Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.55 KB, 54 trang )

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Phần 9 - Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự
(Điều 405 đến 418)
"Chương 36 - Tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự (Điều 414 đến 418)"
Chương XXXVI: TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Điều 414. Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
1. Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài được thực hiện trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, tòan vẸn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước
quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự có
thể được Tòa án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái pháp luật Việt Nam,
pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.(*)
Điều 415. Thực hiện ủy thác tư pháp
1. Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước
ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài trong các trường
hợp sau đây:
a) Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt
Nam;
b) Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.(*)
Điều 416. Thủ tục thực hiện việc ủy thác tư pháp
1. Việc Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài ủy thác tư pháp cho
Tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định
của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho Tòa án Việt
Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt Nam.(*)
Điều 417. Văn bản ủy thác tư pháp
1. Văn bản ủy thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:


a) Ngày, tháng, năm lập văn bản ủy thác tư pháp;
b) Tên, địa chỉ của Tòa án ủy thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ của Tòa án thực hiện ủy thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan đến ủy thác tư pháp;
đ) Nội dung công việc ủy thác;
e) Yêu cầu của Tòa án ủy thác.
1
2. Gửi kèm theo văn bản ủy thác là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện ủy thác, nếu có.(*)
Điều 418. Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận
1. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được
hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng
Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
NGUỒN CỦA TPQT
1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
- Quan hệ DS theo nghĩa rộng là những quan hệ xảy ra trong các lĩnh vực: DS, HN&GD, thương mại & Tố tụng
DS. Những quan hệ này liên quan đến lợi ích tài sản và lợi ích nhân thân, chủ yếu phát sinh giữa cá nhân, pháp
nhân, tổ chức với nhau.
- Yếu tố nước ngoài:
+ Có ít nhất 1 chủ thể tham gia quan hệ này là người nước ngoài: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà
nước nước ngoài, ví dụ một quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân Pháp, chủ thể nước ngoài
là công dân Pháp.
+ Khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước ngoài, ví dụ: một quan hệ thừa kế tài sản
giữa công dân Việt Nam với công dân Mỹ, tài sản thừa kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ.
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này xảy ra ở nước ngoài, ví dụ: pháp nhân Việt
Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân Nhật bản tại Tokyo, việc ký kết hợp đồng là một sự kiện
pháp lý
2. Phương pháp điều chỉnh
PP điều chỉnh của TPQT là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ

dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (gọi là quạn hệ TPQT) làm cho các quan hệ này phát triển theo
hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
Khác với các quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến chủ thể của luật tư
và chịu sự tác động của pháp luật các nước hữu quan, nên việc điều chỉnh các quan hệ này không chỉ thuần túy
dựa trên ý chí đơn phương của một quốc gia. TPQT có 2 PPĐC là PPTC & PPXĐ.
a. Phương pháp thực chất - trực tiếp
Khái niệm: PPTC hay còn gọi là PPTT là PP sử dụng qui phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào
sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp cụ thể đang xem xét.
- Qui phạm thực chất là qui phạm qui định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham
gia quan hệ TPQT
hoặc: PPTC là PP mà nhà nước xây dựng hoặc công nhận các qui phạm luật thực chất (luật nội dung) trực tiếp
điều chỉnh các quan hệ của TPQT.
- Qui phạm luật thực chất hay luật nội dung là những qui phạm qui định cụ tể một nội dung pháp lý, đưa ra các
giải pháp cho một nội dung cụ thể. Bao gồm:
+ Qui phạm thực chất thống nhất là các qui phạm thực chất nằm trong các điều ước quốc tế
+ Qui phạm thực chất nội địa là các qui phạm thực chất nằm trong luật pháp quốc gia.
- Đặc điểm: có tính hiệu quả, dễ áo dụng vì nó dựa trên luật nội dung trực tiếp đưa ra các giải quyết cho một vấn
đề. Chủ yếu điều chỉnh trực tiếp các quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ một quốc gia.
- Lĩnh vực áp dụng:
+ PPTC trong Điều ước quốc tế chủ yếu trong các lĩnh vực: thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ, hợp đồng quốc
tế, công nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của tòa án & trọng tài nước ngoài.
+ PPTC trong pháp luật quốc gia: chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, qui chế pháp lý của người
2
nước ngoài.
b. Phương pháp xung đột - gián tiếp
- Khái niệm: PPXĐ là PP sử dụng qui phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng
trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể đang xem xét.
hoặc: PPĐC gián tiếp là PP nhà nước xây dựng các qi phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ thể
sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của TPQT.
- Qui phạm xung đột là ui phạm pháp luật không qui định sẵn quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với chủ thể

tham gia quan hệ TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng. Bao gồm:
+ Qui phạm xung đột thống nhất: các quốc gia thỏa thuận kí kết điều ước quốc tế.
+ Qui phạm xung đột nội địa: nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia do quốc gia tự ban hành.
- Đặc điểm: có tính chất phức tạp phải qua khâu trung gian "chọn luật" nên việc điều chỉnh quan hệ TPQT mất
nhiều thời gian. Nhiều trường hợp qui phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài dẫn tới khó khăn đối
với các bên đương sự và cơ quan có thẩm quyền trong việc tìm hiểu nội dung luật pháp nước ngoài.
- PPĐCGT là đặc trưng cơ bản của TPQT vì:
+ Đây là PPĐC chỉnh chỉ được áp dụng trong ngành luật Tư pháp quốc tế mà không được áp dụng trong các
ngành luật và hệ thống pháp luật khác.
+ Qua việc nghiên cứu các ngành luật khác cho thấy, không ngành luật nào áp dụng phương pháp điều chỉnh
này. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và ngay cả Luật
quốc tế thực hiện bằng cách sử dụng quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật là nguồn của chúng, mà
không cần phải thông qua khâu trung gian là “chọn luật”.
+ Trong thực tiễn TPQT, do các QPTCTN có số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ
Tư pháp quốc tế phát sinh ngày càng đa dạng; trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn
giản hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do đó quy phạm xung đột đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ
Tư pháp quốc tế. Vì vậy phương pháp điều chỉnh gián tiếp được coi là phương pháp cơ bản trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, trong những giai đoạn tiếp theo, để tránh sự phức tạp, các quốc gia trên thế giới sẽ cố gắng ký
kết ngày càng nhiều Điều ước quốc tế để từ đó xây dựng nên các quy phạm xung đột thống nhất. Đây chính là
xu hướng phát triển tất yếu của Tư pháp quốc tế trong tương lai.
- Lĩnh vực áp dụng: Các lĩnh vực sử dụng PPXĐ phổ biến là các quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình, cụ thể là:
+ Lĩnh vực qui chế pháp lý nhân thân
+ Lĩnh vực qui chế pháp lý tài sản
+ Lĩnh vực hôn nhân, gia đình thừa kế
3. Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế
-CPQT điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa các quốc gia về lĩnh vực công mang tính chất toàn cầu về vấn đề an
ninh, chính trị ...
- TPQT điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa các quốc gia về lĩnh vực tư phát sinh chủ yếu giữa các pháp nhân, thể
nhân từ các nước khác nhau
- Điểm chung giữa TPQT & CPQT: đây là 2 ngành luật có đối tượng là các quan hệ pháp lý có tính chất quốc tế.

Các quan hệ pháp lý này luôn liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới.
- Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh Tư pháp quốc tế và đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế được
biểu hiện ở tính chất các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chúng. Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh
các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài; Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ chính
trị và các quan hệ có liên quan đến chính trị được phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Công
pháp quốc tế.
4. Các nguyên tắc của tư pháp quốc tế
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu.
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử
3
- Nguyên tắc có đi có lại
- Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ DS mở rộng có yếu tố nước ngoài.
=> Định nghĩa TPQt: là hệ thống những nguyên tắc & qui phạm pháp luật được xây dựng bằng những cách
thức khác nhau, nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, góp phần thúc đẩy đời
sống sinh hoạt quốc tế và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.
Các qui phạm của ngành Luật TPQT được chứa đựng trong văn bản luật pháp quốc gia và các hình thức pháp
luật quốc tế.
5. Nguồn của tư pháp quốc tế
Khái quát chung
- Khái niệm: nguồn của TPQT được hiểu là những hình thức pháp lý chứa đựng những nguyên tắc, qui phạm
pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Đặc điểm:
+ Mang tính chất điều chỉnh quốc tế: điều ước quốc tế & tập quán quốc tế
+ Mang tính chất điều chỉnh quốc nội: luật quốc gia.
- Phân loại:
+ Nguồn cơ bản ( luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) & nguồn bổ trợ ( phán quyết của cơ quan tài
phán, luật mẫu, học thuyết ... )
+ Nguồn thành văn & nguồn bất thành văn.
Các loại nguồn của tư pháp quốc tế
Pháp luật quốc gia - hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật VN

- Hiến pháp
- BLDS
- Các luật khác do quốc hội ban hành: Luật HN&GD, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Tố tụng dân sự
- Các văn bản dưới Luật.
Điều ước quốc tế
- Khái niệm: ĐƯQT là thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia & các chủ thể khác của luật quốc tế & được
pháp luật quốc tế điều chỉnh, ko phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong văn kiện duy nhất hoặc
từ hai văn kiện có quan hệ với nhau cũng ko phụ thuộc vào tên gọi của văn kiện đó.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện ý chí, sự tự nguyện, bình đẳng của tất cả các chủ thể tham gia kí kết hay gia nhập
+ Chủ thể cuat ĐƯQT là quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ. Mặc dù cá nhân & pháp nhân là chủ thể chủ yếu
của TPQT nhưng ko có thẩm quyền đương nhiên trong việc kí kết điều ước nên ko thể trở thành chủ thể của
ĐƯQT.
+ Về nội dung: ĐƯQT chứa đựng các thỏa thuận giữa các chủ thể kí kết, thể hiện dưới dạng các qui phạm pháp
luật quốc tế. Nội dung chủ yếu giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền tài phán, lĩnh vực công nhận và thi hành
các bản án, phán quyết của tòa án và trọng tài nước ngoài, vấn đề hợp tác và tương trợ tư pháp, vấn đề xung đột
pháp luật hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực luật tư.
+ Về hình thức: văn bản.
- Các loại điều ước quốc tế: ĐƯQT song phương & ĐƯQT đa phương.
Tập quán quốc tế
- Khái niệm: TQQT là những qui tắc xử sự chung được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng liên
tục và có hệ thống đồng thời được thừa nhận mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể tham gia vào
giao lưu dân sự quốc tế.
- Các yếu tố cấu thành TQQT:
+ Yếu tố vật chất: là sự hiện diện các qui tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể khi tham
gia vào giao lưu dân sự quốc tế
4
+ Yếu tố tinh thần: là sự thừa nhận của các chủ thể đối với những qui tắc xử sự chung là các qui phạm có tính
chất bắt buộc.
Án lệ( thực tiễn tòa án):

- Khái niệm: là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của các thẩm phán đối
với các vấn đề có tính chất pháp lý quyết định trong việc giải quyết các vụ kiện nhất định & mang ý nghĩa giải
quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.
- VN ko thừa nhận án lệ là nguồn của TPQT
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và bản chất của xung đột pháp luật
Khái niệm: hiện tượng pháp luật của 2 hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các
mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật hoặc xung
đột pháp luật là một tình huống pháp lý hoặc một quan hệ pháp lý khi phát sinh có thể chịu sự điều chỉnh của hai
hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
Nguyên nhân của xung đột pháp luật
- Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại & tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được
điều chỉnh bằng qui phạm thực chất thống nhất.
- Có sự khác nhau trong pháp luật của mỗi nước, hoặc có sự khác nhau trong việc giải thích và những qui định
giống nhau về mặt hình thức.
Phạm vi xung đột pháp luật
- Chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, còn trong các lĩnh vực pháp luật khác
như hình sự, hành chính không xảy ra xung đột pháp luật, vì
+ Luật hành chính, hình sự được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ trật tự. an ninh, chính trị, xã hội, có giá trị với
mọi chủ thể trong nước và không cho phép áp dụng luật nước ngoài.
+ Luật hành chính, hình sự mang tính lãnh thổ nghiêm ngặt (quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ)
+ Luật hành chính, hình sự không bao giờ có các qui phạm xung đột.
Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
*Ý nghĩa, mục đích của giải quyết xung đột pháp luật
- Mục đích của việc giải quyết XĐPL là chọn ra hoặc xác định được một hệ thống pháp luật phù hợp nhất trong
2 hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan trong một tình huống cụ thể
- Có 2 phương pháp giải quyết XĐPL chính sau:
*Các phương pháp
- PPTC: là PP mà cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các qui phạm pháp luật nội dung (luật thực chất) của TPQT,
trực tiếp giải quyết quan hệ pháp lý có xung đột pháp luật. Sử dụng trong lĩnh vực cần chú trọng đến lợi ích quốc

gia hoặc khi các lợi ích quốc gia đã dung hòa với các lợi ích quốc tế.
- PPXĐ: là PP mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng các qui phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ
thể sẽ được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của TPQT.
Cách thức giải quyết XĐPL
- Xây dựng và áp dụng các qui phạm thực chất thống nhất.
- Tiêu chuẩn hóa luật thực chất trong nước.
- Áp dụng các nguyên tắc “luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự".
XĐPL là đặc thù của TPQT vì:
- Trong các ngành luật khác, khi các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có
hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội, cũng không có trường hợp lựa
chọn luật để áp dụng vì các qui pháp pháp luật của các ngành luật đó tuyệt đối nghiêm ngặt về mặt lãnh thổ.
- Chỉ có trong các quan hệ pháp luật của tư pháp quốc tế mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật
cùng điều chỉnh một quan hệ đó và làm nảy sinh vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong trường hợp không có qui
5
phạm thực chẩt thống nhất.
2. Qui phạm xung đột
Khái niệm quy phạm xung đột: là một loại qui phạm dùng để lựa chọn hệ thống luật áp dụng trong số 2 hay
nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đối với một quan hệ pháp lý phát sinh => là qui phạm đặc thù của ngành
luật TPQT.
Đặc điểm quy phạm xung đột
- Có tính khách quan, mang tính trung lập trong việc lựa chọn hệ thống pháp luật.
- Có tính điều chỉnh gián tiếp.
- Có tính trừu tượng, phức tạp, khó áp dụng.
Cơ cấu của quy phạm xung đột
- Phần phạm vi: Chỉ rõ loại quan hệ mà qui phạm đó điều chỉnh.
- Phần hệ thuộc: Chỉ rõ hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó.
- Sự khác biệt giữa cơ cấu của qui phạm xung đột trong tư pháp quốc tế và cơ cấu của qui phạm pháp luật nói
chung:
+ Cơ cấu của qui phạm xung đột gồm: phạm vi & hệ thuộc
+ Cơ cấu của Qui phạm pháp luật nói chung: Giả định, qui định & chế tài

=> có sự khác biệt đó là vì: QPXĐ là một dạng qui phạm đặc thù chỉ qui định lựa chọn luật (lựa chọn & áp dụng
pháp luật) chứ không qui định giải quyết các trường hợp cụ thể như các qui phạm pháp luật thong thường khác
Các loại QPXĐ
*Căn cứ vào mặt hình thức, chia thành:
- Qui phạm xung đột một bên là qui phạm qui định phải áp dụng luật của nước đã ban hành ra qui phạm xung
đột này. VD: khoản 2 Điều 769 BLDS VN: Hợp đồng dân sự “…2.Hợp đồng liên quan đến bất động sản VN
phải tuân theo pháp luật CHXHCN VN"
- Qui phạm xung đột nhiều bên là qui phạm không qui định áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra qui phạm
xung đột này (hoặc tham gia xây dựng qui phạm xung đột này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ đề ra
nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào phải được áp dụng. VD: Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp
VN- Hunggari: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai,
phải tuân theo pháp luật nước mà họ là công dân”
*Căn cứ vào tính chất của QPXĐ, chia thành:
- Qui phạm xung đột mệnh lệnh là qui phạm qui định các cơ quan tổ chức và cá nhân, tổ chức dứt khoát phải
tuân theo, không có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng. VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS VN: “hợp đồng
liên quan đến bất động sản ở VN phải tuân theo pháp luật CHXHCN VN”
- Qui phạm xung đột có tính chất tùy nghi là qui phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật
để điều chỉnh quan hệ của mình. VD: Khoản 1 Điều 769 BLDS VN: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác…”
*Căn cứ vào phạm vi áp dụng, có thể chia thành:Qui phạm xung đột áp dụng luật nhân thân, qui phạm xung đột
áp dụng luật nơi có tài sản, qui phạm xung đột qui định áp dụng luật nơi thực hiện hành vi …
3. Các hệ thuộc luật cơ bản
3.1 Hệ thuộc luật nhân thân:
* Bao gồm 2 biến dạng:
- Luật quốc tịch: là luật của nước mà đương sự là công dân
- Luật nơi cư trú: là luật của nước mà đương sự có nơi cư trú
* Phạm vi áp dụng luật nhân thân: áp dụng luật nhân thân để giải quyết những vấn đề sau:
- Xác định năng lực pháp luật & năng lực hành vi của các bên đương sự
- Vấn đề quyền nhân thân
- Các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

6
- Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản
3.2 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
- Luật quốc tịch của pháp nhân là luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch.
- Phạm vi áp dụng: được áp dụng để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân, tư các chủ thể của pháp nhân,
điều kiện ra đời, chấm dứt hoạt động của pháp nhân, giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân ... Để xác
định được pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh pháp nhân thì phải xác định được quốc tịch của pháp
nhân đó.
* Trường hợp pháp nhân có hai hay nhiều quốc tịch, thực tiễn pháp lý ở các nước thường giải quyết như sau:
- Khi cần xác định tư cách chủ thể của pháp nhân thì xác định luật nơi đăng kí điều lệ của pháp nhân.
- Khi cần xác định các điều kiền hoạt động của pháp nhân thì áp dụng luật nơi có trụ sở hoạt động.
3.3 Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- Tài sản ở nước nào thì áp dụng luật nước đó để giải quyết
* Phạm vi áp dụng:
- Giải quyết cá tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Bao gồm cả động sản & bất động sản) & thừa kế tài sản là
bất động sản (bao gồm cả bất động sản ko là người thừa kế)
- Giải quyết xung đột định danh.
* Các nước áp dụng: tất cả các nước đều áp dụng hệ thuộc này. Riêng trong lĩnh vực định danh, pháp áp dụng hệ
thuộc luật tòa án. Điều này có nghĩa là tòa nào thụ lí thì tòa đó áp dụng chính pháp luật nước mình để định danh
tài sản, bất chấp tài sản đang ở đâu.
* Trường hợp ngoại lệ:
- Tài sản thuộc sở hữu quốc gia.
- Tài sản của pháp nhân nước ngoài.
- Tài sản đang nằm trên đường vận chuyển.
3.4 Hệ thuộc luật tòa án
- Luật tòa án là luật của nước có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc
* Hệ thuộc Luật tòa án được giải quyết các vấn đề về tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt
trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hệ thuộc luật tòa án còn được áp dụng đối với cả luật nội dung.
* Ngoại lệ: Khi điều ước quốc tế hoặc luạt trong nước qui định giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng của nước
ngoài (K3 Đ2 BLDS VN).

3.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
- Hành vi được thực hiện ở nước nào thì áp dụng luật nước đó để giải quyết.
- Gồm các dạng: Luật nơi kí kết hợp đồng, Luật nơi thực hiện hợp đồng, Luật nơi vi phạm pháp luật.
- Luật nơi kí kết hợp đồng: quyền & nv của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết
hợp đồng.
- Luật nơi thực hiện hợp đồng (thực hiện nv): nơi thực hiện nv là nơi đáp ứng đầy đủ các vấn đề về văn bản giao
nhận, thời gian giao nhận, khi nào có thể & cần thiết tiền hành giao nhận, hình thức & nội dung cảu biên lai
giao, thanh toán …
4. Những vấn đề về hiệu lực của qui phạm xung đột (ảnh hưởng của hiệu lực của qui phạm xung đột)
Qui trình áp dụng QPXĐ được thực hiện như sau:
Tình huống, sự kiện => Định danh (quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, hành vi, sự kiện pháp lý ... ) => Yếu tố
gắn kết ( - quốc tịch, nơi cư trú; -nơi có tài sản; - nơi thực hiện hành vi.) => Chọn luật áp dụng (- luật nhân thân;
- luật nơi có tài sản; - luật nơi thực hiện hành vi).
Các QPXĐ chủ yếu nằm trong các văn bản qui phạm pháp luật trong nước hoặc một số điều ước quốc tế nên
chúng có hiệu lực chung theo văn bản pháp lý chứa đựng chúng. Trong một số trường hợp, hiệu lực của QPXĐ
bị triệt tiêu hoặc hạn chế, đó là:
Bảo lưu trật tự công cộng trong TPQT
7
- Trật tự công cộng là những nguyên tắc cơ bản tạo nên 1 trât tự pháp lý trong chế độ kinh tế xã hội của một
quốc gia => giá trị mang tính ổn định và bền vững của một quốc gia.
- Bảo lưu trật tự công cộng là ko áp dụng luật nước ngoài theo dẫn chiếu của luật xung đột nếu việc áp dụng đó
chống lại trật tự công cộng của quốc gia.
- Hệ quả: làm ảnh hưởng đến hiệu lực của qui phạm xung đột.
- Bảo lưu trật tự công cộng ko có nghĩa là luật pháp nước ngoài đối kháng vs chế độ kinh tế xã hội của nước
mình hay là sự phủ nhận luật pháp nước ngoài mà chỉ là nếu áp dụng luật nước ngoài trong trường hợp đó thì sẽ
gây hệ quả xấu, ko lành mạnh có tác động tiêu cực đối với nguyên tắc nền tảng cơ bản của nước đó và ko áp
dụng các qui định liên quan ko phù hợp.
Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3
- Khái niệm: dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 là hiện tượng cơ quan có thẩm quyền
của nước A áp dụng qui phạm xung đột dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước ngoài (nước B) nhưng pháp luật

nước B lại qui định vấn đề pháp luật phải được giải quyết theo pháp luật nước A (dẫn chiếu ngược) hoặc được
giải quyết theo pháp luật nước thứ 3.
- Hệ quả: nếu qui phạm xung đột của nước ngoài dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật của nước có tòa án thì tòa án
sẽ áp dụng luật của nước mình, để giải quyết chứ ko áp dụng luật nước ngoài nữa. Như vậy qui phạm xung đột
ban đầu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài đã bị hạn chế về hiệu lực.
- Lĩnh vực loại trừ dẫn chiếu:
+ Sẽ ko tồn tại dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 khi có QPXĐTN mà quốc gia đó là
thành viên. Vì sẽ ưu tiên áp dụng QPXĐTN đó.
+ Trong lĩnh vực hợp đồng cũng không chấp nhận dẫn chiếu bởi theo công ước Lahaye thì "HĐ phải được điều
chỉnh bởi pháp luật do các bên thỏa thuận".
Lẩn tránh pháp luật
- Lẩn tránh pháp luật là trường hợp trong một tình huống pháp lý, các đương sự sử dụng một các có ý thức các
phương tiện hợp pháp với mục đích để tránh phải áp dụng hệ thống pháp luật một nước lẽ ra sẽ được áp dụng
trên thực tế nhằm mục đích được áp dụng một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.
- Yếu tố xác định hành vi lẩn tránh pháp luật:
+ Yếu tố vật chất: có nghĩa là đương sự đã thực hiện trên thực tế các hành vi thay đổi nơi cư trú, quốc tịch, nơi
kết hôn ... Sự thay đổi này nhằm làm thay đổi hoàn cảnh của chủ thể dẫn đến thay đổi các qui chế pháp lý đối
với chủ thể đó.
+ Yếu tố ý chí: sự thay đổi đó chỉ nhằm mục đích duy nhất là lẩn tránh pháp luật.
Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài
Thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia nhưng ko nhất thiết là khi 1 nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng
luật nước ngoài để giải quyết vụ việc thì sẽ phải xem xét là nước ngoài đó áp dụng luật nước mình chưa, vì:
- Việc áp dụng luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết các quan hệ DS có yếu tố nước
ngoài.
- Việc áo dụng đó là trên cơ sở tự nguyện
- Áp dụng để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, chứ ko hải là nhằm gây thiệt hại cho các bên
đương sự hay làm phương hại đến lợi ích chủ quyền quốc gia.
5. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT
Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài
- Để đảm bảo quyền & lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ DS có yếu tố nước ngoài.

- Đáp ứng việc củng cố, tăng cường & mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia vs nước ngoài.
Thể thức áp dụng luật nước ngoài
Luật nước ngoài sẽ được áp dụng khi:
- Có qui phạm xung đột dẫn chiếu tới:
8
+ QPXĐ nằm trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu tới áp dụng luật nước ngoài.
+ QPXĐ nằm trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia dẫn chiếu tời áp dụng luật nước ngoài.
- Khi các bên thỏa thuận, lựa chọn áp dụng luật nước ngoài trong lĩnh vực hợp đồng.
Nội dung áp dụng luật nước ngoài
Việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:
- Áp dụng một cách thiện chí và đầy đủ: áp dụng toàn bộ hệ thống luật nước ngoài ko loại trừ luật nội dung, luật
xung đột hay là luật hình thức.
- Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước đó được ban hành.
- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung luật nước ngoài
một cách chính xác và đầy đủ nhất để phục vụ việc xét xử. Đương sự cũng có quyền và trách nhiệm sử dụng luật
nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của mình.
CHỦ THỂ TRONG TPQT
1. Khái niệm
- Chủ thể của TPQT VN là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi do mình
thực hiện.
- Chủ thể chủ yếu của TPQT là các nhân & pháp nhân thuộc các quốc gia tham gia vào quan hệ TPQT. Trong
một số trượng hợp quốc gia cũng tham gia với tư cách một bên của quan hệ dân sự với các cá nhân, pháp nhân.
2. Người nước ngoài
Khái niệm người nước ngoài
Người nước ngoài bao hàm:
- Người mang 1 quốc tịch nước ngoài.
- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài.
- Người ko quốc tịch.
Ngoài ra người nước ngoài còn được hiểu là:

- Công dân nước ngoài.
- Người ko có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú
=> Quốc tịch là căn cứ để xác định một người là công dân nước nào hoặc ko phải là công dân nước nào.
=> Ở VN:
- Người nước ngoài là người ko có quốc tịch VN, họ có thể là người mang quốc tịch nước khác hoặc ko mang
quốc tịch nước nào.
- Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ VN hoặc ko cư trú trên lãnh thố VN.
Phân loại người nước ngoài
*Mục đích phân loại:
- Để nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan nhà nước liên quan đến người nước ngoài.
- Bảo đảm lợi ích nhà nước.
- Bảo đảm quyền & lợi ích hợp pháp của người nước ngoài.
*Cơ sở phân loại:
- Dựa vào quốc tịch: Người có quốc tịch nước ngoài & người ko quốc tịch.
- Dựa vào nơi cư trú: Người nn cư trú tại VN & người nn ko cư trú tại VN.
- Dựa vào thời hạn cư trú ở VN: Người nn thường trú & người nn tạm trú (dài hạn & ngắn hạn).
- Dựa vào qui chế pháp lý: Người nn được hưởng qui chế ưu đãi & miễn trừ ngoại giao & người nước ngoài
được hưởng qui chế theo hiệp định quốc tế.
Địa vị pháp lí của người nước ngoài
*Cơ sở pháp lý qui định địa vị pháp luật dân sự của người nước ngoài
9
Giải quyết XĐPL về năng lực pháp luật & năng lực hành vi của người nước ngoài như sau:
- Năng lực pháp luật của người nn ngang bằng hoặc tương đương vs năng lực pháp luật của công dân nước sở
tại.
- Xác định NLHV theo luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú
Ở VN:
- Người nn có NLPLDS tại VN như công dân VN, trừ trường hợp ngoại lệ.
- NLHVDS của người nn được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp ngoại
lệ. Nếu thực hiện, xác lập các hành vi dân sự tại VN thì xác định theo luật VN.
Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý cho người nn:

- Chế độ đãi ngộ như công dân: được hiểu là người nn được hưởng các quyền DS & LĐ cũng như thực hiện
nghĩa vụ ngang bằng hoặc tương đương vs công dân nước sở tại đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong
tương lai. Chế độ này được qui định trong pháp luật quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế song phương hoặc
đa phương.
- Chế độ tối huệ quốc: người nn hoặc pháp nhân nn được hưởng một chế độ mà nước sở tại giành cho người nn
hoặc pháp nhân nn của bất kì nước thứ 3 nào đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai. Được qui
định trong các hiệp định quốc tê (thường là HĐ thương mại & hàng hải).
- Chế độ đãi ngộ đặc biệt: người nn, pháp nhân nn được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền
đặc hưởng mà các nước sở tại giành cho họ.. Được qui định trong pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế.
- Chế độ có đi có lại: 1 quốc gia giành 1 chế độ pháp lý nhất định cho một pháp nhân, 1 thể nhân nn tương ứng
như nước đó đã & sẽ giành cho công dân, pháp nhân của nước mình ở đó trên cơ sở có đi có lại. Chủ yếu qui
định trong ĐƯQT. Thể hiện dười 2 cách: có đi có lại thực chất & có đi có lại hình thức.
- Chế độ báo phục quốc: được áp dụng trên cơ sở có đi có lại, được hiểu như là một biện pháp trả đũa. Qui định
này được coi như nguyên tắc tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia với mục đích khôi phục lại trật tự pháp
luật đã bị xâm phạm & giống như biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật.
* Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại VN
- Được qui định trong các văn bản pháp qui của VN & trong các điều ước quốc tế mà VN là tham gia.
- Người nn ở Vn có các quyền & nghĩa vụ cơ bản sau: quyền cư trú, quyền hành nghề, quyền sở hữu & thừa kế,
quyền được học tập, quyền tác giả & sở hữu công nghiệp, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền tố tụng dân sự, quyền&
nghĩa vụ trong quan hệ HN &GĐ ...
*Địa vị pháp lý của người VN tại nước ngoài
- Do pháp luật của nước nơi họ sinh sống qui định là chủ yếu. Ngoài ra còn qui định trong pháp luật VN & các
điều ước quốc tế mà VN tham gia.
- Công dân Vn ở nước ngoài được các cơ quan ngoại giao và lãnh sự quán của VN ở nước ngoài bảo vệ quyền &
lợi ích hợp pháp.
3 Pháp nhân nước ngoài
Khái niệm pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân
*Khái niệm
Pháp nhân phải là tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí và công nhận.

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác & tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ở VN, tất cả những pháp nhân ko mang quốc tịch VN đều được coi là pháp nhân nn; pháp nhân nước ngoài
được hưởng tư cách pháp nhân theo qui định của pháp luật & được công nhận là có quốc tịch nn.
*Quốc tịch của pháp nhân
Là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa pháp nhân với một nhà nước nhất định, thể hiện ở:
10
- Tổ chức được hưởng tư cách pháp nhân theo qui định của pháp luật nhà nước đó.
- Khi hoạt động ở nước ngoài pháp nhân được nhà nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
- Việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân & thanh lý giải quyết vấn đề về tài sản trong
các trường hợp này cảu pháp nhân phải tuân theo qui định của nhà nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch.
PL các nước có qui định khác nhau về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:
- Trường hợp một pháp nhân được 2 hay nhiều nước công nhận mang quốc tịch nước mình thì các nước phải kí
kết các ĐƯQT nhằm:
+ Thống nhất qui tắc xác định pháp nhân.
+ Thừa nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức độc lập & hoạt động theo pháp luật của các nước hữu quan.
Quy chế pháp lí dân sự của pháp nhân nước ngoài
*Đặc điểm qui chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài.
Pháp nhân nước ngoài cùng một lúc phải tuân theo 2 hệ thống pháp luật là:
- PL của nước mà mình mang quốc tịch
- PL nơi pháp nhân hoạt động (tuân theo pháp luật nước sở tại trước tiên).
Nếu các quyền & lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp
nhân đó được nhà nước của mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
Nội dung qui chế pháp lý của pháp nhân ở nước ngoài:
- Tùy thuộc vào các yếu tố:
+ Chế độ chính trị, chính sách kinh tế, đối tượng của nước sở tại.
+ Vai trò của vốn, công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại
- Được xác định trên cơ sở:
+ Chế độ đãi ngộ quốc dân.

+ Chế độ tối huệ quốc.
+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt.
*Qui chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài tại VN
Được xác định trên cơ sở pháp luật VN & các điều ước quốc tế mà VN kí kết tham gia.
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại VN.
- Chủ thể: thuộc mọi quốc tịch, mọi thành phần kinh tế, bao gồm các tổ chức quốc tế.
- Lĩnh vực đầu tư: phải phù hợp pháp luật VN, pháp luật & tiền lệ quốc tế.
- Hình thức đầu tư:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Thành lập doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao.
+ Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh.
+ Hợp đồng xây dựng, chuyển giao.
- Quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong thời hạn đầu tư tại VN:
+ Được nhà nước VN áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư.
+ Được hưởng các ưu đãi về tài chính.
+ Trong tổ chức kinh doanh: được toàn quyền quyết định chương trình & kế hoạch kinh doanh của mình.
- Nhiệm vụ của nhà đầu tư nước ngoài tại VN:
+ Tôn trọng hiến pháp, pháp luật VN.
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền VN.
+ Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo pháp luật VN ...
Qui chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài không thuộc diện đầu tư tại VN
11
- Phạm vi thẩm quyền đại diện cho pháp nhân nước ngoài do luật mà pháp nhân nước ngoài mang quốc tịch.
- Pháp nhân nước ngoài muốn đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN thì phải có giấy phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
*Qui chế pháp lý của pháp nhân VN tại nước ngoài
Theo tinh thần của BLDS 2005:

- NLPLDS của pháp nhân VN được qui định theo pháp luật VN.
- Khi hoạt động ở nước ngoài, phạm vi quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân VN trên lãnh thổ nước ngoài tùy
thuộc vào:
+ Các qui định của pháp luật nước ngoài
+ Điều ước quốc tế mà nước đó kí kết với VN.
- Pháp nhân, cơ quan đại diện của pháp nhân ko được làm trái với qui định của pháp luật VN và điều lệ pháp
nhân.
- Pháp nhân VN tự chịu trách nhiệm DS trong phạm vi tài sản của mình.
- Nhà nước VN chỉ bảo hộ ngoại giao đối với pháp nhân Vn khi ở nước ngoài pháp nhân có các quyền và lợi ích
bị xâm phạm & tạo ra những điều kiện thuận lợi để pháp nhân hoạt động có hiệu quả.
4. Quốc gia
Cơ sở xác định quy chế pháp lí đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế
- Qui chế pháp lý đặc biệt của quốc gia là: khi quốc gia tham gia vào HDDSNR có yếu tố nước ngoài thì được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối.
- Cơ sở pháp lý của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền quốc gia &
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
- Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia được ghi nhận trong các Điều 31 những người được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thì được hường quyền:
+ Miễn trừ xét xử hình sự
+ Miễn trừ xét xử dân sự
+ Miễn trừ xử phạt chính
- Các viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử trong 3 trường hợp sau:
+ Tham gia các vụ kiên liên quan tới bất động sản tư nhân trên lãnh thổ nước sở tại, nếu viên chức ngoại giao
thủ đắc bất động sản đó nhân danh mình.
+ Tham gia các vụ kiện về thừa kế ko nhân danh quốc gia cử đại diện
+ Tham gia các vụ kiện liên quan tới hoạt động nghế nghiệp hoặc thương mại mà viên chức ngoại giao đó thực
hiện ở nước sở tại ngoài phạm vi chức năng của mình.
- Ngoài 3 trường hợp trên thì các tranh chấp DS liên quan đến những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại giao trừ 2 trường hợp sau:
+ Quốc gia cử viên chức đó tham gia tố tụng.

+ Bản thân viên chức đồng ý tham gia tố tụng tại tòa án.
Nội dung quy chế pháp lí đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế
- Gồm 3 nội dung:
+ Miễn trừ xét xử tại bất kì tòa án nào
+ Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm đơn kiên. Nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài kiện mình tức là đồng ý cho tòa án xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn.
+ Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của tòa án trong trường hợp
quốc gia ko đồng ý cho các tổ chức cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho tòa án xét xử.
- Quốc gia có quyền từ bỏ:
+ Từng nội dung của quyền miễn trừ.
+ Tất cả nội dung của quyền miễn trừ.
12
- Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừ trường hợp quốc gia từ nguyện từ bỏ.
QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ TRONG TPQT
A - QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng & định đoạt tài sản. Quyền sở hữu là chế định trung tâm
trong pháp luật dân sự của bất kì nước nào.
- Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật các nước
a. Đa số quốc gia thống nhất áp dụng pháp luật của nơi có tài sản để giải quyết xung đột về quyền sở hữu.
- Quyền sở hữu và quyền tài sản sẽ do luật nơi có tài sản điều chỉnh, bất kể đối tượng của quyền sở hữu là động
sản hay bất động sản.
- Luật nơi có tài sản: qui định nội dung của quyền sở hữu và ấn định điều kiện phát sinh, chấm dứt, chuyển dịch
quyền sở hữu.
Ví dụ: 1 tài sản là động sản, phát sinh quyền sở hữu tại nước A thì phạm vi & nội dung quyền sở hữu do pháp
luật nước A điều chỉnh. Nếu tài sản đó được dịch chuyển sang nước B thì quyền sở hữu của chủ sở hữu vẫn
được bảo hộ.
b. Quyền sở hữu cũng như quyền tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ được điều chỉnh

bởi 1 trong các hệ thống pháp luật sau:
- Pháp luật của nước nơi tài sản gửi đi
- Pháp luật nước nơi nhận tài sản
- Pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (giao thông vận tải biển hoặc hàng không)
- Pháp luật của nước nơi có trụ sở của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Pháp luật của nước do các bên lựa chọn (1 trong các hệ thống pháp luật trên.
* Quá cảnh:
- Là việc vận chuyển tài sản (hàng hóa) hoặc hành khách qua lãnh thổ của 1 vùng hay 1 nước nào đó để đến
nước thứ 3 hoặc ít nhất phải đi qua vùng biển quốc tế.
- Việc vận chuyển (hàng hóa) tài sản từ lãnh thổ quốc gia này qua lãnh thổ quốc gia kia có chung đường biên
giới quốc gia sẽ không được coi là quá cảnh.
c. Quyền và lợi ích của người thủ đắc trung thực (người chiếm hữu tài sản ko có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình) Áp dụng pháp luật của:
- Nước hiện có tài sản
- Hoặc pháp luật của nước nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc.
d. Xung đột pháp luật về định danh tài sản => xác định là tài sản đối với bất động sản:
- Áp dụng pháp luật nơi có tài sản để giải quyết.
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nơi có tài sản để giải quyết XĐPL định danh thường nằm trong các hiệp định
tương trợ tư pháp.
e. Phạm vi áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản
- Ko áp dụng trong 2 lĩnh vực: hàng ko dân dụng & hàng hải quốc tế. 2 lĩnh vực này sẽ áp dụng hệ thuộc luật
quốc kì hoặc hệ thuộc nơi kí hợp đồng.
- Ko áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong lĩnh vực:
+ Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ.
+ Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể.
+ Các quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quôc gia đang ở nước ngoài.
+ Các quan hệ về tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa.
13
2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam
- Theo K1 Đ766 BLDS VN áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi có tài sản để giải quyết XĐPL về quyền sở hữu.

- Đối với tài sản đang trên đường vận chuyển thì áp dụng:
+ Hệ thuộc pháp luật của nước nơi có tài sản được chuyển đến, hoặc
+ Hệ thuộc luật do các bên lựa chọn.
- Đối với quyền lợi của người thủ đắc trung thực, VN cho phép áp dụng pháp luật của nước nơi đang có tài sản
tranh chấp để giải quyết.
3 Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán
Pháp luật của các nước qui định về thời điểm chuyển dịch rủi ro thường ko thống nhất -> XĐPL. Cần phải có
các qui tắc nhất định để giải quyết XĐPL, đó là:
- Nguyên tắc của luật La Mã: thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua được tính từ khi kí kết
hợp đồng, mà ko phụ thuộc vào thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua.
- Nguyên tắc rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu: thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển dịch
quyền sở hữu, tuy nhiên thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu lại qui định khác nhau.
- Pháp luật VN qui định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán tại Đ440 BLDS.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, việc xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu & rủi ro có thể được điều
chỉnh bằng các qui phạm thực chất thống nhất, thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế.
4. Vấn đề quốc hữu hoá trong tư pháp quốc tế
* Khái niệm Quốc hữu hóa là việc chuyển giao công cụ, phương tiện & tư liệu sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ, xí
nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông vận tải thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước.
- Những biện pháp về quốc hữu hóa đều xuất phát từ chủ quyền quốc gia.
- Nhà nước quốc hữu hóa tài sản:
+ Thuộc sở hữu tư nhân của công dân nước mình
+ Thuộc sở hữu của công dân nước ngoài.
- Việc dịch chuyển quyền sở hữu trong đạo luật quốc hữu hóa mang tính cưỡng chế & ko cần có sự thỏa thuận
giữa các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa.
- Phạm vi tài sản bị quốc hữu hóa được qui định cụ thể trong đạo luật quốc hữu hóa.
* Các đạo luật về quốc hữu hóa mang tính chất trị ngoại lãnh thổ:
- Các đạo luật quốc hữu hóa có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia ban hành và cả ở nước ngoài.
- Tính chất trị ngoại lãnh thổ được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên có sự lý giải và vận dụng khác nhau giữa các
nước => xung đột pháp luật => cần phải giải quyết bằng cách kí kết các hiệp định song phương.
5. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam

- Nhà nước VN bảo hộ về quyền sở hữu của người nước ngoài theo chế độ đãi ngộ như công dân. Về cơ bản áp
dụng tất cả các qui định chung của pháp luật VN về quyền sở hữu.
- Đối với người nước ngoài đầu tư vào VN, biện pháp giải quyết thỏa đáng để bảo vệ quyền lợi của họ là thỏa
thuận theo các hướng:
+ Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án.
+ Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật.
+ Thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ & chuyển sang các năm tiếp theo.
+ Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
- Các chủ thể đầu tư nước ngoài tại Vn được chuyển ra nước ngoài:
+ Lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh.
+ Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kĩ thuật và dịch vụ.
+ Tiền gốc và lãi của các khoản vay trong quá trình biến động.
+ Vốn đầu tư.
+ Các khoản tiền & tài sản khác thuộc sỏ hữu hợp pháp của mình.
14
- Đối với nhân viên ngoại giao nước ngoài & các tổ chức quốc tế tại VN, quyền sở hữu của họ được điều chỉnh
bởi pháp luật VN, điều ước quốc tế mà VN tham gia, các tập quán quốc tế ...
B - QUYỀN THỪA KẾ
1. Thừa kế và xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế
- Thừa kế trong tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài, thường
nảy sinh trong các trường hợp như: khi người để lại thừa kế & người hưởng thừa kế mà tài sản đang ở nước
ngoài, khi di chúc được lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài ...
- Mỗi nước xác định nguyên tắc hưởng thừa kế, cơ chế hưởng thừa kế ... khác nhau nên dẫn tới XĐPL trong giải
quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
2. Xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật
2.1 Nguyên tắc chung
Hiện nay có 2 quan niệm phổ biến về thừa kế chi phối giải pháp lựa chọn luật điều chỉnh thừa kế có yếu tố nước
ngoài trong trường hợp ko có di chúc:
a. Áp dụng nhiều luật điều chỉnh quan hệ thừa kế, trên cơ sở phân biệt thừa kế động sản & thừa kế bất
động sản

- Đối với thừa kế bất động sản giải pháp thường được sử dụng là áp dụng luật nơi có tài sản => người chết để lại
tài sản ở bao nhiêu nước thì áp dụng luật của bấy nhiêu nước để giải quyết.
- Đối với thừa kế là động sản, theo nguyên tắc "động sản đi theo người" luật áp dụng thường được xác định là
luật nhân thân của người để lại di sản (luật nơi cư trú hoặc luật quốc tịch)
* Áp dụng một luật thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, không phân biệt thừa kế động sản & thừa kế
bất động sản
Công ước La Haye năm1989 về luật áp dụng cho quan hệ thừa kế, sử dụng giải pháp áp dụng một luật thống
nhất cho quan hệ thừa kế. Theo qui định tại Điều 3 của công ước thì luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế
là:
- Luật của nước nơi người để lại di sản thường trú trước khi chết: nếu người để lại di sản đồng thời có quốc tịch
của nước nơi thường trú hoặc đã thường trú tại nước đó trong thời hạn 5 năm trước khi chết.
- Trong trường hợp thứ 2 luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa
kế, nếu quan hệ thừa kế có mối quan hệ gắn bó với pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch
Công ước còn qui định người để lại di sản thừa kế được lựa chọn pháp luật của một trong hai nước để điều chỉnh
quan hệ thừa kế bao gồm luật quốc tịch hoặc luật nơi thường trú vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm chết.
2.2 Hệ quả pháp lý
Việc phân chia di sản thành các loại khác nhau ( động sản & bất động sản) và áp dụng pháp luật của các nước
tương ứng để giải quyết thừa kế đối với từng bộ phận di sản có thể làm phát sinh những hệ quả pháp lý khác
nhau trong pháp luật của các nước, gây ra những khó khăn về thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như ảnh hưởng
tới lợi ích của một trong các bên. Nguyên nhân là do các nước qui định khác nhau khi phân chia di sản thừa kế.
3. Pháp luật áp dụng giải quyết thừa kế theo di chúc
- Thừa kế theo di chúc trong TPQT là trường hợp: khi 1 công dân nước này, cư trú ở một nước khác lập di chúc để
lại di sản cho những người thừa kế. Di sản cũng có thể nằm ở nhiều quốc gia khác nhau.
- Vấn đề pháp lý đặt ra cho các cơ quan thẩm quyền khi giải quyết việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp
này là cần xem xét hiệu lực của di chúc, đặc biệt khi di chúc được lập ở nước ngoài, vì mỗi nước có những qui định
khác nhau về vấn đề này.
- TPQT xây dựng các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh vấn đề hiệu lực di chúc trên 3 phương diện
chính là:
3.1 Luật áp dụng đối với hình thức di chúc
- Hiện nay TPQT của hầu hết các nước đếu dựa trên nguyên tắc locus regit actum để xác định hiệu lực hình thức di

chúc. Theo nguyên tắc này thì: hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc
15
- Công ước La Haye 1961 về giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, tại Đ1 qui định về công nhận hiệu
lực khi thỏa mãn các điều kiện về hình thức theo qui định pháp luật của một trong các nước sau:
+ Pháp luật của nước nơi lập di chúc.
+ Pháp luật của nước mà người lập di chúc mang quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm chết.
+ Pháp luật của nước nơi người lập di chúc cư trú vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm chết.
+ Pháp luật của nước nơi người lập di chúc thường trú vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm chết.
+ Pháp luật của nước nơi có tài sản, đối với tài sản là bất động sản.
3.2 Luật áp dụng đối với nội dung di chúc
- Pháp luật của các nước tuy có qui định khác nhau về việc thừa nhận hiệu lực nội dung di chúc nhưng vẫn dựa trên
nguyên tắc tôn trọng tự do, ý chí của người lập, cũng như quyền tự định đoạt đối với tài sản cá nhân. Đây cũng
chính là sự thể hiện bảo vệ quyền sở hữu cá nhân tuyệt đối.
- Khi giải quyết các vấn về liên quan đến nội dung di chúc cần phân biệt hai khả năng:
+ Trong di chúc đã qui định rõ nội dung cụ thể (đối tượng di sản, đối tượng được hưởng di sản, điều kiện đi
kèm ...) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết theo nội dung di chúc đó.
+ Có những vấn đề nội dung di chúc không qui định rõ (nếu những qui định ko rõ ràng này ko dẫn đến vô hiệu thì
cơ quan có thẩm quyền có thể coi phần đó là ko có di chúc và áp dụng các qui định của tư pháp quốc tế như trường
hợp phân chia theo luật.
3.3 Luật áp dụng trong việc xác định tư các chủ thể lập di chúc
- Pháp luật cac nước có qui định khác nhau về vấn đề này, nên khi có xung đột pháp luật trong việc xác định năng
lực, tư cách chủ thể lập di chúc, TPQT chủ yếu dựa trên các nguyên tắc xác định năng lực chủ thể nói chung, bởi
đây thuộc qui chế pháp lý nhân thân.
- Nếu có ĐƯQT thì việc xác định hiệu lực di chúc có thể dựa trên ĐƯQT đó.
4. Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật VN & các điều ước quốc
tế mà VN kí kết hoặc tham gia.
4.1Nguyên tắc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật VN
VN đi theo giải pháp chọn nhiều luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở phân biệt
thừa kế động sản và thừa kế bất động sản.
- Vấn đề thừa kế theo pháp luật:

+ Đối với tài sản là động sản: áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết.
+ Đối với tài sản là bất động sản: phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.
- Về thừa kế theo di chúc:
+ Năng lực lập di chúc, thay đổi & hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là
công dân.
+ Hình thức di chúc phải tuân theo luật của nước nơi lập di chúc.
4.2 Các điều ước quốc tế mà VN kí kết hoặc tham gia
VN đã kí kết 7 Hiệp định tương trợ tư pháp về hôn nhân gia đình và hình sự, theo đó quyền thừa kế được xác
định như sau:
- Đối với động sản: xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân trước khi
chết.
- Đối với bất động sản: quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi có bất động
sản.
- Về việc phân biệt động sản & bất động sản, ghi nhận nguyên tắc: pháp luật của nước kí kết nơi có tài sản thừa
kế là pháp luật được áp dụng.
- Về thừa kế theo di chúc, hình thức của di chúc có giá trị khii nó phù hợp với:
+ Pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm
người đó chết
16
+ Pháp luật của nước kí kết nơi lập di chúc.
- Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc: áp dụng nguyên tắc luật quôc tịch.
5. Phạm vi áp dụng của luật điều chỉnh thừa kế
Luật áp dụng điều chỉnh thừa kế: tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc thừa kế về mặt nội dung theo các nguyên
tắc xác định luật áp dụng trong cả 2 trường hợp thừa kế theo luật & thừa kế theo di chúc.
5.1 Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở thừa kế
Khi áp dụng luật điều chỉnh thừa kế để xác định căn cứ mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế, người thừa kế, người ko
được hưởng di sản ... tòa án có thể gặp 1 số vấn đề phức tạp sau:
a. Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết trong cùng một thời điểm: theo công
ước La Haye 1989 thì những người này ko được quyền thừa kế của nhau.
b. Vấn đề xác định tư cách người thừa kế: được xác định dựa trên quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.

c. Vấn đề di sản ko có người thừa kế: đa số các nước đều có qui định di sản ko người thừa kế thuộc về nhà nước.
Trong thừa kế có yếu tố nước ngoài thì di sản ko nguời thừa kế có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau và
dẫn tới trường hợp xung đột pháp luật:
- Tất cả các quốc gia đều nhận di sản ko người thừa kế thuộc về minh - xung đột tích cực.
- Tất cả các quốc gia đều ko nhận di sản thừa kế thuộc về mình - xung đột tiêu cực.
Công ước La Haye 1989 đưa ra biện pháp giải quyết xung đột tích cực: 1 nước được quyền tiếp nhận di sản thừa kế
nằm trên lãnh thổ nước khác theo qui định của luật điều chỉnh thừa kế, nếu ko có sự phản đối của nước đó.
5.2 Các vấn đề thanh toán & phân chia di sản
- Quyền từ chối nhận di sản
- Thanh toán di sản
- Phân chia di sản
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TPQT
1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
1.1 Khái niệm
- Quyền tác giả là 1 nhóm của quyền SHTT, bao gồm những quyền nhân thân & quyền tài sản của tác giả đối
với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật & các quyền đó được nhà nước bảo hộ trong một thời hạn nhất
định.
- Quyền tác giả trong TPQT là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước
ngoài.
- Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giả được thể hiện trên 3 khía cạnh:
+ Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.
+ Khách thể: tồn tại ở nước ngoài
+ Sự kiện pháp lý: xảy ra ở nước ngoài: công bố, phổ biến, cấp văn bằng bảo hộ … (tác giả là công dân VN
đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm đầu tiên do mình sáng tác).
1.2 Đặc điểm
- Quyền tác giả dễ bị xâm phạm vì đối tượng mang tính phi vật thể, do vậy tạo khả năng dễ khai thác, phổ biến
rộng rãi khi được bộc lộ dưới một hính thức nhất định trong phạm vi nhiều nước khác nhau.
- Quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ rõ ràng & tuyệt đối: phát sinh trên lãnh thổ quốc gia nào thì có hiệu lực
trên lãnh thổ quốc gia đó mà thôi và ko có hiệu lực ngoài lãnh thổ nếu ko có điều ước quốc tế. Trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia quyền tác giả được điều chỉnh và bảo hộ bằng pháp luật của chính quốc gia đó: đối tượng bảo

hộ, thời gian bảo hộ, các quyền tài sản, quyền nhân thân.
- Quyền tác giả mang tính thời hạn: chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định.
1.3 Mục đích & nhiệm vụ của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả:
17
- Thiết lập việc bảo hộ quyền tác giả trong mọi quốc gia
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật & khoa học
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các tác phẩm
- Tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc
- Bảo đảm một cơ chế bảo hộ quyền tác giả ngày một có hiệu quả hơn
- Mang tính chất lãnh thổ: quyền tác giả phát sinh theo pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh
thổ nước đó mà thôi
- Đối tượng của quyền tác giả mang tính phi vật chất: đó là những những thành quả lao động trí tuệ sáng tạo của
con người.
=> Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế không đặt ra vấn đề chọn luật áp dụng (ko có xung đột pháp luật) mà
chủ yếu đề cập tới những biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của tác giả ở nước ngoài của tác
giả là người nước ngoài ở các nước sở tại
2. Các hình thức bảo hộ quốc tế đối với quyền tác giả
Có 3 hình thức:
- Kí kết hoặc tham gia ĐƯQT đa phương
- Kí kết ĐƯ song phương
- Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại.
Tính ưu việt của cách thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả:
- Xây dựng hệ thống luật QT thống nhẩ về bảo hộ quyền tác giả
- Có phạm vi bảo hộ rộng nhất
- Bảo đảm tốt hơn quyền của các tác giả
2.1. Các điều ước quốc tế đa phương (Công ước Berne)
Là công ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả, được kí tại Berne năm 1886, đã được sửa đổi nhiều lần,
gần đây nhất là vào năm 1971 & năm 1979. Vn chính thức tham gia công ước Berne vào năm 2004 & trở thành
thành viên thứ 156. Tính đến này công ước Berne có 160 nước tham gia.
Công ước bao gồm các qui phạm thực chất thống nhất qui định quyền 7 nghĩa vụ của các quốc gia thành viên

trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả.
a. Mục đích
- Nhằm thiết lập 1 khung pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả về các tác phẩm văn học,
khoa học, nghệ thuật.
- Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước tham gia
công ước. Xác định nước xuất xứ như sau:
+ Tác phẩm chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm là nước mà tác giả là công dân (Quốc tịch).
+ Tác phẩm đã công bố thì xuất xứ chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (Lãnh thổ).
+ Tác phẩm được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn
bảo hộ ngắn nhất. Nếu tác phẩm được công bố tại 1 nước thành viên & tại 1 nước khác ko phải là thành viên thì
nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên.
b. Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối xử quốc gia: các tác phẩm xuất phát từ nước thành viên đều được bảo vệ ngang nhau trong tất cả các nước
thành viên. Chính quyền có bổn phận đảm bảo mức bảo hộ tối thiểu theo các qui định của công ước (Đ 3.2).
- Bảo hộ tự động: Thụ hưởng & thực hiện các quyền được bảo vệ vô điều kiện & ko cần phải thông qua thủ tục
đăng kí hay thủ tục hành chính khác (Đ 5.2).
- Bảo hộ tối thiểu: các quyền theo qui định của công ước được thực thi và hưởng độc lập vs mọi quyền khác
đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm. Ví dụ: công dân VN sống ở Mĩ hưởng các quyền theo pháp luật
Mĩ, công ước Berne độc lập quyền công dân VN được hưởng tại Mĩ (Đ 5.3).
c. Đối tượng bảo hộ của công ước
18
- Tất cả các sản phẩm văn học, khoa học & nghệ thuật, được biểu hiện dưới bất kì hình thức & theo phương
thức nào. Tức là:
+ Tác phẩm viết
+ Các bài giảng, bài phát biểu
+ Tác phẩm kịch, nhac kịch, biên đạo múa, tiểu phẩm tạo hình, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm
nhiếp ảnh.
+ Các bức học đồ, bản vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
=> mọi sản phẩm trí tuệ dưới mọi hình thức.
- Các tác phẩm dịch, chuyển thể, mô phỏng từ một tác phẩm gốc đều được bảo vệ như tác phẩm gốc, miễn là ko

phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Ví dụ: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên chuyển thể, biên soạn,
chú giải, tuyển tập, hợp tuyển …
-Công ước ko bảo hộ các tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí. Ngoài ra các
quốc gia có thể lập qui định riêng hay giới hạn chế độ bảo hộ đối với các văn kiện hành chính luật pháp, các tác
phẩm mĩ thuật ứng dụng hay các mô hình thiết kế công nghiệp.
d. Tác giả được bảo hộ.
- Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố.
- Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước
nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên của công ước.
=> Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả được áp dụng để bảo hộ quyền tác giả cho cả công dân &
pháp nhân của các nước ko phải là thành viên của công ước vì theo K2 & K3 Điều 3: tác giả ko phải là thành
viên của công ước vẫn có thể được bảo hộ quyền tác giả trong 2 trường hợp:
+ Tác phẩm của họ công bố lần đầu tiên ở 1 trong những nước là thành viên của công ước. Hay đồng thời công
bố ở 1 nước là thành viên & 1 nước ko phải là thành viên của công ước.
+ Tác giả có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước là thành viên của công ước.
e. Thời hạn bảo hộ
- Những tác phẩm đích danh được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời.
- Trường hợp đồng tác giả, thời gian bảo hộ là 50 năm sau cái chết của tác giả cuối cùng.
- Các tác phẩm khuyết danh hay bút danh được bảo hộ 50 năm kế từ ngày phổ biến hợp pháp ra công chúng.
Nếu tên thật của tác giả được biết chính xác bên cạnh bút danh hoặc nếu tác giả của tác phẩm khuyết danh lộ
diện trong thời gian 50 năm nói trên thì tác phẩm được bảo hộ như đích danh.
- Đối vs các tác phẩm nhiếp ảnh & mĩ thuật ứng dụng, thời gian bảo hộ có thể ngắn hơn nhưng ít nhất phải là 25
năm.
=> Đó là qui định tối thiểu theo công ước. Các nước thành viên có thể ấn định thời gian dài hơn như khuynh
hướng hiện nay. Ví dụ: Liên minh châu Âu qui định là kể từ ngày 1/7/1995, thời gian bảo vệ bản quyền là 70
năm sau khi tác giả qua đời.
f. Những điều lệ giới hạn sự bảo hộ
Sự bảo hộ tuy nhiên ko tuyệt đối. Để dung hòa giữa quyền lợi của tác giả và nhu cầu chính đáng của người sử
dụng, công ước dự trù 2 biệt lệ chính để giới hạn sự bảo hộ:
- 1 tác phẩm có thể được khai thác tự do, ko cần xin phép người giữ bản quyền & ko phải phí tác quyền, để trích

dẫn hay minh họa (nhưng phải ghi rõ tên tác giả, xuất xứ) sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy hoặc thông
tin công chúng, miễn là một cách công minh chính trực & theo một số điều kiện nhất định.
- Để tránh việc ko cho phép sử dụng có thể cản trở một công nghệ mới, cơ quan hữu trách có thể áp dụng biện
pháp giấy phép phi tự nguyện, qua đó 1 tác phẩm có thể được khai thác mà ko cần đến sự ưng thuận của người
giữ bản quyền, nhưng phải trả phí tác quyền. Điều lệ này nhằm bảo vệ sự phát triển lúc đó của kĩ thuật ghi âm,
phát thanh & truyền song, nhưng hiện nay được bàn cãi lại vì đã có những phương tiện hiện đại kết hợp với việc
bảo vệ tác quyền & nhu cầu phổ biến rộng rãi tác phẩm.
19
=> Theo Điều 2 & 3 của phụ lục công ước, công dân các nước đang phát triển có thế được đương nhiên cấp giấy
phép để dịch hoặc sao chép các tác phẩm được bảo hộ trong mục đích nghiên cứu, giáo dục. Theo thủ tục qui
đinh, văn kiện kí công ước của VN có kèm theo bản tuyên bố yêu cầu được áp dụng 2 điều lệ này.
g. Nội dung công ước Berne
Công ước qui định 2 loại quyền: quyền kinh tế & quyền tinh thần.
- Quyền kinh tế (quyền tài sản): tác giả có toàn quyền cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng hay phổ biến
tác phẩm của mình & giữ độc quyền cho mọi hình thức khai thác: dịch thuật, sao chép, trình diễn, truyền thông
công cộng, phát song, cải biên, chuyển thể, phân phối, thuê mướn & xuất khẩu sang nước khác. Tất cả những
hoạt động này nếu ko được tác giả cho phép bằng văn kiện, đều vi phạm bản quyền. Ngoài ra tác giả cũng được
hưởng quyền lợi ích khi bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng.
- Quyền tinh thần (quyền nhân thân): Tác giả có quyền đứng tên trên tác phẩm của mình kể cả khi đã chuyển
nhượng & phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hay bất cứ hành vi nào có thể tổn hại đến danh dự hoặc
uy tín của mình, dẫu là các quyền kinh tế đã được chuyển nhượng hay ko.
2.2. Các điều ước quốc tế song phương (Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa VN & Hoa Kì)
Được bộ trưởng ngoại giao 2 nước kí kết vào 27/6/1997 và có hiệu lực từ ngày 23/12/1998. HĐ gồm 11 điều,
qui định về các vấn đề cơ bản: tác phẩm được bảo hộ, phạm vi các quyền được bảo hộ, đăng ký TP, ngăn ngừa
& xử lí vi phạm quyền tác giả, sử dụng tác phẩm sau khi có hiệu lực …
a. Mục đích
- Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế, thương mại giữa 2 nước.
- Tăng cường mỗi quan hệ giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa giữa 2 nước.
- Góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
- Đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả trong nước và nước ngoài.

b. Tác phẩm được bảo hộ
- Tại Hoa Kì là:
+ Các tác phẩm của công dân hoặc người thường trú tại VN
+ Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại VN của người ko phải công dân VN, ko thường trú tại VN.
+ Tác phẩm mà 1 công dân VN hoặc người thường trú tại VN được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền
tác giả của HK
+ Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về 1 pháp nhân do 1 công dân VN hoặc người thường trú tại VN
kiểm soát trực tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó. Với điều
kiện: quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vòng 1 năm kể từ ngày công bố lần đầu tác phẩm đó tại 1 nước
thành viên của 1 điều ước đa phương về quyền tác giả & tại thời điểm hiệp định có hiệu lực VN là thành viên
của điều ước quốc tế nói trên.
+ Tác phẩm của tác giả là công dân VN hoặc người thường trú tại VN & các tác phẩm công bố lần đầu tại VN
trước khi HĐ này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại VN sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ.
- Tại VN là:
+ Tác phẩm của công dân HK hoặc người thường trú tại HK
+ Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại HK của người ko phải công dân HK, ko thường trú tại HK
+ Tác phẩm mà 1 công dân HK hoặc người thường trú tại HK được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền
tác giả của VN
+ Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về 1 pháp nhân do 1 công dân HK hoặc người thường trú tại HK
kiểm soát trực tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân đó. Với điều
kiện: quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vòng 1 năm kể từ ngày công bố lần đầu tác phẩm đó tại 1 nước
thành viên của 1 điều ước đa phương về quyền tác giả & tại thời điểm hiệp định có hiệu lực HK là thành viên
của điều ước quốc tế nói trên.
20
+ Tác phẩm của tác giả là công dân HK hoặc người thường trú tại VN & các tác phẩm công bố lần đầu tại HK
trước khi HĐ này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại HK sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ.
+ Trường hợp thời hạn bảo hộ các tác phẩm trên đây theo PLVN ngắn hơn theo PLHK, tác phẩm ko được bảo
hộ tại VN nếu thời điểm HĐ có hiệu lực thời hạn theo PLVN đã kết thúc.
- Phạm vi các quyền được bảo hộ theo HĐ:
+ Mỗi bên kí kết phù hợp vs luật & các thủ tục của mình, sẽ giành cho cá tác phẩm của những tác giả, nhà sang

tạo & nghệ sĩ là công dân hoặc người thường trú của bên kí kết kia & cho các tác phẩm công bố lần đầu tại lãnh
thổ bên kí kết kia sự bảo hộ quyền tác giả ko kém thuận lợi hơn sự bảo hộ mà bên đó giành cho công dân nước
mình (Nguyên tắc đãi ngộ như công dân).
+ Quyền tối thiểu: các bên kí kết phải đảm bảo rằng người được hưởng quyền tác giả đối vs 1 tác phẩm sẽ có
độc quyền cho phép hoặc cấm vận việc: sao chép 1 tác phẩm, sang tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó &
phân phối bản sao của các tác phẩm đó; trình diễn, trình bày tác phẩm trước công chúng.
+ Các bên kí kết sẽ giới hạn những hạn chế & ngoại lệ đối vs các quyền qui định tại khoản 1 điều này (quyền tối
thiểu) trong phạm vi một số trường hợp đặc biệt mà những trường hợp đó ko cản trở sự khai thác bình thường
của tác phẩm & ko ảnh hưởng bất hợp lý đến lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả.
+ Tất cả các sản phẩm chỉ được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền của VN & HK theo PL 2 nước.
+ Mọi cá nhân, pháp nhân có quyền hoặc lợi ích vs tác phẩm được bảo hộ theo HĐ tại VN có quyền thực hiện
các biện pháp được PLVN qui định để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị vi phạm tại VN.
+ Mọi cá nhân, pháp nhân có quyền hoặc lợi ích vs tác phẩm được bảo hộ theo HĐ tại HK có quyền thực hiện
các biện pháp được PLHK qui định để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị vi phạm tại HK.
+ Việc giải quyết tranh chấp & xử lí vi phạm quyền tác giả đối vs tác phẩm tại HK được thực hiện theo HĐ &
PLHK, nếu ở VN thì theo HĐ & PLVN.
2.3 Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại
- Có đi có lại hình thức: các bên trao cho nhau sự bảo hộ đối vs tác phẩm của công dân mỗi bên, nhưngt thực tế
các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo hộ quyền tác giả ko trùng nhau.
- Có đi có lại thực chất: Các tác giả là công dân của các bên hữu quan phải được đối xử thực sự bình đẳng trong
các quyền lợi cụ thể.
3. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ( Luật
SHTT 2005)
3.1 Nguyên tắc bảo hộ
Theo qui định tại Điều 774, chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp có ĐƯQT điều chỉnh: chế độ bảo hộ được xác định theo ĐƯQT & PLVN ( công ước BERNE,
HĐ Trips, HĐ VN- HK, HĐ VN- Thụy Sĩ, HĐ khung VN- ASEAN)
- Trường hợp ko có ĐƯQT thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại
VN nếu họ có tác phẩm đầu tiên công bố tại VN & lần đầu tiên sang tạo ở VN.
3.2 Các qui định cụ thể

- Tác giả là công dân VN có tác phẩm, công trình chưa công bố ở trong nước mà được sử dụng lần đầu tiên dưới
bất kì hình thức nào ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó
- Việc công bố tác phẩm của công dân VN ở nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có
thẩm quyền cho phép & phải tuân theo các qui định của PLVN.
- Đối vs tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đầu tiên
được công bố, phổ biến tại VN hoặc được sang tạo & thể hiện dưới hình thức nhất định tại VN đều được
NNCHXHCN VN bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm ko được NN bảo hộ).
- Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo qui định của PLVN có các
quyền tác giả được qui định tại Luật SHTT
- Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân & quyền tài sản:
21
* Quyền nhân thân:
+ Đặt tên cho tác phẩm
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử
dụng.
+ Công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, ko cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất
kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái sinh
+ Biểu diễn tác phẩm dưới công chúng
+ Sao chép tác phẩm
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương
tiện kĩ thuật nào khác.
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
=> Như vậy, tác giả nước ngoài sẽ được hưởng quyền tài sản 7 nhân thân trong lĩnh vực tác giả như công dân
VN.
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG TPQT
I – Quyền SHCN

1. Khái niệm: Quyền SHCN là các quyền hợp pháp của con người đvs các hiện tượng mang tính CN (sáng chế,
giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng cn, thiết kế mạch tích hợp … ) hoặc những dấu hiệu phân biệt mang
tính thương mại do trí tuệ con người sáng tạo ra & được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định.
2. Đặc điểm
- Mang tính lãnh thổ tuyệt đối hơn so vs quyền tác giả, thể hiện:
+ Quyền SHCN chỉ phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền của NN cấp văn bằng bảo hộ ( trừ trường hợp
ngoại lệ như bí mật kinh doanh)
+ Văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nhà nước đó cấp.
II – Phương thức bảo hộ quốc tế quyền SHCN
Có 3 phương thức bảo hộ quốc tế quyền SHCN:
- Bảo hộ thông qua ĐƯQT đa phương
- Bảo hộ thông qua ĐƯQT song phương
- Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyên tắc có đi có lại.
1. Công ước Pari 1883
Đây là 1 trong những CƯQT đa phương quan trọng về SHCN, được kí kết ngày 20/3/1883 với sự tham gia của
11 nước, VN tham gia vào năm 1981. Đến nay công ước Pari có 169 nước thành viên.
a. Mục đích: xd các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu CN là công dân, pháp nhân
của nước này ở các nước khác thuộc thành viên của công ước trên cơ sở tôn trọng Luật SHTT của nước thành
viên.
b. Ý nghĩa: Mang tính nến tảng cho sự ra đời của các ĐƯQT điều chỉnh việc bảo hộ từng đối tượng riêng biệt,
như:
- Thỏa ước Madrid về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa
- Công ước Lahay về đăng kí kiểu dáng công nghiệp
- Hiệp ước hợp tác trong lĩnh vực cung cấp văn bằng bảo hộ sáng chế …
=> Đều được kí kết trong khuôn khổ của công ước Pari.
c. Đối tượng quyền SHCN
22
- Theo nghĩa rộng: QSHCN không chỉ được áp dụng cho CN & TM mà còn áp dụng cho cả sxnn, cn khai thác &
tất cả các sản phẩm chể biến hoặc sp tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, nước khoáng,
khoáng sản.

- Theo nghĩa hẹp: QSHCN bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cn, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu
dịch vụ, chỉ dẫn nguồn gốc, hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.
d. Nguyên tắc bảo hộ
- Nguyên tắc “đãi ngộ như công dân” là 1 trong những nguyên tắc cơ bản mà công ước áp dụng trong việc điều
chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền SHCN. Theo đó khi tham gia công ước, công dân của bất kì quốc gia thành
viên cũng được hưởng sự bảo hộ SHCN giống như công dân của nước sở tại. Ngay cả những công dân ko phải
của các nước thành viên công ước Pari hay những doanh nghiệp thực sự quan trọng ở đó cũng nhận được sự
bảo hộ của công ước theo nguyên tắc này.
- Nguyên tắc “quyền ưu tiên”: 1 người nộp đơn yêu cầu bảo hộ QSHCN, khi nộp đơn đầu tiên của mình tại 1
nước thành viên của công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế
& giải pháp hữu ích, 6 tháng đối vs kiểu dáng cn & nhan hiệu hàng hóa) người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo
hộ ở bất kì 1 nước thành viên nào & những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Tuy
nhiên, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các
nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp cá bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng
chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình.
- Bên cạnh đó công ước Pari còn quy định cả quyền ưu tiên về triển lãm: Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng cn, nhãn hiệu hàng hóa có khả năng được bảo hộ tạm thời tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức haowcj
các cuộc triển lãm được công nhận là chính thức tổ chức tại 1 trong số các nước thành viên. Điều đó cho phép 1
đối tượng SHCN tham gia triển lãm tại hội chợ thì được lấy ngày bắt đầu trưng bày hàng hóa tại triển lãm làm
ngày được hưởng quyền ưu tiên vs thời hạn ko quá 6 tháng.
e. Qui định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí & chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền
SHCN
Để nâng cao hiệu quả bảo hộ, công ước Pari đã có những quyết định điều chỉnh việc bảo hộ đối tượng SHCN 1
cách cơ bản nhất.
- Đối với patent qui định về vấn đề nhập khẩu đối tượng, quyền đưa ra các biện pháp pháp lý qui định việc cấp
Licence ko tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng độc quyền của các nước thành viên
- Kiểu dáng CN được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của liên hiệp & sẽ ko thể bị đình chỉ trong bất kì
hoàn cảnh nào cho dù có vì lí do ko sử dụng hoặc lí do nhập khẩu các đối tượng tương tự vs các đối tượng đang
được bảo hộ.
- Các qui định trong việc đăng kí, chuyển giao, bảo hộ ở các nước thành viên, về những công cụ bảo vệ và

quyền yêu cầu tòa án xét xử đối với các loại nhãn hiệu hàng hóa cùng vs các loại đối tượng khác.
f. Vấn đề hiệu lực của công ước
Công ước cho phép các nước thành viên được quyền xd & áp dụng quyền SHCN của nước mình, cũng như kí
kết các HƯ vs nhau về SHCN nhưng ko được trái vs các điều khoản trong CƯ Pari.
Chú ý: Quyền ưu tiên theo công ước Pari
* Quyền ưu tiên: là quyền của người nộp đơn trên cơ sở 1 đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại 1 quốc gia
khác là thành viên điều ước quốc tế có qui định về quyền ưu tiên (quốc gia thành viên):
- Trong 1 thời hạn nhất định người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại 1
quốc gia thành viên khác & đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày vs đơn nộp đầu tiên.
- Nói cách khác: nhưng đơn nộp sau sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được người khác nộp trong 1
khoảng thơi gian ưu tiên nói trên chi chính đối tượng SHTT đó.
* Quyền ưu tiên là một nội dung quan trọng của công ước Pari & có nghĩa là:
23
- Trên cơ sở đơn yêu cầu thông thường đầu tiên được gửi đến quốc gia thành viên công ước, người yêu cầu có
thể yêu cầu bảo vệ quyền lợi tại bất cứ quốc gia thành viên công ước nào (12 tháng đvc sáng chế & giải pháp
hữu ích, 6 tháng đvs kiểu dáng cn & nhãn hiệu hàng hóa)
- những đơn yêu cầu muộn hơn được xem như gửi cùng ngày vs đơn yêu cầu đầu tiên. – tức là chúng được ưu
tiên
=> Như vậy, 1 người ko cần phải gửi đơn yêu cầu cùng một lúc tới nhiều nước mà có 6 tháng hoặc 12 tháng tùy
thuộc vào ý muốn của mình để quyết định những nước mà người đó muốn có sự bảo vệ & chuẩn bị cẩn thận
những bước cần thiết phải tiến hành để đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ.
Ví dụ:
Ngày 02/02/2004, một công dân VN nộp đơn đăng kí bảo hộ 1 kiểu dáng cn lầ X tại Cục SHTT VN. Ngày
02/05/2004, một công dân Pháp cũng nộp đơn đăng kí chính đối tượng X đó tại cơ quan SHTT của Pháp. Ngày
05/05/2004, công dân VN đó mới nộp đơn đăng kí bảo hộ đối tượng X tại Pháp. Theo nguyên tắc nộp đơn đầu
tiên thì đơn của công dân Pháp nộp là hoàn toàn hợp lệ vì nộp sớm hơn tại Pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp
này công dân VN có thể xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đã nộp đơn sớm hơn tại VN. Dó đo, đơn của công
dân VN nộp tại Pháp sẽ được tính là ngày 02/02/2004.
=> Ý nghĩa của quyền ưu tiên:
- Mang lại lợi ích thiết thực cho người nộp đơn khi người này muốn đạt được sự bảo hộ của nhiều quốc gia khác

nhau.
- Ngăn chặn hữu hiệu người khác lợi dụng đăng kí đội tượng đó tại cá quốc gia khác khi người nộp đơn chưa
kịp làm việc này
- Tránh được tình trạng người nộp đơn phải nộp nhiều đơn khác nhau tại cùng thời điểm.
=> Nội dung của quyền ưu tiên:
- Các đối tượng SHTT được hưởng quyền ưu tiên theo CƯ Pari gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cn,
nhãn hiệu.
- Quyền ưu tiên ko được giành cho các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan vì: Theo qui định chung
của hầu hết các hệ thồng pháp luật trên thế giới, các đối tượng bảo hộ của quyền tác giả và quyền liên quan
được bảo hộ từ thời điểm chúng được định hình dưới 1 hình thức vật chất nhất định mà ko cần đăng kí bảo hộ,
ko phụ thuộc vào việc có đăng kí đối tượng đó hay ko nên việc qui định quyền ưu tiên trong việc đăng kí là ko
cần thiết.
- Cần xác định quyền ưu tiên trong SHCN vì: quyền sở hữu đối vs một số đối tượng SHTT khác như sáng chế,
kiểu dáng cn, nhãn hiệu, giống cây trồng mới chỉ phát sinh trên cơ sở việc đăng kí đối tượng này tại cơ quan
SHTT. Hơn nữa, do tính chất giới hạn của việc đăng kí các đối tượng này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia nhất định nên cần có một cơ chế ghi nhận quyền ưu tiên cho người nộp đơn trước tại 1 quốc gia khác.
=> Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên:
- Có đơn nộp sớm hơn tại 1 trong các nước là thành viên của điều ước quốc tế có qui định về quyền ưu tiên.
- Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng 1 đối tượng như trong đơn đầu tiên.
- Đối tượng hưởng quyền ưu tiên phải là các: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa.
=> Thời hạn hưởng quyền ưu tiên:
- Với sáng chế & Mẫu hữu ích: 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên
- Với kiểu dáng công nghiệp & nhãn hiệu: 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên.
(Ngày nộp đơn đầu tiên ko tính vào thời hạn)
=> Các trường hợp ko được hưởng quyền ưu tiên:
- Đã rút bỏ đơn đầu tiên
- Đơn đầu tiên bị từ chối chính thức.
2. Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa 1981
24

Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi hco việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên
a. Sự khác nhau giữa thỏa ước Mandrid & Nghị định thu Mandrid
- NĐT cho phép đăng kí quốc gia dựa trên đơn quốc gia chứ ko chỉ dựa trên việc đăng kí quốc gia.
- NĐT qui định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ.
- NĐT là 1 HĐ về thủ tục lập hồ sơ chứ ko phải là HĐ điều chỉnh về mặt nội dung. NĐT giúp những người sở
hữu nhãn hiệu bảo vệ được nhãn hiệu của họ một cách có hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua
việc lập hồ sơ xin cấp bằng phát minh, sáng chế tới 1 cơ quan duy nhất, 1 khoản chi phí & 1 loại tiền tệ. Hơn
nữa, ko cần phải lập hồ so qua trung gian. Đơn xin cấp bằng sáng chế có thể lập bằng tiếng Anh – Pháp – Tây
Ban Nha.
VN đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia NĐT
b. Nội dung của thỏa ước
- Nộp đơn đăng kí quốc tế:
+ Việc bảo hộ quốc tế đvs nhãn hiệu hàng hóa xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hoàng hóa thông
qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đăng kí quốc tế”
+ Đơn được nộp bởi 1 thể nhân hoặc pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại 1 nước tham gia thỏa ước.
+ Trong đơn phải xác định 1 hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Nước được chỉ định trong đơn và
nước xuất xứ đều là thành viên của thỏa ước.
+ Đơn quốc tế được nộp tới văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới thông qua cơ quan trung gian là cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất xứ. Kèm theo đơn là lệ phí: lệ phí đăng kí, lệ phí quốc gia.
- Hiệu lực của đơn đăng kí:
+ Đăng kí tại văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng kí & có quyền gia hạn thêm 20
năm kể từ ngày hết hạn trước đó.
+ Ngày đăng kí quốc tế là ngày nộp đơn đăng kí quốc tế tại nước xuất xứ nếu văn phòng quốc tế nhận được đơn
đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận đơn.
+ Kể từ ngày đăng kí quốc tế thực hiện tại văn phòng đăng kí quốc tế việc bảo hộ đvs nhãn hiệu hàng hóa tại tất
cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại nước đó.
- Từ chối bảo hộ: tất cả các nước là thành viên của thỏa ước được chỉ định trong đơn quốc tế có quyền từ chối
bảo hộ trên phạm vi lãnh thộ nước mình.
3. Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (PCT)
- Được kí kết tại Washington năm 1970 & có hiệu lực năm 1978, đến này đã qua nhiều lần sửa đổi & có 128 bên

tham gia kí kết PCT. HĐ này giúp những nhà phát minh được bảo hộ bằng phát minh của họ trên toàn TG &
khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân tìm cách bảo hộ bằng sáng chế của họ ở nước ngoài.
- Theo HĐ này các công dân của các nước tham gia kí kết HĐ chỉ cần lập một hồ sơ đăng kí cấp phát bằng phát
minh duy nhất (hồ sơ quốc tế) & gửi tới cơ quan cấp bằng phát minh của nước họ hoặc tới WIPO với tư cách là
cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Như vậy đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế của họ sẽ tự động được gửi tới 127
nước còn lại.
- Người nộp đơn có thời gia 30 tháng để cam kết trang trải mọi chi phí dịch thuật, lệ ohis hồ sơ trong nước &
thực thi ở mọi quốc gia nơi họ muốn được bảo hộ => dài hơn công ước Pari: người nộp đơn có nhiều thời gian
& thế mạnh hơn để đánh giá thế mạnh trong bằng phát minh sáng chế tương lai của họ & quyết định kế hoạch
tiếp thị tới các nước họ muốn nộp hồ sơ.
- Các nước thành viên của hiệp ước PCT sẽ từ chối ko cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nếu trong đơn
quốc tế khi:
+ Việc bảo hộ sáng chế đó trái vs PL của nước thành viên được yêu cầu bảo hộ.
+ Việc bảo hộ sáng chế có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên được
chỉ định.
4. Hiệp định TRIPs
25

×