Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự tại toà án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.94 MB, 225 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Việc
• DÂN Sự
• VÀ THỦ TỤC
• GIỎI ọ u v ấ
Vlfc
DÂN Sự
TẠI
TOÀ ÁN ÁN NHÂN DÂN




CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI: TS. BÙI THỊ HUYỂN
THƯ KÝ ĐỂ TÀI: ThS. NGUYỄN t h ị t h u h à

ầH

HÀ NỘI - 2008
O 3£O £0O 3O 3ỈO


DANH SÁCII NHỮNG NGƯỜI T llự c IIIỆN
1.

TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH



Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

2.

TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG

Thẩm phán Tòa dân sự
TANDTC

3.

ThS. NGUYỄN T R lỂ ư DƯƠNG

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

4.

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Thẩm phán Tòa án quận
Đống Đa Hà Nội

5.

Thẩm phán Tòa án quận

ThS. NGUYỄN MẠNH HÀ


Ngô Quyền Hải Phòng
6.

ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

7.

ThS. NGUYỄN H ồNG HẢI

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

8.

ThS. PHAN VÂN HƯƠNG

Thẩm tra viên Tòa dân sự
TANDTC

9.

TS. BÙI THỊ HUYỀN

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội


10.

ThS. ĐẶNG THỊ BÍCH NGA

Chánh án Tòa án nhân dân
huyện Gia Lâm

11.

ThS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

t

12.

Giảng viên Trường Đại học
Luật Hà Nội

T hS. TRẦN ANH TUẤN

2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật Dân sự


BLTTDS

:

Luật Hôn nhân và gia đình

LHN&GĐ
LTCVKSND

:

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Luật Luật sư

LLS
PLTTGQCVADS

Bộ luật Tố tụng dân sự

: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
Pháp lệnh Thủ lục giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTGQCTCLĐ

:

PLTTTM


: Pháp lệnh Trọng tài thương mại

TANDTC
VKSNDTC

Tòa án án nhân dân tối cao
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

3


MỤC LUC




1.

Tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

2.

Những quy định chung về thủ tục giải quyết việc

dân sự

41

3.


Cơ sở xác định các việc dân sự và thủ tục tố tụng áp dụng

51

4.

Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ
tục giải quyết vụ án dân sự theo quv định của BLTTDS

63

5.

Đương sự trong việc dân sự

71

6.

Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân

86

7.

Vấn đề giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú theo quy định của BLTTDS

97


8.

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích và yêu cầu
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích tại Tòa án nhân dân

110

9.

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết và yêu cầu
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của
BLTTDS

125

10.

Vấn đề giải quyết việc thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân và
phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết việc

138

5

thuận tình ly hôn
11.

Giải quyết việc hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Tòa án nhân dân
và phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết việc

hủy việc kết hôn trái pháp luật

155

12.

Thủ tục giải quyết một số yêu cẩu về hôn nhân gia đình theo quy
định của BLTTDS

161

13.

Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự một số nước trên thế giới

174

14

Đánh giá kết quả điều tra về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc
dân sự

191

15

Danh mục tài liệu tham khảo

223


4


TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐỂ t à i
Việc
• DÂN Sự
• vn THỦ TỤC
• GIẢI ouvếr việc
• DÂN sự•
TẠI Tòn ÁN NHÂN DÂN
1. PHẦN MỞ ĐẨU
1.1. T ính cấp t h iế t củ a đ ề tài
Cùng với việc ban hành BLTTDS, việc dân sự và thủ tục giải quyết việc
dán sự lần đầu tiên được quy định riêng, tách ra khỏi thủ tục tố tụng thông thường.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu về việc dân sự và thủ tục giải
quyết việc dân sự chưa được quan tâm, chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập đến vấn đề này ngoại trừ một số bài viết đăng trên các tạp chí Toà
án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật... Ngoài ra, để thi hành BLTTDS, Hội
đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành năm Nghị quyết hướng dẫn thi hành
BLTTDS nhưng vẫn chưa ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành phần thủ tục
giải quyết việc dân sự. Trong khi đó, các quy định của BLTTDS về vấn đề này rất
cô đọng và có nhiều điểm chưa rõ ràng, thậm chí còn nhiều vấn đề BLTTDS
không quy định. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “VIỆC DÂN sự VÀ THỦ TỤC GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN Sự TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN” là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu
đề tài thành công không những giải quyết được những vướng mắc về lý luận về
thủ tục giải quyết việc dân sự, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa
học pháp lý mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự, đóng góp ý
kiến để TANDTC xây dựng Nghị quyết hướng dãn thi hành phần thủ tục giải
quyết việc dân sự, góp phần đưa BLTTDS đi vào cuộc sống.

1.2. Đ ối tư ợ n g n g h iê n cứ u và m ụ c đ ích n g h iê n cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về việc dân sự và thủ tục giải
quyết việc dân sự; các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự và thực tiễn áp dụng chúng của
các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra, để làm rõ thêm vấn đề
lý luận về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự quá trình nghiên cứu cũng
được tiến hành đối với một số qui định của pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận
về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự, như khái niệm, bản chất việc dân
5


sự, cơ sở x.ác định việc dân sự và Ihủ tục tố tụng áp dụng, đánh giá đúng thực
trạng các qiuy định của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải
quyết việc (dân sự và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Từ đó
đề xuất giảii pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và
thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.3. ]Nhu cầ u k in h t ế xã h ộ i, đ ịa c h ỉ áp d ụ n g
Kết quả của việc nghiên cứu để tài có giá trị sau:
- Góp phần làm rõ các quy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết việc dân
sự, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay về thủ tục giải
quyết việc dân sự; hoàn thiện pháp luật về việc dân sự và thủ tục giải quyết yiệc
dân sự mà trước mắt là đóng góp ý kiến để TANDTC xây dựng Nghị quyết hướng
dẫn thi hành phần thủ tục giải quyết việc dân sự.
- Làm căn cứ xác định nội dung chương trinh, giáo trình và phương pháp
giảng dạy môn học “Thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt” trong Trường Đại học Luật;
bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý.
1.4. P h ạ m v i n g h iê n cứu
Trong giới hạn về thời gian và cấp độ của đề tài, việc nghiên cứu chỉ tập
trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

- Các quy định của BLTTDS Việt Nam về việc giải quyết các việc về dân sự
và hôn nhân gia đình.
- Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về việc giải quyết các việc
về dân sự và hôn nhân gia đình tại một số Toà án ở Hà Nội và Hải Phòng.
1.5. N ội d u n g n g h iê n cứu
1.5.1. N h ữ n g vấ n đ ề lý lu ậ n v ề việc d â n sự và th ủ tụ c g iả i q u yết
việc d á n sự.
- Khái niệm việc dân sự, thủ tục giải quyết việc dân sự;
- Bản chất việc dân sự;
- Cơ sở, ý nghĩa của việc xác định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.5.2, N ội d u n g các quy địn h của pháp luật tô tụng dân sự Việt N am
hiện h a n h về thủ tục giải quyết việc dân sự và thực tiễn thực hiện
- Quv định chung về thủ tục giải quyết việc'dân sự và thực tiễn thực hiện
- Các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự cụ thể và thực tiễn thực hiện
6


1.5.3.
Yêu cầu, nội dung ưà giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân
sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự
- Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và
thủ tục giải quyết việc dân sự
- Những vấn đề cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ
tục giải quyết việc dân sự cần hoàn thiện bao gồm quy định chung về việc dân sự
và thủ tục giải quyết việc dân sự, các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân
sự cụ thể.
- Những giải pháp của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân
sự vặ thủ tục giải quyết việc dân sự gồm các giải pháp cụ thể về bổ sung các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.6. P hư ơng p h áp n g h iên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối,
chính sách cùa Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá
trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, phương
pháp thống kè, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
2. PHẨN NỘI DUNG
2.1. Những v ấ n đề lý lu ậ n về v iệ c d â n sự v à th ủ tụ c giải q u y ết
v iê• c d â n su•
Khái niệm, bản chất, cơ sở, ý nghĩa của việc xác định việc dân sự và thủ tục
giải quyết viéc dân sự là những vấn đề lý luận cơ bản. Xác định đúng những vấn
đề này là tiềr. đề quan trọng để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự
và thủ tục giá quyết việc dân sự.
2.1.1. K h á i n iêm viêc d â n sư, th ủ tu e g iả i q u y ế t viêc d à n sư
V iệc cân sự là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp,
nhưng có yêi cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là
căn cứ làm piát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương m ại 'à lao động của minh hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu
cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại và lao động; yêu cầu Toà án công nhận sự thoả
7


thuận của các đương sự về quan hệ pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại và
lao động.
Do đó, để xác định việc dân sự chúng ta cần dựa vào một trong các tiêu chí
sau đây:
- Cấc đương sự không có tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp do các
đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về các tình tiết cãa sự việc cũng như

những quyền và lợi ích giữa các đương sự và họ cùng yêu cầu Toà án công nhận
sự thỏa thuận đó. Dựa vào tiêu chí này chúng ta có thể xác định các việc dân sự
này bao gồm yêu cầu cống nhận thuận tình ly hồn, nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con; các
bên cùng thỏa thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật và thỏa thuận được
phân chia tài sân và nuôi co n ...
- Các đương sự không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp nhưng do
tính chất đặc thù của loại việc và chỉ có một bên đương sự yêu cầu Tòa án xác
định một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Dựa vào tiêu chí này
chúng ta có thể xác định các việc dân sự này bao gồm yêu cầu xác định tình trạng
của một cá nhấn do sự vắng mặt của họ tại nơi cư trú; yêu cầu xác định năng lực
hành vi dân sự của một cá nhân, yêu cầu Toà án tuyên bố chấm dứt một quan hệ
pháp lý đang íSn tại; yêu cầu Toà án hỗ trợ cho việc bảo vệ quyền lợi của mình
trong quá trình Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp...
Như vậy, ihủ tục giải quyết việc dân sự là thủ tục của tố tụng dân sự, được
Tòa án áp dụn£ để giải quyết các việc dân sự do pháp luật quy định theo một trình
tự đơn giản, nhanh gọn, do một hoặc một tập thể thẩm phán tiến hành.
So với thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì thủ tục giải quyết việc dân sự đơn
giản và ít phức tạp hơn, thời hạn giải quyết việc dân sự ngắn hơn; Tòa án không
phải mở phiên tòa xét xử với Hội đồng xét xử là một Thẩm phán và hai Hội thẩm
nhân dân (trưừi£ hợp đặc biệt là hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân) mà chỉ
cần mở phiên họp dưới sự điều khiển của một Thẩm phán hoặc ba Thẩm phán; đối
với đa số các oại việc Toà án không tiến hành hòa giải; thủ tục phiên họp giải
quyết việc dâr sự thường đơn giản hơn so với phiên tòa sơ thẩm dân sự đó là
không có thủ ục tranh luận, không có thủ tục nghị án trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác Viện kiểm sát phải tham gia 100% các phiên họp giải quyết việc
dân sự còn phiâĩ tòa giải quyết vụ án dân sự thì viện kiểm sát chỉ tham gia trong
8



trường hợp pháp luật có quy định; thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết (tịnh giải
quyêt việc dân sự ngắn hơn so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm;
thủ tục phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự cũng đơn giản.
2.1.2. B ả n c h ấ t việc
• d â n sư•
Bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp về quyền và lợi ích hợp
pháp giữa các đương sự do các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải
quyết quyền và lợi ích hợp pháp và yêu cầu Tòa án công nhận giá trị pháp lý của
sự thỏa thuận đó hoặc do tính chất đặc thù của loại việc và chỉ có một bên đương
sự yêu cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhận
quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
Do đó, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định cụ thể, rõ ràng trình tự, thủ
tục giải quyết các việc dân sự cho phù hợp với bản chất việc dân sự.
2.1.3. Cơ sở xác đỉn h vỉêc dâ n sư và th ủ tu c g iả i quyết viêc d â n sư
- Quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nhằm đáp ứng yểu
cầu cải cách tư pháp
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII khẳng
định “Hoạt động tư pháp ... phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân... Nghiên cícu áp dụng thủ tục rút gọn đ ể xét xử kịp thời một số vụ án dơn
giản, rõ ràng”. Thực hiện chủ trương đó của Đảng, công cuộc cải cách tư pháp
từng bước được thực hiện. Nghị quyết số 08 - NQ/TƯ ngày 02/01/^002 của Bộ
chính trị 'V ế một s ố nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” tiếp
tục khẳng định: “Nghiên cứu đ ể quy định và thực hiện thủ tục rút gọn dối với
những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng...”. Như vậy, từ những yêu cầu cụ thể
này của cải cách tư pháp đòi hỏi pháp luật tố tụng dân sự phải xây dựng một cơ
chế xét xử linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ; giải quyết các yêu cầu của đương sự một
cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng của Nhà nước và của các
đương sụ đồng thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
- Ouy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự là đ ể nhằm đáp

ứng sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điêu
kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định rõ chủ trương:
“Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi,
bình đẫnq cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác phát triển, thu hút mạnh
9


nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài...”. Nền kinh tế thị trường đã và đang
phát huy những mặt tích cực của nó nhưng mặt khác cơ chế thị trường cũng làm
gia tăng các tranh chấp dân sự đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã là
thành viên của APEC và WTO. Vì vậy, để tạo ra sự ổn định của các giao lưu dân
sự đồng thời vừa tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ đó phát triển thì cần có cơ
chế giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn đó một cách nhanh chóng, đơn giản; kịp
thời bảo vệ những quyền và lợi ích bị xâm hại đồng thời tạo điều kiện cho các
đương sự không bỏ lỡ những cơ hội làm ăn của mình hoặc cơ hội tham gia vào
những quan hệ khác.
- Quỵ định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự xuất phát từ việc
tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
Điều 4 BLDS quy định: “Quyền tự do, cam kết thỏa thuận trong việc xác
lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức x ã hội”. Như vậy, các
chủ thể của quan hệ dân sự có quyền tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiết
lập các quyền và nghĩa vụ dân sự phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích
chung của xã hội. Các chủ thể có quyền tự do quyết định việc tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự? quyết định nội dung của quan hệ (các quyền và nghĩa vụ của
các bên), quyết định các phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ, quyết định
cách thức, biện pháp để giải quyết tranh chấp... Trong trường hợp các chủ thể đã
giải quyết được tranh chấp bằng con đường thỏa thuận và muốn sự thỏa thuận đó
có giá trị về mặt pháp lý nên đã yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận. Khi giải

quyết yêu cầu này, Tòa án thực chất chỉ kiểm tra tính hợp pháp của sự thỏa thuận
và ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật. Như vậy,
việc giải quyết không mất nhiều thời gian và có thể kết thúc bằng một thủ tục đơn
giản, nhanh gọn.
- Quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự xuất phát từ thực
tiễn giải quyết các vụ việc dân sự
Trước khi BLTTDS có hiệu lực thi hành, PLTTGQCVADS được áp dụng để
giải quyết mọi vụ án dù có tranh chấp hay không có tranh chấp theo một thủ tục
tố tụng chung thống nhất. Có nghĩa là việc giải quyết mọi vụ án bắt buộc phải
tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định với một khoảng thời gian do pháp luật
quy định, không được rút ngắn thời gian hoặc bất cứ một thủ tục nào. Điều này là

10


hoàn toài không hợp lý, gây mất thời gian, tiền của Nhà nước và của các đương sự
và không bảo vệ được kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng
như khôrg phát huy được tính chủ động của thẩm phán. Ngoài ra, việc giải quyết
mọi vụ ái theo một thủ tục chung dẫn đến việc số lượng án bị tồn đọng chưa được
Toà án giíi quyết là rất lớn. Theo báo cáo tổng kết của ngành Toà án số vụ án dân
sự, hôn mân và gia đình, kinh tế và lao động chưa được giải quyết năm 2001 là
17.145 VI; năm 2002 là 25.117 vụ; năm 2003 là 17.245 vụ; năm 2004 là 17.391
vụ; năm 1005 là 20.694 vụ; năm 2006 là 18.065 vụ (1).
Nhi vậy, thực tiễn xét xử đòi hỏi phải có một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ để
giải quyê: một số loại việc nhất định. Thực tiễn chính là cơ sở để chúng ta xây
dựng thủ ục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS Việt Nam.
Vậ/ việc pháp luật tố tụng dân sự quy định việc dân sự và thủ tục giải quyết
việc dân ỉự là hoàn toàn hợp lý.
2.1.4.


Ý n g h ĩa c ủ a viêc x á c đ in h việc d â n sư và th ủ tu c g iả i

q u y ế t viìc d â n sư
Cốc quy định của pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải
quyết việc dân sự là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành giải quyết việc dân sự, bảo
đảm cho việc giải quyết việc dân sự được thuận lợi, đúng đắn, nhanh chóng, bảo
vệ kịp thòi quyền và lợi ích hợp phấp của các đương sự trước Tòa án.
Bằng việc quy định rõ căn cứ, thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết
việc dân sự, pháp luật tố tụng dân sự về việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân
sự đã tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc giải quyết việc
dân sự, những người tham gia tố tụng thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của mình làm cho việc giải quyết việc dân sự được chính xác và đúng đắn.
Việc pháp luật tố tụng dân sự quy định về việc dân sự và thủ tục giải quyết
việc dân sự sẽ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho cả Nhà nước và đương sự đó là
tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của Nhà nước và của các đương sự. Hơn thế nữa
việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm còn đem lại hiệu quả cao cho việc xét xử,
đạt được mục đích của xét xử là bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự và Toà án có điều kiện tập trung thời gian, công sức cho việc giải
quyết các vụ án dân sự khác.
(l)Nguồn số liệu thống kề từTANDTC.

11


Ngoài ra, việc giải quyết việc dân sự được trao cho một thẩm phán giải
quyết sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân của thẩm phán, giúp thẩm phán
chủ động hơn trong việc ra các quyết định. Đồng thời sẽ giảm được áp lực về việc
tồn đọng án ở các Toà án, tập trung được nhân lực vào giải quyết các vụ án dân sự.
2.2.

N ội d u n g cá c quy đ ịn h củ a p h áp lu ậ t t ố tụ n g dân sự V iệt
Nam hiện h ành về th ủ tục giải quyết v iệc dân sự và thự c tiễn thực h iện
2.2.1. Q uy đ ịn h ch u n g v ề việc d â n sự, th ủ tụ c g iả i q u yết việc
d â n sự• và th ự
• c tiễ n th ự
• c h iên

2.2.1.1. V ề những loại việc áp dụng thủ tục giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS thì việc dân sự là việc cá nhân, cơ
quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc
không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Các loại việc dân sự được quy định tương đối đầy đủ tại các Điều 26, 28, 30
và 32 BLTTDS, bao gồm các loại việc sau đây:
- Những yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:
+ Việc xác đinh năng lực hành vi dân sự của cá nhân gồm yêu cầu tuyên bố
một ngưci mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
+ Các việc liên quan đến sự vắng mặt của cá nhân tại nơi cư trú gồm yêu
cầu thôn£ báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người
đó; yêu cìu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết; huỷ bỏ quyết định tuyên bố
một ngưd mất tích hoặc đã chết.
- ỉĩhững yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình:
4- v êu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

+ vêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
+ vêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau

khi ly hôi;
+ Têu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc

12


quyền thăm nom con sau khi ]y hôn;
+ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Những yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam như yêu
cầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên; yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp; yêu cầu huỷ quyết
định trọng tài V .V ..
- Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án, quyết định của toà
án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
BLTTDS quy định tương đối đầy đủ về các ioại việc dân sự. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử của Tòa án cho thấy có những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhưng lại chưa được BLTTDS quy định là việc dân sự như yêu cầu
tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành
niên thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi; các đương sự thỏa thuận chấm dứt
quan hệ hôn nhân trái pháp luật...
2.2.1.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết việc dân sự
Theo Điều 311 BLTTDS, việc giải quyết các việc dân sự được thực hiện
theo các quy định tại Chương XX của BLTTDS và các quy định khác của Bộ luật
này, nếu không trái với quy định của Chương này. Theo đó, khi giải quyết việc
dân sự trước hết Toà án áp dụng các quy định của Chương XX BLTTDS. Bên cạnh
đó, những quy định tại phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS cũng
được áp dụng để giải quyết việc dân sự như các quy định về thành phần giải quyết
việc dân sự, chứng cứ và chứng minh, thời hiệu giải quyết yêu cầu, cấp, thông
báo, tống đạt các văn bản tố tụng V.V.. Đối với những vấn đề mà Chương XX và
"Những quy định chung" của BLTTDS không quy định thì Toà án sẽ áp dụng các

quy định khác của BLTTDS, nếu không trái với quy định của Chương XX. Tuy
nhiên, có những quy định của BLTTDS chưa minh bạch nên thực tiễn áp dụng có
những cách hiểu khác nhau như vấn đề xác định tư cách của các đương sự, sự
tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự,
việc áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự...
2.2.1.3. Thành phần giải quyết việc dân sự
Điều 54 BLTTDS quy định, thành phần giải quyết việc dân sự có thể do một
hoặc ba thẩm phán tiến hành.
Việc dân sự về bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp mà chỉ là

13


yêu cầu Toà án xác định một sự kiện pháp lý, công nhận hoặc không công nhận
quyền về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự và Toà án chỉ áp dụng pháp luật để công nhận hay không công
nhận yêu cầu của các đương sự đưa ra. Vì vậy, BLTTDS quy định việc dân sự do
một thẩm phán tiến hành. Quy định này là để nâng cao trách nhiệm cá nhân của
thẩm phán, giúp thẩm phán có thể chủ động trong công việc của mình.
Ngoài ra, đối với việc giải quyết yêu cầu huỷ quyết định của trọng tài
thương mại, yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án, quyết định của
toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài do một tập thể gồm ba
thẩm phán giải quyết. Bởi khác với các loại việc dân sự khác, tính chất của loại
việc này phức tạp hơn, toà án không phải giải quyết về mặt nội dung các yêu cầu
dân sự, mà là xem xét để công nhận hay huỷ quyết định của một cơ quan tài phán
khác; công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Do đó, loại việc này đòi hỏi phải được xem xét bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán.
2.2.1.4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS thì trong trường hợp
pháp luật không có quy định khác về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để

Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cẩu.
Tuy nhiên, có phải tất cả các việc dân sự đều áp dụng thời hiệu yêu cầu hay
không? hay chỉ có một số loại việc dân sự áp dụng thời hiệu yêu cầu? Và ngày
phát sinh quyền yêu cầu là ngày nào? Vấn đề này hiện nay có những quan điểm
khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng dựa trên quy định tại điểm b khoản 3 Điều
159 BLTTDS thì tất cả các việc dân sự đều phải áp dụng thời hiệu yêu cầu. Quan
điểm thứ hai cho rằng đối với những loại việc dân sự liên quan đến quyền nhân
thân của con người thì phải áp dụng quy định Điều 160 BLDS về những trường
hợp không áp dụng thời hiệu yêu cầu.
2.2.1.5. Những người tham gia tố tụng trong việc dân sự
- Đương sự trong việc dân sự
Mục 1 Chương VI BLTTDS chỉ quy định về đương sự trong vụ án dân sự
không quy định về đương sự trong việc dân sự. Tuy nhiên, tại các Điều 312, 313.
BLTTDS lại có các quy định về sự tham gia của người yêu cầu và người có liên
quan. Chính quy định không nhất quán này của BLTTDS đã dẫn đến các quan
điểm khác nhau về đương sự trong việc dân sự.
14


Có quan điểm cho rằng đương sự trong việc dân sự bao gồm: người yêu
cầu, người bị yêu cầu và người có liên quan. Người yêu cầu là người tham gia tố
tụng đưa ra yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự. Người bị yêu cầu trong việc dân
sự là người tham gia tố tụng để trả lời về các yêu cầu của việc dân sự. Thông
thường trong các việc dân sự đều có người bị yêu cầu, nhưng trong một số trường
hợp cá biệt thì chỉ có người yêu cầu mà không có người bị yêu cầu như việc yêu
cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu công nhận thoả thuận về thay đổi người
trực tiếp nuôi con .v.v. Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố
tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về
những những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Quan điểm khác lại

cho rằng đương sự trong việc dân sự chỉ bao gồm người yêu cầu -và người có liên
quan đến yêu cầu bởi vì bản chất của việc giải quyết việc dân sự là việc xác định
một sự kiện pháp lý chứ không phải là việc giải quyết tranh chấp giữa các bên
đương sự. Khi sự kiện pháp lý được xác định sẽ dãn đến việc phát sinh, thay đổi,
chấm dứt một quan hộ pháp luật mới.
Điều 58 BLTTDS đã quy định về quyền và nghĩa vụ chung của đương sự
khá chi tiết, cụ thể bằng việc liệt kê từng quyền và nghĩa vụ của đương sự, nhưng
quy định của Điều 58 chỉ là quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ
án dân sự mà không quy định để xác định quyền, nghĩa vụ của đương sự trong
việc dân sự.
Ngoài ra, khi đương sự trong việc dân sự không có mặt khi được Toà án
triệu tập hợp lệ chưa được quy định cụ thể, mới chỉ quy định người yêu cầu vắng
mặt lần thứ nhất thì hoãn phiên họp, nếu người yêu cầu vắng mặt lẩn thứ hai thì bị
coi là từ bỏ quyền yêu cầu và toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Tuy nhiên, BLTTDS chưa quy định về trường hợp người liên quan vắng mặt tại
phiên họp.
- Người bảo vệ quỷền và lợi ích hợp phấp trong việc dân sự
BLTTDS không quy định cụ thể về sự tham gia tố tụng của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết việc dân sự. Tuy
nhiên, PLTTTM năm 2003 và LLS năm 2006 lại quy định về việc tham gia tố tụng
của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc dân sự. Điều
22 LLS năm 2006 về phạm vi hành nghề luật sư quy định, luật sư “tham gia tố
tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyên và lợi ích của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các việc vê yêu

15


cầu dàn sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ
việc kiác theo quy định của pháp luật”. Đối với việc giải quyết các việc liên quan

đến hoạt động của trọng tài thương mại Việt nam như: chỉ định, thay đổi trọng tài
viên; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; xem xét lại thỏa
thuận trọng tài; hủy quyết định của trọng tài, PLTTTM năm 2003 cũng quy định
về sự '.ham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trong những trường hợp này.
2.2.1.6. Vê hòa giải
Về nguyên tắc, hoạt động hòa giải chỉ đặt ra khi các bên đương sự có tranh
chấp hoặc mâu thuẫn với nhau, do đó hoạt động hòa giải không thể thực hiện được
trong các việc dân sự. Mặt khác, hòa giải là sự thỏa thuận của các bên đương sự về
việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa họ nên hòa giải chỉ có thể tiến hành
được khi có các bên đương sự trong khi đó, việc dân sự hầu như chỉ một bên
đương sự tham gia tố tụng nên đối với việc dân sự Tòa án không tiến hành hòa
giải mà giải quyết theo quy định của pháp luật.
Song, Điều 10 BLTTDS quy định: ‘Tờứ án có trách nhiệm tiến hành hòa
giải và tạo điều kiện thuận lợi đ ể các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này, rõ ràng
việc dân sự Tòa án cũng phải tiến hành hòa giải nhưng Tòa án hòa giải đối với
những loại việc dân sự nào? và không hòa giải đối với những loại việc dân sự nào?
Vấn đề này, hiện nay BLTTDS chưa có quy định rõ ràng và TANDTC cũng chưa
có văn bản hướng dẫn cụ thể.
2.2.1.7. V ề việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thòi
Hiện nay, theo quy định tại Điều 99 BLTTDS thì biện pháp khẩn cấp tạm
thời mới chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà chưa được
áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự. Vậy có cần thiết phải áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự hay không?
Việc BLTTDS không quy định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong quá trình giải quyết việc dân sự là chưa hợp lý bởi xuất phát từ ý nghĩa của
biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo
vệ bằng chứng hoặc đảm bảo cho việc thi hành án, thì bất kể đó là vụ án dân sự
hay việc dân sự đều cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ

quyền lợi cho đương sự. Tuy nhiên, có cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong tất cả các việc dân sự hay không? Có quan điểm cho rằng cần phải áp
16


dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tất cả các việc dân sự.
Quan điểm khác lại cho rằng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ áp dụng trong quá
trình giải quyết một số loại việc dân sự mà thôi.
2.2.1.8. Về sự tham gia tô' tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong việc
dân sự
Theo quy định tại Điều 24 BLTTDS thì đại diện Viện kiểm sát phải tham
gia 100% các phiên họp giải quyết việc dân sự. Quy định này xuất phát từ việc
trong các việc dân sự thông thường chỉ có một bên đương sự và thành phần giải
quyết việc dân sự chỉ có một Thẩm phán, cho nên để tránh khả năng lạm quyền
của Thẩm phán và bảo vệ quyền lợi của người bị yêu cầu, đòi hỏi phải có sự kiểm
sát chặt chẽ của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng đại diện Viện kiểm sát không bắt buộc
phải tham gia các phiên họp giải quyết việc dân sự vì việc dân sự là của các đương
sự nên cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.
2.2.1.9. Vê thời hạn và thủ tục giải quyết việc dân sự
- Về thời hạn giải quyết việc dân sự:
Do tính chất của việc dân sự thường đơn giản hơn so với vụ án dân sự nên
thời hạn giải quyết việc dân sự phải ngắn hơn thời hạn thủ tục giải quyết vụ án
dân sự. Theo quy định tại Điều 320, 325, 331, 336 BLTTDS thì thời hạn giải
quyết tuyên bố một người là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá
nhân, yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố một người là mất tích
hoặc đã chết đều ngắn hơn thời hạn giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên,
BLTTDS lại không quy định về thời hạn giải quyết đối với các loại việc về hôn
nhân và gia đình - những việc dân sự chiếm phần lớn các việc về dân sự trong thực
tế giải quyết việc dân sự hiện nay tại Toà án dân đến việc áp dụng không thống

nhất giữa các Toà án. Điều này sẽ trái với mục đích của thủ tục giải quyết việc
dân sự là đơn giản, nhanh chóng hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
-V ề thủ tục giải quyết việc dân sự:
+ BLTTDS quy định cụ thể về thủ tục nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân
sự, phiên họp giải quyết việc dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự tại các
Điều 312, 314, 315 BLTTDS nhưng lại không quy định cụ thể về thời hạn gửi đơn
yêu cầu, thủ tục nhận đơn yêu cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu
cầu, khiêu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu, thụ lý, phân

17


công thẩm phán giải quyết, thủ tục chuẩn bị giải quyết việc dân sự. Vì vậy, dễ
dàng gây sự tùy tiện, mỗi thẩm phán có cách giải quyết khác nhau.
Ngoài ra, BLTTDS đã quy định cụ thể về thủ tục giải quyết yêu cẩu tuyên
bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú,
thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết, thủ tục
giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại Việt
Nam nhưng lại không quy định về thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia
đình. Việc không quy định cụ thể thủ tục giải quyết các việc về hôn nhân và gia
đình đã gây không ít khó khăn cho các thẩm phán.
+ Theo Điều 316, 317 và 318 BLTTDS, người có yêu cầu, người có liên
quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, viện kiểm sát
cùng cấp, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm dân sự đối với quyết định giải quyết việc dân sự trừ quyết định công nhận
thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và quyết định công nhận sự
thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thời hạn kháng cáo
của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ là bảy ngày, kể từ ngày toà
án ra quyết định. Trong trường hợp họ không có mặt tại phiên họp thì thời hạn đó

tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày
quyết đinh đó được thông báo, niêm yết. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
cùng cấp là bảy ngày. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là
mười lăm ngày, kể từ ngày toà án ra quyết định.
Toà an có thẩm quyền xem xét giải quyết kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm là toà án cấp trên trực tiếp. Thủ tục phúc thẩm quyết định giải
quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện giống như thủ tục phúc
thẩm quyết định giải quyết vụ án dân sự của toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị
4- BLTTDS không quy định cụ thể về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối
với quyết dnh giải quyết việc dân sự nên có các ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Ý kiến thứ ìhất cho rằng, việc BLTTDS phân biệt hai loại thủ tục giải quyết vụ án
dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nhằm mục đích đon giản và giải quyết
nhanh chórg việc dân sự, buộc Thẩm phán phải thận trọng khi giải quyết việc dân
sự. Ngoài la, do tính chất của việc dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng, các bên
không có t anh chấp nên quyết định giải quyết việc dân sự không bị xem xét lại
18


theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Ý kiến thứ hai cho rằng không phải trong

mọi trường hợp quyết định giải quyết việc dân sự đều hoàn toàn đúng và theo
nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 311 BLTTDS thì khi quyết định giải quyết
việc dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm hoặc tình tiết mới thì
quyết định đó sẽ bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Ý kiến thứ
ba cho rằng quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm nhưng chỉ có quyết định giải quyết một số loại việc dân sự là bị
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.2.2.
C ác q u y đ ịn h vê th ủ tu c g iả i q u y ế t c á c v iệ c d â n s ự cụ th ể

v à th ự•c tiễ n th ự•c h iệ•n
2.2.2.1. Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên b ố một người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bị hạn c h ế năng lực hành vi dân sự
+ Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại Điều 319 BLTTDS, người có quyền,
lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố
một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
theo quy định của BLDS.
Đơn yêu cầu toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ những nội dung của đơn yêu cầu
nói chung được quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS. Kèm theo đơn yêu cầu
Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ
quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
+ Xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 320 quy định thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu
cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của đương sự, Toà án có
thể trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất

19


năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong thời gian
này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét

đơn yêu cầu.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp,
thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Toà án có thể chấp nhận hoặc
không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu
thì toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, toà án phải quyết định người đó bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự đối với những lĩnh vực cụ thể nào, đồng thời toà án phải quyết định người
đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi
đại diện đối với lĩnh vực người đó bị hạn chế (Điều 321 BLTTDS).
Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên b ố một người mất
năng lực hành vỉ dân sự hoặc bị hạn ch ế năng lực hành vi dân sự:
4- Yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc bị hạn chế nãng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại Điều 322 BLTTDS
khi người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó

hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyén
yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết
định tuyèn bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS.
Co quan điểm cho rằng, việc pháp luật quy định người đã bị tuyên bố mất
hoặc bị aạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định
tuyên bc họ mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là không hợp lý vì về
mặt pháp lý họ vẫn là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Quan điểm khác cho rằng, mặc dù về mặt pháp lý họ là
người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
nhưng tò n thực tế họ đã có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên

để bảo cảm quyền lợi của người bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự thi những người liên quan không yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một
người m ít hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ phải có quyền yêu cầu.

20


Ngoài ra, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu
Toà án xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng chưa được rõ ràng, cụ thể.
Các cơ quan, tổ chức hữu quan là những cơ quan, tổ chức nào và trong trường hợp
nào thì họ có quyền yêu cầu Toà án xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
4- Việc xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 323 BLTTDS quy
định thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một

người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng
là ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Toà án có thể chấp nhận hoặc
không chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết, định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp chấp nhận đơn
yêu cầu thì toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.22.2.
Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm ngưòi vắng mặt,
tuyên b ố một người mất tích hoặc là đã chết
-

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi

cư trú, tuyên b ố một người mất tích hoặc là đ ã chết: Theo điểm b khoản 2 Điều 35
BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người

vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết là Tòa án cấp
huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng
mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết. Tuy nhiên, hiểu
như thế nào là ‘T ò a án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt
tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên b ố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng”!
Ngoài ra, Điểm a khoản 2 Điều 36 BLTTDS quy định người yêu cầu thông
báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người là mất tích có thể
yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết. \Tuy nhiên,
quy định này là chưa đầy đủ bởi khi đương sự yêu cầu thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích thì có quyền yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt. Để áp dụng biện pháp quản
lý tài sản của người vắng mặt thì Tòa án phải xác minh được số lượng, chủng loại,
đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những
người thân thích của người đó. Điều này chỉ có Tòa án nơi có tài sản mới có điều
kiện để thực hiện.

21


- Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú:
+Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú: Điều 324
BLTTDS quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án
thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích trong sáu
tháng liền trở lên và đồng thời có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý
tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự. Đơn yêu cầu Tòa
án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung như
một đơn yêu cầu nói chung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS. Gửi kèm
theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có
chứng cứ để chứng minh là người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên như: thời
gian bắt đầu vắng mặt tại nơi cư trú, xác nhận của cơ quan quản lý hộ tịch, của

những người sống cùng nơi cư trú trước khi vắng mặt, của người láng giềng, của
tổ dân phố... về sự vắng mặt của người này. Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án
áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về
số lượng, chủng loại, đặc điểm tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có
và danh sách những người thân thích của người đó.
+ Việc xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú:
Khoản 1 Điều 325 BLTTDS quy định, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông
báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là hai mươi ngày, kể từ ngày Tòa án
thu lý đơn yêu cầu. Trong thời han xét đơn yêu cầu, thẩm phán cần đưa một hoặc
một số trong những người thân thích của người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt tại nơi cư trú vào tham gia tố tụng để có thể xác minh các thông
tin liên quan đến tài sản, sự vắng mặt của người vắng mặt tại nơi cư trú. Đồng
thời, khi có yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt thì họ có thể sẽ là người
quản lý tài sản của người vắng mặt. Theo yêu cầu của đương sự, thẩm phán cũng
có thể xác minh các thông tin liên quan đến người vắng mặt tại cơ quan, tổ chức
nơi người đó cư trú, làm việc hoặc có tài sản. Tòa án sẽ ra' quyết định đình chỉ xét
đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người yêu cầu
rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa
án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định mở
phiên họp để xét đơn yêu cầu. Quyết định này được gửi cho viện kiểm sát cùng
cấp, người có yêu cầu và những người có liên quan. Trong thời hạn mười ngày, kể
từ ngày ra quyết định mở phiên họp, thẩm phán phải mở phiên họp xét đớn yêu cầu.

22


Tòa án có thể chấp nhận hoặc khổng chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì
Tòa án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng

mặt tại nơi cư trú. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có nội
dung quy định tại Điều 327 BLTTDS. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trang ương trong ba số liên tiếp và
phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba
ngày liên tiếp. Theo quy định tại Điều 329 BLTTDS quyết định thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp
người cần tìm kiếm trở về. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu. Hậu quả về mặt tài sản của người bị
tuyên bố vắng mặt được giải quyết theo quy định tại Điều 75 BLDS.
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên b ố một người mất tích:
+ Yêu cầu tuyên bố một người mất tích: khoản 1 Điều 330 BLTTDS quy
định những người có quyền, lợi ích liên quan đến người biệt tích có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố một người mất tích khi một người biệt tích đã hai năm liền trở
lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó
còn sống hay đã chết. Đồng thời, người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất
tích có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biên pháp quản lý tài sản của người vắng mặt.
Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung của đon
yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS. Người
yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích các tài liệu,
chứng cứ về thời gian người đó vắng mặt tại nơi cư trú; giấy xác nhận của cơ quan
báo chí, phát thanh hoặc truyền hình về việc đã đăng, phát tin tìm người vắng
m ặt... Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích không nhất thiết
trước đó phải có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. Nếu có yêu
cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì người yêu
cầu tuyên bố một người mất tích phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh tình
trạng tài sản của người vắng mặt.
+ Việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích: Điều 331 BLTTDS

quy định, trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố
một nguời mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu
23


tuyên bố mất tích. Thông báo phải có nội dung theo quy định tại Điều 327
BLTTDS. Việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 328
BLTTDS. Tuy nhiên, nhận thức về quy định này có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng thủ tục thực hiện việc thông báo phải tuân theo thủ
tục thông báo tìm người vắng mặt, có nghĩa Tòa án phải mở phiên họp để ra quyết
định thông báo tìm kiếm người vắng mặt, sau đó sẽ mở phiên họp giải quyết yêu
cầu tuyên bố mất tích. Quan điểm thứ hai cho rằng Tòa án không phải mở phiên
họp để ra quyết định thông báo tìm người vắng mặt mà việc thông báo chỉ là một
trong các biện pháp để Tòa án thu thập chứng cứ nhưng đây là biện pháp bắt buộc.
Tuy nhiên, Tòa án chỉ ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt khi
đương sự có yêu cầu.
Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ ngày đăng phát thông báo lần đầu
tiên. Trong thời hạn công bố, niêm yết thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu
cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về yêu cẩu Tòa án đình chỉ việc
xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố
một người mất tích.
Theo Điều 332 BLTTDS, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời
hạn công bố thông báo Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một
người mất tích. Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu nếu hết thời hạn thông báo
mà không có tin tức của người này hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu, nếu có tin
tức xác thực là người đó còn sống hoặc đã trở về. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thì
Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng
biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích và được chấp nhận thì
trong quyết định Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản
của người đó theo quy định của BLDS.

Trước khi BLTTDS ra đời, trong suốt một thời gian dài căn cứ vào hướng
dẫn tại Nghị quyết số 03/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày
19/10/1990, các Toà án đã vận dụng để thụ lý giải quyết các yêu cầu xác định một
công dân mất tích và xin ly hôn với người đó trong cùng một vụ án. Nay theo
BLTTDS thì yêu cầu tuyên bố một công dân mất tích được giải quyết theo thủ tục
độc lập là thủ tục giải quyết việc dân sự. Còn yêu cầu ly hôn được giải quyết theo
thủ tục giải quyết vụ án dân sự . Do vậy, các yêu cầu xác định một công dân mất
tích và xin ly hôn với người đó không được giải quyết trong cùng một vụ việc.
Đương sự phải yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng (hoặc vợ) của mình mất tích
trước và phải chờ sau khi quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực
24


×