Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA ẤU TRÙNG RẦY XANH HAI CHẤM, Amrasca devastans (Dist.) (Homoptera: Cicadellidae) TRÊN BÔNG VẢI TẠI TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.38 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

PHÙNG MINH LỘC

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA ẤU TRÙNG
RẦY XANH HAI CHẤM, Amrasca devastans (Dist.)
(Homoptera: Cicadellidae) TRÊN BÔNG VẢI
TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

PHÙNG MINH LỘC

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA ẤU TRÙNG
RẦY XANH HAI CHẤM, Amrasca devastans (Dist.)
(Homoptera: Cicadellidae) TRÊN BÔNG VẢI
TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã ngành



: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN TẤN VIỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

PHÙNG MINH LỘC

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA ẤU TRÙNG RẦY
XANH HAI CHẤM, Amrasca devastans (Dist.)
(Homoptera: Cicadellidae) TRÊN BÔNG VẢI
TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã ngành

: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN TẤN VIỆT


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2011

i


NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA ẤU TRÙNG RẦY XANH HAI
CHẤM, Amrasca devastans (Dist.) (Homoptera: Cicadellidae)
TRÊN BÔNG VẢI TẠI TỈNH NINH THUẬN

PHÙNG MINH LỘC

1. Chủ tịch:

GS. TS. PHẠM VĂN BIÊN
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

NGUYỄN THỊ HAI
Đại học kỹ thuật công nghệ TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. TRÁC KHƯƠNG LAI
Công Ty TNHH Việt Hóa Nông

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phùng Minh Lộc, sinh ngày 18 tháng 05 năm 1976 tại huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, tại tỉnh
Ninh Thuận năm 1995.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy, tại Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh năm 2000.
Quá trình công tác: Là giám định viên thuốc Bảo vệ thực vật tại Phòng Khảo
nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật thuộc Trung Tâm Kiểm Định và Khảo Nghiệm
Thuốc Bảo vệ thực vật phía Nam, thời gian công tác từ tháng 5 năm 2001 đến nay.
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đia chỉ liên lạc: 43/14 đường 18, khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0908120051
Email:

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thủ Đức, ngày

tháng

năm 2011

Học viên

Phùng Minh Lộc

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn bè.
Cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Đào Tạo
Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Nông học, Quý thầy cô giảng viên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tiến sĩ Trần Tấn Việt đã rất quan tâm, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này.
Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu bông và Phát triển Nông nghiệp
Nha Hố - Ninh Thuận.
Ban lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc Bảo vệ

thực vật vật phía nam.
Cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin tài
liệu và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án tốt nghiệp này.

Thủ Đức, ngày

tháng

Phùng Minh Lộc

v

năm 2011


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy xanh hai chấm (Amrasca
devastans Distant) hại bông vải tại tỉnh Ninh Thuận được tiến hành tại Viện Nghiên
Cứu Bông và Phát triển Nông nghịệp Nha Hố, thời gian từ tháng 10 năm 2010 đến
tháng 5 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu là điều tra tình hình dử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên bong vải, đánh giá hiệu của một số loại thuốc hoá học và xác định tính
kháng thuốc của rầy xanh nhằm để sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ rầy xanh
hai chấm tại tỉnh Ninh Thuận có hiệu quả và làm chậm quá trình kháng thuốc trừ
sâu của chúng. Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm và đồng ruộng để
xác định chỉ số kháng Ri của các hoạt chất nghiên cứu.
Kết quả cho thấy tình hình sử dụng thuốc của nông dân theo điều tra trong vụ
sản xuất bông năm 2010 -2011 rất đa dạng và phong phú gồm 19 loại thuốc thương
phẩm (gồm 17 hoạt chất) để trừ sâu miệng nhai và chích hút. Kết quả thu thập được
trên 130 hộ dân cho thấy số hộ phun dưới 3 lần là 33 hộ chiếm 25,4%, số hộ phun
từ 3 - 4 lần là 79 hộ chiếm 60,8%, số hộ phun trên 4 lần là 18 chiếm 13,8%. Ngoài

ra, hầu hết các hộ dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh đốm
cháy lá cuối vụ và bệnh mốc trắng từ 1 đến 2 lần trong cả vụ, chiếm 72,3%.
Các thuốc Admire 050EC (imidacloprid), Regent 800WG (fipronil) và
Mospilan 3EC (acetamiprid) cho hiệu lực trung bình đối với rầy xanh hai chấm
trong điều kiện sản xuất bông vụ khô năm 2011. Ngoại trừ thuốc Ammate 150SC
(indoxacarb) cho hiệu lực khá ở các thời điểm 3, 5, 7 và 10 ngày sau phun.
Rầy xanh hai chấm đã kháng khá cao đối với hoạt chất acetamiprid;
imidacloprid và fipronil với chỉ số kháng (Ri) theo thứ tự là 304,7; 183,8 và 76,6
lần so với liều khuyến cáo của nhà sản xuất ra hoạt chất. Hoạt chất indoxacarb còn
hiệu lực cao đối với rầy xanh hai chấm.

vi


ABSTRACT
Title “Research on insecticide resistance of jassid (Amrasca devastans) on
cotton in Ninh Thuan province” was conducted at the Nha Ho Research Institute for
Cotton and Agricultural Development, from October, 2010 to May, 2011. Main
target of research was usage of insecticides in effectively controlling to and
preventing their resistance problem in Ninh Thuan province. The experiments were
carried out RCD with 3 replications to estimate LC50, LC95 and resistant index (Ri).
Result obtained as follow: pesticide use of farmers through investigation in
cotton production season 2010-2011 was plentiful and diversified including 19 trade
mark products (17 active ingredients) to control chewing and sucking insects. These
results were collected 130 farmers showed that: number of farmers who applied
pesticide below 3 times accounted for 25.4% (33 farmers), from 3-4 spraying times
were 60.8% (79 farmers) and over 4 times were 13.8% (18 farmers). Besides, the
most farmers used fungicides to control leaf blight and power mildew from 1-2
times entire crops, accounting for 72.3%.
Admire 050EC (imidacloprid), Regent 800WG (fipronil) and Mospilan 3EC

(acetamiprid) offered the average efficacy against green hopper in dry season cotton
production condition in 2011, except Ammate 150SC (indoxacarb) showed quite
efficacy to green hopper at 3, 5, 7 and 10 days after spraying.
Green hopper highly resisted to acetamiprid, imidacloprid and fipronil with
resistant index were 304.7; 183.8 and 76.6 respectively, compared to recommendation
dose of insecticide manufacturer. Only indoxacarb was also sensitive against to green
hopper (green hopper did not resist this active ingredient due to their resistant index
was only 14.1 and belowed 50 comparison to limited level).

vii


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv
Phùng Minh Lộc ......................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. v
TÓM TẮT .................................................................................................................. vi
ABSTRACT .............................................................................................................. vii
MỤC LỤC ................................................................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. x
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................... 2
3. Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Thành phần sâu hại trên bông .............................................................................. 3

1.2. Triệu chứng gây hại, đặc tính sinh học và sinh thái của rầy xanh hai chấm........ 5
1.3. Biện pháp hóa học phòng trừ rầy xanh hai chấm và hiện tượng kháng thuốc ............ 6
1.3.1. Biện pháp hoá học phòng trừ rầy xanh ............................................................. 6
1.3.2. Định nghĩa kháng thuốc của côn trùng ........................................................... 10
1.3.3. Sự xuất hiện tính kháng thuốc ......................................................................... 11
1.3.4. Cơ chế kháng thuốc ......................................................................................... 12
1.3.5. Cách xác định sự xuất hiện tính kháng thuốc ................................................. 14
1.3.6. Phương pháp xác định tính kháng thuốc ......................................................... 14
1.4. Những nghiên cứu về tính kháng thuốc của sâu hại .......................................... 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17

viii


2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.3. Địa điểm ............................................................................................................. 17
2.4. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 18
2.5.1. Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân .................................. 18
2.5.2. Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm của một số thuốc hóa học
trong điều kiện sản xuất bông vụ khô năm 2011 tại Ninh Sơn, Ninh Thuận ... 19
2.5.3. Nghiên cứu tính kháng thuốc của ấu trùng rầy xanh hai chấm đối với các hoạt
chất .................................................................................................................... 21
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 25
3.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất bông huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận ........................................................................................ 25
3.1.1. Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng năm 2010 - 2011 ................ 25
3.1.2. Mức độ các hộ dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật năm 2010 - 2011............. 27
3.1.3. Phân loại các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật sử dụng năm 2010 - 2011 ...... 28

3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học trên đồng ruộng đối với ấu trùng rầy xanh
hai chấm ............................................................................................................ 30
3.3. Mức độ kháng thuốc của ấu trùng rầy xanh hai chấm ....................................... 32
3.3.1. Nồng độ gây chết trung bình của thuốc đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm ........ 32
3.3.2. Hiệu lực và chỉ số kháng của các hoạt chất đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm...... 36
3.3.2.1. Hiệu lực của hoạt chất imidacloprid ............................................................ 36
3.3.2.2. Hiệu lực của hoạt chất fipronil ..................................................................... 37
3.3.2.3. Hiệu lực của hoạt chất acetamiprid .............................................................. 38
3.3.2.4. Hiệu lực của hoạt chất indoxacarb ............................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 46
Kết luận ..................................................................................................................... 46
Đề nghị ...................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 55

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần sâu hại trên cây bông vải (Ninh Thuận, 2009) .......................3
Bảng 3.1. Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất bông tại
huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận năm 2010-2011..........................................26
Bảng 3.2. Số lần các hộ sử dụng thuốc hoá học phun phòng trừ sâu bệnh trên ruộng
sản xuất bông năm 2010-2011 ..........................................................................27
Bảng 3.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất bông năm 2010-2011 29
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thuốc đến mật số ấu trùng rầy xanh hai chấm ................30
Bảng 3.5. Hiệu lực (%) của thuốc đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm ...................31
Bảng 3.6. Nồng độ (ppm) gây chết trung bình (LC50) của các hoạt chất thí nghiệm
đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm, lúc 24 giờ sau khi xử lý ..........................32
Bảng 3.7. Nồng độ gây chết trung bình (LC50), gây chết 95% cá thể (LC95) ấu trùng

rầy xanh hai chấm và chỉ số kháng Ri của các hoạt chất thí nghiệm thăm dò
vào lúc 24 giờ sau khi xử lý ..............................................................................34
Bảng 3.8. Hiệu lực của hoạt chất imidacloprid đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm,
lúc 24 giờ sau khi xử lý.....................................................................................36
Bảng 3.9. Hiệu lực của hoạt chất fipronil đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm, lúc 24
giờ sau khi xử lý................................................................................................37
Bảng 3.10. Hiệu lực của acetamiprid đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm, lúc 24 giờ
sau khi xử lý ......................................................................................................38
Bảng 3.11. Hiệu lực của indoxacarb đối với ấu trùng rầy xanh hai chấm, lúc 24 giờ
sau khi xử lý ......................................................................................................39
Bảng 3.12. Nồng độ gây chết trung bình (LC50), gây chết 95% (LC95) đối với ấu
trùng rầy xanh hai chấm và chỉ số kháng Ri lúc 24 giờ sau khi xử lý. .............40

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Thí nghiệm trên đồng ruộng tại Nha Hố, Ninh Sơn, Ninh Thuận............20
Hình 2.2. Lồng lưới và nhà lưới để nhân nuôi nguồn rầy xanh hai chấm ................22
Hình 2.3. Các thao tác trong phòng thí nghiệm........................................................24
Hình 3.1. Diễn biến tỷ lệ ấu trùng rầy xanh hai chấm chết theo các dãy nồng độ của
các hoạt chất......................................................................................................42

xi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant), thuộc họ Cicadellidae, bộ
cánh đều Homoptera, là một trong những côn trùng chích hút nguy hiểm nhất cho

cây bông (Dhawn và ctv, 1988). Ở Việt Nam, rầy xanh hai chấm xuất hiện gây hại ở
trên 66 loài cây trồng, thuộc 29 họ thực vật khác nhau như: đậu bắp, cà, ớt, dâm bụt,
khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc. Riêng trên cây bông vải, rầy
xanh hai chấm phát sinh gây hại mạnh ở những ruộng bông thiếu nước hoặc khô
hạn (Trần Thế Lâm, 2001). Đây là đối tượng khó phòng trừ vì khả năng kháng
thuốc trừ sâu. Rầy xanh kháng nhiều loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm cúc tổng hợp
trên đồng ruộng (Ahmad và ctv, 1999b). Hiện nay cây bông gặp phải nhiều thách
thức về những vấn đề quản lý dịch hại. Khoảng 1326 loài côn trùng và nhện gây hại
bông trên thế giới. Trong đó, có 145 loài và nhện gây hại trên bông ở Pakistan
(Huque, 1994). Các loài dịch hại thường gặp như sâu xanh (Helicoverpa amigera),
sâu hồng (Pectinophora gossypiella), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci, bọ trĩ
(Scirtothrips dosalis), rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans), nhện (Tetranychus
cinnabarius).
Trước đây khi xử lý hạt giống bông bằng một số loại thuốc hóa học gốc
imidacloprid và thiamethoxam cho hiệu quả phòng trừ rầy xanh hai chấm tốt, rầy
xuất hiện trễ, ở thời điểm 60 -70 ngày sau khi gieo hạt. Nhưng hiện nay hiệu quả
của phương pháp này không cao, rầy xanh hai chấm vẫn xuất hiện khá sớm khi cây
bông vừa có lá thật. Điều đó chứng tỏ rầy xanh hai chấm có khả năng đã kháng
thuốc (Nguyễn Tấn Văn và ctv, 2008).
Tính kháng thuốc trừ sâu được nghiên cứu từ lâu ở nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, những nghiên cứu tính kháng thuốc trừ sâu hại cây trồng nói chung còn
ít được quan tâm, từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay chỉ có vài kết quả được
công bố liên quan đến tính kháng thuốc của sâu hại.

1


Do đó, để giúp công tác quản lý dịch hại và khuyến cáo việc sử dụng thuốc
hiệu quả, an toàn hơn trong sản xuất, đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc đối với
ấu trùng rầy xanh hai chấm, Amrasca devastans (Dist.) (Homoptera: Cicadellidae)

hại bông vải tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” được tiến hành.
2. Mục đích và mục tiêu
Mục đích:
Để sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ rầy xanh hai chấm tại huyện Ninh
Sơn, tỉnh Ninh Thuận có hiệu quả và làm chậm quá trình gia tăng khả năng kháng
thuốc trừ sâu của chúng.
Mục tiêu:
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên bông vải của nông dân tại địa
phương trên.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm của một số thuốc hóa học trong
điều kiện sản xuất bông vụ khô năm 2011 tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và xác
định được mức độ kháng thuốc trừ sâu của ấu trùng rầy xanh hai chấm
LC95/LCkhuyến cáo của từng hoạt chất thuốc.

3. Giới hạn đề tài
- Chỉ nghiên cứu khả năng kháng thuốc của ấu trùng rầy xanh hai chấm trên
bốn hoạt chất imidacloprid, acetamiprid, fipronil và indoxacarb.
- Thí nghiệm hiệu lực của một số thuốc thương phẩm được thực hiện trong
một vụ khô năm 2011 tại Ninh Thuận.

2


Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thành phần sâu hại trên bông
Thành phần sâu hại phổ biến ở các vùng được phân thành 2 nhóm chính:
Bảng 1.1. Thành phần sâu hại trên cây bông vải (Ninh Thuận, 2009)
TT


Tên Việt Nam

Tần xuất xuất hiện
Vụ khô
Vụ mưa

Tên khoa học

Mức độ gây hại
Vụ khô
Vụ mưa

Sâu chích hút
1
2

Rệp
Rầy xanh

Aphis gossypii Glover
Amrasca devastans Distant

+++
++

++
+++

3


Bọ trĩ

Thrips palmi Karny

++

+

4
5
6
7
8
9
10

Bọ trĩ
Bọ phấn trắng
Nhện đỏ
Rệp sáp
Bọ xít đỏ hại xơ
Bọ xít xanh
Bọ xít xanh nhỏ

+
+
+
+
++
+

+

11
12
13
14
15
16

Sâu xanh
Sâu khoang
Sâu cuốn lá
Sâu đo
Sâu đục thân
Mọt đục quả

Scirtothrips dosalis Hood
+++
Bemisia tabaci Gennadius
+
Tetranychus cinnabarinus
++
Maconellicoccus hirsutus Fabricius
+
Dyadercus sidae Montrouzier
++
Nezara viridula
+
Creontiades dilutus
+

Sâu miệng nhai
Helicoverpa armigera Hübner
+
Spodoptera littura Fabricius
+
Sylepta degrogata
+
Anomis flava Fab
+
Ostrinia furnacalis
+
Anthonomus grandis
++

+
+
+
+
+
++

++
+++

+++
+++

+++

+


+
++
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

(Nguồn: Viện nghiên cứu bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2009)

Ghi chú:

+: ít phổ biến; ++: phổ biến; +++: rất phổ biến
+: Ít gây hại; ++: Gây hại trung bình; +++: Gây hại nặng

Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thị Hai (1996), trong vùng bông Đồng Nai và
Ninh Thuận có một lượng loài côn trùng và nhện rất phong phú. Đã thu thập khá
lớn một số loài sâu hại và thiên địch có trên cây bông, đưa số lượng loài lên tới 175
loài, trong đó có 49 loài gây hại, 120 loài có ích và 6 loài chưa rõ quan hệ. Trong số
49 loài côn trùng và nhện hại bông ở vùng nghiên cứu thì những loài gây hại chủ
yếu như rệp (Aphis gossypii), rầy xanh hai chấm (A. devastans), sâu xanh

3


(Helicovera armigera). Một số loài khác như: sâu đo (Anomis flava), sâu hồng
(Pectinophora gossypiela) được coi là những loài gây hại tiềm năng quan trọng.
Một số loài được coi như là sâu hại tiềm năng như sâu đo, trong điều kiện
thuận lợi như ở Đồng Nai, với mật độ ≤ 101 sâu/100 cây, nó không gây hại đáng kể
nhưng lại là nguồn ký chủ, thức ăn quan trọng để nhân ong mắt đỏ và các loài thiên
địch khác ngay từ đầu vụ, giúp cho chúng nhân nhanh để có khả năng kìm hãm sự
bùng phát của sâu xanh ở giữa và cuối vụ.
Ở Việt Nam, số liệu thống kê ban đầu tại miền Nam cho thấy có khoảng 69
loài côn trùng sống trên bông (Nguyễn Văn Cảm, 1976). Tại miền Bắc, khoảng 21
loài sâu hại cho cây bông ở vùng Nông trường Tô Hiệu-Sơn La (Hà Quang Hùng,
1995). Nguyễn Thị Hai (1996) xác nhận có khoảng 175 loài côn trùng, nhện và vi
sinh vật chung sống trên cây bông tại các tỉnh phía Nam; bao gồm 49 loài có hại
(chiếm tỷ lệ 28%), 120 loài có ích (chiếm 68,6%) và 6 loài chưa rõ quan hệ (chiếm
3,4%). Gần đây, số liệu điều tra trên bông đã xác định có 195 loài sâu hại và thiên
địch, trong đó có 50 loài gây hại và trên 140 loài sinh vật có ích. Trong số này có

186 loài côn trùng và nhện, 9 loài sinh vật khác (tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, virus).
Theo Nguyễn Tấn Văn và ctv (2008), rầy xanh hai chấm có mặt trên cây
bông từ rất sớm từ khi cây bông được 10 ngày tuổi nhưng với mật độ thấp. Khi cây
bông được 45 ngày tuổi mật độ rầy xanh hai chấm tăng nhanh. Trên giống VN36.P
đến 52 ngày tuổi mật độ rầy là 35,6 con/100 lá. Do ảnh hưởng của việc phun thuốc
trừ sâu xanh nên mật độ rầy giảm mạnh và ngay sau đó lại gia tăng mật độ và đạt
đỉnh cao thứ 2 khi cây bông được 73 ngày tuổi. Khi phun thuốc trừ sâu xanh lần 2
kết hợp với phun thuốc trừ rầy, mật độ rầy lại giảm thấp cho đến cuối vụ.
Cây bông là một trong những cây trồng có số loài côn trùng và nhện chung
sống nhiều nhất. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 1326 loài côn trùng sinh sống
trên bông. Trong đó, số loài có hại chiếm đến 15% và một nửa trong số loài này gây
hại ở mức độ nghiêm trọng (Smith và Reynolds, 1972).

4


1.2. Triệu chứng gây hại, đặc tính sinh học và sinh thái của rầy xanh hai chấm
Triệu chứng gây hại: Cây bông ở giai đoạn còn nhỏ (có 2 lá sò đến 3-4 lá
thật) bị rầy xanh hai chấm hại mép lá màu vàng. Trên lá bông non bị hại có chấm
đen nhỏ li ti, gây hại nặng làm cho lá non héo trông như bị luộc, mép lá co lại, lá bị
khô đen làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây bông. Khi cây bông đã lớn, rầy xanh
hai chấm gây hại làm cho mép lá mới bắt đầu bị biến vàng và cong lại. Khi bị hại
nặng thì toàn lá có màu đỏ huyết dụ, với nhiều lá bị khô cháy gọi là hiện tượng
“cháy rầy”, lá trở nên khô giòn và rụng, cây không có khả năng quang hợp và khó
phục hồi. Do vậy, tất cả các tổ hợp lai đều nhiễm rầy tùy theo mức độ nặng nhẹ
khác nhau (Trần Thế Lâm, 2001).
Theo nghiên cứu của Evans (1966) và Joyce (1961), rầy xanh hai chấm (A.
devastans) đẻ trứng bên trong gân ở mặt dưới của lá, trứng có màu hơi vàng. Nói
chung trứng rầy xanh được tìm thấy trên lá ở giai đoạn cây bông được 15- 20 ngày
tuổi. Tuỳ từng loài và vùng sinh thái khác nhau mà sức đẻ, tuổi thọ của rầy xanh cũng

khác nhau.
Ở Châu Phi, Habib và ctv (1972) và Klain (1947) cho rằng một trưởng thành
cái loài J. lybica đẻ được từ 1-7 trứng/ngày, với tổng số trứng đẻ được là 60-81
trứng/rầy cái. Thời gian phát dục của trứng từ 5-15 ngày, của ấu trùng 8-12 ngày,
của rầy trưởng thành 14-60 ngày.
Theo Trần Thế Lâm (2001) tại Ninh Thuận, trong điều kiện nhiệt độ trung
bình từ 27,1 đến 29,5oC, ẩm độ từ 69,4 đến 77,9%, vòng đời của rầy xanh hai chấm
kéo dài từ 13-20 ngày, trung bình 15,13 ngày. Trong đó, trứng 4-8 ngày, trung bình
4,85 ngày; ấu trùng 6-12 ngày, trung bình 8,09 ngày; trưởng thành 3-19 ngày, trung
bình 8,37 ngày. Nhiệt độ có tương quan với vòng đời của rầy (R2 = 0,6481). Nhiệt
độ càng tăng thì thời gian các pha phát triển càng ngắn lại. Khả năng sinh sản của
rầy xanh hai chấm biến động từ 1-60 ấu trùng/trưởng thành cái, trung bình 17,4 ấu
trùng/trưởng thành cái.
Các nghiên cứu về sự phân bố của rầy trên cây bông đã được Chakravarthy
(1985); Gulab Singh, Balan và ctv (1983); Mabbett (1994) tiến hành. Các tác giả

5


này cho rằng, số lượng rầy lớn nhất được tìm thấy ở tầng giữa của cây và đa số rầy
tập trung ở phía đông nam của cây. Điều này có thể giải thích do cường độ ánh sáng
đóng vai trò quan trọng đến sự phân bố của rầy trên cây bông. Mặc dù rầy xanh hai
chấm có xu hướng tính ánh sáng đèn nhưng khi bị khua động và dưới ánh sáng
mạnh chúng có xu hướng tính lẫn trốn (Atwal, 1960; Tunstall và King, 1979).
Đã xác định được 7 loài cây trồng và cây dại là ký chủ của rầy xanh hai
chấm (đậu bắp, ké hoa đào, thầu dầu, hướng dương, cối xay, cà pháo, cà gai) và 14
loài thiên địch của rầy xanh, trong đó nhóm nhện lớn bắt mồi là nhóm thường xuyên
có mặt trên đồng. Chưa phát hiện thấy rầy xanh hai chấm trong vùng nghiên cứu bị
côn trùng ký sinh (Trần Thế Lâm, 2001).
Thành phần thiên địch trên bông rất phong phú, trong đó các nhóm loài có

vai trò quan trọng trong việc kìm hãm sâu hại bông là: ong mắt đỏ (OMĐ), các loài
nhện ăn thịt, các loài bọ rùa và các loại bọ xít ăn sâu, các loài ong kén nhỏ, ruồi ký
sinh (Nguyễn Thị Hai, 1996).
1.3. Biện pháp hóa học phòng trừ rầy xanh hai chấm và hiện tượng kháng thuốc
1.3.1. Biện pháp hoá học phòng trừ rầy xanh
Biện pháp hoá học là phổ biến nhất để phòng trừ rầy xanh khi mật độ đến
ngưỡng gây hại (Mabbett, 1994). Các loại thuốc phosalone, phenthoate, carbaryl,
demethoate, endosulfan, monocrotophos, đã được nghiên cứu để phòng trừ rầy
xanh, trong đó monocrotophos có hiệu lực cao hơn cả (Sidhu, 1987; Visvanatham và
ctv, 1983). Khi đánh giá thiệt hại năng suất do rầy xanh gây ra trên các thực nghiệm
được phun thuốc và không phun thuốc trừ rầy xanh tại bang Punjab (Ấn Độ) từ năm
1975-1980, Sidhu (1986) chỉ ra rằng, trung bình rầy xanh làm giảm năng suất
khoảng 114 kg bông hạt/ha. Sự giảm năng suất này có thể tránh được nếu phun 1-2
lần dimethoate với liều lượng 0,18 kg a.i/ha khi triệu chứng bị hại đến cấp 2 (mép lá
vàng và cong).
Việc phun thuốc hoá học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, phá vỡ cân
bằng sinh thái, tiêu diệt thiên địch, đặc biệt vào giai đoạn đầu của cây bông

6


(Cauquil và ctv, 1997; Tunstall and Mathews, 1961). Nghiên cứu biện pháp hoá học
để phòng trừ rầy xanh, nhiều tác giả cho rằng nên tránh tiến hành phun thuốc trừ rầy
sớm nhằm bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu hại. Trong những năm gần đây, nhiều
nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng thuốc xử lý hạt, bón thuốc vào đất để trừ
nhóm sâu chích hút thay cho việc phun lên lá. Làm như vậy sẽ hạn chế ảnh hưởng
của thuốc hoá học đến hệ thiên địch trên cây bông. Các loại thuốc như aldicarb,
carbufuran, dissufoton và phorate được khuyến cáo xử lý đất ở liều lượng 1 kg
a.i/ha có tác dụng kìm hãm mật độ rầy đến ngày thứ 49 sau xử lý và làm năng suất
tăng lên khoảng 30-61% (Kumar; Agarwal, 1990). Elbert và ctv (1990) cho biết,

bọc hạt giống bằng các loại thuốc nội hấp như: disulfoton, monocrotophos, phorate,
acephate và nhất là imidachloprid có thể bảo vệ được cây bông khỏi sâu chích hút
trong vòng vài tuần lễ đầu khi cây mới mọc. Jean và ctv (1993) cho rằng việc xử lý
hạt giống để phòng trừ rầy xanh là một biện pháp quan trọng trong hệ thống phòng
trừ tổng hợp sâu hại bông. Kết quả nghiên cứu của Surulinelu và ctv (1998) cho
thấy, xử lý hạt giống bằng Imidacloprid có thể làm giảm khoảng 62-72% mật độ rầy
xanh mà không ảnh hưởng đến các loài bọ rùa bắt mồi ăn thịt. Hiện nay, việc xử lý
hạt giống để trừ sâu chích hút được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như
Uzbeckistan, Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ (The IAIC, 1999).
Trong nghiên cứu biện pháp hoá học để trừ rầy xanh, ngưỡng kinh tế cũng
được nhiều tác giả quan tâm. Xác định được ngưỡng là cơ sở cho việc sử dụng
thuốc hoá học một cách hợp lý. Tùy theo mức độ gây hại của rầy xanh hai chấm,
giai đoạn sinh trưởng của cây bông, giống và vùng sinh thái mà ngưỡng phòng trừ
rầy xanh khác nhau. Tiến hành thí nghiệm phun thuốc trừ rầy xanh hai chấm với
ngưỡng 0,75; 1,0; 1,5; 2,0 và 3,0 rầy/lá và so với phun thuốc định kỳ ở Bangladesh,
Ali và ctv (1994) cho biết, ở công thức phun thuốc trừ rầy xanh hai chấm với
ngưỡng 1,0 con/lá có số lần phun thuốc hóa học thấp nhất, bảo vệ được các loài
thiên địch trên cây bông. Các tác giả này đề nghị ngưỡng để phòng trừ rầy xanh hai
chấm ở Bangladesh là 0,75 con/lá trong giai đoạn bông còn nhỏ, 1 con/lá ở giai
đoạn hoa rộ, 1,5 con/lá ở giai đoạn quả thành thục. Kết quả nghiên cứu của Ali và

7


Treen (1993) cho rằng, nếu phun theo định kỳ 14 ngày/lần thì số lần phun thuốc/vụ
là 18 lần và tỷ suất lợi nhuận là 3,1. Nếu phun theo ngưỡng cấp rầy hại là 0,5 thì số
lần phun thuốc cũng nhiều và tỷ suất lợi nhuận là 9,0. Nếu phun theo ngưỡng mật
độ rầy 1 con/lá thì chỉ cần phun từ 2-4 lần/vụ và cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Phun theo ngưỡng mật độ rầy 0,67 con/lá cho tỷ suất lợi nhuận 12,5, phun theo
ngưỡng gây hại cấp 1 cho tỷ suất lợi nhuận là 12,2. Kết quả nghiên cứu ngưỡng

kinh tế của rầy xanh hai chấm và sâu loang trên cây bông ở Bangladesh Ali và
Karim (1991) cho biết, nếu phun theo ngưỡng kinh tế thì chỉ phun 1-2 lần là giữ mật
độ của những sâu này ở giới hạn có thể chấp nhận được. Chi phí thuốc hoá học đối
với phun định kỳ (6-8 ngày/lần) cao hơn nhiều so với chi phí phun theo ngưỡng
kinh tế. Trong khi đó năng suất bông hạt giữa phun theo ngưỡng kinh tế và phun
định kỳ không khác biệt ở mức có ý nghĩa về mặt thống kê. Chính vì vậy, lợi ích
kinh tế phun theo ngưỡng cao hơn nhiều so với phun định kỳ.
Ngưỡng này cũng được ứng dụng rộng rãi tại Thái Lan (Mabbett và ctv,
1994). Còn trong điều kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, phòng trừ bằng thuốc hoá học được áp
dụng khi mật độ rầy xanh hai chấm đạt đến 10 ấu trùng hoặc rầy trưởng thành/lá
(Erdal, 1999). Tại Pakistan, Pieter (1987) khuyến cáo nên phòng trừ rầy trước khi
mật độ đạt 2-3 con/lá.
Các thí nghiệm trên đồng ruộng và trong nhà lưới ở Pakistan với các mật số

rầy xanh hai chấm khác nhau đã xác định được ngưỡng gây hại kinh tế trên cây
bông và thời điểm kiểm soát hiệu quả nhất. Các thí nghiệm trong nhà lưới, khi mật
độ rầy khoảng 0,5 con/lá duy trì trong 40 ngày làm giảm năng suất bông có ý nghĩa.
Trong khi đó, trên đồng ruộng với mật số 1 con/lá là ngưỡng gây hại cực trọng. Sử
dụng nhóm thuốc dimethoate ở liều lượng 494 g a.i/ha vào thời điểm thích hợp cũng
làm giảm sự thất thoát năng suất so với đối chứng có ý nghĩa (Ahmad và ctv, 1986).
Theo nghiên cứu của Ahmad và ctv (1999b), thí nghiệm được thực hiện từ
tháng 3 đến tháng 7 năm 1993 ở Faisalabad, Pakistan để đánh giá hiệu quả của các
dẫn xuất từ cây neem, cụ thể như mẫu cây neem (1 và 2%), dầu neem (5 và 6%) và
chất ly trích từ nhân hạt neem (3 và 4%) đối với rầy xanh hai chấm là dịch hại chính

8


trên cây mướp tây (Hibiscus esculentus). Sau khi thử nghiệm, kết quả cho thấy mật
số rầy xanh hai chấm giảm đáng kể và có ý nghĩa.

Hiệu quả của việc xử lý hạt giống đối với rầy xanh hai chấm hại bông được
nghiên cứu trong điều kiện nhà lưới. Các nghiệm thức bao gồm carbosulfan 25 EC,
chlorpyrifos 20 EC, dimethoate 30 EC, ethofenprox 10 EC, imidacloprid 17.8 SL,
monocrotophos 36 SL, mahua oil, neem oil, phosalone 35 EC, vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens, thiamethoxam 70 WS và nấm Trichoderma viride với 10
ml/kg. Kết quả cho thấy nghiệm thức có mật số rầy xanh hai chấm xuất hiện thấp
nhất là thiamethoxam 70 WAS (12.0 con/lá). Các nghệm thức còn lại có mật số lần
lượt là Imidacloprid 17,8 SL (10,7 con/lá) và thiamethoxam 70WS với mật số (13,5
con/lá), neem oil (13,4 con/lá), mahua oil (14,8 con/lá), phosalone (15,4 con/lá),
nấm Trichoderma viride (15,5 con/lá) và vi khuẩn Pseudomonas fluorescens (15,6
con/lá) (Annakkodi và ctv, 2006).
Trong việc sử dụng biện pháp hóa học phòng trừ rầy, các nghiên cứu về kỹ
thuật phun thuốc cũng được coi trọng và quan tâm nghiên cứu. Ở nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Phi và một số nước ở châu Á, bông được
trồng tập trung theo từng hộ canh tác nhỏ và việc phun thuốc hóa học trừ sâu hại
chủ yếu bằng loại bình đeo vai. Tuy nhiên, ở nhiều vùng do thiếu nước nên việc
phòng trừ rầy xanh gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành nhằm tìm ra những kỹ thuật phun thích hợp, khắc phục được những hạn chế
trên. Đã có hàng loạt nghiên cứu so sánh hiệu quả phòng trừ của loại bình phun đeo
vai với loại bình động cơ (Tunstall và ctv, 1965) như so sánh hiệu quả phun giữa
bình đeo vai, bình ULV và bình VLV (Mowlam và ctv, 1975).
Việc nghiên cứu kỹ thuật phun được tiến hành ở các nước châu Phi từ những
năm 50, các nghiên cứu cho thấy sử dụng loại bình động cơ có hệ thống phun ngang
80-100 lít nước/ha đã cải tiến hơn một bước việc tiết kiệm nước nhưng mới chỉ
được một số ít nông dân áp dụng (Cauquil, 1997). Sau đó, bình phun ULV được
khuyến cáo sử dụng trong những vùng này. Cùng thời gian ở Tanzania bình bơm
đeo vai đã hoàn toàn được thay thế bằng bình phunULV (Nyambo, 1989). Tuy

9



nhiên, hạn chế của việc sử dụng bình phun ULV là chi phí của thuốc phun khá cao
(Matthews, 1990).
Các nghiên cứu về kỹ thuật phun ở Pakistan và Thái Lan cho thấy, việc sử dụng
bình phun LV với lượng nước phun từ 10-30 lít/ha cho hiệu quả cao tương đương với
bình đeo vai phun lượng nước 150-300 lít/ha (Jean và ctv, 1993; Renou, 1995).
Xử lý hạt giống bông bằng thuốc Gaucho 600 FS 3,6 g a.i/ha có hiệu quả
tương đương với Gaucho 70WS 3,5 g a.i/ha. Các loại thuốc Karate 2,5EC với liều
lượng 0,5 lít/ha, Trebon 10 EC liều lượng 0,5 lít/ha có hiệu lực trừ rầy cao. Việc sử
dụng thuốc trừ rầy xanh hai chấm vào thời điểm cây bông được 80 ngày là cần thiết
để bảo vệ năng suất bông và không làm bùng phát sâu xanh (Trần Thế Lâm, 2001).
Giai đoạn từ sau 20 ngày sau khi gieo hạt trở đi: có thể phun thuốc diệt rầy
khi có mật số 3-5 con/lá trở lên. Xử lý hạt giống bông bằng Gaucho 700WP
(Imidachloprid) có thể kéo dài thời gian an toàn của cây đối với rầy xanh hai chấm
đến 50 ngày sau khi gieo, với liều lượng 3,5 g.a.i/kg hạt và 60 ngày sau gieo với
liều lượng 4,9; 6,3 g.a.i/kg hạt. Trong khi không xử lý thì chỉ khoảng 30 ngày đã bị
rầy xanh hai chấm gây hại khá nặng (kéo dài thời gian an toàn của cây bông dài hơn
so với không xử lý khoảng 20 ngày). Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,
tác dụng của Gaucho nước 600 FS tương đương với Gaucho bột 70WS. So với kết
quả nghiên cứu trước đây dường như hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm có xu hướng
giảm dần (Trần Thế Lâm, 2001).
1.3.2. Định nghĩa kháng thuốc của côn trùng
Tính kháng thuốc trừ sâu của một dòng côn trùng nào đó là sự phát triển khả
năng chống lại các nồng độ độc chất gây chết phần lớn các cá thể trong một quần
thể bình thường của cùng một loài (Anonymous, 1957) (dẫn theo Scott, 1995). Khả
năng hình thành tính kháng thuốc được truyền sang cho thế hệ sau.
Tính kháng thuốc trừ sâu là khả năng của một chủng sinh vật chịu đựng được
liều gây chết đối với các cá thể khác trong cùng quần thể (Trần Văn Hai, 2009).

10



LC50 (Lethal concentration) là nồng độ gây chết 50% cá thể sinh vật trong quần thể
ở điều kiện nhất định của môi trường sinh vật đang sống.
1.3.3. Sự xuất hiện tính kháng thuốc
Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở các nồng độ thấp không gây chết không thể
hình thành các dòng kháng thuốc theo nghiên cứu của O’Brien (1967). Khi nồng độ
thuốc được tăng lên và gây chết một phần thì áp lực chọn lọc cho sự phát triển tính
kháng được hình thành. Việc sử dụng thuốc quá mức sẽ làm tăng sự xuất hiện các
dòng kháng thuốc. Cũng theo O’Brien (1967), bản thân thuốc trừ sâu không tạo ra
bất kỳ sự thay đổi di truyền, nhưng chọn lọc dần qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra ngày
càng nhiều các cá thể có tính chống chịu cao.
Thuyết chọn lọc tự nhiên (Biến dị kiểu gen=Genotype): Cá thể chứa tiền gen
chống thuốc mới chịu được sức ép của thuốc, chủng chống thuốc trở nên trội và áp
đảo trong quá trình tự do giao phối với chủng còn mẫn cảm với thuốc.
Thuyết thích nghi môi trường (Biến dị kiểu hình=Phenotype): Cá thể không
có tiền gen chống thuốc; sự hình thành chống thuốc là do sức ép thuốc trừ sâu và
không di truyền tính chống thuốc, chủ yếu chịu tác động do môi trường bên ngoài.
Yếu tố thức ăn: Khẩu phần và chất lượng thức ăn có ảnh hưởng đến hệ số
nhân và tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Yếu tố canh tác: lượng phân bón, đặc điểm canh tác, giống cũng ảnh hưởng
tới khả năng kháng thuốc của côn trùng.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông
nghiệp Nha Hố. Khi xử lý hạt giống bông bằng thuốc hóa học như imidacloprid,
thiamethoxam thì rầy xanh hai chấm xuất hiện trễ vào thời điểm 60-70 ngày sau khi
gieo hạt (Trần Thế Lâm 2001). Nhưng hiện nay, phương pháp xử lý này không còn
hiệu quả nữa và rầy xanh xuất hiện khá sớm khi cây bông vừa có lá thật (Nguyễn
Tấn Văn và ctv, 2008). Điều này chứng tỏ rầy xanh đã xuất hiện tính chống chịu
được thuốc và hình thành tính kháng thuốc đối với hai loại thuốc xử lý hạt trên.


11


Ngoài ra, kết quả đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học như
buprofezin, imidacloprid, fipronil, chlopyrifos ethyl, acetamiprid trên ruộng bông ở
giai đoạn 30 ngày sau gieo đều cho hiệu lực thấp đối với rầy xanh sau khi phun
thuốc 1, 3 và 5 ngày (Nguyễn Tấn Văn và ctv 2009). Đây có thể là dấu hiệu hình
thành tính kháng thuốc của rầy xanh hai chấm.
1.3.4. Cơ chế kháng thuốc
Các cơ chế kháng thuốc thay đổi phụ thuộc vào loại côn trùng hoặc nhóm
thuốc hóa. Các cơ chế kháng bao gồm việc gia tăng khả năng khử độc khi thuốc
xâm nhập vào cơ thể của côn trùng, giảm tính mẫn cảm đối với thuốc ở những vị trí
tác động của thuốc trên cơ thể côn trùng, giảm khả năng xâm nhập của thuốc vào cơ
thể côn trùng thông qua màng cutin, hoặc cô lập thuốc trong cơ thể côn trùng. Ở côn
trùng, đôi khi một cơ chế kháng có thể bảo vệ côn trùng kháng lại các nhóm thuốc
hóa học khác nhau và tính kháng này được gọi là kháng chéo. Ngược lại, khi trên
cùng cá thể có sự hiện diện từ 2 cơ chế kháng trở lên, cá thể này được gọi là cơ chế
đa tính kháng (Knight và Norton, 1989).
Cũng theo tác giả Knight và Norton (1989), tính kháng thuốc của côn trùng
có thể ổn định hoặc tạm thời. Ở côn trùng có tính kháng ổn định, quần thể côn trùng
này không biến đổi sang trạng thái mẫn cảm ngay cả khi ngưng việc sử dụng thuốc
hóa học đó. Đối với tính kháng tạm thời, khi tạm thời ngưng sử dụng thuốc thì quần
thể này sẽ dần dần trở lại trạng thái mẫn cảm, khi đó, thuốc được coi là đã có hiệu
lực kém trước đây có thể sử dụng trở lại để phòng trừ đối tượng côn trùng này. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, quần thể đã kháng trước đây có thể biểu hiện tính
kháng thuốc trở lại.
Một số nghiên cứu khác về cơ chế kháng thuốc của côn trùng theo Trần Văn
Hai năm 2009, sinh vật thay đổi cấu tạo hay kết cấu của biểu bì (Lipo-protein là
chất cấu tạo của lớp kitine sẽ dầy hơn) để giảm sự xâm nhập của thuốc.


12


×