Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sơ đồ hóa trong dạy học khoa học 5 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ DIỄM HẰNG

SƠ ĐỒ HÓA
TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC 5
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ DIỄM HẰNG

SƠ ĐỒ HÓA
TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC 5
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục học Tiểu học)
Mã số: 60140101

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY

Thừa Thiên Huế, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Võ Thị Diễm Hằng

Demo Version - Select.Pdf SDK


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học trường
Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy và đóng góp ý kiến cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học trường
Đại học Sư phạm - Đại học Huế, trường Tiểu học và THCS Sơn Thành Tây, trường
Tiểu học Hòa Phú đã tạo điều kiện cho tốt nhất cho tôi trong quá trình thực nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Võ Thị Diễm Hằng

Demo Version - Select.Pdf SDK



MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ....................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 6
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ..................... 6
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay ............................................... 6
1.3. Xuất phát từ những thuận lợi của việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa vào
dạy học Khoa học 5 .......................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7
4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 8
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8
6. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8

Demo Version - Select.Pdf SDK

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .............................................................. 8
7.2. Phương pháp điều tra ................................................................................. 8
7.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 8
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................................ 9
7.5. Phương pháp thống kê toán học ................................................................. 9
8. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 9
9. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 9
9.1. Trên thế giới............................................................................................... 9
9.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10
10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 11
NỘI DUNG .......................................................................................................... 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 12
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm sơ đồ và sơ đồ hoá................................................................ 12

1


1.1.2. Vai trò của sơ đồ hóa trong dạy học Khoa học ...................................... 13
1.1.3. Quy trình sơ đồ hoá nội dung dạy học ................................................... 15
1.1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học Khoa học ................................................ 17
1.1.5. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5........................................................ 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22
1.2.1. Khảo sát chương trình Khoa học 5 hiện hành ........................................ 22
1.2.2. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học ở Tiểu học .... 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC 5...................... 35
2.1. Nguyên tắc sơ đồ hóa nội dung dạy học Khoa học 5 .................................... 35
2.1.1. Trung thành với nội dung dạy học ......................................................... 35
2.1.2. Đảm bảo mục tiêu giáo dục ................................................................... 35
2.1.3. Phát huy tính sáng tạo của học sinh ....................................................... 35
2.1.4. Phù hợp với trình độ của học sinh ......................................................... 35
2.1.5. Đảm bảo tính hấp dẫn, đa dạng ............................................................. 36
2.2. Xây dựng các dạng sơ đồ............................................................................. 36

Version
- Select.Pdf SDK
2.2.1. SơDemo
đồ khuyết
.........................................................................................
36

2.2.2. Sơ đồ đầy đủ ......................................................................................... 37
2.2.3. Sơ đồ câm ............................................................................................. 38
2.2.4. Sơ đồ bất hợp lí ..................................................................................... 39
2.3. Biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học Khoa học 5 ........................................... 40
2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết ......................................................................... 40
2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ ..................................................................... 46
2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm ............................................................................. 48
2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí ..................................................................... 55
2.3.5. Biện pháp học sinh tự xây dựng sơ đồ ................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 62
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 62
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 62

2


3.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 62
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 62
3.4.1. Kết quả định lượng................................................................................ 62
3.4.2. Kết quả định tính ................................................................................... 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68
1. Kết luận.......................................................................................................... 68
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................. P1

Demo Version - Select.Pdf SDK


3


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng
Bảng 1.1.

Nội dung chương trình Khoa học 5................................................. 23

Bảng 1.2.

Những nội dung có thể sơ đồ hóa trong dạy học Khoa học lớp 5 .... 24

Bảng 1.3.

Sự cần thiết của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học
Khoa học ........................................................................................ 29

Bảng 1.4.

Kết quả khảo sát GV về thực trạng sử dụng biện pháp sơ đồ hóa
trong dạy học Khoa học ở trường Tiểu học..................................... 31

Bảng 1.5.

Quan điểm của học sinh về môn Khoa học ..................................... 32

Bảng 1.6.


Thực trạng của HS về việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy
học Khoa học ................................................................................. 33

Bảng 3.1.

Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm
biện pháp sơ đồ khuyết ................................................................... 63

Bảng 3.2.

Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm
biện pháp phân tích sơ đồ ............................................................... 63

Demo Version - Select.Pdf SDK
Bảng 3.3.

Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm ... 64

Bảng 3.4.

Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra lớp thực nghiệm biện pháp
sơ đồ câm ....................................................................................... 64

Bảng 3.5.

Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra lớp thực nghiệm biện pháp
học sinh tự xây dựng sơ đồ ............................................................. 65

Bảng 3.6.


Bảng điểm trung bình các bài kiểm tra của các lớp học bằng các biện
pháp sơ đồ hóa trong khâu dạy bài mới .......................................... 65

Bảng 3.7.

Bảng điểm trung bình các bài kiểm tra của các lớp học bằng các biện
pháp sơ đồ hóa trong khâu củng cố ................................................. 66

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1.

Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?........................................ 36

Sơ đồ 2.2.

Khái quát đặc điểm sinh sản của động vật ...................................... 37

Sơ đồ 2.3.

Bệnh sốt rét .................................................................................... 37

Sơ đồ 2.4.

Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến trước tuổi dậy thì ....... 38
4


Sơ đồ 2.5.

Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy

thì ................................................................................................... 38

Sơ đồ 2.6.

Cấu tạo của hạt ............................................................................... 39

Sơ đồ 2.7.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi ............................................... 39

Sơ đồ 2.8.

Đặc điểm của các loài hoa có cách thụ phấn khác nhau .................. 40

Sơ đồ 2.9.

Khái quát đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa ............... 43

Sơ đồ 2.10.

Chu trình sinh sản của gián............................................................. 46

Sơ đồ 2.11.

Chu trình sinh sản của ruồi ............................................................. 46

Sơ đồ 2.12.

Chu trình sinh sản của ếch .............................................................. 47


Sơ đồ 2.13.

Cách phòng tránh bệnh sốt rét ........................................................ 50

Sơ đồ 2.14.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ............................................ 50

Sơ đồ 2.15.

Cách phòng tránh bệnh viêm não.................................................... 51

Sơ đồ 2.16.

Cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS ............................................... 51

Sơ đồ 2.17.

Chu trình sinh sản của bướm cải..................................................... 54

Sơ đồ 2.18.

Cấu tạo hoa có cả nhị và nhụy ........................................................ 57

Sơ đồ 2.19.

Phân loại một số loài hoa theo đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản .. 58

Version
- Select.Pdf

Sơ đồ 2.20. Demo
Quá trình
sinh sản
của thực vật SDK
có hoa............................................ 59

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Việt Nam đang trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, nền kinh tế hội nhập toàn cầu, điều này đòi hỏi nền giáo dục phải có sự đổi
mới, trong đó có đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tạo ra những con người
năng động, sáng tạo, có tư duy khoa học, có năng lực giải quyết vấn đề để đáp ứng
được những nhu cầu của xã hội.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết Trung ương, trong Luật Giáo dục.
Cụ thể, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn, diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,

Demo Version - Select.Pdf SDK

phát triển năng lực”. Luật Giáo dục Khoản 2, điều 28 cũng nhấn mạnh: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Hay quan điểm xây dựng Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2017 cũng nêu rõ:
“Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người
học; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và
đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ
động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp
với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.”
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay
Giờ học Khoa học từ trước đến nay chủ yếu vẫn là giảng dạy theo phương pháp
truyền thống, thầy truyền đạt kiến thức, học sinh thụ động tiếp thu tri thức. Các phương

6


pháp dạy học tích cực ít được sử dụng hoặc chỉ được sử dụng trong các giờ thao giảng,
các hội thi Giáo viên dạy giỏi. Vì vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa yêu thích môn học
và khả năng vận dụng kiến thức chưa cao. Việc nghiên cứu tìm cách đưa các phương
pháp hiện đại vào dạy học Khoa học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập
của học sinh, tạo cho các em cơ hội để tìm tòi, tư duy độc lập là hết sức cần thiết.
1.3. Xuất phát từ những thuận lợi của việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa
vào dạy học Khoa học 5
Sơ đồ hóa là một trong những biện pháp giúp học sinh có khả năng tự lực
trong quá trình học tập. Sử dụng biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học, thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đặc biệt rèn luyện năng
lực hệ thống hóa kiến thức và năng lực sáng tạo cho học sinh.
Kiến thức môn Khoa học lớp 5 tương đối khó, khá trừu tượng, có tính khái
quát và khả năng ứng dụng cao, trong khi thời lượng tiết học hạn chế nên học sinh
thường khó nhớ, mau quên kiến thức, điều này đòi hỏi áp dụng các phương pháp,
biện pháp dạy học tiên tiến, khoa học và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

dạy học môn Khoa học. Do đó, việc nghiên cứu tìm cách đưa sơ đồ hóa vào dạy học

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
môn Khoa học
ở trường
Tiểu học
là việc làm cần
thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sơ đồ hóa
trong dạy học Khoa học 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các biện pháp sơ đồ hóa vào quá trình dạy học Khoa học 5 nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc dạy và học Khoa học ở trên lớp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ hóa trong dạy
học nói chung, dạy học ở tiểu học nói riêng.
- Phân tích nội dung chương trình Khoa học 5 để xác định các kiến thức có thể
thực hiện các biện pháp sơ đồ hoá.
- Xây dựng quy trình, xác định các biện pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học
Khoa học 5.

7


- Thiết kế kế hoạch dạy học Khoa học 5 bằng các biện pháp sơ đồ hoá.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của

việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học Khoa học 5.
4. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học Khoa học 5.
5. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng các biện pháp sơ đồ hoá vào việc dạy học Khoa học 5 tại một số
trường Tiểu học ở tỉnh Phú Yên.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học Khoa học 5 thì sẽ phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh, làm
nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học ở bậc Tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến đổi mới cách dạy
và học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng các biện pháp sử dụng

Demo Version - Select.Pdf SDK

các biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học.

- Nghiên cứu thiết kế các biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học Khoa học 5.
7.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng dạy học Khoa học 5 ở trường Tiểu học:
- Đối với giáo viên:
+ Sử dụng phiếu điều tra.
+ Tham khảo giáo án của một số giáo viên.
+ Dự giờ trực tiếp một số giáo viên.
+ Tiếp xúc, trao đổi với giáo viên.
- Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra.
7.3. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, xin ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
về lĩnh vực đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng
cho việc triển khai đề tài.

8


7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử
dụng các biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học Khoa học 5.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để phân tích và xử lí các kết quả thu
được qua điều tra và thực nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lí thuyết của việc sử dụng các biện pháp sơ đồ hoá trong
dạy học.
- Đề xuất quy trình và các biện pháp sơ đồ hoá trong dạy học Khoa học 5.
9. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
9.1. Trên thế giới
Ra đời cách đây hơn 250 năm, lí thuyết sơ đồ chỉ là bộ phận nhỏ của toán học
với vai trò chủ yếu nghiên cứu giải quyết các bài toán có tính chất giải trí, đố vui.
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, lí thuyết sơ đồ mới thu hút sự chú ý của các nhà
khoa học, khi toán học ứng dụng và lí thuyết đồ thị phát triển mạnh thì thành tựu về

Version
- Select.Pdf SDK
sơ đồ bắt đầuDemo
xuất hiện.
[8]
Công trình nghiên cứu đầu tiên về lí thuyết sơ đồ ra đời vào năm 1736 khi nhà

toán học thiên tài Lenohard Euler đặt và giải bài toán rất nổi tiếng về bảy chiếc cầu
bắc qua sông Pregel.
Trong lí luận dạy học, việc nghiên cứu và vận dụng lí thuyết sơ đồ được quan
tâm từ những năm 60 của thế kỉ XX với một số công trình của các nhà khoa học Xô
Viết. Người đầu tiên là A.M.Xokhor, ông đã vận dụng phương pháp sơ đồ hóa để
mô hình hóa một đoạn nội dung tài liệu sách giáo khoa. A.M.Xokhor đã giúp cho
HS phát hiện được nội dung của tài liệu giáo khoa một cách trực quan, nhận dạng
được cấu trúc của kiến thức. [16]
Năm 1967, nhà lí luận dạy học hoá học V.X.Polosin đã dùng phương pháp sơ
đồ để lập mô hình trình tự các thao tác dạy và học trong một tình huống cụ thể. Từ
đó, giúp chúng ta phân tích được bản chất của phương pháp dạy học được áp dụng
trong tình huống dạy học đó và giải thích được hiệu quả của nó.

9


Năm 1972, V.P.Garkunov đã sử dụng phương pháp sơ đồ để lập mô hình các
tình huống dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Theo V.P.Garkumov
trong quá trình hình thành các mẫu tình huống nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thì
việc sử dụng sơ đồ có thể giúp ích rất nhiều trong lý luận dạy học. Trên cơ sở đó,
ông phân loại ra các tình huống khác nhau trong dạy học nêu vấn đề.
Tuy nhiên, phương pháp sơ đồ hóa do Xokhor, Polosin và Garkumov đề xuất
mới chỉ dừng ở mức là phương pháp nghiên cứu khoa học trong lí luận dạy học. Sau
này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sơ đồ hóa như “Graph và ứng dụng của
nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina; “Graph và mạng lưới hữu hạn”của
R.Baxep, T.Xachi; “Lí thuyết graph” của V.V.Belop, E.M.Vôpôbôep;...
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lí
thuyết sơ đồ cũng như tìm hiểu ứng dụng lí thuyết sơ đồ trong dạy học ở nhiều môn
học, các cấp học ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.
9.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhà sư phạm đầu tiên đề xuất việc nghiên cứu và vận dụng sơ đồ
vào dạy học là Nguyễn Ngọc Quang, năm 1981 với công trình “Phương pháp graph
trong dạy học”. Năm 1984, Phạm Tư đã nghiên cứu “Dùng graph để dạy và học

Demo Version - Select.Pdf SDK

môn hóa học chương Nitơ - photpho ở lớp 11 trường THPT”. Năm 1987, Nguyễn
Chính Trung đã nghiên cứu “Dùng phương pháp graph lập chương trình tối ưu và
dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch”. Năm 1993, Hoàng Việt Anh công bố
trên công trình mang tên “Dùng phương pháp sơ đồ - graph vào giảng dạy Địa lý
các lớp 6 và 8 ở trường Trung học cơ sở”.
Ở bậc Tiểu học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng sơ đồ
trong dạy học như: “Sử dụng graph hệ thống hóa từ ngữ trong nội dung mở rộng
vốn từ cho học sinh lớp 3” của Phạm Thị Thanh Huyền, “Sử dụng graph dạy học
những bài ôn tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” của Đào Thị Thu Thảo,“Sử dụng
graph vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4” của Trịnh Thị Minh Hảo,...
Như vậy, chúng ta có thể thấy lí thuyết về sơ đồ và sơ đồ hóa đã được nghiên
cứu khá kĩ từ nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước. Xu thế hiện nay đang tập
trung nghiên cứu quy trình vận dụng sơ đồ một cách cụ thể trong việc dạy và học
của các bộ môn ở Phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng.
10


Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu chỉ đề cập đến các lí thuyết về sơ đồ, việc
thiết kế, xây dựng, sưu tầm và sử dụng sơ đồ trong dạy học, tức là giáo viên tự lựa
chọn và sử dụng sơ đồ vào dạy học, chỉ có giáo viên tiến hành công việc sơ đồ hóa
nội dung dạy học. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hướng
dẫn học sinh tiến hành sơ đồ hóa nội dung dạy học hoặc đã có một số đề tài nghiên
cứu về vấn đề này nhưng ở phạm vi bậc Trung học phổ thông hoặc Trung học cơ
sở. Luận văn này sẽ không chỉ nghiên cứu lí thuyết sơ đồ và sơ đồ hóa, xây dựng

một số dạng sơ đồ mà còn tập trung nghiên cứu các biện pháp sơ đồ hóa ở bậc Tiểu
học, cụ thể là trong môn Khoa học lớp 5.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bản luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2: Sơ đồ hoá trong dạy học Khoa học 5
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

11



×