Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUY TRINH DANH GIA NOI BO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.86 KB, 5 trang )

\

1. MỤC ĐÍCH
Quy định thống nhất cách thức đánh giá chất lượng nội bộ trong Công ty, nhằm xác nhận tính hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm hiện hành và tìm kiếm các cơ hội cải tiến nâng cao tính
hiệu lực của hệ thống quản lý.
2. PHẠM VI
Quy trình này áp dụng cho tất cả các hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ thực hiện tại Công ty.
3. THUẬT NGỮ & ĐỊNH NGHĨA
• Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng, quy định pháp luật,
các yêu cầu của khách hàng mà Công ty đã chấp thuận, các quy trình/ tài liệu trong hệ thống quản lý
chất lượng – an toàn thực phẩm của Công ty
• CAR: Phiếu yêu cầu hành động khắc phục – phòng ngừa
4. NỘI DUNG
Trách nhiệm

- Ban Tổng Giám
đốc
- Đại diện của Lãnh
đạo/ Đội trưởng đội
HACCP

- Đại diện của Lãnh
đạo/ Đội trưởng đội
HACCP & Người

Lưu đồ quá trình
Xác định nhu cầu
đánh giá nội bộ

Lập kế hoạch


đánh giá

được chỉ định

Ban Tổng Giám
đốc

- Người được chỉ

Duyệt

Hướng dẫn & Diễn giải
- Hoạt động đánh giá được tổ chức định kỳ theo tần suất
không quá 12 tháng/lần cho tất cả các hoạt động hiện có
của Công ty.
- Căn cứ tình hình hoạt động thực tế và các kết quả xem xét
hoạt động  xác định nhu cầu đánh giá đột xuất. Khi đó
việc xác định phạm vi các hoạt động đánh giá cho mỗi lần
đánh giá là cần thiết.
- Chỉ định người lập kế hoạch đánh giá chất luợng nội bộ
theo BM01/QT-ĐGNB.
- Lập kế hoạch đánh giá theo BM01/QT-ĐGNB.
- Đảm bảo không bỏ sót các hoạt động cần đánh giá trong
phạm vi đánh giá được xác định.
- Đảm bảo không có tình trạng đánh giá viên nội bộ tự đánh
giá công việc của mình.
- Đối với các trường hợp đánh giá định kỳ, cần tham khảo
kết qủa đánh giá của lần trước hoặc của bên ngoài (nếu có)
để xác định trọng tâm đánh giá và cân đối thời lượng đánh
giá cho phù hợp.

- Kế hoạch đánh giá phải được phát hành trước ngày đánh
giá tối thiểu 3 ngày làm việc và phải được Tổng Giám đốc
phê duyệt.
- Phê duyệt kế hoạch đánh giá
- Các trường hợp không phê duyệt  làm việc trực tiếp với
người lập kế hoạch để điều chỉnh hoàn thiện.
- Chỉ định nguời phân phối kế hoạch đánh giá đến các cá
nhân liên quan.

- Người được chỉ định phân phối kế hoạch đánh giá đến các


\

định.
- Các đánh giá viên
nội bộ.
- Giám đốc các bộ
phận

- Ban Tổng Giám
đốc & Tất cả các cá
nhân liên quan

- Đánh giá viên
- Phụ trách bộ phận

- Tất cả các cá nhân
liên quan


cá nhân liên quan, gồm: đánh giá viên nội bộ được phân
công, các Giám đốc bộ phận/ cá nhân phụ trách hoạt động
được đánh giá theo kế hoạch.
- Đánh giá viên nội bộ nghiên cứu kế hoạch đánh giá, soạn
thảo phiếu kiểm tra theo BM02/QT-DGNB và các hoạt
động cần thiết khác hỗ trợ quá trình đánh giá.
- Giám đốc các bộ phận chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và
các bằng chứng cần thiết phục vụ cho quá trình đánh giá.
- Ban Tổng Giám đốc tuyên bố lý do và mục đích đánh giá.
- Đại diện của Lãnh đạo, Đội trưởng đội HACCP, các đánh
giá giá viên và phụ trách các bộ phận được đánh giá thống
nhất phương pháp đánh giá.
- Rà soát và chỉnh sửa kế hoạch đánh giá lần cuối (nếu có)
trước khi thực hiện.
- Đánh giá viên tiến hành thu thập các bằng chứng đánh giá
thông qua phỏng vấn và xem xét các tài liệu, hồ sơ, hiện
trường của các hoạt động liên quan. So sánh bằng chứng
đánh giá với các chuẩn mực liên quan để đưa ra kết luận.
Ghi kết quả vào BM02/QT-DGNB.
- Giám đốc các bộ phận được đánh giá cung cấp các tài
liệu, hồ sơ, trình bày hoạt động,… theo yêu cầu của đánh
giá viên trong phạm vi của kế hoạch đánh giá.
- Hoạt động đánh giá phải được tiến hành cởi mở, hòa
đồng, khách quan và trung thực.
- Lưu ý: Trong quá trình đánh giá các yêu cầu của BRC
Food phải đảm bảo ghi nhận cả các bằng chứng của sự phù
hợp lẫn các bằng chứng của sự không phù hợp. Báo cáo
tổng hợp kết quả đánh giá phải thể hiện cả các điểm phù
hợp lẫn các điểm không phù hợp so với các yêu cầu của
tiêu chuẩn BRC Food.

- Ngoài hoạt động đánh giá nội bộ định kỳ, Đội trưởng đội
HACCP phải đảm bảo việc lập và thực hiện các hoạt động
kiểm tra điều kiện cơ sở hạ tầng các khu vực sản xuất và
hoạt động kiểm tra tầm soát động vật gây hại tối thiểu mỗi
tháng 1 lần. Kết quả kiểm tra phải được lập thành văn bản,
bao gồm cả các đề xuất cho các hạng mục cần cải thiện, và
trình báo Ban Giám đốc xem xét quyết định. Báo cáo này
phải được Đội trưởng đội HACCP lưu trữ tối thiểu 1 bản có
chữ ký xác nhận và bút phê của Ban Giám đốc.
- Các đánh giá viên báo cáo kết quả đánh giá các hoạt động
được phân công, cùng Đại diện của Lãnh đạo, đội trưởng
đội HACCP, Ban Tổng Giám đốc và Giám đốc các bộ phận
được đánh giá thống nhất các điểm không phù hợp được
tìm thấy và phát hành CAR theo QT-KPPN.
- Đánh giá viên chuyển toàn bộ hồ sơ đánh giá, gồm: phiếu
ghi chép trong quá trình đánh giá (phiếu hỏi) và các phiếu
CAR cho Đại diện của Lãnh đạo.
- Giám đốc các bộ phận được đánh giá lắng nghe và ghi
nhận các điểm không phù hợp / nhận xét, kể cả các điểm
không phù hợp / nhận xét ở bộ phận khác để xem xét lại
toàn bộ hoạt động mình đang phụ trách để tìm kiếm cơ hội
cải tiến.
- Đại diện của Lãnh đạo hoặc đội trưởng đội HACCP đánh
giá tổng hợp kết quả đánh giá và nhận xét chung về cuộc
đánh giá.


\

Đại diện của Lãnh

đạo

Đại diện của Lãnh
đạo

- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp
bế mạc, báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá nội bộ phải được
thiết lập theo BM03/QT-DGNB trình Ban Tổng Giám đốc
xem xét.
- Lưu trữ toàn bộ hồ sơ (bản gốc) phát sinh trong quá trình
đánh giá theo QT-KSHS


\

Chuẩn bị
đánh giá

Họp khai mạc

Thực hiện
đánh giá

Họp bế mạc &
báo cáo

Báo cáo


\


Lưu hồ sơ
5. PHỤ LỤC







BM01/QT-ĐGNB

Kế hoạch đánh giá nội bộ

BM02/QT-ĐGNB
BM03/QT-ĐGNB
QT-KPPN
QT-KSHS

Phiếu ghi chép trong quá trình đánh giá (phiếu hỏi)
Báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá nội bộ
Quy trình hành động khắc phục – phòng ngừa
Quy trình kiểm soát hồ sơ

Người biên soạn

Người xem xét

Ngày tháng năm
Người phê duyệt




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×