Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN XUÂN TÝ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT
CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHI N CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN XUÂN TÝ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT
CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHI N CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Xuân Tý

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của quý thầy cô
và các đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Đinh Thị
Hồng Vân - người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo và động viên
tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo các phòng, ban chức năng và
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại Học Huế, thầy cô đã tận

tình dìu dắt, truyền dạy cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và đã tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Xin cảm ơn Quý thầy cô Ban giám hiệu, giáo viên các trường THPT huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ và
động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song
chắc chắn rằng
luận Version
văn sẽ không
thể tránh khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
Demo
- Select.Pdf
SDK
sự góp ý của quý thầy, cô, các đồng nghiệp và các bạn.
Huế, ngày 05 tháng 9 năm 2018
Nguyễn Xuân Tý

iii iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ....................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 7
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 8
8. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 8

Demo
Version
- Select.Pdf
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ
LÝ LUẬN
VỀ QUẢN SDK
LÝ HOẠT ĐỘNG NGHI N CỨU
KHOA HỌC, KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................................... 10
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 10
1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung
học phổ thông .................................................................................................... 13
1.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường
trung học phổ thông ........................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHI N CỨU
KHOA HỌC, KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THI N HUẾ .............. 35
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................ 35
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học, kỹ


1


thuật các trường THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .................... 40
2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh các
trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............. 46
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 56
2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 63
2.6. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng ................................................... 64
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHI N CỨU KHOA
HỌC, KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THI N HUẾ ........................ 68
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ............................................................. 68
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 70
3.3. Các biện pháp đề xuất ................................................................................. 71
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 88

Demo
Version
- Select.Pdf
3.5. Khảo
nghiệm
tính cấp thiết
và tính khảSDK
thi của các biện pháp ................... 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 93
1. Kết luận .......................................................................................................... 93

2. Khuyến nghị .................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

NXB

Nhà xuất bản

THPT


Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh THPT ............ 16
Bảng 2.1. Xếp loại hạnh kiểm của HS qua các năm học .......................................... 37
Bảng 2.2. Xếp loại học lực của HS qua các năm học ............................................... 37
Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng giáo viên và học sinh 4 trường THPT ....................... 38
Bảng 2.4. Tổng hợp về cơ cấu chuyên môn của cán bộ giáo viên tính đến năm học
2017– 2018 .............................................................................................. 39
Bảng 2.5. Trình độ đào tạo từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018 ......................... 39
Bảng 2.6. Mẫu khách thể học sinh ............................................................................ 43
Bảng 2.7. Mẫu khách thể cán bộ quản lý và giáo viên ............................................. 44
Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh và cán bộ giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ở trường THPT .............................. 46
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh và giáo viên về vai trò của hoạt động nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật ở trường THPT .......................................................... 47
Bảng 2.10. Các đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh của 4 trường THPT huyện
Phong Điền trong 5 năm qua. .................................................................. 48
Bảng 2.11. Thống kê những lĩnh vực tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua ...... 52
Bảng 2.12. Thống kê kết quả tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Demo
Version
Select.Pdf
THPT

huyện
Phong -Điền,
tỉnh ThừaSDK
Thiên Huế trong 5 năm qua .......... 53
Bảng 2.13. Những khó khăn của học sinh trung học phổ thông khi thực hiện các
bước nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ........................................................ 54
Bảng 2.14. Những khó khăn của học sinh trung học phổ thông khi tham gia hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ........................................................ 54
Bảng 2.15. Thống kê đội ngũ giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của học sinh trung học phổ thông ............................................................ 55
Bảng 2.16. Khả năng hỗ trợ của cán bộ giáo viên đối với học sinh khi hướng dẫn
hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ................................................ 56
Bảng 2.17. Lập kế hoạch cho hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ...... 57
Bảng 2.18. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ....... 59
Bảng 2.19. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của
học sinh .................................................................................................... 60
Bảng 2.20. Tổ chức quảng bá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của HS .... 61
Bảng 2.21. Tạo động lực để học sinh tham gia và hoàn thành các nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật............................................................................................. 62
Bảng 2.22. Các yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của
học sinh .................................................................................................... 63

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động
trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách
chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa

đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc
phương pháp. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay
thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, bởi đây là sân chơi bổ ích giúp học sinh áp
dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống; học sinh được tiếp cận, làm quen với
phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, tạo bước đệm cho các bậc
học tiếp theo. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật giúp học sinh có sự tự tin, tìm tòi và
sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập và sinh hoạt; từ đó phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên
quan. Hiện nay, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong nhà trường là một trong những
nội dung được
đẩy mạnh,
nhằm
thực hiện mục
tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học sinh, từ đó làm cơ sở xây dựng và phát
triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã có nhiều
chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhiều
hoạt động khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật như: Cuộc thi Khoa học
và kỹ thuật dành cho học sinh trung học - Intel ISEF đến Hội thi Tin học trẻ không
chuyên, hay Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng… và nhiều hoạt động
khoa học phong phú khác.

Nhiều năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các cuộc thi như: Cuộc
thi khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học; Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên,
nhi đồng - là cuộc thi hằng năm do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh
Đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức dưới sự chỉ đạo

5


của Ủy ban nhân dân tỉnh. Những cuộc thi này góp phần khuyến khích phong trào
thi đua sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng, qua đó giúp các em trau dồi kiến
thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong
tương lai; đồng thời tuyển chọn các đề tài tiêu biểu tham gia cuộc thi toàn quốc. Các
cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của các trường tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh với hàng nghìn đề tài đăng ký tham gia,
trong đó có hơn hàng trăm đề tài chất lượng tham gia vòng chung khảo và nhiều đề
tài xuất sắc được trao giải ở cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của người cán bộ quản lý ở trường trung học phổ
thông, chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh tham gia những sân chơi sáng tạo,
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ở các trường trung học phổ thông còn khiêm tốn. Sự
phát triển của phong trào nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chưa đều khắp giữa các
trường và chưa thật sự bền vững. Phong trào nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của một
số trường học còn mang tính thời vụ, bị động. Kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện
hết tầm vóc, sự thông minh, sáng tạo của học sinh Thừa Thiên Huế nói chung và
học sinh huyện Phong Điền nói riêng. Nguyên nhân của những vấn đề này là một
phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt nặng việc học và thi

Demo Version - Select.Pdf SDK

cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưa sự
thật quan tâm và xem công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là nền tảng góp phần

nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên,
học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Các trường chưa có chiến lược
cho việc hình thành và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh. Bên cạnh đó, một số học sinh chưa hứng thú với nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa
học bổ ích này tạo ra là cho mình. Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý
tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vì vậy
các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chưa giải quyết được các vấn đề thực tiễn
cuộc sống. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của các em. Trong công tác quản lý, các nhà trường còn thiếu các cơ chế, chính

6


sách tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của học sinh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con
em mình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật vì e ngại sẽ ảnh hưởng
đến kết quả học tập, nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật ở các trường THPT, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật của học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung học
phổ thông.

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã
đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa thực hiện một cách đồng bộ và
có hệ thống, hiệu quả còn thấp. Nếu xây dựng được cơ sở lý luận và đánh giá đúng
đắn thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thì sẽ đề xuất được
các biện pháp khả thi, cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

7


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của học sinh ở các trường trung học phổ thông.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung
học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học

sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống
hóa các nguồn tài liệu khoa học, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết… nhằm xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm các phương pháp: quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, lấy ý
kiến chuyên gia, khảo sát các báo cáo thực tiễn... nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của của học sinh ở các trường THPT

Demo Version - Select.Pdf SDK

huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường THPT huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2013 - 2014 đến nay và đề xuất các biện pháp để
áp dụng cho giai đoạn hiện nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Mở đầu
+ Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của học sinh ở các trường trung học phổ thông.

8



- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của
học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị

Demo Version - Select.Pdf SDK

9



×