Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu dịch tễ học bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 159 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
TRUYỀN NHIỀM (INFECTIOUS BRONCHITIS - IB) Ở GÀ
NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
______________________________________________________________

NGUYỄN THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
TRUYỀN NHIỄM (INFECTIOUS BRONCHITIS - IB) Ở
GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Dịch tễ học thú y

Mã số:

9.64.01.08


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Phan
TS. Lê Huỳnh Thanh Phương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Loan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê Văn Phan và TS. Lê Huỳnh Thanh Phương, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Tập đoàn DABACO Việt
Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp công tác tại Công ty TNHH
MTV AVAC Việt Nam, Trung tâm Chẩn đoán Thú y DABACO đã hỗ trợ và cung cấp
tài liệu cũng như các nguyên liệu cần thiết để tôi thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận án.

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Loan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mu ̣c lu ̣c ............................................................................................................................ iii
Danh mu ̣c các ký hiê ̣u và các chữ viế t tắ t........................................................................ vi
Danh mu ̣c các bảng ........................................................................................................ viii
Danh mu ̣c các hiǹ h .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2

1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà ............................................................... 4

2.1.1. Lịch sử bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên thế giới.......................................4

2.1.2. Tình hình bệnh và những vấn đề nghiên cứu về bệnh Viêm phế quản truyền
nhiễm ở Việt Nam .................................................................................................7
2.2.

Đặc tính sinh học của IBV ....................................................................................9

2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và phân loại ............................................................. 9
2.2.2. Sức đề kháng, phương thức truyền lây của IBV .................................................15
2.2.3. Đặc tính nuôi cấy của IBV ..................................................................................17
2.3.

Đặc điểm phân tử của virus viêm phế quản truyền nhiễm ..................................19

2.3.1. Gen Glycoprotein S ............................................................................................. 20
2.3.2. Gen Glycoprotein S1........................................................................................... 21
2.3.3. Gen Glycoprotein S2........................................................................................... 22

iii


2.3.4. Nghiên cứu dịch tễ học IBV dựa trên genotype ..................................................22
2.4.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm .....................................................................24

2.4.1. Dịch tễ học ..........................................................................................................24
2.4.2. Phương thức truyền lây .......................................................................................24
2.4.3. Cơ chế gây bệnh ..................................................................................................25
2.4.4. Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................... 26
2.4.5. Bệnh tích .............................................................................................................27

2.5.

Vacxin phòng bệnh ............................................................................................. 32

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 34

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 34

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 34

3.3.1. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đoán phát hiện IBV và nghiên cứu biến
đổi bệnh lý IB trên gà .......................................................................................... 34
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ IB ở gà ta ̣i mô ̣t số tin̉ h miền Bắc Việt
Nam .....................................................................................................................34
3.3.3. Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng IBV phân lập
được.....................................................................................................................34
3.3.4. Phân tích trình tự gen và xây dựng cây phả hệ ......................................................35
3.4.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 35

3.4.1. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 1 ....................................................................35
3.4.2. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 2 ....................................................................36

3.4.3. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 3 ....................................................................36
3.4.4. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 4 ....................................................................36
3.5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37

3.5.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1 ............................................................ 37
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2 ............................................................ 40
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 3 ............................................................ 44
3.5.4. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 4 ............................................................ 46

iv


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 49
4.1.

Ứng dụng kỹ thuật rt-pcr để chẩn đoán phát hiện IBV và nghiên cứu biến
đổi bệnh lý IB ......................................................................................................49

4.1.1. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán phát hiện IBV ............................. 49
4.1.2. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý IB ở gà ..........................................55
4.2.

Đặc điểm dịch tễ ib ở gà tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam ............................ 67

4.2.1. Tình hình mắc IB ở gà tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ............................... 67
4.2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh IB ...................................................73
4.3.


Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng IBV phân lập
được.....................................................................................................................82

4.3.1. Phân lập IBV trên trứng gà sạch có phôi ............................................................ 82
4.3.2. Xác định một số đặc tính sinh học của các chủng IBV phân lập được ...............86
4.4.

Phân tích trình tự gen và xây dựng cây phả hệ ...................................................91

4.4.1. Phân tích trình tự gen S1 và xây dựng cây phả hệ ..............................................91
4.4.2. Phân tích trình tự gen S của các chủng IBV phân lập được từ thực địa .............99
4.4.3. Phân tích đặc điểm của các chủng IBV lưu hành ở miền Bắc Việt Nam .........107
Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 114
5.1.

Kết luận .............................................................................................................114

5.2.

Đề nghị ..............................................................................................................114

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ........................................ 116
Tài liê ̣u tham khảo ........................................................................................................ 117
Phụ lục .......................................................................................................................... 133

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

aa

Amino acid

BPL

Betapropiolactone

BHK-21

Baby hamster kidney-21

CAM

Chorioallantois membrane

cDNA

Complementary deoxyribonucleic acid

CEK

Chicken embryo kidney

CEL


Chicken embryo liver

CI

Confidence interval

CK

Chicken kidney

CPE

Cytopathic effect

E

Envelop

E.coli

Escheriachia coli

EID50

Embryo infection dose 50%

ELD50

Embryo lethal dose 50%


ED50

Embryo (infection or lethal) dose 50%

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay

DNA

Deoxyribonucleic acid

HI

Haemagglutination inhibition

HVR

Hypervariable region

IB

Infectious bronchitis

IBV

Infectious bronchitis virus

IFA


Indirect immunofluorescent assay

kb

Kilo base

kDa

Kilo dalton

M

Membrane

MAb

Monoclonal antibodies

mRNA

Messenger ribonucleic acid

N

Nucleocapsid

nt

Nucleotide


vi


OIE

World organisation for Animal health

ORF

Open reading frame

ORT

Ornithobacterium rhinotracheale

PCR

Polymerase chain reaction

PBS

Phosphate-buffered saline

RFLP

Restriction fragment length polymorphism

RNA

Ribonucleic acid


RNP

Ribonucleoprotein

RR

Relative risk hay Risk ratio

RT-PCR

Reverse transcriptase – Polymerase chain reaction

S

Spike

sM

Small membrane

SPF

Specific pathogen free

TAE

Tris-acetate-ethylendiamin tetraacetic acid

TOC


Tracheal organ culture

UTR

Untranslated region

VN

Virus neutralization

VNT

Virus neutralization test

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Thành phần của phản ứng PCR........................................................................... 39

3.2.


Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ..................................................................... 39

3.3.

Bảng 2x2 về quan hệ yếu tố khảo sát với IB theo đàn ........................................ 43

4.1.

Kết quả chẩn đoán IB bằng phương pháp RT-PCR ............................................ 54

4.2.

Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà mắc IB ..................... 57

4.3.

Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc IB............................... 61

4.4.

Sản lượng trứng của gà đẻ mắc IB ...................................................................... 62

4.5.

Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể của gà mắc IB ................................ 64

4.6.

Tỉ lệ gà mắc IB trên địa bàn nghiên cứu ............................................................. 68


4.7.

Tỷ lệ gà mắc IB theo lứa tuổi gà trên địa bàn nghiên cứu .................................. 69

4.8.

Tỷ lệ gà mắc IB theo mùa trên địa bàn nghiên cứu ............................................ 71

4.9.

Yếu tố nguy cơ về phương thức chăn nuôi ......................................................... 73

4.10. Yếu tố nguy cơ về quy mô chăn nuôi ................................................................. 75
4.11. Yếu tố nguy cơ về tiêm phòng vacxin IB ........................................................... 76
4.12. Yếu tố nguy cơ về nguồn gốc giống ................................................................... 78
4.13. Yếu tố nguy cơ về vị trí trang trại ....................................................................... 79
4.14. Yếu tố nguy cơ về vệ sinh chuồng trại ................................................................ 80
4.15. Thông tin về các chủng IBV phân lập được ....................................................... 85
4.16. Kết quả kiểm tra sự thích nghi của các chủng IBV trên phôi gà ........................ 86
4.17.

Kết quả tổng hợp số phôi chết và số phôi nhiễm IBV ở từng nồng độ gây nhiễm .... 89

4.18. Kết quả tính EID50/ml và ELD50/ml.................................................................... 90
4.19. Các chủng IBV tham chiếu được sử dụng so sánh với chủng VNUA-HN01 ..... 94
4.20. Mức độ tương đồng về nucleotide và amino acid của chủng VNUA-HN01 so
sánh với các chủng tham chiếu ........................................................................... 95
4.21. So sánh mức độ tương đồng nucleotide và amino acid của gen S của các chủng
IBV phân lập ở Việt Nam và các chủng IBV tham chiếu khác ........................ 101


viii


DANH MỤC CÁC HÌ NH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Hình ảnh IBV trên kính hiển vi điện tử ................................................................ 10

2.2.

Tổ chức hệ gen của IBV với các điểm nóng đột biến, mối quan hệ với sự sửa
đổi trong glycoprotein spike và nucleoprotein của virus và tầm quan trọng
liên quan đến các đặc tính sinh học và miễn dịch học của IBV ........................ 12

2.3.

Tổ chức bộ gen điển hình của coronavirus gia cầm ............................................. 20

2.4.

Gà bị nhiễm IBV .................................................................................................. 26

2.5.


Bất thường về hình dạng và kích cỡ trứng gà bị nhiễm IBV (a) .......................... 27

2.6.

Khí quản tiết dịch nhầy, tắc nghẽn và tăng trương lực (a); các vùng tập trung
viêm phổi nhẹ (b) ................................................................................................. 28

2.7.

Thận sưng và sung huyết do IBV ......................................................................... 29

2.8.

Bệnh tích đại thể ở phủ tạng của gà nhiễm IBV. (a) tích tụ lòng đỏ trứng
trong xoang bụng; (b) gan sưng, nhợt nhạt và dễ vỡ; (c) xuất huyết nhiều trên
bề mặt dạ dày tuyến, (d) dạ dày cơ và (e) ruột non .............................................. 30

2.9.

Sự giãn nở của toàn bộ ống dẫn trứng .................................................................. 30

2.10. Bằng chứng về chất tiết niêm mạc của tế bào biểu mô (a) và sự xâm nhập
của tế bào lympho trong biểu mô (b) ................................................................... 31
3.1.

Thu hoạch nước xoang niệu nang sau khi phân lập IBV trên phôi gà ................. 44

4.1.


Kết quả kiểm tra tính bắt cặp nucleotide của cặp mồi với trình tự gen của các
IBV trong GenBank - Tóm tắt bằng đồ hoạ ......................................................... 49

4.2.

Kết quả kiểm tra tính bắt cặp nucleotide của cặp mồi với trình tự gen của các
IBV trong GenBank - Các trình tự tạo ra bắt cặp có ý nghĩa ............................... 50

4.3.

Kết quả kiểm tra tính bắt cặp nucleotide của cặp mồi với trình tự gen của các
IBV trong GenBank - Sự bắt cặp ......................................................................... 50

4.4.

Kết quả kiểm tra tính bắt cặp nucleotide của cặp mồi với trình tự gen của
chủng virus vacxin IB 4-91 .................................................................................. 51

4.5.

Kết quả kiểm tra độ đặc hiệu của phản ứng RT-PCR trong chẩn đoán IB .......... 52

4.6.

Kết quả kiểm tra độ nhạy của phản ứng RT- PCR để chẩn đoán IB .................... 53

4.7.

Kết quả chẩn đoán IB trên gà bằng phương pháp RT- PCR ................................ 54


4.8.

Các triệu chứng lâm sàng của gà mắc IB ............................................................. 56

ix


4.9.

Bệnh lý đại thể của gà mắc IB (A, B, C, D G, H) và hình dạng trứng gà dị
dạng, vỏ lụa, lòng trắng loãng do IB (E, F, I) ...................................................... 60

4.10. Hình ảnh bệnh lý vi thể của gà mắc IB ................................................................ 67
4.11. Kết quả diện di sản phẩm RT-PCR từ các mẫu sau phân lập đời P5. M:Maker
.............................................................................................................................. 83
4.12. Kết quả gây nhiễm IBV trên phôi gà .................................................................... 84
4.13. Kết quả nhân gen S1 (1.7 kb) của chủng virus ck/VN/VNUA-HN01/2014
bằng phản ứng RT-PCR ....................................................................................... 92
4.14. Kết quả phân biệt plasmid DNA mang gen S1 (làn 2, 3, và 5) và không mang
gen S1 (làn 1, 4, và 6) ........................................................................................... 93
4.15. So sánh trình tự amino acid giữa chủng IBV ck/VN/VNUA-HN01/2014 với
các chủng tham chiếu ........................................................................................... 96
4.16. Cây phả hệ phân tích mối tương quan giữa gen S1 của chủng IBV
ck/VN/VNUA-HN01/2014 với các chủng tham chiếu ........................................ 98
4.17. Sắp xếp trình tự của các chuỗi amino acid của gen S1 (16 chủng) và gen S2
(8 chủng) ............................................................................................................ 103
4.18. Cây phả hệ được xây dựng dựa trên các trình tự nucleotide của gen S1 ........... 105
4.19. Cây phả hệ được xây dựng dựa trên các trình tự nucleotide của gen S2 ........... 106
4.20. Cây phả hệ phân tích mối tương quan giữa các chủng phân lập của Việt Nam
và các chủng tham chiếu khác dựa trên trình tự gen S hoàn chỉnh


của IBV

............................................................................................................................ 108

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan
Tên Luận án: Nghiên cứu dịch tễ học bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious
Bronchitis - IB) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y

Mã số: 9.64.01.08

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các đặc điểm dịch tễ, sự phân bố của các chủng IBV để làm cơ
sở đề xuất các biện pháp phòng chống IB (tiêm phòng vacxin) nhằm tạo điều kiện
cho chăn nuôi phát triển bền vững.
- Chẩn đoán, phân lâ ̣p và khảo sát được đă ̣c tính sinh ho ̣c của IBV gây bệnh tại
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 2014–2017.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm: Các đặc điểm dịch tễ IB và một số đặc tính sinh học của
IBV gây bệnh tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, 2014–2017.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học như dịch tễ học mô tả, hồi
cứu, thống kê sinh học.
Phương pháp mổ khám gà của Thomas Carlyle Jones, phương pháp lấy mẫu theo
QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT.

Phương pháp làm tiêu bản vi thể tẩm đúc bằng paraffin và nhuộm Haematoxylin –
Eosin theo quy trình của Bộ môn Bệnh lý, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Phương pháp phân lập virus trên phôi gà sạch 10 ngày tuổi theo quy trình của OIE
(2018).
Phương pháp nghiên cứu các đặc tính sinh học của IBV: gây nhiễm IBV trên trứng
gà sạch SPF và xác định hiệu giá EID50/ml và ELD50/ml bằng phương pháp của Spearman
and Karber.
Các phương pháp sinh học phân tử được sử dụng bao gồm: phương pháp RT-PCR và
giải trình tự gen. Phân tích và so sánh trình tự gen sử dụng phần mềm DNASTAR Lasergene
và BioEdit 6.0. Cây phả hệ được xây dựng dựa vào thuật toán Neighbor-joining algorithms
của chương trình PHYLIP suite và phần mềm MEGA 7.0.

Kết quả chính và kết luận

xi


- IBV lưu hành thường xuyên ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (2014 - 2017) với
tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do IB lần lượt là 14,70% và 2,45%. Gà ở giai đoạn ≤ 17 tuần tuổi
mắc nhiều nhất (17,57%), tỷ lệ chết cao nhất (7,52%) và tỷ lệ gà mắc IB cao nhất vào
mùa đông là 20,50%, tỷ lệ chết 4,23%.
- Các yếu tố có liên quan đến bệnh IB bao gồm: phương thức chăn nuôi, quy mô
chăn nuôi, tiêm chủng, nguồn gốc giống, vị trí trại và vệ sinh chuồng trại.
- Cặp mồi sử dụng trong PCR phát hiện IBV đảm bảo độ nhạy và chính xác cao.
- Gà mắc IB có biểu hiện lâm sàng và các biến đổi bệnh tích đặc trưng như: hô hấp
khó khăn, sưng đầu, viêm kết mạc, khí quản và phổi xuất huyết, viêm đường hô hấp và
sinh sản, thận sưng và lắng đọng urate..., đặc biệt là hiện tượng tích dịch trong tử cung

“gà đẻ giả”.
- Đã phân lập thành công 10 chủng IBV. Các chủng IBV này thích ứng cao và ổn

định trên phôi gà, hiệu giá của các chủng IBV dao động từ 104,3- 107,5EID50/ml; EID50/ml
dao động từ 102,3- 105,5ELD50/ml.
- Kết quả phân tích cây phả hệ dựa trên trình tự gen S của 3 chủng virus VNUAHN01, VNUA-TN08 và VNUA-HP11 phân lập được trong nghiên cứu này thuộc về 3
kiểu gen khác nhau là Q1-like, QX-like và TC07-2-like. Khi so sánh về trình tự nt và aa
của gen S cho thấy các chủng virus IB trong nghiên cứu này có mức độ tương đồng thấp
khi so sánh với các chủng virus vacxin (H120, Ma5 và 4/91) đang lưu hành trên thị trường
Việt Nam.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Loan
Thesis title: Research on epidemiologic characteristics of infectious bronchitis in chicken
in some Northern provinces of Vietnam.
Major: Veterinary Epidemiology

Code: 9.64.01.08

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Identifying epidemiological characteristics as well as distribution of IBV strains
as the basis for proposing measures to prevent IB (vaccination) to facilitate sustainable
development of livestock.
- Diagnose, isolate and survey biological characteristics of IBV that caused disease
in chicken in some Northern provinces of Vietnam during the 2014–2017 period.
Materials and Methods
Research contents include: epidemiological characteristics of IB and some biological
characteristics of IBV strains isolated in some Northern provinces of Vietnam during the
period from 2014 to 2017.

Methods used in the present study include: epidemiological methods such as
descriptive epidemiology, retrospective study, and biological statistics.
- Chicken nescropsy was performed according to Thomas Carlyle Jones’s method
and sampling method was based on TCVN 01-83: 2011/BNNPTNT.
- Method of making microscopic specimens impregnated with paraffin and
Haematoxylin - Eosin staining was done according to the protocol developed by
Department of Pathology, Faculty of Veterinary Medicine, Vietnam National University of
Agriculture.
- Isolation method of IBV on 10-day-olds pathogen-free embryonated chicken eggs
was done according to the protocol of OIE (2018).
- Methods for studying of biological characteristics of IBV: IBV was inoculated into
10-day-olds pathogen-free embryonated chicken eggs, and EID50/ml and ELD50/ml of IBV
were titrated according to the method of Spearman and Karber.

xiii


- Molecular methods used in the study including RT-PCR and gene sequencing.
Genetic analysis and comparison were conducted using DNASTAR Lasergene and BioEdit
6.0 software. Phylogenetic tree were constructed basing on the Neighbor-joining algorithms
of the PHYLIP suite and the MEGA 7.0 software.
Main findings and conclusions
- IBVs have been circulating regularly in some Northern provinces of Vietnam (2014
- 2017) with the morbidity and mortality rates of 14.70% and 2.45%, respectively. Chickens
in the period of ≤17 weeks of age were the most susceptible age to the IB with morbidity
and mortality rates of 17.57% and 7.52%, respectively. Winter was the most severe season
with morbidity and mortality rates of 20.50 and 4.23%, respectively.
- Factors related to IB including breeding mode, scale of breeding, vaccination,
breeder origin, farm location and sanitation.
- Primers were used in PCR method has been applied successfully for IBV detection,

giving sensitive and accurate results.
- The chicken disease caused by IBV has typical symptoms and lesions such as
dyspnea, facial swelling, conjunctivitis, tracheal and pulmonary hemorrhage, inflammed
respiratory and reproductive tracts, kidney swelling and deposits of urate…, especially the
phenomenon of stagnant fluid in the uterus "false layer".
- 10 IBV strains have been isolated successfully. IBVs have high adaptability and
stability on chicken embryos. EID50 and ELD50/ml of isolated IB viruses ranged from 104.3107.5EID50/ml and from 102.3- 105.5ELD50/ml, respectively.
- Genetic and phylogenetic analysis based on the S gene of IBV showed that 3 IBV
strains of VNUA-HN01, VNUA-TN08 and VNUA-HP11 isolated in the present study
belonged to three different genotypes Q1-like, QX-like and TC07-2-like. The results of
nucleotide and amino acid comparison based on S gene showed that the present Vietnamese
IBV strains had a low degree of similarity with vaccine strains (H120, Ma5 and 4/91)
available in Vietnam.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thịt gia cầm là một nguồn protein ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày. Trên thế giới, sản lượng thịt gia cầm tăng 16% kể từ năm 1995.
Ở các nước đang phát triển, mức tăng có thể đến 77% (Anon, 2006). Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê và giá thực tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đang có sản
lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực ASEAN trong đó gà chiếm chủ yếu.
Tuy ngành công nghiệp chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển nhưng vẫn
còn gặp không ít khó khăn nhất là vấn đề dịch bệnh trong đó phải kể đến bệnh
viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB - Infectious Bronchitis). IB là một bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nặng nề, không
những vậy do tính chất phức tạp của mầm bệnh, virus gây bệnh có nhiều serotype,
dễ biến đổi nên bệnh rất khó kiểm soát. Những vụ dịch vẫn xảy ra thường là kết

quả của sự lây nhiễm với các chủng khác về serotype so với các chủng vacxin
(Wang et al., 1996). Vacxin sống đã được phát triển để chống lại một số serotype
mới của IBV (Bande et al., 2015). Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều biến chủng
IBV mới xuất hiện khiến cho việc khống chế bệnh vẫn còn là một vấn đề nan giải.
Vì vậy việc điều tra dịch tễ học IB, nghiên cứu và tìm ra những serotype IBV phổ
biến lưu hành trong mỗi khu vực là rất quan trọng trong công tác kiểm soát bệnh.
Tuy nhiên từ trước tới nay, câu hỏi về đặc điểm dịch tễ học IB, các serotype IBV
lưu hành ra sao ở Việt Nam vẫn còn chưa có câu trả lời cụ thể và thỏa đáng.
Để có thêm thông tin về các chủng IBV đang lưu hành, sự phân bố của IB ở
Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc nơi các đàn gà tập trung chủ yếu (chiếm
tới 75% đàn gà cả nước), nghiên cứu các đă ̣c tính sinh ho ̣c cũng như sinh học phân
tử của mầ m bê ̣nh, tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch IB nhằm kiểm soát
bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Đề tài nghiên cứu nhằm giải đáp một số câu hỏi về các vấn đề gồm:
- Đặc điểm dịch tễ, sự phân bố IBV trên đàn gà tại mô ̣t số tỉnh miền Bắc
Việt Nam;
- Đặc điểm bệnh lý IB và các yếu tố nguy cơ liên quan;
- Đặc tính sinh học và sinh học phân tử của những chủng IBV hiện đang lưu
hành trên khu vực nghiên cứu.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các đặc điểm dịch tễ, sự phân bố của các chủng IBV để
làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống IB (tiêm phòng vacxin) nhằm
tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển bền vững.
- Chẩn đoán, phân lâ ̣p và khảo sát được đă ̣c tính sinh ho ̣c của IBV gây
bệnh tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 2014–2017.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các đàn gà nuôi tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam;
- Các chủng IBV phân lập được từ các đàn gà mắc IB.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ IB ở gà tại 5 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam
gồm: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên giai đoạn 2014–
2017.
- Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn nghiên cứu
trong thời gian từ 2014–2017.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý IB ở gà trên địa bàn nghiên cứu; đặc tính sinh
học và sinh học phân tử của các chủng IBV lưu hành trên địa bàn nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ 2014–2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát dịch bệnh IB tại 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam trên cơ sở xác định lâm
sàng, giám định bệnh lý và phân tử, khẳng định IBV thường xuyên lưu hành và có
tỷ lệ mắc và chết đáng quan tâm trong đàn gà nuôi hướng trứng.
- Đã phân lập được 10 chủng IBV, xác định được đầy đủ các đặc tính sinh
học, virus học của 3 chủng cường độc là VNUA-HN01, VNUA-TN08 và VNUAHP11. Xác định 3 chủng này thuộc 3 nhóm di truyền là Q1-like, QX-like và TC072-like, có quan hệ gần gũi nguồn gốc và dịch tễ học với Trung Quốc.
- Khẳng định dịch bệnh IB vẫn xảy ra ở đàn có vacxin nếu không có kháng
nguyên tương đồng giữa chủng vacxin và chủng cường độc lưu hành.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2


1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án đã phân tích, đánh giá và chỉ ra một số đặc điểm dịch tễ học mô tả
của bệnh IB tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam: tỷ lệ lưu hành bệnh, đặc điểm lưu
hành bệnh theo độ tuổi gà và theo mùa vụ. Xác định được một số yếu tố có liên
quan đến sự lưu hành bệnh IB trên gà.
- Xác định được 10 chủng IBV lưu hành trên địa bàn nghiên cứu; khi phân

tích, đánh giá chuyên sâu về mặt di truyền cho thấy 3 chủng IBV phân lập được
thuộc 3 kiểu di truyền khác nhau, các chủng này đều có mức tương đồng thấp với
các chủng vacxin IB hiện đang lưu hành trên thị trường.
- Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho những nghiên cứu khoa học
tiếp theo về IB, IBV và là tư liệu tham khảo cho giảng dạy trong chuyên ngành thú
y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Khẳng định dịch bệnh IB vẫn xảy ra ở đàn có vacxin nếu không có kháng
nguyên tương đồng giữa chủng vacxin và chủng cường độc lưu hành.
- Phân lập thành công 10 chủng IBV và khảo sát đặc tính virus học qua nuôi
cấy trên phôi gà 10 ngày tuổi, trong đó có chủng có thể phát triển thành chủng
vacxin ứng dụng trong thực tế.
- Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cần thiết và sát với thực tế để người
chăn nuôi, cũng như các nhà quản lý hiểu rõ hơn và đề ra các giải pháp phòng,
chống IB hiệu quả hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM Ở GÀ
IB là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà do virus thuộc nhóm Coronavirus
gây ra, dễ lây lan qua tiếp xúc với những triệu chứng đặc trưng ở đường hô hấp
như: ho, hắt hơi và có tiếng ran khí quản. Ngoài ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến
thận, gây viêm thận cấp hoặc mạn tính, gây chảy nước mũi ở gà con và gây ảnh
hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng trứng ở đàn gà đẻ (Cavanagh and Gelb,
2008).
Hậu quả kinh tế IB để lại đối với ngành công nghiệp gia cầm rất lớn:
+ Đối với gà nuôi hướng thịt: gà thịt gầy do chuyển đổi thức ăn kém và giảm
tỷ lệ tăng trưởng (King and Cavanagh, 1991) gây thiệt hại kinh tế lớn.

+ Ảnh hưởng tới gà nuôi lấy trứng thương phẩm hoặc sản xuất con giống:
bên cạnh việc gây nhiễm trùng đường hô hấp, IB có thể ảnh hưởng đến sản lượng
trứng (Cavanagh et al., 1998). Broadffoot et al. (1956) đã tìm ra bằng chứng chứng
minh sự phá hủy vĩnh viễn ở ống dẫn trứng của gà dưới 2 tuần tuổi bị nhiễm IBV,
những gà này đến giai đoạn đẻ sẽ không đẻ được hoặc gây giảm sản lượng trứng.
Ngoài việc giảm sản lượng trứng, chất lượng trứng cũng bị giảm mạnh ở những
đàn gà nhiễm bệnh do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ nở (Cavanagh and Naqi, 2003).
Mặc dù áp dụng các vacxin IB sống và vô hoạt nhưng bệnh vẫn tiếp tục xảy
ra. Để kiểm soát bệnh hiệu quả cần hiểu sâu rộng về đặc điểm gây bệnh, đặc tính
sinh học cũng như sinh học phân tử của các chủng IBV đang lưu hành trong khu
vực, các nhân tố ảnh hưởng đến sự lây lan bệnh…
2.1.1. Lịch sử bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên thế giới
IB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 ở Dakota, nước Mỹ. Báo cáo đầu
tiên về triệu chứng lâm sàng IB là của Schalk and Hawn (1931). Đến năm 1936, Beach
and Schalm (1936) đã phát hiện ra virus căn nguyên, xác định bệnh lý học của
virus. Năm 1937, Beaudette and Hudson lần đầu tiên nuôi cấy virus trên phôi gà.
Lúc đầu, IB được coi như một bệnh chủ yếu ở gà con. Tuy nhiên, sau này nó lại
được biết đến như một bệnh phổ biến trên đàn gà hậu bị và gà đẻ. Một biểu hiện khác
của bệnh IB bao gồm mất khả năng đẻ trứng của đàn gà và có các triệu chứng điển hình
của bệnh hô hấp cũng đã được ghi nhận những năm 1940; virus gây tổn thương ở thận
được ghi nhận vào những năm 1960. Đứng trước sự lưu hành và những ảnh hưởng
4


nghiêm trọng của IB đến nền kinh tế quốc dân, nhiều quốc gia đã đưa ra những
chiến lược nhằm ngăn chặn và khống chế bệnh này. Trong đó đặc biệt quan tâm
đến việc kiểm soát sự bùng phát của bệnh trong giai đoạn phát triển của gà trước
khi virus gây giảm sản lượng trứng. Biện pháp này đã được Van Roekl thực hiện
vào năm 1941 và đã đạt được những thành công bước đầu, tạo tiền đề cho chương
trình miễn dịch được sử dụng ngày nay (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2013).

Năm 1956, theo báo cáo của Jungherr et al. (1956) thì 2 chủng virus Connecticut
(phân lập vào năm 1951) và chủng Massachusetts (phân lập năm 1941) gây bệnh tương
tự nhau nhưng không gây miễn dịch chéo hoặc không có khả năng bảo hộ chéo cho
nhau. Báo cáo của Jungherr lần đầu tiên đã chứng minh được căn nguyên gây bệnh IB
có nhiều hơn một serotype.
Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới. Ở Mỹ, ngoài type Massachusetts (Mass) lần
đầu tiên được phân lập vào những năm 1950, một số serotype cũng được phát hiện.
Những năm 1940, type Mass cũng được phân lập ở Châu Âu. Một số serotype được
phân lập ở Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc); Úc và
châu Âu. Bệnh thường xuyên xảy ra ở những đàn gà mặc dù đã sử dụng vacxin phòng
bệnh. Virus phân lập từ những vụ dịch đó thường khác với type virus vacxin.
Những năm sau đó càng có nhiều nghiên cứu hơn về IB và IBV, Cavanagh
(1984) đã mô tả những đặc điểm cấu trúc của các glycoprotein của IBV. Otsuki et
al. (1990) đã so sánh tính nhạy cảm giữa 2 dòng gà lai của gà Lơgo trắng đối với
IBV. Ramneek et al. (2005) đã sử dụng kỹ thuật RT-PCR, giải và phân tích trình
tự gen để phát hiện nhanh và xác định đặc điểm của IBV từ New Zealand.
Năm 2008, Mase et al. (2008) đã báo cáo phân tích đa dạng di truyền của
IBV ở Nhật Bản dựa trên phân tích gen glycoprotein S2. Mardani et al. (2008) đã
báo cáo về IBV với một tổ chức bộ gen mới, vùng 3’ 7,5kb của bộ gen của 17
chủng IBV ở Úc đã được giải trình tự và so sánh với 6 chủng nổi bật khác cho thấy
tổ chức bộ gen của các chủng mới ở Úc này có tổ chức bộ gen như sau: 5’-Pol-SX1-E-M-N-UTR-3’ hoặc 5’-Pol-S-X1-E-M-5b-N-UTR-3’.
Những năm gần đây, IB và IBV càng được quan tâm nhiều hơn và có nhiều
nghiên cứu về IB và IBV đã được báo cáo. Pohuang et al. (2009) đã báo cáo phát
hiện và mô tả đặc điểm phân tử của các IBV phân lập được ở các vụ dịch gần năm
đó ở gà thịt ở Thái Lan. Ren et al. (2009) đã báo cáo về đặc điểm và phân tích phát
sinh dòng dựa trên gen M của IBV HH06 ở Trung Quốc. Cũng trong năm này, Liu

5



et al. (2009) đã báo cáo đánh giá sự bảo vệ bởi các vacxin thương mại và các phân
lập nhược độc tương đồng ở Trung Quốc chống lại chủng IBV CK/CH/LDL/97I.
Năm 2010 cũng đã có nhiều nghiên cứu về IBV như nghiên cứu của Mase et
al. (2010) đã báo cáo một kiểu gen IBV mới đã được phân lập ở Nhật Bản vào năm
2009. Montassier (2010) đã có báo cáo dịch tễ học phân tử và sự phát triển của
virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm ở Braxin. Seifi et al. (2010) đã báo
cáo sự đồng nhiễm tự nhiên gây nên bởi virus cúm gia cầm phân type H9 và virus
viêm phế quản truyền nhiễm ở các trang trại gà thịt. Nghiên cứu của Li et al. (2010)
đã báo cáo sự phân lập và phân tích di truyền học cho thấy không có chủng mới
nổi trội nào của IBV lưu hành ở miền Nam Trung Quốc trong những năm 2004
đến năm 2008. Năm 2010, Chen et al. (2010) đã xác định được các IBV tái tổ hợp
intertypic từ những con gà được giết mổ ở Trung Quốc. Gaba et al. (2010) đã phân
lập, xác định và mô tả đặc tính phân tử của biến thể IBV từ vụ dịch của bệnh gout
nội tạng ở những gà thịt thương phẩm.
Ji et al. (2011) đã báo cáo phân loại phát sinh dòng và tổng hợp kiểu gen
chiếm ưu thế của IBV ở Trung Quốc 2008-2009. Han et al. (2011) đã có báo cáo
phân tích miễn dịch học phân tử 15 năm của các coronavirus ở Trung Quốc.
Pohuang et al. (2011) đã báo cáo phân tích trình tự của gen S1 của IBV phân lập
ở Thái Lan trong năm 2008-2009 và xác định sự tái tổ hợp tự nhiên trong những
phân lập thực địa. Cũng trong năm 2011 này, Toffan et al. (2011) đã báo cáo phát
hiện chủng IBV Q1 của Trung Quốc ở Châu Âu.
Dolz et al. (2012) đã báo cáo những hiểu biết mới về sinh bệnh học viêm phế
quản truyền nhiễm, cụ thể là đặc tính của serotype Italy 02 gây bệnh ở gà con và
gà trống trưởng thành. Ababneh et al. (2012) đã nghiên cứu và báo cáo sự hiện
diện của chủng IBV CK/CH/LDL/97I ở Trung Đông, chủng này được biết đến có
nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan. Feng et al. (2012) đã báo cáo tính độc lực
của IBV, chủng YN ở Trung Quốc, chủng này khi gây nhiễm vào gà 30 ngày tuổi
SPF gây ra những tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tỉ lệ tử vong ở mức 65%.
Ngoài ra, còn có báo cáo của Lim et al. (2012) cho thấy rằng vacxin IB
nephropathogenic sống nhược độc có thể cung cấp sự bảo vệ chéo rộng chống lại

các chủng biến thể mới. Luo et al. (2012) đã phân tích phát sinh loài trên gen
glycoprotein S1 của những IBV phân lập ở Trung Quốc trong năm 2009 và 2010.

6


Năm 2013, Jahantigh et al. (2013) đã phát hiện được các serotype IBV bằng
phản ứng RT-PCR ở gà thịt. Năm 2014, Feng et al. (2014) đã báo cáo phân tích từ
gen S1 của IBV phân lập ở miền Nam Trung Quốc trong năm 2011 và 2012.
Năm 2015, Ganapathy et al. (2015) đã báo cáo kiểu gen của các IBV lưu
hành ở Trung Đông trong những năm từ 2009 đến 2014. Cũng năm 2015, Fellahi
et al. (2015) đã phân tích phát sinh loài dựa trên vùng glycoprotein S1 của IBV và
cho thấy sự nổi lên của 1 kiểu gen mới ở những đàn gà thịt ở Marốc. Zou et al.
(2015) đã báo cáo 2 epitope kháng nguyên trung hòa mới của protein tiểu đơn vị
S1 của chủng IBV QX-like Sczy3 bằng cách sử dụng 1 thư viện peptide hiển thị
thể thực khuẩn.
Năm 2016 cũng đã có nhiều nghiên cứu về IB và IBV. Umar et al. (2016) đã
báo cáo sự tiến hóa và chủng ngừa đối với IBV. Valastro et al. (2016) đã báo cáo
phát sinh học dựa trên gen S1 của IBV và thử nghiệm phù hợp với việc phân loại
IBV. Xia et al. (2016) đã phân tích phát sinh loài và kháng nguyên của IBV gây
bệnh trên gia cầm ở Tây Nam Trung Quốc từ 2012 - 2016.
Năm 2017, Faruku et al. (2017) đã nêu ra đánh giá về sự phân bố toàn cầu
và sự đa dạng của các chủng IBV. Zhao et al. (2017) đã nghiên cứu và báo cáo
về nguồn gốc và sự phát triển của coronavirus viêm phế quản truyền nhiễm kiểu
gen LX4 ở Trung Quốc.
2.1.2. Tình hình bệnh và những vấn đề nghiên cứu về bệnh Viêm phế quản
truyền nhiễm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, IB ở gà được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Từ đó đến
nay đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh, tuy nhiên hầu hết những nghiên
cứu này chỉ tập trung vào lĩnh vực bệnh lý; xác định đặc tính của mầm bệnh và

vacxin phòng bệnh. Có rất ít nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh một cách có hệ
thống và trên quy mô lớn.
Những nghiên cứu đầu tiên đã tập trung vào nghiên cứu IB trên gà và sự ảnh
hưởng của nó đến sự sản xuất của gà như: nghiên cứu của Bui Tran Anh Dao et al.
(2001) đã thử nghiệm 2 chương trình vacxin (chương trình 1: vacxin sống nhược
độc; chương trình 2: vacxin sống nhược độc kết hợp với vacxin vô hoạt) với 3 bệnh
Newcastle, Gumboro và IB; kết hợp thử nghiệm cùng với 2 loại thức ăn (công
nghiệp và phi công nghiệp) trên 4997 con gà tại thành phố Hồ Chí Minh chia thành
4 nhóm, kết quả cho thấy đối với IB, động lực học của các kháng thể chống lại
7


virus không có sự khác biệt đáng kể giữa các lô vào ngày 21 và ngày 50 sau khi
chủng ngừa, tuy nhiên vào ngày 30, có sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các lô, đối
với các lô áp dụng chương trình vacxin 1 thì kháng thể giảm ở ngày 30 so với ngày
21, còn đối với các lô áp dụng chương trình vacxin 2, tốc độ tăng trưởng kháng thể
chậm từ ngày 21 đến ngày 30; từ đó cho thấy áp dụng chương trình vacxin 2 cùng
với cho ăn thức ăn công nghiệp đem lại hiệu quả tốt hơn.
Đến năm 2000, Trần Thanh Vân (2000) đã chứng minh được sự hiện diện
của 2 biến chủng IBV mới 4/91 và CR88 và cho thấy tỷ lệ gà chết tăng và sản
lượng trứng giảm do 2 biến chủng này gây nên trên đàn gà bố mẹ giống thịt
Hubbard High - Yield tại trại Ando và Bắc Sơn. Về sản lượng trứng: lô khảo sát
tại trại Ando chịu ảnh hưởng bởi biến chủng IBV 4/91 nhưng không nghiêm trọng
bằng ảnh hưởng của biến chủng IBV CR 88 tới lô khảo sát tại trại Bắc Sơn. Về
năng suất trứng ấp: tỷ lệ nở của lô khảo sát tại trại Ando hầu như không giảm trong
khi đó tỷ lệ nở của lô khảo sát tại trại Bắc Sơn giảm nghiêm trọng. Về tỷ lệ chết:
tỷ lệ chết ở lô khảo sát cao gấp đôi lô đối chứng đối với kiểu nhà nuôi kín và cao
hơn 50% đối với kiểu mở, lô khảo sát ở kiểu kín có tỷ lệ chết cao hơn ở kiểu mở
89%.
Sau này cũng có những nghiên cứu, thử nghiệm về vacxin phòng IB như:

Nguyễn Hồng Minh (2013) đã nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vacxin nhược
độc đồng khô đa giá phòng 3 bệnh là Newcaste, gumboro và IB ở gà. Võ Thị Trà
An và Nguyễn Thị Kim Yến (2014) đã báo cáo, so sánh về những hiệu quả phòng
bệnh viêm phế quản truyền nhiễm của 3 quy trình tiêm chủng vacxin trên gà ở
4080 con gà lấy thịt đã được chủng ngừa với IB H120 ở 1 ngày tuổi với hiệu quả
phòng bệnh tốt hơn với những lô gà được tái tiêm chủng với vacxin IB 4/91 và IB
88 ở 14 ngày tuổi so với lô gà không được tái tiêm chủng.
Ngoài những nghiên cứu về bệnh lý và vacxin phòng bệnh, đã có những
nghiên cứu tập trung vào đặc tính mầm bệnh như: Võ Thị Trà An và cs. (2012) đã
phân lập virus từ 100 mẫu bệnh tích khí quản sung huyết hoặc có dịch nhầy ở tại
các trại gà công nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho thấy 54% mẫu cho bệnh tích phôi lùn,
phát hiện IBV bằng RT-PCR cho 9/54 mẫu dương tính với gen S của IBV và giải
trình tự gen cho thấy 4 mẫu tương đồng với serotype 793B dòng 4/91 và 1 mẫu
tương đồng với serotype Mass dòng H120. Tran Ngoc Bich et al. (2017) cũng đã
phân lập 5 chủng IBV trên phôi gà và cho các bệnh tích phôi đặc trưng của IBV,
phân tích trình tự gen và xây dựng cây phả hệ của 5 chủng này cho thấy chúng

8


phân thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm 3 chủng tương đồng 99% với kiểu gen 793B;
nhóm 2 tương đồng 98% với kiểu gen QX-like; đặc biệt nhóm 3 tương đồng 99%
so với một phân lập nephropathogenic của Malaysia và có khoảng cách di truyền
8-10% so với các chủng khác.
Nhìn chung, những nghiên cứu trong nước về IB còn tương đối ít và nghiên
cứu trên từng khía cạnh riêng của bệnh như về đặc điểm gây bệnh, về vacxin phòng
bệnh, về đặc tính của mầm bệnh... chưa có nghiên cứu hệ thống nào về dịch tễ học
của IB tại Việt Nam.
2.2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA IBV
2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và phân loại

IBV thuộc họ Coronaviridae, gồm có hai giống là Coronavirus và Torovirus.
IBV thuộc nhóm 3 của giống Coronavirus với kháng nguyên đa dạng, vì vậy có
rất nhiều chủng được xác định như: Massachusets, Arkansats 99, Connecticut,
O72… IBV có khả năng biến chủng rất cao, và là bệnh đang rất được quan tâm
trên toàn thế giới.
2.2.1.1. Đặc điểm hình thái
IBV có hình tròn hoặc đa hình thái có đường kính 50 - 220nm với các gai
hình chùy nhô ra bề mặt dài khoảng 20nm (Cavanagh and Naqi, 2003). Những gai
này không xếp khít nhau như những gai hình roi của Paramyxovirus. Vỏ virion
bao gồm các phospholipid, glycolipid, cholesterol, di- và tri- glycerides và axit béo
tự do (Cavanagh, 1983). Bên trong lớp vỏ có những nucleocapsid hình ống, đối
xứng xoắn và mang thông tin di truyền. Cấu trúc lõi (ribonucleoprotein) được giải
phóng ra từ những phân tử bị phá vỡ tự nhiên có thể quan sát được thông qua độ
bóng, nhưng không bắt màu. Trong hầu hết các trường hợp, ribonucleoprotein
(RNP) được quan sát như một sợi tơ có đường kính khoảng 1–2 nm (Davies et al.,
1981), nhưng khi ở dạng cấu trúc cuộn cô đặc xoắn ốc có thể quan sát được đường
kính khác nhau từ 10 – 20 nm (McMartin, 1993). Đầu nhọn này không giống với
dạng đầu que của nhóm Paramyxovirus. Nhân của IBV có cấu tạo là RNA sợi đơn,
kích thước từ 27 –32kb. Bộ gen IBV là một phân tử RNA có trọng lượng 5x106 7x106 dalton (Cavanagh, 2000).

9


×