Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MẠNH ANH

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MẠNH ANH

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9.22.90.09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

HÀ NỘI, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của
luận án chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Mạnh Anh


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7
1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................. 18
1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận án .............................................. 24
1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu - tỉnh Thái Nguyên ................................... 28
Chƣơng 2: ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN ................................................................... 41
2.1. Diện mạo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ........................................ 41
2.2. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ........................................ 77
Chƣơng 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA ................................................................................................... 84
3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở
Thái Nguyên hiện nay ................................................................................. 84
3.2. Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với công tác QLNN
về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên ............................................ 117
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ................. 125
4.1. Dự báo tình hình tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 125
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay .................................... 127
4.3. Một số khuyến nghị ............................................................................ 141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số


GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTG

Hoạt động tôn giáo

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

UBĐKCG

Ủy ban Đoàn kết Công giáo

UBMTTQ


Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là hiện tƣợng xã hội, một bộ phận của văn hóa gắn liền với
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân
tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, tôn giáo ở Việt Nam đang có xu hƣớng phát triển mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn này, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra
nhiều chủ trƣơng, chính sách mới đối với tôn giáo và công tác quản lý của
Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ƣơng lần thứ bảy (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về
công tác tôn giáo và nhiều chỉ thị, kết luận khác liên quan đến tôn giáo và
công tác tôn giáo.
Các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng thể hiện qua các văn
bản nêu trên đã sớm đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc
nhƣ Hiến pháp năm 2013, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo, cùng Nghị định thực hiện.
Ở địa phƣơng, các cấp ủy, chính quyền tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trƣơng của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc để phù hợp với tình hình thực tiễn
nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, giải quyết tốt các nhu cầu chính đáng
về sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo cho mọi ngƣời; tạo điều kiện cho giáo hội,
chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Chính
sách đổi mới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đã làm cho đại bộ phận

chức sắc, chức việc nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tin tƣởng, yên tâm hành
đạo, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng,
phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với hoạt động tôn
giáo (HĐTG) cũng còn nhiều hạn chế, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với thực tế nhƣ: vấn đề xã hội hóa y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo;
quản lý tài sản, đất đai tôn giáo, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của các tôn
giáo; phong chức và quản lý các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; công


2
nhận các tổ chức tôn giáo; một số hiện tƣợng tôn giáo mới chƣa đƣợc công
nhận nhƣng vẫn hoạt động trái quy định pháp luật. Một số cá nhân chƣa tuân
thủ pháp luật, lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động chống đối, kích
động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính
trị, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bên cạnh đó một số lợi
dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hay trục lợi cá nhân.
Thực tế này đòi hỏi cả trên phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn cần tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và thực thi công tác QLNN đối với hoạt
động tín ngƣỡng, tôn giáo một cách có hiệu quả nhất.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều DTTS, là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc, cửa
ngõ của thủ đô Hà Nội. Về đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng, toàn tỉnh có 3 tôn
giáo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành với 120 nghìn tín đồ và một số hiện
tƣợng tôn giáo mới. Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới toàn
diện đất nƣớc, đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Thái Nguyên đang có chiều
hƣớng phục hồi và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, công tác
QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng đã và đang có nhiều thay đổi cho phù
hợp. Các cấp chính quyền của tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính
sách hỗ trợ cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, các cấp chính quyền còn quan tâm, chú
trọng tới công tác quản lý về đất đai của các cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn
tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng
thời, tăng cƣờng công tác quản lý về dân tộc, tôn giáo, để ngăn chặn các tổ chức
truyền đạo trái pháp luật.
Tuy nhiên, công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều
bất cập. Một số cán bộ nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế
nên tham mƣu cho cấp ủy chƣa kịp thời, dẫn tới sự phối hợp giữa các ban,
ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo chƣa thực sự đồng bộ, hiện tƣợng
sử dụng đất, xây sửa, cơi nới cơ sở thờ tự, chuyển nơi sinh hoạt tôn giáo, chia,


3
tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc, sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm
nhóm chƣa đúng quy định của pháp luật vẫn diễn ra, khiếu kiện tranh chấp đất
đai tôn giáo đã xẩy ra nhƣ vụ việc nhà thờ xứ Thái Nguyên... Đó là những vấn đề
cần đƣợc nghiên cứu làm rõ thực trạng và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện
nay.
Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn vấn đề “Đời sống tôn
giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
hiện nay” cho luận án Tiến sĩ Tôn giáo học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ thực trạng đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận án đề xuất một số
giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với
HĐTG ở địa phƣơng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ sau:

- Làm rõ quá trình hình thành và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở
Thái Nguyên.
- Làm rõ công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tác động
đến đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay - những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo (tập trung vào một số vấn đề cơ
bản là cộng đồng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành niềm tin tôn giáo) và
công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: nghiên cứu đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG từ khi có đƣờng lối đổi mới về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 24NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị), nhất là từ khi Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo ra đời (2004) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta
về tôn giáo và công tác tôn giáo. Ngoài ra, NCS kế thừa thành tựu lý luận, kết
quả nghiên cứu, các công trình có liên quan của những ngƣời đi trƣớc gắn với
việc xem xét thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt
động tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đối sánh để có cái nhìn khách quan về thực
trạng, gợi mở chính sách liên quan đến đời sống tôn giáo và công tác quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của tôn giáo học,
nghiên cứu liên ngành, nhƣ khoa học QLNN, sử học, xã hội học, chính trị
học, luật học, trong đó chú trọng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân loại và hệ thống hóa): Đây là
phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng nhất để thực hiện luận án. Với phƣơng
pháp này, luận án có thể khai thác đƣợc nguồn tài liệu phong phú ở từ phía
các tôn giáo và Nhà nƣớc về những vấn đề liên quan đến luận án. Phân loại là
sắp xếp các tài liệu một cách khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng
dấu hiệu bản chất, cùng một hƣớng phát triển của đời sống tôn giáo và công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức


5
thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết để hiểu biết về đời sống
tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Mục đích của
phƣơng pháp này là nhằm khai thác nguồn tƣ liệu thành văn, khảo cứu quá
trình hình thành, phát triển cũng nhƣ thực trạng của đời sống tôn giáo và công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp quan sát tham dự
là phƣơng pháp dùng tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống để
thu thập thông tin về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở
Thái Nguyên. Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp khảo sát thực địa, điều
tra xã hội học, tọa đàm, phỏng vấn, trao đổi với chức sắc, chức việc và cán bộ
làm công tác tôn giáo tại địa phƣơng để thu thập thông tin nhằm củng cố cho
những nhận định, đánh giá về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp phân tích tổng kết thực tiễn là phƣơng
pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn về đời sống tôn
giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích là nghiên

cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin
đã đƣợc phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc hơn
về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Từ
việc phân tích đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay có thể rút ra đặc
điểm cơ bản của đời sống tôn giáo liên quan đến công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay, có thể tổng hợp và rút ra những vấn đề đặt ra
cho công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp đƣợc sử
dụng trong luận án nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao, có sức thuyết phục trong
nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp lịch sử: Là phƣơng pháp hồi cố, kết hợp giữa lịch đại và
đồng đại đi tìm nguồn gốc phát sinh, phát triển của đời sống tôn giáo ở Thái
Nguyên từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tƣợng.


6
Phương pháp so sánh: Việc sử dụng phƣơng pháp này giúp cho luận án
có thể tiến hành đối chiếu, so sánh đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG ở Thái Nguyên, từ đó rút ra những vấn đề nảy sinh và khuyến nghị
đối với các cơ quan chức năng.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống, tƣơng
đối toàn diện đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái
Nguyên.
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng (thành tựu, hạn chế) công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên từ năm 1990 đến nay, đề xuất một số
giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với HĐTG ở
địa phƣơng trong thời gian tới.

Từ góc nhìn Tôn giáo học, cung cấp thêm những bằng chứng khoa
học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo ở Thái Nguyên, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững
của địa phƣơng.
6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng
tỏ vấn đề lý luận về đời sống tôn giáo và hoàn thiện lý luận về công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên và cả nƣớc.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
Tôn giáo học.
- Làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và
những ngƣời làm công tác tôn giáo các cấp của tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp thêm những luận điểm khoa học có tính hệ thống về quản lý
tôn giáo, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan chức năng
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
7. Kết cấu nội dung luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận án chia làm 4
chƣơng, 11 tiết.


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Việt
Nam và Thái Nguyên
Trong những thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu tôn giáo, tín ngƣỡng ở

Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu
về tôn giáo và đời sống tôn giáo đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ:
Cuốn Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (1998) do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, đã phác họa đời sống
tôn giáo của nƣớc ta trong những thập niên 1990 từ góc độ tiếp cận lý luận
cho đến thực tiễn. Với bài viết Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo
Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Có thể đƣa ra một định nghĩa về tôn
giáo một cách khái quát tất cả những hiện tƣợng tôn giáo đã có. Đó là một bộ
phận văn hóa tinh thần mà con ngƣời cảm nhận những điều của thế giới vô
hình rút ra từ xã hội và tự nhiên mà họ đƣơng sống, tác động hƣ ảo vào sinh
hoạt đời thƣờng và “cuộc sống thế giới bên kia”, theo cách suy nghĩ của nền
văn hóa đang chi phối họ” [226, tr.15-15]. Trên cơ sở này, tác giả đã khái quát
một số đặc điểm tình hình tôn giáo, tín ngƣỡng của nƣớc ta, nhƣ: 1. Tuyệt đại
bộ phận ngƣời Việt Nam có nhu cầu tôn giáo; 2. Hệ thống tôn giáo chính của
ngƣời Việt Nam là thờ những ngƣời đã khuất có công với nƣớc, với làng, với
gia đình, dòng họ; 3. Việt Nam là nƣớc đa tôn giáo;... Công trình đã chỉ ra
những vấn đề lý luận để tác giả của luận án nghiên cứu về đời sống tôn giáo
và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên.
Trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (2002)
của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác giả đã trình bày
những vấn đề lý luận chung về tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, sự
khác biệt giữa tín ngƣỡng và tôn giáo; xu hƣớng biến đổi của tôn giáo và tình


8
hình tôn giáo ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Theo đó, tác giả nêu mô
hình thực thể tôn giáo với bốn yếu tố: niềm tin tôn giáo gắn với lực lƣợng siêu
nhiên; nội dung giáo lý, giáo luật; lễ nghi hay thực hành đức tin tôn giáo và cộng
đồng tôn giáo bao gồm cả thiết chế giáo hội và cộng đồng tín đồ. Đây là công
trình nghiên cứu tƣơng đối cơ bản những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, rất

hữu ích cho tác giả của luận án trong quá trình nghiên cứu.
Cuốn Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (2004), Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập hợp các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về tôn giáo nói chung,
về lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo nói riêng, những đặc điểm, vai trò
của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay. Ở phần thứ nhất - những
vấn đề lý luận chung về tôn giáo, các bài viết tập trung làm sáng tỏ khái niệm
và ngôn từ dùng trong tôn giáo. Ở phần thứ hai - về các tôn giáo cụ thể ở Việt
Nam, các bài viết đi vào phân tích sự phát triển, đặc điểm và xu hƣớng biến
đổi của Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo
Mẫu... ở Việt Nam. Mặc dù phạm vi tiếp cận trong các kết quả nghiên cứu
của cuốn sách đã bao quát đƣợc cả góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn, song
khái niệm, đặc trƣng, cấu trúc của đời sống tôn giáo lại chƣa đƣợc đề cập đến
một cách rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu,
làm sáng tỏ hơn ở những công trình về sau.
Cuốn Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam
(2004) của Nguyễn Hồng Dƣơng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, với cách tiếp
cận tôn giáo từ một số vấn đề lý luận, tác giả đi vào phân tích vai trò của một
số tôn giáo cụ thể đối với văn hóa và phát triển ở nƣớc ta, nhƣ: Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin lành... Điểm lƣu ý trong công trình nghiên cứu
này là tác giả đã đƣa ra khái niệm tôn giáo với những hƣớng tiếp cận khác nhau.
Thứ nhất, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng bản thể nhằm mục đích đi vào nghiên
cứu, lý giải bản chất tôn giáo. Thứ hai, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng chức năng


9
nhằm mục đích chỉ ra vai trò, vị trí của tôn giáo trong đời sống chính trị - văn
hóa - xã hội. Thứ ba, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng tổng hợp nhằm mục đích lý
giải cả bản chất lẫn vai trò và chức năng của tôn giáo. Với cách tiếp cận này,
công trình nghiên cứu đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều về đời

sống tôn giáo để từ đó có thể rút ra những kết luận một cách khách quan và toàn
diện về vấn đề mà luận án quan tâm.
Tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (2010) của
Đỗ Quang Hƣng, Nxb Hà Nội, kết hợp phƣơng pháp lịch sử tôn giáo tác giả dựng
lại lịch sử các tôn giáo chính ở Thăng Long - Hà Nội nhƣ Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Cao Đài... cũng nhƣ các loại hình tín ngƣỡng và đặt nó trong tổng thể
không gian tâm linh tín ngƣỡng Thăng Long - Hà Nội, từ đó đƣa ra những nhận
xét bƣớc đầu khá thú vị về đời sống tôn giáo tín ngƣỡng ở đây. Mặc dù tác giả
không chỉ rõ những vấn đề lý luận cụ thể về khái niệm cũng nhƣ đặc trƣng cơ bản
của đời sống tôn giáo, song tác giả đã thành công khi chỉ ra rằng, đời sống tôn
giáo, tín ngƣỡng là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của
ngƣời Thăng Long - Hà Nội và nó cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của đời
sống kinh tế - xã hội. Công trình này đã gợi mở cho tác giả hƣớng tiếp cận nghiên
cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên từ quá khứ cho đến hiện tại.
Bài viết Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những
thách thức về mặt pháp lý của Đỗ Quang Hƣng, Tạp chí Công tác tôn giáo, số
7/2011, trên cơ sở làm rõ khái niệm quan trọng tái cấu hình đời sống tôn giáo
và một số khái niệm có liên quan nhƣ thị trường tôn giáo, sự phục hồi tôn
giáo, bƣớc đầu nêu ra một số vấn đề có tính hệ luận khi đời sống tôn giáo
xuất hiện trạng thái “tái cấu hình” và những suy tƣ cá nhân góp phần vào việc
giải quyết những thách thức mới ấy về mặt pháp lý. Theo tác giả điểm đáng
chú ý nhất của đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là đã và đang có sự
thay đổi cơ bản của “cái tôn giáo”, đó là sự tái cấu hình tôn giáo trong đời
sống xã hội nói chung và trong quan hệ của nó với hệ thống pháp lý nói riêng.


10
Kỷ yếu hội thảo Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo
đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011, do Viện Tôn giáo và tỉnh

Thái Nguyên tổ chức. Kỷ yếu gồm hai phần với 19 bài tham luận, đã phân
tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, vị trí, vai trò của linh mục Phạm Bá
Trực trong phong trào yêu nƣớc của ngƣời Công giáo và đƣờng hƣớng đồng
hành cùng dân tộc của ngƣời Công giáo Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp.
Cuốn Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc (2011), do Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Trung Sơn,
Trung Quốc chủ biên, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, là kết quả của cuộc
hội thảo khoa học diễn ra vào tháng 4 năm 2010 tại Việt Nam với gần 30 báo
cáo khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh
vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam và Trung Quốc với nhiều khía cạnh
khác nhau nhƣ nghi lễ, hƣơng ƣớc, biến đổi đối tƣợng thờ cúng, vai trò của
tôn giáo với đời sống. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề tôn
giáo học nhƣ niềm tin tôn giáo, tính tôn giáo, phƣơng pháp nghiên cứu tôn
giáo học,... Kết quả nghiên cứu của cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ
sở thực tiễn để nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
Luận án tiến sĩ Dân tộc học Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài
trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ (2010) của Huỳnh Ngọc Thu, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam đã làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ nhƣ tôn giáo, đời
sống tôn giáo. Tác giả cho rằng, “đời sống tôn giáo có thể hiểu là những hoạt
động liên quan đến tôn giáo của con ngƣời và xã hội. Những hoạt động này có
thể bao gồm: hoạt động tôn giáo, hoạt động tín ngƣỡng, tổ chức tôn giáo, hội
đoàn tôn giáo...”[174, tr.20]. Mặc dù tiếp cận theo quan điểm dân tộc học và
nhân học, song công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả luận án hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề ra, nhất là khi nghiên cứu khái
niệm đời sống tôn giáo.


11
Luận án Tiến sĩ Triết học Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề

lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay (2013) của Nguyễn Hoài
Sanh, Viện Khoa học xã hội đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm
cơ bản về tín ngƣỡng, tôn giáo và đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay. Luận án bƣớc đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm
giải quyết tốt vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát
triển đất nƣớc. Mặc dù luận án chƣa làm sáng tỏ khái niệm cũng nhƣ cấu trúc
của đời sống tôn giáo, song những kết luận rút ra từ luận án là tài liệu tham khảo
bổ ích cho việc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số công trình nghiên cứu về tình
hình và đời sống tôn giáo, tiêu biểu nhƣ đề tài Nghiên cứu tình hình tôn giáo
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tôn giáo ở
tỉnh Thái Nguyên (2005), Đề tài khoa học cấp tỉnh, KX05-04 do Nguyễn Kim
Huỳnh, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên làm chủ nhiệm, đã phân tích tƣơng
đối khách quan, toàn diện thực trạng tình hình tổ chức của Công giáo và Phật
giáo, từ tình hình đất đai, cơ sở thờ tự, đến sự phân bố chức sắc, chức việc, tín
đồ trên địa bàn tỉnh và đƣa đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về tôn giáo. Chuyên đề Đạo Tin lành trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng, dự báo tình hình và những vấn đề
đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, là một chuyên đề trong đề
tài KX05-04, trên cơ sở trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Tin
lành, quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam, đặc điểm tình hình các
DTTS, nhất là dân tộc Mông, Dao ở Thái Nguyên, chuyên đề tập trung làm rõ
quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành vào vùng đồng bào DTTS ở Thái
Nguyên, nhất là từ năm 1989 đến năm 2005. Đồng thời chuyên đề làm rõ thực
trạng đạo Tin lành trong cộng đồng ngƣời Mông, ngƣời Dao và một số dân
tộc khác (Kinh, Tày, Nùng), nêu lên xu hƣớng và những vấn đề đặt ra cho
công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành theo tinh thần Chỉ thị số


12

01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 04/02/2005 về một số công
tác đối với đạo Tin lành. Chuyên đề là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để
tác giả hoàn thành luận án.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học: “Ảnh hưởng của lối sống đạo Công giáo
đối với đời sống tinh thần của giáo dân ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” (2015)
của Nguyễn Thùy Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã làm rõ
thực trạng đời sống đạo Công giáo và ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh
thần của giáo dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Đề tài đã cung cấp
nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho luận án.
Trịnh Thị Mai, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên với bài Đồng bào Công
giáo Thái Nguyên sống tốt đời đẹp đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo khoa học 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội 2010 nêu lên những hoạt động xã hội và các phong trào thi đua
yêu nƣớc của đồng bào Công giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam và Thái Nguyên
Công tác tôn giáo nói chung, QLNN về tôn giáo nói riêng đã và đang
thu hút đƣợc sự quan tâm của cả giới nghiên cứu cũng nhƣ cán bộ hoạt động
thực tiễn, đáng chú ý có các công trình nhƣ:
Cuốn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây
dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay (2001), do Nguyễn
Hữu Khiển chủ biên, Nxb Công an nhân dân, trên cơ sở phân tích một số vấn
đề lý luận chung về công tác QLNN, cuốn sách trình bày quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc ta về công tác QLNN đối với HĐTG, trong đó vấn đề cơ bản là
tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt cho đồng bào có đạo, ngăn chặn các hoạt
động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc đƣờng lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả cuốn



13
sách đƣa ra cho công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta rất giá trị cho tác
giả luận án khi nghiên cứu, phân tích và đề ra những giải pháp cho công tác
QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Cuốn Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội
(2003), do Đỗ Quang Hƣng chủ biên, Nxb Tôn giáo, là tập hợp những bài viết
của các học giả và nhà nghiên cứu tập trung bàn về nội hàm thuật ngữ “Quản lý
nhà nƣớc” và “Quản lý hành chính nhà nƣớc” trong lĩnh vực tôn giáo, về chủ thể
và khách thể quản lý trong lĩnh vực này, cùng với mối quan hệ giữa các pháp
nhân công quyền và các pháp nhân dân sự trong QLNN đối với HĐTG ở nƣớc
ta. Ngoài làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và Nhà nƣớc
(chính trị), cuốn sách giới thiệu chính sách tôn giáo ở một số nƣớc nhƣ Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu,... Công trình giúp tác giả của
luận án tham khảo vấn đề QLNN đối với HĐTG ở mức độ vĩ mô.
Công trình Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền (2014) của Đỗ
Quang Hƣng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội đã trình bày vấn đề từ nguyên lý
thế tục đến mô hình nhà nƣớc thế tục, nêu rõ nội dung, bản chất, tính phổ quát
của chính sách tôn giáo, nhấn mạnh về hoạch định phạm vi của chính sách tôn
giáo, xem xét quyền tự do tôn giáo là một thành tố của quyền con ngƣời. Trên
cơ sở giới thiệu mô hình nhà nƣớc thế tục và kinh nghiệm xây dựng nhà nƣớc
thế tục ở một loạt nƣớc Âu - Mĩ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông, tác giả đã trình bày toàn cảnh đời sống
tôn giáo ở Việt Nam, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa Nhà
nƣớc và Giáo hội. Tác giả cho rằng, “Quan hệ Nhà nƣớc - Giáo hội ở Việt
Nam hiện nay không chỉ là vấn đề cốt lõi trong chính sách tôn giáo mà còn là
một vấn đề chính trị xã hội cấp bách. Cần phải có những nghiên cứu toàn diện
hơn, từ hai phía Nhà nƣớc và Giáo hội để có thể giải quyết tốt vấn đề này”
[88, tr.436]. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện
từ lý luận cho đến thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta, rất
hữu ích trong quá trình thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đề ra.



14
Cuốn: Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn (2005)
do Bùi Đức Luận (chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, dành một số trang (từ
tr.7 - tr.32) đề cập đến một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn
giáo. Theo đó là các khái niệm, mục tiêu, chủ thể và khách thể quản lý, nội
dung quản lý và phƣơng pháp quản lý. Ngoài ra còn là các nội dung thực tiễn
QLNN đối với các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo (đến thời điểm nghiên
cứu); quá trình xây dựng Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Với công trình trên,
luận án một mặt tiếp thu những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo, mặt khác là những nội dung về QLNN đối với hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo để vận dụng nghiên cứu ở chƣơng 3 và một phần chƣơng 4.
Tác giả TS. Nguyễn Tất Đạt có hai công trình đƣợc xuất bản: Công
trình thứ nhất: Tìm hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam (2016), Nxb Hà Nội; Công trình thứ hai: Tìm hiểu thủ tục hành chính
trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (2017), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Công trình thứ nhất giúp độc giả tìm hiểu quan điểm, đƣờng lối chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về tôn giáo, nhất là trong thời kỳ đổi
mới. Tác giả cuốn sách giới thiệu những phƣơng pháp, nội dung, hình thức
QLNN về tôn giáo, giúp cho ngƣời đọc tiếp cận các kỹ năng quản lý, cách
thức giải quyết các vấn đề tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Công trình thứ hai về cơ bản khắc họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở
Việt Nam. Công trình giúp bạn đọc tiếp cận các thuật ngữ liên quan đến thủ
tục hành chính của nhà nƣớc khi giải quyết các hoạt động liên quan đến tôn
giáo, các chủ thể tham gia quan hệ thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo.
Công trình dành phần nội dung so sánh những thủ tục hành chính quy định
trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và những quy định mới trong
Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 để giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận
với Luật tín ngƣỡng, tôn giáo.



15
Hai công trình trên, luận án vận dụng vào nghiên cứu ở chƣơng 3 và
một phần chƣơng 4.
Bài Quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của Hoàng
Minh Đô, Tạp chí Lịch sử Đảng số 8, năm 2006 đã đề cập đến một số thành
tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác QLNN đối với HĐTG của Nhà nƣớc
ta từ năm 1986 đến năm 2006. Tác giả cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã
đạt đƣợc công tác QLNN về tôn giáo trong 20 năm đổi mới cũng còn một số
hạn chế. Ví nhƣ việc quán triệt quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo và
quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo trong đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo chƣa thực sự đi vào chiều sâu; hoạt
động truyền đạo trái pháp luật và hoặc sự xuất hiện một số tôn giáo mới hoạt
động ngoài khuôn khổ pháp luật còn diễn ra khá phổ biến; việc xây dựng, đề
xuất chính sách, pháp luật trong công tác QLNN đối với HĐTG còn chậm,...
Đề tài cấp Bộ Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên
(2010), do Ngô Văn Minh làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị - Hành chính
khu vực III chủ trì, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận QLNN đối với
HĐTG trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta, đề tài khảo sát hoạt động tôn giáo và
công tác QLNN về tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 6/2004 đến
tháng 6/2009. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cƣờng công tác
QLNN về tôn giáo tại Tây Nguyên nhƣ tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng nhằm
nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào có
đạo về quan điểm, chính sách tôn giáo và vai trò của QLNN trên lĩnh vực tôn
giáo. Hoàn thiện thể chế QLNN về tôn giáo. Phát huy trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị trong việc phối hợp tổ chức quản lý HĐTG. Nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời có
đạo. Ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và hoạt động
tôn giáo vi phạm pháp luật. Củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm

công tác QLNN về tôn giáo ở Tây Nguyên.


16
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam
từ năm 1975 đến nay” (2014) của Bùi Hữu Dƣợc, Viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận
cũng nhƣ thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt Nam từ năm 1975
đến nay, luận án đề ra một số khuyến nghị đối với QLNN về tôn giáo. Trong 6
khuyến nghị mà luận án đƣa ra, chúng tôi cho rằng khuyến nghị nâng cao tính
chuyên nghiệp trong QLNN về tôn giáo là một trong những điểm mới so với
khuyến nghị ở các công trình nghiên cứu khác, giúp chúng tôi lƣu ý kế thừa
trong luận án của mình.
Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước về an ninh - trật tự đối với đạo Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay (2006), do Ngô Quang Bắc làm chủ nhiệm, Công an tỉnh Thái
Nguyên chủ trì, trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về an ninh trật tự đối
với hoạt động của Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên, đề tài đƣa ra dự báo tình
hình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về an ninh, trật tự
đối với Công giáo ở Thái Nguyên. Đề tài cho rằng, bên cạnh những mặt tích
cực, thực trạng công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với các hoạt động của
Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần phải
đƣợc khắc phục, nhƣ sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng chính quyền chƣa
đƣợc đề cao, còn nhiều vụ việc phức tạp nghiêm trọng... Tình trạng này là do
sự tồn tại, yếu kém trong công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với Công
giáo ở tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin
lành ở Thái Nguyên hiện nay (2011) của Lê Quốc Tuấn, Trƣờng Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày thực trạng đạo
Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở tỉnh Thái Nguyên từ khi có Chỉ thị

số 01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo
Tin lành (2005), đến năm 2010. Luận văn đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo
hữu ích cho tác giả thực hiện luận án.


17
Khóa luận Cử nhân Chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo Công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (2012)
của Nguyễn Tiến Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở
nêu lên những vấn đề lý luận về công tác QLNN đối với HĐTG, nêu khái quát
tình hình tôn giáo, tác giả tập trung làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm
2011. Khóa luận đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho tác giả thực
hiện luận án.
Hoàng Thị Lan với bài viết Kết quả công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo ở tỉnh Thái Nguyên, caicachhanhchinh.gov.vn/20.12.2010.doc nêu lên
những kết quả đạt đƣợc của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái
Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm 2011.
1.1.3. Những vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết của luận án
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài luận án
cho thấy vấn đề đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt
Nam và Thái Nguyên đã đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh và mức độ sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát, chỉ ra đời sống
tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG từ góc độ lý luận và thực tiễn.
Hai là, trên cơ sở thực trạng đời sống tôn giáo và hoạt động QLNN về
tôn giáo tại địa bàn tỉnh, đề ra một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò
của Nhà nƣớc đối với việc quản lý HĐTG và khắc phục hạn chế, yếu kém còn
tồn đọng của công tác này.
Nhìn chung cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề này một cách tổng thể từ góc độ tôn giáo học. Kế thừa thành quả của

các công trình nghiên cứu đi trƣớc, luận án triển khai nghiên cứu, làm rõ
những vấn đề sau:
Một là, làm rõ quá trình hình thành, đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái
Nguyên và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.


18
Hai là, làm rõ đời sống tôn giáo của các tôn giáo cụ thể (Phật giáo,
Công giáo, Tin lành và các hiện tƣợng tôn giáo mới đang hiện diện ở Thái
Nguyên) và đặc điểm đời sống tôn giáo có ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối
với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
Ba là, làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG và những vấn
đề đặt ra cho công tác này ở Thái Nguyên hiện nay.
Bốn là, khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
1.2. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên nhƣ thế nào?
- Thực trạng đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào? Đặc
điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên tác động, ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối
công tác QLNN về tôn giáo ở địa phƣơng?
- Thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay
nhƣ thế nào?
- Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đang đặt ra vấn đề gì?
Cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG
ở Thái Nguyên, nhằm đảm bảo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ổn định và
phát triển?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành trong quá trình

lịch sử với 04 loại hình tôn giáo, cụ thể là Phật giáo, Công giáo, Tin lành
và các hiện tƣợng tôn giáo mới. Đời sống tôn giáo của các tôn giáo trên có
điểm tƣơng đồng song mỗi loại hình cũng có sắc thái riêng.
- Các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành chủ yếu do
những ngƣời từ nơi khác di cƣ đến (ngƣời Kinh từ miền xuôi lên, ngƣời Mông
di cƣ từ các tỉnh khác đến); các cộng đồng này mới đƣợc hình thành, đang
trong quá trình hình thành (các hiện tƣợng tôn giáo mới); thành phần xã hội,


19
tộc ngƣời của các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên khá đa dạng; các tôn
giáo ở Thái Nguyên đẩy mạnh hoạt động tôn giáo, xây dựng tổ chức và cơ sở
vật chất. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên nêu trên có tác động, ảnh
hƣởng đáng kể đến công tác QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng hiện nay.
- Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đạt đƣợc những thành
tựu quan trọng, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác QLNN
đối với HĐTG đƣợc củng cố, xây dựng vững mạnh; công tác QLNN đối với
HĐTG từng bƣớc đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt
động theo quy định của pháp luật.
- Đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG đang đặt ra
nhiều vấn đề cần chấn chỉnh: tình trạng hoạt động, sinh hoạt tôn giáo chƣa
tuân thủ pháp luật vẫn diễn ra ở một số nơi; một số hiện tƣợng tôn giáo mới
chƣa đƣợc quản lý, song vẫn mặc nhiên tồn tại, hoạt động, nhƣng chƣa có chế
tài xử lý. Đó là vấn đề tổ chức Dƣơng Văn Mình hay vấn đề Hội thánh của
Đức Chúa Trời Mẹ, các nhóm tín ngƣỡng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính
sách, pháp luật còn một số điều chƣa phù hợp với thực tế địa phƣơng; vấn đề
tổ chức và cơ sở thờ tự của các điểm nhóm Tin lành đang đặt ra.
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết thực thể tôn giáo: Lý thuyết này do các học giả phƣơng Tây
sử dụng trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo, xem tôn giáo là một thực thể xã

hội đặc biệt. Thực thể đó bao gồm niềm tin vào cái thiêng, việc thực hành gắn
với niềm tin đó và cộng đồng ngƣời có cùng niềm tin vào cái thiêng. Vận
dụng lý thuyết này, luận án sẽ triển khai nghiên cứu đời sống tôn giáo của các
tôn giáo ở Thái Nguyên trên ba phƣơng diện là: Niềm tin tôn giáo, thực hành
tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Nói cách khác, lý thuyết này cho phép luận án
nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên với tƣ cách là các thực thể tôn
giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện tƣợng tôn giáo mới) sống động
bao gồm các cộng đồng tôn giáo đƣợc hình thành trong lịch sử với những
thực hành tôn giáo hay hoạt động tôn giáo (hành đạo, truyền đạo và quản đạo)
do một hệ thống tổ chức hành chính đạo điều hành. Lý thuyết này đƣợc áp
dụng trong chƣơng hai để nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của


20
các tôn giáo (cộng đồng tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức giáo hội) ở
Thái Nguyên trong lịch sử và thực trạng của nó hiện nay.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết này do Durkheim, Weber,
E. Tylor, B. Malinowski phát triển, đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
xã hội học tôn giáo. Lý thuyết cấu trúc cho phép luận án nghiên cứu tôn giáo
là một thực thể xã hội đặc biệt, có hệ thống cấu trúc gồm nhiều bộ phận, thiết
chế cấu thành và chúng có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau tạo thành một
chỉnh thể. Thuyết cấu trúc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên thấy
đƣợc các bộ phận, các chi tiết, cũng nhƣ sự tƣơng tác giữa chúng trong mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể. Nó cũng cho thấy mỗi yếu tố hay bộ phận thuộc cấu
trúc của tổng thể đều đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng.
Do vậy, cùng với thuyết cấu trúc là thuyết chức năng, nghĩa là nghiên
cứu về chức năng của mỗi bộ phận trong hệ thống cấu trúc. Mỗi bộ phận
trong hệ thống cấu trúc có chức năng khác nhau, song chúng lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau, tƣơng tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm cho tôn giáo
tồn tại nhƣ một chỉnh thể. Ngoài những chức năng chung, mỗi tôn giáo lại có

các chức năng riêng trong từng cộng đồng cụ thể và phụ thuộc vào bối cảnh
văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trƣờng và thể chế chính trị của xã hội vào thời
điểm đó. Chức năng xã hội cơ bản của tôn giáo là liên kết cá nhân và nhóm xã
hội tạo nên một cộng đồng dựa trên nền tảng của niềm tin và sự thực hành
niềm tin tôn giáo. Tiếp cận lý thuyết chức năng khi nghiên cứu đời sống tôn
giáo ở Thái Nguyên giúp thấy đƣợc quá trình truyền bá đức tin (truyền giáo),
tiếp nhận đức tin (gia nhập đạo) và thực hành đức tin (sinh hoạt tôn giáo), tạo
thành các cộng đồng tôn giáo cụ thể (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện
tƣợng tôn giáo mới), cùng với các thiết chế của nó. Mỗi bộ phận trong từng
cộng đồng tôn giáo có chức năng riêng, tƣơng tác lẫn nhau và phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. Lý
thuyết cấu trúc - chức năng đƣợc áp dụng trong luận án để nghiên cứu ở
chƣơng 2 nhằm chỉ ra quá hình thành phát triển của các cộng đồng tôn giáo ở
Thái Nguyên cũng nhƣ các mối quan hệ của chúng; thấy đƣợc vai trò, tác


×