Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CÓ HOA TRÊN BỜ RUỘNG ĐỐI VỚI THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY NÂU TẠI XÃ MỸ THÀNH NAM, HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN LỘC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MƠ HÌNH TRỒNG
CÂY CĨ HOA TRÊN BỜ RUỘNG ĐỐI VỚI THIÊN
ĐỊCH CỦA RẦY NÂU TẠI XÃ MỸ THÀNH NAM,
HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Thánh 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN LỘC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MƠ HÌNH TRỒNG
CÂY CĨ HOA TRÊN BỜ RUỘNG ĐỐI VỚI THIÊN
ĐỊCH CỦA RẦY NÂU TẠI XÃ MỸ THÀNH NAM,
HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG
Chun ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60 62 10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH
2. TS. TRẦN TẤN VIỆT

Thành phố Hồ Chí Minh
Thánh 9/2011
i


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
CÂY CÓ HOA TRÊN BỜ RUỘNG ĐỐI VỚI THIÊN
ĐỊCH CỦA RẦY NÂU TẠI XÃ MỸ THÀNH NAM,
HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

NGUYỄN VĂN LỘC

1. Chủ tịch:

GS. TS. NGUYỄN THƠ
Hội Bảo Vệ Thực Vật

2. Thư ký:

TS. VÕ THỊ THU OANH
Đại Học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: GS. TS. PHẠM VĂN BIÊN
Hội Bảo Vệ Thực Vật
4. Phản biện 2: TS. TRÁC KHƯƠNG LAI

Công ty TNHH Việt Hóa Nông
5. Ủy viên:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH
Đại Học Cần Thơ

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Văn Lộc sinh ngày 10 tháng 10 năm 1971 tại Long
Khánh, Đồng Nai. Con Ông Nguyễn Văn Xạt và Bà Phan Thị Nhuần.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Xuân Lộc 1, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 1990.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.
Tháng 10 năm 2008 theo học Cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 7 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố
Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0913605576
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Văn Lộc

iv


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô, các bạn
bè đồng nghiệp đã dành nhiều công sức giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này:
PSG.TS. Nguyễn Văn Huỳnh và TS. Trần Tấn Việt đã dành nhiều thời gian
quí báu để tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Ngoài ra tôi xin gởi lời cám ơn đến Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Bảo vệ
Thực vật - Phía Nam, Phòng BVTV-Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền
Nam và Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài.
Xin cám ơn đến quí thầy cô Khoa Nông học, Phòng sau đại học và Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tôi hoàn
thành đề tài.
Xin chân thành cám ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011

Nguyễn Văn Lộc

v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng đối
với thiên địch của rầy nâu tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” đã
được thực hiện tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang từ tháng 06
năm 2009 đến tháng 07 năm 2010. Đề tài gồm hai phần: (1) thực hiện mô hình

trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch trong quản lý rầy nâu và (2)
điều tra việc phòng trừ sâu bệnh hại, năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của mô hình.
Kết quả thực hiện mô hình cho thấy phương pháp thu mẫu bằng vợt có hiệu
quả cao hơn so với máy hút và bẫy thau vàng. Quần thể động vật chân khớp thu
được ở mô hình cao hơn, đa dạng và phong phú hơn so với đối chứng. Tương tư,
mật số các loài thiên địch bắt mồi của rầy nâu ở mô hình như nhện lớn bắt mồi,
thiên địch bọ cánh cứng, bọ xít mù xanh và quần thể thiên địch ký sinh của rầy nâu
được duy trì cao hơn so với đối chứng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng,
đặc biệt là ở vị trí cách bờ một mét của giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Các bờ được
trồng cây có hoa đóng vai trò là nơi cư trú và nguồn thức ăn bổ sung cho thiên địch
trước khi chúng di chuyển vào trong ruộng. Bên cạnh hiệu quả quản lý rầy nâu, mô
hình còn có tác dụng làm đẹp cảnh quan đồng ruộng hướng tới canh tác bền vững
và thân thiện với môi trường. Kết quả điều tra cho thấy mô hình giảm được số lần
phun thuốc trừ sâu, giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế do tăng lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

vi


SUMMARY
The thesis “Study of effect of planting flowered plants on the bund of paddy
rice field to the natural enemies of Brown Plant Hopper at My Thanh Nam village,
Cai Lay district, Tien Giang province” was carried out in My Thanh Nam village,
Cai Lay district, Tien Giang province from June 2009 to July 2010, including two
contents: (1) experimenting the model by planting flower plants on the rice fields’
bunds to attract natural enemies for BPH management and (2) surveying pest
control methods, yield and economic benefits of farmers in the model.
Results of the model experimentation showed that using sweepnets was the
most effective method of insect samplings comparing to the blower-Vac suction and
yellow pan traps. The populations of arthropods inside the model were higher and

more diverse than the control which using common farmer’s practices. Similarly,
the density of BPH predators such as spiders, mired bug, coccinellids and
parasitoids of the model were maintained at the higher level than the control
through all rice developmental stages, especially at sites adjacent the bunds during
the seedling and tillering stages. The bunds planted with flower plants, played the
role as shelters and supplementary sources of food for natural enemies before they
moved into the field. Beside the effective management of pests, the model also
provided a suitable landscape toward the sustainable farming and friendly to the
environment. Results of the survey showed that the model reduced the number of
insecticide use and investment costs, increased economic efficiency due to
increasing profits and margins.

vii


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................... i
Trang chuẩn y ................................................................................................. ii
Lý lịch cá nhân ................................................................................................ iii
Lời cam đoan .................................................................................................. iv
Lời cảm tạ ....................................................................................................... v
Tóm tắt ............................................................................................................ vi
Summary ......................................................................................................... vii
Mục lục ........................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................. xii
Danh sách các hình ......................................................................................... xiii
Danh sách các bảng.......................................................................................... xv
Chương 1. Giới thiệu.............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2

1.2.1 Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................ 2
1.2.3 Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 2. Tổng quan tài liệu................................................................................ 3
2.1 Rầy nâu và tác hại đến sản xuất lúa ................................................................... 3
2.1.1 Lịch sử phát sinh và phân bố........................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của rầy nâu ....................................................................... 3
2.1.3 Tác hại của rầy nâu ......................................................................................... 4
2.1.3.1 Gây hại trực tiếp ........................................................................................... 4
2.1.3.2 Gây hại gián tiếp .......................................................................................... 4
viii


2.2 Thiên địch của rầy nâu ....................................................................................... 4
2.2.1 Sự đa dạng về lòai và mật số .......................................................................... 4
2.2.2 Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng rầy nâu ................................... 6
2.2.2.1 Vai trò của các ký sinh trứng ....................................................................... 6
2.2.2.2 Vai trò của ký sinh trên ấu trùng và trưởng thành của rầy nâu .................... 6
2.2.2.3 Vai trò của các loài bắt mồi trong việc hạn chế số lượng rầy nâu ............... 7
2.2.2.4 Vai trò của nhện lớn bắt mồi trong việc hạn chế rầy nâu ............................ 8
2.2.3 Ảnh hưởng của phun thuốc trừ sâu đến thiên địch ......................................... 8
2.3 Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về trồng hoa để quản lý dịch hại .. 10
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới về sử dụng dải hoa dại để tăng cường thiên địch
tự nhiên ............................................................................................................ 10
2.3.1.1 Sử dụng dải hoa dại để tạo môi trường hấp dẫn........................................... 11
2.3.1.2 Sự đa dạng và phong phú của thiên địch .................................................... 12
2.3.1.3 Các loài côn trùng và sinh vật khác trên dải hoa dại .................................. 13
2.3.1.4 Dải hoa dại tăng cường nguồn thức ăn ........................................................ 13
2.3.1.5 Lựa chọn loại cây có hoa thích hợp trên đồng ruộng .................................. 14
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước về trồng hoa trên bờ ruộng ................................. 15

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng và phong phú quần thể thiên địch của rầy nâu
.................................................................................................................................. 16
3.3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết nơi nghiên cứu...................................................... 18
3.3.5 Tính chất đất nơi nghiên cứu........................................................................... 19
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 20
3.1 Nội dung ............................................................................................................. 20
3.2 Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.3 Địa điểm . ........................................................................................................... 20
3.4 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 20

ix


3.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 22
3.5.1 Đánh giá sự đa dạng, phong phú của quần thể động vật chân khớp và mật số
rầy nâu, thiên địch chính của rầy nâu trong mô hình so với đối chứng .......... 22
3.5.1.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................... 22
3.5.1.2 Phương pháp thu mẫu . ................................................................................ 23
3.5.1.3 Bảo quản và phân loại mẫu .......................................................................... 26
3.5.1.4 Chỉ tiêu đánh giá và phân tích số liệu .......................................................... 27
3.5.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV, năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của
mô hình ........................................................................................................... 29
Chương 4. Kết quả thảo luận ................................................................................ 30
4.1. Ảnh hưởng của mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng đến thành phần côn
trùng và thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa ................................................ 30
4.1.1 Thành phần sâu hại và thiên địch (định danh đến loài) đã thu thập được trên
lúa vu Đông Xuân............................................................................................ 30
4.1.2 Đánh giá sự đa dạng và phong phú của quần thể động vật chân khớp trên
ruộng lúa qua các giai đoạn sinh trưởng . ....................................................... 32
4.1.2.1 Tổng số loài động vật chân khớp trên ruộng lúa.......................................... 33

4.1.2.2 Chỉ số ưu thế loài của động vật chân khớp trên ruộng lúa .......................... 34
4.1.2.3 Chỉ số đa dạng của động vật chân khớp trên ruộng lúa. .............................. 36
4.1.2.4 Chỉ số cân bằng của động vật chân khớp trên ruộng lúa. ............................ 37
4.1.2.5 Chỉ số phong phú của động vật chân khớp trên ruộng lúa. .......................... 39
4.1.3 Mật số rầy nâu trên ruộng lúa vụ Đông xuân 2009 – 2010 tại Cai Lậy, Tiền
Giang. .............................................................................................................. 42
4.1.4 Mật số các loài thiên địch bắt mồi quan trọng của rầy nâu trên ruộng lúa vụ
Đông xuân 2009 – 2010 tại Cai Lậy, Tiền Giang. .......................................... 43
4.1.4.1 Mật số nhện lớn bắt mồi .............................................................................. 43
4.1.4.2 Mật số thiên địch cánh cứng . ...................................................................... 47

x


4.1.4.3 Mật số thiên địch cánh nửa cứng của rầy nâu . . .......................................... 48
4.1.5 Các loài thiên địch ký sinh của rầy nâu . . ...................................................... 51
4.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát dịch hại, năng suất lúa và hiệu quả
kinh tế của mô hình so với đối chứng ở vụ Đông xuân 2009 - 2010 tại Cai Lậy,
Tiền Giang . ....................................................................................................... 53
Chương 5 Kết luận và đề nghị .............................................................................. 56
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 56
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 56
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 57
Phụ lục ..................................................................................................................... 63

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPH


(Brown plant hopper) Rầy nâu

BVTV

Bảo vệ thực vật

BXMX

Bọ xít mù xanh

BXN

Bọ xít nước

E

(Evaporation) Tổng lượng bốc hơi tháng (mm)

GAP

(Good Agriculture Practices) Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt

NLBM

Nhện lớn bắt mồi

R

Tổng lượng mưa tháng (mm)


S

Tổng số giờ nắng tháng (giờ)

TĐCC

Thiện địch cánh cứng

Tmtb

Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng (oC)

Txtb

Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng (oC)

Utb

Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Các loài hoa trồng trên bờ ruộng mô hình................................................ 21
Hình 3.2 Các loài hoa trồng trong vườn ươm và chuẩn bị đem hoa đi trồng ......... 23
Hình 3.3 Đang tiến hành trồng hoa trên bờ ruộng của mô hình .. ........................... 23
Hình 3.4 Máy hút mẫu và thao tác đang tiến hành lấy mẫu ................................... 24
Hình 3.5 Bẫy vợt và thao tác đang tiến hành lấy mẫu . ........................................... 25

Hình 3.6 Bẫy Thau vàng và thao tác đang tiến hành lấy mẫu .. .............................. 26
Hình 3.7 Sơ đồ vị trí lấy mẫu khu thí nghiệm . ....................................................... 26
Hình 3.8 Hoa trên bờ ruộng giai đoạn mạ và giai đoạn đẻ nhánh ở mô hình .. ...... 28
Hình 3.9 Hoa trên bờ ruộng giai đoạn lúa làm đòng ở mô hình ............................. 28
Hình 3.10 Hoa trên bờ ruộng ở giai đoạn lúa trổ ở mô hình .. ................................ 28
Hình 3.11 Sơ đồ giải thữa khu thí nghiệm . ............................................................ 63
Hình 4.1 Tổng số loài động vật chân khớp ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
thu mẫu bằng vợt . .................................................................................... 33
Hình 4.2 Chỉ số ưu thế loài của động vật chân khớp ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa thu mẫu bằng vợt .......................................................................... 35
Hình 4.3 Chỉ số đa dạng của động vật chân khớp ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa thu mẫu bằng vợt .......................................................................... 36
Hình 4.4 Chỉ số cân bằng của động vật chân khớp ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa thu mẫu bằng vợt .......................................................................... 38
Hình 4.5 Chỉ số phong phú của động vật chân khớp ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa thu mẫu bằng vợt .......................................................................... 39
Hình 4.6 Mật số rầy nâu (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng của cây
lúa thu mẫu bằng vợt................................................................................. 42
xiii


Hình 4.7a Mật số nhện lớn bắt mồi (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa thu mẫu bằng máy hút ............................................................ 44
Hình 4.7b Mật số nhện lớn bắt mồi (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa thu mẫu bằng vợt ................................................................... 45
Hình 4.8 Mật số thiên địch cánh cứng (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa thu mẫu bằng vợt ........................................................ 47
Hình 4.9 Mật số bọ xít mù xanh (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa thu mẫu bằng vợt .......................................................................... 48
Hình 4.10 Mật số bọ xít nước (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng của

cây lúa thu mẫu bằng máy hút .................................................................. 50
Hình 4.11 Mật số thiên địch ký sinh (con/1 lần lấy mẫu) ở các giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa thu mẫu bằng vợt ................................................................... 51

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diễn biến thời tiết Vụ Đông Xuân trong 5 năm từ 2005 đến 2010 .......... 18
Bảng 4.1 Các loài sâu hại và thiên địch (định danh đến loài) đã thu thập trên đồng
lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 tại Cai Lậy, Tiền Giang .......................... 30
Bảng 4.2 So sánh số loài côn trùng (số loài/1 lần lấy mẫu) thu được qua các giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa với các biện pháp thu mẫu. ........................ 32
Bảng 4.3 Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên ruộng mô hình và đối chứng
vụ Đông xuân 2009 - 2010 tại Cai Lậy, Tiền Giang ................................ 53
Bảng 4.4 So sánh số lần sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát dịch hại, năng suất và
hiệu quả kinh tế của mô hình với đối chứng ở vụ Đông xuân 2009 - 2010
tại Cai lậy, Tiền Giang ............................................................................. 54

xv


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa là cây trồng quan trọng nhất đối với an
ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. Trong đó sản
xuất lúa ở Việt Nam đang đương đầu với những thách thức: sự giảm dần diện tích
trồng lúa cùng với sự gia tăng về dân số. Nên việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ đã
làm bùng phát một số loài dịch hại, đặc biệt là rầy nâu. Theo Phạm Văn Lầm (2006)

những thay đổi về kỹ thuật canh tác, đặc biệt là thâm canh tăng vụ với những giống
lúa cao sản có thời gian sinh trưởng ngắn đã tác động đến sự phát triển của rầy nâu,
làm cho chúng trở thành loài dịch hại quan trọng trong khu vực. Việc sử dụng quá
nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ rầy nâu, đặc biệt là các loại
thuốc có phổ tác dụng rộng, lại không được sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng” dẫn
đến tình trạng rầy nâu kháng thuốc, bộc phát mật số, không mang lại hiệu quả
phòng trừ, làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, con người và môi trường sống của
cộng đồng.
Những năm gần đây, chương trình “Ba giảm - Ba tăng” được khuyến cáo sử
dụng và đã đạt được những kết quả tích cực, tăng thu nhập cho nông dân mà không
ảnh hưởng xấu cho cây trồng, con người cũng như môi trường sinh thái. Những
thành công của “Ba giảm - Ba tăng” là bằng chứng thực tiễn để đưa đấu tranh sinh
học vào quản lý rầy nâu, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững trên đồng
ruộng, trong đó vai trò kiểm soát sâu hại nói chung, rầy nâu nói riêng của quần thể
thiên địch được đánh giá cao. Từ đó việc xây dựng các điều kiện để duy trì và phát
triển mật số của các quần thể thiên địch được đầu tư nghiên cứu.
Nguyễn Đức Khiêm (2006) nhận thấy áp dụng chương trình IPM một cách
triệt để là biện pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy nâu một cách

1


lâu bền. Rầy nâu trên thực tế có rất nhiều thiên địch bắt mồi và ký sinh. Theo kết
quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2002) đã thu thập và xác định được 82 loài
thiên địch của rầy nâu thuộc 11 bộ của lớp côn trùng, lớp nhện, nấm bất toàn và
tuyến trùng. Chúng ta có thể sử dụng những loài thiên địch này để phòng trừ rầy
nâu bằng cách thay đổi phương thức sản xuất, tạo điều kiện cho quần thể thiên địch
phát triển trên ruộng lúa.
Bên cạnh sự lạm sát thiên địch của thuốc BVTV, thói quen canh tác của
nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là sau khi sạ lúa thì bờ ruộng luôn được

làm sạch cỏ, làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của nhiều loại thiên địch. Hậu quả
của việc giảm mật độ thiên địch là làm mất khả năng kiểm soát sự bùng phát dịch
rầy nâu.
Thảm thực vật có hoa xung quanh ruộng là nguồn kích thích và duy trì thiên
địch trên ruộng. Do đó, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng mô hình trồng cây có hoa
trên bờ ruộng đối với thiên địch của rầy nâu tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang” đã được thực hiện nhằm bảo tồn thiên địch và mở rộng áp
dụng trên diện rộng.
1.2 Mục đích và mục tiêu
1.2.1 Mục đích
Kiểm soát sự bùng phát dịch rầy nâu trên ruộng lúa theo hướng bền vững và
thân thiện với môi trường.
1.2.2 Mục tiêu
- Đánh giá sự đa dạng và phong phú của quần thể động vật chân khớp và
mật số rầy nâu, thiên địch của rầy nâu trong mô hình so với đối chứng.
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV, năng suất và hiệu quả kinh tế của
mô hình so với đối chứng.
1.2.3 Giới hạn của đề tài
- Chỉ nghiên cứu trên năm loại hoa (xuyến chi, sao nhái, cúc gót, đậu bắp và
cây mè) trồng trên bờ ruộng và thực hiện trong vụ lúa Đông xuân 2009-2010.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Rầy nâu và tác hại đến sản xuất lúa
Rầy nâu, Nilaparvata lugens (Stal), là dịch hại rất quan trọng trên ruộng lúa,
thuộc loại côn trùng chích hút, biến thái không hoàn toàn, thuộc họ rầy nâu
Delphacidae của bộ cánh đều Homoptera (Phạm Văn Lầm, 2006).

2.1.1 Lịch sử phát sinh và phân bố
Rầy nâu phân bố rộng và trở thành dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa
nước của miền nam, đông nam và đông châu Á, những đảo phía nam Thái Bình
Dương và ở Úc (Dyck và Thomas, 1979) như Bangladesh, Brunei, Trung Quốc,
Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Papua New Guinea,
Philippines, đảo Solomon, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Ngoài ra rầy
nâu còn xuất hiện ở các vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ (Phạm Văn Lầm, 2006).
Ở Việt Nam, theo Huynh (1975), rầy nâu là côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất
trên lúa ở Việt Nam từ năm 1970. Bùng phát dịch rầy xảy ra vào năm 1975 tại một
số địa điểm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phạm Văn Lầm (2006) ghi nhận
sự xuất hiện rầy nâu ở hầu hết các tỉnh trồng lúa trong cả nước, từ đồng bằng tới
vùng trung du miền núi, từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2 Đặc điểm sinh học của rầy nâu
Vòng đời của rầy nâu là 25 - 28 ngày, trải qua 3 giai đoạn: trứng, rầy non và
trưởng thành. Theo Bùi Bá Bổng và ctv (2007), trong điều kiện nhiệt độ 25 - 30oC:
giai đoạn trứng đẻ bên trong bẹ lá nở sau 6 - 7 ngày, giai đoạn rầy non qua 4 lần lột
xác (5 tuổi) từ 12 - 14 ngày, rầy trưởng thành có 2 dạng rầy cánh ngắn (đẻ trứng
sớm hơn) và rầy cánh dài, thời gian sống 7 - 14 ngày. Vòng đời của rầy nâu trung
bình là 21,6 ngày đối với trưởng thành cái và 20,3 ngày đối với trưởng thành đực,

3


với thời gian của các pha phát dục: pha trứng 5 - 8 ngày, pha rầy non 13,8 - 15,2
ngày và pha trưởng thành thời gian trước đẻ trứng 3 - 8 ngày (Phạm Văn Lầm,
2006).
2.1.3 Tác hại của rầy nâu
Rầy nâu có tác động gây hại nghiêm trọng trong sản xuất lúa trong nước
cũng như thế giới. Sự tác động gây hại của rầy nâu lên ruộng lúa theo 2 cách trực
tiếp và gián tiếp.

2.1.3.1 Gây hại trực tiếp
Bộ phận miệng của rầy nâu có cấu tạo theo kiểu chích hút, nên triệu chứng
gây hại khác với do côn trùng kiểu miệng nhai gây ra. Rầy nâu dùng vòi nhọn cắm
vào bẹ lá, phiến lá, thân, hạt non để chích hút dịch dinh dưỡng trong cây lúa, để lại
nhiều vết nâu nhỏ trên bộ phận bị hại, hủy hoại tế bào trong cây (Phạm Văn Lầm,
2006).
2.1.3.2 Gây hại gián tiếp
Ngoài tác hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus vàng lùn
(Rice Grassy Stunt Virus) và lùn xoán lá lúa (Rice Ragged Stunt Virus), tác nhân
gây hại rất nghiêm trọng đối với cây lúa, không những làm giảm năng suất mà còn
gây mất trắng về năng suất. Điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long ở vụ Hè Thu
1978 rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa lên đến 40.000 ha.
Bệnh tái phát trở lại vào các năm 1999 – 2000 và gần đây vụ Đông Xuân 2005 –
2006, đã tái xuất hiện trở lại với diện tích khoảng 3.000 ha (Phạm Văn Lầm, 2006).
2.2 Thiên địch của rầy nâu
2.2.1 Sự đa dạng về loài và mật số
Trong hệ sinh thái ruộng lúa thiên địch giữ vai trò quan trọng khống chế các
loài sâu hại. Chiu (1979) ghi nhận có 79 loài thiên địch tấn công rầy nâu, gồm có 42
loài ký sinh (34 loài côn trùng; 1 loài tuyến trùng; 7 loài nấm), và 37 loài ăn mồi (21
loài côn trùng và 16 loài nhện). Cũng nhận định tương tự; riêng đối với rầy nâu đến
4


năm 1979 đã có 79 loài thiên địch được ghi nhận ở các nước trồng lúa thuộc châu Á
(Phạm Văn Lầm, 2006).
Trong số các loại thiên địch, nhện sói Pardosa pseudoannulata thuộc họ
Lycosidae, nhện chân dài thuộc họ Tetragnathidae và nhện lùn thuộc họ
Linyphiidae thường chiếm ưu thế trên đồng ruộng (Heong và ctv, 1991). Thiên địch
ăn rầy nâu quan trọng là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis và bọ xít nước
Microvelia douglasi atrolineata (Bae và Pathak, 1966).

Phạm Văn Lầm và ctv (2002) ghi nhận những loài thiên địch ăn mồi phổ
biến là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa
pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện hàm to bụng
tròn Dyschiriognatha tenera, nhện lưng có hai hàng chấm Atypena adelinae, nhện
lớn ngực xẻ Ummeliata insecticeps, bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata,
Microvelia douglasi douglasi, bọ cánh cứng ba khoang Ophionea indica, Ophionea
ishii, bọ cánh cứng cánh ngắn Paederus paederus, Paderus tamulus, bọ rùa đỏ
Micraspis discolor, và bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata.
Trong điều kiện nước ta, đã ghi nhận có khoảng gần 20 loài thiên địch phổ
biến của rầy nâu trên đồng lúa từ đồng bằng Sông Hồng đến đồng bằng Sông Cửu
Long. Ít nhất có 4 loài ký sinh ở pha trứng của rầy nâu là Anagrus flaveolus,
Anagrus optabilis, Oligosita sp. và Gonatocerus sp., 3 loài ngoại ký sinh trên lưng
của rầy non và trưởng thành là ong Haplogonatopus apicalis, Pseudogonatopus
flavifemur và Pseudogonatopus hospes. Các loài bắt mồi phổ biến trong quần thể
rầy nâu là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, nhện sói vân đinh ba Pardosa
pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to
bụng tròn Dyschiriognatha tenera, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ cánh cứng ngắn
Paederus fuscipes và Paederus tamulus, bọ 3 khoang 4 chấm trắng Ophionea
indica, bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata, bọ xít nước Microvelia douglasi,
nhện lớn chân dài hàm to Tetragnatha spp. và nhện linh miêu Oxyopes sp. (Phạm
Văn Lầm, 2002).

5


2.2.2 Vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng rầy nâu
2.2.2.1 Vai trò của các ký sinh trứng
Ong ký sinh Anagrus spp. chiếm 93% ký sinh trứng rầy nâu ở Đài Bắc. Tỷ lệ
trứng rầy nâu bị các ong này ký sinh không cao, chỉ là 11,3 - 29,6% ở ruộng lúa vụ
1 và 3,3 - 38,1% ở ruộng lúa vụ 2. Tại Nhật Bản, tỷ lệ này trên rầy nâu đạt tới 44,5 66,90%. Tại Thái Lan, trung bình có 61% trứng rầy nâu bị ký sinh, chủ yếu do ong

Anagrus spp. và Oligosita sp. Tại Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế, tỷ lệ trứng rầy nâu,
rầy lưng trắng bị các ký sinh trứng tấn công đạt 15 - 90% trên lúa nước và 7 - 47%
trên lúa nương. Tại Srilanka, trứng rầy nâu có thể bị ký sinh tới 80%, nhưng tỷ lệ
này không ổn định. Do đó, ký sinh không có ảnh hưởng lớn tới quần thể rầy nâu
(Chandra, 1980; Chang, 1982; Chiu, 1979).
Các ký sinh trứng rầy nâu ở nước ta gồm không ít hơn 6 loài, trong đó có 4
loài thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa ở khắp nơi trong cả nước. Đặc biệt các
loài ong Anagrus là phổ biến nhất, chiếm 50% tổng số cá thể trong tập hợp ký sinh
trứng rầy nâu ở vùng Cần Thơ (Lương Minh Châu, 1989). Tỷ lệ ký sinh của riêng
từng loài không cao, song tỷ lệ ký sinh của tất cả các loài trên trứng rầy nâu thì đôi
khi có ý nghĩa trong hạn chế số lượng rầy nâu trên đồng lúa. Tỷ lệ trứng rầy nâu bị
ký sinh bởi tập hợp ký sinh trứng không giống nhau ở các địa phương khác nhau: ở
vùng Hưng Yên có tỷ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh thấp nhất (l,4 - 16,8%), còn ở vùng
Cần Thơ, tỷ lệ này đạt cao nhất là 20,3 - 67,8% (Phạm Văn Lầm, 2006).
2.2.2.2 Vai trò của ký sinh trên ấu trùng và trưởng thành của rầy nâu
Theo Phạm Văn Lầm (2006), ấu trùng và trưởng thành rầy nâu thường bị ong
ký sinh họ Dryinidae tấn công. Trong đó quan trọng là các loài ong ngoại ký sinh
trên lưng rầy nâu Pseudogonatopus spp. và Haplogonatopus spp. Tỷ lệ ký sinh của
chúng thường rất thấp, trung bình dưới 10%. Tuy nhiên, vào mùa mưa ở Philippine,
tỷ lệ ký sinh của các ong này có thể đạt tới 40% nếu mật độ rầy nâu cao.
Ngoài ra, pha ấu trùng và trưởng thành rầy nâu còn bị ruồi đầu to họ
Pipunculidae và bọ cánh cuốn họ Elenchidae ký sinh. Tại Thái Lan, rầy nâu bị bọ
6


cánh cuốn Elenchus yasumatsui ký sinh với tỷ lệ khá cao, đạt khoảng 30 - 90% ở
lúa vụ 1. Loài này đóng vai trò to lớn trong hạn chế số lượng rầy nâu ở Thái Lan.
Trong khi đó, ở Malaixia, bọ cánh cuốn Elenchus sp. có tỷ lệ ký sinh trên rầy nâu và
rầy lưng trắng rất thấp, tương ứng 10,0% và 13,6 % (Chandra, 1980; Chiu, 1979).
Tại Việt Nam đã ghi nhận được 7 loài ký sinh pha ấu trùng và trưởng thành

của rầy nâu. Chúng thuộc họ ong kiến Dryinidae (Hymenoptera), họ cánh cuốn
Elenchidae (Strepsiptera) và họ ruồi đầu to Pipunculidae (Diptera). Tỷ lệ rầy nâu bị
ký sinh bởi bọ cánh cuốn dao động trong khoảng 15,7 - 31,4%, còn tỷ lệ rầy nâu bị
ong kiến ký sinh rất thấp, thường chỉ dưới 10%, ít có ý nghĩa trong hạn chế số
lượng rầy nâu trên đồng lúa.
2.2.2.3 Vai trò của các loài bắt mồi trong việc hạn chế số lượng rầy nâu
Các loài thiên địch bắt mồi có vai trò rất quan trọng trong hạn chế số lượng
rầy nâu hại lúa. Nhiều kết quả khẳng định các loài bắt mồi có tác động mạnh hơn tới
mật độ quần thể của rầy nâu khi so với tác động của các ký sinh (Ooi và ctv, 1994).
Theo Phạm Văn Lầm (2006), phần lớn các loài thiên địch của rầy nâu là loài
bắt mồi. Đặc biệt phổ biến là bọ xít mù xanh và nhện lớn bắt mồi. Bọ xít mù xanh
chiếm từ 10,8 - 79,8% tổng số các thể bắt mồi thu trong quần thể rầy nâu. Đã xác
định được 18 loài nhện lớn bắt mồi thường có mặt trong quần thể rầy nâu (Phạm
Văn Lầm, 2002). Tuy có số lượng loài không nhiều so với nhóm côn trùng bắt mồi
(47 loài), song các loài nhện lớn bắt mồi có tỷ trọng rất cao trong tập hợp các loài
bắt mồi của rầy nâu. Nhện lớn bắt mồi thường chiếm từ 39,4 - 80,6% tổng số các
thể bắt mồi thu trong quần thể rầy nâu. Riêng ở Vụ Bản (Nam Định), tỷ trọng của
nhóm nhện lớn bắt mồi đạt thấp nhất và chỉ là 15,5% (Phạm Văn Lầm, 2006).
Ngoài ra, bọ rùa là nhóm bắt mồi phổ biến trên đồng lúa, các loài rầy hại lúa
là một phần thức ăn của chúng. Thí nghiệm trong nhà kính ở IRRI cho thấy khi
tương quan số lượng giữa bọ rùa và rầy nâu là 1:4, thì tỷ lệ rầy nâu bị chết do bọ rùa
tám chấm gây ra là 77 - 91% và do bọ rùa đỏ gây ra là 52 - 93% (Chiu, 1979). Các
loài bọ xít nước Mesovelia sp., Limnogonus sp., Microvelia spp. cũng là những tác
7


nhân gây chết tự nhiên quan trọng của các loài rầy hại lúa. Chúng tiêu diệt cả rầy
nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen (Ooi và ctv, 1994).
2.2.2.4 Vai trò của nhện lớn bắt mồi trong việc hạn chế rầy nâu
Trong nhóm nhện lớn bắt mồi, nhện sói vân đinh ba Pardosa

pseudoannulata, nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpiraticus, nhện lớn hàm to
bụng tròn Dyschiriognatha tenera bắt gặp nhiều trong quần thể rầy nâu. Khả năng
ăn rầy nâu của những loài nhện lớn bắt mồi này khá cao (Phạm Văn Lầm, 2006).
Nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata là loài bắt mồi có ưu thế nhất trong
số các loài nhện lớn bắt mồi của rầy nâu và rầy lưng trắng. Đây là loài bắt mồi quan
trọng và hiệu quả trong khống chế số lượng các loài rầy hại lúa ở nhiều nước Đông
Nam Á (Chiu, 1979; Ooi và ctv, 1994; Reissig và ctv, 1986). Thí nghiệm trong
phòng cho thấy một cá thể nhện sói vân đinh ba trong một ngày có thể ăn được 17 24 ấu trùng hoặc 15 - 20 trưởng thành rầy nâu (Chiu, 1979).
Phạm Văn Lầm (2006) khẳng định rằng khi tương quan số lượng của nhện
lớn bắt mồi và rầy nâu ở mức 1:20 và thấp dưới hơn thì tập hợp nhện lớn bắt mồi có
thể kìm hãm được rầy nâu không cần phun thuốc mà không xảy ra cháy rầy.
2.2.3 Ảnh hưởng của phun thuốc trừ sâu đến thiên địch
Theo Võ Mai (1994), trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới, với liều chỉ bằng
phân nửa liều sử dụng ngoài đồng, Applaud 10WP, Bassa 50EC có tác dụng gây
chết 100% các loài bắt mồi ăn thịt như nhện Pardosa, bọ rùa, bọ xít mù xanh, bọ xít
nước. Thuốc trừ sâu phổ rộng, và ngay cả thuốc trừ rầy nâu (MIPC, BPMC) gây
chết thiên địch ăn mồi trứng sâu cuốn lá nhỏ như dế nhảy (Metioche vittaticollis,
Anaxipha), bọ rùa, bọ xít mù xanh từ 20 - 85% (Bandong và Litsinger, 1986).
Thuốc hóa học phòng trừ rầy nâu còn gây ra hiện tượng tái phát hay bộc phát
(resurgence) rầy nâu: mật số rầy nâu trong lô có phun thuốc cao hơn lô không phun
từ 2,2 - 15,6 lần (Võ Mai, 1994).

8


Heinrichs và ctv (1982) đã chứng minh sự bộc phát của quần thể rầy nâu có
sự góp phần của việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Thuốc hóa học còn ảnh hưởng đến thiên địch qua tồn dư hoặc qua chuỗi thức
ăn (Chelliah và Heinrich, 1984). Kết quả thử nghiệm phản ứng với 40 loại thuốc trừ
sâu, bệnh và cỏ dại thông dụng của 12 loài thiên địch tại 6 nước, cho thấy phần lớn

các nhóm thuốc đều gây chết thiên địch từ 80-90% (Hassan, 1984).
Các thuốc trừ sâu như fenthion, parathion, monocrotophos, bufencarb,
metalvariate, MTMC, BPMC, MIPC, sevin, propoxus và phosmet có độ độc cao đối
với bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis. Còn thuốc acephate, methomyl có độ
độc thấp với bọ xít mù xanh. Các thuốc trừ sâu diazinon, cypermethrin,
deltamethrin, carbofuran, quinalphos, chlorpyriphos, phosalone, thuốc trừ cỏ
pretilachlor, thuốc trừ nấm IBP có độ độc cao với bọ xít mù xanh. Thuốc
endosulfan ít độc với loài bọ xít này (Chiu, 1979).
Cũng theo Chiu (1979) cho thấy các thí nghiệm trong phòng về nhóm thuốc
carbamate có độ độc đối với nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata và nhện
Oedothorax insecticeps cao hơn so với nhóm thuốc lân hữu cơ. Thuốc bufencarb,
carbofuran, cypermethrin, delatmethrin có độ độc rất cao đối với nhện sói vân đinh
ba. Các thuốc monocrotophos, methomyl có độ độc thấp đối với loài nhện sói này.
Joshi và ctv (1983) cho thấy rằng thuốc pyrimioxythion và endosulfan có
độc cao đối với ong đa phôi Platygaster oryzae ký sinh sâu năn. Các thuốc
Chlordimeform, phosalone thì lại ít độc đối với loài ôn ký sinh này.
Thuốc cypermethrin, deltamethrin có độ độc cao đối với bọ xít nước
Microvelia douglasi atrolineata. Thuốc trừ nấm IBP có thể tiêu diệt loài bắt mồi
này với tỷ lệ khá cao. Các thuốc methomyl, chlorpyrifos, methyl parathion, MIPC,
monocrotophos, BPMC có độ độc rất cao với dế bắt mồi Metioche vittaticollis và
anaxipha longipennis (Bangdong và Litsinger, 1986).

9


×