Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn luật chứng khoán và thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.57 MB, 232 trang )


TRƯỜNG ĐẠI
LUẬT
HÀ NỘI
■ HỌC



KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC GIẢN6 DẬY NIÔN “LUẬT CHÚNG
KHOẮN VÀ THỊ TRliâNG CHÚNG KHOÁN”

NGƯỜI THỰC HIỆN




BỘ MÔN LUẬT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG




MÃ SỐ:

thưv TỊn


____À r U l M ẬT
' HÀ N Ó '

HÀ N Ộ I-2 0 0 4


BAN CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI


Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM THỊ GIANG THƯ
Thư k ý đ ề tà i:

TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

TÁC GIÀ
1. TS. PHẠM GIANG THƯ
2. TS. NGUYỄN VĂN TUYÊN
3. ThS. TRƯƠNG THỊ KIM DUNG
4. ThS. VŨ VĂN CƯƠNG
5. ThS. NGUYỄN MINH HẰNG
6. GIẢNG VIÊN. NGUYỄN ĐỨC NGỌC
7. GIẢNG VIÊN. TRẦN v ũ HẢI


MỤC LỤC
TRANG
PHẦN 1:

TỔNG QUAN


1

PHẦN 2:

CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN c ú ư

1

Chuyên đề sô 1

Vị trí, vai trò của thị trường chứng khoán trong hệ thống

33

thị trường tài chính
Chuyên đề sô 2

Giảng dạy và học tập môn học “Luật chứng khoán và thị

55

trường chứng khoán" ở Việt Nam và một số quốc gia
Chuyên đề sô 3

Giảng dạy chương “Nhập môn pháp luật về chứng khoán

68

và thị trường chứng khoán” như thế nào?
Chuyên đề sô 4


Pháp luật về phát hành chứng khoán

Chuyên đề số 5

Nội dung và phương pháp giảng dạy chương “Pháp luật về

80
102

tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung”
Chuyên đề số 6

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán

115

Chuyên đề số 7

Nội dung, phương pháp giảng dạy chương “Pháp luật về

144

kinh doanh chứng khoán”
Chuyên đề số 8

Nội dung và phương pháp giảng dạy chương "Pháp luật về

161


quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư"
Chuyên đề số 9

Nội dung, phương pháp giảng dạy chương “Pháp luật về

177

quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán”
Chuyên đề số 10

Kinh nghiệm giảng dạy môn “Pháp luật về chứng khoán

192

và thị trường chứng khoán”
PHẦN 3

Những phát hiện và kiến nghị từ một cuộc điều tra, thu

202

thập thông tin xã hội học về tình hình giảng dạy và học
tập môn “Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán”
tại Trường đại học luật Hà Nội
PHỤ LỰC

212



Phần thứ nhất

TổN G QUAN


1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

Kể từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế kinh tế thị trường, các mô hình và thiết chế kinh tế đặc
trưng của nền kinh tế thị trường cũng từng bước được hình thành và bắt đầu
hoạt động, trong đó có thiết chế thị trường chứng khoán. Không giống như
các hiện tượng kinh tế khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời dựa
trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, trong đó công cụ pháp luật
được Nhà nước sử dụng triệt để nhằm tạo dựng cơ sở, nền tảng pháp lí ban
đầu cho mô hình này hình thành và phát triển.
Với vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo luật học lớn nhất cả nước, trong
những năm gần đây Trường Đại học Luật Hà Nội đã triển khai công tác đào
tạo cử nhân luật theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn, sát hơn những yêu
cầu đòi hỏi thực tế của thị trường nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
việc trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường. Trong số rất nhiều
môn học mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, đã được
đưa vào giảng dạy tại Trường đại học Luật Hà Nội thì môn học “pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán” được xem là môn học mới và khó
nhưng cũng đầy hấp dẫn, không chỉ đối với các giáo viên mà còn đặc biệt
hấp dẫn đối với các sinh viên, học viên thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Môn học này được đưa vào giảng dạy thí điểm tại Trường đại học luật Hà
Nội từ năm 1996 và sau đó chính thức được giảng dạy cho các sinh viên khối

chuyên ngành từ năm 1998, với tư cách là một môn học lựa chọn.
Tuy nhiên, do mới triển khai giảng dạy môn học này trong vài năm trở
lại đây nên việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tối ưu cho môn học như
biên soạn giáo trình, bài giảng, chuẩn bị phương tiện và lựa chọn phương
pháp giảng dạy thích hợp đối với môn học hấp dẫn này vẫn chưa được thực
hiện tốt. Chính vì lẽ đó, Bộ môn Luật Tài chính - Luật Ngân hàng đã quyết


2

định lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn học
Luật chứng khoán và Thị trường chứng khoán” làm mục tiêu nghiên cứu
khoa học cho mình. Do nhận thức rõ đây là đề tài vừa mang tính lý luận, vừa
mang tính ứng dụng cao nên Hội đồng khoa học Trường Đại học Luật Hà
Nội đã chấp nhận và cho phép triển khai nghiên cứu trong năm 2004, với tư
cách là đề tài khoa học cấp trường. Giá trị và ý nghĩa thực tiễn của đề tài này
chính là ở chỗ, kết quả nghiên cứu của công trình này không những sẽ là cơ
sở cho việc giảng dạy và học tập môn học Luật Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán cho tất cả các hệ đào tạo đại học, mà còn tạo tiền đề thuận lợi
cho việc biên soạn giáo trình môn học “Luật chứng khoán và thị trường
chứng khoán” trong thời gian tới ở Trường đại học Luật Hà Nội.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, thị trường chứng khoán
được hình thành từ lâu và pháp luật điều chỉnh các vấn đề về chứng khoán và
thị trường chứng khoán đã đạt đến mức độ hoàn chỉnh. Ở những nước này,
mảng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán không những
được nghiên cứu, truyền bá và thực hiện nghiêm túc trên thực tế, mà còn
được dân chúng quan tâm đặc biệt bởi tầm quan trọng của nó đối với việc
đảm bảo sự an toàn về lợi ích cho các nhà đầu tư và sự thành đạt của các nhà

kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Luật Chứng khoán và thị trường
chứng khoán đã từng được quan tâm nghiên cứu với thời gian đáng kể tại các
trường đào tạo kinh tế (hoặc ở cấp độ cao đẳng - Commercial College; hoặc
tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật - tại Law School). Tuỳ theo yêu cầu, đồng
thời cũng là nét riêng của từng cơ sở đào tạo mà môn học Luật Chứng khoán
(Securities Law) hoặc Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán
(Securities Industry Law) (có thể tách rời hoặc dạy ghép) được giảng dạy với


3

thời lượng khác nhau (từ 2 đến 8 tín chỉ - credid)1.
ở Việt Nam, Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán đã bắt đầu
được nghiên cứu từ những năm 1990, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở góc độ rất hạn hẹp. Khi ban hành Luật Công ty năm 1990, các
quy định về phát hành cổ phiếu và trái phiếu được đề cập đến trong đạo luật
này như là những phương thức gọi vốn của công ty. Năm 1994, Luật Doanh
nghiệp nhà nước được ban hành và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cũng
được coi là phương thức gọi vốn bằng hình thức đi vay của doanh nghiệp nhà
nước từ công chúng. Tương tự như vậy, trái phiếu của các tổ chức tín dụng
hay trái phiếu do Chính phủ phát hành cũng chỉ được các nhà làm luật quan
niệm và tiếp cận như là những phương tiện gọi vốn của chủ thể phát hành mà
chưa được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện và thoả đáng như là các loại
chứng khoán theo đúng nghĩa của nó. Do những đặc điểm như vậy của pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm
đầu của thập niên 1990, các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý về pháp
luật thị trường chứng khoán còn ở mức độ rất khiêm tốn, chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về mảng pháp luật
điều chỉnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam; hoặc, nếu có chỉ là các kết
quả nghiên cứu đối với pháp luật về thị trường chứng khoán của các nước

trên thế giới. Chẳng hạn, đề tài: “Các qui định của pháp luật về sự hình thành
và hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam” trong khuôn khổ dự
án VIE/94/003, Bộ Tư pháp 1996; hoặc đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn
góp phần xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở
Việt Nam” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp năm 2000.
Những năm gần đây, do các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp đối với thị
trường chứng khoán Việt Nam được ban hành ngày càng đầy đủ nên đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau, tiếp cận
' Vể nội dung cụ thể chúng tôi sẽ đé cập tại mục 7.1 cùa Báo cáo này.


4

từng khía cạnh pháp lí của pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán hoặc
nghiên cứu đồng bộ pháp luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Điều
đó được thể hiện ở nhiều Luận văn thạc sĩ luật học và cả ở Luận án tiến sĩ
luật học1, hoặc ở các công trình nghiên cứu khoa học của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước2.
Tuy nhiên, cho tới nay việc đáp ứng nhu cầu hiểu biết kiến thức pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của cộng đổng dân cư cũng
như cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Điều này thể hiện ở chỗ, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu,
cho dù ở cấp cơ sở (xét ở khía cạnh một công trình khoa học ứng dụng),
hoặc một luận án hay luận văn (xét ở khía cạnh một công trình khoa học
mang nhiều tính lý thuyết) đề cập tới vấn đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc giảng dạy môn học Luật chứng khoán và Thị trường chứng khoán”.
Thực trạng này cho thấy đây là một đề tài không chỉ mang tính thời sự, mà
còn là một đề tài có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn, nhất là khả năng
ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc biên soạn giáo trình môn
Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong các trường đào tạo luật ở

Việt Nam hiện nay.
3. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u

Việc lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy môn học
Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán” vừa mang tính lý luận vừa
mang tính ứng dụng để giảng dạy, học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện chương trình đào tạo của Nhà
nước nói chung, của ngành Tư pháp nói riêng. Khi nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích sau đây:

1 Nguồn: Danh sách đề tài luận vãn thạc sĩ luật học, luận án tiến sĩ luạt học: Trường Đại học Luật Hà Nội
1996 - 2003; Viện Luật 1998 - 2002; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà N ội 1998 - 2002.
2 Nguổn: Thông tin khoa học chứng khoán, U ỷ ban Chứng khoán Nhà nước 2 0 0 1 , 2 0 02, 2003, 2004.


5

Thứ nhất, xây dựng nội dung kiến thức cơ bản nhưng tương đối hoàn
chỉnh cho hệ đào tạo đại học về Luật Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán. Chúng tôi cho rằng đây là mục đích quan trọng nhất, bởi lẽ qua thực
tế giảng dạy cũng như học tập của các hệ đào tạo (đại học, sau đại học, đào
tạo lại) với các hình thức (chính qui, tại chức...) thì những kiến thức pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán luôn dành được sự quan tâm
thoả đáng của người học. Vì lẽ đó, chúng tôi nhận thức rằng cần phải có một
chương trình thống nhất về nội dung giảng dạy môn học (hoặc học phần) về
Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong tổng thể yêu cầu đào tạo
đại học luật ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, người học sẽ được tiếp cận với hệ
thống kiến thức pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo
các cấp độ khác nhau, tuỳ theo đối tượng học. Không những vậy, việc xác
định trước nội dung của môn học sẽ tránh được hiện tượng trùng lắp về nội

dung giảng dạy, mức độ tiếp cận vấn đề đối với các cấp độ đào tạo khác
nhau; tránh được sự trùng lắp không đáng có giữa các phần trong tổng thể
chương trình giảng dạy.
Mặt khác, do hoạt động đào tạo có mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho
xã hội một nguồn nhân lực có trình độ cao - sản phẩm trí tuệ (một loại sản
phẩm khó xác định chính xác được về giá tri thật ngay trong hiện tại nhưng
lại có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai)
nên chúng tôi cho rằng, việc xác định rõ nội dung về môn học Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán là vấn đề cốt lõi của đề tài khoa học này.
Thứ hai, xác định vị trí, nhiệm vụ của môn học trong tổng thể chương
trình giảng dạy, đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam. Luật Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán được nhiều đối tượng nghiên cứu nhằm những mục đích
khác nhau. Trong bối cảnh nước ta đang từng bước chuyển đổi nền kinh tế
theo hướng thị trường thì khối lượng kiến thức nền cần phải có cho sinh viên
được cấp bằng cử nhân luật, nhất thiết không thể thiếu được những kiến thức


6

pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, đây còn
là niềm say mê, niềm hứng khởi của nhiều đối tượng sinh viên khi tiếp cận
với những tri thức cần thiết cho một nền kinh tế thị trường để sau này họ có
thể ứng dụng tốt hơn trong bước đường lập nghiệp tương lai.
Thứ ba, xác định cách tiếp cận cần thiết và hợp lý kể cả cho người học
và người dạy. Do là một môn học mới, đồng thời cũng là một lĩnh vực khoa
học pháp lý và thực tiễn kinh tế mới mẻ nên việc tiếp cận và truyền đạt
những kiến thức cần thiết về Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán
có rất nhiều nét đặc thù so với việc giảng dạy và nghiên cứu một số môn luật
khác. Đề tài này cố gắng giải quyết những vấn đề khó khăn của thực tiễn
trên cơ sở những yêu cầu chung của một môn học để đáp ứng tốt nhất mục

tiêu định trước. Với tiêu chí đó, đề tài có nhiệm vụ chỉ ra những phương
pháp cụ thể cần khuyến cáo áp dụng để giảng dạy và học tập môn học nói
chung cũng như đối với từng chương, bài cụ thể nói riêng.
Thứ tư, xác định hợp lý đối tượng cần được học tập môn học. Trong
khuôn khổ của một đề tài khoa học với mục đích ứng dụng cao, việc triển
khai thực hiện đề tài này còn hướng tới việc làm rõ những đối tượng (người
học) là ai, trên cơ sở xuất phát từ những đặc điểm riêng về chức năng và mục
tiêu đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ năm, xác định thời gian cần thiết cho việc giảng dạy và học tập
môn học. Với điều kiện cụ thể, đề tài đưa ra một số phương án khác nhau,
dựa trên yêu cầu môn học, điều kiện thực tế của nhà trường nhưng lại không
thể vượt khỏi qui định chung về thời gian do Bộ Giáo dục đào tạo qui định
cho các cơ sở đào tạo luật. Nếu được chấp nhận, những đề xuất này có thể
được áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
4. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u

Nhằm thực hiện các mục đích nghiên cứu trên đây, Ban chủ nhiệm đề


7

tài và nhóm tác giả chủ trương làm rõ các vấn đề sau đây:
- Xác định đúng vị trí cho môn học Luật Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán trong hệ thống cấu trúc môn học đào tạo ngành luật.
- Tìm ra những luận cứ khoa học cho việc hình thành kết cấu chương
trình học tập, giảng dạy của môn học Luật Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán.
- Xác định phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng nội dung cụ thể
của môn học.
- Xác định yêu cầu cụ thể cho công tác giảng dạy và học tập môn học

Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán tại Trường Đại học Luật Hà
Nội.
- Xây dựng một chương trình chuẩn cho việc giảng dạy môn học Luật
Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, cùng với việc xác định các phương
pháp giảng dạy phù hợp với chương trình đó.
Với những yêu cầu (nội dung) nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên
cứu của đề tài cũng chỉ giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến môn
học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán với tư cách là một vấn đề
cần được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật. Điều này xuất phát từ chính
yêu cầu thực tiễn của kinh tế toàn cầu hiện nay cũng như xu hướng phát triển
tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong lộ trình hội nhập, yêu cầu thực tế của
sự phát triển. Khi nghiên cứu đề tài này, Ban chủ nhiệm đề tài cùng với tập
thể tác giả luôn ý thức rằng, để nghiên cứu một cách toàn diện và khoa học
đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn học Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán”, cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như khái niệm, vị trí của một môn học độc lập;
những vấn đề pháp lý về phân chia ngành luật1; cơ cấu chương trình giảng
1 Nguồn: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, tr. 393 - 414. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công
an nhân dân, 2002.


8

dạy cho các khối ngành; những điểm tương đồng và khác biệt giữa việc
giảng dạy môn học này tại Việt Nam so với một số trường đại học nước
ngoài điển hình mà Trường Đại học Luật Hà Nội đã và

đang có quan hệ

hợp tác chặt chẽ về lĩnh vực đào tạo. Tuy nhiên, đây thực sự là những vấn đề

rất phức tạp và mới mẻ ở nước ta nên việc nghiên cứu chúng cần phải được
tiếp tục thực hiện ở các công trình nghiên cứu có cấp độ cao hơn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác xít, đặc biệt
là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Dùng các phép phân tích, tổng hợp so sánh, xây dựng mô hình để
làm sáng tỏ căn cứ, cơ sở cho việc giảng dạy một môn khoa học pháp lý
chuyên ngành.
- Dùng các phép điều tra, thu thập thông tin về nhận thức, ý kiến của
nhiều đối tượng khác nhau, qua đó nhận biết nhu cầu của họ trong quá trình
học tập giảng dạy môn học này.
Những phương pháp này được sử dụng kết hợp, với những liều lượng
khác nhau trong từng chuyên đề của các tác giả và do đó được xem như là
những phương pháp nghiên cứu của toàn bộ đề tài.
6. TÌNH HÌNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỂ TÀI

Được sự chấp nhận của Trường Đại học Luật Hà Nội, Ban chủ nhiệm
đề tài cùng với tập thể thành viên, các chuyên gia đã tiến hành các hoạt động
cần thiết, theo đúng tiến độ cam kết.
Thứ nhất, nhằm giải quyết đầy đủ nội dung yêu cầu của đề tài, Ban
chủ nhiệm đề tài cùng tập thể tác giả, các chuyên gia đã tiến hành hội thảo
với qui mô nhỏ và đi đến thống nhất thực hiện các chuyên đề sau:
- Vai trò của chứng khoán và thị trường chứng khoán trong hệ thống


9

thị trường tài chính. Chuyên đề này nhằm xác định rõ yêu cầu cần phải

nghiên cứu môn học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán như một
nội dung bắt buộc trong hệ thống pháp luật thị trường tài chính.
- Giảng dạy và học tập môn học Luật Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán trong hệ thống các môn học luật ở Việt Nam và một số quốc
gia.
- Nội dung, phương pháp, yêu cầu giảng dạy chương: “Nhập môn Luật
Chứng khoán và Thị trường chứng khoán”.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy chương: “Pháp luật về tổ chức và
hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung”.
- Nội dung, phương pháp, yêu cầu giảng dạy chương: “Pháp luật điều
chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán”.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy chương: “Pháp luật về kinh doanh
chứng khoán”.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy chương: “Pháp luật về công ty
chứng khoán”.
- Cơ sở cho việc xây dựng nội dung vả phương pháp giảng dạy về quĩ
đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quĩ đầu tư chứng khoán.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy chương: “Quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán”.
- Kinh nghiệm giảng dạy môn Luật Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán tại trường Đại học Luật Hà Nội.
- Những phát hiện và kiến nghị từ một cuộc điều tra - thu thập thông
tin xã hội học về tình hình giảng dạy và học tập môn Luật Chứng khoán và
Thị trường chứng khoán tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ hai, các chuyên đề trên đây đã được triển khai thực hiện một cách
khẩn trương, đồng bộ trên tinh thần đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy môn
học này trong tổng thể các môn học luật tại Trường đại học luật Hà Nội.


10


Trong quá trình triển khai nghiên cứu các chuyên đề, các tác giả đã cố
gắng thể hiện đầy đủ những định hướng chung cho việc nghiên cứu nội
dung toàn bộ đề tài, đồng thời cũng đưa ra ý kiến cá nhân liên quan đến
nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy thích hợp, thời gian thích hợp
cũng như đối tượng cần được tiếp nhận môn học này cho từng chương
trong tổng thể chương trình giảng dạy môn học Luật chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
Thứ ba, nhóm chuyên gia tổ chức các cuộc họp, hội thảo với qui mô
nhỏ nhằm làm rõ nội dung và phương pháp giảng dạy đối với môn học. Đây
cũng là một yêu cầu thực tế bởi lẽ môn học này đã và đang được giảng dạy
bởi chính tập thể tác giả, nhằm giúp cho công việc giảng dạy đang thực hiện
có chất lượng tốt nhất.
Thứ tư, đã tiến hành xây dựng nội dung, lập, phát và xử lý hàng trăm
phiếu điều tra xã hội học về tình hình giảng dạy và học tập môn Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán.
Thứ năm, tiến hành đánh giá kết quả điều tra để trên cơ sở đó xác
định đúng và đầy đủ, chính xác, khách quan yêu cầu của người học đối với
việc giảng dạy môn học này trong giai đoạn tới đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ sáu, dựa trên toàn bộ kết quả chuyên đề và điều tra xã hội học, Ban
chủ nhiệm đề tài viết Báo cáo tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỂ TÀI

Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn bộ cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng nội dung chương trình cũng như phương pháp
giảng dạy, học tập cho cả người dạy và người học môn Luật Chứng khoán và
Thị trường chứng khoán ở nước ta. Đề tài này có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, đề tài đã làm rõ được vị trí của môn học Luật Chứng khoán
và Thị trường chứng khoán trong tổng thể chương trình đào tạo cử nhân luật
tại Trường Đại học Luật Hà Nội.



11

Thứ hai, đề tài làm rõ phạm vi nghiên cứu của môn học Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán. Thông qua nội dung chương trình giảng
dạy cùng với đặc tính của Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, đề
tài đã chỉ ra sự khác biệt của việc nghiên cứu Luật Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán với việc nghiên cứu chứng khoán và thị trường chứng
khoán (đang được giảng dạy và học tập tại một số trường đại học kinh tế).
Phạm vi nghiên cứu và giảng dạy môn học Luật Chứng khoán và thị trường
chứng khoán cũng khác và không trùng lắp với nội dung của một số môn
học luật chuyên ngành kinh tế như luật về các loại hình doanh nghiệp, luật
hợp đồng, luật thương mại (gắn với hàng hoá và dịch vụ thông thường).
Thứ ba, đề tài xây dựng được toàn bộ nội dung cơ bản chương trình
môn học phù hợp với chương trình đào tạo chung của nhà trường. Nội dung
này có thể đáp ứng được với yêu cầu khác nhau của các hệ đào tạo do
Trường Đại học Luật Hà Nội đảm nhiệm. Trên cơ sở phân định mức độ và
nội dung nghiên cứu của từng hệ đào tạo sẽ tránh được tình trạng bỏ sót hoặc
trùng lặp về nội dung giảng dạy ở các cấp độ khác nhau.
Thứ tư, đề tài đã tìm ra được những phương pháp giảng dạy thích hợp
cho từng nội dung cụ thể trong chương trình giảng dạy môn học, đảm bảo sự
phù hợp với thực trạng điều kiện vật chất hiện có của các cơ sở đào tạo đại
học, trong đó có Trường đại học luật Hà Nội.
Thứ năm, đề tài đã chỉ ra tiềm năng nghiên cứu và giảng dạy môn học
này của đội ngũ giảng viên Trường đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là đội ngũ
giảng viên Bộ môn Luật Tài chính - Luật Ngân hàng, phù hợp với những đòi
hỏi ngày càng khắt khe hơn về chất lượng đào tạo đại học trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
Thứ sáu, đề tài đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm phục vụ cho việc

giảng dạy và học tập môn học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán.


12

8. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI

8.1.

Sự cần thiết phải học tập và giảng dạy môn học Luật Chứng

khoán và thị trường chứng khoán
Việc giảng dạy và học tập môn Luật Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu, được lý giải
bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán với
vị trí là bộ phận quan trọng của thị trường tài chính của các quốc gia có nền
kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu phải được học tập, nghiên cứu xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đối với các quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường, yêu cầu xác định
đúng cơ cấu, vị trí, vai trò thực của các bộ phận thị trường tài chính chưa
phải là thiết yếu. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính
phủ các quốc gia thường quan tâm đồng bộ tới các bộ phận của thị trường tài
chính và thông qua chúng, Nhà nước (hoăc thông qua các cơ quan chức
năng) tiến hành các hoạt động nhằm ổn định nền kinh tế xã hội. Khi xác
định cơ cấu thị trường tài chính với mục đích sử dụng kết quả phân chia ấy
để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đối với nền kinh tế, các chuyên gia trên
thế giới đều thống nhất chia thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ, thị
trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Các bộ phận thị trường này có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, hoặc cơ quan tài chính nhà nước hoặc ngân

hàng trung ương quốc gia thường sử dụng nó như là những đòn bẩy với tính
chất “lây lan” từ bộ phận thị trường này sang bộ phận thị trường khác.
Ngược lại, các nhà tài chính lớn, những “đại gia tài chính” lại cũng sử dụng
rất nhuần nhuyễn sự tác động qua lại của các bộ phận thị trường tài chính
làm cho thị trường tài chính một quốc gia “điên đảo” 1.
1 Có thể lấy thực tế thị trường chứng khoán Hồng K ông làm ví dụ.


13

Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây Nhà nước đã chú ý đúng
mức tới thị trường đặc biệt này, đã và đang dùng các biện pháp tác động
tương hỗ để quản lý cũng như vận hành đồng bộ thị trường tài chính, mặc dù
thị trường chứng khoán còn đang ở mức độ rất non trẻ. Những thành công
của thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường tín dụng, thị trường tín phiếu kho
bạc đã chứng minh khả năng Nhà nước thực hiện tốt chính sách tài chính
tiền tệ quốc gia trong thời gian qua. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp
đên thị trường hối đoái (có sự biến động về cung cầu ngoại hối, giá cả của
các đổng tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối), v ề lĩnh vực này, đã
có nhiều kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam trong
quá trình xây dựng và vận hành thị trường tài chính Việt N am 1.
Thứ hai, thực tiễn ở trường đại học có nhiệm vụ đào tạo trong lĩnh
vực luật học các quốc gia, môn Luật chứng khoán và Thị trường chứng
khoán đã được học tập và giảng dạy từ rất lâu. Một số ví dụ cụ thể:
Tại Úc, môn học Luật thị trường chứng khoán là một nội dung quan
trọng của chương trình đào tạo cử nhân luật. Tại Khoa Luật các trường đại
học Tổng hợp Syney, Tổng hợp Melboume, chương trình môn học Luật Thị
trường chứng khoán được nghiên cứu với 4 - 6 tín chỉ.
Ở Thụy Điển, tại khoa Luật, Đại học Tổng hợp Lund, môn học Luật


Tháng 10.1997 là đinh cao của khủng hoảng tiền tệ Châu Á, đổng Bath mất giá nghiêm ưọng, lan đến Hổng
Kông. D o đông Đ ô la Hổng K ông có dấu hiệu mất giá (do biến động tại thị trường ngoại hối), Ngân hàng
trung ương Hổng K ông áp dụng nghiêp vụ tăng "lai suất qua đêm" lên 200 - 300% (iàm biến động thị
trường tiền tê). N ghiệp vụ này làm đổng Đ ô la H ổng Kông tăng giá ư ờ lại (tác động trờ lại thị truèmg ngoại
hối), nhưng giá chứng khoán giảm mạnh (tác dụng trực tiếp đến thị truờng chứng khoán Hổng Kông). Điẻu

này cũng lan sang thị trường chứng khoán Mỹ, Ánh, Nhật...
Tháng 10.1998, Sorop - một đại tư bản tài chính Hoa Kỳ quyết tâm đánh vào thị trường chứng khoán Hổng
Kông nhưng thông qua con đường ban đầu là thị trường hối đoái với "nghiệp vụ bán khống". Trên thị
trường hối đoái, Sorop vay Đ ôla M ỹ để bán ra, làm giá Đô la Hổng K ông giảm . Đ ổng thời tại thị trường
chứng khoán, ông ta vay chứng khoán để bán, cũng làm giá chứng khoán giảm . Thông thường, với tình
huỏng này, nẻu Ngân hàng trung ưcmg tăng lãi suât tín dụng sẽ làm giá chứng khoán tiếp tục giảm (nếu lãi
suât tăng thì giá chứng khoán sẽ giảm và ngược lại). Dự định đến thời điểm giảm giá cuối cùng, Sorop sẽ
mua chứng khoán đề trả nợ và làm vỡ thị trương chím g khoẳn.
' Nguôn: TS Lê Hoàng Nga: Thị trường liên ngân hàng và quan hộ tương tác với các bô phận thị trường tài
chính khác ở Viẹt Nam hiện nay. Tạp ch í Chứng khoán, số 2, 3 năm 2003.


14

Thị trường chứng khoán được giảng dạy kết hợp với môn học Luật Ngân
hàng, với thời lượng giảng dạy 2 môn học lên đến 10 tín chỉ.
Tại Hoa Kỳ, môn học về thị trường chứng khoán được đặt với một mã
số cụ thể cùng với các nội dung liên quan đến luật ngân hàng, luật tài chính,
luật công ty (mã 22.02.05 trong mã ngànhluật nói chung 22).
Tại Nhật Bản, theo Giáo sư KANDA - Đại học tổng hợp Tokyo và
Giáo sư OTSUKA - Đại học Waseda (những giáo sư nổi tiếng trong việc
nghiên cứu và giảng dạy môn Luật Thị trường Chứng khoán và Luật Công
ty), môn học Luật Thị trường chứng khoán được nghiên cứu với thời lượng
nghiên cứu 1,5 giờ/tuần; giảng dạy liên tục từ tháng 4 đến tháng 7 và tháng 9

đến tháng 2 hàng năm. Điều này chứng tỏ môn học Luật Thị trường chứng
khoán rất được coi trọng tại Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, môn học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán được nghiên cứu là một môn học bắt buộc hay tự chọn, tuỳ theo từng
cơ sở đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, thời lượng dành cho môn học này cũng là
rất đáng kể (từ 2 đến 4 tín chỉ). Nếu so sánh với các môn học luật thuộc lĩnh
vực kinh tế khác, đây cũng là thời lượng quan trọng và hoàn toàn không thua
kém so với các môn học được coi là quan trọng khác như luật ngân sách, luật
thuế, luật công ty... Tại Thái Lan, môn học này cũng có thời gian nghiên cứu
là 2 tín chỉ và được coi là môn học bắt buộc đối với các ngành học chính.
T hứ ba, ở Việt Nam, môn học Thị trường chứng khoán đã được nhiều
trường đại học nghiên cứu và đưa vào giảng dạy như là điểm mới trong
chương trình đào tạo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước
trong điều kiện mới từ những năm 1998. Tuy nhiên, đối tượng được giảng
dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo này tập trung vào việc nghiên cứu,
đánh giá bản chất của thị trường, các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán
và thị trường chứng khoán mà chưa có một cơ sở nào giảng dạy môn Luật


15

Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Điều này có thể được lý giải bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng không thể phủ nhận sự khó khăn của
các trường đại học (trong đó không tính tới Trường Đại học Luật Hà Nội) về
đội ngũ cán bộ có thể đảm nhiệm tốt chương trình môn học Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán. Thêm nữa, ỵêu cầu và thực tế tiếp cận
thông tin, quan trọng hơn là việc xử lý thông tin pháp luật trong nước cũng
như pháp luật quốc tế của lĩnh vực mới mẻ này cũng khá nan giải.
T hứ tư, việc đưa môn học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán vào giảng dạy là phù hợp với tình hình chuyển đổi nền kinh tế đất

nước, đáp ứng với yêu cầu về đào tạo con người trong giai đoạn mới. Trường
Đại học Luật Hà Nội đã chính thức đưa môn Pháp luật thị trường chứng
khoán vào giảng dạy cho sinh viên khối Luật kinh tế - Luật Quốc tế với tư
cách là môn học tự chọn. Đối với hệ đào tạo tại chức, môn học Pháp luật Thị
trường chứng khoán cũng được lồng ghép vào chương trình giảng dạy của
môn Luật Tài chính với thời gian đáng kể (chuyển thời gian giảng dạy Luật
Tài chính từ 45 tiết lên 80 tiết). Tuy nhiên, qua thực tế đảm nhiệm giảng dạy
nội dung môn học Pháp luật thị trường chứng khoán, Ban chủ nhiệm đề tài
cùng tập thể tác giả nhận thấy cần phải có chương trình mang tính "bài bản"
cho các đối tượng học tập môn học này. Đồng thời với việc xác định phải
chuẩn hoá nội dung chương trình giảng dạy, cũng cần phải nhấn mạnh sự
cần thiết phải giảng dạy môn học này cho các đối tượng học viên khác nhau
của các hệ đào tạo luật.
8.2.

Nội dung chương trình môn học Luật chứng khoán và Thị

trường chứng khoán
Trước khi xây dựng nội dung môn học Luật Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán theo đề tài này, Ban chủ nhiệm đề tài cùng với tập thể
tác giả dựa trên nhiều luận cứ khác nhau.


16

Thứ nhất, nội dung môn học thể hiện sự kế thừa những kết quả nội
dung chương trình giảng dạy và được đánh giá rất hợp lý trong quá giai đoạn
1997 - 2002 với tiêu đề Pháp luật về thị trường chứng khoán.
Thứ hai, nội dung môn học cũng là kết quả của quá trình nghiên cứu,
tìm tòi những nội dung chương trình giảng dạy môn học Luật Thị trường

chứng khoán của nhiều cơ sở đào tạo luật tại một số quốc gia mà tập thể giáo
viên bộ môn Luật Tài chính - Luật Ngân hàng có thể tìm hiểu được. Ví dụ:
tập thể giáo viên bộ môn đã xem xét, nghiên cứu chi tiết nội dung giảng dạy
(kể cả các câu hỏi - tests, bài tập tình huống - case study) của Tổng hợp
Sydney, Melboume; Tổng hợp Tokyo; Tổng hợp Lund...
Thứ ba, do mục đích giảng dạy phải gắn ỵới yêu cầu thực tế của hệ
thống pháp luật, của đòi hỏi kinh tế xã hội nên pháp luật thực định của Việt
Nam cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng chương trình giảng dạy và học
tập môn học này. Căn cứ này, nếu như trong giai đoạn 1997 chưa được xác
định rõ ràng thì hiện nay, những nội dung cụ thể đã được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật khác nhau và đang đi vào cuộc sống.
Từ những lý do trên, về kết cấu chung, môn học Luật Chứng khoán và
Thị trường chứng khoán dự định thực hiện như sau1:
Chương 1: Nhập môn Pháp luật vê chứng khoán và thị trường
chứng khoán
Chương này cung cấp cho người học những kiến thức có tính chất nền
tảng, làm cơ sở và tiền để thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức các chương
tiếp theo. Chương 1 giải quyết được mối quan hệ giữa các vấn đề cơ bản
được trình bày trong các chương của toàn bộ nội dung môn học và lý giải rõ
vì sao phải sắp xếp thứ tự các chương để đảm bảo tính logic và khoa học của
toàn bộ môn học.


17

Chương 2: Pháp luật về phát hành chứng khoán
Pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán là nội dung quan
trọng của môn học, cũng là một nội dung chỉ ra cho người học sự khác biệt giữa
môn học Luật Thị trường chứng khoán với môn học Luật Thương mại.
Chương 2 giải quyết những nội dung chủ yếu về khái niệm, đặc điểm

phát hành chứng khoán; các phương thức phát hành; các loại chủ thể được
phép phát hành chứng khoán cùng với điều kiện cho các chủ thể, các phương
thức phát hành. Tại chương này cũng đề cập tới khả năng có thể bị hạn chế
hoặc hành vi bị coi là vi phạm mà các chủ thể phát hành cũng như nhà đầu tư
cần phải quan tâm khi tham gia vào hoạt động phát hành chứng khoán.
Chương 3: Pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng
khoán tập trung
t

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán tập
trung cũng là nội dung quan trọng, đồng thời cũng phản ánh sự độc lập
tương đối trong mối quan hệ giữa Luật Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán với Luật thương mại. Đối với hoạt động thương mại thông thường, vấn
đề cơ cấu và tổ chức thị trường không phải là trọng tâm cốt yếu. Nhưng đối
với các giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn, thị trường tập trung được hiểu
là mô hình xác định chính thức có các giao dịch chứng khoán hay không.
Chương 3 giải quyết những nội dung cơ bản về cơ cấu tổ chức của thị
trường tập trung trong sự so sánh với cơ cấu tổ chức của một số loại thị
trường khác trong hệ thống thị trường của nền kinh tế thị trường; chỉ ra
những đặc điểm của thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam. Chương
này cũng lý giải cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung, bao
gồm cả nguyên tắc pháp lý về hoạt động của thị trường này. Những vấn đề
liên quan đến chế độ niêm yết chứng khoán, chế độ công bố thông tin cùng
1 Phần nội dung cụ thể được thể hiện chi tiết tại các chuvén đé do các tác giả thuc hiên.

THƯ VIỆN
ị TRƯỜNG ĐAI HỌC LŨÃĨ h ả

33
.




nôi


18

với các loại thông tin được công bố, chế độ giám sát tại thị trường được làm
rõ như là nội dung cơ bản của hoạt động thị trường chứng khoán tập trung.
Chương 4: Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán trước hết
chỉ ra cho người học sự khác biệt về loại chủ thể được phép tham gia vào
hoạt động kinh doanh chứng khoán với tư cách là nhà kinh doanh chuyên
nghiệp. Nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề chung nhất của công ty
chứng khoán: xác định được hình thức pháp lý mà nó có thể tồn tại, những
điều kiện để công ty chứng khoán có thể được thành lập, đi vào hoạt động
cùng như khả năng chúng bị giải thể, hay tuyên bố phá sản. Ngay tại những
nội dung cụ thể đã giải quyết được nét đặc thù của công ty chứng khoán với
tư cách là loại chủ thể đặc biệt so với các mô hình tổ chức kinh doanh thông
thường nghiên cứu trong phần luật doanh nghiệp nhưng nội dung môn học
luật doanh nghiệp không có điều kiện hoặc không thể đề cập tới mô hình của
các chủ thể kinh doanh đặc biệt này. v ề hoạt động của công ty chứng khoán
cũng thể hiện là những lĩnh vực đặc biệt, bao gồm hoạt động bảo lãnh phát
hành, quản lý danh mục đầu tư, tự doanh, môi giới, tư vấn đầu tư chứng
khoán. Những nội dung kinh doanh này hoàn toàn mới mẻ và mang đầy tính
đặc thù so với hoạt động kinh doanh thông thường.
Chương 5: Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý
qu ĩ đầu tư chứng khoán

Cùng với yêu cầu tìm hiểu về chủ thể kinh doanh chứng khoán là công
ty chứng khoán, việc nghiên cứu quĩ đầu tư chứng khoán với mục đích làm
sáng tỏ vai trò của quĩ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán, từ
đó phân tích cơ chế pháp lý cho việc hình thành và đảm bảo hoạt động của
quĩ đầu tư chứng khoán. Do quĩ đầu tư là loại quĩ tiền tệ đặc biệt nên trong


19

chương này cũng phân tích mối quan hệ giữa các bên tham gia vào cơ chế
hoạt động của quĩ: người đầu tư, quĩ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quĩ
đầu tư, ngân hàng giám sát.
Chương 6: Pháp luật về kinh doanh chứng khoán
Hoạt động kinh doanh chứng khoán được xem xét trong chương này
như là một nội dung kinh doanh đặc thù trong thương mại (với điều kiện
khái niệm thương mại phải được xem xét theo nghĩa rộng mà không phải chỉ
bao gồm 14 hành vi thương mại như ghi nhận tại Luật Thương mại hiện
nay). Tuy nhiên, nội dung này lại chỉ là một trong nhiều nội dung cần được
giải quyết của môn học Luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Điều
này cũng phù hợp với cách hiểu về kinh doanh, thương mại hiện nay (kinh
doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh ngân hàng đã và đang
là những hoạt động kinh doanh đặc thù, cần được nghiên cứu và có cơ chế
điều chỉnh riêng biệt so với các loại hình kinh doanh thương mại khác).
Chương pháp luật về kinh doanh chứng khoán đề cập tới khái niệm
kinh doanh chứng khoán cùng với những điểm chung, điểm riêng của kinh
doanh chứng khoán so với khái niệm kinh doanh thông thường; đưa ra nội
hàm của khái niệm kinh doanh chứng khoán. Từ nội dung kinh doanh chứng
khoán, phần pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ làm
sáng tỏ những qui định cơ bản điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành, môi
giới, tự doanh, tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Phần

pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng là nội dung
tạo ra sự khác biệt của môn học nếu như hiểu đây là một hoạt động giao dịch
kinh doanh chứng khoán so với các giao dịch khác.
Chương 7: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Vấn đề quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán rất cần thiết phải
được nghiên cứu và giảng dạy tại môn học này, bởi lẽ cơ quan quản lý nhà


20

nưóc về thị trường chứng khoán, hình thức cũng như nội dung quản lý nhà
nưóc về thị trường chứng khoán có rất nhiều nét đặc thù.
Chương 7 giải quyết haì vấn đề lớn. Một là xác định vị trí của cơ quan
quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, trong đó đề cập đầy đủ tới cơ
cấu tổ chức, vị trí của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong bộ máy nhà
nước cũng như nhiệm vụ cơ bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đối với
thị trường chứng khoán. Hai là xác định nội dung quản lý nhà nước đối với
thị trường chứng khoán. Nội dung quản lý nhà nước của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước có nhiều điểm tương đồng với Ngân hàng Nhà nước và Bộ
Tài chính khi quản lý các lĩnh vực chuyên ngành như hoạt động kinh doanh
ngân hàng, hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Với những nội dung cơ bản trình bày tại 7 chương, môn Luật Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán đã giới thiệu được khá toàn diện nội dung
pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán. Người học sẽ nhận thức được
những vấn đề cốt lõi, đặc điểm và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với thị
trường chứng khoán. Điều đó có nghĩa, đây mới chỉ là những kiến thức nền,
những nội dung mang tính pháp luật chuyên sâu sẽ được tiếp tục đề cập tới
trong các chuyên đề giảng dạy ở các cấp độ cao hơn.
8.3. Về những kết quả điều tra cơ bản
VI đề tài khoa học do tập thể tác giả thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và

thực tiễn. Những nội dung đã và đang giảng dạy, học tập; những ỷêu cầu của
đời sống pháp lý kinh tế; những đòi hỏi của nền kinh tế trong giai đoạn hiện
tại và tương lai yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài cần phải tiến hành những khảo
sát thực tế. Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu học tập môn học Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán rất lớn; đối tượng đã và đang được học tập
môn học nêu trên còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, kết quả
phân tích thông tin yêu cầu giáo viên và học viên phải có những phương


×