Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

ĐIỀU TRA BỆNH NỨT VỎ CAO SU DO NẤM Botryodiplodia theobromae Pat. GÂY RA TẠI ĐỒNG NAI VÀ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỊ BỆNH BẰNG THUỐC HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

TRƯƠNG VĂN TUẤN

ĐIỀU TRA BỆNH NỨT VỎ CAO SU DO NẤM
Botryodiplodia theobromae Pat. GÂY RA TẠI
ĐỒNG NAI VÀ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỊ
BỆNH BẰNG THUỐC HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRƯƠNG VĂN TUẤN

ĐIỀU TRA BỆNH NỨT VỎ CAO SU DO NẤM
Botryodiplodia theobromae Pat. GÂY RA TẠI
ĐỒNG NAI VÀ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỊ
BỆNH BẰNG THUỐC HÓA HỌC
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2011


ĐIỀU TRA BỆNH NỨT VỎ CAO SU DO NẤM Botryodiplodia theobromae
Pat. GÂY RA TẠI ĐỒNG NAI VÀ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỊ BỆNH
BẰNG THUỐC HÓA HỌC

TRƯƠNG VĂN TUẤN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS. PHẠM VĂN BIÊN

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
2. Thư ký:

TS. VÕ THỊ THU OANH

Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
3. Phản biện 1:

GS.TS. NGUYỄN THƠ

Hội Bảo vệ Thực vật Việt Nam
4. Phản biện 2:


PGS.TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
5. Ủy viên:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trương Văn Tuấn, sinh ngày 10 tháng 02 năm 1979 tại Quảng Trị,
là con Ông Trương Văn Thảo và Bà Đoàn Thị Hòa.
Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại trường PTTH Đức Linh, huyện Đức
Linh, tỉnh Bình Thuận năm 1996.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy tại Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002.
Năm 2002 - 2011 làm việc tại Phòng kỹ thuật cao su, Tổng Công ty cao su
Đồng Nai, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo vệ Thực vật tại Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ là Châu Thị Phương Thảo, kết hôn năm 2008. Con là
Trương Minh Tuấn Thịnh, sinh năm 2009 và Trương Tuấn Nghị, sinh năm 2011.
Địa chỉ liên lạc: 161 - Ấp Suối Tre – Xã Suối Tre – Thị xã Long Khánh –
Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại di động : 0908 277788
Điện thoại nhà riêng : 0613 726320

Email

:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là một
phần trong đề tài “Nghiên cứu trị bệnh do nấm Botryodiplodia theobromae gây hại
trên cây cao su” của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam do ThS. Trần Ánh Pha
làm chủ nhiệm đề tài. Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng
ý của chủ nhiệm đề tài.
Ký tên

Trương Văn Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn tất luận văn Thạc sĩ này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và
động viên của mọi người. Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến:
 Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo Khoa Nông học, Phòng Sau đại học –
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
 TS. Từ Thị Mỹ Thuận đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
 ThS. Phan Thành Dũng và ThS. Trần Ánh Pha đã cho tôi những ý kiến bổ
ích và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

 Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Phòng kỹ thuật cao su
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia khóa cao học, nghiên cứu và thực hiện đề
tài.
 Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và bộ môn Bảo vệ Thực
vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
 KS. Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Phương Vinh, Nguyễn Thị Thanh Trang
và các Anh, Chị, Em trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật – Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài này. Các
Anh, Chị, Em đồng nghiệp và bạn bè là nguồn động viên lớn về tinh thần giúp tôi
thực hiện tốt đề tài.
 Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc xin kính gởi đến Bố, Mẹ, các anh chị
em và gởi đến vợ tôi, những người đã tận tụy hy sinh, âm thầm đóng góp cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Trương Văn Tuấn

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra bệnh nứt vỏ cao su do nấm Botryodiplodia theobromae Pat.
gây ra tại Đồng Nai và nghiên cứu phòng trị bệnh bằng thuốc hóa học” được thực
hiện tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Thời gian thực hiện từ tháng 05 năm 2009 đến tháng 01 năm 2011 gồm các nội
dung: (1) Điều tra bệnh nứt vỏ hại cao su tại Đồng Nai; (2) Nghiên cứu một số đặc
tính sinh học của nấm B. theobromae; (3) Nghiên cứu phòng trị bệnh nứt vỏ hại cao
su bằng thuốc hóa học.
Kết quả đạt được:
Các dòng vô tính với tuổi cạo khác nhau đều có mức nhiễm bệnh được ghi
nhận từ nhẹ đến trung bình. Dòng vô tính VM 515 có TLB và CBTB cao nhất trong

các dòng vô tính được điều tra, tuổi cạo càng cao mức độ nhiễm bệnh càng lớn.
Từ tháng 5/2009 đến tháng 1/2010, tỷ lệ bệnh (%) và CBTB của bệnh nứt vỏ
trên dòng vô tính cao su RRIV 4 biến thiên với mức độ từ nhẹ đến trung bình
(CBTB từ 0,53 - 1,08), trong đó bệnh phát triển mạnh vào tháng 9/2009 và ngừng
phát triển trong tháng 12/2009 và tháng 1/2010.
Bệnh nứt vỏ làm giảm sản lượng mủ cao su từ 1,12 đến 23,76 g/c/c. Bệnh
càng nặng sản lượng mủ cao su thu hoạch (g/c/c) giảm càng nhiều. Mối tương quan
giữa mức độ bệnh nứt vỏ và sản lượng mủ thu hoạch được thể hiện qua phương
trình hồi quy y = -5,5836x + 75,913 (y = sản lượng mủ thu hoạch, x = cấp bệnh).
Môi trường PSA là môi trường thuận lợi nhất cho nấm B. theobromae phát
triển và hình thành bào tử. Trên môi trường PDA, sự tăng trưởng của nấm B.
theobromae không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Đánh giá tính kháng của 12 dvt đối với bệnh do nấm B. theobromae cho thấy
dvt PB 260 đang được trồng đại trà nhiễm bệnh nặng nhất, các dvt LH 90/276, LH
90/1094, LH 90/952 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp có thể phát triển ra sản xuất.
Theo phương pháp đầu độc môi trường, các thuốc Anvil 5SC, Vixazol 275
SC và AriviT 250 SC có có hiệu lực cao nhất đối với nấm B. theobromae. Thuốc
Vicarben 50 HP có hiệu lực thấp nhất.
Ngoài đồng ruộng, các loại thuốc Anvil 5SC, Vixazol 275 SC, AriviT 250
SC nồng độ 0,5 % đều có hiệu lực phòng trị bệnh nứt vỏ cao hơn so với đối chứng
là Vicarben 50 HP nồng độ 0,5 %. Sau 3 lần phun, TLB (%) giảm 97,33% và CBTB
giảm đến 98,77%.

v


SUMMARY

The thesis “Investigating disease of rubber clones caused by Botryodiplodia
theobromae Pat. at Dong Nai province and chemical control” were conducted at

Dong Nai Rubber Corporation and Rubber Research Institute of Vietnam from May
2009 to January 2011 as the listed contents: (1) Surveying bark disease caused by B.
theobromae on rubber clones at Dong Nai province; (2) Study on some biological
characteristics of collected isolates of B. theobromae; and (3) Evaluating the
efficacy of chemical fungicides in controlling B. theobromae.
All investigated clones at different ages suffer lightly to moderately from B.
theobromae disease. VM515 had the highest incidence and severity among tested
clones; the longer age of tapping, the higher severity of the disease.
From May 2009 to January 2011, RRIV4 clones suffered lightly to
moderately from B. theobromae disease with the average score varied from 0,53 to
1,08; the worst was observed in September 2009 and then average score disease
became stable in December 2010 and January 2011.
B. theobromae disease reduced severely latex from 1.12 to 23.76 g/t/t. The
more severe of the disease, the lower amount of latex. The correlation between the
level of disease and harvested latex is expressed by the regression equation y = 5.5836 x + 75.913 (y = harvested latex, x = score of disease).
PSA was the most favorite medium for the growth and sporulation of B.
theobromae fungus. On PDA, the growth of the fungus was not affected by the
different lighting cycles.
Evaluating disease resistance of 12 rubber clones to B. theobromae fungus,
the results showed that: among tested clones, PB 260 was highest infected, whilst
LH 90/276, LH 90/1094 and LH 90/952 were lowest infected.
Evaluating the efficacy of fungicides against B. theobromae in laboratory
experiments by poisoned food technique indicated that Anvil 5 SC, Vixazol 275 SC
and AriviT 250 SC had highest efficacy, Vicarben 50 HP lowest effective.
After three sprays of these fungicides on small scale in the field showed that
the efficacy of Anvil 5 SC, Vixazol 275 SC and AriviT 250 SC fungicides at 0.5 %
of concentration was higher than that of Vicarben 50 HP at 0.5 %. Reduction of
disease incidence was 97,33% disease severity decreased 98,77%.

vi



MỤC LỤC
TRANG CHUẨN Y .................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
SUMMARY .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu - Yêu cầu ................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu .............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................3
1.3 Giới hạn đề tài .......................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
2.1 Giới thiệu tổng quát về cây cao su .......................................................................4
2.2 Quá trình du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam .......................................4
2.3 Điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ và Đồng Nai ...................................7
2.3.1 Điều kiện tự nhiện của vùng Đông Nam Bộ ......................................................7
2.3.1.1 Khí hậu ............................................................................................................7
2.3.1.2 Đất ...................................................................................................................7
2.3.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai ...............................................................8
2.3.2.1 Khí hậu ............................................................................................................8
2.3.2.2 Đất đai .............................................................................................................8
2.4 Một số bệnh hại chính trên cây cao su ..................................................................8


vii


2.5 Giới thiệu nấm Botryodiploidia theobromea Pat. ...............................................10
2.5.1 Sơ lược về nấm B. theobromea ........................................................................10
2.5.2 Đặc điểm hình thái ...........................................................................................13
2.5.3 Đặc điểm sinh học ............................................................................................13
2.6 Bệnh nứt vỏ do nấm B. theobromea gây ra trên cây cao su ...............................14
2.6.1 Phân bố .............................................................................................................14
2.6.2 Sự xâm nhiễm, sự lây lan và khả năng tồn tại .................................................15
2.6.3 Triệu chứng bệnh .............................................................................................15
2.6.3.1 Trên vườn ươm và vườn cây KTCB năm 1 - 2 trên vỏ xanh nâu .................15
2.6.3.2 Trên vườn cây KTCB vỏ hoá nâu (năm thứ 3 trở lên) và vườn cây khai thác
......................................................................................................................17
2.6.4 Phòng trị ...........................................................................................................17
2.6.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................17
2.6.6 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................18
2.7 Đặc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong khảo nghiệm ............19
2.7.1 Anvil 5 SC ........................................................................................................19
2.7.2 Opus 75 EC ......................................................................................................19
2.7.3 Vixazol 275 SC ................................................................................................20
2.7.4 Do One 250 SC ................................................................................................20
2.7.5 AriviT 250 SC ..................................................................................................20
2.7.6 Vicarben 50 HP ................................................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................22
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................22
3.3.Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................23

3.4.1 Điều tra tình hình bệnh nứt vỏ hại cao su ........................................................23
3.4.2 Điều tra diễn biến của bệnh nứt vỏ hại cao su .................................................25
3.4.3 Điều tra ảnh hưởng của bệnh nứt vỏ đến sản lượng mủ cao su .......................25

viii


3.4.4 Phương pháp lấy mẫu và phân lập ...................................................................27
3.4.5 Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm trên các môi trường PDA, PSA,
MEA .................................................................................................................27
3.4.6 Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm ở các thời gian chiếu sáng khác
nhau ..................................................................................................................28
3.4.7 Đánh giá tính kháng của một số dòng vô tính cao su triển vọng đối với nấm B.
theobromae ......................................................................................................28
3.4.7.1 Trong điều kiện nhà lưới ...............................................................................28
3.4.7.2 Trong điều kiện ngoài đồng ..........................................................................29
3.4.8 Khảo sát hiệu lực của thuốc nhóm triazole, carbamate đối với nấm B.
theobromae trên môi trường PDA ...................................................................31
3.4.9 Thí nghiệm phòng trị bệnh nứt vỏ hại cao su bằng thuốc hóa học ..................33
3.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................35
4.1 Tình hình bệnh nứt vỏ hại cao su do nấm B. theobromae ..................................35
4.2 Diễn biến của bệnh nứt vỏ hại cao su .................................................................39
4.3. Ảnh hưởng của bệnh nứt vỏ đến sản lượng mủ thu hoạch.................................40
4.4 Sự sinh trưởng và phát triển của nấm B. theobromae trên các môi trường PDA,
MEA và PSA .......................................................................................................43
4.5 Sự sinh trưởng và phát triển của nấm B. theobromae ở các thời gian chiếu sáng
khác nhau .............................................................................................................48
4.6 Tính kháng của một số dòng vô tính cao su triển vọng đối với nấm B.
theobromae ..........................................................................................................52

4.6.1 Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới................................................................52
3.4.6.2 Trong điều kiện ngoài đồng ..........................................................................56
4.7 Hiệu lực của thuốc nhóm triazole, carbamate đối với nấm B. theobromae trên
môi trường PDA ..................................................................................................57
4.8 Thí nghiệm phòng trị bệnh nứt vỏ hại cao su bằng thuốc hóa học .....................63
4.8.1 Hiệu quả phòng trị ............................................................................................63

ix


4.8.2 Tác động của thuốc đến nấm bệnh ...................................................................66
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................67
5.1 Kết luận ...............................................................................................................67
5.2 Đề nghị ................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a.i.

Hoạt chất (Active ingredient)

BVTV

Bảo vệ Thực vật

CBTB


Cấp bệnh trung bình

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

DRC

Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content)

Dvt

Dòng vô tính

ED50

Liều lượng hiệu quả đối với 50% số cá thể thí nghiệm (Effective Dose

50)
g/c/c

Đơn vị tính sản lượng gram/cây/lần cạo

Ha

Hecta

IRRDB


International Rubber Research and Development Board

KT

Khai thác

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LD50

Liều lượng gây chết 50% số cá thể thí nghiệm (Lethal Dose 50)

MEA

Malt Extract Agar

NCBI

National Center for Biotechnology Information

NSC

Ngày sau cấy

PDA

Potato Dextrose Agar


Ppm

part per million

PSA

Potato Sucrose Agar

TCty

Tổng Công ty

TLB

Tỷ lệ bệnh

VRA

Hiệp hội cao su Việt Nam (The Việt Nam Rubber Association)

VRG

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (Việt Nam Rubber Group)

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam ........................5
Bảng 2.2 Diễn biến về diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su 1995-2007.......6

Bảng 2.3 Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam từ nay đến 2020 .........6
Bảng 2.4 Các loại bệnh chính gây thiệt hại của cây cao su tại Việt Nam ..................9
Bảng 3.1 Bảng phân cấp và mức độ bệnh ................................................................24
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ bệnh nứt vỏ dựa theo CBTB.......................................25
Bảng 3.3 Chi tiết các lô điều tra diễn biến bệnh .......................................................25
Bảng 3.4 Loại thuốc BVTV và nồng độ thí nghiệm trong phòng ............................32
Bảng 4.1 Mức độ nhiễm bệnh do nấm B. theobromae trên các dòng vô tính cao su
theo tuổi cạo tại TCty Cao su Đồng Nai. .................................................38
Bảng 4.2 Diễn biến CBTB qua các tháng điều tra....................................................39
Bảng 4.3 Ảnh hưởng bệnh nứt vỏ đến sản lượng mủ cao su ....................................40
Bảng 4.4 Hàm lượng cao su khô (DRC %) và sản lượng mủ (g/c/c) của cây cao su ở
các cấp bệnh nứt vỏ ..................................................................................41
Bảng 4.5 Đường kính tản nấm và mật độ bào tử của nấm B. theobromae nuôi cấy
trên môi trường PDA, MEA và PSA .....................................................44
Bảng 4.6 Màu sắc, hình dạng và phân bố tản nấm B. theobromae trên 3 môi trường
dinh dưỡng ................................................................................................46
Bảng 4.7 Đường kính tản nấm, tốc độ phát triển và mật độ bào tử của nấm B.
theobromae ở các thời gian chiếu sáng khác nhau ...................................48
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh của 12 dvt cao su khi chủng nấm B. theobromae nồng độ 105
bào tử/ml trong điều kiện nhà lưới ...........................................................52
Bảng 4.9 Chỉ số ED50, hiệu lực và % ức chế của các loại thuốc đối với nấm B.
theobromae 8 ngày sau khi cấy ................................................................59
Bảng 4.9 (tiếp theo) Chỉ số ED50, hiệu lực và % ức chế của các loại thuốc đối với
nấm B. theobromae 8 ngày sau khi cấy ....................................................60
Bảng 4.10 Phương trình hồi quy của các loại thuốc sau 8 ngày cấy .......................61
Bảng 4.11 Diễn biến tỷ lệ bệnh và CBTB qua các đợt quan trắc và kết quả lấy mẫu
phân lập ở 10 ngày sau xử lý thuốc lần 3 .................................................65

xii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Triệu chứng của bệnh chết ngược do nấm B. theobromae gây ra trên cây
xoài (Muhammad và cs, 2004) .................................................................11
Hình 2.2 Triệu chứng của bệnh chết ngược do nấm B. theobromae gây ra trên cây
cacao (Mbenoun và cs, 2008) ...................................................................11
Hình 2.3 Tản nấm và bào tử nấm B. theobromae (Phan Thành Dũng, 2009) .........13
Hình 2.4 Triệu chứng bệnh chết ngược trên vườn ươm: A, B - Bệnh gây hại mắt
ghép và gốc ghép; C - Bệnh làm chết chồi (Phan Thành Dũng, 2009) ...16
Hình 2.5 Triệu chứng bệnh chết ngược cao su trên vườn cây KTCB năm 1 (A) và
năm 2 (B, C) trên vỏ xanh nâu (Trần Ánh Pha, 2009). ............................16
Hình 2.6 Triệu chứng bệnh nứt vỏ cao su trên vườn cây KTCB năm thứ 5 có vỏ hóa
nâu (A) và vườn cây khai thác (B, C) (Phan Thành Dũng, 2009). ..........17
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng ...........................................................30
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử thuốc ngoài đồng ...........................................34
Hình 4.1 Tương quan giữa cấp bệnh và sản lượng mủ (g/c/c) .................................42
Hình 4.2 Đặc điểm của bệnh nứt vỏ trên vườn cây khai thác: A - Cây không bệnh;
Hình 4.3 Tốc độ phát triển của nấm B. theobromae trên các môi trường PDA, MEA
và PSA ......................................................................................................45
Hình 4.4 Tản nấm B. theobromae trên 3 môi trường dinh dưỡng ............................47
Hình 4.5 Tản nấm B. theobromae ở các điều kiện thời gian sáng tối khác nhau .....50
Hình 4.5 (tiếp theo) Tản nấm B. theobromae ở các điều kiện thời gian sáng tối
khác nhau:) ...............................................................................................51
Hình 4.6 Triệu chứng bệnh chết ngược trên cây cao su con 2 tầng lá (thí nghiệm
chủng bệnh nhân tạo trong nhà lưới). .......................................................55
Hình 4.7 Tỷ lệ bệnh (%) của 12 dvt ở thời điểm 45 ngày sau trồng ........................56
Hình 4.8 Tản nấm B. theobromae trên môi trường PDA nhiễm độc thuốc ở 8 ngày
sau cấy ......................................................................................................62
Hình 4.9: Thí nghiệ m thử thuốc ngoài đồng ...........................................................66


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) có nguồn gốc từ Nam Mỹ được
chính thức du nhập vào Việt Nam năm 1897. Hiện nay diện tích cao su trong cả
nước đạt gần 650.000 ha với sản lượng khoảng 800.000 tấn. Dự kiến năm 2020,
diện tích cao su đạt trên 800.000 ha, sản lượng khoảng 1.200.000 tấn với kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, như những cây trồng khác, cây cao su
cũng bị các loài sâu bệnh tấn công mà đặc biệt là các bệnh hại do nấm gây ra. Vì
diện tích trồng ngày càng tăng và độc canh trên diện tích lớn nên bệnh càng trở nên
nghiêm trọng làm giảm chất lượng vườn cây và tăng chi phí phòng trừ gây thiệt hại
đến kinh tế và đời sống xã hội.
Nấm Botryodiplodia theobromae Pat. được ghi nhận trên cây cao su tại nhiều
nước, gây ra hiện tượng chết ngược chủ yếu cho vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB)
(Chee, 1976; Jonhson, 1989). Nấm được Vincens ghi nhận trên cây cao su tại nước
ta vào năm 1921, sau đó Barat (1931) phát hiện nấm gây hại trên cổ rễ stump trong
vườn ương. Tuy nhiên, từ đó đến nay nấm có tác hại không đáng kể, hoặc chỉ gây
hại rãi rác cho cây con trong vườn nhân, vườn ương và vườn KTCB. Những năm
gần đây, do có điều kiện môi trường thuận lợi, nấm bệnh phát triển và gây hại trên
nhiều diện tích cao su tại vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, mức độ và phạm vi
gây hại tùy thuộc vào dòng vô tính (dvt) cũng như độ tuổi khác nhau của vườn cây.
Dịch bệnh bùng phát tại vùng Đông Nam Bộ năm 1998, đáng kể nhất là tại công ty
cao su Dầu Tiếng, nơi nấm bệnh gây hại tập trung trên phạm vi rộng cho cả vườn
cây KTCB và khai thác (KT). Tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, bệnh gây hại
trên vườn ương, vườn nhân, vườn cây trồng mới, kiến thiết cơ bản lẫn khai thác.

1



Trong đó, năm 2008 trên vườn cây khai thác của Tổng Công Ty có 542.973 cây bị
bệnh, chiếm tỷ lệ 11,6% trong đó có 17.347 cây phải nghỉ cạo làm ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất vườn cây.
Cho đến nay, các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh học của nấm B.
theobromae Pat. cũng như mức độ và phạm vi gây hại của bệnh do nấm này gây ra
trên cây cao su ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Hóa
chất bảo vệ thực vật và biện pháp xử lý được khuyến cáo trong quy trình kỹ thuật
cây cao su do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Viện Nam ban hành năm 2004 không
đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất với tình hình bệnh thực tế hiện nay về hiệu
quả kỹ thuật và kinh tế, thuốc chỉ có hiệu quả trị bệnh đối với những vết bệnh nhẹ,
hiệu lực ngắn, đối với những vết bệnh nặng, nấm tấn công sâu vào trong mô vỏ thì
hiệu quả trị bệnh giảm, nồng độ sử dụng cao và xử lý nhiều lần. Hiện nay, các loại
thuốc có tính lưu dẫn thế hệ mới được phối trộn sẵn có hiệu lực trừ nấm cao, sử
dụng nồng độ thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những loại thuốc vừa có hiệu quả
về cả kỹ thuật và kinh tế giúp cho việc phòng trị bệnh này có hiệu quả hơn. Đề tài:
“Điều tra bệnh nứt vỏ cao su do nấm Botryodiplodia theobromae Pat. gây ra tại
Đồng Nai và nghiên cứu phòng trị bệnh bằng thuốc hóa học” được thực hiện
nhằm giải quyết các vấn đề trên.
1.2 Mục tiêu - Yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tình hình, diễn biến và ảnh hưởng của bệnh nứt vỏ cao su đến sản
lượng mủ khai thác của cây cao su tại Đồng Nai.
Nắm được một số đặc điểm sinh học của nấm B. theobromae làm nền tảng
cho những nghiên cứu tiếp theo.
Xác định hiệu lực trừ nấm B. theobromae của một số thuốc hóa học trong
phòng thí nghiệm và ở ngoài đồng ruộng.

2



1.2.2 Yêu cầu
Điều tra tình hình bệnh nứt vỏ cao su trên một số dòng vô tính phổ biến tại
Đồng Nai.
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của nấm B. theobromae trên môi trường
nhân tạo và nhận biết được triệu chứng bệnh do nấm gây ra trên cây cao su.
Thực hiện các thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ruộng để tìm ra loại
hóa chất bảo vệ thực vật và nồng độ thích hợp phòng trị bệnh do nấm B.
theobromae gây hại trên cây cao su.
1.3 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm chỉ mới xác định nấm dựa vào triệu chứng và một số đặc điểm
sinh học của nấm mà chưa có các nghiên cứu về nấm từ các loại cây ký chủ khác và
các nghiên cứu dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quát về cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg là một trong 10
loài cây cho mủ trong họ Euphorbiaceae (Họ thầu dầu), được tìm thấy trong tình
trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ) trải rộng từ vĩ tuyến
15o Nam đến 16o Bắc và kinh tuyến 46 – 77o Tây bao gồm các nước: Brazil,
Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela. Từ khi rời khỏi vùng nguyên quán
Amazone vào cuối thế kỷ 19, cây cao su Hevea brasiliensis đã được phát triển rất
nhanh ở nhiều nước trên thế giới nhất là vùng Đông Nam Á. Đến nay, sau hơn 100
năm di nhập và phát triển, cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu trên thế giới
(Nguyễn Thị Huệ, 2007).

2.2 Quá trình du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam
Hai cây cao su đầu tiên đưa vào Việt Nam năm 1877 do Pierre trồng tại Thảo
Cầm Viên (Sài Gòn), nhưng sau đó bị chết. Ông Seeligmann gởi về Sài Gòn 50 cây
cao su vào năm 1881, tiếp theo đợt 2 vào năm 1883, nhưng tất cả cây cao su nói
trên đều không tồn tại do nhiều nguyên nhân. Đến năm 1897, Raoul, một dược sĩ
hải quân Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg
(Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm Ông Yệm (Sông Bé) và tại trạm
thí nghiệm của Viện Pasteur tại Suối Dầu – Nha Trang do bác sĩ Yersin nhận 200
cây giống cao su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng mở đầu cho
việc thực nghiệm cây cao su trên diện rộng ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Từ
ngày ấy cây cao su mới chính thức du nhập vào Việt Nam (Đặng Văn Vinh, 1996;
Nguyễn Thị Huệ, 2007).

4


Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng và lô cao su đầu tiên
trên đất đỏ miền Đông Nam Bộ ra đời là lô 9A có diện tích 8 ha, khoảng cách trồng
là 5m x 5m (hiện là vườn bảo tồn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại
nông trường Dầu Giây – Tổng Công ty Cao su Đồng Nai). Từ năm 1906 đến 1975
ngành cao su đã phát triển nhanh chóng và đạt 142.770 ha vào năm 1961. Năm
1958, cây cao su đã trồng thử nghiệm tại miền Bắc Việt Nam và được trồng với quy
mô lớn kể từ năm 1961. Cho đến năm 1975, diện tích cao su có khoảng 5.000 ha tại
khu vực này nhưng do ảnh hưởng chiến tranh nên cho đến năm 1976 tổng diện tích
cao su chỉ còn là 76.600 ha và sản lượng là 40.200 tấn. Từ năm 1982, Chính phủ đã
thông qua kế hoạch phát triển mạnh diện tích trồng cao su, kết quả là mức độ diện
tích trồng mới đã tăng nhanh chóng từ 5.000 ha lên 20.000 ha mỗi năm. Sau trên 30
năm phát triển với chính sách và đầu tư đúng đắn của Nhà nước, kết hợp với sự
đóng góp của các thành phần kinh tế khác nhau, cùng có sự góp phần của các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đến cuối năm 2007, tổng diện tích cao su cả nước đã đạt

549.000 ha cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng suất bình quân 1,612 tấn/ha).
Trong các vùng trồng cao su chính ở Việt Nam, Đông Nam Bộ chiếm 67,4% về
diện tích nhưng đóng góp đến 78,5% về sản lượng, đồng thời cũng là vùng đạt mức
năng suất cao nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên và miền Trung là vùng có điều
kiện khí hậu ít thuận lợi thì cây cao su vẫn phát triển và đạt sản lượng bình quân
tương ứng là 1,360 và 1,172 tấn/ha (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Vùng trồng cao su
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Duyên Hải miền Trung
Tây Bắc
Tổng cộng

Diện tích
Sản lượng
Năng suất
ha
%
tấn
% tấn/ha
% cả nước
370.650 67,4 472.400 78,5 1,714
106,3
124.780 22,7 106.560 17,7 1,360
84,4
53.550 9,7 22.740 3,8 1,172
72.7
670
0,1

549.600 100 601.700 100 1,612
100
( VRA, 2008)

5


Năng suất vườn cây cao su trên diện tích do Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam quản lý đạt 1,716 tấn/ha, cao hơn năng suất các nước sản xuất cao su
hàng đầu như Thái Lan, Indonesia, Malaysia vốn có điều kiện tự nhiên thuận lợi
hơn Việt Nam. Trong khi, năng suất của cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện vẫn còn
ở mức thấp, bình quân đạt 1,44 tấn/ha (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Diễn biến về diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su 1995-2007
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)

Thành
phần
Đại điền
Tiểu điền
Đại điền
Tiểu điền
Đại điền

Năng suất (tấn/ha) Tiểu điền
VRG

1995


2005

2006

2007

237.314
41.086
128.820
2.565
894

296.240
186.460
354.740
126.860
1,568

299.272
222.920
396.530
158.780
1,641

296.280
253.320
398.140
203.560
1,716


833

1,173
1,730

1,385
1,830

% (2007)
53,9
46,1
66,2
33,8
106,5

1,440
89,3
1,800
111,7
(VRA, 2008)

Giá trị xuất khẩu của cao su Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn
gia tăng đáng kể về mặt chất lượng, chỉ tính riêng năm 2007, Việt Nam đã xuất
khẩu 741.000 tấn cao su với 15 chủng loại khác nhau mang về nguồn ngoại tệ gần
1,4 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam có kế hoạch phát triển đến 700.000 ha vào năm
2010, đến 2020 là 800.000 ha và các diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền.
Có triển vọng ngành cao su Việt Nam sẽ xuất được 700.000 tấn năm 2010 và
khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2020 (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2007).
Trong giai đoạn hiện nay, cây cao su đang được tập trung phát triển mở rộng
diện tích không chỉ ở trong nước mà còn được đầu tư phát triển sang cả Lào và

Camphuchia.
Bảng 2.3 Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam từ nay đến 2020
Định hướng phát triển

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích (ngàn ha)
650
800
800
Sản lượng (ngàn tấn)
800
1.100
1.200
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
1,6
1,8
2,0
(Quyết định số 750/TTG-2009 ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

6


2.3 Điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ và Đồng Nai
2.3.1 Điều kiện tự nhiện của vùng Đông Nam Bộ
2.3.1.1 Khí hậu

Vùng Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) và ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng này trãi dài từ
105o 49’ đến 107o 35’ kinh độ Đông và từ 10o 20’ đến 12o17’vĩ độ Bắc. Tổng diện
tích vùng khoảng 2,2 triệu ha (chiếm khoảng 20,3% tổng diện tích đất Việt Nam).
Vùng Đông Nam Bộ nhận bức xạ mặt trời ở mức cao nhất Việt Nam, hơn
130 Kcal/cm2/năm và là vùng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung
bình hàng năm đạt 26-27oC và không thay đổi trong suốt cả năm. Vùng này có
lượng mưa trong bình hàng năm cao, từ 1800-2400 mm. Lượng mưa tập trung vào
mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11, 200-300 mm/tháng) gây ra xói mòn đất ở vùng đồi
dốc và rữa trôi mạnh mẽ phẫu diện đất. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng
1200-1400 mm gây hiện tượng khô cằn lớp đất mặt, thiếu nước cho cây non tăng
trưởng. Vận tốc gió trung bình 2-3 m/giây. Nhìn chung điều kiện khí hậu tương đối
thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cây cao su (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
2.3.1.2 Đất
Cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ phát triển chủ yếu trên 2 loại đất: đất đỏ
bazan và đất xám phù xa cổ.
Đất đỏ bazan: có độ cao so với mặt biển 100-250 m. Thành phần cơ giới từ
năng đến trung bình, sét hoặc sét pha với tầng đất mặt chưa trung bình từ: 55-57%
tỷ lệ sét, đất có kết cấu viên nên độ tơi xốp khá: 59-61%. Đất có độ chua pH = 44,5. Tầng đất mặt giàu chất hữu cơ, tơi xốp, hàm lượng mùn trung bình khoảng
2,8%. Nhìn chung, đất đỏ bazan có chứa các chất dinh dưỡng chủ yếu ở mức từ
trung bình đến khá.
Đất xám phù xa cổ: có cao trình thấp từ 30-50m. Đất thường bằng phẳng, ít
dốc. Có thành phần cơ giới nhẹ, cát hoặc cát pha thịt với tỷ lệ cát tầng đất mặt trung
bình khoảng 70%. Có độ chua thấp pH = 4-4,3. Đất nghèo chất hữu cơ, hàm lượng

7


mùn lớp đất mặt thấp (1,56%). Đất bị rửa trôi mạnh các cation (Nguyễn Thị Huệ,
2007).

2.3.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
2.3.2.1 Khí hậu
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ
trung bình năm 25 – 270C, tháng lạnh nhất cũng không dưới 23,50C, số giờ nắng
trong năm 2.500 – 2.860 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.
Tổng năng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 110 – 120 kcal/cm2 và
phân bố đều qua các tháng. Tháng 12 nhỏ nhất là 7,5 – 8,5 kcal/cm2; tháng 4 cao
nhất là 13,5 kcal/cm2.
Trong năm ở Đồng Nai có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
lượng mưa trung bình năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70% (Đồng Nai,
2010).
2.3.2.2 Đất đai
Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy
nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
- Nhóm đất hình thành trên đá bazan : Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ
phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và
đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài
ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
- Nhóm đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía nam,
đông nam của tỉnh.
- Nhóm đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà (Đồng Nai, 2010).
2.4 Một số bệnh hại chính trên cây cao su
Như những cây trồng khác, cây cao su cũng bị các loài sâu bệnh tấn công.
Theo Chee (1976), có trên 550 loài sinh vật liên quan đến cây cao su, trong đó 24

8



loài có tầm quan trọng về kinh tế. Tại Việt Nam, cây cao su được phát triển trên
nhiều vùng khác nhau trong nước, ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn
có Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Bắc. Là loại cây dài ngày được độc
canh trên diện tích lớn trong vùng có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh cũng xuất hiện và
gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su.
Theo dõi trong thời gian từ 1996-2005, có 8 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh
trưởng và sản lượng cây cao su, trong đó có ba loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm
B. theobromae Pat., bệnh rụng lá Corynespora và rễ nâu do nấm Phellinus noxius
(Corner) G. H. Cunn. Các loại bệnh gây hại cây cao su tại nước ta chủ yếu do nấm
và một số tác nhân không truyền nhiễm khác gây ra. Không có bệnh do
mycoplasma, virus, vi khuẩn, tuyến trùng gây ra (Bảng 2.4).
Bảng 2.4 Các loại bệnh chính gây thiệt hại của cây cao su tại Việt Nam
Loại bệnh
Bệnh lá
1. Phấn trắng
2. Héo đen đầu lá
3. Rụng lá mùa mưa
4. Corynespora
Bệnh thân cành
1. Nấm hồng
2. Nứt vỏ
Bệnh mặt cạo
1. Loét sọc mặt cạo
Bệnh rễ
1. Bệnh rễ nâu

Tác nhân gây bệnh

Bộ phận bị hại


Oidium heveae Steinm.

Lá non, mùa thay lá

Colletotrichum gloeosporioides
(Penz.) Sacc.
Phytophthora botryosa Chee và
P. palmivora (Bult.) Bult.
Corynespora cassiicola Berk &
Curt. Wei.

Lá non vào mùa mưa
Cuống và lá gìa, trái
Lá và chồi trên dvt mẫn
cảm

Corticium salmonicolor Berk. et Thân cành của cây cao su
Br.
3-10 tuổi
Botryodiplodia theobromae Pat. Vỏ hóa nâu

Phytophthora botryosa Chee và Mặt cạo
P. palmivora (Bult.) Bult.
Phellinus noxius (Corner) G. H. Rễ cây cao su trên 3 năm
Cunn
tuổi
(Phan Thành Dũng, 2009)

9



2.5 Giới thiệu nấm Botryodiploidia theobromea Pat.
2.5.1 Sơ lược về nấm B. theobromea
Nấm B. theobromae phân bố khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu giới hạn
ở khu vực khí hậu nhiệt đới từ vĩ tuyến 40o Bắc đến 40o Nam, có khả năng ký sinh
trên 500 loại cây trồng khác nhau (Punithalingam, 1976). Nấm được mô tả đầu tiên
bởi Patouillard vào năm 1892 (Griffiths, 1966). Đến năm 1895, đã có báo cáo đầu
tiên ghi nhận nấm là tác nhân gây bệnh chết ngược trên cây cacao ở Cameroon
(Mbenoun và cs, 2007). Từ đó, nấm xuất hiện phát triển nhanh chóng và đã được
ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Theo Goos và cs (1961), một số ký chủ của nấm là cây trồng quan trọng
được nhiều tác giả ghi nhận và nghiên cứu như trên cam quít (Nowell, 1923; PoleEvans, 1910), cao su (Cook, 1913; Petch, 1921), chè (Cook, 1913; Johnston, 1960),
cacao (Charles, 1906; Cook, 1913; Griffon và Maublanc, 1909; Petch, 1921;
Urquhart, 1961), mía đường (Howard, 1901; Nowell, 1923), bông vải (Johnston,
1960; Patouillard, 1922), cọ dầu (Johnston, 1960; Zambettakit, 1950), xoài
(Charles, 1906; Zambettakit, 1950; Muhammad, 2004), cà phê (Massee, 1909;
Riley, 1960), đu đủ (Petch, 1921; Zambettakit, 1950), điều (Riley, 1960), thuốc lá
(Averna-Sacca, 1922) đậu phộng (Wilson, 1947) và chuối (Wardlaw,1935).
Ở Ghana nấm gây hại đáng kể trên nhiều loại cây trồng như gây đốm lá trên
cà phê, thối thân chuối, thối trái cam quít, thối củ sắn, thối trái cacao, thán thư cọ
dầu, thối rễ dứa, thối thân cây mía, thối củ khoai lang và ngoài ra còn gây hại trên
một số cây trồng khác. Ở Indonesia, nấm còn là một trong số những tác nhân gây
bệnh trên thân cho cây thuộc họ cam quýt, làm thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế
(Triwiratno và cs, 2004).
Ở Pakistan, nấm được phát hiện trên hơn loại cây trồng khác nhau, gây hiện
tượng chết ngược trên xoài, xì mủ trên thân và thối trái. Nấm tấn công từ đầu mút
của đọt non vào phía gỗ già, các lá non bị nấm tấn công từ phía cuống dọc theo gân
lan ra ngoài mép lá, lá già bị bệnh chuyển sang màu nâu. Lá rụng để lại cành trơ
trụi, trường hợp bị nặng làm chết toàn bộ cây. Nấm tấn công trên thân và cành gây


10


×