Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG VÀ ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 123 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢN VẼ ......................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6
CHƯƠNG GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG VÀ ỔN ĐỊNH
LÒNG DẪN ......................................................................................................................... 9
1.1.Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ và ổn định lòng dẫn: ........................9
1.1.1. Công trình tạm (dân gian, thô sơ): .....................................................11
1.1.2. Công trình bán kiên cố: ......................................................................13
1.1.3. Công trình kiên cố: .............................................................................14
1.2.Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ và ổn định lòng dẫn được áp dụng
tại các nước tiên tiến như: Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật,... ..........................................16
1.3.Một số công trình chỉnh trị sông và ổn định lòng dẫn ở Việt Nam: ............21
1.3.1. Công trình chỉnh trị ổn định lòng dẫn của hệ thống sông Hồng đoạn
qua địa phận thành phố Hà Nội. .......................................................................22
1.3.2. Công trình chỉnh trị ổn định lòng dẫn của hệ thống sông Đồng Nai –
Sài Gòn đoạn qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh. .......................................24
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG LÒNG DẪN KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 26
2.1.Các điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: ...............................................26
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ...........................................................26
2.1.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................32
2.1.3. Chế độ mưa .........................................................................................35
2.1.4. Chế độ dòng chảy ................................................................................37
2.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................40
2.2.Hiện trạng sạt lở bờ và các công trình chỉnh trị bảo vệ bờ sông. ...............42
2.2.1. Hiện trạng sạt lở bờ tại khu vực nghiên cứu trong thời gian gần đây42
2.2.2. Thống kê loại, dạng công trình bảo vệ và khả năng áp dụng trong
thực tế........... .....................................................................................................49


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN LÒNG DẪN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 51
BẢO VỆ SAU KHI XÂY DỰNG CỐNG THỦ BỘ .................................................... 51
3.1.Phân tích diễn biến lòng dẫn sông Cần Giuộc. ...........................................56
3.1.1. Phạm vi đoạn sông nghiên cứu ................................................................56
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


2
3.1.2. Phân tích diễn biến lòng dẫn sông Cần Giuộc sau khi xây dựng cống Thủ
Bộ....................... ................................................................................................59
3.2.Phân tích lựa chọn giải pháp bảo vệ bờ ổn định lòng dẫn đoạn sông Cần
Guộc......................................................................................................................69
3.2.1. Nghiên cứu đề xuất giải pháp chỉnh trị sông Cần Giuộc sau khi xây dựng
cống Thủ Bộ. ..........................................................................................................69
3.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp bảo vệ bờ cho đoạn sông nghiên cứu (đoạn
sông từ cầu Thủ Bộ tới vị trí phân lưu vào kênh đào). ..........................................72
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ SƠ BỘ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ CHO ĐOẠN SÔNG
THƯỢNG LƯU CỐNG THỦ BỘ .................................................................................. 78
4.1.Xác lập tuyến chỉnh trị cho đoạn sông thượng lưu cống Thủ Bộ. ...............78
4.2.Thiết kế công trình kè bảo vệ bờ, ổn định lòng dẫn cho đoạn sông thượng
lưu hệ thống cống Thủ Bộ. ....................................................................................80
4.2.1. Tính toán, xác định các thông số tuyến chỉnh trị: mực nước thiết kế,
mặt cắt ngang thiết kế. .......................................................................................80
4.2.1.2. Mực nước: .............................................................................................81
4.2.1.3 Mặt cắt ngang thiết kế: .......................................................................82
4.2.2. Thiết kế công trình kè bảo vệ cho đoạn sông từ hạ lưu cầu Thủ bộ tới
đầu đoạn kênh đào mới. .....................................................................................82
4.2.2.1. Thiết kế đỉnh kè. ..................................................................................85
4.2.2.2. Thiết kế thân kè. ..................................................................................88

4.2.2.3. Thiết kế chân kè. .................................................................................95
4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công trình kè đoạn sông Cần
Giuộc nghiên cứu. ..............................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 104
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 106

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


3

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢN VẼ
Hình 1. 1: Tường cừ chắn đất làm bằng vật liệu Composite ....................................16
Hình 1. 2: Bảo vệ bờ bằng thảm bê tông Fs .............................................................17
Hình 1. 3: Thi công kè bảo vệ bờ bằng cừ bản BTCT ứng suất trước ......................18
Hình 1. 4: Công trình kè bảo vệ bờ bằng Cừ bản nhựa vinyl ...................................19
Hình 1. 5: Trồng cỏ Vetiver chống sạt lở đất ...........................................................20
Hình 1. 6: Đê bờ trái sông Yodo ở Osaka- Nhật Bản ..............................................21
Hình 1. 7: Mỏ hàn kết hợp cảnh quan du lịch tại Anh ..............................................21
Hình 1. 8: Trang trí che phủ kết cấu kè tường đứng (Trung Quốc) .........................21
Hình 2. 1: Bản đồ mạng lưới hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn khu vực dự án
...................................................................................................................................33
Hình 2. 2: Bản đồ mô tả hiện trạng sạt lở sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Phước
đến cầu Sài Gòn) .......................................................................................................44
Hình 2. 3: Bản đồ mô tả hiện trạng sạt lở sông Sài Đồng Nai (đoạn từ nhà máy thủy
điện Trị An đến cù lao Rùa) ......................................................................................46
Hình 2. 4: Bản đồ mô tả hiện trạng sạt lở sông Sài Đồng Nai (đoạn từ cù lao Rùa

đến cù lao Ba Xang, Ba Xê ) .....................................................................................47
Hình 2. 5: Bản đồ mô tả hiện trạng sạt lở sông Sài Đồng Nai (đoạn từ cù lao Ba
Xang, Ba Xê, ta có hìn đến ngã ba mũi Đèn đỏ) .......................................................48
Hình 3. 1: Hệ thống thủy lợi chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh .................51
Hình 3. 2: Tổng mặt bằng công trình cống Thủ Bộ trên sông Cần Giuộc tỉnh Long An.
.............................................................................................................................................55
Hình 3. 3: Hình ảnh mô tả đoạn sông Cần Giuộc nghiên cứu .................................58
Hình 3. 4: Kết quả tính toán trường phân bố vận tốc đoạn hạ lưu cống Thủ Bộ (mô
phỏng thời điểm tính toán lúc 21giờ ngày 20/9/2009) ..............................................59
Hình 3. 5: Kết quả tính toán độ cao đáy sông đoạn thượng lưu cống Thủ Bộ (mô
phỏng thời điểm tính toán lúc 7 giờ ngày 20/9/2009) ...............................................61
Hình 3. 6: Kết quả tính toán vận chuyển bùn cát theo (mô phỏng thời điểm tính toán
lúc 21giờ ngày 20/9/2009) ........................................................................................61
Hình 3. 7: Tỷ lệ thay đổi độ cao đoạn sông cong cũ phía thượng lưu đập chắn đến
cửa vào đoạn cắt dòng xây dựng cống......................................................................63
Hình 3. 8: Sức tải cát của dòng chảy tại các điểm trích dẫn kết quả phía sau đập
chắn đoạn sông cong. ................................................................................................63
Hình 3. 9: Diễn biến lòng dẫn sau khi xây dựng cống Thủ Bộ .................................67
Hình 3. 10: Bản đồ đề xuất quy hoạch chỉnh trị đoạn sông nghiên cứu ..................71
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


4
Hình 4. 1: Hình vẽ sơ bộ công trình kè: chân kè lăng thể đá đổ, mái có cấu kiện đá hộc lát
khan, đỉnh kè không có rãnh thoát nước.............................................................................. 83
Hình 4. 2: Hình vẽ sơ bộ công trình kè: chân kè bằng cọc kết hợp với lăng trụ đá, mái có
cấu kiện bê tông đúc sẵn, tường đỉnh kè bằng BTCT. ......................................................... 83
Hình 4. 3: Hình vẽ sơ bộ công trình kè: chân kè bằng ống buy đá đổ kết hợp với lăng trụ
đá, mái có cấu kiện kết hợp hai loại vật liệu, tường đỉnh bằng đá xây. ............................. 84

Hình 4. 4: Hình vẽ sơ bộ công trình kè dự kiến. .................................................................. 84
Hình 4. 5: Một số loại đỉnh mái kè. ..................................................................................... 87
Hình 4. 6: Hình vẽ mặt cắt ngang chi tiết đỉnh kè. .............................................................. 88
Hình 4. 7: Một số mái kè thường hay sử dụng..................................................................... 89
Hình 4. 8: Hình vẽ kết cấu sơ bộ thân kè ............................................................................. 94
Hình 4. 9: Mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu chân kè. ............................................... 95
Hình 4. 10: Thiết kế sơ bộ chân kè bảo vệ ........................................................................... 97
Hình 4. 11: Bản vẽ chi tiết mặt cắt ngang kè. ...................................................................... 98
Hình 4. 12: Bản vẽ chi tiết mặt bằng kè............................................................................... 98

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Phân loại công trình và phạm vi ứng dụng. ............................................10
Bảng 2. 1: Quan hệ giữa đất đai, địa hình và chế độ nước ......................................28
Bảng 2. 2: Thống kê lượng mưa thời đoạn lớn nhất .................................................36
Bảng 2. 3: Cường độ mưa trung bình và lớn nhất từng thời đoạn tại Tân Sơn Nhất....... 37
Bảng 2. 4: Tổng lượng mưa thời đoạn theo tần suất ( mm) ......................................37
Bảng 4. 1: Tần suất mực nước lớn nhất tại một số trạm chính trong khu vực ................81
Bảng 4. 2: Tần suất mực nước lớn nhất và nhỏ nhất ứng với các tần suất khác nhau
tại khu vực nghiên cứu ..............................................................................................82
Bảng 4. 3: Bảng thông số kỹ thuật kè đoạn sông Cần Giuộc nghiên cứu ................99

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh



6

MỞ ĐẦU
Sông Đồng Nai – Sài Gòn là một trong những con sông lớn ở miền Nam
Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 40.000 km2 nằm trên địa phận 10
tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sông Đồng Nai - Sài Gòn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó mang tính
“sống còn” đối với sự nghiệp phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường
của các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong đó đặc biệt là các vùng thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là những trung tâm lớn
về kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch,
khoa học kỹ thuật rất hiện đại, đa dạng và phát triển, là đầu mối giao thông nội
địa và quốc tế quan trọng cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không.
Trong những năm qua , thành phố Hồ Chí Minh luôn bị ngập úng nặng
nề, nhất là trong những ngày triều cường . Lũ và triều vận động ngược chiều
nhau, nên triều là trở ngại chính cho việc thoát lũ, làm gia tăng ngập lụt.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng ảnh hưởng thống trị của biển. Vì
vậy đối với thành phố việc kiểm soát triều cần được đặt lên hàng đầu.
Ngày 25/11/2007, Bộ trưởng Bộ Nông ngh iệp & Phát triển Nông thôn
Cao Đức Phát đã ký Q uyết định số 3608/QĐ-BNN-KHCN về việc quy hoạch
Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Cống Thủ Bộ là một trong những công trình chính trong hệ thống công
trình chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình cống Thủ Bộ nằm
trên sông Cần Giuộc thuộc đoạn tuyến quy hoạch đường thủy cấp III, hướng
giao thông từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và
ngược lại (đoạn sông từ ngã ba Rạch Cây Khô đến Ngã ba sông Soài Rạp),
thuộc địa phận huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước tỉnh Long An.
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn

định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


7

Vì vậy nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ
và ổn định lòng dẫn sông Cần Giuộc (từ cầu Thủ Bộ tới hạ lưu hệ thống công
trình cống Thủ Bộ) sau khi xây dựng công trìnhcống Thủ Bộ là hết sức cần thiết
và cấp bách.
Mục tiêu của luận văn:
Phân tích diễn biến lòng dẫn sông Cần Giuộc thuộc hệ thống sông Đồng
Nai – Sài Gòn sau khi xây dựng cống Thủ Bộ, từ đó đề xuất giải pháp chỉnh trị
ổn định lòng dẫn (đoạn từ hạ lưu cầu Thủ Bộ tới hạ lưu hệ thống công trình
cống Thủ Bộ, chiều dài khoảng 7km).
Đề xuất giải pháp công trình chỉnh trị ổn định lòng dẫn sông Cần Giuộc
sau khi xây dựng công trình cống Thủ Bộ (đoạn thượng lưu hệ thống cống
Thủ Bộ trên sông Cần Giuộc, chiều dài khoảng 1,5 km).
Kết quả đạt được của luận văn:
Luận văn phân tích làm rõ diễn biến lòng dẫn của đoạn sông Cần Giuộc
sau khi xây dựng công trình cống Thủ Bộ. Từ đó đưa ra giải pháp quy hoạch
chung nhằm chỉnh trị ổn định lòng dẫn (đoạn từ hạ lưu cầu Thủ Bộ tới hạ
lưu hệ thống công trình cống Thủ Bộ, chiều dài khoảng 7km).
Luận văn thiết kế sơ bộ công trình kè lát mái bảo vệ bờ cho 1 đoạn
sông (đoạn thượng lưu hệ thống cống Thủ Bộ trên sông Cần Giuộc, chiều
dài khoảng 1,5 km).
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chương.
Chương I: Giới thiệu các giải pháp bảo vệ bờ sông và ổn định lòng dẫn.
Nội dung chương này gồm 3 phần:
• Phần 1: Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ và ổn định lòng dẫn.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


8

• Phần 2: Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ được áp dụng ở các
nước tiên tiến.


Phần 3: Giới thiệu một số công trình chỉnh trị sông ở Việt Nam.

Chương II: Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng lòng dẫn khu vực nghiên cứu.
Nội dung chương này gồm 2 phần:
• Phần 1: Nêu các điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.


Phần 2: Nêu hiện trạng sạt lở và các công trình chỉnh trị bảo vệ sông

khu vực nghiên cứu.
Chương III: Phân tích diễn biến lòng dẫn và đề xuất giải pháp bảo vệ sau
khi xây dựng cống Thủ Bộ.
Nội dung chương này gồm 2 phần:
• Phần 1: Phân tích diễn biến lòng dẫn sông Cần Giuộc sau khi xây
dựng cống Thủ Bộ.


Phần 2: Đề xuất giải pháp chỉnh trị bảo vệ bờ cho đoạn sông nghiên

cứu, đồng thời lựa chọn giải pháp chỉnh trị cho đoạn sông thượng lưu hệ

thống công trình cống Thủ Bộ.
Chương IV: Thiết kế sơ bộ công trình bảo vệ bờ cho đoạn sông thượng
lưu hệ thống công trình cống Thủ Bộ.
Nội dung chương này gồm 2 phần:
• Phần 1: Xác lập tuyến chỉnh trị.
• Phần 2: Thiết kế sơ bộ công trình bảo vệ bờ cho đoạn sông thượng lưu
hệ thống công trình cống Thủ Bộ.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


9

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG
VÀ ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN
Sông ngòi có ảnh hưởng to lớn đến đời sống và sản xuất của con người.
Sông ngòi có thể có lợi và cũng có mặt hại, do vậy cần phải trị sông để hạn
chế mặt có hại, phát triển những mặt có lợi.
Từ xa xưa việc chỉnh trị sông và ổn định lòng dẫn đã được quan tâm và
đã có nhiều công trình đã được xây dựng. Cùng với thời gian việc xây dựng
các công trình bảo vệ bờ được đúc rút, nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện, từ
những công trình dân gian thô sơ cho tới những công trình kiên cố.
1.1.

Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ và ổn định lòng dẫn
Những nghiên cứu động lực học dòng sông và chỉnh trị sông đã được

quan tâm từ thế kỷ XIX, nhưng phát triển mạnh từ những năm thập kỷ 30 đến

thập kỷ 60 thế kỷ thứ XX ở các nước Âu , Mỹ như những nghiên cứu của các
nhà khoa học Pháp như Du Boys về chuyển động bùn cát

, Barre de Saint -

Venant về dòng không ổn định L. Fargue về hình thái đoạn sông uốn khúc. Vào
những năm đầu của thế kỷ XX , các nhà khoa học của Liên Xô như Lotchin
V.M. Bernadski. N.M., Gontrarop V.N. và Lê Vi đã nghiên cứu thành công về
các vấn đề liên quan đến vận chuyển bùn cát , các nhà khoa học Antunin S.T,
Grisanin K.B, Kariukin S.N có nhiều nghiên cứu về chỉnh trị sông.
Công trình chỉnh trị sông về cơ bản được chia thành 3 loại: Công trình
tạm (thô sơ), công trình bán kiên cố và công trình kiên cố.
Ưu nhược điểm và phạm vi, điều kiện ứng dụng của từng loại công
trình chỉnh trị sông được tóm tắt qua bảng 1.1.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


10

Bảng 1.1: Phân loại công trình và phạm vi ứng dụng.
Loại công trình
1. Công trình tạm:
1.1. Trồng cây, cỏ chống
xói, chống sóng gây bồi
bảo vệ bờ
1.2. Sử dụng các loại phên
liếp (tre, cọc tràm) kết hợp
với cọc, cừ gỗ

1.3. Dùng bao tải, xà bần
đổ đá kết hợp cọc cừ gỗ
2. Công trình bán kiên cố:
2.1. Dạng sử dụng vật liệu
là đá xây, thảm đá, rọ đá
2.2. Dạng sử dụng cọc , cừ
bê tông cốt thép

3. Công trình kiên cố:
3.1. Kè bê tông kết hợp đá
xây, kè bê tông cốt thép
3.2. Đập mỏ hàn: lõi đá đổ
bọc đá xây
3.3. Tường hướng dòng
cấu kiện bê tông cốt thép

Phạm vi và điều kiện
ứng dụng

Ưu và nhược điểm

+ Áp dụng cho dòng Ưu điểm:
chảy có lưu tốc nhỏ
+ Kinh phí rẻ
(sông có độ dốc đáy
+ Dễ thi công
nhỏ).
Nhược điểm:
+ Khu vực có mật độ
+ Thời gian tồn tại công

dân cư sống thưa thớt
trình ngắn.
+ Chỉ áp dụng được cho
đoạn sông có lưu tốc dòng
chảy nhỏ
+ Áp dụng cho dòng Ưu điểm:
chảy có lưu tốc trung
+ Kinh phí trung bình
bình (sông có độ dốc
+ Dễ thi công
trung bình).
Nhược điểm:
+ Khu vực cần bảo vệ ít
+ Thời gian tồn tại công
quan trọng
trình trung bình (thường là
một vài năm).
+ Không áp dụng được
cho đoạn sông có lưu tốc
dòng chảy lớn
+ Có thể áp dụng cho Ưu điểm:
dòng chảy có lưu tốc lớn
+ Ổn định đường bờ
(sông có độ dốc lớn).
theo ý muốn chủ quan của
+ Khu vực cần bảo vệ con người.
rất quan trọng
+ Thời gian tồn tại công
trình lâu dài.
+ Áp dụng cho mọi

dòng chảy.
Nhược điểm:
+ Kinh phí thực lớn
+ Kỹ thuật thi công cao,
sử dụng thiết bị chuyên
dụng

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


11

1.1.1. Công trình tạm (dân gian, thô sơ):
Công trình dân gian, thô sơ thường có quy mô nhỏ, được xây dựng tại
các vị trí sông, kênh, rạch bị xói lở bờ, có độ sâu không lớn. Kinh phí xây
dựng công trình thường là thấp, chủ đầu tư thường là những hộ dân sống ven
sông, vật liệu xây dựng có sẵn ở địa phương hoặc do người dân tự làm. Công
trình có nhiệm vụ ngăn chặn bớt tốc độ xói lở bờ trước tác động của sóng tàu
thuyền hay sóng gió.
Nhìn chung công trình tạm thường có ưu điểm như: tận dụng nguyên
vật liệu địa phương, kinh phí thực hiện nhỏ, đơn giản dễ triển khai, thời gian
thi công ngắn... đồng thời công trình tạm cũng có những nhược điểm như: chỉ
áp dụng cho những nơi có lưu tốc dòng chảy nhỏ, thời gian sử dụng ngắn,
thường xuyên phải tu bổ sửa chữa, ...
- Trồng cây, cỏ chống xói, chống sóng gây bồi bảo vệ bờ.
Giải pháp bảo vệ bờ này là trồng cây ưa nước, cỏ ven bờ sông bị sạt lở.
Ví dụ: Dừa nước, tre, lau sậy, rau muống, bèo tây, bèo cái, rau ngổ, rau
dừa,… Dưới tác dụng của dễ cây, dễ cỏ kết dính thành tảng đâm xuyên vào
tầng đất hạn chế đất bở rời sạt xuống lòng sông. Đồng thời thân và lá của cây,

cỏ có tác dụng ngăn sóng nhỏ (sóng do gió, do tàu thuyền đi lại) tác động trực
tiếp vào bờ đất, hạn chế sạt lở do sóng.
Ngoài những ưu nhược điểm chung như những công trình tạm khác,
giải pháp này còn có ưu điểm rất lớn là thân thiện với môi trường và duy trì
đa dạng sinh vật, tuy nhiên giải pháp này cũng có nhược điểm là chỉ áp dụng
với khu vực sẵn có đường bờ.
- Sử dụng các loại phên liếp (tre, cọc tràm,...) kết hợp với cọc, cừ gỗ đóng
sát vào nhau để bảo vệ bờ.
Giải pháp bảo vệ bờ này là sử dụng vật liệu địa phương như: cọc gỗ,
cọc tre thành hàng dọc ven bờ dòng chảy, sau đó sử dụng phên đan bằng tre,
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


12

nứa tạo thành tường ngăn những vùng đất bị sạt, bị lở do dòng nước, sóng
nước tác dụng vào ven bờ (với đất ven bờ có kết cấu bở rời). Phên tre, nứa có
tác dụng ngăn sóng, nước tác dụng trực tiếp lên đường bờ; đồng thời phên tre,
nứa còn có tác dụng ngăn đất đá bở rời trôi theo dòng nước. Hệ thống cọc cừ
bằng gỗ, bằng tre có tác dụng đỡ phên tre nứa thẳng đứng, cố định thành
tường ngăn; đồng thời có tác dụng chống trượt cho khối đất đá bên trong bờ.
Hệ thống cọc cừ kết hợp với phên tre nứa tạo thành một lớp bảo vệ đường bờ
sông hữu hiệu.
Ngoài những ưu nhược điểm chung như những công trình tạm khác,
giải pháp này còn có ưu điểm là: thân thiện với môi trường và định dạng
đường bờ theo ý chủ quan của con người.
- Dùng bao tải, xà bần đổ đá kết hợp cọc cừ gỗ đắp trên mái bờ tạm thời
bảo vệ bờ.
Giải pháp bảo vệ bờ này là sử dụng vật liệu địa phương như: cọc gỗ,

cọc tre thành hàng dọc ven bờ dòng chảy, sau đó sử dụng bao tải chứa xà bần,
phế liệu xây dựng đắp tạo thành tường ngăn những vùng đất bị sạt, bị lở do
dòng nước, sóng nước tác dụng vào ven bờ. Bao tải chứa xà bần, phế liệu xây
dựng có tác dụng ngăn sóng, nước tác dụng trực tiếp lên đường bờ; đồng thời
bao tải chứa xà bần, phế liệu xây dựng còn có tác dụng ngăn đất đá bở rời trôi
theo dòng nước. Hệ thống cọc cừ bằng gỗ, bằng tre có tác dụng định dạng
thành tường ngăn; đồng thời có tác dụng chống trượt cho khối đất đá bên
trong bờ. Hệ thống cọc cừ kết hợp với bao tải chứa xà bần, phế liệu xây dựng
tạo thành một lớp bảo vệ đường bờ sông hữu hiệu.
Ngoài những ưu nhược điểm chung như những công trình tạm khác giải
pháp này còn có ưu điểm là định dạng đường bờ theo ý chủ quan của con
người, tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là dễ gây ô nhiễm môi trường
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


13

nếu phế liệu có chứa chất gây ô nhiễm. Khi các chất ô nhiễm ngâm trong
nước sẽ bị hòa tan và lan rộng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước.
1.1.2. Công trình bán kiên cố:
Các công trình bán kiên cố thường được xây dựng để bảo vệ xói lở bờ
sông dưới tác động của dòng chảy và sóng, tại các vị trí sông có độ sâu vừa
phải, vận tốc dòng chảy không quá lớn . Vốn xây dựng công trình do các địa
phương hay ban quản lý các khu công nghiệp , các cơ sở sản xuất hoặc do
nhân dân địa phương đầu tư xây dựng để bảo vệ cơ sở vật chất , cơ sở hạ tầng
thuộc khu vực mình quản lý. Các công trình bán kiên cố thường thuộc dạng bị
động, chỉ gia cố bờ, ít quan tâm đến việc chống xói chân kè.
Nhìn chung công trình bán kiên cố thường có ưu điểm như: tận dụng
nguyên vật liệu địa phương, định dạng đường bờ theo ý muốn chủ quan của

con người, kinh phí thực hiện không lớn, biện pháp và kỹ thuật thi công đơn
giản, thời gian thi công trung bình... đồng thời công trình bán kiên cố cũng có
những nhược điểm như: chỉ áp dụng cho những nơi có lưu tốc dòng chảy nhỏ
và trung bình, thời gian sử dụng trung bình khoảng 5 đến 10 năm, định kỳ
phải tu bổ sửa chữa,...
- Dạng sử dụng vật liệu là đá xây, thảm đá, rọ đá.
Giải pháp bảo vệ bờ này là dùng dây thép đan thành các rọ hình khối
lăng trụ bỏ đá hộc vào, sau đó các rọ được xếp lại với nhau thành tường chắn.
Hoặc dựa vào địa hình đường bờ sử dụng đất đá nhỏ đắp đệm ở phía dưới, phía
trên đá hộc xếp chèn khít với nhau (có chít mạch hoặc không chít mạch) tạo
thành lớp áo bảo vệ ngăn dòng nước và sóng tác dụng trực tiếp vào đường bờ.
Ngoài những ưu nhược điểm chung như những công trình bán kiên cố
khác giải pháp này còn có nhược điểm là sinh ra hiện tượng xói ngược: do về

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


14

mùa cạn mực nước trong đồng lớn hơn mực nước sông nên dòng thấm chảy
từ đồng ra sông gây hiện tượng xói ngược.
- Dạng sử dụng cọc, cừ bê tông cốt thép (kết hợp gạch xây, cừ tràm).
Giải pháp bảo vệ bờ này là sử dụng cọc cừ bê tông cốt thép đúc sẵn,
trong quá trình thi công chúng được gắn kết với nhau bằng các ngàm (Cừ bản
BTCT ứng suất trước có kích thước như sau: Chiều rộng bản cừ: 996 mm;
chiều dài: 3-21 m; Chiều dày: 60-120cm; chiều cao: 120-600mm). Các bản cừ
được ghép nối với nhau tạo thành bức tường ngăn xói lở của bờ sông.
Ngoài những ưu nhược điểm chung như những công trình bán kiên cố
khác giải pháp này còn có ưu điểm là có thể thi công giữa lòng sông chính,

hạn chế đền bù giải tỏa do diện tích chiếm đất nhỏ, có thể đúc sẵn cọc cừ,
trong quá trình thi công cọc cừ đồng thời vẫn duy trì các hoạt động khác trên
dòng sông do biện pháp thi công cọc cự không cần đắp đê qoai ngăn nước,...
Nhược điểm của giải pháp này là kinh phí thực hiện phải lớn, kỹ thuật thi
công cao và thiết bị phải chuyên dụng.
1.1.3. Công trình kiên cố:
Công trình kiên cố thường có quy mô lớn được xây dựng để bảo vệ nhà
cửa, cơ sở hạ tầng thuộc địa phận các thành phố, thị xã nằm ven sông đang bị
uy hiếp bởi dòng chảy có vận tốc lớn trong điều kiện sông sâu . Ngoài ra, hầu
hết các công trình kè kiên cố được xây dựng ở thành phố , thị xã, thị trấn hoặc
các khu đông dân cư , khu vực hấp dẫn khách du lịch , công trình còn có một
nhiệm vụ quan trọng là tôn tạo cảnh quan cho khu vực , phục vụ nhu cầu giải
trí, thưởng ngoạn của nhân dân địa phương và du khách . Kinh phí xây dựng
công trình thường rất lớn, nguồn vốn thường lấy từ ngân sách nhà nước.
Nhìn chung công trình kiên cố thường có ưu điểm như: định dạng
đường bờ theo ý muốn chủ quan của con người, thời gian sử dụng công trình
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


15

dài, ít phải duy tu bảo dưỡng, áp dụng cho những nơi có lưu tốc dòng chảy
lớn, nâng cao mỹ quan khu vực,... Đồng thời công trình kiên cố cũng có
những nhược điểm như: kinh phí thực hiện lớn, kỹ thuật thi công cao và phải
sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, thời gian thi công dài...
- Kè bê tông kết hợp đá xây, kè bê tông cốt thép.
Giải pháp bảo vệ bờ này là bám sát địa hình hiện trạng, xây dựng lớp
vỏ bảo vệ chủ yếu có kết cấu bê tông cốt thép: Chân kè thường là các rọ đá có
cấu kiện lớn nhằm ổn định chân kè và chống trượt; thân kè: phần thường

xuyên chịu tác động của dòng nước có kết cấu bê tông, phần ít chịu tác động
trực tiếp của dòng nước thường có cấu kiện là khung bê tông kết hợp đá xếp
để giảm chi phí cho công trình; phần đỉnh kè ít chịu tác động của dòng nước
thường có kết cấu là gạch hoặc đá xây. Đối với giải pháp kè kiên cố này, công
trình thường xây dựng tầng lọc ngược: cát, vải địa kỹ thuật, đá dăm, đá cuội
và lớp vỏ kè bên ngoài.
- Đập mỏ hàn: lõi đá đổ bọc đá xây.
Giải pháp bảo vệ bờ này là xây dựng những con đập đá có hướng
vuông góc với đường bờ, gốc đập nối với bờ, đầu vươn ra lòng sông làm thay
đổi hướng dòng chảy theo hướng có lợi theo khu vực cần bảo vệ. Công trình
này có tác dụng xói sâu phần lòng sông phía ngoài, gây bồi lắng giữa các mỏ
hàn tạo bãi bồi mới ổn định đường bờ. Đập mỏ hàn này thường có cấu tạo:
chân kè mỏ hàn là các rọ thép có cấu kiện lớn chứa đầy đá, lõi đập thường là
đá hộc, vỏ đập thường là đá hộc lát khan hoặc bằng bê tông.
- Tường hướng dòng cấu kiện bê tông cốt thép
Là loại công trình có trục song song hoặc giao nhau một góc nhỏ so với
phương dòng chảy nhằm thu hẹp lòng sông, dẫn dòng chảy nối tiếp tốt thượng
hạ lưu. Công trình này thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


16

1.2.

Giới thiệu một số giải pháp bảo vệ bờ và ổn định lòng dẫn được áp

dụng tại các nước tiên tiến như: Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật,...
Gắn liền với các công trình xây dựng bảo vệ bờ là các giải pháp kỹ

thuật, công nghệ được sử dụng nhằm giảm khối lượng đào đắp xây dựng, tăng
sự kết dính giữa các bộ phận và tuổi thọ của công trình. Hiện nay, các nước
trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Úc, Đức, Thái Lan, Trung Quốc đã áp
dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới trong việc bảo vệ bờ ổn định lòng
dẫn phục vụ thoát lũ và cấp nước như:
- Vật liệu Composite.
Vật liệu Composite được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực như:
Hàng không vũ trụ, điện, điện tử, xây dựng dân dụng, giao thông,... Trong xây
dựng thủy lợi, Composite đã được dùng để chế tạo các cống hộp, cửa van,
ống dẫn nước làm việc trong môi trường chua phèn mặn, môi trường ô nhiễm
nặng, chế tạo cử dạng bản nhằm kéo dài đường thấm dưới đáy công trình,
tường cừ dạng bản bảo vệ bờ sông, bờ kênh, đê bao quanh hố móng...
Công trình sử dụng vật liệu Composite được mô tả qua hình 1.1.

Hình 1. 1: Tường cừ chắn đất làm bằng vật liệu Composite
Vật liệu Composite có ưu điểm: cứng hơn nhôm và thép theo phương
dọc, cường độ chịu va chạm đặc biệt cao, nhẹ hơn nhôm khoảng 30%, không
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


17

dẫn điện và có khả năng làm chất điện môi tốt, khả năng kháng ăn mòn cao
đối với môi trường tự nhiên, phục hồi được hình dạng ban đầu dưới ứng suất
cao, tạo hình dáng theo mong muốn,...
- Thảm bê tông FS.
Đây là một loại vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình
bảo vệ bờ đã được áp dụng ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Thảm FS
được may bằng sợi tổng hợp có độ bền cao, thảm có chiều dày 10 - 25cm.

Thảm được trải trên mái công trình sau đó dùng bơm áp lực cao đẩy vữa bê
tông vào các túi nhỏ trên thảm tạo thành một tấm thảm bê tông phủ kín mái
công trình.
Công trình thảm bê tông Fs được mô tả qua hình 1.2.

Hình 1. 2: Bảo vệ bờ bằng thảm bê tông Fs
Ưu điểm: Thích hợp với nền mềm yếu do phân bố lực đều, vữa bê tông
dàn trải che kín nền, trải liên tục từ dưới lên trên.
Nhược điểm: Kinh phí đầu tư lớn, công nghệ thi công phức tạp, thiết bị
thi công chuyên dụng lớn.
- Cừ bản BTCT ứng suất trước.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


18

Công nghệ bê tông cốt thép ứng suất trước đã được áp dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm nổi bật của loại vật liệu này là có khả năng
chịu lực lớn hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép thông thường.
Đây là loại vật liệu được áp dụng rộng rãi trong xây dựng thủy lợi như
cừ chống sạt lở bờ, đê quây ở những đoạn sông tương đối sâu.
Cừ bản BTCT ứng suất trước có kích thước như sau: Chiều rộng bản
cừ: 996 mm; chiều dài: 3- 21 m; Chiều dày: 60-120cm; chiều cao: 120600mm.
Công trình cừ bản BTCT ứng suất trước được mô tả qua hình 1.3.

Hình 1. 3: Thi công kè bảo vệ bờ bằng cừ bản BTCT ứng suất trước
Ưu điểm: Có thể thi công tại những nơi có nền địa chất yếu, diện tích
chiếm dụng đất nhỏ.

Nhược điểm: Thi công khó, phải sử dụng máy móc chuyên dụng, tăng
kinh phí đầu tư.
- Cừ bản nhựa vinyl
Cừ bản nhựa được chế tạo từ PVC (Poly Vinyl Chloride) và các phụ gia
đặc biệt, đảm bảo chất lượng không thay đổi và kích thước sản phẩm ổn định.
Cừ bản nhựa được chế tạo thường có chiều dày 5 - 12mm, chiều rộng bản cừ
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


19

nhựa 0,3 - 0,6m, cừ bản nhựa có thể được cắt ngắn dễ dàng tuỳ theo chiều dài
cần thiết.
Công trình bảo vệ bờ bằng cừ bản nhựa vinyl được mô tả qua hình 1.4.

Hình 1. 4: Công trình kè bảo vệ bờ bằng Cừ bản nhựa vinyl
Ưu điểm: Có thể thi công tại những nơi có nền địa chất yếu, khắc
phục sự cố một cách nhanh chóng, kinh phí đầu tư nhỏ, diện tích chiếm
dụng đất nhỏ.
Nhược điểm: Giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời ngắn hạn.
- Cỏ chống xói mòn Vetiver.
Cỏ Vetiver là loại cỏ lưu niên thuộc họ Andropogoneae, không có lông
cứng, dẻo chắc, nhẵn. Cỏ vetiver là một trong những giống cỏ chống xói mòn,
sạt lở đất được các nhà khoa học đánh giá hiệu quả nhất hiện nay vì các đặc
tính tốt như: bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ, cắm sâu vào lòng đất hình thành
một dàn cừ sống sâu 3 - 4m, thân cây thẳng đứng, không bò lan, phát triển tốt
trên nhiều địa hình khác nhau; rễ cỏ vetiver là môi trường cố định đạm tốt,
giảm phèn cho đất đặc biệt không tranh giành dinh dưỡng của đất đối với cây
nông nghiệp xung quanh, bên cạnh đó bộ rễ có tinh dầu mùi thơm không thích

nghi với mùi vị của các loài gậm nhấm…
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


20

Công trình bảo vệ bờ chống sạt lở đất bằng cách trồng cỏ vetiver được
mô tả tại hình 1.5.

Hình 1. 5: Trồng cỏ Vetiver chống sạt lở đất
Ưu điểm: Giảm sóng, tăng khả năng kết dính của đất, là giải pháp thân
thiện với môi trường.
Nhược điểm: chỉ áp dụng nơi có lưu tốc dòng chảy nhỏ.
Các nước như Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Thụy sĩ, Úc... dưới tiền đề bảo
đảm an toàn chống lũ, đã xây dựng các tuyến đê sinh thái, khôi phục các dải
cây hai bên bờ sông, dỡ bỏ các công trình cứng che phủ trên sông, chỉnh trị
sông bảo vệ tự nhiên, khôi phục tự nhiên, nhấn mạnh yếu tố cảnh quan, đã trở
thành tư tưởng chủ đạo trong chỉnh trị sông. Một số hình ảnh công trình bảo
vệ bờ ổn định lòng dẫn tiên tiến được áp dụng trên thế giới được giới thiệu
qua các hình 1.6, hình 1.7, hình 1.8.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


21

Hình 1. 6: Đê bờ trái sông Yodo ở Osaka- Nhật Bản


Hình 1. 7: Mỏ hàn kết hợp cảnh quan du lịch tại Anh

Hình 1. 8: Trang trí che phủ kết cấu kè tường đứng (Trung Quốc)
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


22

1.3.

Một số công trình chỉnh trị sông và ổn định lòng dẫn ở Việt Nam:
Trong điều kiện một đất nước mà lũ, bão luôn là mối đe dọa nghiêm

trọng từ nghìn năm nay thì cuộc đấu tranh với thiên nhiên phòng chống thiên
tai lũ, bão luôn luôn chiếm vị trí nổi bật trong lịch sử tồn tại và phát triển của
dân tộc ta. Sử sách còn ghi lại con đê đầu tiên của Việt Nam đã có từ thế kỷ
thứ nhất sau Công Nguyên cùng thời Hai Bà Trưng và đến đầu thế kỷ 11 nhà
Lý đắp đê thành Đại La với mục đích bảo vệ kinh đô bên Sông Hồng và đến
thế kỷ 13 thời nhà Trần thì đê sông Hồng được nối dài từ đầu châu thổ (Việt
Trì) ra tới biển để phòng chống lũ.
Các công trình chỉnh trị sông trên thế giới hầu như đã được áp dụng
vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi áp dụng vào từng địa phương cụ thể ở Việt
Nam đã có sự cải tiến để phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
từng vùng: điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện khí tượng thủy văn, điều
kiện kinh tế xã hội và tầm quan trọng khu vực cần bảo vệ,…
1.3.1. Công trình chỉnh trị ổn định lòng dẫn của hệ thống sông Hồng đoạn
qua địa phận thành phố Hà Nội.
Điển hình ở Miền bắc là các công trình chỉnh trị và ổn định lòng dẫn
trên hệ thống Sông Hồng. Sông Hồng đã gắn liền với quá trình dựng nước và

giữ nước của dân tộc ta, do vậy sự chỉnh trị và ổn định lòng dẫn trên hệ thống
Sông Hồng đã có từ ngàn xưa và được duy tu nâng cấp theo từng thời kỳ.
Đặc điểm địa chất bồi tích phù sa cổ ở lưu vực sông Hồng tương đối ổn
định, địa hình lưu vực dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng và
lưu tốc dòng chảy mùa lũ thường rất lớn, các khu vực được bảo vệ thường là
khu tập trung đông dân cư,…Do vậy các công trình chỉnh trị và ổn định lòng
dẫn trên hệ thống Sông Hồng hiện trạng thường là những công trình kiên cố,
bán kiên cố như: kè bê tông cốt thép có chân kè là rọ đá, kè mỏ hàn,…
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


23

Tổng chiều dài tuyến đê bảo vệ bờ của Sông Hồng qua địa phận Hà Nội
cả 2 bờ là 76,9km, trong đó bờ hữu 37,7km và bờ tả dài 39,1km. Chiều rộng 2
tuyến đê có sự thay đổi khá đột biến và không xuôi thuận, cụ thể có 2 vị trí
lòng sông co hẹp nhất là Chèm và cầu Chương Dương (khoảng 1.200m) trong
khi vị trí Nhật Tân và cảng Hà Nội rộng từ 2.700 đến 3.000m.
Để ổn định lòng dẫn và bảo vệ bờ sông hiện có hệ thống các công trình
bảo vệ sau:
- Công trình đập mỏ hàn chỉnh trị phục vụ giao thông:
Khu vực bãi Tầm Xá: khu vực này ngành giao thông đã xây dựng 15
mỏ hàn cọc (làm từ năm 1994 - 1996).
Khu vực Phú Gia – Tứ Liên: Khu vực này ngành giao thông đã xây
dựng 4 đập mỏ hàn (làm từ năm 1992 - 1998).
Khu vực bãi Trung Hà: ngành giao thông đã làm mỏ hàn cứng hiện
đang xuống cấp gẫy và sụt.
Khu vực Thạch Cầu: ngành giao thông đã xây dựng 3 mỏ hàn (làm từ
năm 1989-1991).

Các công trình được thống kê chi tiết ở phụ lục 1.1
- Công trình gia cố bờ: Các công trình kè bảo vệ bờ trong đoạn sông Hà
Nội do bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, UBND thành phố Hà Nội,
UBND tỉnh Hà Tây xây dựng bao gồm:
Kè Cố Đô – Phú Cường (năm 1962, 1972, 1989, 1992).
Kè Văn Tập – Chu Minh (năm 1973, 1990).
Kè Ba Giang – Liên Trì (năm 1952, 1965).
Kè Thụy Phương (năm 1996) thuộc dự án ADB.
Kè Phú Gia (năm 1997) thuộc dự án ADB.
Kè Tứ Liên (năm 1998).
Kè Xuân Canh (năm 1956&1999).
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


24

Kè Hàm Tử Chương Dương (năm 1983).
Kè An Canh – Cát Bi (năm 1962, 1967).
Kè Quảng Lăng (năm 1968, 1974, 1983).
Chủ yếu công trình thuộc dự án ngành Thủy Lợi tập trung vào giữ bờ
chống sạt lở ở những đoạn sông xung yếu khi sạt lở áp sát chân đê đe dọa an
toàn của đê. Các công trình được thống kê chi tiết ở phụ lục 1.2.
1.3.2. Công trình chỉnh trị ổn định lòng dẫn của hệ thống sông Đồng Nai –
Sài Gòn đoạn qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
Điển hình ở Miền nam là các công trình chỉnh trị và ổn định lòng dẫn
trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn. Sông Đồng Nai - Sài Gòn có tác
động rất lớn tới sự ổn định và phát triển của các trung tâm kinh tế khu vực
phía nam cũng như của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai,... Vấn đề ổn định lòng dẫn bảo vệ bờ phục vụ phát triển của nhiều

ngành đã được nhà nước và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, nhiều
công trình bảo vệ đã được xây dựng và duy tu nâng cấp qua từng thời kỳ.
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở
phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam.
Địa chất thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 tầng: Phía trên là tầng đá bazan
trẻ (Q1-4): dày 100m, mặt bị phong hoá tạo lớp đất đỏ bazan dày. Giữa là lớp
phù sa cổ bị đá ong hoá mạnh. Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến tuổi cổ
sinh và trung sinh.
Mực nước ngầm thường nằm gần mặt đất (nhỏ hơn 1,2m có nơi nhỏ
hơn 2m cách mặt đất), có quan hệ áp lực với dòng chảy sông Sài Gòn nên một
khi chế độ thủy văn của sông thay đổi theo thời tiết hoặc khi triều dâng lên, hạ
xuống cũng làm cho mực nước ngầm thay đổi theo. Với điều kiện đó, đất đá
cấu tạo bờ luôn luôn bão hòa nước tạo điều kiện dễ phát sinh ra trượt.
Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


25

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Hồ
Chí Minh, thì các công trình bảo vệ ổn định lòng dẫn ở khu vực trên địa bàn
thường là các công trình kè lát mái bảo vệ bờ và được xây dựng từ năm 2000
trở lại đây. Trong báo cáo thì trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng
18.954 m công trình bảo vệ, trong đó:
- Quận 2: có 2.287m kè tại phường Bình An.
- Quận 4 có 739m kè tại phường 18.
- Quận 6 có 3.232m kè tại các phường 7, 8 và 10.
- Quận 7 có 1.775m kè tại các phường Tân Hưng, Tân Phong, Tân
Kiểng, Tân Thuận.
- Quận 8 có 7.017 m kè tại các phường 5, 7, 14, 15 và 16.

- Quận Bình Thạnh có 1.709m kè tại các phường 13, 19, 25, 27, 28.
- Quận Thủ Đức có 320m kè tại phường Hiệp Bình Phước.
- Huyện Nhà Bè có 2.321m tại các xã Nhơn Đức, Phú Xuân, Long Thới,
Hiệp Phước và thị trấn Phú Xuân.
- Huyện Cần Giờ có 3.360m kè tại các xã Bình Khánh, An Thới, Long
Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
Cũng trong báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh, các công trình được xây dựng tại khu vực này thường là
các công trình kè mái nghiêng có kết cấu là đá xây, bê tông đổ tại chỗ, bê tông
lắp ghép và đá lát khan. Cụ thể có 2.502 m kè bê tông lắp ghép, 12.752 m kè
đá xây và 3.700m kè đá lát khan.
Các công trình bảo vệ bờ hiện có của thành phố Hồ Chí Minh được
thống kê ở phụ lục 1.3.

Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ và ổn
định lòng dẫn sông Đồng Nai – Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh


×