Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG CHÂM

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG CHÂM

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 958.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS.Nguyễn Đăng Hạc
2. PGS.TS.Đặng Thị Xuân Mai

HÀ NỘI - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, các trích
dẫn theo đúng quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Phương Châm


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với GS.TS. Nguyễn Đăng Hạc, PGS.TS.
Đặng Thị Xuân Mai - Những người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Vận tải – Kinh tế, Bộ môn Kinh tế xây dựng và
các Bộ môn khác thuộc Vận tải – Kinh tế - Trường Đại học Giao thông vận tải đã có
những đóng góp và giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung của
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ…
đến từ Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Viện chiến
lược và phát triển Giao thông vận tải, … đã có những đóng góp, giúp đỡ tôi trong quá
trình tôi thực hiện các nội dung của luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và đánh giá của các chuyên gia đến từ
các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Sở Giao thông vận tải,
các Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông, Tổng Cục đường bộ Việt Nam, … Các
chuyên gia đến từ các Tổng Công ty, các Công ty… đang hoạt động trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng và khai thác công trình giao thông nói chung và đường cao tốc nói riêng đã
giúp tôi hoàn thành tốt nội dung của luận án.
Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho
tôi về thời gian, số liệu các công trình thực tế để thực hiện tốt luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình của tôi đã luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Tác giả luận án

Nguyễn Phương Châm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I
MỤC LỤC ..................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................IX
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. X
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC.................................... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước .................................................................6
1.1.1.Về quản lý đầu tư xây dựng nói chung...........................................................6
1.1.2. Về công tác huy động vốn cho các dự án ......................................................7
1.1.3. Về công tác đấu thầu dự án ...........................................................................9

1.1.4. Về quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................................10
1.1.5. Về quản lý khai thác các công trình giao thông nói chung .........................10
1.1.6. Về quản lý thu phí sử dụng đường .............................................................. 11
1.1.7. Về quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc ......................................12
1.1.8. Về chuyển nhượng quyền khai thác đường cao tốc ....................................12
1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................ 13
1.3. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề dự định đi sâu nghiên cứu ..................15
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................15
1.3.2. Các vấn đề dự định đi sâu nghiên cứu .........................................................16
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC.................................. 18
2.1. Khái quát về đường cao tốc và các dự án đường cao tốc. ..................................18
2.1.1. Khái niệm đường cao tốc.............................................................................18
2.1.2. Đặc điểm của đường cao tốc .......................................................................18
2.1.3. Đặc điểm của các dự án xây dựng đường cao tốc .......................................19
2.2. Quản lý đầu tư xây dựng đường cao tốc............................................................. 21
2.2.1. Khái quát về quản lý đầu tư xây dựng đường cao tốc .................................21
2.2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................21
2.2.1.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc ...............21
2.2.1.3. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc ...............22
2.2.2. Huy động vốn của các chủ đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng đường cao
tốc ..........................................................................................................................25


iv
2.2.2.1. Đặc điểm của huy động vốn cho các dự án đầu tư xây dựng đường cao
tốc ......................................................................................................................25
2.2.2.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng đường
cao tốc ................................................................................................................25

2.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của chủ đầu tư các
dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc ............................................................... 28
2.2.3. Quản lý công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp của các dự án đầu tư
xây dựng đường cao tốc của chủ đầu tư ................................................................ 30
2.2.3.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu .........................31
2.2.3.2. Một số quy định về đấu thầu trong xây dựng của một số nhà tài trợ
quốc tế................................................................................................................32
2.2.4. Quản lý chất lượng công trình đường cao tốc trong giai đoạn thi công của
chủ đầu tư ..............................................................................................................35
2.2.4.1. Khái niệm chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công
trình xây dựng ....................................................................................................35
2.2.4.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng đường cao tốc
trong giai đoạn thi công xây dựng. ....................................................................38
2.3. Quản lý khai thác đường cao tốc. .......................................................................41
2.3.1. Quan hệ giữa xây dựng và khai thác đường cao tốc ...................................41
2.3.2. Quản lý khai thác công trình đường cao tốc................................................43
2.3.2.1. Khái quát về quản lý khai thác công trình đường cao tốc ....................43
2.3.2.2. Quy trình khai thác đường cao tốc .......................................................44
2.3.2.3. Quy trình bảo trì đường cao tốc............................................................ 46
2.3.2.4. Nội dung của quản lý khai thác đường cao tốc ....................................47
2.3.3. Quản lý thu phí sử dụng đường cao tốc.......................................................48
2.3.3.1. Ý nghĩa và nội dung của quản lý thu phí sử dụng đường cao tốc .......49
2.3.3.2. Định giá thu phí ....................................................................................49
2.3.3.3. Phương thức thu phí .............................................................................50
2.3.3.5. Biện pháp thu phí..................................................................................53
2.3.4. Quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc ...........................................55
2.3.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của quản lý an toàn giao thông trên đường cao
tốc ......................................................................................................................55
2.3.4.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông trên đường cao tốc ........................... 55
2.3.5. Quản lý phát triển kinh doanh tổng hợp trên đường cao tốc .......................56

2.3.5.1. Quản lý kinh doanh khu dịch vụ trên đường cao tốc ........................... 57
2.3.5.2. Quản lý mở rộng phát triển kinh doanh trên đường cao tốc.................57
2.3.5.3. Quản lý chuyển nhượng quyền khai thác đường cao tốc .....................58


v
2.4. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý đường cao tốc của một số quốc gia trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 59
2.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý đường cao tốc của một số quốc gia trên
thế giới ...................................................................................................................59
2.4.1.1. Đức .......................................................................................................59
2.4.1.2 Nhật Bản ............................................................................................... 60
2.4.1.3. Trung Quốc ........................................................................................... 60
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong đầu tư xây dựng và khai thác
đường cao tốc ........................................................................................................62
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC
ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM .............................................................................. 66
3.1. Giới thiệu về điều tra khảo sát ............................................................................66
3.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay ........66
3.2.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................66
3.2.1.1. Trong huy động vốn đầu tư ..................................................................66
3.2.1.2. Trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp của dự án ............68
3.2.1.3. Trong quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công
........................................................................................................................... 70
3.2.2. Những tồn tại trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc ở
Việt Nam và nguyên nhân .....................................................................................71
3.2.2.1. Trong huy động vốn đầu tư ..................................................................71
3.2.2.2. Trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của dự
án .......................................................................................................................76

3.2.2.3. Trong công tác quản lý chất lượng công xây dựng công trình trong giai
đoạn thi công của chủ đầu tư .............................................................................81
3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác các dự án đường cao tốc ở Việt Nam ....83
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý thu phí ............................................................ 83
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc ..........85
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý phát triển kinh doanh tổng hợp trên đường cao
tốc ..........................................................................................................................90
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đường cao
tốc .............................................................................................................................. 97
3.4.1.Cơ sở lý thuyết.............................................................................................. 97
3.4.2.Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................................98
3.4.3.Phương pháp nghiên cứu, thang đo và kết quả.............................................98
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................101


vi
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC Ở VIỆT NAM ..................................................... 103
4.1. Quy hoạch xây dựng đường cao tốc của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
sau năm 2030 ...........................................................................................................103
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc ở Việt
Nam của chủ đầu tư .................................................................................................104
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng ..........................................104
4.2.1.1.Thành lập các công ty chuyên đầu tư xây dựng đường cao tốc ..........104
4.2.1.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng
đường cao tốc ..................................................................................................106
4.2.1.3. Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây
lắp các dự án đường cao tốc ............................................................................112
4.2.1.4. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn thi công của chủ đầu tư ...........................................................................115

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác đường cao tốc .............................119
4.2.2.1.Áp dụng mô hình phối hợp quản lý khai thác đường cao tốc .............119
4.2.2.2. Nghiên cứu triển khai ứng dụng giải pháp 4E’s trong quản lý khai thác
đường cao tốc ..................................................................................................120
4.2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh doanh tổng hợp trên đường
cao tốc ..............................................................................................................134
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 145
1.KẾT LUẬN ..........................................................................................................145
2.KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN .............................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 148


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển châu Á

ATGT

: An toàn giao thông

BOT

: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao


BQL

: Ban quản lý

BTO

: Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

BOO

: Xây dựng – sở hữu – kinh doanh

BT

: Xây dựng - chuyển giao

BXD

: Bộ xây dựng

CCTV

: Hệ thống giám sát bằng camera an ninh

CIPM

: Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông

CNH


: Công nghiệp hóa

DA

: Dự án

DN

: Doanh nghiệp

ĐB

: Đường bộ

ĐCT

: Đường cao tốc

ETC

: Hệ thống thu phí điện tử

FDI

: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng


GTĐB

: Giao thông đường bộ

GTVT

: Giao thông vận tải

HĐH

: Hiện đại hóa

HSDT

: Hồ sơ dự thầu

HSMT

: Hồ sơ mời thầu

IBRD

: International Bank for Reconstruction and Development: Ngân hàng
Tái thiết và Phát triển Quốc tế

ITS

: Intelligent Transport System: Hệ thống giao thông thông minh

JHPC


: Tổng công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản

KCHT

: Kết cấu hạ tầng


viii
KEC

: Tổng công ty đường cao tốc Hàn Quốc

LATSKT : Luận án Tiến sĩ kinh tế
NCKT

: Nghiên cứu khả thi

NCTKT

: Nghiên cứu tiền khả thi



: Nghị định

NSNN

: Ngân sách Nhà nước


OBU

: Máy thu phát sóng radio cỡ nhỏ

PCI

: Pavement Condition Index: Chỉ số tình trạng mặt đường

PPP

: Public - Private Partnerships: Quan hệ đối tác công - tư

QLDA

: Quản lý dự án

QLKT

: Quản lý khai thác

QLNN

: Quản lý Nhà nước

RFID

: Radio Frequency Identification: Công nghệ nhận dạng đối tượng bằng
sóng vô tuyến

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TMĐT

: Tổng mức đầu tư

TNGT

: Tai nạn giao thông

TTATGT : Trật tự an toàn giao thông
UBND

: Ủy ban nhân dân

USD

: United States dollar - Đô la Mỹ

VEC

: Tổng công ty đầu tư xây dựng và phát triển đường cao tốc Việt Nam

VMS

: Biển báo giao thông có thông tin thay đổi

VIDIFI


: Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam

WB

: World Bank, tiếng Việt: Ngân hàng Thế giới

XDCB

: Xây dựng cơ bản

XDĐB

: Xây dựng đường bộ


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các lĩnh vực của quản lý dự án ...................................................................24
Bảng 2.2: So sánh các phương thức thu phí ..................................................................52
Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................................66
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của các dự án ĐCT đang khai thác .................................67
Bảng 3.3: Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp chính của DA ĐCT Nội Bài –
Lào Cai ..........................................................................................................................69
Bảng 3.4: Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp chính của dự án ĐCT Hồ Chí
Minh – Long Thành – Dầu Giây ...................................................................................69
Bảng 3.5: Tỷ lệ thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam và nước ngoài ........................70
Bảng 3.6: Mức tiết kiệm chi phí so với dự toán gói thầu ở một số dự án ĐCT ............70
Bảng 3.7: Đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại trong huy động vốn ĐTXD ĐCT
.......................................................................................................................................73

Bảng 3.8: Tổng mức đầu tư của một số dự án ĐCT qua các lần điều chỉnh .................74
Bảng 3.9: Đánh giá về các nguyên nhân của những tồn tại trong công tác đấu thầu lựa
chọn nhà thầu thi công xây lắp của chủ đầu tư.............................................................. 78
Bảng 3.10 : Giá đánh giá và xếp hạng nhà thầu gói thầu 5A DA ĐCT Hồ Chí Minh –
Long Thành – Dầu Giây ................................................................................................ 80
Bảng 3.11 : Đánh giá về các nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý chất
lượng công trình trong giai đoạn thi công của chủ đầu tư ............................................82
Bảng 3.12: Đánh giá về các nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản thu phí
.......................................................................................................................................85
Bảng 3.13: Thống kê số vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc giai đoạn 2013 - 2016
.......................................................................................................................................86
Bảng 3.14: Nguyên nhân xảy ra TNGT trên ĐCT ........................................................86
Bảng 3.15: Thống kê số lượng các trạm dịch vụ trên ĐCT tính đến năm 2016............91
Bảng 3.16: Đánh giá về các nguyên nhân của những tồn tại trong công tác chuyển
nhượng quyền khai thác ĐCT .......................................................................................96
Bảng 3.17: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng
ĐCT.............................................................................................................................100
Bảng 4.1: Đánh giá về tính khả thi của các nguồn huy động vốn đầu tư cho các dự án
ĐTXD ĐCT .................................................................................................................111
Bảng 4.2: Lựa chọn phương pháp sửa chữa bảo dưỡng mặt đường theo chỉ số PCI ..122
Bảng 4.3: Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện quản
lý an toàn giao thông trên ĐCT ...................................................................................133


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Vòng đời của dự án ......................................................................................41
Hình 2.2. Quá trình đầu tư và xây dựng ........................................................................42
Hình 2.3: Thu phí đồng loạt trên toàn tuyến ................................................................ 50

Hình 2.4: Thu phí theo phương thức “ hệ thống mở “ .................................................51
Hình 2.5: Thu phí theo phương thức “hệ thống khép kín” ...........................................51
Hình 2.6: Thu phí theo phương thức hỗn hợp .............................................................. 52
Hình 4.1: Các giải pháp hoàn thiện quản lý ĐTXD và khai thác ĐCT .......................104
Hình 4.2 : Đề xuất mô hình hoạt động của các công ty chuyên ĐTXD và khai thác ĐCT
.....................................................................................................................................105
Hình 4.3: Cấu trúc điển hình của một dự án PPP . ......................................................109
Hình 4.4: Mô hình phối hợp quản lý khai thác đường cao tốc ....................................119
Hình 4.5 Sơ đồ khối quá trình quản lý điều hành giao thông trên ĐCT ....................123
Hình 4.6: Cơ cấu vận hành hệ thống ETC ...................................................................126


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nước ta
có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung
vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; chất
lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT
đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc
phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Từ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam bước vào giai
đoạn phát triển theo chiều sâu của thời kỳ đổi mới. Cùng với nhu cầu phát triển kinh tế,
nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung, đường bộ cao tốc nói riêng
trở nên vô cùng cấp thiết để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Để xây dựng mạng lưới đường cao tốc quốc gia, ngày 01/03/2016 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 326/QĐ - TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên cơ
sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của đất
nước; định hướng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm.Theo quy hoạch, tổng

chiều dài các tuyến của các dự án thuộc chương trình ngắn hạn (đến năm2020) là 2.703
km với số vốn đầu tư dự kiến 342.585 tỷ đồng; đối với chương trình trung hạn (2020 2030), tổng chiều dài là 2.699km với vốn đầu tư dự kiến 599.186 tỷ đồng, và đối với
chương trình dài hạn (sau năm 2030), tổng chiều dài các tuyến là 1.009km với vốn đầu tư
dự kiến là 460.474 tỷ đồng. Mặc dù quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường bộ cao
tốc quy định cơ sở cho việc phát triển, nhưng việc xác định thứ tự ưu tiên dự án đầu tư vẫn
còn tiếp tục điều chỉnh.
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, tại Việt Nam, một số tuyến đường cao
tốc đã và đang được xây dựng, nhưng có thể nói, mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam
chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với mạng lưới giao thông quốc gia. Hơn nữa so với các
yêu cầu và một số tiêu chuẩn về thiết kế một số tuyến đường cao tốc đã hoàn thành còn
chưa đạt chuẩn. Tính đến 7/2017, cả nước mới có 745 km đường cao tốc được đưa vào
khai thác. Như vậy so với mục tiêu hoàn thành 1.518 km đường cao tốc vào năm 2015,
chúng ta đã không đạt được. Quá trình đầu tư xây dựng và quá trình khai thác các dự án
đường cao tốc này phát sinh nhiều vấn đề chưa có trong tiền lệ vì đường cao tốc có những
đặc điểm không giống các loại đường bộ thông thường. Trong quản lý đầu tư xây dựng,
các vấn đề còn tồn tại bao gồm: thiếu vốn ;quá trình lựa chọn nhà thầu nhiều bất cập; chất
lượng đường cao tốc không đảm bảo còn trong quản lý khai thác đó là công nghệ thu phí
còn lạc hậu; tình trạng mất an toàn giao thông thông trên các tuyến đường cao tốc và việc
chuyển nhượng quyền khai thác không như kỳ vọng ban đầu. Trước tình hình đó, Chính


2
phủ đã phải điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc theo hướng kéo dài
thời gian thực hiện. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu xây dựng 31 tuyến đường bộ cao tốc
với chiều dài 6.411 km vào năm 2030 theo đúng quy hoạch xây dựng mạng lưới đường
cao tốc đã được phê duyệt, thì rõ ràng có rất nhiều các vấn đề trong quá trình đầu tư xây
dựng và khai thác các dự án đường cao tốc cần được nghiên cứu và hoàn thiện.
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ : “Nghiên cứu hoàn thiện
quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc ở Việt Nam”.
Đây là vấn đề có tính thời sự, cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực

tiễn đối với sự phát triển của ngành giao thông đường bộ nói chung và đường cao tốc nói
riêng ở hiện tại cũng như trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây
dựng và khai thác đường cao tốc cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
trong lĩnh vực này; những phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng
và khai thác các dự án đường cao tốc ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua để đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý đầu tư xây dựng và khai thác
các dự án đường cao tốc mới ở Việt Nam trên góc độ của chủ đầu tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
a. Về không gian nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi về không gian nghiên cứu là các dự án ĐCT mới ở trung
ương, cụ thể là các dự án do Bộ GTVT trực tiếp quản lý trên lãnh thổ Việt Nam. Trong
phần nghiên cứu kinh nghiệm, tác giả sẽ mở rộng phạm vi không gian sang một số nước
mà Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi.
b. Về thời gian nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTXD và khai thác ĐCT ở Việt
Nam từ năm 2006 (thời điểm Việt Nam bắt đầu xây dựng tuyến ĐCT đầu tiên) đến
nay.
- Phạm vi thời gian để đề xuất giải pháp hoàn thiện dự kiến đến năm 2030.
c. Về nội dung nghiên cứu:
Công tác quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc bao gồm rất nhiều nội
dung khác nhau và có nhiều các chủ thể tham gia vào công tác này. Trong phạm vi của


3

luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung:
 Trong giai đoạn đầu tư xây dựng: Nghiên cứu công tác huy động vốn cho dự án; quản
lý đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp công trình ĐCT; quản lý chất lượng
công trình ĐCT trong giai đoạn thi công của chủ đầu tư.
 Trong giai đoạn khai thác: Nghiên cứu công tác quản lý thu phí, công tác quản lý an
toàn giao thông và công tác quản lý phát triển kinh doanh tổng hợp trên đường cao
tốc của chủ đầu tư.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử mà các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để nghiên cứu sự phát triển tự nhiên, xã
hội và tư duy, để nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc
của các chủ đầu tư, tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định
lượng. Cụ thể như sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để phân tích, rút ra kết luận từ các
số liệu không ở dạng số, thường liên quan đến ý tưởng, nhận thức, hành vi của con người.
Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường
cao tốc ở Việt Nam của các chủ đầu tư, nghiên cứu nội dung, cách thức quản lý đang được
các chủ đầu tư tiến hành. Các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không đo
lường hay lượng hóa được. Do vậy, các thông tin trên chỉ có thể được thu thập và xử lý
theo phương pháp nghiên cứu định tính.
4.1.1. Nguồn thu thập số liệu
Để làm rõ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng và khai thác ĐCT ở Việt
Nam hiện nay của các chủ đầu tư, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ các doanh nghiệp
hoạt động động trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói chung và ĐCT nói riêng bao gồm
hệ thống các sổ sách, báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong ngành...Qua đó, có thể
thu thập được các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết về thực trạng quản lý ĐTXD và khai
thác ĐCT ở Việt Nam của các chủ đầu tư. Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, tác giả cũng
tiến hành tìm kiếm dữ liệu thông qua các tổ chức khác như: Tổng cục thống kê, Bộ GTVT,
Tổng cục đường bộ Việt Nam...

4.1.2. Cách thức thu thập dữ liệu
Với các nguồn thông tin được xác định như trên, tác giả sử dụng 3 cách thu thập dữ
liệu:


4
Thứ nhất, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý doanh nghiệp. Người được phỏng vấn sẽ
cho biết tình hình quản lý ĐTXD và khai thác ĐCT thực tế hiện nay ở doanh nghiệp mình,
bày tỏ những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp. Cách này được sử dụng kết hợp với
phỏng vấn sâu để tiết kiệm thời gian và chi phí. Kết quả quan sát được ghi chép dưới dạng
văn bản (do không được phép quay phim hay chụp ảnh).
Thứ ba, nghiên cứu tại bàn. Đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản
như: báo cáo tổng kết, kết quả điều tra, tham luận hội thảo... có liên quan đến công tác quản
lý ĐTXD và khai thác ĐCT
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính cung cấp những hiểu biết cụ thể về
thực trạng quản lý ĐTXD và khai thác ĐCT ở Việt Nam hiện nay của các chủ đầu tư.
Những thông tin này mang tính mô tả, khám phá vấn đề và chịu ảnh hưởng bởi ý kiến chủ
quan của tác giả và người được phỏng vấn. Riêng các giải pháp được đề xuất xuất phát từ
ý kiến chủ quan của tác giả. Do đó, để định lượng cụ thể, tác giả đã sử dụng các kỹ thuật
phân tích sau:
Thứ nhất, thống kê mô tả để đánh giá mức độ xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của
các nguyên nhân đến các tồn tại trong các khâu của công tác quản lý ĐTXD và khai thác
ĐCT ở Việt Nam của các chủ đầu tư. Trong đó, chủ yếu sử dụng các giá trị trung bình
(mean), trung vị (mode), độ lệch chuẩn (std).
Thứ hai, phân tích tương quan và hồi quy: Thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng ĐCT, luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng
thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng ĐCT. Mô hình kinh
tế lượng này có dạng:

Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ .......... + βnXn + ui
Trong đó: Y : Mức độ hài lòng của người sử dụng ĐCT
β0: Hệ số chặn
β1, β2..... βn : Các hệ số góc thể hiện chiều và mức độ ảnh hưởng của các biến
X1, X2,...Xn đến Y.
ui: Phần dư.
Mô hình này sẽ cho biết những nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
người sử dụng ĐCT. Đây là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý khai thác của các chủ đầu tư, nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho người
sử dụng ĐCT, nâng cao hiệu quả khai thác ĐCT của chủ đầu tư.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


5
- Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án đã tiến hành hệ thống hóa lý luận, bổ sung và
hoàn thiện lý luận về quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
+ Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTXD và khai thác ĐCT ở
Việt Nam hiện nay trên các lĩnh vực: huy động vốn, quản lý đấu thầu, quản lý chất lượng
CTXD trong giai đoạn thi công, quản lý thu phí, quản lý an toàn giao thông và chuyển
nhượng quyền khai thác dự án ĐCT. Luận án đã xây dựng mô hình kinh tế lượng thể hiện
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng ĐCT làm cơ sở để đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác ĐCT có hiệu quả.
+ Luận án đề xuất số giải pháp hoàn thiện quản lý ĐTXD và khai thác đường cao tốc phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam
6. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và khai
thác đường cao tốc

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư xây dựng và khai
thác đường cao tốc.
Chương 3: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc ở Việt
Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao
tốc ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc đã được
một số tác giả nghiên cứu và công bố. Có thể nêu lên một số công trình đã nghiên cứu có
liên quan trực tiếp đến vấn đề này như sau:
1.1.1.Về quản lý đầu tư xây dựng nói chung
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân
sách Nhà nước ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái tại Học viện hành chính quốc gia năm 2009
nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án.
Đối tượng nghiên cứu của dự án là Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư từ ngân
sách Nhà nước. Luận án đã chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém trong
QLNN đối với dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở Việt Nam cũng như các nhóm nguyên
nhân. Luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp đổi mới QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ
ngân sách Nhà [33]. Hướng nghiên cứu của luận án tập trung vào vai trò của quản lý Nhà
nước trong các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng chứ không đề cập đến vai trò của
các chủ đầu tư trong quá trình này.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn Ngân sách Nhà nước trong ngành giao thông vận tải hiện nay” của Nguyễn Thị
Bình tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2013 đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý nhà

nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) từ vốn ngân sách nhà nước theo năm
khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm quản lý nhà nước trong xây dựng quy
hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm
định chất lượng, bàn giao công trình; và thanh quyết toán. Luận án đưa ra các phương
hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành
giao thông vận tải Việt Nam. Luận án nhấn mạnh tới hoàn thiện quản lý các khâu đấu thầu,
triển khai thực hiện và thanh quyết toán vốn theo đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu chất lượng,
thời gian và chi phí; Xác định đúng danh mục dự án đầu tư trọng điểm, quyết định không
đầu tư tràn lan, khi chưa xác định được nguồn vốn để hoàn thành dự án; Phân định cụ thể
trách nhiệm của từng chủ thể tham gia thực hiện dự án; phát huy vai trò giám sát cộng đồng
dân cư và xã hội trong QLNN đối với dự án ĐTXDCB từ NSNN của ngành GTVT Việt
Nam [4]. Như vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước trong


7
các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng chứ không đề cập đến vai trò của các chủ đầu
tư trong quá trình này.
Luận án “ Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước” tại trường Đại học Xây dựng năm 2012, tác
giả Nguyễn Minh Đức đã dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được để phân tích và chỉ ra
các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình sử dụng vốn Nhà nước từ các điểm nhìn khác nhau như: từ điểm nhìn chất
lượng sản phẩm dự án, từ điểm nhìn chất lượng quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,
từ điểm nhìn chất lượng quản lý tiến độ thực hiện dự án. Các giải pháp của tác giả đưa ra
bao gồm 2 nhóm giải pháp lớn: Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn Nhà nước của chủ đầu tư và nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản
lý dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước [22].
Trong cuốn sách “Tổ chức quản lý đầu tư và xây dựng công trình Giao thông” ,
NXB GTVT (2008) của Bùi Minh Huấn và Chu Xuân Nam, đồng chủ biên, các tác giả đã
đề cập đến cơ sở khoa học của các hoạt động đầu tư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

giao thông; quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư - xây dựng giao thông; quản trị doanh
nghiệp xây dựng giao thông. Đối tượng nghiên cứu của các tác giả là quản lý Nhà nước và
hoạt động quản trị doanh nghiệp xây dựng giao thông chứ chưa đi sâu nghiên cứu vai trò
quản lý của chủ đầu tư theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng [30].
Tác giả Bùi Ngọc Toàn trong bộ 03 cuốn sách “Quản lý dự án xây dựng” (Lập và
thẩm định dự án; Thiết kế, đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng; Giai đoạn thi công xây
dựng công trình) [46], [47], [48] và cuốn Lập và thẩm định dự án đầu tư [45] trình bày các
vấn đề liên quan đến trình tự lập và thẩm định các dự án đầu tư, hoạt động phê duyệt các
dự án đầu tư; công tác khảo sát, thiết kế, đấu thầu…cho đến khi các công trình được khởi
công xây dựng. Có thể nhận thấy, phương pháp tiếp cận của tác giả là đi theo các giai đoạn
của quá trình đầu tư xây dựng. Với mỗi hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng, tác giả
nêu vai trò của các chủ thể có liên quan đến hoạt động đó. Như vậy, vai trò xuyên suốt của
chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng chưa được tập trung nghiên cứu làm nổi bật.
1.1.2. Về công tác huy động vốn cho các dự án
Luận án tiến sĩ “Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam” của
Nguyễn Xuân Cường tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017 có đối tượng
nghiên cứu là: Quan điểm, cơ chế, chính sách và hình thức thực hiện đa dạng hóa vốn đầu
tư XDĐB ở Việt Nam. Các giải pháp được tác giả đề xuất bao gồm: Giải pháp về nhận
thức và quy hoạch phát triển; Tăng cường vai trò Nhà nước trong đa dạng hóa vốn đầu tư
xây dựng đường bộ; Giải pháp tạo vốn và khoa học, công nghệ cho đa dạng hóa đầu tư xây
dựng đường bộ; Giải pháp về nhân lực, quản trị để thúc đẩy đa dạng hóa vốn đầu tư xây


8
dựng đường bộ; Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng đường bộ [15]. Có
thể nhận thấy luận án tập trung vào nghiên cứu các giải pháp đa dạng hóa vốn đầu tư cho
các công trình đường bộ nói chung chứ không nghiên cứu cụ thể cho các công trình đường
cao tốc, các giải pháp đưa ra bao gồm nhiều giải pháp mang tính khái quát. Do vậy khi áp
dụng vào các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc cần phải có sự thay đổi và điều chỉnh
cho phù hợp.

Luận án tiến sĩ : “Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ
tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam" của Bùi Nguyên Khánh, tại Trường đại học
Ngoại thương Hà Nội, năm 2002 đã nêu được vai trò và tác dụng của nguồn vốn ODA
cũng như FDI trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, những mặt trái của các
nguồn vốn trên nếu ta sử dụng không hợp lý, tác động qua lại giữa hai nguồn vốn để nhấn
mạnh vấn đề cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả
hơn nguồn vốn FDI [32]. Nhưng để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ
nước ngoài, phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm từ đó đề ra những giải pháp
thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài trong đầu tư xây dựng các công trình giao
thông của Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế : “Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực
hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam”của Đặng Thị Hà tại Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội (năm 2013) không đi vào nghiên cứu nguồn vốn vay từ các ngân hàng
thương mại, mà chỉ tập trung nghiên cứu việc huy động vốn ngoài NSNN theo các hình
thức hợp tác giữa Nhà nước và các nhà đầu tư PPP như: BOT, BTO, BT. Các giải pháp
được tác giả đề xuất hướng đến mục tiêu thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây
dựng đường cao tốc theo hình thức PPP [24]. Vấn đề làm sao để nhà đầu tư tư nhân có
được nguồn vốn để tham gia vào các dự án PPP lại chưa được tác giả đề cập đến.
Luận án tiến sĩ: “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
(năm 2012) sau khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư và tình hình thu hút vốn đầu
tư trực tiếp vào Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đã đề xuất các giải pháp để thu hút có
hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam [34]. Các giải pháp được tác giả đưa ra đứng
trên góc độ quản lý Nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam mà không tập trung nghiên cứu các giải pháp để thu hút
vốn FDI vào lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc.
Tác giả Dương Văn Chung trong bài “Một số giải pháp huy động các nguồn lực đột
phá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông” đăng trên tạp chí GTVT (tháng 2/2016)
đã phân tích, đánh giá kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
(KCHT) giao thông giai đoạn 2001 - 2014, phân tích các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và



9
đề xuất những giải pháp nhằm huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển KCHT
giao thông giai đoạn đến năm 2020 [8]. Các giải pháp được tác giả đề cập đến bao gồm:
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển KCHT giao
thông; Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; Tăng cường ứng dụng khoa học và
công nghệ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh công tác thông tin truyền
thông; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực truyền thống sẵn có. Đây là các giải pháp
mang tầm vĩ mô, áp dụng cho các công trình hạ tầng giao thông nói chung.
Tác giả Phạm Quốc Trường trong bài “Quy hoạch và huy động vốn từ PPP vào phát
triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí tài chính (Tháng 2/2017) đã phân
tích những vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch và nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông
để từ đó đưa ra các kiến nghị để giải quyết vấn đề này. Các kiến nghị bao gồm: Nhà nước
cần đảm bảo sự ổn định của quy hoạch và chính sách về PPP; khi xây dựng hợp đồng cần
chú ý tính linh hoạt của các điều khoản, có biên độ điều chỉnh, tránh thiệt hại cho nhà đầu
tư cũng như chính quyền; tăng cường năng lực về PPP cho cán bộ, công chức địa phương ;
ủy quyền cho cấp thành phố chủ động triển khai nhằm tận dụng cơ hội và rút kinh nghiệm
thực tiễn để từng bước xây dựng khung chính sách và sổ tay thực hiện PPP tại Việt Nam
[50]. Tác giả cũng chỉ nghiên cứu giải pháp để thu hút nhà đầu tư tham gia và các dự án
PPP phát triển hạ tầng giao thông còn việc nhà đầu tư huy động vốn như thế nào chưa được
tác giả đề cập.
1.1.3. Về công tác đấu thầu dự án
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình
giao thông ở Việt Nam ” của Trần Văn Hùng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm
2007. Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc xây dựng và đánh
giá chất lượng đấu thầu các công trình xây dựng nói chung và chất lượng đấu thầu xây
dựng các công trình giao thông nói riêng trên góc độ chủ đầu tư. Luận án đã phân tích,
đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế về chất lượng công tác đấu thầu xây dựng
các công trình xây dựng giao thông. Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, xem

xét và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu; đề xuất các kiến nghị hoàn thiện
cơ chế, chính sách quản lý đấu thầu xây dựng của nước ta [31]. Luận án được hoàn thành
từ năm 2007, đến nay chế độ chính sách, quy định của pháp luật về đấu thầu đã có rất nhiều
thay đổi. Công tác đấu thầu các dự án xây dựng giao thông trước đây chủ yếu là đấu thầu
trong nước, hiện nay một số dự án chuyển sang đấu thầu quốc tế (đặc biệt là các dự án xây
dựng đường cao tốc. Do vây vấn đề liên quan đến đấu thầu các dự án đường cao tốc cần
phải được tiếp tục nghiên cứu để có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu mô hình hoạch định chiến lược cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp của DNXDGT” của Phạm Phú Cường tại trường Đại học Giao thông vận tải


10
năm 2012 xây dựng cơ sở lý luận chung về chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
của các DNXDGT. Thông qua nghiên cứu thực trạng, chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu
xây lắp của các DNXDGT ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 [16]. Luận án đứng ở góc
độ doanh nghiệp để xây dựng chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu mà không đề cập đến
vai trò của chủ đầu tư trong quá trình đấu thầu các dự án xây dựng.
1.1.4. Về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Luận án tiến sĩ: “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Mạnh Tường
tại trường Đại học Giao thông vận tải (năm 2010) đi sâu phân tích thực trạng chất lượng
hệ thống công trình giao thông đô thị và hệ thống tổ chức quản lý chất lượng dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông (chủ yếu là cầu và đường bộ) trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh từ đó tìm ra các tồn tại trong công tác quản lý chất lượng dự án ở các giai
đoạn thực hiện [52]. Cùng tác giả này còn có bài báo: Chất lượng công trình giao thông
dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đăng trên tạp chí GTVT (2010)
[51]. Mặc dù tác giả có đề cập đến hoàn thiện công tác quản trị chất lượng của các chủ thể
tham gia vào các dự án đầu tư xây dựng nhưng lại đi sâu nghiên cứu xây dựng mô hình
quản lý kinh doanh và hệ thống quản trị chất lượng của các khu quản lý giao thông đô thị;
xây dựng hệ thống quản trị chất lượng và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm về chất lượng

trong hệ thống các nhà thầu; chuẩn hóa điều kiện năng lực của các nhà thầu khác nhau khi
tham gia các dự án đầu tư XDCTGT. Vấn đề các chủ đầu tư phải làm thế nào để đảm bảo
chất lượng của các dự án đầu tư của mình trong giai đoạn thi công XDCT lại chưa được
nghiên cứu.
Tác giả Phạm Phú Cường trong bài “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại ban quản lý chuyên ngành GTVT” đăng trên tạp chí GTVT (Tháng 1/2017) sau
khi đưa ra các tồn tại (trong công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, công tác tổ chức
quản lý dự án tại Ban quản lý dự án) đã phân tích các nguyên nhân của những tồn tại này.
Những nguyên nhân được kể đến gồm: những nguyên nhân do thể chế; do trình độ quản
lý; do kỹ thuật và công cụ quản lý. Từ đây, các giải pháp được tác giả đưa ra là: Hoàn thiện
quy trình quản lý dự án tại các ban, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý dự án.
1.1.5. Về quản lý khai thác các công trình giao thông nói chung
Tác giả Doãn Hoa trong cuốn sách “Quản lý khai thác đường ô tô”, Nhà xuất bản
xây dựng, năm 2004 đề cập đến các mặt: tổ chức, đầu tư, kỹ thuật quản lý khai thác đường.
Các vấn đề được tác giả đề cập đến trong cuốn sách bao gồm: chiến lược giao thông đường
đô thị, chiến lược giao thông đường nông thôn, lập dự án khả thi một công trình, các hiện
tượng hư hỏng mặt đường và nguyên nhân, phương pháp thí nghiệm chỉ tiêu kỹ thuật
đường, những chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác đường – thời hạn sửa chữa, phân loại


11
công tác sửa chữa, nội dung và chi phí sửa chữa, đánh giá hiệu quả kinh tế đường, tổ chức
quản lý khai thác đường, đào tạo tăng cường thể chế, tổ chức giao thông, tai nạn và an toàn
giao thông. Đây là một cuốn sách tương đối đầy đủ các mặt của quá trình quản lý khai thác
các công trình đường ô tô. Tác giả đã nêu cơ sở lý luận, lý thuyết tính toán, phương pháp
luận khi xây dựng các mô hình tính toán như chi phí vận hành (VOC), đánh giá hiện trạng
đường, mô hình phân tích lợi ích – chi phí…[26].
Trong giáo trình “Kinh tế - Quản lý khai thác công trình cầu đường”, Nhà xuất bản
GTVT (năm 2009) do GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu về
tổ chức quản lý hoạt động khai thác và bảo trì công trình cầu đường; khảo sát, thiết kế, đầu

tư dự án đầu tư trong khai thác và bảo trì công trình giao thông; tiến bộ công nghệ trong
khai thác và bảo trì cầu đường, quản lý kỹ thuật và chất lượng khai thác, bảo trì công trình
cầu đường, đảm bảo vốn cho quản lý khai thác và bảo trì, tổ chức giao thông và an toàn
giao thông đường bộ [17]. Nhưng do đối tượng của quản lý khai thác là các công trình
đường ô tô nói chung và được biên soạn cách đây khá lâu nên một số nội dung khi áp dụng
cho đường cao tốc không phù hợp nên cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm rõ. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng không đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản
lý khai thác đường ô tô.
Tác giả Doãn Minh Tâm trong bài “ Trao đổi về mô hình quản lý khai thác đường
cao tốc” đăng trên tạp chí GTVT (tháng 5/2013) đã đưa ra một số khái niệm về ĐCT, công
tác quản lý khai thác ĐCT, mô hình quản lý ĐCT. Tác giả cũng trình bày về mục tiêu, đối
tượng của hệ thống quản lý ĐCT. Theo tác giả, đối với mỗi tuyến ĐCT, cần phải xây dựng
một Trung tâm quản lý khai thác và điều hành ĐCT. Về mặt tổ chức, Trung tâm này sẽ
trực thuộc một Công ty quản lý Điều hành và Khai thác ĐCT nào đó, nhưng về mặt chức
năng, nhiệm vụ thì nó sẽ đóng vai trò hạt nhân, chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập,
tiếp nhận các thông tin để rồi trực tiếp xử lý tình thế các sự cố có thể xảy ra và điều hành
tất cả các hoạt động tại các hạng mục công việc phục vụ quá trình khai thác trên ĐCT. Tác
giả cũng đề xuất về nội dung yêu cầu trong quản lý khai thác ĐCT bao gồm: Lập kế hoạch
và triển khai hệ thống quản lý ĐCT, Theo dõi dòng xe trên ĐCT, Kiểm soát và hướng dẫn
dòng xe chạy trên các làn xe trên ĐCT , Quản lý các lối ra, vào ĐCT, Xử lý tình huống kịp
thời khi mật độ xe cao trên ĐCT, Phổ biến và cập nhật thông tin trên ĐCT , Quản lý TNGT
trên ĐCT , Thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý khai thác ĐCT, Bảo dưỡng thường
xuyên các công trình và môi trường, Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị và cấp điện,
nước trên đường.
1.1.6. Về quản lý thu phí sử dụng đường
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện các phương pháp định giá sử dụng đường bộ và các
giải pháp nhằm tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ” của Đào Việt Phương tại


12

trường Đại học Giao thông vận tải (năm 2006) hệ thống hóa cơ sở lý luận về các phương
pháp định giá sử dụng đường bộ; phân tích và đánh giá thực trạng công tác định giá sử
dụng đường bộ và các khoản thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam; hoàn thiện các
phương pháp nhằm tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. Luận án được
hoàn thành năm 2006, đối tượng đường được định giá hoàn toàn là các tuyến được đầu tư
từ nguồn vốn ngân sách, khác biệt rất nhiều so với các tuyến đường cao tốc được đầu tư
kinh doanh [38]. Do vậy, phương pháp định giá sử dụng đường cao tốc và các giải pháp
nhằm tăng nguồn thu từ người sử dụng đường cao tốc cần phải tiếp tục được nghiên cứu
và thay đổi cho phù hợp.
Luận án tiến sĩ: “ Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt
Nam” của Lê Văn Dũng tại trường Đại học Giao thông vận tải (năm 2011) khái quát một
số vấn đề về khu vực công (khái niệm về khu vực công; hoạt động kinh tế khu vực công;
sự cần thiết phải can thiệp vào khu vực công của Chính phủ) làm cơ sở để nghiên cứu
nguồn thu từ người sử dụng đường bộ; nghiên cứu cơ sở lý luận về các nguồn thu từ người
sử dụng đường bộ (nguyên tắc xác định mức thu, cơ cấu chi phí xã hội biên; các nguồn thu
trực tiếp, gián tiếp; các nguồn thu ngoại ứng và thu khác); nghiên cứu các nguồn thu thực
tế từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định nguồn thu trực tiếp,
nguồn thu gián tiếp và thu khác, đề xuất 3 nguồn thu mới là phí tải trọng trục, thu từ những
cơ quan sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ những người gián tiếp sử dụng
đường [19].
1.1.7. Về quản lý an toàn giao thông trên đường cao tốc
Tác giả Lê Quý Vương trong bài “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay " Tạp chí Cảnh sát nhân dân Chuyên đề
An toàn giao thông ( Số 01, tháng 11/2014) phân tích các nguyên nhân của các vụ tai nạn
giao thông đường bộ theo các hướng: do người tham gia giao thông, do phương tiện giao
thông; do cơ sở hạ tầng giao thông; do tổ chức giao thông và do hệ thống pháp luật. Các
giải pháp được tác giả đưa ra gồm: tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông; rà soát lại hệ thống pháp luật:
giao thông đường bộ; kiểm tra, đánh giá, xem xét về quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp
giấy phép lái xe; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi

phạm về ATGT của lực lượng Cảnh sát giao thông [61]. Các giải pháp này ở tầm vĩ mô,
phù hợp với quản lý Nhà nước về an toàn giao thông. Vai trò của chủ đầu tư chưa được đề
cập đến trong quán trình quản lý giao thông.
1.1.8. Về chuyển nhượng quyền khai thác đường cao tốc
Tác giả Nguyễn Phương Vân trong bài “ Chuyển nhượng quyền khai thác các công
trình hạ tầng giao thông trong điều kiện hiện nay của Việt Nam” đăng trên tạp chí GTVT


13
(Số tháng 11/2016) chỉ ra việc chuyển nhượng quyền khai thác là một vấn đề không hoàn
toàn mới mẻ; tầm quan trọng của chuyển nhượng quyền khai thác các công trình hạ tầng
kỹ thuật và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong điều kiện
hiện nay của Việt Nam. Tác giả đưa ra các nguyên tắc khi định giá chuyển nhượng quyền
khai thác và đề xuất xây dựng khung pháp lý và lộ trình chuyển nhượng cụ thể [60].
1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Cùng với quá trình đầu tư xây dựng các công trình, việc nghiên cứu về quản lý đầu
tư xây dựng công trình nói chung, công trình giao thông nói riêng đã được các nhà nghiên
cứu nước ngoài đề cập khá nhiều. Sau đây có thể nêu lên một số công trình có liên quan
đến lĩnh vực này:
Public - Private Partnership (PPP) Handbook, Asian Development Bank (2008):
Cuốn sách này cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan
hệ đối tác nhà nước - tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng. Với những thông tin từ các
chuyên gia về chính sách và giao dịch, cuốn sách này đề cập đến một loạt các vấn đề liên
quan tới mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, từ việc xem xét về chính sách tới các vấn
đề về thực hiện [65]. Nội dung của cuốn sách và các tài liệu [68], [74], [77], [78] tập trung
vào các vấn đề: các hoạt động cần thiết để phân tích và lên kế hoạch cho một mối quan hệ
PPP; các loại hình mối quan hệ PPP chủ chốt, từ các hợp đồng quản lý và hợp đồng dịch
vụ tới vấn đề nhượng quyền và các thỏa thuận xây dựng - kinh doanh - chuyển giao; các
vấn đề liên quan tới việc lựa chọn cấu trúc mối quan hệ này phù hợp cho một dự án; những
nhiệm vụ chính liên quan tới việc thiết kế và chuẩn bị một dự án PPP thu hút được các

công ty dự thầu; quá trình thực hiện của một dự án PPP, bao gồm sự tham gia của công ty
dự thầu và việc lựa chọn, quy trình đấu thầu, cân nhắc kỹ lưỡng và ký kết hợp đồng. Ở đây,
các tác giả mới chỉ đề cập đến cách thức để thu hút nhà đầu tư tham gia vào các dự án PPP,
cách thức để thực hiện các dự án PPP mà chưa đề cập đến cách thức huy động vốn của các
nhà đầu tư PPP.
Tác giả Kerzner Harold trong Project Management: A systems Approach to
Planning, Scheduling and Controling (2013) đã đề cấp đến rất nhiều các khía cạnh của
quản lý xây dựng như: công tác lập giá, kiểm soát chi phí, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng,
quản lý chất lượng…của các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các góc độ khác
nhau [71]. Các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau rất khác nhau. Các dự án đầu tư
xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình đường cao tốc có rất nhiều các khác biệt,
do vậy khi nghiên cứu cần được chú trọng nghiên cứu riêng cho phù hợp với tình hình của
dự án và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.
Các tác giả S. Keoki Sears, Richard H. Clough, Glenn A. Sears trong Construction
Project Management: A Practical Guide to Field Construction Management Fifth (5th)


×