Tải bản đầy đủ (.pdf) (433 trang)

Nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt Nam (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 433 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU,
IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
MÃ SỐ 11-15-KHKT-TC
(tài liệu giám định cấp bộ)

Chủ trì đề tài:

TS. Trần Thiện Chính

Đồng chủ trì đề ThS. Bùi Thị Thu Thủy
tài:
Các cộng tác viên: Th.S Nguyễn Việt Thắng
K.S Trần Thị Minh Thìn
Th.S Trần Thủy Bình
4) KS Trịnh Anh Khoa
5) Th.S Lê Thị Thu Hương



BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ


TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU,
IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
MÃ SỐ 11-15-KHKT-TC
(tài liệu giám định cấp bộ)

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

Chủ trì đề tài
(ký tên)

Trần Thiện Chính

HÀ NỘI - 2015



Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... 11
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 14
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 17
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU .................................................................................... 19
I.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ở trong và ngoài nước.................... 19

I.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................................. 19
I.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................................................. 20

I.2. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 20
I.3. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 21
I.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................. 22
I.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................................................... 22
I.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................................. 22

I.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 22
I.6. Kết quả nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 22
I.7. Kiến nghị về khả năng áp dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, địa chỉ ứng dụng
của đề tài ............................................................................................................................ 22
I.7.1. Khả năng áp dụng của đề tài .................................................................................................... 23
I.7.2. Khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài ................................................................ 23
I.7.3. Địa chỉ ứng dụng của đề tài ...................................................................................................... 23

I.8. Kiến nghị khả năng phát triển của đề tài.................................................................... 23

CHƯƠNG II : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG................................................................................................... 25
II.1. Vai trò của ICT trong xã hội...................................................................................... 25
II.2. Xu hướng phát triển thông tin truyền thông trên thế giới........................................ 25
II.2.1. Xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT................................................................. 25
II.2.2. Xu hướng phát triển mạng viễn thông, truyền hình ................................................................. 26

2015 TVCC - RIPT

Trang: 5/433



Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

II.2.3. Xu hướng phát triển phần mềm .............................................................................................. 27
II.2.4. Xu hướng phát triển dịch vụ công ........................................................................................... 28
II.2.5. Xu hướng phát triển CNTT toàn cầu....................................................................................... 30

II.3. Xu hướng phát triển thông tin truyền thông ở Việt Nam ......................................... 36
II.3.1. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông và Internet ................................................................. 36
II.3.2. Xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin....................................... 37
II.3.3. Xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông ........................................... 37
II.3.4. Xu hướng phổ cập Internet và công nghệ thông tin, truyền thông ............................................ 37
II.3.5. Xu hướng ứng dụng công nghệ và CNTT trong bưu chính [6] ................................................ 38
II.3.6. Xu hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông .................................. 40

II.4. Xu hướng công nghệ................................................................................................... 41
II.4.1. Xu hướng công nghệ dữ liệu lớn “Big data” ........................................................................... 41
II.4.2. Xu hướng công nghệ điện toán đám mây ................................................................................ 44
II.4.3. Xu hướng công nghệ an toàn mạng......................................................................................... 49
II.4.4. Xu hướng ICT hóa và tính bền vững....................................................................................... 51
II.4.5. Xu hướng truyền thông tương lai ............................................................................................ 53
II.4.6. Xu hướng truyền thông xã hội ................................................................................................ 55
II.4.7. Xu hướng nền kinh tế kỹ thuật số mới .................................................................................... 56
II.4.8. Xu hướng giao diện người sử dụng ......................................................................................... 59
II.4.9. Xu hướng Internet của mọi thứ (Internet of Things) ................................................................ 62

II.5. Xu hướng công nghệ mạng xanh “Green Netwwork” .............................................. 66
II.5.1. Xu hướng trung tâm dữ liệu xanh “Green Datacenter” ............................................................ 66

II.5.2. Xu hướng năng lượng xanh cho mạng di động “Green Power for Mobile” .............................. 69

II.6. Kết luận chương ......................................................................................................... 71

CHƯƠNG III : NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN
HÓA CỦA CÁC TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN ITU, ISO, IEC, ... TRONG LĨNH
VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG............................................................74
III.1. Tổ chức tiêu chuẩn ITU ............................................................................................ 74
III.1.1. Sự thành lập và các mốc phát triển của ITU .......................................................................... 74
III.1.2. Cơ cấu tổ chức của ITU ........................................................................................................ 75
III.1.3. Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU......................................................................................... 76
III.1.4. Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-R được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 ....... 76
III.1.5. Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-T được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 ....... 78
III.1.6. Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-D được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 ....... 80
III.1.7. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của ITU ............................................... 81

III.2. Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn (ISO) ........................................................................ 83
III.2.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ISO ................................................................................ 83
III.2.2. Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ISO ......................................................................................... 86

2015 TVCC - RIPT

Trang: 6/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

III.2.3. Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm điện tử được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm

2015 ................................................................................................................................................. 87
III.2.4. Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm viễn thông, kỹ thuật âm thanh và hình ảnh được ban
hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015........................................................................................... 88
III.2.5. Tổng hợp các tiêu chuẩn trong công nghệ thông tin, máy văn phòng được ban hành từ năm
2013 đến tháng 6 năm 2015............................................................................................................... 90
III.2.6. Tổng hợp các tiêu chuẩn trong nhóm công nghệ ảnh được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6
năm 2015 .......................................................................................................................................... 93
III.2.7. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của ISO ............................................... 93

III.3. Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) ........................................................................ 94
III.3.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IEC ................................................................................. 94
III.3.2. Tổng hợp các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của IEC được ban hành từ
năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 ....................................................................................................... 96
III.3.3. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IEC ............................................... 99

III.4. Nhóm Đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) ............................................................ 101
III.4.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IETF ............................................................................. 101
III.4.2. Tổng hợp các tiêu chuẩn của IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ
năm 2013 đến tháng 8 năm 2015 ..................................................................................................... 103
III.4.3. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IETF ........................................... 104

III.5. Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) .................................................................. 104
III.5.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IEEE ............................................................................ 104
III.5.2. Tổng hợp các tiêu chuẩn IEEE trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm
2013 đến tháng 8 năm 2015............................................................................................................. 106
III.5.3. Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IEEE ........................................... 107

III.6. Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) ........................................................ 107
III.6.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ETSI ............................................................................. 107
III.6.2. Tổng hợp các tiêu chuẩn ETSI trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm

2013 đến tháng 8 năm 2015............................................................................................................. 108

III.7. Lĩnh vực tiêu chuẩn hóa chung của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ..................... 109
III.8. Tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế đã được ban hành giai đoạn 2013 - 2015.......... 111
III.9. Mối quan hệ giữa các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ........................................... 113
III.10. Kết luận chương.................................................................................................... 114

CHƯƠNG IV : ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2016  2018 ............................... 116
IV.1. Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam ........................... 116
IV.1.1. Hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thông tin và truyền
thông tại Việt nam........................................................................................................................... 116

2015 TVCC - RIPT

Trang: 7/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

IV.1.2. Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cho
Việt Nam ........................................................................................................................................ 118
IV.1.3. Dự báo phát triển sản phẩm, mạng, dịch vụ ICT ở Việt Nam ............................................... 120

IV.2. Rà soát các TCVN, QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành
trong giai đoạn 2013 - 2015 .............................................................................................. 130
IV.2.1. Rà soát QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015130
IV.2.2. Rà soát TCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015140


IV.3. Định hướng xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế sử dụng làm cơ sở cho xây
dựng TCVN, QCVN trong lĩnh vực ICT ......................................................................... 148
IV.3.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế.............................................................. 148
IV.3.2. Phương pháp đề xuất xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế sử dụng làm cơ sở cho xây dựng
TCVN, QCVN thuộc lĩnh vực ICT .................................................................................................. 149
IV.3.3. Phương pháp tính toán lựa chọn tiêu chuẩn quốc tế ............................................................. 151
IV.3.4. Xây dựng trọng số khách quan ............................................................................................ 154
IV.3.5. Xây dựng trọng số chủ quan ................................................................................................ 157
IV.3.6. Đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần xây dựng trong giai đoạn 3 năm............................... 159

IV.4. Kết luận, kiến nghị .................................................................................................. 163

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................164
PHỤ LỤC A : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ITU .....................................................168
Phụ lục A.1 : Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU ............................................................ 168
A.1.1. Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-R .................................................................................... 168
A.1.2. Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-T ..................................................................................... 170
A.1.3. Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-D .................................................................................... 174

Phụ lục A.2 : Các tiêu chuẩn của ITU-R ......................................................................... 176
Phụ lục A.3 : Các tiêu chuẩn của ITU-T ......................................................................... 190
Phụ lục A.4 : Các tiêu chuẩn của ITU-D ......................................................................... 208

PHỤ LỤC B : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ISO ......................................................210
Phụ lục B.1 : Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ISO ............................................................ 210
B.1.1. Nhóm tiêu chuẩn ISO 50001:2011 ........................................................................................ 210
B.1.2. Nhóm tiêu chuẩn ISO 22000:2005 ........................................................................................ 210
B.1.3. Nhóm tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 ................................................................................. 210
B.1.4. Nhóm tiêu chuẩn ISO 13485:2003 ........................................................................................ 210

B.1.5. Nhóm tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ........................................................................................ 211
B.1.6. Nhóm tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009................................................................................... 211
B.1.7. Nhóm tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .......................................................................................... 211

Phụ lục B.2 : Các tiêu chuẩn nhóm điện tử ..................................................................... 212

2015 TVCC - RIPT

Trang: 8/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Phụ lục B.3 : Các tiêu chuẩn nhóm viễn thông. Kỹ thuật âm thanh và hình ảnh ......... 214
Phụ lục B.4 : Các tiêu chuẩn nhóm Công nghệ thông tin. Máy văn phòng ................... 219
Phụ lục B.5 : Các tiêu chuẩn nhóm Công nghệ ảnh ....................................................... 296

PHỤ LỤC C : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IEC ..................................................... 302
Phụ lục C.1 : Các tiêu chuẩn của IEC ............................................................................. 302

PHỤ LỤC D : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IETF ................................................... 341
Phụ lục D.1 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực ứng dụng ........................................................... 341
Phụ lục D.2 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực ứng dụng và thời gian thực .............................. 345
Phụ lục D.3 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực Internet ............................................................. 347
Phụ lục D.4 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực quản lý và điều hành ........................................ 353
Phụ lục D.5 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực hạ tầng và các ứng dụng thời gian thực........... 355
Phụ lục D.6 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực định tuyến ......................................................... 361
Phụ lục D.7 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực an toàn .............................................................. 368

Phụ lục D.8 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực truyền tải........................................................... 372

PHỤ LỤC E : DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IEEF ............................ 374
PHỤ LỤC F : CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG................................................................................................. 383
Phụ lục F.1 : Tiêu chuẩn quốc gia về Thông tin và Truyền thông ................................. 383
Phụ lục F.2 : Quy chuẩn quốc gia về Thông tin và Truyền thông.................................. 388

PHỤ LỤC G : CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 TRONG LĨNH VỰC ICT ............................. 394
Phụ lục G.1 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của ITU ............................................... 394
Phụ lục G.2 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của ISO................................................ 409
Phụ lục G.3 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IEC ............................................... 427
Phụ lục G.4 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IETF ............................................. 430
Phụ lục G.5 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IEEE ............................................. 432

2015 TVCC - RIPT

Trang: 9/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT

Trang: 10/433



Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 : Tương tác thông tin giữa các chủ thể trong mô hình CPĐT .......................... 29
Hình 2 : Mô hình phân lớp của công nghệ Big data (nguồn:Co-creating the future
Infocomm Technology Roadmap 2012) ..................................................................... 42
Hình 3 : Tăng trưởng thị trường dịch vụ công nghệ Big data (nguồn:Co-creating the
future Infocomm Technology Roadmap 2012)........................................................... 44
Hình 4 : Các tầng điện toán đám mây được nhúng trong các thành phần "như một dịch
vụ" (nguồn:Co-creating the future Infocomm Technology Roadmap 2012) ............... 45
Hình 5 : Các trình giám sát máy ảo hoạt động ............................................................ 46
Hình 6 : Lộ trình của công nghệ................................................................................. 60
Hình 7 : Lộ trình phát triển thị trường công nghệ số................................................... 61
Hình 8 : Tỷ lệ % các tiêu chuẩn được ban hành theo lĩnh vực chuẩn hóa của ISO ...... 85
Hình 9 : Phương pháp lựa chọn định hướng danh mục tiêu chuẩn quốc tế................ 150

2015 TVCC - RIPT

Trang: 11/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1 : Một số lĩnh vực khai thác ứng dụng Big Data...............................................42
Bảng 2 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-R .............................................................76
Bảng 3 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-T .............................................................78
Bảng 4 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-D.............................................................80
Bảng 5 : Số liệu thống kê hoạt động chứng nhận của ISO ..........................................86
Bảng 6 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm điện tử.........................................87
Bảng 7 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm viễn thông, kỹ thuật âm thanh và
hình ảnh .....................................................................................................................88
Bảng 8 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm công nghệ thông tin, máy văn
phòng .........................................................................................................................90
Bảng 9 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm công nghệ ảnh .............................93
Bảng 10 : Tổng hợp các tiêu chuẩn IEC trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được
ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 .............................................................97
Bảng 11 : Tổng hợp các tiêu chuẩn IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được
ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 ...........................................................103
Bảng 12 : Tổng hợp lĩnh vực tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ......109
Bảng 13 : Tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế của ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE đã ban
hành trong giai đoạn 2013 - 2015 .............................................................................111
Bảng 14 : Đối tượng QCQG, TCQG trong lĩnh vực thông tin truyền thông ..............116
Bảng 15 : Danh mục các QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành đến
2015 .........................................................................................................................130
Bảng 16 : Danh mục các TCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành
năm 2015 .................................................................................................................140
Bảng 17 : Trọng số lựa chọn tổng hợp ......................................................................152
Bảng 18 : Hệ số tỷ lệ tương quan giữa các trọng số khách quan ...............................152
Bảng 19 : Hệ số tỷ lệ tương quan giữa các trọng số chủ quan ...................................153
Bảng 20 : Nhóm trọng số khách quan yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành........154
Bảng 21 : Nhóm trọng số khách quan định hướng tiêu chuẩn hóa.............................154
Bảng 22 : Nhóm trọng số khách quan đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan .........................................................................................................................155

Bảng 23 : Nhóm trọng số khách quan hiệu chỉnh, bổ sung........................................155
Bảng 24 : Nhóm trọng số khách quan tiêu chuẩn quốc tế công bố lần đầu ................155
Bảng 25 : Nhóm trọng số khách quan xu hướng phát triển ICT ................................156
Bảng 26 : Nhóm trọng số khách quan sản phẩm ICT thương mại .............................156

2015 TVCC - RIPT

Trang: 12/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Bảng 27 : Nhóm trọng số khách quan khác .............................................................. 157
Bảng 28 : Nhóm trọng số chủ quan nghiên cứu đề xuất............................................ 157
Bảng 29 : Nhóm trọng số chủ quan quản lý chuyên ngành ....................................... 157
Bảng 30 : Nhóm trọng số chủ quan tổ chức liên quan .............................................. 158
Bảng 31 : Nhóm trọng số chủ quan cá nhân ............................................................. 158
Bảng 32 : Nhóm trọng số chủ quan khác .................................................................. 159
Bảng 33 : Đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong giai đoạn 2016 - 2018 ...... 159
Bảng 34 : Tổng hợp các đối tượng tiêu chuẩn đề xuất xây dựng .............................. 160

2015 TVCC - RIPT

Trang: 13/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

CPĐT

Chính phủ điện tử

CNTT-TT/
ICT

Công nghệ Thông tin - Truyền
thông

ETSI

European Telecommunications
Standards Institute

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu

Âu

IaaS

Infrastructure as a Service

Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ

IEC

International Electrotechnical
Commission

Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế

IEEE

Institute of Electrical and
Electronics Engineers

Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử

IETF

Internet Engineering Task Force

Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet

IOT


Internet of Things

Internet của mọi thứ

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn

ITU

International Telecommunication
Union

Liên minh Viễn thông quốc tế

ITU-D

International Telecommunication
Union Development

Liên Viễn thông quốc tế về nghiên
cứu phát triển

ITU-R

International Telecommunication
Union Radio-communication


Liên Viễn thông quốc tế về thông
tin vô tuyến

ITU-T

International Telecommunication
Union StandardizationTelecommunication

Liên Viễn thông quốc tế viễn
thông

KTXH

Kinh tế xã hội

NGN

Next-Generation Network

Mạng thế hệ sau/kế tiếp

PaaS

Platform as a Service

Nền tảng hệ thống như một dịch vụ

2015 TVCC - RIPT


Trang: 14/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

PMNM
PUE

Từ tiếng Việt
Phần mềm nguồn mở

Power Usage Effectiveness

Hiệu quả sử dụng năng lượng

QCQG

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SaaS


Software as a Service

Phần mềm như một dịch vụ

TCQG

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMĐT

Thương mại điện tử

TSKQ

Trọng số khách quan

TSCQ

Trọng số chủ quan

TTDL

Trung tâm dữ liệu

TTTT


Thông tin, truyền thông

WTDC

World Telecommunication
Development Conference

Hội nghị Phát triển Viễn thông Thế
giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

2015 TVCC - RIPT

Trang: 15/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT

Trang: 16/433



Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bao gồm tất cả các hình thức của máy
tính và các thiết bị liên lạc và các phần mềm được sử dụng để tạo, thiết kế, lưu trữ,
truyền, giải thích và thao tác thông tin trong các định dạng khác nhau của nó.
ICT, đặc biệt là Internet, đã được định hướng đổi mới, năng suất lao động, tăng
trưởng kinh tế và sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. Nó cũng được thay
đổi nhanh chóng đời sống chúng ta và cân nhắc lại cách chúng ta làm việc và vui chơi.
Sự phát triển của ICT có nhiều tác động đến nền kinh tế, và xã hội nói chung.
Điều đó quan trọng đối với chúng ta để hiểu sự phát triển của xu hướng công nghệ
thông tin, từ đó chúng ta có thể sử dụng công nghệ làm tăng lợi thế và tạo ra một nền
tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và mức sống tốt hơn.
Sự phát triển trong bối cảnh công nghệ thông tin đang làm thay đổi cách chúng ta
quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chúng ta. áp dụng công nghệ CNTTTT là điều cần thiết cho Việt Nam nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh để khai thác tốt hơn
kinh doanh và kinh tế cơ hội, trong khi một tốt sự hiểu biết về những phát triển dẫn
đến sự xây dựng các chính sách hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh vàtăng
cường khả năng cạnh tranh kinh tế trong tương lai.
Nhằm mục đích nghiên cứu các tiêu chuẩn cho lĩnh vực thông tin, truyền thông
(TTTT) và đưa ra đề xuất hướng biên soạn tiêu chuẩn, đề tài tập trung nghiên cứu, rà
soát tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE từ năm 20132015, đề tài được xây dựng theo nội dung như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Xu hướng phát triển công nghệ thông tin truyền thông
- Chương 3: Nghiên cứu và tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa của của các tổ
chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC về lĩnh vực TTTT
- Chương 4: Định hướng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin truyền
thông giai đoạn 2016 - 2018

Với lượng thời gian có hạn, nhóm thực hiện đề tài đã nỗ lực thu thập tài liệu và
xử lý thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
của các tổ chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE và một số tổ chức quốc tế
khác; tuy nhiên, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiện
đề tài hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu
để đề tài được hoàn thiện và tiếp tục phát triển. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Nhóm thực hiện đề tài

2015 TVCC - RIPT

Trang: 17/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT

Trang: 18/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
I.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ở trong và ngoài nước

I.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Thời gian qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã
góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự phát triển đó, khoa học và công nghệ (KHCN)
đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển mạng
lưới CNTT-TT, cung cấp và mở rộng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông,
Internet, CNTT, phát thanh truyền hình và các dịch vụ băng rộng tích hợp cho xã hội;
tạo dấu ấn mới trong việc hiện đại hóa mạng lưới với công nghệ hiện đại ngang tầm
các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Bộ TTTT đã chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách quản lý thúc đẩy
ứng dụng và triển khai KHCN trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ;
từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động KHCN trong lĩnh vực
TTTT: Thông tư số 06/2012/TT-BTTTT ngày 5/6/2012 về quy định quản lý hoạt động
KHCN cấp Bộ trong lĩnh vực TTTT. Ngày 8/5/2013, Bộ TTTT đã có Quyết định số
497/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực TTTT giai
đoạn 2013-2015, cụ thể: Chương trình nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm các thiết bị/sản
phẩm; Chương trình Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Chương trình nghiên cứu,
ứng dụng các công nghệ cao/kỹ thuật mới trong lĩnh vực TTTT. Hằng năm, căn cứ các
định hướng chiến lược KHCN, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ KHCN thực hiện quản
lý, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước; tổ chức
giao và quản lý các đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ nguồn vốn ngân sách. Các Viện
nghiên cứu thuộc Bộ được hỗ trợ hoạt động từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN, hằng
năm được đặt hàng và được giao các nhiệm vụ nghiên cứu có nội dung cấp thiết,
hoạch định chiến lược, quy hoạch ứng dụng KHCN trong lĩnh vực TTTT.
Trong những năm gần đây, hoạt động KHCN đã được đẩy mạnh, ưu tiên cho
nghiên cứu chế tạo các thiết bị, sản phẩm mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp
điện tử, viễn thông và CNTT; xây dựng TCVN/QCVN phục vụ định hướng công nghệ
và quản lý nhà nước trong chuyên ngành; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công
nghệ cao/kỹ thuật mới trong phát triển mạng và cung cấp dịch vụ. Bộ TTTT đã tổ chức
xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN) thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Tới nay đã ban hành 79

QCVN và đề nghị công bố trên 60 TCVN.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được xây
dựng chưa bảo đảm tính hệ thống, chưa được cập nhật kịp thời và mới chỉ nhằm các

2015 TVCC - RIPT

Trang: 19/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

mục tiêu hiện tại, mà chưa có được lộ trình phát triển tiêu chuẩn hóa và cập nhật các
tiêu chuẩn mới của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới

I.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các tổ chức tiêu chuẩn như ITU, IEC, ISO, IETF, IEEE đã và đang liên tục cập
nhật các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực TTTT. Các tiêu chuẩn này nhằm quy định
hoặc định hướng công nghệ được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ, quá trình,
trong khi đo kiểm và hoạt động quản lý chất lượng là hoạt động thực thi, đảm bảo các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó được tuân thủ.
Hiện nay, xu hướng phát triển ICT trên thế giới hiện đang tập trung vào 5 hướng
nghiên cứu sau:
- Một là xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT: Toàn cầu hóa và hội
nhập; chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp; chuyển giao công
nghệ cao.
- Hai là xu hướng phát triển viễn thông, truyền hình: Phát triển hội tụ mạng viễn
thông và mạng Internet; phát triển và sử dụng mạng không dây; phát triển truyền thông
đa phương tiện (Multimedia) và hội tụ CNTT - viễn thông - phát thanh - truyền hình.

- Ba là xu hướng phát triển phần mềm: Tích hợp và sử dụng giao diện mở; phát
triển và sử dụng phần mềm nguồn mở.
- Bốn là xu hướng phát triển dịch vụ công: Thương mại điện tử; chính phủ điện
tử; hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
I.2. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, chúng ta đã và đang chứng kiến thế giới có bước chuyển hóa mạnh mẽ
từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin
và truyền thông (ICT). Ở đó thông tin và tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo
của tri thức. ICT hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 diễn
ra ngày 20/6/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: i) Công
nghệ thông tin (CNTT) đã và đang có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH); ii) Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn
thông Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ CNTT thế giới; iii) Mức độ triển khai chính
phủ điện tử của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông
Nam Á; iv) Việt Nam đã đứng trong nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần

2015 TVCC - RIPT

Trang: 20/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM


mềm và trở thành đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản; v) Sự bùng nổ của CNTT, với các
nền tảng công nghệ di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn đang hình thành xu thế
phát triển “thông minh” trên mọi lĩnh vực từ hạ tầng thông minh, đô thị thông minh, y
tế và giáo dục thông minh đến chính phủ thông minh và quốc gia thông minh; vi)
CNTT là trục kết nối chính và là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định góp phần thực
hiện thành công ba đột phá chiến lược, gồm hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân
lực, xây dựng hạ tầng đồng bộ gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng.
Ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ICT trong phát triển KTXH và
định hướng chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan
quản lý nhà nước (QLNN) chuyên ngành về thông tin truyền thông (TTTT) đã tập
trung chỉ đạo trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và tổ chức xây dựng hệ thống
chính sách quốc gia về phát triển ICT của Việt Nam. Trong đó chú trọng phát triển cả
về quy mô, phạm vi lẫn số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ICT cung cấp cho xã
hội. Để hiện thực hóa điều này, một trong những chính sách đã được Bộ phát triển đó
là xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong
lĩnh vực TTTT. Cho đến nay, kể từ ngày Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH121 ngày 29/06/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007, Bộ Thông
tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành được 96 quy chuẩn Việt Nam (QCVN)
và 88 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực TTTT. Mặc dù các tiêu chuẩn, quy
chuẩn này đã đáp ứng được một phần nhu cầu về thiết bị mạng lưới, chất lượng dịch
vụ, quản lý kết nối, nhưng số lượng, nội dung còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
phát triển mạnh mẽ và yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ trong môi trường có nhiều
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông. Hoạt động tiêu chuẩn hóa mới chỉ tập
trung vào công tác xây dựng, công bố và áp dụng, còn công tác sửa đổi, cập nhật tiêu
chuẩn, quy chuẩn dường như chưa theo kịp được tốc độ phát triển nhanh của công
nghệ. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chưa đủ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp
quy, ... đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính chất chi phối mối quan hệ giữa
nhà cung cấp dịch vụ với các đối tượng sử dụng dịch vụ, cũng như những tiêu chuẩn,
quy chuẩn chi phối mối quan hệ giữa các nhà khai thác nhằm đảm báo tính thống nhất

đồng bộ trên toàn mạng Viễn thông, CNTT, Internet. Vì vậy, cần phải tăng cường xây
dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để phục vụ cho công tác QLNN chuyên
ngành của Bộ TTTTT đáp ứng yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển của viễn thông,
CNTT, Internet.
I.3. Mục tiêu của đề tài
Nhằm hệ thống các nội dung về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và truyền

2015 TVCC - RIPT

Trang: 21/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

thông phục vụ định hướng công tác tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông của Bộ Thông tin và Truyền thông.
I.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

I.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xu hướng phát triển công nghệ, dịch vụ trên
thế giới và các tiêu chuẩn đã được công bố giai đoạn 2013 - 2015 của các tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE trong lĩnh vực thông tin truyền thông.

I.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE có liên quan tới mạng, dịch vụ, thiết bị, sản phẩm,
chất lượng, an toàn bảo mật trong lĩnh vực thông tin truyền thông.
I.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa của các tổ chức tiêu chuẩn trong
lĩnh vực thông tin và truyền thông (TTTT) từ năm 2013-2015, cụ thể:
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn ITU về lĩnh vực ICT.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IEC về lĩnh vực ICT.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn ISO về lĩnh vực ICT.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IETF về lĩnh vực ICT.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IEEE về lĩnh vực ICT.
- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức ITU.
- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức ISO.
- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IEC.
- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IETF.
- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IEEE.
Đề xuất định hướng tiêu chuẩn hóa trong thời gian tới của lĩnh vực thông tin và
truyền thông.
I.6. Kết quả nghiên cứu của đề tài
Báo cáo kết quả đề tài và các định hướng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin
và truyền thông.
01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành thông tin truyền thông.
I.7. Kiến nghị về khả năng áp dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, địa chỉ ứng
dụng của đề tài

2015 TVCC - RIPT

Trang: 22/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM


I.7.1. Khả năng áp dụng của đề tài
Đề tài có thể sử dụng trong việc hoạch định kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng
TCVN, QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Nhất là với những tiêu chuẩn,
quy chuẩn có liên quan tới xu hướng phát triển công nghệ, mạng, dịch vụ, chất lượng
TTTT ở trong nước để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành
TTTT.
Các đề xuất cụ thể danh mục tiêu chuẩn quốc tế đã được công bố chính thức giai
đoạn 2013 - 2015 của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE
sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đề xuất thực hiện hàng năm về
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực TTTT.

I.7.2. Khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể chuyển giao cho các nhà quản lý chuyên
ngành về TTTT, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới lĩnh vực TTTT, các
nhà nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ở trong nước về lĩnh vực TTTT.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho giáo viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu, ... để phục vụ cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu khoa học.

I.7.3. Địa chỉ ứng dụng của đề tài
Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các đơn vị Cục, Vụ, Viện, Học viện trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các đơn vị Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc của các Bộ
ngành có liên quan (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công
thương, ...)
I.8. Kiến nghị khả năng phát triển của đề tài
Đề tài có thể phát triển nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo 2016 - 2018
trong lĩnh vực TTTT.
Ngoài ra cũng có thể mở rộng nghiên cứu đối với các tổ chức khu vực (ETSI,
ANSI, ...) có liên quan trong lĩnh vực TTTT.


2015 TVCC - RIPT

Trang: 23/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

2015 TVCC - RIPT

Trang: 24/433


Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

CHƯƠNG II : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG

II.1. Vai trò của ICT trong xã hội
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến thế giới có những bước chuyển mình mạnh
mẽ, đó là sự chuyển hóa từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức. Xã hội và nền kinh tế đó được hình thành trên cơ sở phát
triển và ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT). Ở đó thông tin và tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo.
ICT hiện đang là động lực mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và cung cấp các

giải pháp thực sự bền vững nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng. ICT
cung cấp cơ hội ngày càng nhiều để tạo ra thu nhập cao hơn, chống nghèo đói, bệnh tật
và mù chữ. ICT và những ứng dụng liên quan là những công cụ quan trọng trong việc
hoàn thiện quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ xã hội như chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận y tế, giáo dục,
thực phẩm và nhà ở, cải thiện sức khoẻ người mẹ và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, dành
lợi thế cho phụ nữ và các thành viên dễ bị tổn thương của xã hội, và cuối cùng là bảo
đảm tính bền vững của môi trường.
ICT hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
ICT mang lại cả cơ hội và thách thức lớn cho các nền kinh tế mới phát triển và
đang phát triển. Nếu nắm bắt được các tiềm năng của ICT, có thể hướng tới khả năng
vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, để nâng
cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện
y tế, giáo dục đào tạo, cũng như tăng nhanh mức tăng trưởng kinh tế.
II.2. Xu hướng phát triển thông tin truyền thông trên thế giới

II.2.1. Xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT
II.2.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
ICT, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên
nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi
phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh
2015 TVCC - RIPT

Trang: 25/433



×