Tải bản đầy đủ (.pptx) (39 trang)

Kiến trúc nhà ở chung cư cũ tại Hà Nội Tập thể Kim Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 39 trang )

MÔN: KIẾN TRÚC NHÀ Ở

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÀ CHUNG CƯ Ở TẠI
HÀ NỘI
KHU TẬP THỂ KIM LIÊN

GIẢNG VIÊN: TS. BÙI ĐỨC DŨNG
SVTH:

TRẦN VĂN BỘ
TẠ XUÂN TÀI
VŨ THÀNH LONG

LỚP:

CH18K


NỘI DUNG

 Tổng quan các vấn đề về nhà chung cư tại Hà Nội
1. Khái niệm và vai trò của nhà chung cư.
2. Các vấn đề về nhà chung cư tại Hà Nội.
3. Những kết luận được rút ra.

 Khảo sát và phân tích khu tập thể Kim Liên.
1. Phân tích về vị trí, các mối quan hệ với công trình xung quanh
2. Phân tích về các vấn đề của khu tập thể.
3. Đưa ra những dự báo, cảnh báo.
4. Đề xuất các giải pháp hợp lý.


 Câu hỏi: Tại sao gói cứu trợ 30.000 tỷ của Việt Nam lại không triển khai được.


Tổng quan các vấn đề về nhà chung cư
tại Hà Nội


I, Khái niệm và vai trò của nhà chung cư

1, Khái niệm
- Khái niệm nhà chung cư được nhắc đến lần đầu tiên trong Luật Nhà ở 2005 (điều 70), trước đó nhà chung cư được gọi là nhà tập thể.
- Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân.
Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
- Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
+ Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, logia gắn liền với căn hộ đó.
+ Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật.
+ Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với các hộ, phần diện tích thuộc phần sở hữu riêng.


- Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
+ Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng trên.
+ Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà,
tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy…
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
- Cụm nhà chung cư: là khu nhà có từ hai nhà chung cư trở lên trong cùng một địa điểm xây dựng của cùng một chủ đầu tư hoặc một khu nhà chung cư được
xây dựng trước đây.
2, Vai trò
- Các khu nhà chung cư là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển nhà ở trên phương diện quan điểm thiết kế, số lượng và công nghệ xây dựng
tại các đô thị Miền bắc Việt Nam sau năm 1954, trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và cả những năm sau khi thống nhất Đất nước.Các khu nhà ở
chung cư theo kiểu “tiểu khu nhà ở” xuất hiện tại nhiều đô thị như Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Việt Trì…. Thời kỳ này, chúng được coi là niềm tự hào của sự nghiệp xây

dựng Chủ nghĩa xã hội, căn hộ chung cư là niềm mơ ước, là tiêu chuẩn


về tiện nghi ở cao của mọi người dân. Dưới tác động những biến đổi mọi mặt của kinh tế xã hội, do yếu kém và bất cập về quản lý, do không
được xây dựng và hoàn thiện đồng bộ, không được sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên, các khu nhà ở chung cư xây dựng trong giai đoạn này
đang trở thành vấn đề thời sự được nhiều người dân đô thị quan tâm do sự xuống cấp tổng thể về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật… trong một số
trường hợp thiếu an toàn sử dụng, do không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện tại và luôn biến đổi đi lên.
Nhà chung cư là một bộ phận của nhà ở vì vậy nó có vai trò giống như nhà ở. Ngoài ra nhà chung cư còn có một số vai trò khác sau:
Nhà chung cư ngoài mục đích để ở và tạo không gian để con người phục hồi sức khỏe nó còn là nơi để mọi người có những mối quan hệ
mật thiết với nhau, thân thiện và gần gũi nhau hơn.
Tạo cho con người có ý thức xây dựng môi trường sống chung và giữ gìn của chung.


II, Các vấn đề và thực trạng chung cư cũ của Hà Nội hiện nay.
- Nhà ở là một nhu cầu không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tại các Thủ đô vấn đề nhà ở bao giờ cũng được đặt lên là nhiệm vụ
trung tâm hàng đầu, Thủ đô Hà Nội trong những năm trước đây mặc dù kinh tế đất nước còn nghèo, nhưng Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo thành phố cũng đã có
sự quan tâm rất lớn tới vấn đề nhà ở, hàng triệu m2 nhà ở đã được xây dựng thêm 20-30 năm trở lại đây góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công
nhân viên và nhân dân Hà Nội.
Trải qua 20-30 năm sử dụng, kết hợp với sự
đầu tư nâng cấp cho nhà bị hạn hẹp, nhu cầu
nhà ở ngày một tăng lên nhanh chóng đã dẫn
đến sự quá tải về mọi mặt trong các khu nhà
chung cư gây nên tình trạng xuống cấp về
chất lượng nhà ở và môi trường sống.


- Tại các khu nhà ở tập thể như Lương Yên, Thuý Ái, Vân Hồ, Văn Chương... hiện nay chất lượng nhà đã xuống cấp nghiêm trọng: mái đã hư hỏng, dột nát,
thậm chí có nguy cơ sập đổ. Tường bị nứt, mục bong rộp lớp trát, gạch bị phân hoá dần, nền bị lún, thấp hơn so với ngoài đường, hệ thống vệ sinh từng căn hộ
không có mà hiện nay là do các hộ thuê nhà tự cơi nới cải tạo, hệ thống hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng thường gây tắc, úng, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm,
đặc biệt là ô nhiễm do nước thải. Đó là những nguyên nhân cơ bản gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân.



- Tại các chung cư cao tầng như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ... là các khu nhà xây tay bằng gạch, hiện tại chất lượng nhà cũng đã bị xuống cấp, tường bị
bong rộp, mái bị thấm dột, mục nát, các khu vệ sinh sử dụng chung 2-4 hộ (hiện tại đã có một số nhà phân chia cho từng hộ), nền nhà bị lún thấp hơn so với
mặt đường, hệ thống hạ tầng bị hư hỏng, nước thải luôn bị ùn tắc, ứ đọng gây ô nhiễm nặng cho nhân dân. Đối tượng ở đây phần lớn một hộ một phòng, vài
chục năm nhân khẩu tăng lên dẫn đến tự đục phá cơi nới ra ngoài rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến kết cấu và chất lượng nhà.


- Tại các khu nhà ở chung cư cao tầng lắp ghép, chất lượng nhà cũng đang ngày càng xuống cấp, mái bị ngấm, thấm, nhất là các khu vệ sinh đã dẫn đến
ảnh hưởng tới chất lượng mối nối trong nhà, do nền đất bị lún kết hợp với nhà bị lún, đã làm cho chất lượng nhà bị xuống cấp nhanh chóng, gây nên tường bị
nứt, các mối nối bị hỏng, nền nhà lún sâu so với mặt đất tự nhiên, hệ thống hạ tầng bị hư hỏng gây ứ đọng chất thải làm ô nhiễm môi trường.


2
Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 23 khu chung cư cũ (4-5 tầng) với gần 1 triệu m diện tích sàn, 27.573 hộ dân, 137.361 nhân khẩu, trong đó có 200 nhà lắp
2
ghép tấm lớn với 434.332 m sàn, 15.720 hộ dân và hơn 10 khu chung cư cũ thấp tầng (1-2 tầng) xây dựng xen kẽ trong các khu phố. Các khu chung cư này
chủ yếu được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ những năm 60 – 70 – 80 Thế kỷ trước, phần còn lại được xây dựng từ nguồn vốn tự có của
các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc được tiếp quản từ chế độ cũ sau khi giải phóng Miền Nam (năm 1975).


- Do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+, Khách quan là do thời gian đã làm cho các khu chung cư cũ ngày một xuống cấp trầm trọng.
+, Chủ quan phải kể đến là việc buông lỏng quản lý, thiếu kinh phí bảo trì, làm cho quỹ nhà ở này ở trong tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết các khu
chung cư cũ đều xảy ra tình trạng “quá tải” và xuống cấp về chất lượng, các căn hộ bị đục phá, cơi nới, xây dựng thêm bể nước, chuồng cọp làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, cảnh quan đô thị. Đặc biệt có những khu chung cư cũ đã bị lún, nứt và xuống cấp trầm trọng rất dễ bị sụp đổ do tác động bởi biến cố thiên tai
như động đất, gió bão… Khi đó sẽ trở thành những thảm họa lớn khó lường trước.


III. Kết luận được rút ra

- Dân số sống trong khu chung cư cũ ngày càng tăng do vậy nhu cầu về diện tích và không gian sống ngày càng tăng, chính vì vậy mà nhu cầu cải tạo, sửa
chữa, xây dựng mới các khu chung cu cũ là một nhu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu sống của người dân.
- Các khu chung cư cũ này thường ở những vị trí có sức sinh lợi cao, thường nằm ở trung tâm thành phố mà được xây dựng từ 1-5 tầng vì vậy chưa khai
thác được hết giá trị đất đai (do vị trí tương đối tạo ra). Với vị trí, vai trò quan trọng của đất đai như ngày nay thì đây quả là một sự lãng phí tiền của lớn của nhà
nước mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Để khỏi lãng phí nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó nhất là ngày nay khi giá trị của đất đai ở đô thị
lại rất lớn thì việc cải tạo các khu chung cư cũ là rất thích hợp.
- Khu chung cư cũ xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên mang tính chủ quan của Nhà nước mà không phản ánh đầy đủ nhu cầu của
từng cá nhân, cải tạo các khu chung cư cũ sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân và có sự tham gia của các nhà đầu tư kết hợp với nhà nước để
cùng nhau thực hiện.


II, Nội dung cải tạo

- Cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội là một trong những nội dung chính đã được đề cập trong chương trình số 12/Ctr-TU về phát
triển nhà ở tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010; Nghị quyết 15/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô cũng đã đặt ra yêu cầu phải xử lý cân đối, hài
hòa giữa cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới trong phát triển đô thị.
- Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, thành phố đã tiến hành cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ theo các định hướng:
+, Sử dụng vốn ngân sách đầu tư cải tạo, chống lún một số nhà chung cư theo phương thức ép cọc và gia cố các mối nối cho một số công trình tại các khu
chung cư ở Nghĩa Đô, Thành Công, Giảng Võ, Văn Chương, Quỳnh Mai.
+, Phá bỏ hẳn nhà chung cư cũ để xây dựng mới một số chung cư ở Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công.
- Các hình thức cải tạo trên về cơ bản mới xử lý cục bộ từng công trình, chưa cải thiện căn bản về điện kiện ở, hạ tầng kỹ thuật và xã hội và tiến hành chậm
chạp.
- Trước thực trạng đó, ngày 05/08/2005 HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐ về cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, xuống
cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết HĐND khẳng định chủ trương phải tiến hành cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn và coi đây “là một
nhiệm vụ cần quan tâm đặc biệt trong giai đoạn 2006-2015”. Nghị quyết HĐND xác định rõ mục tiêu


phố Hà Nội. Nghị quyết HĐND khẳng định chủ trương phải tiến hành cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn và coi đây “là một nhiệm vụ cần
quan tâm đặc biệt trong giai của việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn để “cải thiện điều kiện ở của người dân”, “góp phần chỉnh trang đô
thị, sắp xếp lại dân cư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng mô hình đô thị theo hướng văn minh hiện đại”. Ba quan điểm đã được nêu ra trong Nghị quyết

07 của HĐND là:
+, Đây là công việc lớn, khó và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư thành phố nên cần có sự chỉ đạo tập trung, tích cực, cách làm
bài bản, chắc chắn và có bước đi thích hợp. Ưu tiên thực hiện trước các nhà nguy hiểm, các chung cư xuống cấp không còn đảm bảo an toàn.
+, Phải xác định đây là các dự án chỉnh trang đô thị và mang tính xã hội cao; Việc tiến hành cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ phải phù hợp với quy
hoạch chung, gắn với việc bố trí sắp xếp lại dân cư trên địa bàn và xây dựng các khu đô thị mới, không nhất thiết khép kín trong từng khu;… đồng thời với việc cải
tạo, xây dựng mới cần đổi mới mô hình quản lý các khu chung cư cho phù hợp với điều kiện hiện đại.
+, Công việc này là trách nhiệm của thành phố, của các cấp chính quyền và của người


dân sống trong khu vực; khi thực hiện phải kết hợp hài hòa lợi ích của xã hội, của nhà nước, của người dân và của nhà đầu tư, trong đó lấy lợi ích của cộng
đồng xã hội, của đa số dân cư làm chủ đạo.
- Nghị quyết HĐND cũng đề ra 4 nguyên tắc cơ bản:
+, Phải thực hiện trên cơ sở một đề án chung, theo quy hoạch được duyệt của toàn khu, phương án thực hiện phải công bố công khai và phải được ít nhất
2/3 dân cư sống trong khu đồng tình.
+, Đây là dự án mang tính đặc thù, nhà nước và nhân dân cùng làm, tiến hành theo phương thức xã hội hóa, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ công tác quy
hoạch, chuẩn bị đầu tư, đầu tư một số hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.
+, Việc cải tạo, xây mới các chung cư cũ phải gắn với việc quy hoạch, nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực theo hướng văn
minh hiện đại, công trình và căn hộ phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành; Phương án quy hoạch và bố trí, sắp xếp dân
cư phải đảm bảo nguyên tắc không hút dân vào khu vực nội thành, không bố trí để ở tầng 1 các chung cư cao tầng mà dành cho nhu cầu công cộng. Diện tích
xây dựng nhà chủ yếu để phục vụ tái định cư tại chỗ. Các diện


tích nhà dôi dư ưu tiên dùng để tái định cư các hộ dân từ các dự án khác trong khu vực nội thành. Dành diện tích cần thiết cho nhu cầu công cộng, xây dựng
trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê…
+, Đối với các chung cư thuộc diện nguy hiểm cần áp dụng giải pháp đặc biệt mang tính chính sách xã hội để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
- Xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp, cần triển khai trong một thời gian dài với lộ trình thích hợp nên Nghị quyết HĐND thành phố đã giao
UBND thành phố xây dựng cơ chế đặc thù và lựa chọn 1-2 khu để thực hiện đầu tư thí điểm trong giai đoạn 2006-2009. Trong đó, HĐND cho phép áp dụng cơ
chế đặc thù trong chọn chủ đầu tư đủ năng lực để nghiên cứu lập quy hoạch và xây dựng dự án.
- Có thể nói Nghị quyết số 07 của HĐND thành phố đã được chuẩn bị rất công phu, thể hiện những quan điểm chỉ đạo và định hướng đúng trong việc thực
hiện chủ trương cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn.

* Tình hình triển khai thực hiện chủ trương cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn thủ đô theo tinh thần Nghị quyết 07 của HĐND
- Thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố, UBND thành phố đã có kế hoạch số 75/KH-UB


ngày 09/12/2005 về việc cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn trong giai đoạn 2006-2015. Theo kế hoạch này, việc triển khai cải
tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ ở Hà Nội sẽ tiến hành qua 3 giai đoạn:

•Giai đoạn từ 2005-2006: Công tác chuẩn bị cho triển khai đề án
Nhiệm vụ giai đoạn này là bổ sung, hoàn thiện các số liệu, tài liệu điều tra; phê duyệt Đề án cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ; xây dựng các cơ
chế chính sách khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, xác định danh mục các nhà chung cư thuộc diện
nguy hiểm; chọn dự án thí điểm và ban hành các tiêu chí và nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết cho các dự án thí điểm và công bố công khai để lấy ý kiến
các hộ dân; lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại 23 khu chung cư cũ theo thứ tự ưu tiên; xây dựng dự toán ngân sách thành phố hỗ trợ cho các dự án thí điểm;
hình thành quỹ nhà trung chuyển phục vụ di dân tạm cư; tuyên truyền và phổ biến công khai kế hoạch và chủ trương cải tạo các khu chung cư cũ đến HĐND
các cấp và người dân trong các khu chung cư.

•Giai đoạn II từ 2006-2010:
Nhiệm vụ của giai đoạn này là xóa bỏ các nhà chung cư cũ thuộc diện nguy hiểm; triển


khai thực hiện các dự án thí điểm (khu B Kim Liên, Khu Nguyễn Công Trứ, Khu Văn Chương); các dự án khác cùng loại (nếu có) mà đủ điều kiện triển khai
thì cũng cho phép triển khai theo cơ chế chính sách chung; tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh chính sách chung.

•Giai đoạn III từ 2010-2015:
Cơ bản hoàn thiện các dự án đầu tư thí điểm và tiến hành triển khai cải tạo, xây dựng lại 23 khu chung cư cũ theo thứ tự ưu tiên đã xác định.
Bản kế hoạch cũng như phân công cụ thể trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành thành phố và các quận, huyện, phường, xã và các chủ đầu tư trong việc tổ
chức triển khai thực hiện.
Có thể nói đây là bản kế hoạch được xây dựng khá bài bản theo đúng định hướng Nghị quyết của HĐND.
Thực hiện kế hoạch nói trên, UBND đã tập trung chỉ đạo kịp thời triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

•Triển khai hoàn thiện các dự án thí điểm (Nguyễn Công Trứ, Văn Chương, Khu B Kim Liên); đồng thời cho nghiên cứu, điều tra xã hội học và lập quy

hoạch cải tạo các khu Giảng


Liên); đồng thời cho nghiên cứu, điều tra xã hội học và lập quy hoạch cải tạo các khu Giảng Võ, Thanh Xuân Bắc, Quỳnh Mai.
- Tháo dỡ để đầu tư xây dựng lại một số nhà nguy hiểm bằng nguồn vốn ngân sách (B7 Thành Công, A3 Giảng Võ) và lập dự án tháo dỡ, xây dựng lại một
số chung cư thuộc diện nguy hiểm nhưng theo phương thức xã hội hóa (C7, B6 Giảng Võ, P13 Phương Liệt, I1,2,3 Thành Công, Nhà A Ngọc Khánh, Khu 17
nhà gỗ Chương Dương – Hàm Tử Quan…).
- Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch nói trên gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc nên tiến độ triển khai thực hiện rất chậm.


Khảo sát và phân tích khu tập thể Kim Liên


- Khu Kim Liên bao gồm khu nhà ở tập thể (tiểu khu Kim Liên) và làng Kim Liên. Tiểu khu
Kim Liên là tiểu khu nhà ở XHCN đầu tiên ứng dụng thiết kế xây dựng ở Việt Nam có sự cộng
tác của chuyên gia Liên Xô năm 1957.
- Khu Kim Liên nằm trên khu đất rộng 50,1ha, trong đó diện tích đất sử dụng là 34,5ha.
Trong khu Kim Liên gồm có 3 nhóm nhà: Nhóm nhà B từ B1 đến B24 là các khu chung cư 5 tầng
được xây dựng bằng các tấm nhẹ lắp ghép, nhóm nhà C từ C1 đến C15 là các chung cư 4 tầng, nhóm nhà D gồm các nhà dân xây dựng.


Khu Kim Liên
Các loại đất
Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất sử dụng

%

34,5


100

17,58

50

Đất giao thông

3,75

7,49

Cây xanh mặt nước

4,89

13,8

Đất làng xóm

2,58

7,3

Đất cơ quan

1,8

1,8


Đất thuộc loại khác

0,9

2,6

Đất xây dựng nhà ở

(Nguồn: Phòng quản lý nhà đất phường Kim Liên)


1. Về thực trạng vị trí và giao thông:
a, Vị trí:
- Khu Kim Liên nằm ở phía Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 4 km, thuộc quận Đống Đa – Hà Nội (thuộc 2 phường: Phường Kim Liên và phường
Phương Mai).
b, Giao thông:
- Giao thông đi qua khu Kim Liên là một bộ phận quan trọng trong hành lang giao thông Đông Tây của thành phố Hà Nội. Tuyến từ Đại Cồ Việt qua Đào Duy Anh
nằm trong đường vành đai I của thành phố Hà Nội kéo ra Ô Chợ Dừa. Luồng giao thông Đông – Tây chuyển hướng từ Đào Duy Anh qua Phạm Ngọc Thạch đến
Chùa Bộc hoặc Tôn Thất Tùng đóng vai trò đường giao thông chính trong giao thông thành phố. Ngoài ra, còn có đường từ Giải Phóng vào Phương Mai đi xuyên
qua khu Kim Liên sang phía tây.
- Mạng lưới đường trong khu Kim Liên có dạng sơ đồ lưới đường ô cờ kết hợp xương cá của khu Kim Liên và lưới đường xương cá.
- Do tình trạng xây dựng cơi nới, lấn chiếm nên phần lớn đường tiếp cận đến các công trình trong các khu chung cư mặt cắt ngang chỉ còn từ 2-3m không đủ để
các phương tiện cơ giới hoạt động khi cần thiết.


Về ách tắc giao thông:
- Thực tế cho thấy vào giờ cao điểm, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các nút giao thông nơi có lối rẽ vào các khu chung cư. Đường Đào
Duy Anh vẫn xảy ra tắc đường tại ngã tư rẽ vào đường Lương Đình Của và Hoàng Tích Trí, ngã tư Phương Mai Kim Liên…
- Ngõ chợ Đông Tác bề rộng lòng đường 4m thường xuyên xảy ra ách tắc do lượng người mua sắm đông, lượng người qua lại đông, lại có cả taxi và xe tải nhỏ

đi qua. Một số nút giao cắt khác trên đường Khâm Thiên, đường Tôn Đức Thắng cũng thường xuyên ách tắc.
Về mức độ an toàn và khả năng tai nạn: Nhiều công trình nhà dân vi phạm hành lang an toàn giao thông, khoảng cách từ mép đường đến phần mái đua ra <1m
hoặc không có vỉa hè (các nhà dân ở phố đông tác). Vì thế không đảm bảo tầm nhìn và bán kính cong cho phép.
c, Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:
- Nhìn chung các khu ở có một lối bố cục nghèo nàn. Các khối nhà xếp song song thành nhiều dãy.
- Không gian bán công cộng (không gian kế cận ngôi nhà):
Tất cả các trục đường chính giữa các nhóm nhà ở và không gian bán công cộng đều đã trở


×