Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vốn đầu tư mạo hiểm - giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN THỊ LIÊN









VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – GIẢI PHÁP
TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM











LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG











Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN THỊ LIÊN







VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – GIẢI PHÁP
TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HOÀNG LINH









Hà Nội – 2012

Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Hoàng Linh. Trong suốt thời gian thực hiện luận
văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn luôn có những ý kiến chỉ
đạo khoa học kịp thời và quý báu giúp tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Tài chính
Ngân Hàng, cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong hai
năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng tôi những kiến thức nền
tảng và những kiến thức chuyên môn để có thể hoàn thành luận văn này và vững
bước trong công việc của mình sau này.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ
sở vật chất và các điều kiện học tập khác để tôi có cơ hội được hoàn thành luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp Tài Chính Ngân Hàng K19 - Đại học Kinh tế
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội, những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường cũng như thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị và người chồng yêu quý
đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Nguyễn Thị Liên
Mục lục


Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii

Danh mục các hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp công nghệ
cao 6
1.1 Khái niệm về vốn đầu tư mạo hiểm 6
1.1.1 Vốn đầu tư mạo hiểm là gì? 6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của vốn đầu tư mạo hiểm 7
1.1.3 Các quỹ cấp vốn đầu tư mạo hiểm 12
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp công nghệ cao 16
1.3 Sự cần thiết của vốn đầu tư mạo hiểm đối với doanh nghiệp công nghệ cao…
17
1.3.1 Nhu cầu về vốn mạo hiểm của doanh nghiệp công nghệ cao 17
1.3.2 Ưu thế và nhược điểm của việc tiếp cận vốn mạo hiểm so với các nguồn
khác 18
1.3.3 Vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế 22
1.3.4 Ảnh hưởng của vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển của doanh
nghiệp công nghệ cao 26
1.4 Các bước tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm 28
1.4.1 Tìm hiểu về quỹ đầu tư mạo hiểm 28
1.4.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo 31
1.4.3 Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với các quỹ đầu tư 33
1.4.4 Thực hiện đề xuất kế hoạch với quỹ đầu tư 34
Chương 2: Thực trạng thị trường vốn đầu tư mạo hiểm trong các doanh nghiệp
công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay 39
2.1 Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam hiện nay 39
2.1.1 Thực trạng phát triển công nghệ cao ở Việt Nam 39
2.1.2 Nhu cầu vốn mạo hiểm của các doanh nghiệp công nghệ cao 43
2.2 Thực trạng nguồn vốn mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay 48
2.2.1 Các quỹ cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 48
2.2.2 Một số hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 51

2.3 Các hình thức cấp vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay 63
2.4 Đánh giá thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 64
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh
nghiệp công nghệ cao 75
3.1 Giải pháp khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào lĩnh vực đầu tư
mạo hiểm 76
3.1.1 Xây dựng cổng thông tin về đầu tư mạo hiểm 76
3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77
3.1.3 Phát triển thị trường chứng khoán 79
3.1.4 Cải thiện môi trường đầu tư 80
3.1.5 Khuyến khích các tổ chức đầu tư tham gia vào thị trường mạo hiểm
82
3.2 Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn vốn mạo hiểm của các doanh
nghiệp công nghệ cao 82
3.2.1 Chuyên nghiệp hóa trong cách thức tiếp cận vốn mạo hiểm 83
3.2.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo 84
3.2.3 Xây dựng một khuôn khổ quản trị doanh nghiệp hiện đại 85
3.2.4 Định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp rõ ràng 87
3.2.5 Minh bạch tài chính 87
3.2.6 Thiết lập dự án đáp ứng yêu cầu của quỹ đầu tư 89
3.2.7 Thành lập quỹ đầu tư vốn mạo hiểm nội địa 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


i

Danh mục các từ viết tắt
STT


Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
Tiếng Việt Tiếng Anh
1
ARDC
Nghiên cứu và phát triển
châu mỹ
Aberdeen Research and
Development Center
2 CEO Giám đốc điều hành Chief Executive Officer
3 CFO Giám đốc tài chính Chief Finance Officer
4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5 ĐTMH Đầu tư mạo hiểm
6
EVCA
Hiệp hội vốn đầu tư mạo
hiểm châu Âu
European Venture
Capital Association
7
FDI
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Foreign Direct
Investment
8
FRUBF1
Quỹ đầu tư cân cân bằng
Frudential
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

10 IDG Tập đoàn dữ liệu quốc tế International Data Group

11
IPO
Chào bán ra công chúng
lần đầu Initial Public Offering
12 KCN Khu công nghiệp
13 MEF Quỹ thương mại Mekong Mekong Enterprise fund
14
NVCA
Hiệp hội vốn đầu tư mạo
hiểm quốc gia hoa kỳ
National Venture Capital
Association
15 P/E Tỉ lệ P/E Earning per Share
16
R&D Nghiên cứu phát triển
Research and
Development
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
18 TTCK Thị trường chứng khoán
19
VDF
Quỹ đầu tư Dragon Việt
Nam Vietnam Dragon Fund
20
VEIL
Quỹ đầu tư thương mại
Việt Nam
Vietnam Enterprise

Investment Fund
21 VGF Quỹ phát triển Việt Nam Vietnam Growth Fund
22
VOF Quỹ Cơ hội Việt Nam
Vietnam Opportunity
Fund
23
WTO
Tổ chức thương mại thế
giới
World Trade
Organization
ii


Danh mục các bảng biểu



Bảng 1.1: Tăng trưởng nhân sự trên mỗi công ty ở Anh 23
Bảng 2.1: Những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất về số lượng các
doanh nghiệp 41
Bảng 2.2: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 47
Bảng 2.3: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội 47
Bảng 2.4: Đặc điểm và thách thức của ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở
Việt Nam 68
Bảng 2.5: Mức độ ưu tiên giữa các hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm 70
Bảng 2.6: Các vấn đề của công ty được đầu tư 73

iii


Danh mục các hình vẽ



Hình 1.1: Số vốn mạo hiểm đầu tư tại Mỹ giai đoạn 1980-2011 11
Hình 1.2: Nhà đầu tư mạo hiểm 15
Hình 1.3: Vốn đầu tư mạo hiểm, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao….19
Hình 2.1: Chi ngân sách cho khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2012 42
Hình 2.2: Đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á 67
Hình 2.3: Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam giai đoạn 1994-2010 67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển thế giới cũng như yêu cầu khách quan đặt ra đối với
nền sản xuất xã hội là cần phải phát triển khoa học công nghệ cao. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển, trình
độ khoa học lạc hậu như Việt Nam. Để phát triển kinh tế cần đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội mà then chốt là phát
triển khoa học công nghệ tiên tiến.
Đầu tư phát triển cho công nghệ cao là đảm bảo lợi ích lâu dài, bền
vững và toàn diện. Do vậy nó đòi hỏi sự quan tâm đúng mức từ cấp doanh
nghiệp đến quy mô nền kinh tế quốc dân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay.
Thực trạng hiện nay ở Việt Nam cho thấy hầu hết các công ty hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ cao đều đang thiếu vốn để mở rộng nghiên cứu
và quy mô sản xuất. Tuy nhiên, việc huy động vốn của các doanh nghiệp công

nghệ cao từ các ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán đang gặp
nhiều khó khăn do các doanh nghiệp này thường có độ rủi ro cao trong hoạt
động và thiếu tài sản thế chấp.
Vốn đầu tư mạo hiểm có thể coi là giải pháp tài chính mới để phát triển
các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay. Vốn đầu tư mạo hiểm
và vai trò của nó đối với sự phát triển của khoa học công nghệ cao nói riêng
và nền kinh tế nói chung đã được chứng Minh trong lịch sử đầu tư mạo hiểm
ở Mỹ, Nhật, Châu Âu… Tuy nhiên, vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam vẫn
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp và quản lý nhà
nước. Vì vậy trong khóa luận này, tác giả chọn đề tài “Vốn đầu tư mạo hiểm -
2

giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam” để góp
phần giúp các doanh nghiệp và nhà nước có cái nhìn rõ hơn về vai trò và thực
trạng của vốn đầu tư mạo hiệm ở Việt Nam, từ đó xây dựng giải pháp phát
triển thị trường vốn mạo hiểm cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện tại ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu nhất định về vấn đề vốn
đầu tư mạo hiểm. Phan Thị Bích Nguyệt [4] với đề tài “Thu hút vốn đầu tư
mạo hiểm cho đổi mới công nghệ tại Việt Nam” đã trình bày vai trò của đổi
mới công nghệ đối với sự tăng trưởng kinh tế trong đó nhấn mạnh “tiến bộ
của khoa học công nghệ chính là động lực của tăng trưởng kinh tế, của năng
suất lao động và cải thiện lâu dài mức sống”, và các hạn chế của thị trường
đầu tư mạo hiểm Việt Nam. Nghiên cứu này đưa ra các kiến nghị để khuyến
khích đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam bao
gồm: đẩy mạnh hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, tạo môi trường đầu tư
thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm, xây dựng
nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm, thành lập các quỹ đầu
tư mạo hiểm thuộc sở hữu của nhà nước, thiết kế chương trình tín dụng hỗ trợ

hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm, thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho hoạt
động đầu tư vốn mạo hiểm.
Bài nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy [5] với tiêu đề “Phát triển thị
trường vốn mạo hiểm Việt Nam” nghiên cứu về thị trường vốn mạo hiểm ở
Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường vốn mạo hiểm
Việt Nam như thành lập các quỹ mạo hiểm nội địa và một kiến nghị một số
giải pháp từ chính phủ.
3

Trần Thị Mai Hoa [1] có nghiên cứu về “Đầu tư mạo hiểm - hình thức
đầu tư cần quan tâm”. Nghiên cứu này chỉ ra các đặc điểm cơ bản của đầu tư
mạo hiểm, cách thức hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm và một số giải
pháp góp phần thúc đẩy hình thức đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam.
Nguyễn Nghĩa [3] có bài nghiên cứu về “Đầu tư mạo hiểm - động lực
phát triển công nghiệp công nghệ cao” chỉ ra đặc điểm và tác động của đầu tư
mạo hiểm đối với phát triển kinh tế, hiện trạng và triển vọng phát triển đầu tư
mạo hiểm tại Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số mô hình để
triển khai các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
Intel Capital [6] có bài viết về “Tài trợ vốn dài hạn từ các quỹ đầu tư
mạo hiểm – kinh nghiệm của Intel Capital”. Đây là một bài viết mang tính
thực tiễn cao trình bày mục đích hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm và
các cách thức cụ thể để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn từ các quỹ đầu
tư mạo hiểm.
Các nghiên cứu trên chỉ ra khái niệm của vốn đầu tư mạo hiểm cũng
như các chính sách thúc đẩy đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn
thiếu những nghiên cứu mang tính hệ thống và chi tiết, đánh giá thực trạng
vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay và những giải pháp cụ thể để phát
triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Đây chính là hướng nghiên cứu của
luận văn này và sẽ được trình bày lần lượt trong các chương của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Cơ sở lý thuyết chung về vốn đầu tư mạo hiểm. Làm rõ:
o Vốn đầu tư mạo hiểm là gì?
o Vốn đầu tư mạo hiểm có tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp
công nghệ cao và nền kinh tế?
4

o Quy trình tiếp cận vốn mạo hiểm như thế nào?
(2) Thực trạng thị trường vốn mạo hiểm hiện nay như thế nào?
o Cụ thể về nhu cầu vốn mạo hiểm ở thị trường Việt Nam hiện nay ra sao?
o Hiện tại có những quỹ nào có hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam,
quy mô vốn của các quỹ thế nào?
o Các đặc điểm của thị trường đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay
(3) Giải pháp nào để phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm cho các
doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: thị trường vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh
nghiệp công nghệ cao.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài này giới hạn nghiên cứu thị trường vốn đầu tư
mạo hiểm cho các doanh nghiệp công nghệ cao trên lãnh thổ ở Việt Nam
Về thời gian: Hình thức đầu tư mạo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ
năm 1946. Ở Việt Nam các quỹ đầu tư mạo hiểm xuất hiện vào những năm
1990. Tuy nhiên, đề tài này tập trung vào phân tích thực trạng vốn đầu tư mạo
hiểm ở Việt Nam trong những năm gần đây (2000-2012).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh để đạt
được mục tiêu của đề tài. Trong đó:
Thu thập thông tin từ các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo;

sách; luận văn; các báo cáo hàng năm của bộ Tài chính; các trang web, phân
5

tích thông tin thu thập được để đưa ra cái nhìn một cách hệ thống và chi tiết
về thực trạng thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay.
Tiến hành phân tích những thông tin thu được về thực trạng thị trường vốn
đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp phát triển thị
trường vốn mạo hiểm.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Trình bày một cách hệ thống và chi tiết thực trạng thị trường vốn đầu tư
mạo hiểm cho các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm cho
các doanh nhiệp công nghệ cao.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vốn vốn đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp công nghệ
cao
Chương 2:Thực trạng thị trường vốn đầu tư mạo hiểm trong các doanh nghiệp công
nghệ cao ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh
nghiệp công nghệ cao





6



Chương 1
Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư mạo hiểm
và doanh nghiệp công nghệ cao
1.1 Khái niệm về vốn đầu tư mạo hiểm
1.1.1 Vốn đầu tư mạo hiểm là gì?
Khi tìm nguồn tài trợ cho bất kỳ một giai đoạn nào trong quá trình phát
triển của mình, các doanh nghiệp công nghệ cao cũng phải xem xét mức độ
rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Trong giai đoạn khởi sự, doanh
nghiệp công nghệ cao phải đối mặt với rủi ro kinh doanh rất lớn cho nên
doanh nghiệp phải tìm một nguồn tài trợ thích hợp nhằm để hạn chế rủi ro tài
chính. Trong giai đoạn này tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng là không khả
thi vì trong giai đoạn mới khởi sự qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, doanh
nghiệp chưa có đủ tài sản để thế chấp và uy tín của doanh nghiệp chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu vay vốn. Và đồng thời nó cũng làm gia tăng chi phí của
doanh nghiệp do gánh nặng chi trả lãi suất tiền vay. Thêm nữa, doanh nghiệp
cũng khó nhận được tài trợ bằng vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này doanh
nghiệp chưa đủ các tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng.
Vốn đầu tư mạo hiểm được xem là đáp án tối ưu cho bài toán về vốn
của các doanh nghiệp công nghệ cao. Vốn đầu tư mạo hiểm là những khoản
đầu tư cổ phần vào giai đoạn đầu của những doanh nghiệp mới khởi sự - khi ở
giai đoạn này các doanh nghiệp công nghệ cao cần vốn để tài trợ cho việc
phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về khoa học công nghệ. Đây là những
7

khoản đầu tư có khả năng thu lời lớn để bù đắp cho mức độ rủi ro cao của các
quỹ đầu tư.
Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của các quỹ, vốn đầu tư mạo hiểm
có thể được hiểu theo hai cách khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, theo nghĩa rộng, vốn đầu tư mạo hiểm là “nguồn tài
chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các

khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời hạn trên trung bình (3-5
năm)”. Khái niệm này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu và Nhật
Bản.
Cách hiểu thứ hai, theo nghĩa hẹp, vốn đầu tư mạo hiểm là vốn cổ phần
tư nhân trung hạn vào các công ty chưa trưởng thành. Đây là những công ty
đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm, phát triển năng
lực sản xuất hay cung ứng dịch vụ, những doanh nghiệp mới khởi động,
doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, tăng trưởng
nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Cách hiểu này được sử dụng
phổ biến ở Mỹ và một số nước đang phát triển.
Vốn đầu tư mạo hiểm được đề cập trong suốt nội dung của đề tài này là
vốn đầu tư mạo hiểm được hiểu theo nghĩa hẹp.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của vốn đầu tư mạo hiểm
Lịch sử hình thành và phát triển của vốn đầu tư mạo hiểm được đánh
dấu bằng việc thành lập hai công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên vào năm 1946
là công ty Nghiên cứu và Phát triển châu Mỹ (ARDC) và J.H. Whitney &
Company. ARDC được thành lập bởi Ralph Flanders, Karl Compton và
Georges Doriot, những người được mệnh danh là "cha đẻ của chủ nghĩa tư
bản mạo hiểm". Đây là hai công ty cung cấp vốn để thúc đẩy sự phát triển của
các doanh nghiệp tư nhân. Sau đó, các nhân viên cũ của ARDC tiếp tục thành
8

lập một số công ty đầu tư mạo hiểm khác trong đó có Greylock Partners
(được thành lập vào năm 1965 bởi Charlie Waite và Bill Elfers) và Morgan,
Holland Ventures. Đây là làn sóng thành lập các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm
đầu tiên.
Năm 1958 Hoa Kỳ thông qua luật đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ tạo
điều kiên thuận lợi cho sự phát triển của một ngành công nghiệp mới, công
nghiệp đầu tư mạo hiểm, với khả năng quản lý chuyên nghiệp. Trong những
năm 1960 và 1970, các hãng đầu tư mạo hiểm tập trung hoạt động đầu tư chủ

yếu vào các công ty mới thành lập hoặc các công ty có ý định mở rộng sản
xuất. Thông thường, các công ty này khai thác những bước đột phá trong
công nghệ điện tử, y tế, xử lý dữ liệu. Kết quả là đầu tư vốn mạo hiểm đến
gần như đồng nghĩa với tài trợ công nghệ. Công ty cung cấp những khoản vốn
đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại West Coast là công ty đầu tư Draper và Johnson,
được hình thành vào năm 1962 bởi William Henry Draper III và Franklin P.
Johnson. Năm 1962, Draper Bill và Paul Wythes thành lập Sutter Hill
Ventures, và Pitch Johnson thành lập Asset Management Company.
Người ta ghi nhận rằng doanh nghiệp đầu tiên được hỗ trợ bởi vốn mạo
hiểm là Fairchild Semiconductor (sản xuất các mạch tích hợp thương mại
thiết thực đầu tiên), được thành lập năm 1959, bởi quỹ đầu tư mà sau này trở
thành Venrock Associates. Venrock được thành lập vào năm 1969 bởi
Laurance S. Rockefeller.
Hình thức phổ biến trong những năm 1960 của nguồn cung vốn đầu tư
mạo hiểm là từ các quỹ vốn tư nhân. Các hãng tư nhân được tổ chức theo
dạng công ty trách nhiệm hữu hạn để nắm giữ các khoản vốn đầu tư, trong đó
các chuyên gia đầu tư hoạt động như là đối tác chung còn các nhà đầu tư là
các đối tác trách nhiệm hữu hạn thụ động thì thu xếp vốn. Cơ cấu bồi thường,
vẫn còn được sử dụng ngày nay, cũng xuất hiện với việc các thành viên góp
9

vốn phải trả một khoản phí quản lý hàng năm là 1-2,5% và lãi suất thực hiện
thường lên đến 20% lợi nhuận của công ty.
Sự tăng trưởng quy mô cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm được thúc đẩy
bởi sự xuất hiện của các công ty đầu tư độc lập trên đường Sand Hill, bắt đầu
với Kleiner, Perkins, Caufield and Byers và Sequoia Capital vào năm 1972.
Trong suốt những năm 1970, một nhóm các hãng tư nhân, tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, được thành lập để rồi trở thành mô hình cho
“leveraged buyout” và các hãng đầu tư mạo hiểm về sau này. Năm 1973, với
sự gia tăng về số lượng các công ty đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư mạo

hiểm hàng đầu đã thành lập hiệp hội đầu tư mạo hiểm Quốc gia hoa kỳ
(NVCA). NVCA hoạt động như là nhóm thương mại bảo hộ cho ngành công
nghiệp đầu tư mạo hiểm.
Quy mô cung cấp vốn mạo hiểm phải chịu sự suy giảm tạm thời trong
năm 1974, khi thị trường chứng khoán suy giảm và các nhà đầu tư trở nên
cảnh giác với loại hình cấp vốn mới này.
Sau thời kì khủng hoảng, năm 1978 quy mô cấp vốn mạo hiểm có được
năm đầu tiên tăng trưởng mạnh, tăng khoảng 750 triệu USD. Những thành
công của các thương vụ cấp vốn mạo hiểm trong những năm 1970 và đầu
những năm 1980 (ví dụ, Digital Equipment Corporation, Apple Inc,
Genentech) đã tạo nên một sự gia tăng lớn của các quỹ cấp vốn đầu tư mạo
hiểm. Từ chỉ một vài chục quỹ lúc bắt đầu của thập kỷ này, đã có hơn 650
quỹ vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong khi số lượng của các công ty
tăng theo cấp số nhân thì vốn mạo hiểm được quản lý bởi các công ty này chỉ
tăng 11% từ 28 tỷ USD lên 31 tỷ USD trong suốt thập kỷ này. Sự tăng trưởng
của quy mô cấp vốn bị cản trở bởi lợi tức giảm mạnh và một số công ty cấp
vốn đầu tư mạo hiểm bắt đầu công bố thua lỗ.
10

Đến cuối những năm 1980, lợi nhuận từ vốn đầu tư mạo hiểm là tương
đối thấp, đặc biệt là khi so với người anh em mới nổi “leveraged buyout” của
nó. Tăng trưởng quy mô cấp vốn đầu tư mạo hiểm vẫn còn hạn chế trong suốt
những năm 1980 và nửa đầu những năm 1990, tăng từ 3 tỷ USD vào năm
1983 lên trên 4 tỷ USD vào năm 1994.
Sau quá trình đóng băng của các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư
mạo hiểm bắt đầu tập trung vào cải thiện hoạt động tại các công ty đầu tư theo
danh mục của họ chứ không phải là liên tục đầu tư mới và thu được những kết
quả khả quan. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công và
cuối cùng tạo ra sự bùng nổ của loại hình cấp vốn đầu tư mạo hiểm trong
những năm 1990.

Cuối những năm 1990 là thời gian bùng nổ của vốn đầu tư mạo hiểm,
như các công ty trên đường Sand Hill ở Menlo Park và Thung lũng Silicon
được hưởng lợi từ sự đột biến lớn liên quan đến Internet non trẻ và công nghệ
máy tính. Các đợt IPO của cổ phiếu công nghệ đều rất thành công và các
khoản vốn đầu tư mạo hiểm đã gặt hái lợi nhuận lớn.
Vụ sụp đổ thị trường Nasdaq và sụt giảm cổ phiếu công nghệ bắt đầu từ
tháng 3 năm 2000 làm rung chuyển hầu như toàn bộ ngành công nghiệp cung
ứng vốn đầu tư mạo hiểm. Trong hai năm sau đó, nhiều công ty đầu tư mạo
hiểm đã bị buộc phải rút một tỷ lệ lớn các khoản đầu tư của họ và nhiều quỹ
đã bị "chết ngụp" (giá trị đầu tư của quỹ dưới số vốn đầu tư). Nhà đầu tư vốn
mạo hiểm tìm cách để giảm các cam kết của họ cho các quỹ đầu tư mạo hiểm
và trong nhiều trường hợp, tìm cách dỡ bỏ các cam kết hiện tại. Đến giữa năm
2003, quy mô cung ứng vốn đầu tư mạo hiểm đã co lại còn khoảng một nửa
mức năm 2001. Tuy nhiên, theo khảo sát MoneyTree của
PricewaterhouseCoopers cho thấy tổng vốn mạo đầu tư mạo hiểm được giữ
ổn định ở mức năm 2003 cho tới quý hai của năm 2005.
11

Mặc dù các năm bùng nổ sau đó chỉ bằng một phần nhỏ của đỉnh cao
của vốn đầu tư mạo hiểm đã đạt được trong năm 2000, chúng vẫn đại diện
cho một sự gia tăng trên mức đầu tư từ năm 1980 đến năm 1995. Theo tỷ lệ
phần trăm của GDP, vốn đầu tư mạo hiểm chiếm 0,058% năm 1994, đạt mức
1,087% (gần 19 lần mức năm 1994) vào năm 2000 và dao động từ 0,164%
đến 0,182% trong năm 2003 và 2004. Sự hồi sinh của Internet từ năm 2004
đến năm 2007 đã giúp phục hồi môi trường vốn đầu tư mạo hiểm.
Lịch sử phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới gắn liền với lịch sử
phát triển của thị trường đầu tư mạo hiểm tại Mỹ. Đồ thị dưới đây cho ta cái
nhìn khái quát về quá trình phát triển của đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn
1980-2011 (Hình 1.1).


Hình 0.1: Số vốn mạo hiểm đầu tư tại Mỹ giai đoạn 1980-2011

(Nguồn NVCA ).

Lịch sử phát triển của vốn đầu tư mạo hiểm khá là lâu dài và hoạt động
với phạm vi tương đối rộng, từ Mỹ, Anh và ở cả châu Á như Nhật,
Singapore, Hàn Quốc Hoạt động của loại hình cấp vốn này đã mang lại
những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế của các nước phát triển và kinh tế thế
giới.
12

1.1.3 Các quỹ cấp vốn đầu tư mạo hiểm
1.1.3.1. Khái niệm
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh nhất thiết phải có nhiều vốn
đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổ chức, cá nhân có thể huy đông
nguồn vốn nhàn rỗi và các nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh, có các
dự án kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư tiếp cận được nguồn vốn, cùng nhau
tìm kiếm các cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Để làm "cầu nối" giữa bên cần
vốn với bên có vốn nhàn rỗi, nhiều loại hình định chế tài chính trung gian đã
ra đời. Một trong những định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng nhiều đến
các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, đó là các "quỹ đầu tư".
Quỹ đầu tư là một tổ chức dạng doanh nghiệp được hình thành từ vốn
góp của các nhà đầu tư bằng cách phát hành và bán chứng chỉ quỹ. Là một
dạng doanh nghiệp đặc biệt, quỹ đầu tư không dùng vốn của mình để mua
máy móc thiết bị, các yếu tố sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh, mà dùng vốn để đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp vào doanh
nghiệp.
Đầu tư trực tiếp là việc các quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm
nhập trực tiếp vào các công ty, các dự án bằng cách góp cổ phần, mua cổ
phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên

khác.
Đầu tư gián tiếp là việc quỹ đầu tư tự dùng vốn của mình tham gia vào
thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán,
mua đi bán lại các chứng khoán, nhằm hưởng chênh lệch giá hay cổ tức từ các
công ty hoặc lợi tức trái phiếu. Tuy nhiên quỹ đầu tư không phải là thành viên
của thị trường chứng khoán tập trung. Các quỹ đầu tư có thể dùng vốn của
mình cho các chủ doanh nghiệp vay để đầu tư vào các dự án theo những thoả
thuận nhất định. Nguồn vốn hình thành quỹ đầu tư rất phong phú và đa dạng.
13

Các tập đoàn tư bản, các công ty, dân chúng có vốn nhàn rỗi dù nhiều hay ít
đều có thể trở thành các chủ sở hữu của quỹ đầu tư bằng việc mua các chứng
chỉ quỹ đầu tư do quỹ đầu tư phát hành.
Hiện nay có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư như: quỹ đầu tư chứng
khoán, quỹ đầu tư hỗn hợp, quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm Trong
đó, quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức huy động vốn để đầu tư tiền và kỹ năng
vào các công ty công nghệ mới khởi sự có tiềm năng phát triển cao hoặc các
công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng cao.
1.1.3.2. Các cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm
Do đầu tư mạo hiểm thường rót vốn vào các doanh nghiệp công nghệ
cao, công nghệ tiên tiến đang trong giai đoạn khởi nghiệp, nên độ rủi ro rất
cao. Vì vậy, để hạn chế rủi ro có thể phát sinh, hoạt động đầu tư mạo hiểm
thường được thực hiện theo một số cơ chế nhất định sau:
Cơ chế lựa chọn dự án
Hiệu quả hoạt động của ĐTMH phụ thuộc vào sự thành công của các dự
án đầu tư hay những doanh nghiệp công nghệ mà quỹ ĐTMH rót vốn vào.
Một dự án công nghệ tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, cho các
nhà ĐTMH và các nhà quản lý quỹ. Vì thế, việc lựa chọn một dự án tốt hay
một doanh nghiệp tiềm năng đóng vai trò rất quan trọng. Quỹ ĐTMH sẽ căn
cứ vào những tiêu chí nhất định để lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp và có

hiệu quả kinh tế cao như: phải có ý tưởng rõ ràng về công nghệ mới, sản
phẩm mới và về thị trường…
Cơ chế tài trợ theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Quỹ ĐTMH không tài trợ một lần cho dự án hay doanh nghiệp mà chia
thành nhiều lần. Giai đoạn đầu, quỹ sẽ tài trợ một phần, sau đó nếu thấy
14

khoản đầu tư mang lại hiệu quả đúng như dự định hoặc cam kết thì quỹ sẽ
tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tiếp theo. Thông thường, một quá trình ĐTMH
đầy đủ có thể được chia thành 5 giai đoạn: Tài trợ vốn mồi (hay ươm tạo), tài
trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ mở rộng, và tài trợ tăng tốc.
 Tài trợ vốn mồi/ươm tạo (seed financing): Quỹ cấp vốn cho doanh nghiệp
để phát triển ý tưởng sáng tạo.
 Tài trợ khởi động (start-up financing): Quỹ cấp vốn để phát triển sản phẩm
và hoạt động tiếp thị khởi đầu.
 Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Tài trợ cho doanh nghiệp để
sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường.
 Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Tài trợ cho doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, mở rộng phạm vi thị trường, hoặc phát triển nâng cấp
một sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu sở hữu hợp
lý.
 Tài trợ tăng tốc: Là giai đoạn đưa doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị
trường bằng các hoạt động kinh doanh tăng tốc, tạo sản phẩm mới. Thị
trường chứng khoán đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
trong giai đoạn này.
Cơ chế quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp được đầu tư
Để hạn chế rủi ro, quỹ ĐTMH sẽ kiểm soát doanh nghiệp nhận tài trợ
bằng cách trực tiếp tham gia quản lý, đồng thời thông qua cổ phần mà quỹ sở
hữu trong doanh nghiệp để theo dõi các khoản đầu tư của mình. Quỹ ĐTMH
thường có một tỷ lệ cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp tại thời điểm phát

hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (tại Việt Nam, cao nhất là 30%). Bên
cạnh đó, quỹ còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như: Tư vấn
15

quản lý doanh nghiệp, lựa chọn nhân sự, mở rộng quan hệ nhằm tăng cường
năng lực kinh doanh, xây dựng uy tín, thương hiệu, tìm kiếm thị trường…
Tại Việt Nam, do ĐTMH được thực hiện chủ yếu bởi các quỹ của nước
ngoài nên vốn ĐTMH thường tập trung vào hai giai đoạn cuối là mở rộng và
tăng tốc. Điều này cũng dễ hiểu vì về bản chất, ĐTMH là hoạt động kinh
doanh vốn và nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong 5 giai đoạn đầu tư, 3 giai đoạn
đầu có độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau.

1.1.3.3. Các giai đoạn đầu tư mạo hiểm
Một dự án đầu tư mạo hiểm thông thường kéo dài từ 7 đến 10 năm, được
thực hiện qua ba bước: bắt đầu từ việc xem xét, thẩm định dự án, tới thực hiện
đầu tư, rót vốn và kết thúc là việc thu hồi vốn.

Hình 1.2: Nhà đầu tư mạo hiểm
Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư.
Các quỹ đầu tư sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu
tư rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là thẩm định tỉ lệ
rủi ro, vốn rút để tái đầu tư, mức độ lợi nhuận… Trên thực tế ở Việt Nam, các
quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận tỉ lệ rủi ro thấp nên thường tìm đến với các
doanh nghiệp đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường.
16

Thực hiện đầu tư, rót vốn.
Sau khi ký hợp đồng hợp tác, các quỹ đầu tư mạo hiểm tiến hành đầu tư,
rót vốn vào doanh nghiệp. Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn
đầu có mức độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ

trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng
lực, mở rộng thị trường, tạo thương hiệu…
Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn.
Các khoản đầu tư được thu hồi qua bốn kênh chính là: Chứng khoán bán
cho công chúng lần đầu, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác, bán lại cổ phần
cho doanh nghiệp và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác.
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp công nghệ cao
Xã hội loài người càng phát triển, đặc biệt là nền sản xuất xã hội tạo ra
ngày càng nhiều của cải vật chất thì sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên, sự
khan hiếm nguyên, nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp ngày càng trở
nên gay gắt. Trong khi đó cùng với sự gia tăng quy mô dân số thì những nhu
cầu, đòi hỏi của con người về các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng
cả vế số lượng và chất lượng. Mâu thuẫn này đòi hỏi con người cần nhanh
chóng tìm kiếm ra những cách thức sản xuất mới, tiên tiến, vừa đảm bảo sản
xuất tiêu tốn ít yếu tố đầu vào hơn nhưng lại tạo ra những sản phẩm có giá trị
và giá trị sử dụng cao hơn. Người ta gọi đó là những ngành sản xuất công
nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ mới xuất hiện, ở trình độ cao, có tác dụng sâu rộng tới
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, là những công nghệ có khả năng mở
rộng phạm vi và hiệu quả của các công nghệ hiện có, nhờ khả năng tích hợp
17

những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Các lĩnh vực phát triển của
doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, vật liệu mới, năng lượng mới, hàng không-vũ trụ…
Đặc điểm của doanh nghiệp công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm có
hàm lượng trí thức lớn (so với hàm lượng vật chất), có giá trị sử sử dụng cao
hơn hẳn các sản phẩm do công nghệ truyền thống làm ra do mang lại được
nhiều giá trị gia tăng khác.

Lịch sử phát triển thế giới cũng như yêu cầu khách quan đặt ra đối với
nền sản xuất xã hội là cần phải phát triển khoa học công nghệ cao. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển, trình
độ khoa học lạc hậu như Việt Nam. Để phát triển kinh tế cần đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội mà then chốt là phát
triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Đó là con
đường duy nhất, bền vững nhất nhằm phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp
khoảng cách với các nước khác.
Đầu tư phát triển cho doanh nghiệp công nghệ cao là đảm bảo lợi ích
lâu dài, bền vững và toàn diện. Do vậy nó đòi hỏi sự quan tâm đúng mức từ
cấp doanh nghiệp đến quy mô nền kinh tế quốc dân nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay.
1.3 Sự cần thiết của vốn đầu tư mạo hiểm đối với doanh nghiệp công
nghệ cao
1.3.1 Nhu cầu về vốn mạo hiểm của doanh nghiệp công nghệ cao
Hiện nay, kênh huy động vốn từ ngân hàng hay từ thị trường chứng
khoán đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp công
nghệ cao khi đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và không có tài sản
có giá trị lớn làm thế chấp. Hơn nữa, các doanh nghiệp công nghệ cao thường

×