Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

nông nghiệp công nghệ cao ở việt nam 2019999999999999999999999999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.08 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
STT Họ & tên
Nhiệm vụ
Đánh giá
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
1
Nguyễn Thị Kim Trang
Nhóm trưởng, lên
đề cương chi tiết,
---------phân chia công
việc, tổng hợp word
2
Nguyễn Huỳnh Hoài Thương
Mục 3.3, thuyết
trình
3
Trần Thị Yến Nhi
Mục 1.1 & 1.2
4
Nguyễn Thị Yến Nhi
Mục 1.3 1.4 1.5
5
Đinh Nguyễn Hoàng Yến
Mục 2.1 2.1 2.3 2.4
6
Trần Ngọc Châu
Mục 2.5
7
Đỗ Thúy Hân
Mục 2.6
8


Huỳnh Lê Phú Quý
Thuyết trình
9
Đặng Phương Uyên
Mục 3.1 & 3.2
10
Đỗ Thị Kim Phụng
Mục 4.1 & 4.2
ĐỀ TÀI
11
Hồ Thị Thúy Hằng
Mục 4.3.1
12
Nguyễn Thị Thùy
Làm Power Point
13
Nguyễn Thị Kim Yến
Mục 4.3.2
NÔNG
NGHIỆP
CÔNG
NGHỆ
CAO Ở VIỆT NAM
14
Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chương 5
15
Nguyễn Phương Trang
Mục 3.4


Môn học: Kinh tế học phát triển

MỤC LỤC

Giảng viên: ThS. Lê Thị Thương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn cục nền kinh
tế. Nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị quốc
gia... Tuy nhiên, chất lượng nông sản, hàng hóa còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu
ở dạng thô và giá thấp. Trong khi đó, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào
trong sản xuất sẽ đóng góp rất lớn tạo ra những bước đột phá mới về chủng loại, số
lượng và chất lượng nông sản. Chính vì thế, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao được xem là xu hướng tất yếu mà một đất nước cần hướng tới không chỉ ở Việt
Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều đang đi theo xu hướng này. Hiểu được vai
trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp,
nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu về “Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam” từ đó
đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp tại Việt Nam

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.1 Tiềm năng nước nông nghiệp lâu đời với sự ưu đãi lớn từ tự nhiên
1.1.1. Về đất đai
Nước ta đa dạng về nhiều loại đất, sự phân bố tài nguyên đất rộng rãi khắp các
khu vực trên cả nước. Loại đất chủ yếu ở nước ta là đất phù sa và đất feralix. Đối với
tất phù sa, khu vực tập trung chủ yếu là ở đồng bằng, đất phù sa màu mỡ thường xuyên

được bù đắp sau mùa mưa hỗ trợ tốt cho việc trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn
ngày. Còn đất feralix chủ yếu tập trung ở vùng trung du và miền núi, thích hợp trồng:
cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,..
1.1.2.

Về khí hậu
Do nước ta là loại khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều, kèm theo là độ ẩm

cao vì vậy đây là những điều kiện rất tốt cho việc sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là
cây lúa nước. Bên cạnh đó, do có sự phân hóa rõ rệt về khí hậu theo vùng, theo mùa,
theo chiều Bắc Nam nên từng vùng sẽ có những thế mạnh riêng, vụ mùa thu hoạch
2


cũng khác nhau thuận lợi để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; áp dụng các biện
pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
1.1.3.

Về nguồn nhân lực
Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sống chủ yếu

bằng nghề nông. Do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc mà lực lượng tham gia
sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có
những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc
phù hợp với mình. Có thể thấy, lao động nông nghiệp nước ta dồi dào có khả năng học
hỏi nhanh và sáng tạo ra những máy móc phục vụ sản xuất cùng với truyền thống và
tập quán cần cù chịu khó của người dân trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu
quả của hoạt động nông nghiệp.
1.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp ở VN
1.2.1. Khái niệm:


Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các
chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận, phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô
sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các
chuyên ngành, tiểu ngành này được xem xét trên các quy mô: tổng thể nền kinh tế,
vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn
luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo
nên cơ cấu toàn ngành.
1.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

- Chuyển dịch giữa 3 nhóm chuyên ngành:nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản
Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp thuần mà chưa khai thác được
các lợi thế tự nhiên về rừng, đất rừng, mặt nước sông, hồ, biển để phát triển mạnh các
chuyên ngành lâm nghiệp và thủy sản, đưa các chuyên ngành này trở thành sản xuất
chính của nông nghiệp để tạo ra cơ cấu toàn ngành nông nghiệp hợp lý. Trong đó,
chuyên ngành lâm nghiệp đang sử dụng quỹ đất lớn nhất, nhưng giá trị làm ra lại thấp
nhất
3


- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ)
Nông nghiệp thuần của Việt Nam vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như
cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành
ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệ và các phương pháp sản
xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu
và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất.
- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành lâm nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất của chuyên ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng trồng rừng và khai thác gỗ , phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để
giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗ là thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là đối
với rừng nhiệt đới có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú.
- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành thủy sản
Chuyên ngành này có 2 tiểu ngành là nuôi trồng và khai thác. Trong điều kiện Việt
Nam việc gia tăng khối lượng và giá trị nuôi trồng là đúng hướng, phát huy được các
thế mạnh về mặt nước các sông, hồ, đầm và ven biển. Tiểu ngành khai thác nên tập
trung vào đánh bắt xa bờ để hạn chế sụt giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ, theo đó chính
sách đầu tư cho ngư dân đóng tàu lớn để đánh bắt xa bờ kỳ vọng sẽ đem lại sự thay đổi
tích cực cho chuyên ngành thủy sản.
1.3 Thực trạng nông nghiệp Việt Nam
1.3.1 Tình hình chung của nông sản nước ta trong việc xuất nhập khẩu
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng
góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những
nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với
nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập.

4


Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, trong đó có các
sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, điều, gạo, rau quả, hồ tiêu… và có mặt
tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính
như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Một số mặt hàng có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu (đứng thứ nhất),
cà phê (đứng thứ hai), gạo (đứng thứ ba)... Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, tính riêng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu năm
2018 của Việt Nam đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng về thị
trường EU, giá trị xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng trưởng 2%.

1.3.2 Vòng luẩn quẩn được mùa mất giá của nông dân Việt
Từ nhiều năm nay, nhiều loại nông sản Việt lao đao vì tình trạng được mùa
nhưng rớt giá phải kể đến như thanh long, dưa hấu đổ bỏ, cà chua chín thối ruộng, cà
rốt giá rẻ như bèo…
Ngay như đối với mặt hàng thanh long - sản phẩm được chú trọng phát triển phục vụ
xuất khẩu với nhiều chính sách đầu tư quy mô cũng không thoát khỏi quy luật luẩn
quẩn “được mùa, mất giá”, bị thương lái ép giá trong nhiều năm nay.
Hai vụ liên tiếp của năm 2015-2016, thanh long ở Bình Thuận được mùa với năng suất
cao. Tuy nhiên, do phụ thuộc thương lái phía Trung Quốc nên dẫn đến việc bị ép giá,
có lúc chỉ còn 500-2.000 đồng/kg…
Điển hình trong các mặt hàng nông sản gặp cảnh được mùa mất giá năm 2017 vừa qua
là quả cà chua. Cụ thể, vào giữa tháng 3.2017, nông dân Hưng Yên đứng ngồi không
yên khi cánh đồng cà chua chín đỏ ruộng mà không có người thu hái. Giá cà chua
chạm đáy 1.000 đồng/kg, nhiều người bỏ ruộng, không thu hoạch, thậm chí còn phá
ruộng cà chua để tính trồng cây khác.
Tại Sóc Trăng, giá dưa hấu trong tháng bất ngờ giảm mạnh với giá từ trên 4.000 –
4.300 đồng/kg do mùa thu hoạch và thương lái bỏ cọc khiến nguồn cung tăng mạnh
1.3.3 Tác động của chính phủ trong việc đầu tư dàn trải cho tất cả các ngành
5


Dường như cụm từ "đầu tư dàn trải" đã rất quen thuộc, đó là một hạn chế lớn
cần phải vượt qua. Như Quốc hội cũng biết tổng mức đầu tư sau giai đoạn 2016 - 2020
là 2 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tương đương với số vốn này, số dự án cũng không nhỏ:
9.620 dự án. Hiện nay ở rất nhiều địa phương, số lượng các dự án dở dang thiếu vốn
rất lớn. Đặc biệt đối với nguồn trái phiếu Chính phủ, 64 tỉnh thành phố, mỗi tỉnh thành
phố được phân bổ một dự án trong số 260 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ
thời gian qua thì số lượng các dự án hoàn thành rất lớn. Trong giai đoạn 2011-2015
tổng số dự án hoàn thành là 1.789 dự án, nếu tính đến hết năm 2018 số lượng sẽ là
6.290 dự án. Tuy nhiên, xét dưới giác độ kết quả đầu ra, hiện nay chưa có báo cáo nào

khẳng định là tất cả các dự án đều mang lại hiệu quả thiết thực. Trong hàng nghìn công
trình hoàn thành có bao nhiêu công trình hiệu quả cao, bao nhiêu công trình hiệu quả
thấp, bao nhiêu công trình chưa hiệu quả? Hiện nay chúng ta chưa có câu trả lời chính
xác…
1.4 Nguyên nhân
Nguyên nhân của việc được mùa mất giá có nhiều: thị trường xuất khẩu đột
nhiên không nhập hàng, thị trường trong nước bị dội hàng, nông sản chất lượng quá
kém khiến người tiêu dùng bỏ chạy... Nhưng quan trọng nhất vẫn là người nông dân
tham gia phong trào trồng "cây thế mạnh". Cái bệnh "phong trào" nó vốn trầm kha
trong cả xã hội Việt Nam, từ trong cuộc sống thường ngày tới việc làm ăn nuôi trồng.
Người nông dân là đau khổ nhất. Nhưng điều đó đâu khiến người nông dân chùn bước,
họ dũng cảm tới mức cây nhãn trồng 5 năm cũng chặt, cây chôm chôm suốt 10 năm
cũng đốn. Dưa hấu cải bắp xúp lơ thì chỉ việc cho bò ăn rồi đi cải tạo đất trồng cái
khác. Vậy nguồn cơn của cái sự ai ai cũng trồng một loại cây rồi rớt giá là thế nào? Đó
là vì bà con nông dân chỉ cần nghe trồng cây gì được giá là đổ xô nhau đi trồng. Cái
quy luật thị trường đơn giản nhất là cung mà vượt cầu thì giá sẽ rớt thê thảm, mà hàng
chục năm qua bà con dường như mãi không chịu nhớ.
Truyền thông cũng phần nào góp phần vào cái nạn tin đồn nhảm này. Mới năm trước
truyền thông đưa tin là giá ớt tăng cao thì năm nay giá ớt đã rớt thê thảm ngay. Ớt là
thứ rất dễ trồng, cho quả nhanh và... ít ai ăn được, xuất khẩu cũng không khả quan, nên
ớt thành nạn nhân rất nhanh chóng.
6


Có những lúc do chúng ta không nắm bắt được nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn chất
lượng của nước nhập khẩu mà một số loại cây ăn quả đã sản xuất cung vượt quá cầu,
dẫn đến thua lỗ nặng. Đơn cử như bài học về thanh long, chuối, dưa hấu, hoặc cả vùng
sản xuất cam sành Hà Giang, Tuyên Quang trước đây.
1.5 Giải pháp
Về phía Nhà nước:

- Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản
trên thế giới để phục vụ cho DN Việt Nam sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản
phù hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đáng có cho DN và người nông
dân;
- Bổ sung và điều chỉnh các chính sách theo hướng thu hút đầu tư cho ngành Nông
nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa xây dựng
hình ảnh, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản, đặc
biệt là nông sản chủ lực. Đối với các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hoa Kỳ thì cần có sự trao đổi giữa các nhà đầu tư với nhau, tìm kiếm cơ hội hợp
tác để hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.
- Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, cần có
sự điều phối theo nhu cầu xuất khẩu của thị trường. Đối với những mặt hàng ở thị
trường có chính sách bảo hộ hay rào cản kỹ thuật cao thì cần hỗ trợ đầu tư phát triển
ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo
quản chất lượng nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu
thị trường.
Về phía nông dân
Để thoát khỏi tình trạng trên, trước hết, đối với người nông dân cần phải có kiến
thức về thị trường. Trước khi tiến hành trồng cây gì, nuôi con gì người nông dân cần
7


tìm hiểu về thông tin thị trường cũng như vấn đề quy hoạch của nó. Nông dân cần xem
xét cây trồng của mình đã có nhiều vùng trồng chưa, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt.
Mặt khác, vai trò định hướng, tư vấn của các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương
cũng rất quan trọng. Các tổ chức đơn vị này cần thông tin tuyên truyền định hướng cho
người dân trong vùng về quy hoạch cây trồng và vận động người dân thực hiện đúng
quy hoạch, cần tuyên truyền, khuyến khích người dân chủ động thay đổi tư duy, nâng
cao trách nhiệm trong sản xuất, không vì lợi nhuận trước mắt mà vì sự bền vững và

phát triển lâu dài, phải biết tự mình vươn lên, không trông chờ vào sự bảo hộ của
người khác. Thứ hai, cần tổ chức lại sản xuất, kết nối thông tin thị trường với nông
dân, dự báo cho nông dân thị trường cần loại nông sản gì, kích cỡ, mẫu mã ra sao để
tăng hiệu quả sản xuất, tránh để cộng đồng phải chung tay “giải cứu”. Thứ ba, cần
định hướng và thay đổi để cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng khẳng định
thương hiệu Việt.
 Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là việc cần thiết nhằm nhằm nâng
cao hiệu quả; tạo ra bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng nông phẩm, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
2.1 Khái niệm
- Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao
về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia
tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
-Theo Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ
mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của
8


quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,
đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở
canh tác hữu cơ”.
2.2 Đặc điểm
Nền nông nghiệp công nghệ cao có những đặc điểm sau:
- Vốn đầu tư lớn.

- Giá trị thu hồi lớn.
- Ứng dụng giàu tri thức.
- Thị trường tập trung chủ yếu vào một số ít công ty lớn do đòi hỏi công nghệ cao và
vốn đầu tư lớn.
- Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới.
- Thường tập trung vào các lĩnh vực như tạo giống mới qua kỹ thuật di truyền, công
nghệ gen, sử dụng kỹ thuật mới trong việc nhân giống.
- Quy trình chăn nuôi gia súc hoàn toàn tự động và được kiểm soát chặt chẽ.
- Phát triển các nguồn năng lượng mới.
- Sản xuất thức ăn nhân tạo cho người và gia súc
- Mở ra những ngành công nghiệp mới.
2.3 Vai trò
- Ứng phó với các biến đổi khí hậu.
- Giảm công sức lao động và thời gian nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các sản phẩm nông nghiệp
9


- Thúc đẩy chuyên nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- Phát huy lợi thế, cơ hội, ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ nâng tầm quy mô sản xuất
của doanh nghiệp.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nước nhà
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là
giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu
tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa
học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản
lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao.Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người
và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và
thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường.

2.4 Tiêu chí đánh giá nền NNCNC
2.4.1 Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp cao
Sản phẩm của nền NNCNC trước hết phải đáp ứng các yêu cầu đối với sản
phẩm công nghệ cao:
- Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm.
-Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả KT - XH lớn.
-Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu.
-Góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia.
-Sản phẩm phải hấp dẫn về hình thức: tươi sạch, không lẫn tạp chất, bụi bẩn; phải có
bao bì hợp vệ sinh; có nguồn gốc rõ ràng.

10


-Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, khi SP có chất lượng cao nhất; không có
các triệu chứng sâu bệnh hay nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
-Sản phẩm phải đảm bảo an toàn về chất lượng, không chứa dư lượng chất hóa học
vượt giới hạn cho phép.
-Môi trường sản xuất, thu hoạch, chế biến,… đảm bảo đúng quy định.
2.4.2 Nhóm tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường
Về mặt kinh tế:
-Nông sản của nền NNCNC phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với sản
phẩm của nền NN truyền thống.
-Nếu là doanh nghiệp NNCNC, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất, hiệu
quả kinh tế phải tăng ít nhất gấp 2 lần.
-Nếu là vùng NNCNC, vùng phải có năng suất và hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 30%.
=> Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải có vốn lớn, nhưng hiện dòng
vốn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp rất thấp. Ngành nông nghiệp đang đóng góp 18%
GDP nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 5% GDP. Trong khi Hàn Quốc, nông
nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, nhưng đầu tư cho nông nghiệp gấp 3 lần, bằng 6% GDP.

Các chính sách tín dụng trong nông nghiệp ban hành nhưng khó tiếp cận bởi điều kiện
cho vay ngặt nghèo, sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng đói vốn.
Về vấn đề xã hội
Nông sản được sản xuất ra từ nền NNCNC phải đáp ứng được yêu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng; việc ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp phải thay đổi được các tập quán vốn có như tập quán canh tác
sản xuất, tập quán mua bán hàng hóa nông sản, tập quán tiêu dùng… hướng đến một
nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo phương thức sản xuất công nghiệp tập trung;
đảm bảo thu nhập và ổn định chất lượng cuộc sống người dân.
11


NNCNC còn quan tâm đến công tác quản lý tổ chức, đây là một khâu hết sức
quan trọng trong quá trình sản xuất, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu để phát triển
nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Để đảm bảo về mặt tổ chức quản lý,
Nhà nước phải ban hành các chính sách liên quan đến việc ứng dụng cộng nghệ cao
trong nông nghiệp như Luật CN cao, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định lĩnh
vực hoạt động... Các quy định này làm cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao đi vào
“khuôn mẫu” hơn. Mặt khác, tổ chức quản lý còn tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng
tham gia vào sản xuất; là điều kiện để phát huy hết tiềm năng vốn có của lực lượng lao
động trong nông nghiệp.Nhà nước nên xây dựng cơ chế chính sách, quy trình phù hợp
để thực hiện tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tổng kết đánh
giá các mô hình đã triển khai làm căn cứ thực tiễn để đề xuất những giải pháp đảm bảo
tính khả thi.
Về vấn đề môi trường:
Phải đảm bảo hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường, không vượt quá
giới hạn cho phép, không làm tổn hại đến môi trường sinh thái nơi sản xuất và các hệ
sinh thái xung quanh. Ứng dụng công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, emzyme…
để tạo ra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, xử lý các chất thải nông
nghiệp và sử dụng các chất không gây ô nhiễm môi trường.

2.4.3 Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ
KHCN được ứng dụng vào trong nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- KHCN là có trình độ công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất
30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng.
-Công nghệ phải liên tục được nâng cao và đổi mới phù hợp với sự phát triển của
KHCN, có thể ứng dụng và mở rộng trong những điều kiện sinh thái nông nghiệp nhất
định.
-Công nghệ phải là tiên tiến tại thời điểm đầu tư.

12


-Công nghệ phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm NNCNC phải đáp ứng được
các yêu cầu về chất lượng của quốc gia và quốc tế như VietGAP, AseanGAP,
EuropGAP, GlobalGAP,…
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao
2.5.1

Khoa học và công nghệ:

-Để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế đòi hỏi
phải ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao vào quy trình sản xuất canh tác. Bởi khoa học
công nghệ làm gia tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, tăng giá trị kinh
tế, giảm thiểu chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, khắc phục được những hạn chế
của tự nhiên tạo ra một hê thống quản lí kinh tê tốt hơn, hiệu quả.
=> KHCN có tác dụng cải biến nền kinh tế nhỏ lẻ , lạc hậu sang nền sản xuất hiện đại
với quy mô lớn
KHCN chủ yếu được ứng dụng vào nông nghiệp là:
-Công nghệ sinh học: Được ứng dụng nhiều nhất hiện nay như nhân giống cây trồngvật nuôi, làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,sản xuất thuốc vacxin tăng sức đề kháng

phòng bệnh cho vật nuôi, xử lí chất thải nông nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch
-Công nghệ tự động: Ứng dụng trong nông nghiệp công nghê cao bởi các thiết bị tưới
phun tự động, điều chỉnh nhiệt độ, dây chuyền cung cấp thức ăn nước uống tự động, tự
động trong khâu thu hoạch, chế biến giết mổ vật nuôi...Công nghệ tự động còn phát
hiện ra các loài sinh vật gây hại cho cây và vật nuôi, theo dõi được khả năng sinh
trưởng và phát triển của sinh vật qua đó giúp con người nắm bắt kịp thời , xử lí nhanh
chóng
-Công nghệ vật liệu mới: chế tạo ra các sản phẩm polyme như khay ,chậu trong kỹ
thuật trồng cây không cần đất, màng che nông nghiệp, màng bảo vệ rau quả,...
13


-Công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng trong nông nghiệp: quản lý các
khâu của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thực hiện thí nghiệm quảng
bá và tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng trên toàn thế giới qua Internet
Như vậy có thể nói rắng khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng, tác động trực
tiếp và quyết định đến sự hình thành và phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao,
đăc biệt là quốc gia có nền xuất khẩu chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp như Việt Nam
thì càng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đê sản phẩm nông nghiệp
có thể đạt được chất lượng cao để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ,
EU.
2.5.2 Nguồn lao động:

Nguồn lao động là lực lượng quan trọng nhất của xã hội. Chất lượng nguồn lao
động có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nền nông
nghiệp công nghệ cao. Chất lượng lao động bao gồm trí lực và thể lực cụ thể là sức
khỏe, trình độ văn hóa, nhận thức, nghiêp vụ và tay nghề của người lao động. Nước ta
có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn, tay nghề kĩ thuật cao chưa
nhiều. Do đó để đạt đươc hiệu quả thì đòi hỏi ngưởi lao động phải nâng cao trình độ

chuyên môn tay nghề. Muốn thế nhà nước phải tạo điều kiện đề ra các chính sách phát
triển sao cho phù hợp để đáp ứng được nguôn lao động chất lượng tham gia vào quá
trình sản xuất, quản lý trong nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.5.3 Thị trường:

-Thị trường nông sản là một thị trường lớn, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của
nền nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng
-Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp giảm do đô thị hóa ngày càng nhiều với nền
sản xuất lạc hậu thì lương thực thực phẩm không đủ cung cấp cho thị trường ,thế giới
sẽ rơi vào khủng hoảng. Do đó, phải nâng cao và ứng dụng khoa học công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường. Khi thị trường nông sản phát triển mang lại giá trị kinh tế cao
góp phần thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để cải tiến
hơn quy trình sản xuất cũ
14


-Ngày nay các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiêp dệt,
giày da,... đang phát triển mạnh do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm này ngày càng
tăng cao nên cần một lượng lớn nông sản cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành
công nghiệp này. Vì vậy chúng ta phải biết tận dụng lợi thế này thúc đẩy quá trình ứng
dụng khoa học kĩ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp làm tăng nhanh năng suất lao
động, xuất khẩu một lượng nông sản lớn với chất lượng cao cho thị trường thế giới,
góp phần tạo một nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia
2.5.4

Đô thị hóa:

-Đô thị hóa là quá trình chuyển từ dạng nông thôn sang đô thị với biểu hiện là sự tăng
nhanh về quy mô và số lượng đô thị, nâng cao tỉ lệ dân đô thị, phổ biến lối sống thành

thị. Đô thị hóa tác động rất mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao do làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng giảm. Nếu như vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất theo phương pháp
truyền thống trên một diện tích đất thì năng suất sẽ rất thấp, sản phẩm không đủ cung
cấp cho thị trường. Nhưng nếu cùng một diện tích đất đó mà áp dụng tiến bộ kĩ thuật
sẽ tăng năng suất lên rất nhiều lần sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội
-Đô thị hóa làm gia tăng nhanh chóng tỉ lệ dân cư đô thị nên nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa nông sản ngày càng tăng về cả số lượng và đa dạng về chủng loại. Ngoài ra đô thị
hóa góp phần làm cho trình độ người lao động tăng lên, họ nhận thức được vai trò của
khoa học kĩ thuật nên sẽ dễ triển khai, thúc đẩy nhanh quá trình tự động hóa sản xuất
-Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP đây cũng
là những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên việc
ứng dụng khoa học công nghệ là rất cần thiết nhằm tạo ra lượng nông sản lớn, thu
ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản, góp phần nâng cao mức sống, ổn định kinh tếxã hội.
2.5.5 Chính sách:

-Các chính sách phát triển kinh tế- xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao. Để việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp có
15


hiệu quả đòi hỏi phải có những chính sách mang tính chiến lược, đúng đắn và phù hợp
xu hướng phát triển chung của thời đại, công nghệ. Những chính sách phù hợp sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho người sản xuất ứng dụng những thành tựu hiện đại vào phát
triển nông nghiệp
-Bên cạnh những yếu tố trên thì việc hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ
cao còn có sự tác động của các nhân tố khác như: cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn, đất đai,
địa hình, khí hậu, thủy văn
2.6 Hình thức tổ chức nông nghiệp công nghệ cao
2.6.1 Canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

-Ngày nay, với nền nông nghiệp hiện đại hệ thống tưới nhỏ giọt (Irrigation System)
hay hệ thống tưới phân nhỏ giọt (Ferigation System) được áp dụng rộng rãi trên thế
giới. Đặc biệt ở những nước bị hạn chế về nguồn nước đã ứng dụng thành công công
nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao.Thời gian gần đây,
Việt Nam cũng đã áp dụng phương pháp canh tác này trên một số cây trồng đem lại
hiệu quả cao, tránh lãng phí và giảm tác động đến môi trường sống. Bên cạnh đó các
giống cây trồng được nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đem nhân rộng, đèn led được
sử dụng trong canh tác nông nghiệp. Nông dân Việt Nam cũng khá thành công với mô
hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và trồng rau sạch trong nhà đang là
xu hướng canh tác nông nghiệp hiện đại cùng với đó là máy móc hỗ trợ tích cực cho
nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
- Bên cạnh đó nhu cầu du lịch sinh thái gắn liền với mô hình nông nghiệp sạch có xu
hướng gia tăng ở các ngoại ô ở TPHCM. Chính những mô hình này đang tạo nên sắc
thái mới cho thành phố cũng như khuyến khích mở rộng hình thức canh tác nông
nghiệp công nghệ cao.
- Thực hiện công nghệ cao ở các khâu lựa chọn hạt giống, phương pháp gieo trồng tiên
tiến - giá thể, bán thủy canh, kiểm soát dinh dưỡng, phòng ngừa cách ly mầm bệnh…
đều theo dõi trên phần mềm điều khiển thông minh, thông qua hệ thống theo dõi smart
phone và dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc ứng dụng nông nghiệp công
16


nghệ cao và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến là yếu tố giúp nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, nhờ đó mở rộng cánh cửa bước vào thị trường khó tính (Nhật,
Hàn Quốc).
2.6.2 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được chính thức đi vào hoạt động vào tháng
04/2010 tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Khu này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như
giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà

thí nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao công
nghệ, hệ thống viễn thông.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nhân giống và cung cấp cây giống,
con giống chất lượng cao: Tính trong năm 2015, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã
cung cấp: 278.452 cây lan giống cấy mô/ hậu cấy mô các loại Mokara, Dendrobium,
3000 cây hoa nền và 80.000 cây gieo ươm chuyển giao cho các hộ nông dân thuộc các
huyện ngoại thành như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn...; 4,5 tấn hạt giống F1 chất
lượng cao: ớt, khổ qua, cà tím, dưa leo, bí đỏ, bầu bí và 45.000 hạt giống dưa lưới; 95
tấn thành phẩm dưa lưới, 1000 tấn sản phẩm thanh long, chuối, dứa, bầu, bí đao, dưa
leo, trái dừa tươi, 600.000 bịch phôi nấm các loại, 30.000 bịch meo giống nấm, 1000
lọ nấm kiểng, 27.500 con cá Dĩa, cá Chép nhật, cá Săn sắt, cá Heo xanh..[3]
-Chuyển giao công nghệ như: Các quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao và 07 loại mô hình trình diễn (dưa lưới, hoa lan, cây ăn trái, hoa kiểng đô thị, nấm
linh chi, cà chua bi, ớt chuông). Các mô hình này bước đầu cho sản phẩm đạt năng
suất, giá trị kinh tế cao và theo tiêu chuẩn VietGAP, chuyển giao kỹ thuật cấy
mô invitro cây lan Hồ điệp, kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới cho cá nhân tổ chức
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, chuyển giao 4 quy trình sản
xuất nông nghiệp theo hướng Công nghệ cao trong nhà màng, khảo nghiệm giống:
Trong năm 2014 đã có 49 giống lan các loại, 34 giống dưa lưới, 19 giống dưa lê, 02
giống cỏ ngọt, 02 giống rau húng quế, 02 giống dưa hấu; 10 giống ớt sừng, 06 giống

17


cá dĩa, cá chép Nhật, 10 giống lan Dendrobium (nguồn gốc Thái Lan), 16 giống cà
chua bi, 10 giống ớt ngọt, 04 giống rau húng quế nguồn gốc Việt Nam.
Theo dõi sinh trưởng phát triển của 06 giống gồm cà chua (Nhật Bản) 29 giống hoa lan
(Hồ Điệp - Đài Loan, Dendrobium - Thái Lan), 02 giống sâm bố chính (Việt Nam), 01
giống giảo cổ lam (Việt Nam), 01 giống dưa lưới (Nhật Bản) thích hợp trồng trong
điều kiện nhà màng tại thành phố Hồ Chí Minh cho ra nhiều giống rau, hoa, dược liệu

chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thành phố và thị hiếu của người tiêu dùng.
2.6.3 Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

-Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất
nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở
trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến nông dân
chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính mùa vụ
nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có
thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do đó đạt lợi
nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các
môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển
nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm
nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn. Mặt khác môi trường nhân tạo thích
hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng
thời chống chịu sâu bênh lớn hơn. Điều này thích hợp với các vùng đất khô cằn không
thuận lợi với sản xuất nông nghiệp như vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hóa
v.v. Ở Việt Nam đã xuất hiện các mô hình trồng chuối, hoa lan, cà chua, rau quả công
nghệ cao theo các tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP… ở các tỉnh như Lâm
đồng, Lào Cai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.
- Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về
tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học,
công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Với việc tiết
kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình sản xuất rễ rằng đạt được
18


hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để cung
cấp cho quá trình chế biến công nghiệp. Cũng nhờ thương mại hóa được sản phẩm mà
các thương hiệu sản phẩm được tạo ra và cạnh tranh trên thị trường. Lợi thế về quy mô

và chi phí thấp là các yếu tố đảm bảo các sản phẩm nội địa cạnh tranh được với hàng
ngoại nhập ít nhất ở chi phí vận chuyển và maketing. Những ví dụ về trồng rau công
nghệ cao trong nhà lưới ở TP. HCM đã cho thấy doanh thu đạt 120 – 150 triệu
đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối truyền thống. Các mô hình trồng hoa - cây
cảnh ở Đà Lạt và chè ô long ở Lâm Đồng cũng cho thấy dây truyền sản xuất khép kín
cây giống, ươm, chăm sóc, thu hoạch trong nhà lưới với hệ thống tưới phun sương,
tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel đã cho năng xuất và chất lượng sản phẩm hơn hẳn
cách sản xuất truyền thống , sử dụng màng phủ. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc,
Hà Nội… đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây, chăn nuôi lợn, gà quy mô
công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn,
giúp người sản xuất có thu nhập gấp 2 thậm chí là gấp nhiều lần so với sản xuất quảng
canh hộ gia đình truyền thống. Cùng với đó là sự tham gia của các tập đoàn, công ty và
các doanh nghiệp lớn đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực này: Tập đoàn Hoàng Anh
Gia Lai, Tập đoàn Hòa Phát và mới đây là tập đoàn Vingroup đầu tư vào hơn 1000ha
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc (rau, hoa) đã minh chứng cho sự
phát triển đúng đắn của loại hình nông nghiệp này, và trong tương lai không xa sẽ còn
nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này.
2.6.4 Doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao:
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay có 40 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao được cấp giấy chứng nhận; trong đó, 12 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực trồng trọt, 19 doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, 9 doanh nghiệp
trong lĩnh vực chăn nuôi. Doanh nghiệp phải có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm
ứng dụng CNC, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi
cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh
thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học
trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh
nghiệp đạt ít nhất 2,5%.Đồng thời, áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết
19



kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1 Tình hình phát triển NNCNC trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây
dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học
công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100
khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học
công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9
khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi
tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành
tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh
nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng
dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển
nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng,
ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.
Những ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới
* Trong lĩnh vực công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và
chất lượng cây trồng. Trong lĩnh vực giống cây trồng là việc tạo ra các giống cây trồng
biến đổi gene với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh.

20


Diện tích cây trồng biến đổi gene (GMC) trên thế giới liên tục tăng hàng năm.

Năm 2005 có 90 triệu ha. Trong đó đậu nành chuyển gien là loại cây trồng có diện
tích gieo trồng lớn nhất với 54,4 triệu ha (chiếm 60% diện tích GMC), tiếp đến là ngô
(với diện tích trồng là 21,2 triệu ha chiếm 24%). Năm 2010 có 148 triệu ha. Trong đó
đậu nành chiếm 73,3 triệu ha, ngô 46,8 triệu ha, bông với diện tích 9,8 triệu ha.
Đến nay trên thế giới đã có 29 quốc gia đã trồng cây biến đổi gene, EU có 08
nước (Tây ban Nha, Bồ đào Nha,Tiệp khắc, Ba Lan, Rumani, Đức, Slovakia, Anh);
Châu á có 04 nước (Trung quốc, Ấn Độ, Philippines, Myanmar…
Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Canada và Trung Quốc là những nước trồng cây
công nghệ sinh học với diện tích lớn trên thế giới. (Hoa Kỳ là 49,8 triệu ha chiếm 55%
diện tích trồng cây chuyển gen trên toàn cầu), trong đó khoảng 20 % là các sản phẩm
gien xếp chồng (stacked gene) có chứa hai hoặc ba gien, cây ngô ở Hoa Kỳ là sản
phẩm mang ba gien lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.
Hiện nay các sản phẩm mang từ hai gien trở lên hiện đã được triển khai ở Hoa
Kỳ, Canada, Australia, Mexico, Nam Phi và Philippines.
Ngoài 29 nước trồng cây biến đổi gene, trên thế giới còn có 30 nước khác chấp
nhận cây trồng biến đổi gene như nguồn thực phẩm chính cho người và vật nuôi. Tuy
nhiên, các nhà khoa học quốc tế vẫn chưa thống nhất được có nên phát triển (GMC)
hay không bởi vì ngoài những lợi ích về gia tăng năng suất, sản lượng, khả năng
kháng sâu bệnh cao, chống chịu ngoại cảnh bất lợi ….thì những nguy cơ rủi ro tiềm
tàng đối với sức khỏe con người, động vật, đa dạng sinh học đã làm cho nhiều quốc
gia phải cân nhắc và thận trọng trong phát triển cây trồng biến đổi gene.
* Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro
Trong nhân giống Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro là phương pháp nhân
giống thực vật đã được ứng dụng khá lâu, đã đem lại hiệu quả cao trong nhân giống
nhiều lọai cây trồng nông nghiệp.

21


Đây là kỹ thuật tiên tiến với các ưu thế vì tính khả thi lớn, có thể công nghiệp hóa

cao trong việc nhân giống để có số lượng lớn cây giống với độ đồng đều cao. Công
nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng
trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô đạt
(15 tỷ USD /năm và tốc độ tăng trưởng là 15%/năm).
Trong lĩnh vực cây trồng, người ta đã ứng dụng sinh học phân tử trong việc lập
bản đồ gene cho nhiều lọai cây trồng, sử dụng kỹ thuật ELISA, PCR trong việc chẩn
đoán và giám định bệnh virus cho cây. Cho tới nay, nhiều lọai bệnh trên cây trồng đã
được giám định và chẩn đoán nhanh nhờ các bộ kít thử.
Đối với cây ăn quả, việc sử dụng công nghệ tế bào để tạo giống cây ăn quả
không hạt, chất lượng cao thông qua cây nhũ tam bội ; sử dụng kỹ thuật vi ghép để tạo
nguồn vật liệu ban đầu sạch bệnh phục vụ công tác lai tạo giống; sử dụng phương pháp
Bioreactor để nhân sinh khối …
Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng thể hiện như sau:
* Công nghệ trồng cây trong nhà kính
Được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng poly ethylen thay
thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house).
Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hòan thiện với
trình độ cao để canh tác rau và hoa. Các nhà kính với hệ thống điều khiển tự động khá
hiện đại được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hà Lan, Pháp, Bỉ, Israel đã sản
xuất lượng lớn hoa và rau phục vụ cho xuất khẩu.
Trong các nhà kính này, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều
khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,
tưới nước, bón phân, phun thuốc BVTV…
Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan hiện nay đã có hệ thống nhà kính
trồng cây phát triển khá nhanh đặc biệt là ở Trung Quốc.
22


Cùng với sự phát triển của các khu NNCNC thì công nghệ trồng cây trong
nhà kính cũng phát triển. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các

yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu
của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
* Công nghệ tưới
Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát
triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang là những vấn đề quan trọng chiến
lược. Với việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có thể sử dụng trên
những địa hình khác nhau làm cho việc tưới nước trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung
cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
Ixarel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ
cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.
* Trong chăn nuôi và thuỷ sản:
- Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất
Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc
nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống,
tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
-Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá
Giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực Tilapia
lớn nhanh hơn cá cái. Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen.
Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ đẻ ra toàn cá đực do đó tăng
năng suất nuôi trồng khá cao.
– Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi

23


Các công nghệ biến đổi gen ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh
dưỡng vật nuôi như thông qua việc biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc
là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn
hiệu quả hơn.

– Công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ
Các loại kít thử dựa trên nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân
tố gây bệnh và giám sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính
xác cao mà trước đây chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút,
vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông
quan phương pháp nhân gen.
3.2 Kết luận
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của các nước phát
triển trên thế giới để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm và cho hiệu quả
kinh tế cao;
Cần xây dựng và tổ chức thực hiện, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; thực hiện liên kết
giữa đào tạo, NC&PT. Hình thành và phát triển các tổ chức (doanh nghiệp KH&CN)
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về ứng dụng công nghệ cao trong nông
nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tập trung và đồng bộ; Khu thử nghiệm, thí
nghiệm có liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đã lựa chọn; cần có cơ
chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp khoa
học đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất; tăng cường
hợp tác giữa các địa phương, các viện nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong việc ứng
dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với các
nước tiên tiến, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các khu nông
nghiệp công nghệ cao là cần thiết. Khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đóng vai trò làm
“đầu tàu”, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
24


nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp,
nông thôn hướng nhanh tới hiện đại hóa. Khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ đáp ứng
mục tiêu dài hạn trong việc phát triển nông nghiệp của nước ta là xây dựng một nền

nông nghiệp hàng hóa tập trung, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu
dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế và nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên kết
hợp với áp dụng thành tựu KH&CN tiên tiến. Vì vậy, quy trình công nghệ cao phải
đồng bộ trong suốt chuỗi cung ứng, cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản
phẩm chất lượng với quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng
được ba yêu cầu: Kỹ thuật, chức năng và dịch vụ. Công nghệ cao chỉ phát huy tốt hiệu
quả khi sản xuất mang tính công nghiệp vì vậy rất cần hình thành các trang trại tập
trung, liên kết các nguồn lực để có quy mô về tài chính và điều kiện sản xuất lớn.
3.3 Tình hình phát triển NNCNC ở Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao, là nền nông nghiệp áp dụng những kĩ thuật, công
nghệ tiên tiến nên tạo ra nhiều ưu điểm, từ những sản phẩm có chất lượng, tính năng
vượt trội, thân thiệt với môi trường hay đến những hiệu quả và tác động tích cực, quan
trọng đến nền kinh tế. Chính vì điều đó mà nhiều tỉnh thành Việt Nam đã và đang áp
dụng nông nghiệp công nghệ cao; ngoài việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao cũng
là cách để không tách mình ra khỏi chuỗi phát triển của khoa học công nghệ.

 Quảng Trị: Trồng rau trong nhà kính đem lại hiệu quả cao

Tại tỉnh Quảng Trị, chính quyền và người dân đang tích cực chuyển dịch cơ cấu
và phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao, tạo ra
nguồn nông sản sạch, an toàn.
Huyện Vĩnh Linh hiện có 4 mô hình nhà kính trồng rau, củ, quả sạch. Bà Lê Thị Thúy
Kiều, Phó trưởng phòng Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết, canh tác trong
nhà kính hạn chế những bất lợi từ thời tiết và sâu bệnh nhờ chủ động được độ ẩm trong
đất, năng suất canh tác trong nhà kính tăng từ 30 - 50% so với canh tác truyền thống.
Huyện Vĩnh Linh định hướng mở rộng và phát triển các môhình công nghệ cao để bà
25



×