xuyên
4. Dùng bẫy dính
5. Giữ vệ sinh trong nhà lưới
6. Dinh dưỡng cân đối
7. Dùng thuốc BVTV (khi cần thiết)


ABSTRACT

The Study “Establishing process of growing water morning glory (Ipomoea
aquatica) hydroponic in greenhouse condition” is a solution to producing safety
vegetables in the current agriculture condition (cultivated area decreased, lack of
water and labour for agriculture production) is hydroponics. Thus, four studies were
carried out at Bà Rịa Vũng Tàu province from February 2011 to august 2011 in
order to establish the procedure to produce safety water morning glory
hydroponically.
Experiment 1: Select density of water morning glory and hydroponic nutrition
formula.
Two factors experiment was arranged in Split Plot Design with three replications.
The main factors were four density: 361 plants.m-2, 256 plants.m-2, 196 plants.m-2,
144 plants.m-2. The sub-factors included four nutrition formulas: Hoagland &
Arnon, Bradley & Tabares, Morgan, Faulkner. The results showed that the density
361 plants.m-2 and Faulkners’ formula had highest yield with 2,9 kg.m-2.
Experiment 2: Select foliar fertilizer and the nutrition amount for water morning
glory according to each its growth period.
From the results of the experiment 1; density 361 plants.m-2 and nutrition formulas
of Faulkner. Two factors experiment was arranged in Split Plot Design with three
replications. The main factors were three foliar fertilizers: (Bimix nitrophos, Food MX1, Atonik). The sub-factors included four nutrition amounts (100% - 0%), (70% 30%), (60% - 40%), (50% - 50%). Experiment was arranged in Split Plot Design
with three replications. The results show that the amount of nutrients and foliar
fertilizers the difference was not statistically significant.

vii


Experiment 4: Adjust the amount of N, P, K in the nutrition formula to get the optimum
yield.
From the results of experiment 1, density 361 plants.m-2 and Faulkners’ formula, the
nutrition amount (100% - 0%) were applied. Two-factors experiment was arranged
in Split Plot Design, with three replications. The main factors were four levels of

Nitrogen amount. The sub-factors included three levels of Phosphorus and
Potassium amount. The results showed that the application of increase in 20% of the
N amount and ncrease in 10% of the PK amount in the nutrition formula had the
highest yield with 2,9 kg.m-2 and best profit with 27.601 VND.m-2, the rate of return
reached 104,6%.

viii


MỤC LỤC
Trang
Trang Chuẩn Y ...................................................................................................... i
Lý lịch Cá nhân .................................................................................................... ii
Lời Cam đoan ...................................................................................................... iii
Cảm tạ ................................................................................................................. iv
Tóm tắt ................................................................................................................. v
Abstract .............................................................................................................. vii
Mục lục................................................................................................................ ix
Danh sách các chữ viết tắt................................................................................. xiii
Danh sách các bảng ............................................................................................ xv
Danh sách các hình ......................................................................................... xviii
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.3. Mục tiêu ................................................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu..................................................................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về cây rau muống .................................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................. 4

2.1.2. Đặc điểm thực vật học cây rau muống .................................................................. 5
2.1.3. Yêu cầu về điều kiện sống .................................................................................... 5
2.1.4. Thành phần dinh dưỡng và công dụng cây rau muống ........................................ 6
2.1.5. Giống rau muống................................................................................................... 7
2.1.6. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................................... 8
2.1.6.1. Kỹ thuật trồng rau muống cạn............................................................................ 8
2.1.6.2. Kỹ thuật trồng rau muống nước ....................................................................... 12
2.1.6.3. Kỹ thuật nuôi rau muống thả bè ....................................................................... 14

ix


2.2. Tỷ lệ hộ gia đình tiêu thụ các loại rau theo vùng ................................................... 15
2.3. Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm rau an toàn ................................................. 16
2.4. Giới thiệu về thủy canh .......................................................................................... 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu thủy canh trong và ngoài nước ....................................... 20
2..4.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau thủy canh trong nhà kính trên thế giới ...20
2..4.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau thủy canh trong nhà lưới tại Việt Nam ..22
2.4.2. Tình hình nghiên cứu thủy canh trên cây rau muống ở Việt Nam...................... 25
2.4.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây rau trong thủy canh .............................................. 25
2.4.4. Thủy canh và những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu ..................................... 32
2.5. Mô tả hệ thống thuỷ canh rau muống trong nhà lưới ............................................. 34
2.5.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc................................................................................. 35
2.5.2. Thu hoạch, sơ chế................................................................................................ 37
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 38
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................................... 38
3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 38
3.2.1. Giống rau muống thí nghiệm .............................................................................. 38
3.2.2. Phân bón, hoá chất .............................................................................................. 38
3.2.3. Giá thể gieo hạt ................................................................................................... 40

3.2.4. Trang thiết bị ...................................................................................................... 40
3.2.5. Điều kiện vi khí hậu trong nhà lưới trong thời gian tiến hành thí nghiệm ............40
3.2.6. Chất lượng nước dùng sản xuất rau thủy canh.................................................... 41
3.3. Nội dung thí nghiệm............................................................................................... 42
3.4. Phương pháp thí nghiệm ....................................................................................... 43
3.4.1. Thí nghiệm 1 ....................................................................................................... 43
3.4.1.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 43
3.4.1.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................... 44
3.4.2. Thí nghiệm 2 ....................................................................................................... 46
3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 46
3.4.2.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................... 48

x


3.4.3. Thí nghiệm 3 ....................................................................................................... 48
3.4.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 48
3.4.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................... 49
3.4.4. Đánh giá mô hình tổng hợp kết quả của 3 thí nghiệm 1, 2 và 3 ............................ 50
3.4.4.1. Bố trí mô hình .................................................................................................. 50
3.4.4.2. Chỉ tiêu và theo dõi .......................................................................................... 50
3.5. Xử lý thống kê ........................................................................................................ 50
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 51
4.1. Thí nghiệm 1 .......................................................................................................... 51
4.1.1. Chiều cao cây (cm).............................................................................................. 51
4.1.2. Số lá/cây (lá) ....................................................................................................... 54
4.1.3. Sinh khối tươi của cây (kg/m2) ........................................................................... 56
4.1.4. Năng suất thực thu (kg/m2), năng suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý
thuyết (kg/m2) của rau muống ở giai đoạn 21 NSG ........................................... 58
4.1.5. Tình hình sâu bệnh trên rau muống .................................................................... 61

4.1.6. Đánh giá chất lượng rau muống bằng cảm quan................................................. 61
4.1.7. Hiệu quả kinh tế của rau muống ......................................................................... 63
4.1.8. Lượng dung dịch dinh dưỡng (ml) hấp thu/cây/vụ ............................................. 65
4.1.9. Tương quan giữa mật độ trồng và các chỉ tiêu theo dõi ở giai đoạn 21 NSG..... 66
4.2. Thí nghiệm 2 .......................................................................................................... 71
4.2.1. Chiều cao cây (cm) ............................................................................................. 71
4.2.2. Số lá/cây (lá) ....................................................................................................... 73
4.2.3. Sinh khối tươi của cây (kg/m2) ........................................................................... 74
4.2.4. Năng suất thực thu (kg/m2), năng suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý
thuyết (kg/m2) của rau muống ............................................................................ 75
4.2.5. Tình hình sâu bệnh trên rau muống .................................................................... 78
4.2.6. Đánh giá chất lượng rau muống bằng cảm quan................................................. 79
4.2.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 81
4.3. Thí nghiệm 3 .......................................................................................................... 82

xi


4.3.1. Chiều cao cây (cm).............................................................................................. 82
4.3.2. Số lá/cây (lá) ....................................................................................................... 84
4.3.3. Sinh khối tươi (kg/m2)......................................................................................... 86
4.3.4. Năng suất thực thu (kg/m2), năng suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý
thuyết (kg/m2) của rau muống ........................................................................... 87
4.3.5. Tình hình sâu bệnh trên rau muống .................................................................... 89
4.3.6. Đánh giá chất lượng rau muống bằng cảm quan................................................. 90
4.3.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 91
4.3.8. Lượng dinh dưỡng N, P, K được hấp thu/cây/vụ ............................................... 92
4.3.9. Tương quan giữa năng suất thực thu và các chỉ tiêu theo dõi ở giai đoạn 21
ngày sau gieo ...................................................................................................... 94
4.4. Đánh giá các mô hình tổng hợp kết quả của 3 thí nghiệm 1, 2 và 3. ..................... 96

4.4.1. Thời gian thu hoạch của mô hình ........................................................................ 98
4.4.2. Hiệu quả kinh tế của 4 mô hình .......................................................................... 98
4.4.3. Phân tích mẫu rau của mô hình 4 ...................................................................... 100
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 102
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 102
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 104
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 108
Phụ lục 1. Một số hình ảnh rau muống trong quá trình thí nghiệm ............................ 103
Phụ lục 2. Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon, Bradley và Tabares,
Morgan, Faulkner ............................................................................................. 108
Phục lục 3. Cách tính mức độ bệnh hại ....................................................................... 109
Phụ lục 4. Hiệu quả kinh tế của nghiệm thức C4M1 trong thí nghiệm 1 ................... 110
Phụ lục 5. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật dự kiến dùng trong nhà lưới .................. 111
Phụ lục 6. Tiêu chuẩn rau an toàn ............................................................................... 115
Phụ lục 7. Số liệu phân tích của các thí nghiệm ......................................................... 119

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTB: Bắc Trung Bộ
BVTV: Bảo vệ thực vật
EC: Electric Capacity (Độ dẫn điện)
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐNB: Đông Nam Bộ
ICM: Integrated crop management (Quản lý cây trồng tổng hợp)
IFPRI: Research Institute International Food Policy (Viện Nghiên cứu Chính sách
Lương thực Quốc tế)

IPM: Integrated pest management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
KST: Ký sinh trùng
MNPB: Miền núi phía Bắc
NASA: National Aeronautics and Space Administration (Cơ quan hàng không và vũ
trụ Hoa Kỳ)
TN: Tây Nguyên
NSG: Ngày sau gieo
NSTT: Năng suất thực thu
NSTP: Năng suất thương phẩm
NSLT: Năng suất lý thuyết
NTB: Nam Trung Bộ
PTNT: Phát triển nông thôn
RAT: Rau an toàn

xiii


TNHH TM-SX: Trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành Sản xuất Nông
nghiệp tốt của Việt Nam)
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO: World health organization (Tổ chức Y tế thế giới)

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Liều lượng phân bón hóa học cho rau muống cạn ......................................... 9

Bảng 2.2. Liều lượng phân bón hóa học cho rau muống nước..................................... 14
Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ gia đình tiêu thụ các loại rau theo vùng ......................................... 16
Bảng 2.4. Hàm lượng trung bình của các dinh dưỡng khoáng trong chất khô của cây
để cây sinh trưởng bình thường ......................................................................... 26
Bảng 2.5. Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu bên trong thực vật bậc cao .................. 28
Bảng 2.6. Dãy nồng độ của các nguyên tố dinh dưỡng trong đa số các công thức dinh
dưỡng thủy canh ................................................................................................. 31
Bảng 3.1. Điều kiện vi khí hậu trong nhà lưới ............................................................. 41
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước tại điểm làm thí nghiệm ......................................... 42
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến chiều cao cây (cm)
của rau muống trong các giai đoạn sinh trưởng .....................................................53
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến số lá/cây (lá) của rau
muống ................................................................................................................ 55
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến sinh khối tươi (kg/m2)
của rau muống ở giai đoạn 21 NSG .................................................................. 56
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến năng suất thực thu
(kg/m2), năng suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý thuyết (kg/m2) của
rau muống ở giai đoạn 21 NSG ......................................................................... 60
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến chất lượng rau
muống qua đánh giá bằng cảm quan .................................................................. 62
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến hiệu quả kinh tế của
rau muống thủy canh (tính trên diện tích 1 m2) ................................................. 64
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của công thức dinh dưỡng và mật độ đến lượng dung dịch dinh
dưỡng (ml) hấp thu/cây/vụ ................................................................................. 66
Bảng 4.8. Tương quan giữa mật độ trồng và các chỉ tiêu theo dõi ở giai đoạn 21
ngày sau gieo ...................................................................................................... 67

xv



Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến chiều cao cây
(cm) của rau muống trong các giai đoạn sinh trưởng ....................................... 72
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến số lá/cây (lá)
của rau muống ở các giai đoạn sinh trưởng ...................................................... 73
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến sinh khối tươi
(kg/m2) của cây rau muống ở giai đoạn 21 NSG .............................................. 74
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến năng suất
thực thu (kg/m2), năng suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý thuyết
(kg/m2) của rau muống ở giai đoạn 21 NSG ...................................................... 77
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến thành phần
sâu bệnh, giai đoạn xuất hiện và mức độ gây hại trên rau muống .................... 79
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến chất lượng
rau muống qua đánh giá bằng cảm quan ............................................................ 80
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng dinh dưỡng và phân bón lá đến hiệu quả kinh
tế của rau muống (tính trên diện tích 1 m2) ....................................................... 81
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến chiều cao cây (cm) của rau
muống ở các giai đoạn sinh trưởng .................................................................... 83
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến số lá/cây (lá) của rau muống ở
các giai đoạn sinh trưởng .................................................................................. 85
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến sinh khối tươi (kg/m2) của rau
muống ở giai đoạn 21 NSG................................................................................ 86
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến năng suất thực thu (kg/m2), năng
suất thương phẩm (kg/m2) và năng suất lý thuyết (kg/m2) ở giai đoạn 21 NSG .... 88
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến thành phần sâu bệnh, giai đoạn
xuất hiện và mức độ gây hại trên rau muống ở các giai đoạn sinh trưởng.................... 89
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến sự hấp thu NPK/cây/vụ của rau
muống................................................................................................................. 90
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến chất lượng rau muống qua đánh
giá cảm quan ...................................................................................................... 92


xvi


Bảng 4.23. Ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến hiệu quả kinh tế của rau muống .. 93
Bảng 4.24. Công thức dinh dưỡng của Faulkner đã được điều chỉnh .......................... 94
Bảng 4.25. Tương quan giữa năng suất thực thu và các chỉ tiêu theo dõi ở 21 NSG... 95
Bảng 4.26. Đánh giá các mô hình tổng hợp kết quả của 3 thí nghiệm 1, 2 và 3 .......... 97
Bảng. 4.27. Đánh giá hiệu quả kinh tế của 4 mô hình .................................................. 99
Bảng 4. 28. Kết quả phân tích mẫu rau sau thu hoạch của mô hình 4........................ 100

xvii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ nội dung thí nghiệm ........................................................................... 42
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng rau muống và chiều cao cây ... 68
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng rau muống và số lá ............ 68
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng rau muống và năng suất
thực thu............................................................................................................... 69
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng rau muống và năng suất
thương phẩm ..................................................................................................... 70
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng rau muống và sinh khối .... 70
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa năng suất thực thu và chiều cao cây của
rau muống ......................................................................................................... 95
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa năng suất thực thu và sinh khối của rau
muống ................................................................................................................. 96

xviii



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm thường xuyên không thể thiếu được trong khẩu
phần thức ăn hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á,
trong đó có Việt Nam. Rau chiếm vị trí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và có
tác dụng bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật, là nguồn
cung cấp các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự duy trì, phát triển đối với
cơ thể con người (Tạ Thu Cúc, 2005).
Tuy nhiên, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng
người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định do
trong sản phẩm rau có tồn dư các chất độc hại trên sản phẩm vượt mức cho phép.
Ngày nay khi xã hội phát triển đời sống người dân ngày càng được nâng cao
vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, đòi hỏi phải ăn ngon, chất lượng, an toàn
và đa dạng về chủng loại hơn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và
sản phẩm rau an toàn (RAT) nói riêng đang là vấn đề bức xúc đặt ra trong sản xuất,
tiêu thụ và xuất khẩu rau hiện nay. Trong xu thế hội nhập toàn diện với khu vực và
thế giới về nông sản, tính chất và mức độ an toàn trong sản xuất, tiêu thụ rau đã và
đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương với
mục tiêu giảm các chất độc hại để có được sản phẩm rau an toàn theo các tiêu chuẩn
quy định trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được sự an toàn cho người sản xuất,
tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu.

1


Mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn đến năm 2015 phải canh tác theo
quy trình VietGAP vừa đảm bảo diện tích, năng suất, sản lượng vừa tuân thủ các
quy định về VSATTP phục vụ cho tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu (Bộ

nông nghiệp và PTNT, 2009). Chính vì vậy, việc áp dụng các công nghệ trồng rau
an toàn, chất lượng cao luôn được khuyến khích.
Trong các loại rau ăn lá được tiêu dùng hàng ngày thì rau muống là một
trong những loại rau phổ biến nhất, 95% số hộ tiêu thụ (IFPRI, 2002) và 25% người
đi chợ ở TP. HCM mua rau muống mỗi ngày. Ở Hà Nội rau muống chủ yếu được
trồng bằng nguồn nước thải sông Tô Lịch: ở TPHCM diện tích sử dụng nguồn nước
kênh rạch bị ô nhiễm trồng rau chiếm đến 47,34% và 100% diện tích rau muống
nước ở những vùng đất trũng ngập nước hầu hết sử dụng nguồn nước kênh rạch
nhiễm bẩn. Kết quả phân tích mẫu rau tại 15 siêu thị ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ rau
muống bị nhiễm KST chiếm 85% (Ngô Quang Vinh, 2007).
Mặt khác, hiện nay diện tích đất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp do tốc
độ đô thị hóa nhanh, đất và nước ngày càng bị ô nhiễm nặng. Tất cả những điều đó
làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Để khắc phục
tình trạng trên, mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh, trồng cây
trong dung dịch dinh dưỡng không cần đất, với nhiều ưu điểm có thể giải quyết tốt
được các vấn đề trên. Trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh trong nhà lưới
sẽ ngăn cản côn trùng gây hại nên hạn chế sử dụng thuốc BVTV tối đa và lượng
dinh dưỡng cung cấp cho cây hợp lý kiểm soát được nên rau muống an toàn, chất
lượng và đạt năng suất cao hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Xây dựng quy trình thủy canh rau
muống (Ipomoea aquatica) trong điều kiện nhà lưới” được tiến hành nhằm xây
dựng quy trình canh tác rau muống phù hợp để sản xuất rau an toàn, chất lượng và
đạt hiệu quả kinh tế cao.

2


1.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định mật độ và công thức dinh dưỡng thích hợp cho rau muống trồng
thủy canh trong nhà lưới.

- Xác định loại phân bón lá và lượng dinh dưỡng thích hợp theo từng giai
đoạn sinh trưởng của rau muống thủy canh để đạt năng suất và chất lượng cao.
- Điều chỉnh lượng N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho phù hợp với rau
muống thủy canh để rau muống đạt năng suất tối ưu.
- Đánh giá mô hình tổng hợp kết quả của 3 thí nghiệm 1, 2 và 3.
1.3 Mục tiêu
Xây dựng quy trình trồng rau muống thủy canh trong nhà lưới phù hợp với
điều kiện sản xuất và khí hậu tại miền Đông Nam Bộ.
1.4 Yêu cầu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, tình hình sâu bệnh, xác định mật độ và công
thức dinh dưỡng tối ưu để giúp cho rau muống thủy canh đảm bảo được các chỉ tiêu
về an toàn thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ tiến hành thí nghiệm trên giống rau muống Trang Nông trồng phổ biến
tại miền Đông Nam Bộ.
- Thí nghiệm được tiến hành tại xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ tháng 02/2011 - 08/2011.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây rau muống
Cây rau muống, Ipomoea aquatica, tên tiếng Anh là water morning glory, là
một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, là một
loại rau ăn lá rất phổ biến và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng tại Việt
Nam (Wikipedia, 2010).
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ
cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm. Rau muống ít gặp ở khu vực có độ cao
trên 700 m so với mặt biển và nếu có thì sinh trưởng kém. Nhiệt độ trung bình thấp

dưới 230C, rau muống sẽ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Rau muống có
thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (đất sét, đất cát, cát pha) nhưng cần ẩm ướt,
giàu mùn hoặc được bón nhiều phân hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh
trưởng của rau muống từ 5,3 – 6,0 (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009).
2.1.1 Nguồn gốc
- Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông
Nam Á, vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương (Trần
Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009).
- Phân bố tự nhiên chính xác của rau muống hiện chưa rõ do được trồng phổ
biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một
loại rau rất phổ thông (Wikipedia, 2010).

4


2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây rau muống
- Thân tròn dạng rỗng, màu xanh nhạt hoặc đỏ tía. Thân chia nhiều đốt, trên
các đốt có thể sinh rễ, phân cành mạnh.
- Rễ chùm, phát triển mạnh ăn sâu.
- Lá hình tam giác hoặc bầu dục, đầu nhọn như mũi mác, dài 10 – 20 cm,
màu xanh, cuống dài. Mép lá thẳng hoặc có răng cưa.
- Phát hoa mọc ở nách lá, mang một hoặc nhiều hoa. Hoa to hình phễu, màu
trắng hoặc hồng tía, ống hoa tím nhạt, mọc từ 1 - 2 hoa trên một cuống, cuống hoa
dài.
- Quả nang tròn, vỏ mỏng, đường kính 7 - 10 mm, trong chứa 3 – 5 hạt có
lông màu hung. Hạt hình cầu, màu đen, vỏ dày, đường kính 2 - 3 mm (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009).
2.1.3 Yêu cầu về điều kiện sống
- Khí hậu: Rau muống là cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp nhất khoảng 25 –
300C. Nhiệt độ thấp rau muống sinh trưởng kém, cứng và mau già. Chịu nước tốt,

thích nơi ẩm ướt, có thể sống trên mặt nước.
- Đất và dinh dưỡng: Rau muống sống được trên nhiều loại đất, thích hợp
nhất là đất thịt nhẹ nhiều mùn, giữ ẩm tốt, pH = 5,0 – 6,5.
- Do thân lá phát triển mạnh nên cây rau muống yêu cầu lượng dinh dưỡng
nhiều, nhất là đạm (N) và lân (P) (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường,
2009).

5


×