Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 36 trang )

Tài chính-Tín dụng

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP CQT 10/1- NHÓM 9

HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TÍN DỤNG
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

Người thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Hồng Nhí
Nguyễn Thanh Trúc
Nguyễn Ngọc Tuyền
Nguyễn Hồ Thu Thảo
Nguyễn Ngọc Tố Quyên

Dương Ngọc Kiều Diễm

Ngày 3 tháng 11 năm 2015
Trang 1


Tài chính-Tín dụng
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Trang 2


Tài chính-Tín dụng
MỤC LỤC

I.

Cơ sở lý luận...................................................................................................................................2
1.

Khái niệm đôla hoá....................................................................................................................2

2.

Phân loại.....................................................................................................................................3
a.

Đô-la hoá không chính thức..................................................................................................3

b.

Đô-la hoá bán chính thức......................................................................................................4

c.

Đô-la hoá chính thức.............................................................................................................5

3.


Nguồn gốc của đô-la hoá...........................................................................................................5

4.

Tác động của đô-la hoá với nền kinh tế....................................................................................7

II.

a.

Tác động tích cực....................................................................................................................7

b.

Tác động tiêu cực...................................................................................................................8

Thực trạng đô-la hoá trên thế giới..............................................................................................10
1.

Thực trạng................................................................................................................................10

2.

Nguyên nhân............................................................................................................................11

3.

Hai mặt của đôla hóa...............................................................................................................11

4.


Kinh nghiệm kiểm soát "đô la hoá" ở một số nước trên thế giới........................................13

5.

Đô-la hoá ở Campuchia...........................................................................................................15
a.

Thực trạng............................................................................................................................15

b.

Tác đông của đô la hóa đối với Campuchia.......................................................................16

c.

Campuchia tăng cường chống đôla hóa.............................................................................17

III.

Thực trạng đô-la hoá ở Việt Nam...........................................................................................19

1.

Nguyên nhân của đô-la hoá ở Việt Nam................................................................................19
a.

Biến động lạm phát và thay đổi tỷ giá................................................................................19

b.


Thu nhập bằng USD của tầng lớp dân cư...........................................................................20

c.

Buôn lậu qua biên giới.........................................................................................................23

d.

Tâm lý người dân.................................................................................................................23

2.

Thực trạng đô-la hoá ở Việt Nam...........................................................................................23
a.

Năm 1998-2005....................................................................................................................23

b.

Năm 2006.............................................................................................................................25

c.

Năm 2007.............................................................................................................................25

d.

Năm 2008-quýI/2010...........................................................................................................25


e.

QuýII/2010-2011..................................................................................................................26

Trang 3


Tài chính-Tín dụng

3.

f.

Năm 2012.............................................................................................................................26

g.

Năm 2013.............................................................................................................................26

h.

Năm 2014.............................................................................................................................27

i.

Tháng 5 năm 2015...............................................................................................................29
Giải pháp hạn chế đô-la hoá ở Việt Nam...............................................................................31

Trang 4



Tài chính-Tín dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thu hút các nguồn
ngoại tệ, đặc biệt là USD. Đây là nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải quyết
được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng... Nhưng điều gì cũng có
hai mặt của nó. Chính lượng USD ồ ạt đổ vào Việt Nam nếu không được kiểm soát
tốt cũng sẽ gây ra hậu quả to lớn, đó là tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Về lý thuyết, đô-la hóa cũng là điều tốt khi chính phủ không thể tài trợ thâm hụt
ngân sách bằng việc in tiền. Điều này hạn chế được tình trạng lạm phát cũng như sự
ỷ lại dẫn đến vung tay quá trán của chính phủ nhiều quốc gia. Hơn nữa, đô-la hóa
toàn phần sẽ giúp tỉ giá ổn định hơn do cố định theo USD. Tuy nhiên, việc đô-la hóa
cũng có nhiều mặt trái. Đầu tiên, sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền chính sẽ khiến cho
chính sách tiền tệ không được chủ động. Quá trình đô-la hóa làm giảm hiệu quả của
các công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ và tỉ giá. Và tất nhiên,
khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, nếu quốc gia bị đô-la hóa cao, ngân hàng nhà
nước sẽ khó thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng để giải quyết khủng
hoảng do không thể in thêm tiền. Thậm chí, có thể tạo cơ hội đầu cơ chống lại đồng
nội tệ, gây ra tình trạng khủng hoảng tiền tệ. Thêm vào đó, tình trạng đô-la hóa cao
sẽ dẫn đến việc quốc gia không có khả năng phá giá đồng tiền hay điều chỉnh lãi
suất, có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể chậm hơn.
Vì vậy. khi nghiên cứu về “thực trạng đô la hoá trên thế giới và Việt Nam hiện nay”
sẽ làm rõ hơn về đô la hoá và những nguyên nhân dẫn đến đô-la hoá. Để từ đó có
chính sách cụ thể nhằm kiềm hãm đô la hoá ở mức độ phù hợp.

Trang 5


Tài chính-Tín dụng
I.

Cơ sở lý luận
1. Khái niệm đôla hoá
Đô-la hóa (dollarization) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất
cả các chức năng của tiền tệ, quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay
vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh toán.
Nói cách khác, đô-la hóa xảy ra khi dân chúng trong một nước sử dụng rộng rãi
ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của mình. Tuy khái niệm này
được gắn liền với đồng đô-la Mỹ, việc chuyển đổi ra bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định
nào khác, ví dụ như đồng Euro Châu Âu, đồng Yên Nhật, đồng Mác Đức - đều
thường được gọi là đô-la hóa.
Ngoài đồng USD còn một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được sử dụng
rộng rãi trong giao dịch nhưng giá trị của các đồng tiền này trong lưu thông quốc tế
không lớn, chỉ có đồng USD là chiếm tỷtrọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao
thương mại thế giới) cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là “đô la
hóa”.
Tỷ lệ đôla hoá được tính theo công thức: (hay )
Theo tiêu chí của IMF nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì mức độ đô la hóa nền kinh tế
được coi là ở mức cao, trung bình là từ 15% - 30% còn nếu tỷ lệ này ở mức dưới
15% thì coi là "đô la hóa" thấp.
Theo đánh giá của IMF năm 1998 trường hợp đô-la hóa cao có
19 nước, trường hợp đô-la hóa cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 khoảng
16,4% có 35 nước. Tính đến đầu năm 2000 đã có trên 60 nước thực hiện đô-la hóa
(chính thức hoặc không chính thức) dù mức độ của mỗi nước là có khác nhau.

Những nước có tỉ lệ đô la hoá cao( IMF)

Trang 6


Tài chính-Tín dụng


Những nước có tỉ lệ đô-la hoá cao vừa phải (IMF)
Việc xác định tỷ lệ "đô la hóa" theo công thức FCD/M2 chỉ chính xác đối với những
nước phần lớn giao dịch thanh toán thực hiện qua ngân hàng còn ở Việt Nam, nơi có
tỷ lệ sử dụng tiền mặt lớn, tỷ lệ FCD/M2 sẽ khó phản đầy đủ về thực trạng "đô la
hoá". Hơn nữa, "đô la hóa" được đánh giá là tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong
tổng khối lượng tiền mở rộng, bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Ở Việt Nam, việc xác định lượng ngoại
tệ càng khó hơn khi tình trạng buôn lậu và tham nhũng vẫn chưa được kiểm soát,
nên chỉ có thể căn cứ vào nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước theo
các hình thức như: kiều hối, buôn bán tiểu ngạch, thu nhập từ buôn lậu, quà biếu,
quà tặng bằng ngoại tệ, các giao dịch có giá trị lớn như mua bán bất động sản, xe
hơi… Không chỉ vậy, tâm lý cất trữ ngoại tệ, sử dụng ngoại tệ trong thanh toán khi
mua hàng hóa, dịch vụ trong dân hiện vẫn còn rất lớn và phổ biến. Do đó, để đánh
giá chính xác tình hình "đô la hóa" cần phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu
là lượng ngoại tệ thực sự được sử dụng trong giao dịch, thanh toán.
2. Phân loại
Căn cứ vào hình thức và mức độ đô-la hóa, người ta chia ra làm ba loại: không chính
thức, bán chính thức và chính thức.
a. Đô-la hoá không chính thức
Đô-la hoá không chính thức là việc đồng nội tệ được công nhận chính thức dùng cho
nhiều việc như: trả lương, đóng thuế, chi trả hàng hoá tiêu dùng,..Và đồng ngoại tệ
tuy không được công nhận chính thức nhưng được sử dụng rộng rãi như là một
phương tiện cất trữ hay chi trả hàng hoá đắt tiền,…
Đô-la hóa không chính thức xảy ra khi giá trị của đồng nội tệ dao động quá nhiều
vì vậy đồng đô-la được sử dụng để giao dịch mua bán, tiết kiệm cá nhân và khi vay
tiền vì nó đáng tin hơn. Do đó người dân cất trữ phần lớn tài sản của mình bằng

Trang 7



Tài chính-Tín dụng
ngoại tệ ngay cả khi ngoại tệ đó không phải là đồng tiền pháp định của nước mình.
Hình thức đơn giản nhất của đô-la hóa không chính thức là việc dân chúng có thể
gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô-la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục
dùng đồng tiền nội tệ trong hoạt động mua bán hàng ngày. Giai đoạn này thường
được gọi là “thay thế tài sản” bởi vì hành động này của dân chúng là nhắm đến việc
bảo đảm an toàn tài sản của mình khi có lạm phát xảy ra với đồng tiền trong nước. Ở
giai đoạn cao hơn, thường được gọi là “thay thế tiền tệ” đó là lúc người ta dùng đôla trong các giao dịch có giá trị lớn như mua xe, mua nhà và sử dụng đô-la mặt như
một phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Chỉ những giao dịch thông dụng,
có giá trị nhỏ như tiền điện, nước, mua sắm các vật dụng hàng ngày hoặc những giao
dịch mà chính phủ bắt buộc như nộp thuế, chi trả tiền lương mới sử dụng bằng nội
tệ. Giai đoạn cuối của tiến trình đô-la hóa không chính thức là lúc dân chúng thường
suy nghĩ và tính toán theo đô-la, giá của đồng tiền trong nước luôn được quy ra theo
đô-la.
Như vậy, nhìn chung đô-la hóa không chính thức là việc dân chúng cất giữ các tài
sản dưới những hình thức sau :Chứng khóan nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
khác (không phải là tiền tệ) của nước ngoài, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài,
tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng trong nước, ngoại tệ mặt.
Việc đo lường mức độ đô-la hóa không chính thức rất khó khăn vì người ta không
thể thống kê chính xác được lượng đô-la mặt mà dân chúng nắm giữ, số dư tiền gửi
bằng ngoại tệ ở trong nước và nước ngoài, giá trị của các tài sản nước ngoài do dân
chúng nắm giữ do đó người ta chỉ có thể ước đoán mức độ lưu hành của đồng đô-la
Mỹ và một số tiền tệ khác để đưa ra hình ảnh sơ bộ về sự phổ biến của việc đô-la
hóa không chính thức.
Về ưu điểm, đô-la hóa không chính thức sẽ giúp chống được hiện tượng lạm phát
đối với đồng nội tệ đồng thời góp phần làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động bền
vững hơn. Khi chính phủ cho phép ngân hàng trong nước nhận tiền gửi bằng ngoại
tệ sẽ góp phần hạn chế được hiện tượng dân chúng đem tiền gửi ở nước ngoài và do
vậy sẽ ít có nguy cơ dân chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền khi đồng nội tệ mất

giá. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến bất lợi là rất dễ tạo nên tình trạng đồng nội tệ
mất giá đột ngột khi dân chúng đồng loạt quay sang dùng ngoại tệ và điều này cũng
sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ
của mình.
b. Đô-la hoá bán chính thức
Đô-la hoá bán chính thức là việc lưu hành hai đồng tiền song song và đồng ngoại tệ
được sử dụng chính thức.

Trang 8


Tài chính-Tín dụng
Đô-la hóa bán chính thức xảy ra khi một nước sử dụng đồng ngoại tệ như là đồng
tiền pháp định nhưng đóng vai trò thứ hai sau đồng nội tệ trong việc chi trả tiền
lương, thuế và các chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền điện, nước,…. Không
giống như các nước thực hiện đô-la hóa chính thức, những nước có đô-la hóa bán
chính thức vẫn giữ một ngân hàng trung ương trong nước hoặc một hệ thống tiền tệ
khác và có một khu vực riêng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình.
c. Đô-la hoá chính thức
Đô-la hóa chính thức (hay còn gọi là đô-la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ
là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành Quá trình này diễn ra khi chính phủ
của một nước không phát hành nội tệ mà thay vào đó sử dụng đô-la Mỹ hoặc một
ngoại tệ khác như một tiền tệ chính thức (một số ít các nước đô-la hóa chính thức có
phát hành tiền xu nhưng vì tiền xu có mệnh giá thấp và thường là một phần phụ
trong cung tiền tệ nên có không ảnh hưởng đến đô-la hóa). Như vậy, ở những nước
này, ngoại tệ không chỉ sử dụng trong trao đổi mua bán giữa các cá nhân mà còn là
phương tiện thanh toán của chính phủ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô-la
hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh
tế.
Khi một nước thực hiện đô-la hóa chính thức thì mặc nhiên nó sẽ trở thành một bộ

phận trong khu vực tiền tệ thống nhất cùng với nước có đồng tiền mà nó đang sử
dụng. Và như vậy, nước đô-la hóa chính thức sẽ từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập của
mình và áp dụng những chính sách tiền tệ của nước mà nó đang sử dụng đồng tiền.
Vì vậy, nước thực hiện đô-la hóa chính thức sẽ không thể phản ứng lại những cú sốc
kinh tế bằng cách thay đổi chính sách tỉ giá hối đoái của nước mình. Tuy nhiên,
nước này vẫn có thể sử dụng những phương cách khác như điều chỉnh dòng vốn
vào/ra, thay đổi chính sách giá, chính sách kinh tế...
3. Nguồn gốc của đô-la hoá
Thứ nhất, do địa vị kinh tế chung của các nước có đồng tiền mạnh: xuất phát từ nhu
cầu sử dụng một “đồng tiền quốc tế” trong giao dịch thương mại. Từ đó một số nước
dựa vào lợi thế kinh tế chủ trương đưa đồng tiền của mình ra thế giới. Dưới hình
thức hỗ trợ vốn ODA từ đó nguồn ngoại tệ sẽ đi vào lưu thông. Làm cho nguồn
ngoại tệ khó kiểm soát.
Thứ hai, do đồng nội tệ có giá trị thấp và không ổn định: nhiều nước đang phát triển
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như toàn cầu hoá, dịch bệnh, thiên tai, …làm
cho nền kinh tế kém phát triển dẫn đến đồng nội tệ bị suy yếu.

Trang 9


Tài chính-Tín dụng

Thứ ba, một số quốc gia quyết định đô-la hóa một phần là do đất nước đang
phải đối đầu với tỉ lệ lạm phát không thể kiểm soát nổi và phá giá đồng nội tệ sẽ đe
doạ toàn bộ nền kinh tế. Những người đang có trong tay đồng nội tệ sẽ đòi một lãi
suất rất cao để bù vào khoản trượt giá. Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để bảo
vệ đồng nội tệ khỏi bị trượt giá quá nhanh. Trong hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy,
rất nhiều nhà kinh doanh sẽ vay bằng ngoại tệ để được lãi suất thấp. Việc người dân
mất niềm tin vào đồng nội tệ và đổ xô mua đô-la sẽ làm cho đồng nội tệ càng mất
giá hơn. Bất chấp lãi suất cao, người dân vẫn giảm gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ và

nhiều nhà kinh doanh sẽ chuyển vốn của họ ra nước ngoài.
Thứ tư, mức độ đô-la hóa ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển
nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống
ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của
đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có
mức độ đô-la hóa càng cao
Thứ năm, do trình độ quản lý nhà nước và chính sách tiền tệ quốc gia hoạt động
không hiểu quả. Thực tế cho thấy, ở những nước có đô-la hóa hay đô-la hóa ở mức
độ cao thì nhìn chung là ngân hàng trung ương hoạt động kém hiệu quả hơn so với
ngân hàng trung ương ở những nước không có đô-la hóa hoặc đô-la hóa mức
thấp: lạm phát cao hơn, quản lý ngoại hối chặt chẽ hơn, phá giá đồng tiền hơn và
quốc hữu hóa tài sản của dân chúng nhiều hơn. Có thể nói rằng, bất kỳ một nước nào
có đồng tiền ít nhất là không hoạt động mạnh bằng đô-la Mỹ thì có khả năng xảy ra

Trang 10


Tài chính-Tín dụng
đô-la hóa và đô-la hóa càng dễ dàng xuất hiện ở một nước khi lạm phát ở nước đó
cao liên tục trong nhiều năm hoặc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối quá chặt
chẽ.

4. Tác động của đô-la hoá với nền kinh tế
a. Tác động tích cực
Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát
cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một lượng
lớn đô-la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm
phát và là phương tiện để mua hàng hóa ở thị trường phi chính thức.Ở các nước đôla hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, sẽ giúp duy trì được tỷ lệ lạm
phát gần với mức lạm phát thấp, làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến
khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung

ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng
thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang
trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các
chương
trình ngân
sách
sẽ
mang
tính
tích
cực
hơn.
Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế. Với
một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều
kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài,
và tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồng ngoại tệ.
Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy
quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Đô-la hóa sẽ
giúp cho một nước có lạm phát thấp và ít biến động và từ đó sẽ giúp giảm được lãi

Trang 11


Tài chính-Tín dụng
suất thực do vậy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng trung và dài hạn.
Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô-la hóa chính thức, các chi phí như
chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân
hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.
Đô-la hóa sẽ có thể giúp tạo ra đồng tiền có thể chuyển đổi hoàn toàn ở những

nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi. Khi đô-la hóa kết hợp với một hệ
thống ngân hàng quốc tế hóa tức là hoà nhập vào thị trường tài chính thế giới thì đôla hóa sẽ giúp các nước chỉ cần dự trữ ngoại tệ thấp hơn các hệ thống tiền tệ khác.
Không có rủi ro ngoại hối cũng sẽ giúp cho các ngân hàng hiện đang thiếu dự trữ có
thể vay quỹ của thế giới với cùng một mức phí hoặc thấp hơn.
Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô-la hóa chính thức có
thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích
tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô-la hóa có thể được, chênh
lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc
đẩy tăng trưởng và đầu tư. Đô-la hóa sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, một khi họ
biết là giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽ không thay đổi, những điều này sẽ đưa đến
tốc độ phát triển nhanh và đầu tư tăng. Về mặt tâm lý, đô-la hóa sẽ làm giảm các nỗi
lo về nền kinh tế.
Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ
giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các
hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị
trường hợp pháp).
b. Tác động tiêu cực
Đô-la hóa có thể gây ra hàng loạt các bất lợi và những hệ lụy phức tạp mà các
nước có đô-la hóa sẽ phải đối mặt. Đô-la hóa dù là không chính thức sẽ làm suy
giảm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về tiền tệ, gây khó khăn cho ngân hàng trung
ương trong việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của mình thông qua việc
hạn chế và có thể “vô hiệu hóa” vai trò của lãi suất đồng nội tệ, tỉ giá hối đoái, đặc
quyền phát hành tiền của ngân hàng trung ương đồng thời cũng sẽ khiến cho ngân
hàng trung ương “đánh mất” vai trò là người cho vay sau cùng.
Đô-la hóa ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong
một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ
mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi
diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xẩy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ của ngân hàng


Trang 12


Tài chính-Tín dụng
trung ương không phát huy hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu ảnh hưởng từ diễn
biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Cụ thể là :
• Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó
dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu
thông kém chính xác và kịp thời.
• Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó
những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế
thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
• Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô-la hóa có thể
thực thi chính sách tỷ giá. Đô-la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không
ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô-la Mỹ, làm
cho cầu của đồng đô-la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Khi các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị
đô la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất
khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái.
• Ở trong các nước đô-la hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định.
Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể
làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ
một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong
nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang
đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn
cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có
thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
• Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm
cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân
hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước

bị đô-la hóa cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô-la
Mỹ.
Đô-la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là
người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị
đô-la hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song người dân vẫn
tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng.
Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này.
Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được
đối với đô-la Mỹ. Đối với vác nước đô-la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở
nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng
cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.

Trang 13


Tài chính-Tín dụng
II.

Thực trạng đô-la hoá trên thế giới
1. Thực trạng
Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá cao với tỷ lệ
tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30% bao gồm các nước: Argentina, Azerbaijiam,
Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea – Bissau,
Laos, Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan,
Turkey và Uruguay. 35 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với tỷ lệ tiền gửi/M2
khoảng 16,4% bao gồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech,
Dominica, Hondurá, Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi,
Mexico, Moldova, Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia,
Sierra Leone, Cộng hoà Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan,
Việt Nam, Yemen và Zambia. Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang

Mỹ, hiện tại người nước ngoài nắm giữ từ 55% đến 70% tổng số đô la Mỹ đang
lưu hành trên thế giới. Những nước đã tiến hành đô la hoá: Panama: là nước đầu
tiên tiến hành đô la hoá toàn phần. Từ năm 1904, sau khi tách ra khỏi Colombia,
Panama đã dùng đồng xanh. Việc này ảnh hưởng rất tốt đến nền kinh tế của
Panama. Trong suốt những năm 1990 lạm phát hầu như không vượt quá 1% một
năm. Nhưng đông thời đô la hoá vẫn không giúp Panama được hoàn toàn độc lập
với trợ giúp các tổ chức bên ngoài. Từ năm 1973, Panama tiếp nhận hơn 15
chương trình của Quỹ tiền tệ quốc tế và đô la hoá cũng không ngăn được việc
Panama mất khả năng trả nợ nước ngoài vào giữa những năm 1980. Ecuador: bắt
đầu chuyển đổi vào đầu năm 2000. Đô la hoá là phương cách cuối cùng của
Ecuador khi nước này cố vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, với
một hệ thống ngân hàng suy sụp, đồng nội tệ mất giá và sự chống đối của người
dân bản xứ. Khi Tổng thống Ecuador thông cáo ý định đô la hoá vào tháng 1 năm
2000, quá trình này đã bắt đầu được tiến hành, đất nước đã đang dẫn đến một
cuộc đảo chính và tổng thống đã phải từ chức. Trước khi đổi hệ thống tiền sang
đô la, Ecuador đã thử tiến hành nhiều biện pháp hối đoái khác nhau. Tất cả các
biện pháp đều không có hiệu quả và đến nay quyết định đô la hoá vẫn được coi là
hợp lý đối với Ecuador. El Salvador: Cuối tháng 11 năm 2000, nghị viện El
Salvador thông qua luật thực hiện đô la hoá toàn phần trong cả nước. Bắt đầu từ
mùng 1 tháng 1 năm 2001 các máy đếm tiền tự động đầu được nạp chương trình
để phát ra đồng đô la và tất cả các khoản ngân hàng đều chuyển sang đô la. Sự
thay đổi này không hẳn do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trên
thực tế, lạm phát ở El Salvador thấp, chỉ khoảng 1,3% trong vòng 1 thập kỷ
trước. Đô la hoá thật ra là để thu hút đầu tư nước ngoài vào El Salvador. Vài năm
trước đây, Mỹ thông báo là đô la sẽ được coi là đồng tiền chính thức của Đông
Timor, nước vừa tuyên bố độc lập khỏi Indonesia. Tháng 12 năm 2000,
Guatemala thông qua luật cho phép được sử dụng đô la rộng rãi, tuy không tuyên
bố hẳn là sẽ đô la hoá toàn phần. Một loạt các nước khác cũng đã cân nhắc về
quyết định đô la hoá: Costa Rica, Honduras, Nicaragua.
Trang 14



Tài chính-Tín dụng
2. Nguyên nhân
USD là ngoại tệ mạnh và được chấp nhận rộng rãi nên người dân muốn nắm giữ để
thuận tiện trong việc thanh toán, thu nhập của người dân ngày càng tăng và nhiều
trường hợp được tính bằng USD hơn...
Nhưng một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là việc mất lòng tin vào chính
sách tiền tệ trong nước. Cụ thể, khi tỉ lệ lạm phát luôn cao và đồng tiền mất giá, chi
phí nắm giữ nội tệ sẽ tăng lên và ai cũng muốn mua USD (ngoại tệ mạnh và dễ sử
dụng tại hầu hết các quốc gia) nên tình trạng đô-la hóa càng xảy ra mạnh hơn. Hiện
tượng này có thể thấy rõ ở Ecuador từ những năm 2000.
Lúc ấy, khi đứng trước bờ vực khủng hoảng kinh tế trầm trọng với toàn bộ hệ thống
ngân hàng suy sụp, cộng với sự chống đối của người dân bản xứ và việc đồng nội tệ
Sucre bị mất giá, Chính phủ Ecuador đã tiến hành nhiều biện pháp nhưng đều thất
bại. Cuối cùng, nước này quyết định đô-la hóa nền kinh tế.
3. Hai mặt của đôla hóa
Trong khi cả thế giới đang ‘đồng tâm hiệp lực’ chống lại nền kinh tế đô la hóa thì
không ít nước lại sử dụng đồng tiền này như một công cụ hữu ích để ghìm lạm phát
và hút vốn đầu tư.
Siêu lạm phát lùi bước trước ‘đô la hóa’
Tổng cục Thống kê Zimbabwe công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã
tăng 0,9% so với tháng trước. Điều này cho thấy, Chính phủ Zimbabwe đã thành
công trong việc kiềm chế lạm phát kể từ mức kỷ lục tăng 23.000.000% trong tháng
7/2008. Sau khi có mức tăng kỷ lục trên, Chính phủ Zimbabwe đã ngừng tính lạm
phát cho đến hết năm đó. Tuy nhiên chỉ sau hai năm, Zimbabwe đã khống chế thành
công siêu lạm phát.
Ngoài những nỗ lực của Chính phủ Zimbabwe trong việc cải thiện nền kinh tế như
tái cấu trúc nền kinh tế, chống tham nhũng… thì việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong việc chống siêu lạm phát.

Kể từ tháng 2/2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương
đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách
quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ.
Đối với các giao dịch dân sự, theo ước tính của các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể
cả các giao dịch hàng hóa sản xuất trong nước hay việc trả lương cho công nhân và
các giao dịch chứng khoán đều sử dụng đồng tiền này.
Trên thị trường, tất cả các cửa hàng đều niêm yết giá cả hàng hóa của họ bằng đô la
Mỹ, dẫn tới việc thiếu hụt các đồng xu Mỹ trong thanh toán và Cục Dữ trữ Liên

Trang 15


Tài chính-Tín dụng
bang Mỹ (FED) đã chính thức đồng ý cung cấp đồng xu cho Zimbabwe để khắc
phục sự thiếu hụt này.
Để thu hút thêm nhiều ngoại tệ, Zimbabwe cần thực thi chính sách thặng dư thương
mại vốn đang được thuận lợi nhờ việc giá vàng và platium, hai mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Zimbabwe, đang ở mức cao trong thời gian qua.
Qua kinh nghiệm đô la hóa nền kinh tế của các nước trước đó như Argentina,
Bolivia, Brazil, Peru, Ecuador và sự phân tích của các chuyên gia thì kinh tế
Zimbabwe vẫn còn nhiều vấn đề lớn cần cải cách, nhưng việc đô la hóa toàn bộ nền
kinh tế cũng đánh bại được siêu lạm phát, giúp cho nền kinh tế hoạt động tốt như
đánh giá của Kramarenko, trưởng đoàn công tác của IMF trong chuyến khảo sát hỗ
trợ Chính phủ Zimbabwe vào cuối tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, việc đô-la hóa cũng có nhiều mặt trái. Đầu tiên, sử dụng ngoại tệ làm
đồng tiền chính sẽ khiến cho chính sách tiền tệ không được chủ động. Chuyên gia
kinh tế cao cấp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Jayant Menon đã đánh
giá rằng “quá trình đô-la hóa làm giảm hiệu quả của các công cụ ổn định kinh tế vĩ
mô, nhất là chính sách tiền tệ và tỉ giá”.
Và tất nhiên, khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, nếu quốc gia bị đô-la hóa cao, ngân

hàng nhà nước sẽ khó thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng để giải quyết
khủng hoảng do không thể in thêm tiền, tức chính sách tiền tệ không độc lập. Thậm
chí, có thể tạo cơ hội đầu cơ chống lại đồng nội tệ, gây ra tình trạng khủng hoảng
tiền tệ. Thêm vào đó, tình trạng đô-la hóa cao sẽ dẫn đến việc quốc gia không có khả
năng phá giá đồng tiền hay điều chỉnh lãi suất, có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể
chậm hơn.
Trên thế giới, các quốc gia cũng kiểm soát đô-la hóa bằng nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn, Singapore chọn cải cách hệ thống ngân hàng và giám sát tài chính hiệu
quả. Philippines thì hạn chế bán và khuyến khích mua đồng Peso, kiểm soát chặt chẽ
các giao dịch ngoại hối, nhất là các giao dịch tiềm ẩn nguy cơ đầu cơ. Còn Trung
Quốc hạn chế tối đa các giao dịch trong nước sử dụng ngoại tệ, trừ các cửa hàng
miễn thuế.
Dù vậy, Tiến sĩ Jonathan R. Pincus, nguyên Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright, cho rằng cấm giao dịch bằng đô-la không phải là lựa chọn
khả thi. Theo ông, cách này chỉ đơn giản là giảm số lượng trung gian tài chính xảy ra
thông qua hệ thống ngân hàng chính thức, đẩy hộ gia đình và doanh nghiệp vào khu
vực phi chính thức, mà không làm giảm đi tầm quan trọng của đô-la.

4. Kinh nghiệm kiểm soát "đô la hoá" ở một số nước trên thế giới
Trang 16


Tài chính-Tín dụng
• Singapore: Các đồng tiền có khả năng chuyển đổi vẫn được chấp nhận thanh toán
nhưng bao giờ cũng có hai bút toán (mua ngoại tệ và bút toán bán nội tệ). Ngoài ra,
để thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nước này
triệt để cải cách hệ thống ngân hàng, có hệ thống tài chính đủ mạnh và có hệ thống
giám sát tài chính hiệu quả. Đồng thời, việc tự do hóa tài khoản vốn luôn phù hợp
với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hệ thống thông tin được xây dựng và
cơ sở dữ liệu chính xác về các giao dịch vốn, tập hợp số liệu và đánh giá, phân tích

hoạt động giao dịch vốn.

• Thái Lan: Quy định cấm giao dịch, thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ diễn
ra rất nghiêm túc. Khách hàng chỉ được giao dịch bằng đồng USD duy nhất tại cửa
hàng miễn thuế nhưng phải niêm yết bằng nội tệ. Tại nước này, khi khách hàng đề
nghị trả 20 USD cho một món hàng trị giá 15 USD (đỡ mất thời gian đổi USD ra
đồng Baht) thì người bán cũng không chấp nhận. Nếu bị phát hiện vi phạm pháp luật
ngoại hối, chủ cửa hàng sẽ bị xử phạt rất nặng và có thể bị rút giấy phép kinh doanh.
Những năm gần đây, Thái Lan đã dần ổn định tỷ giá mặc dù giao dịch hàng ngày của
nước này bằng ngoại tệ trong thương mại, đầu tư, du lịch với khối lượng lớn nhưng
tất cả đều được thực hiện qua mạng lưới rộng khắp thuận tiện, với tỷ giá thống nhất
cộng với một khoản phí dịch vụ. Giao dịch về ngoại tệ của người dân và doanh
nghiệp đã đáp ứng được tính lợi ích và tiện ích.

• Malaysia: cùng với việc thả nổi đồng Ringit năm 1973, Malaysia thực hiện tự do
hóa chế độ quản lý đối với các giao dịch cán cân vốn và cán cân vãng lai. Các biện
pháp quản lý ngoại hối áp dụng sau năm 1973 chủ yếu theo hướng thận trọng và dựa
trên 5 nguyên tắc:

(i) toàn bộ nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu phải được bán cho các ngân hàng
trong nước trong vòng 6 tháng.

(ii) mọi công dân vay nước ngoài vượt quá mức quy định của pháp luật phải xin
phép cơ quan quản lý nợ nước ngoài, ưu tiên cho các dự án có khả năng tạo nguồn
thu ngoại tệ hoặc tiết kiệm ngoại hối.

Trang 17


Tài chính-Tín dụng

(iii) công ty nước ngoài tại Malaysia khi vay nước ngoài trên mức quy định cũng
phải có giấy phép.

(iv) đối với các khoản thanh toán nước ngoài, cả công dân Malaysia và người nước
ngoài được chuyển tiền của họ ra nước ngoài. Riêng đối với các dự án đầu tư lớn
phải xin phép để khuyến khích các nguồn lực tài chính đầu tư trong nước.

(v) một số biện pháp quản lý ngoại hối bao gồm những chính sách được sử dụng tạm
thời một cách thận trọng cùng với các biện pháp vĩ mô khác nhằm chấm dứt ảnh
hưởng tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế. Khi đạt được mục đích,
các chính sách này sẽ phải xóa bỏ.

• Philippines: Việc kiểm soát ngoại hối được thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Một là, kiểm soát các giao dịch ngoại hối, đặc biệt là những giao dịch tiềm ẩn nguy
cơ đầu cơ.

Hai là, hạn chế bán và khuyến khích mua đồng Peso thông qua các biện pháp như:
yêu cầu phải bán hết các hợp đồng kỳ hạn không có khả năng chuyển nhượng, thắt
chặt trạng thái ngoại hối do mua quá mức của các ngân hàng, tăng trạng thái ngoại
hối do bán quá mức của các ngân hàng, hạn mức bán USD qua thị trường giao dịch
qua quầy (OTC), cấm các ngân hàng thương mại cấp tín dụng bằng đồng Peso cho
người không cư trú.

Ba là, để mở rộng phạm vi kiểm soát các giao dịch ngoại hối, ngân hàng trung ương
yêu cầu các ngân hàng thương mại phải nộp tất cả báo cáo về tài chính của công ty
con và chi nhánh phụ, các ngân hàng có các công ty ngoại hối cho ngân hàng trung
ương chi tiết các giao dịch mua bán ngoại hối

Bốn là, quy định chống rửa tiền được ban hành, các ngân hàng được yêu cầu báo cáo

những giao dịch lớn có nghi ngờ hoặc có giao dịch bất thường.

Trang 18


Tài chính-Tín dụng
Năm là, quản lý kinh vực kinh tế đối ngoại ở Philipines chính là việc kiểm soát chặt
chẽ các giao dịch ngoại hối, nghĩa vụ báo cáo của các tổ chức và cá nhân có giao
dịch ngoại hối được gắn kết chặt chẽ với việc đăng ký tại ngân hàng trung ương.

• Trung Quốc: Nội dung cụ thể trong hoạt động quản lý ngoại hối của Trung Quốc
gồm:

- Chính sách kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong nước: nhằm mục đích chuyển đổi
đồng Nhân dân tệ (NDT) thành đồng tiền ngoại tệ tự do chuyển đổi, Trung Quốc hạn
chế tối đa các giao dịch trong nước sử dụng ngoại tệ. Bắt đầu từ năm 1995, trên lãnh
thổ Trung Quốc chỉ lưu hành duy nhất là đồng NDT; nghiêm cấm các tổ chức, cá
nhân là người Trung Quốc và người nước ngoài ở Trung Quốc thanh toán, mua bán,
chuyển nhượng cho nhau bằng ngoại tệ; cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết giữa
người cu trú với nhau, việc mua hàng bằng ngoại tệ chỉ được phép thực hiện tại các
cửa hàng miễn thuế.
5. Đô-la hoá ở Campuchia
a. Thực trạng
Campuchia không nhận được nhiều sự chú ý trên thế giới, nhưng quốc gia này xứng
đáng được xem xét kĩ hơn vì nền kinh tế của họ đã lặng lẽ tăng trưởng hơn mong đợi
trong những năm gần đây. Tăng trưởng đã ở mức gần hai con số trong thập kỷ qua,
và đất nước thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành công
nghiệp dệt may và du lịch. Một phần lớn của sự thành công này là do họ sử dụng
đồng USD như loại tiền tệ chính. Chính phủ đã không thực hiện cải cách tiền tệ mà
tự người dân Campuchia lựa chọn sử dụng đồng USD và dần dần ít sử dụng đến

đồng Riel. Mặc dù đồng Riel đã được lưu thông trở lại vào năm 1979, người dân
Campuchia vẫn ưa thích sử dụng đồng Bạt Thái và sau đó, khi viện trợ quốc tế đổ
vào nước này trong những năm 90, họ quen với việc sử dụng đồng USD. Việc sử
dụng đồng USD đã bắt đầu phổ biến kể từ đó, chiếm 90% số tiền trong lưu thông
ngày nay và 97% tiền gửi ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng thậm chí không cho
vay bằng đồng Riel. Điều này đã mang lại cho Campuchia một mức độ ổn định tiền
tệ mà với đồng tiền của mình, quốc gia này không thể đạt được. Điều đó tạo cơ sở
cho các nhà đầu tư đặt niềm tin lớn hơn vào thị trường Campuchia. Lĩnh vực tài
chính phát triển sâu hơn, và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 38 triệu USD
trong năm 1990 lên 3,5 tỷ USD trong năm 2007. Campuchia là một trường hợp điển
hình trong việc sử dụng đồng USD để thúc đẩy phát triển kinh tế ngay cả ở một quốc
gia nghèo đói và bị tàn phá.

Trang 19


Tài chính-Tín dụng
Tuy nhiên, đồng USD càng phổ biến, Ngân hàng Trung ương càng mất đi quyền
điều hành chính sách tiền tệ. Theo báo cáo về
Campuchia mà IMF mới công bố trong năm 2011, kinh
tế Campuchia hiện bị đôla hóa tồi tệ nhất châu Á.
Tại Campuchia, đồng Riel lâu nay vẫn giữ vị trí thứ
yếu so với đồng USD Mỹ, thế nhưng sàn giao dịch
chứng khoán mới và chính sách phi đô la hóa của
chính phủ Campuchia có thể củng cố vị thế cho đồng
riel trong những năm tới.
Tại thủ đô của Campuchia, đồng USD được giao dịch với tần suất cao hơn rất nhiều
so với đồng Riel dù cả hai loại tiền này đều được chấp nhận tương đương nhau.
Không ít tài xế lái xe taxi cho biết họ thích đồng USD hơn bởi họ không phải giao
dịch với số lượng các tờ tiền quá lớn, hiện tỷ giá tại Campuchia ở mức 4.000

Riel/USD.
b. Tác động của đô la hóa đối với Campuchia
 Hút vốn nhờ “đồng bạc xanh”
Campuchia là một trong những nền kinh tế bị đô la hóa nặng nề nhất ở khu vực
Đông Nam Á. Trong khi các chuyên gia quốc tế khuyên nước này nên giảm tình
trạng đô la hóa thì chính người dân Campuchia đã tự lựa chọn đồng USD làm đồng
tiền sử dụng phổ biến nhất, chứ không phải đồng nội tệ riel của họ. Quan trọng hơn,
những nhà quản lý cũng chưa muốn thay đổi thực trạng này.
Các nhà lãnh đạo Campuchia còn hy vọng quốc gia này sẽ nổi lên tại châu Á nhờ
thực hiện cam kết sử dụng lâu dài đồng USD. Ông Hang Chuon Naron, Tổng thư ký
Hội đồng kinh tế quốc gia Campuchia, không ngần ngại bảo vệ chính sách phụ thuộc
vào đồng USD của Phnompenh: “Nhờ có việc đô la hóa, người dân không lo sợ khi
gửi tiền vào ngân hàng. Chỉ có thể tiến hành phi đô la hóa chừng nào đồng riel trở
thành đơn vị tiền tệ chính. Song điều này cần có thời gian. Chúng tôi hiểu rằng, vấn
đề là cần từng bước nâng tỷ lệ đồng riel trong dự trữ quốc gia và thúc đẩy tăng
trưởng, qua đó về lâu dài, tạo dựng được lòng tin của người dân vào đồng nội tệ”.
Ông Jayant Menon, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), cho biết, Campuchia đã vượt qua được khủng hoảng tài chính tương đối tốt
và sự phụ thuộc nhiều vào đồng đô la có thể là một nhân tố đóng góp vào sự thành
công này. Ngoài ra, tính toán của ADB cho thấy, thời kỳ 1990 đến 1998, lạm phát tại
Campuchia lên tới 56% thì đến thập kỷ qua, khi đồng USD được sử dụng phổ biến,
lạm phát ở Campuchia duy trì ở mức 3,5%.

Trang 20


Tài chính-Tín dụng
 “ Con dao hai lưỡi”
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Theo chuyên gia kinh tế Steve Hanke, việc đô la
hóa nền kinh tế có những ưu điểm như cắt siêu lạm phát ngay lập tức, nhanh chóng

giúp giảm lãi suất huy động, ổn định ngân sách quốc gia … nhưng vẫn có những hạn
chế như không có sự đảm bảo cuối cùng cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng; hệ
thống ngân hàng phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ và qua đó không có khả
năng phản ứng lại các cú sốc của hệ thống tài chính và trong ngắn hạn không đảm
bảo được năng lực cạnh tranh quốc gia.
Khi quá phụ thuộc vào đồng USD, hậu quả tồi tệ nhất mà Campuchia phải gánh chịu
chính là việc Ngân hàng Trung ương Campuchia không thể đóng vai trò bên cho vay
cuối cùng và chính phủ mất nguồn thu quan trọng (loại thuế áp dụng trong quá trình
in tiền), con số được IMF tính ở mức khoảng từ 5 đến 10% GDP.
Với Campuchia, vấn đề khó khăn hiện nay là quyết định sẽ dùng đồng tiền nào để
định giá cổ phiếu một khi sàn chứng khoán sẽ mở vào tháng 7 năm nay. Mới đây,
các nhà tổ chức thị trường chứng khoán Campuchia đã tiến hành khảo sát xem nên
định giá cổ phiếu bằng đồng riel hay đồng USD, hay cả hai. Một số ý kiến cho rằng,
việc niêm yết cổ phiếu bằng đồng riel sẽ khiến tăng chi phí và sự khó khăn trong nền
kinh tế vốn đã bị đô la hóa quá nhiều, ngoài ra còn tạo ra rủi ro đối với nhà đầu tư
nước ngoài và khiến họ rời thị trường.
Ông Jayant Menon, đồng tác giả cuốn sách của ADB với nhan đề “Giải quyết vấn đề
đa tiền tệ ở các nền kinh tế chuyển đổi”, cho rằng biện pháp tốt nhất lúc này đối với
Campuchia là tiếp cận từ từ đối với vấn đề chống lại tình trạng đô la hóa hơn là thực
hiện cải cách quyết liệt.
Theo các chuyên gia, vẫn có những biện pháp ngắn hạn để các Chính phủ giảm bớt
sự phụ thuộc vào USD. Chẳng hạn, Campuchia có thể tăng cường khích lệ người
dân gửi tiền tiết kiệm bằng đồng nội tệ hoặc một số khu vực tư nhân trả lương bằng
đồng riel. Tuy nhiên, việc tách khỏi USD hiện không phải là một ưu tiên hàng đầu
của Campuchia. Hiện tại, thông điệp của các nhà lãnh đạo nước này khá rõ ràng:
“Dù quá trình đô la hóa là rất đáng tôn trọng nhưng chúng tôi phải tập trung vào
nhiệm vụ tạo ra việc làm và phát triển kinh tế. Triển vọng tăng trưởng kinh tế dài
hạn sẽ cho phép việc chuyển tiếp sang đồng riel”, ông Hang Chuon Naron chia sẻ.
c. Campuchia tăng cường chống đôla hóa
Tuy nhiên, sau khi thống kê hơn 90% giá trị giao dịch trong nước thực hiện bằng

USD. Campuchia đã đưa ra rất nhiều biện pháp tang cường sử dụng nội tệ. Mức độ
đôla hóa cao tại Campuchia gây khó khăn cho việc lựa chọn các chính sách mở cửa
của NBC (Ngân hàng Quốc gia Capumchia) . Nền kinh tế đã bị đô la hóa nên vai trò
người cho vay cuối cùng của ngân hàng Quốc gia đã bị hạn chế. Vì thế Campuchia
quyết “hạ bệ” đồng USD, tang cường chống đôla hóa nền kinh tế.
Trang 21


Tài chính-Tín dụng

Phó Chủ tịch ngân hàng ACLEDA, ông John Brinsden nói rằng, việc tăng cường sử
dụng đồng Riel sẽ cho phép ngân hàng Trung ương kiểm soát các chính sách tiền tệ
tốt hơn, ví dụ như khả năng kiểm soát cung tiền và thiết lập lãi suất. Đồng Riel
được sử dụng rất nhiều ở các vùng nông thôn, các doanh nghiệp nên sử dụng đồng
nội tệ trong các giao dịch ở các khu vực này. Tuy nhiên, khi kinh doanh với nước
ngoài, việc sử dụng đồng USD sẽ tiếp tục được hỗ trợ.
Tại thủ đô của Campuchia, đồng USD được giao dịch với tần suất cao hơn rất nhiều
so với đồng Riel dù cả hai loại tiền này đều được chấp nhận tương đương nhau. Báo
cáo năm 2011 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính đồng USD hiện chiếm khoảng
80% cung tiền của Campuchia, cao hơn so với con số chưa đầy 70% cách đây 1 thập
kỷ.
Ngân hàng Trung ương Campuchia không khỏi lo lắng bởi như vậy họ đã hy sinh
quyền điều hành chính sách tiền tệ, yếu tố cực kỳ cần thiết với nền kinh tế. Hơn thế
nữa, nguồn cung USD và Euro tràn ngập có thể khiến một nước nhỏ như Campuchia
dễ chịu biến động khi dòng vốn toàn cầu thay đổi.
Đất nước nông nghiệp 14 triệu dân hiện đang nhận rất nhiều viện trợ từ Mỹ cùng
như cung cấp khá nhiều quần áo cho các công ty nhập khẩu của Mỹ, vì vậy
Campuchia có 2 nguồn USD khá ổn định. Công nhân ngành dệt, cũng giống như
phần lớn công nhân trong nhiều lĩnh vực phi nông nghiệp khác, được trả lương bằng
USD để hạn chế rủi ro cho những người chủ sở hữu nhà máy.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhấn mạnh rằng quá trình phi đô la hóa đã từng được áp
dụng thành công tại nhiều nước như Isarel, Phần Lan hay Chilê trong khi đó biện
pháp quá khắt khe đã không mang lại hiệu quả tại Mêhicô hay Peru.
Ngân hàng Trung ương Campuchia có sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế đồng
USD. NHTW áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12% đối với tài sản USD, và 8% với tài
sản bằng đồng Riel. Công chức nhà nước được trả lương bằng đồng Riel, ngoài ra
thuế và các loại hóa đơn cũng được thanh toán bằng đồng nội tệ.

Chính phủ Campuchia đang yêu cầu nhiều chủ doanh nghiệp định giá hàng hóa bằng
đồng Riel bên cạnh định giá bằng USD, lương của lao động trong các cơ quan nhà
nước, thuế cần được nộp bằng đồng riel. Ngân hàng Trung ương sẽ đứng ra để đổi
tiền cho các tổ chức tài chính vi mô nhỏ đã nhận tiền bằng USD và cho vay bằng
đồng riel.

Trang 22


Tài chính-Tín dụng
III.

Thực trạng đô-la hoá ở Việt Nam

1. Nguyên nhân của đô-la hoá ở Việt Nam
a. Biến động lạm phát và thay đổi tỷ giá

Đồng Việt Nam có giá trị không ổn định. Tỷ giá của VND/USD thay đổi thất thường
theo từng ngày. Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý
người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn
găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đô la
hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng.


Trang 23


Tài chính-Tín dụng
Lạm phát cũng gây ra tình trạng đô-la hoá. Lạm phát làm đồng VND mất giá nghiêm
trọng từ đó người dân gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng ngày càng tăng. Đồng
VND càng mất giá, người dân chuyển sang sử dụng, tích trữ ngoại tệ. Từ đó tình
trạng đô-la hoá ngày một tăng cao.

Tỷ lệ lạm phát qua các năm (Nguồn VNEconomic)
b. Thu nhập bằng USD của tầng lớp dân cư
-Người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài từ đó mang về một lượng lớn
USD. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã
không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại hai thành phố lớn là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng
thường có hai cách lựa chọn:
 Một là: đem gửi ở ngân hàng nước ngoài - những nước có lãi suất tiết kiệm
bằng đồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất
hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc
tế;
 Hai là: đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay.
Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, song, hiệu
quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàng nhiều rủi ro do giá USD trên thị trường thế
giới luôn biến đổi thất thường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh
ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ hai: đầu tư
cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán
bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô
la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD: Họ kinh

doanh bằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và nghiễm nhiên sẽ phải
gánh chịu rủi ro về tỷ giá.

Trang 24


Tài chính-Tín dụng
Một lĩnh vực Đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các
sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết
giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy
vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v... Mặc dù hai loại giá được đặt song song
nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng
thanh toán bằng VNĐ thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và
USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa
mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng liên kiện,
nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, các doanh nghiệp, để tránh
rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp
niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử". Điều này
rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trở thành loại hình kinh doanh chủ yếu
trong tương lai.
-Thu nhập từ người nước ngoài đến Việt Nam (chủ yếu là người nước ngoài
thuê/mua nhà tại Việt Nam). Theo số liệu thống kê trên thị trường bất động sản trong
tháng 7 vừa qua, khoảng 10% trong tổng số 3.500 giao dịch tại hai thị trường lớn là
Hà Nội và TP.HCM thuộc về Việt kiều và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
Trước đó, theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây
dựng), trong tháng 7/2015, lượng giao dịch thành công và giá bất động sản tại nhiều
địa phương tiếp tục tăng so với các tháng trước đó. Trong đó, thị trường bất động
sản Hà Nội có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng 3% so với tháng trước đó,
tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014. Với lượng lớn USD từ người nhập cư
vào Việt Nam sẽ tăng lượng USD mà điều này thì có tác động không nhỏ đối với

tiến trình xoá bỏ đô-la hoá của Việt Nam đến năm 2020.
-Lượng kiều hối gửi vào Việt Nam nếu năm 1991 chỉ có chừng 35 triệu USD thì
năm 2014 đã tăng lên hơn 12 tỷ USD, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 38,6%.
Tính đến năm 2014, tổng kiều hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD. Khi các dòng tiền vào
Việt Nam đã nhiều rồi, qua ODA, đầu tư thương mại, rồi xuất khẩu, thì khi đó kiều
hối góp phần gây ra trạng thái không tốt, gây ra cơn sốt bất động sản, chứng khoán,
làm tăng áp lực tăng giá đồng tiền, và như vậy giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của
đất nước. Trong giai đoạn 2007-2008 kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó
không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất
động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp
lực lạm phát cho nền kinh tế. Ở VN vẫn phải chấp nhận hình thức lĩnh bằng ngoại tệ
và không đánh thuế, vì nếu không họ sẽ chọn cách gửi qua con đường không chính
thức. Đứng về mặt chính sách nó có hai mặt: trong một môi trường còn đô la hoá
như thế này, VN chấp nhận cho người lĩnh kiều hối được rút ngoại tệ, tuy có khuyến
khích kiều hối, nhưng lại cản trở quá trình muốn giảm đô la hoá nền kinh tế.

Trang 25


×