Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

********************

PHẠM THỊ DIỆU PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP.
GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/ 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

********************

PHẠM THỊ DIỆU PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP.
GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60. 62. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:


TS LÊ ĐÌNH ĐÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/ 2008


NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY BỆNH THÁN THƯ
TRÊN CÂY ỚT

PHẠM THỊ DIỆU PHƯƠNG
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

2. Thư ký:

3. Phản biện 1:

4. Phản biện 2:

5. Ủy viên

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Phạm Thị Diệu Phương. Sinh năm 1980 tại Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ,

con ông Phạm Văn Út và bà Trần Thị Huyền.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung Học Thốt Nốt năm 1998.
Tốt nghiệp đại học ngành Nông Học hệ tại chức tại trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ chí Minh năm 2004.
Năm 2004 làm nhân viên cho Cty CP Đồng Xanh tại Long An.
Tháng 9 năm 2006 theo học cao học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật tại
Trường Đại Học Nông Lâm, Tp. HCM.
Tình trạng gia đình: Chồng: Văn Hồng Phước, kết hôn năm 2008
Địa chỉ liên lạc: Số 45, Đường số 11, Cư xá Rada, P13, Q6, Tp. HCM.
Điện thoại di động: 0909 669 647
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

iii


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin được trân trọng ghi ơn và cảm tạ:
Ban giám hiệu, Khoa Nông Học, Phòng Sau Đại Học Nông Lâm Tp. HCM đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này.

Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức cũng như
những kinh nghiệm quí báu cho tôi.
Thầy TS Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Các kỹ sư phòng thí nghiệm thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Trường Đại Học
Nông Lâm, TP.HCM
Ba mẹ, chồng, anh chị em và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học
tâp và hoàn thành luận văn này

Phạm Thị Diệu Phương

iv


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt”.
Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm bệnh cây thuộc Bộ Môn Bảo
Vệ Thực Vât – Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm. Tp. HCM. Thời gian
thực hiện từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 07 năm 2009 nhằm xác định tác nhân
gây bệnh thán thư trên cây ớt và đánh giá khả năng gây bệnh của các loài
Colletotrichum trên lá và trái đối với các giống ớt.
Kết quả xác định có 3 loài C. gloeosporioides, C. capsici, C. acutatum được
phân lập từ thân lá và trái của cây ớt ở các Tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ . Trong
đó loài C. capsici phân lập từ thân, lá và loài C. gloeosporioides, C. acutatum phân
lập từ trái của cây ớt. Các mẫu nấm C. capsici (CCLTG 08 – 1), C. gloeosporioides
(CCBT 08 – 2), C. acutatum (CCTN 08 – 1) chủng lên cây ớt con trồng trong nhà
lưới với nồng độ 106 bào tử / ml cho thấy loài C. capsici (CCLTG 08 – 1) gây bệnh
trên lá của các giống ớt thương mại và giống ớt sừng địa phương . Vết bệnh trên lá
non xuất hiện ở mép và đuôi lá có hình dạng không xác định . Vết bệnh ở lá già có
những đốm tròn màu vàng và trên vết bệnh có những vòng tròn đồng tâm.

Các mẫu C. capsici (CCLTG 08 – 1), C. gloeosporioides (CCBT 08 -2), C.
acutatum (CCTN 08 – 1) chủng lên cây ớt ngoài đồng ruộng với nồng độ 106 bào
tử /ml cho kết quả , loài C. gloeosporioides (CCBT 08 -2) và C. acutatum (CCTN
08 – 1) gây bệ nh trên trái của các giống ớt thương mại và giống ớt sừng địa
phương, trong khi loài C. capsici (CCLTG 08 – 1) không gây bệnh trên trái . Mức
độ nhiễm bệnh trên trái của các giống ớt khác nhau

, trong đó giống ớt sừng địa

phương nhiễm bệnh thán thư cao nhất . Loài C. gloeosporioides (CCBT 08 – 2) gây
ra trên bề mặt trái những đốm vàng có nhiều hình vòng tròn đồng tâm và dịch bào
tử màu hồng da cam. Loài C. acutatum (CCTN08 – 1) gây ra trên bề mặt trái những
vệt màu xám với nhiều hình dạng khác nhau , không tạo vòng tròn đồng tâm . Kết
quả xác định có sự khác biệt về tính gây bệnh của các loài
phận của cây ớt ngoài đồng ruộng.

v

Colletotrichum theo bộ


SUMMARY
The topic was “Studies on Collectotrichum spp. causing the anthracnose
disease of peppers”. Experiments were conducted at laboratories under the Plant
Protection Department and the experimental farm of the Faculty of Agronomy of
the Ho Chi Minh City Nong Lam University, from August 2008 to July 2009. The
study aim was to determine the causual agents of anthracnose disease of peppers
and to assess characters of Collectotrichum species infected to the leaf and fruit of
peppers.
The results showed that Collectotrichum capsici, C. gloeosporioides, and C.

acutatum were isolated from to stems and leaves of peppers growing

in the

Western and South East Provinces. In which C. capsici was isolated to pepper
stems, leaves and C. gloeosporioides and C. acutatum isolated to pepper fruit. The
fungus samples of C. capsici (CCLTG 08 – 1), C. gloeosporioides (CCBT 08 – 2)
and C. acutatum (CCTN 08 – 1) had been inoculated with the concentration of 106
spores/ml on young peppers grown in green houses and it showed C. capsici
(CCLTG 08 – 1) was pathogenetics to the leaves of trade Capsicum and local
Capsicum annuum. The spots on young leaves occured on the edges and tail of a
leaf with unspecified shapes. The spots on old leaves occured with yellow - pots
with the concentric rings.
The fungus samples of C. capsici (CCLTG 08 – 1), C. gloeosporioides
(CCBT 08 – 2) and C. acutatum (CCTN 08 – 1) inoculated with the concentration
of 106 spores/ml on peppers grown on fields showed that the species C.
gloeosporioides (CCBT 08 – 2) and C. acutatum (CCTN 08 - 1) were pathogenetic
to the fruit of trade capsicum and local capsicum annuum but the species C. capsici
(CCLTG 08 – 1) nonpathogenic to fruit. Infection

levels on fruit of various

varieties of peppers was not the same, in which, the local capsicum annuum was
infected the anthracnose most. The species C. gloeosporioides (CCBT 08 – 2)
caused yellow spots with the concentric rings and the salmon – colored areas on the
surface in the central portions of the lesions consisting of large masses of fungus

vi



spores. The species C. acutatum (CCTN08 – 1) caused grey streaks on fruit surface
with many different shapes, but no create concentric rings. The results also
indicated the differences in pathogenesis of Colletotrichum species in parts of the
plants in the field.

vii


MỤC LỤC
Trang tựa
Trang chuẩn y

TRANG
i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v


Mục lục

xiii

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng

xii

Danh sách các biểu đồ

xiii

1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích yêu cầu

2

1.2.1 Mục đích

2


1.2.2 Yêu cầu

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc của cây ớt

3

2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái của cây ớt

3

2.2.1 Đặc tính sinh học

3

2.2.2 Đặc tính sinh thái

4

2.3. Sự phát sinh và phát tán của bệnh thán thư

5

2.4 Những tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt

6

2.5 Những nghiên cứu tính kháng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.


9

2.6 Triệu chứng bệnh thán thư

9

viii


2.7 Tổng quan về nấm Colletotrichum

10

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

13

3.2 Nội dung nghiên cứu
13
2.2.1 Định danh tên loài của nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên lá và trái ớt
13
3.2.2 Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm Colletotrichum spp. trên lá và trái đối
với một số giống ớt

13

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Định danh tên loài của nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên lá và trái ớt


14

3.3.1.1 Phân lập và nuôi cấy

14

3.3.1.2 Khảo sát sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ
150C, 200C, 250C, 300C và 350C trên môi trường PGA

14

3.3.1.3 Khảo sát tác động của Benomyl đối với nấm Colletotrichum spp.
trên môi trường PGA

15

3.3.1.4 Mô tả hình thái và xác định tên loài của nấm Colletotrichum spp.
đã phân lập được.

15

3.3.2 Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm Colletotrichum spp. trên lá và trái ớt
đối với một số giống ớt

16

3.3.2.1 Thí nghiệm 1

16


3.3.2.2 Thí nghiệm 2

18

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

20

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các mẫu Colletotrichum spp.phân lập được trên cây ớt

21

4.2 Sự phát triển của mẫu Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ khi nuôi cấy
trên môi trường PGA

24

4.3 Mô tả hình thái bào tử, giác bám và xác định tên loài Colletotrichum spp.

30

i


4.4 Khảo sát tác động của thuốc Benomyl 50WP đối với các loài Colletotrichum
spp. trên môi trường PGA

36


4.5 Đánh giá khả năng gây bệnh của C. capsici thu thập trên lá, C. acutatum và C.
gloeosporioides thu thập trên trái đối với lá một số giống ớt trồng trong nhà lưới.

38

4.6 Đánh giá khả năng gây bệnh của C. capsici thu thập trên lá, C. acutatum và C.
gloeosporioides thu thập trên trái đối với trái một số giống ớt trồng ngoài đồng
ruộng

43

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

5.1 Kết luận

50

5.2 Đề nghị

51

Tài liệu tham khảo

52

Phụ lục
58


ii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Cấu trúc cụm cuống bào tử của một vài loại nấm Colletotrichum gây hại
cây trồng.
12
Hình 4.2: Các mẫu bệnh trên lá, trái và thân của cây ớt được thu thập để phân lập ở
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh long, Tây Ninh.
22
Hình 4.3: Các mẫu nấm Colletotrichum spp. phân lập được trên cây ớt tại Tiền
Giang, Bến Tre, Tây Ninh.
24
Hình 4.4: Sự phát triển của Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ sau 10 ngày
nuôi cấy trên môi trường PGA.
27
Hình 4.5: Hình dạng bào tử của mẫu nấm CCBT08 – 2 sau 10 ngày nuôi cấy trên
môi trường PGA.
31
Hình 4.6: Hình dạng bào tử của mẫu nấm CCLTG08 - 1 sau 10 ngày nuôi cấy trên
môi trường PGA.
32
Hình 4.7: Hình dạng bào tử của mẫu nấm CCTN08 - 1 sau 10 ngày nuôi cấy trên
môi trường PGA.
32
Hình 4.8: Bào tử nấm Colletotrichum nẩy mầm và hình thành giác bám trong môi
trường nước ở nhiệt độ phòng

35
Hình 4.9: Đường kính tản nấm của 3 nhóm Colletotrichum spp. trên môi trường
PGA 10 ngày sau cấy với nồng độ Benomyl 5 µg/l

36

Hình 4.10: Các lô thí nghiệm để phun 3 mẫu (CCBT08 – 2, CCTN08 – 1,
CCLTG08 -1).trên lá của các giống ớt trồng trong nhà lưới.
39
Hình 4.11: Triệu chứng bệnh trên lá của các giống ớt sau khi chủng C. capsici 14
ngày trong nhà lưới
41

iii


Hình 4.12: Triệu chứng bệnh do CCBT08 - 2 gây ra trên các giống ớt sau 27 ngày
chủng ngoài đồng ruộng.
46
Hình 4.13 Triệu chứng bệnh do mẫu CCTN08 – 1 gây ra trên trái các giống ớt sau
27 ngày chủng .
48

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Những tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt


8

Bảng 4.2: Nguồn gốc các mẫu nấm Colletotrichum spp. phân lập từ cây ớt năm 2008
23
Bảng 4.3: Đường kính trung bình tản nấm Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ sau
10 ngày cấy trên môi trường PGA

28

Bảng 4.4: Mô tả hình thái học của nhóm Colletotrichum spp. phân lập được trên
trái ớt ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh

29

Bảng 4.5: Tỷ lệ % hình dạng bào tử của 20 mẫu nấm Colletotrichum ( n=20)

30

Bảng 4.6 Tỷ lệ bào tử nảy mầm và hình thành giác bám của 3 loài Colletotrichum
spp. trong giọt nước ở nhiệt độ phòng

33

Bảng 4.7: Sự phát triển của các mẫu Colletotrichum spp. ở nồng độ Benomyl 5µg/l
khi nuôi cấy trên môi trường PGA

37

Bảng 4.8: Phản ứng của lá một số giống ớt đối với nấm Colletotrichum spp.
trồngtrong nhà lưới


40

Bảng 4.9: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số giống ớt khi phun mẫu CCLTG08
-1 trên lá của cây ớt trồng trong nhà lưới

43

Bảng 4.10: Phản ứng của trái một số giống ớt đối với nấm Colletotrichum spp.
trồng ngoài đồng ruộng

iv


45
Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số giống ớt khi phun mẫu CCBT08
- 2 trên trái trồng ngoài đồng ruộng

44

Bảng 4.12: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số giống ớt khi phun mẫu CCTN08 1trên trái của các giống ớt trồng trong ngoài đồng ruộng

47

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Đường kính trung bình tản nấm của các nhóm Colletotrichum

spp. ở các mức nhiệt độ 10 NSC trên môi trường PGA

v

26


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Ớt là một cây trồng quan trọng ở cả quy mô lớn và sản xuất nhỏ trên khắp

thế giới. Quả ớt vừa được dùng làm rau tươi vừa được dùng làm gia vị, sử dụng ở
dạng quả tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu, nước sốt, muối chua. Trong quả ớt
có chứa nhiều loại vitamin đặc biệt vitamin C có nhiều trong 2 loài ớt cay và ớt
ngọt. Trong quả ớt có chứa Capsaicin (C 18 H 27 NO 3 ) là một loại Alkaloid có vị cay,
chính nhờ chất này mà ớt làm tăng sự ngon miệng trong bữa ăn. Ngoài ra Capsaicin
còn được dùng làm dược liệu trong y học, chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.
Cây ớt là một trong những cây trồng quan trọng ở vùng nhiệt đới. Tổng số
diện tích trồng ớt trên thế giới 3.729.900 ha đạt sản lượng khoảng 20.000.000 tấn.
Trong đó có khoảng 1.700.000 ha cho sản xuất trái tươi và khoảng 1.800.000 ha cho
sản xuất ớt khô (FAO, 2003).
Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, sản xuất bị giới hạn rất nghiêm
trọng do sâu và bệnh, trong đó dịch hại chính là bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp. gây hại trên trái, thân và lá. Bệnh thán thư ảnh hưởng nghiêm
trọng trên trái làm giảm năng suất và chất lượng quả ớt ở thời kỳ thu hoạch và bảo
quản. Đặc biệt ớt trồng trong mùa mưa thường bị bệnh này phá hại nặng có thể làm
giảm năng suất, cá biệt lên đến 90% (Nguyễn Danh Vàn, 1997). Ở Tây Nguyên,

năm 1997 hàng chục tấn ớt đã bị mất trắng vì bệnh này gây ra. Ở Củ Chi (TPHCM)
bệnh xuất hiện phổ biến trên các ruộng ớt trồng trong mùa mưa, mức độ nhiễm bệnh
trung bình từ 27,19% - 64,31% (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2006). Theo Vũ Triệu Mân

1


và Lê Lương Tề (1998), bệnh gây hại nặng ở những vùng trồng ớt ở nước ta, tỷ lệ
bệnh có thể lên đến 70%. Theo Mai Thị Phương Anh (1998) và Mai Văn Huyền
(2000), tỷ lệ thất thu năng suất từ 70-75%và tỷ lệ thiệt hại của ớt do bệnh này gây ra

trung bình ở một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là 73,64% (Nguyễn Văn
Đông, 2002).
Hiện nay, biện pháp phòng trừ chủ yếu là phòng trừ tổng hợp: hạt giống sạch
bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh tốt, chọn giống có thời gian trái chín nhanh để
tránh bị nhiễm nấm, dùng thuốc hóa học. Dùng thuốc hóa học trong điều kiện không
mưa thì có hiệu quả, nhưng trong trường hợp mưa nhiều bệnh phát triển mạnh thì
thuốc ít có hiệu quả do bị rửa trôi. Bên cạnh đó, ớt là loại dùng trái tươi, cần phải
tránh phun thuốc nhiều có thể để lại dư lượng gây hại cho người tiêu dùng.
Những thiệt hại do bệnh gây ra cũng gia tăng đáng kể, một phần chọn lọc
giống chủ yếu cho sản lượng cao và sinh trưởng bỏ qua tính kháng bệnh, tác nhân
gây bệnh hầu như chưa được đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Từ những nguyên nhân
trên để góp phần trong công tác chọn tạo các dòng ớt F1 triển vọng có tính kháng
cao “Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt” là cần
thiết và có ý nghĩa khoa học và ứng dụng.
1.2

Mục tiêu yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu

Xác định những loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư ở một số
vùng trồng ớt và mức độ gây hại của nấm Colletotrichum spp. đối với một số
giống ớt.
1.2.2 Yêu cầu
Phân lập nấm Colletotrichum spp. gây hại trên cây ớt.
Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm Colletotrichum spp. đối với một số
giống ớt.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc của cây ớt
Cây ớt thuộc họ cà Solanaceae, thuộc chi Capsicum. Có 5 loài được trồng
trọt chính trong tổng số 30 loài ớt bao gồm: Loài Capsicum annuum L, C.
frutescens, C. chinense Jachin, C. pendulum Willdenow var pendulum L và C.
pubescens Ruiz và Pavon. Năm loài trồng trọt chính này thuộc 3 trung tâm khởi
nguyên khác nhau Mêhico và Guatemala là trung tâm của C. annuum; Amazon là
trung tâm khởi nguyên của C. chinensis và C. frutescens; C. pendulum và C.
pubescens thuộc về 2 trung tâm Pêru và Bôlivia. Các loài ớt trồng phân biệt chủ yếu
bởi cấu trúc hoa và đặc điểm quả. Ớt sừng bò và ớt ngọt thuộc loài C. annuum.
2.2 Đặc tính sinh học và sinh thái của cây ớt
2.2.1 Đặc tính sinh học
Cây ớt là dạng cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, tuy nhiên
cũng có giống thân bò, cành có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1,5 m. Ớt có thể là cây
hằng năm hoặc lâu năm nhưng thường được gieo trồng như cây hằng năm.
Rễ cây ớt có 2 loại là rễ cọc và rễ chùm. Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển
mạnh sau đó nhiều rễ phụ phát triển tạo ra một hệ thống rễ chùm. Rễ ớt ăn nông, có
khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng.

Lá ớt thuộc dạng lá đơn mọc xoắn trên thân chính. Lá có nhiều dạng khác
nhau thường gặp nhất là dạng lá mác, lá hình trứng ngược, mép lá ít răng cưa. Lông
trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số loại có mùi thơm. Lá mỏng có kích
thước trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5 cm.

3


Hoa ớt có cấu tạo hoàn thiện, quả thường được sinh đơn độc trên từng nách
lá, chỉ có loài C. chinensis thường có 2 - 5 hoa trên một nách lá. Hoa mọc thẳng
đứng hoặc buông thõng. Trên cuống hoa thường không có li tầng. Hoa có màu
trắng, một số giống có màu trắng sữa, xanh lam và tía. Hoa có 5 – 7 cánh, cuống
hoa dài khoảng 1,5 cm, đài ngắn có dạng chuông từ 5 – 7 cái, tai dài khoảng 2 mm
bọc lấy quả. Nhụy có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình tròn. Hoa có 5 – 7
nhị đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tía. Còn nhóm C, frutescens và C,
chinensis có ống phấn màu trắng xanh. Có thể phân biệt các nhóm ớt theo màu đốm
chấm ở gốc cánh hoa. Kích thước hoa phụ thuộc vào các loài khác nhau, đường
kính hoa trung bình từ 8 – 15 mm. Ớt thuộc nhóm cây có hoa lưỡng tính, tự thụ.
Tuy nhiên ớt có tỷ lệ giao phấn khá cao do vòi nhụy và ống phấn khá chênh lệch
nhau ở một số giống. Tỷ lệ giao phấn cao đôi khi lên tới 36,5%, nếu nhiệt độ cao tỷ
lệ giao phấn lên đến 90% và được thụ phấn nhờ ong hoặc các loài sâu bọ khác.
Quả ớt thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm 2
ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhăn, màu sắc, độ cay
và độ mềm thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có thể có màu xanh hoặc tím. Quả
chín có màu đỏ, da cam, vàng, nâu, màu kem, hoặc hơi tím. Hạt có dạng thận, màu
vàng rơm, chỉ có hạt của C, pubescens có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 – 5
mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng 220 hat, còn ớt ngọt có khoảng 160 hạt (Mai
Thị Phương Anh, 2001).
2.2.2 Đặc tính sinh thái
Cây ớt ưa nhiệt độ cao, phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ trung bình từ 20

– 300C, nhiệt độ trên 320C cây sinh trưởng kém, tỷ lệ đậu quả thấp. Nhiệt độ thích
hợp cho hạt nảy mầm là 25 – 300C, ở nhiệt độ 150C hạt nảy mầm chậm, nhiệt độ
dưới 100C và trên 400C hạt không nảy mầm. Ớt không mẫn cảm với thời gian chiếu
sáng vì thế ớt có thể trồng quanh năm nhưng là cây ưa sáng nên trời âm u sẽ làm

4


hạn chế sự đậu quả. Cây ớt là cây chịu hạn nhưng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả
cần độ ẩm đồng ruộng 70 – 80%, nếu độ ẩm dưới 70% ở giai đoạn này quả bị cong,
vỏ sần sùi. Ớt không chịu được úng, độ ẩm đồng ruộng lớn hơn 80% thì rễ sinh
trưởng kém, cây còi cọc.
Đất phù hợp nhất để trồng ớt là đất thịt nhẹ, giàu vôi. Ớt có thể cho năng suất
trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ. Trên đất màu mỡ,
ớt sinh trưởng được nhưng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Đất chua
và kiềm không thích hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển. Ớt là cây chịu được mặn,
có thể nảy mầm ở đất có nồng độ muối 4000 ppm và pH = 7,6. Mưa nhiều và tưới
trực tiếp lên cây thường xuyên sẽ tạo điều kiện tốt cho nấm bệnh phát triển và tấn
công vào cây ớt (Mai Thị Phương Anh , 2001).
2.3 Sự phát sinh và phát tán của bệnh thán thư
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), nhiệt độ thích hợp cho nấm
gây bệnh là 28-300C. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Bào tử phát
tán nhờ mưa, gió và côn trùng. Bón đạm nhiều, mật độ trồng cao bệnh nặng. Nấm
tồn tại trên vỏ hạt giống, trên tàn dư cây bệnh. Bào tử phân sinh có sức sống cao,
trong điều kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi trong đất vẫn có thể nảy mầm vào vụ sau.
Theo Mai Thị Phương Anh (1996), bệnh thường xuất hiện vào khi trái chín
rộ, lúc thời điểm nhiệt độ cao (300C), mưa nhiều. Theo thí nghiệm của Astuti và
Suhardi (1986) khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tồn trữ và sự chín của trái đã
kết luận rằng ở nhiệt độ 300C bào tử của C. capsici được hình thành cao nhất. Nhiệt
độ tối thích cho C. gloeosporioides phát triển là 28-300C (Kanapathipillai và ctv,

1996).
Theo Nguyễn Văn Đông (2002), kết quả thí nghiệm của Basak - AB và ctv
(1996) qua hai mùa ở Bangladesh đưa đến kết luận: tỷ lệ bệnh thay đổi cùng với sự
thay đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa. Tính mẫn cảm đối
với bệnh thán thư giữa các giống có nguồn gốc khác nhau từ các quốc gia như:
Korea, USA, India, Thailand thì khác biệt không ý nghĩa (Hong-JK và Hwang-BK,

5


1998), Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) và Nguyễn Thị Nghiêm (1996),
bệnh phát triển, lây lan mạnh và gây thiệt hại nghiêm trọng vào những tháng mưa ở
Viêṭ Nam.
Sự lây nhiễm thường xãy ra trong suốt mùa mưa ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất
cho bệnh phát triển là 270C, tuy nhiên sự lây nhiễm vẫn xãy ra ở trên hoặc dưới
nhiệt độ này. Mưa nhiều và tưới nước thường xuyên là cách lây nhiễm nhanh nhất
do bào tử được phát tán và lan rộng. Bệnh phát triển mạnh nhất trên những trái chin
mặc dù có thể gây bệnh ở cả trái non, trái trưởng thành và trái đã chin (Melanie và
ctv, 2004).
2.4 Những tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Theo Kim và ctv, 1985 C.
gloeosporioides gây hại trên trái chín là dòng ‘R’ Trong khi C. gloeosporioides gây
hại trên trái xanh và trái chín là do dòng ‘G’ . Trên ớt bệnh thán thư do ba tác nhân
gây hại chính là Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum acutatum,
Colletotrichum coccodes (Black, 1991). C. gloeosporioides tấn công trên cả 2 giai
đoạn trái xanh và trái chín, trong khi C. capsici chỉ tấn công trên giai đoạn trái còn
xanh (Park và ctv 1990). Theo Trần Thị Ba và Phạm Hồng Cúc (1999) và Phạm
Hoàng Oanh (2001) thì có bốn loài nấm Colletotrichum được tìm thấy trên ớt là: C.
gloeosporioides, C. capsici, C. acutatum và C. coccodes, nhưng Mai Thị Phương
Anh (1998), Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) thì có thêm loài Colletotrichum

nigrum gây bệnh trên ớt.
Ở Hàn Quốc có hai loài C. gloeosporioides và C. capsici gây bệnh thán thư
trên ớt (Kim , 1998). Ở phía nam Florida, năm 1998 bệnh thán thư đã lan rộng và
gây hại nặng làm giảm 10-20% sản lượng ớt. Năm 2001 bệnh tiếp tục xuất hiện và
lan ra phía Bắc Florida. Bệnh xảy ra trong suốt mùa mưa và gây hại từ khi hình
thành trái đến khi trái chín muồi. Có ít nhất 3 loài nấm C. gloeosporioides, C.
capsici và C. coccodes được ghi nhận là nguyên nhân gây bệnh trên ớt ở Florida. Ở
California bệnh thối trái thán thư do nấm C. acutatum tàn phá cây trồng phủ bạt làm

6


giảm 60 - 70% sản lượng ớt. Ở Đài Loan có 3 loài C. acutatum, C. gloesporioides
và C. capsici đã được tìm thấy trên giống ớt Capsicum chinensis (Black, 1999).
Bệnh thán thư trên ớt là do 5 loài nấm gây hại: C. gloeosporioides,
C. dematium, C. coccodes, C. acutatum và Glomerella cingulata. Riêng
C. gloeosoprioides tấn công trên trái ở tất cả các giai đoạn nhưng không gây hại
trên lá và thân cây (Hong và Hwang, 1998). Ở Thái Lan và Indonesia có 2 loài C.
gloeosporioides và C. Capsici lam
̀ giam
̉ năng suât́ traí trong suôt́ muà mưa (Lin và
ctv, 2002; Voorrips và ctv, 2004)
Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng ở các vùng
trồng ớt Thái Lan (Oanh và ctv, 2004; Taylor, 2007) và vùng nhiệt đới Châu Á
(Sariah,1989; Shin và ctv, 2000; Sharma và ctv, 2005). Tác nhân gây bệnh do nhiều
loài Colletotrichum sp: C. capsici, C. acutatum, C. gloeosporioides, C. coccodes và
C. dematium (Hong và Hwang, 1998; Gopinath và ctv, 2006). Trong đó
C. gloeosporioides (Penz) và C. capsici (Syd) là tác nhân gây bệnh phổ biến trên
cây ớt. Theo Mannandhar và ctv, (1995) C. gloeosporioides là tác nhân gây bệnh
trên trái ớt ở Đài Loan. Theo Gopinath và ctv (2006),C. gloeosporioides là tác nhân

gây bệnh trên vùng trồng ớt ở Ấn Độ. Những loài Colletotrichum sp, gây bệnh trên
nhiều ký chủ ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, C. gloeosporioides gây hại trên
các loại trái như: bơ, táo, cà phê arabica, xoài, dâu, quả hạnh và ổi (Agwanda và ctv,
1997; Freeman và ctv, 1998; Martinez – Culebras và ctv, 2000; Sander và Korsten,
2003; Xiao và ctv, 2004; Amusa và ctv, 2005). Theo Trần Thị Vân (2006) có 3 loài
C. acutatum, C. gloeosporioides và C. capsici gây hại trên ớt ở các vùng như Đà
Lạt, Hóc Môn và Củ Chi.
Theo Gniffke (2003), bệnh thán thư ớt có thể gây ra bởi 4 loài nấm
Colletotrichum: C. acutatum, C. capsici, C. gloeosporioides và C. coccodes. Trong
đó 3 loại đầu thường thấy nhiều ở những vùng nóng ẩm trên thế giới. Mặc dù bệnh
thán thư là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất trên cây ớt nhưng chưa có
bằng chứng nào cho thấy rằng có dòng ớt thương mại sở hữu gen kháng bệnh.

7


Theo Vũ Triệu Mân (1998), bệnh thán thư ớt ở Việt Nam do 2 loài nấm
Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici gây ra và 2 loài nấm thường phá hoại
làm trái ớt bị thối nhanh chóng. Đĩa cành C. nigrum có đường kính từ 120 – 280 µm có
nhiều lông gai đen nhọn ở đỉnh, kích thước từ 55 - 190 x 6,5 - 65 µm, bào tử phân sinh
hình bầu dục hoặc hình trụ hai đầu tròn, không màu, đơn bào, kích thước 18 – 25 x 3
µm , cành bào tử phân sinh ngắn hình gậy kích thước 20 – 25 x 2,5 µm. Nấm C. capsici
đĩa cành có đường kính 70 – 100 µm, lông gai có màu nâu sẫm, đỉnh hơi nhạt có nhiều
ngăn ngang và dài tới 150 µm, bào tử phân sinh, không màu, đơn bào, hơi cong hình lưỡi
liềm, kích thước 17 - 28 x 3 - 4 µm.
Bảng 2.1: Những tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt
Các nước và các vùng

Tác nhân gây bệnh


Tài liệu tham khảo

Australia

Colletotrichum acutatum, C.
atramentarium, C. dematium, C.
gloeosporioides var, minor, C.
gloeosporioides var, gloeosporioides

Simmonds, 1965

India

C. capsici

Maiti and Sen, 1979;
Paul and Behl, 1990

Papua New Guinea

C. acutatum, C. capsici, C.
gloeosporioides
C, acutatum, C. gloeosporioides, C.
coccodes, C. dematium
Gloeosporium piperatum E, and E,,
C. nigrum E, and Hals
C. capsici, C. gloeosporioides

New Zealand


C. coccodes

Indonesia
Korea
Myanmar (Burma)

Taiwan
Thailand

C. acutatum, C. capsici, C.
gloeosporioides
C. acutatum, C. capsici, C.
gloeosporioides

UK

C. acutatum, Glomerella cingulata

USA

C. acutatum
C. acutatum, C. capsici, C.
gloeosporioides, C. nigrum

Vietnam

8

Voorrips và ctv, 2004
Park and Kim, 1992

Dastur, 1920
Pearson và ctv, 1984
Johnston and Jones,
1997
Manandhar và ctv,
1995
Than và ctv, 2008
Adikaram và ctv,
1983
Roberts và ctv, 2001
Don và ctv, 2007


2.5 Những nghiên cứu tính kháng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kiều Oanh (2003), có 15 mẫu nấm
C. capsici và C. gloeosporioides được thu thập từ các vùng khác nhau, chia làm 5
nhóm dựa vào đặc điểm hình thái và tỷ lệ phát triển. Qua kết quả của thí nghiệm đánh
giá khả năng gây bệnh của các mẫu nấm đối với 5 giống ớt: Mun Dam, She Fha,
Khee Nhu, Mae Ping và Louang cho thấy giống ớt Mae Ping có vết bệnh lớn nhất (do
nấm C. capsici) so với 4 giống khác: Mun Dam, She Fha, Khe Nhu và Louang.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Trì (2004), số vết bệnh trên lá ớt của
nghiệm thức xử lý SA nồng độ 500 ppm và 1.000 ppm giảm rõ rệt so với đối chứng
không xử lý SA và ở nồng độ 1000 ppm thì SA bảo vệ hoàn toàn được cây ớt ở giai
đoạn 6 lá khỏi sự tấn công của Colletotrichum spp. với khả năng bảo vệ đạt 100%
Theo Trần Thị Vân (2006), trong 3 phương pháp được sử dụng để chủng bệnh
lên trái ớt ở trong phòng thí nghiệm là gây vết thương, không gây vết thương và
quét thì phương pháp chủng gây vết thương bệnh nặng nhất. Tuy nhiên, phương
pháp không gây vết thương có mức độ gây bệnh cao. Do đó ta sử dụng phương
pháp phun nấm đều lên toàn mặt trái khi chủng ở ngoài đồng ruộng mà không gây
vết thương. Qua kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy giống thương mại có

tỷ lệ bệnh thấp hơn so với giống chủng nhiễm. Mẫu C. acutatum gây bệnh trên
giống ớt thương mại và giống chủng nhiễm cao hơn so với C. gloeosporides. Điều
này cho thấy trong cùng điều kiện thí nghiệm thì mẫu C. acutatum có khả năng gây
bệnh mạnh hơn so với mẫu C. gloeosporioides.
2.6 Triệu chứng bệnh thán thư
Theo Trần Thị Ba (1999), vết bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống
sau đó lan dần ra và có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục (Phạm Hoàng Oanh,
2001), tâm vết bệnh có màu đen, viền màu xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm
và những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên trái, làm
trái mất thương phẩm.

9


Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ
bất kỳ vị trí nào của trái, có màu đen hơi lõm và úng nước. Nếu gặp điều kiện thích
hợp sau 2 - 3 ngày vết bệnh có thể rộng khoảng 1 cm. Ranh giới giữa mô lành và
mô bệnh là một đường viền màu nâu đen chạy dọc quanh vết bệnh. Trên bề mặt vết
bệnh có những chấm nhỏ li ti đó chính là đĩa cành của nấm. Nhiều vết bệnh liên kết
với nhau gây thối quả. Vết bệnh khô có màu trắng vàng và bẩn.
Ngoài ra, vết bệnh thường có dạng tròn hay bầu dục, những chấm nhỏ li ti màu
vàng thường xếp thành những vòng đồng tâm và khi vết bệnh khô vỏ quả có hiện
tượng lõm sâu và thành những vùng nhăn gợn sóng. Trong điều kiện ẩm ướt, thấy
vết bệnh có màu hồng cam trên bề mặt vết bệnh, tâm vết bệnh màu đen (Mai Thị
Phương Anh, 1999).
Theo Black (1991), bệnh thán thư ớt do 3 tác nhân gây hại chính là nấm
C. gloeosporioides, C. acutatum và C. coccodes. Triệu chứng điển hình xuất hiện
đầu tiên trên trái già dưới dạng những vết bệnh nhỏ, thấm ướt, lõm xuống và lan
rộng rất nhanh. Các vết bệnh có thể lan rộng đến 3 - 4 cm đường kính trên các trái
ớt lớn. Các vết bệnh phát triển tối đa sẽ lõm xuống và có màu từ đỏ đậm đến nâu

nhạt, có thể trông thấy được các mô sinh trưởng màu sậm của nấm bệnh với số
lượng thay đổi. Các khối bào tử có màu vàng da bò nhạt hoặc màu hồng cá hồi xuất
hiện rãi rác hoặc tập trung theo những vòng tròn đồng tâm trên các vết bệnh. Đôi
khi các vết bệnh cũng phát triển trên các trái non. Ở một số vùng, triệu chứng bệnh
thường xãy ra là chết rạp trước và sau khi nảy mầm, chềt hoại chồi hoặc đốm lá.
Bệnh có phân bố rộng trên nhiều vùng trồng ớt trong điều kiện tưới phun hoặc nước
trời. Mầm bệnh có thể nằm trong hạt, tồn lưu trong tàn dư thực vật và có phạm vi ký
chủ rộng.
2.7 Tổng quan về nấm Colletotrichum
Theo tài liệu tổng hợp của Sharma năm 1989 nấm Colletotrichum được mô
tả gồm có 11 loài (Von Arx, 1957; Sutton, 1973), Alexopoulos và Mims (1979) thì
đề xuất trên 1000 loài hình thức trong giống này đã được mô tả trước đây và phần
lớn đều trùng tên. Theo ý kiến gần nhất của Baxter và cộng sự (1985),

10


×